VC-Thiền quán

Tiết thu mát mẻ
Xẻ cái đùi chó
Mó tí mắm tôm
Hôm nay hỉ xả :))

Thiết lão đón trung thu

Hà ...hà....Đùi chó...

Hà....hà...Mắm tôm. Lão Thiết vừa bị bác tôm cho tăng nặng nghiệp...với hai động từ " Xẻ cái đùi" và " Mó tí mắm" Động từ hay tính từ cũng chưa biết nữa....hề...hề.

Lão Thiet thâm nho, gặp Tom nhọ đít....:))

Không rút giới đao thì có mà lạ...:D Bài thơ hay và nhiều ý nghĩa đúng tiết thu lành lạnh....

G/L
 
Last edited by a moderator:
Dấu hiệu tội phạm thường chỉ là sợi tóc. Lại phải định tâm hỉ?

G/L

Nếu có thể buông thì có thể định, vậy nên vấn đề nằm ở buông, buông thì luôn là khó mà đại sư ...

Nhưng thế nào là nắm thế nào là buông nó cũng vô chừng, chỉ có hành giả tự biết người ngoài không thể lạm bàn được.
 
Hà ...hà....Đùi chó...

Hà....hà...Mắm tôm. Lão Thiết vừa bị bác tôm cho tăng nặng nghiệp...với hai động từ " Xẻ cái đùi" và " Mó tí mắm" Động từ hay tính từ cũng chưa biết nữa....hề...hề.

Lão Thiet thâm nho, gặp Tom nhọ đít....:))

Không rút giới đao thì có mà lạ...:D Bài thơ hay và nhiều ý nghĩa đúng tiết thu lành lạnh....

G/L

Hà hà, đại sư lại ghẹo Ngô chọc Thục rồi, phen này e lão kia dính chông 2 lần ...
 
khứa khứa!

tui biến đây. ở đây có món......nhân không reo mà có quả nhận hiiiiiiiiii

thế không phải quả là của các lão sao, bảo trọng hiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii
 
Nếu có thể buông thì có thể định, vậy nên vấn đề nằm ở buông, buông thì luôn là khó mà đại sư ...

Nhưng thế nào là nắm thế nào là buông nó cũng vô chừng, chỉ có hành giả tự biết người ngoài không thể lạm bàn được.

Định lúc nào ............... Buông lúc nào? Hiểu được điều này cũng nhanh tinh tấn.

Cách thuận là tuân theo tự nhiên. Qua tháng 7 âm mưa nhiều cửa ngục mở, tánh khí con người sẽ khó ở hơn, tai nạn, bắt bớ tăng, bệnh tật nhiều ( lúc này cần định). Sang tháng 8 khí trời tự nhiên dịu bớt mà tác động vào tâm lý con người vui vẻ nhẹ nhàng hơn( lúc này cần buông xả) ....

Cho nên định hay buông cũng tùy thời mà vận...hề...hề. Nên đã tu hành không thể không xem vận số, trời đất, tiết trời

Ví dụ đời thường: Mùa xuân trai gái yêu nhau, mùa thu hay buồn nhớ vu vơ, mùa đông lạnh lẽo ít nói, mùa hè sôi nổi....lại phức tạp rồi.

G/L
 
Last edited by a moderator:
khứa khứa!

tui biến đây. ở đây có món......nhân không reo mà có quả nhận hiiiiiiiiii

thế không phải quả là của các lão sao, bảo trọng hiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii

Lão sợ nhận quả thì chạy...còn bọn tớ...nhân có gieo nhưng thích thì nhận, không thì thôi, vì biết quả gì? chín ở đâu? lúc nào? ...đâu có gì miễn nhiễm. Hề...hề.

Bởi vì....

G/L
 
Last edited by a moderator:
Vì họ không nhận

khứa khứa!

tui biến đây. ở đây có món......nhân không reo mà có quả nhận hiiiiiiiiii

thế không phải quả là của các lão sao, bảo trọng hiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii

Đệ tử Thiết bang hỏi sư phụ:

- Tối qua trung thu thịt chó mắm tôm hát hò vui vẻ, thầy có nghe thấy không?

Sư phụ trả lời: ta thấy rất yên tĩnh!

Đệ tử hỏi tiếp:

- Thầy trả lời hay thật. Là do thầy tự nghĩ mà được hay do đọc kinh sách mà được?

- Không do đọc kinh sách mà cũng không do tự nghĩ mà được.

- Tại sao có biết bao người không đọc kinh sách, cũng không tự nghĩ được, mà họ không được như thầy?

- Không phải họ không có. Chỉ là vì họ không chịu nhận mà thôi ...

(Internet)
 
Thực ra là có rồi đấy " Nồng nàn" mùi heo may. Không có nắng làm sao có heo may...

Nắng thu nhẹ, hanh, mùi hương bay trong gió....hề...hề. Lão sư còn si lắm....:))

Nói về chủ đề này mà thiếu bác Giailang thì thiếu hẳn hình ảnh ông " thanh niên đi gánh nước, bổ củi"....:))

G/L
Khứa khứa, réo rắt gì thế! Tui có rìu rựa để bổ củi đâu. Cái mà tui có thể góp chuyện, các lão chắc chi đã cần, cái mà các lão muốn tui chém dzó thì tui chỉ nói khi nào hứng thui.

Thôi các lão cứ tự nhiên đi...
 
Đệ tử Thiết bang hỏi sư phụ:

- Tối qua trung thu thịt chó mắm tôm hát hò vui vẻ, thầy có nghe thấy không?

Sư phụ trả lời: ta thấy rất yên tĩnh!

Đệ tử hỏi tiếp:

- Thầy trả lời hay thật. Là do thầy tự nghĩ mà được hay do đọc kinh sách mà được?

- Không do đọc kinh sách mà cũng không do tự nghĩ mà được.

- Tại sao có biết bao người không đọc kinh sách, cũng không tự nghĩ được, mà họ không được như thầy?

- Không phải họ không có. Chỉ là vì họ không chịu nhận mà thôi ...

(Internet)

hôm nay mới mùng 2 lấy đâu trung thu mà không yên tĩnh hiiiiiiiiiiiii
 
NHẪN:
hôm nay xin được bàn về chữ nhẫn trong thiền:(trích)

Nhẫn nhục có chia làm ba.

Một là nhẫn với người. Đối với lời nói trái tai, hành động gai mắt hoặc người mắng chửi đánh đập mà chúng ta nhẫn được, bỏ qua hết, không buồn giận, đó là chúng ta nhẫn nhục với người khác. Trong kinh A-hàm có câu chuyện ngài Phú-lâu-na. Khi Ngài xin đức Phật về phương Bắc giáo hóa, đức Phật liền hỏi: Này Phú-lâu-na, người phương Bắc hung hăng lắm, nếu ông về đó giáo hóa họ sẽ chửi mắng ông, ông nghĩ thế nào?

Ngài trả lời: Bạch Thế Tôn, nếu họ chửi mắng con, con nghĩ họ cũng còn lương thiện vì chưa đánh đập con.

Phật nói: Giả dụ họ đánh đập ông thì ông nghĩ thế nào?

Ngài thưa: Bạch Thế Tôn, nếu họ đánh đập con, con nghĩ họ cũng còn lương thiện vì chưa giết con chết.

Phật bảo: Nếu họ giết ông chết thì ông nghĩ thế nào?

Ngài trả lời: Bạch Thế Tôn, nếu họ giết con chết thì họ là người ơn của con vì nhờ họ mà con bỏ được cái thân tứ đại hôi thối này.

Phật nói: Được. Như vậy thì ông nên đến đó giáo hóa.

Quí vị thấy đức nhẫn nhục của Ngài cỡ nào? Trong đại chúng, chúng ta chỉ nhẫn nhục các việc nói nặng, nói nhẹ với nhau thôi, vậy mà có khi chịu không nổi. Còn Ngài bị chửi bới, đánh đập cũng nhẫn được cho đến giết chết cũng nhẫn luôn, không thù hằn mà còn mang ơn nữa.

Đây là tấm gương cho chúng ta học. Tu là phải như vậy. Đừng nghĩ mình cãi giỏi, nói hay là tốt. Càng cãi giỏi nói hay, lấn lướt người thì tội lỗi càng tăng chớ không phải giảm. Đó là phần thứ nhất, nhẫn với người.

Hai là nhẫn với mình. Mình có gì đâu mà nhẫn. Thật ra là nhẫn với mình rất khó. Nhẫn với mình là nhẫn sự đau đớn, bệnh hoạn. Có người nào đau bệnh mà không rên không? Đó là cái bệnh. Nên chúng ta tu phải ẩn nhẫn khi cơ thể bệnh hoạn, đau yếu, phải bình tĩnh cố gắng hạn chế, đau trăm phần chúng ta chỉ nói đau hai mươi phần thôi. Chớ mỗi lần đau khóc lên, khóc xuống rên rỉ om sòm cho mọi người chú ý đến mình. Trong đạo như vậy là kẻ yếu đuối chớ không phải hay.

Kế là nhẫn với sự đòi hỏi của thân, thèm cái này, muốn cái nọ… những sự thụ hưởng. Như người mới tu chừng một hai năm, đi ngang qua chỗ nướng thịt cá thì phát thèm. Đó là nhẫn không được nên khởi niệm bậy. Ẩn nhẫn những thứ thèm muốn, những đòi hỏi của mình gọi đó là nhẫn với mình.

Như vậy nhẫn nhục là có sức chịu đựng rất mạnh mẽ cứng cỏi chớ không phải chuyện thường. Đối với những gì mình ưa thích cũng phải bỏ. Như người xuất gia xem thân này là đãy da hôi thối, vậy mà lâu lâu cũng có người nhìn mình xem đẹp hay không. Rồi sửa sang chút chút cho dễ coi. Thậm chí ngày nay tôi nghe nói cũng có kẻ thoa kem cho da mịn. Việc đó có trái với đạo lý không?

Người tu khi xuất gia, cạo tóc đã tự nguyện hủy hình thủ khí tiết. Hủy hình là làm cho thân xấu đi. Phụ nữ ngoài đời, người ta sửa sang mái tóc cho đẹp, cho duyên dáng. Còn người tu đã cạo bỏ phứt rồi, bây giờ còn muốn thoa môi son hay đánh kem thì coi hết được! Đó là trái với lẽ thật của mình. Những gì mình ưa thích trái với tư cách của người tu, trái với bản nguyện của người xuất gia thì chúng ta phải ẩn nhẫn, dẹp nó qua một bên, đừng để nó lôi kéo mình. Được như vậy mới là người khéo tu. Nếu không chúng ta sẽ quên đi bản nguyện xuất gia cầu giải thoát ban đầu.

Chẳng những người xuất gia mà hàng cư sĩ tại gia cũng vậy, thấy điều gì mình thích mà trái với đạo lý thì phải giảm, phải hạn chế chớ đừng theo nó. Như vậy là biết nhẫn với mình.

Ba là nhẫn với hoàn cảnh, thời tiết. Sống trong đạo cũng có khi gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn. Trong kinh Phật dạy nơi nào có Phật pháp, dù cho đói rét cũng phải theo thầy tu học. Còn nơi có gạo dư thừa mà thiếu đạo đức, cũng nên bỏ mà đi. Như vậy những nơi nào có Phật pháp chúng ta ở đó gặp hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, nhiều phiền hà, bực bội cũng phải ráng ẩn nhẫn, vì Phật pháp, vì sự tu chớ không vì sự ăn uống. Người được như vậy là người chiến thắng bản thân mình, chiến thắng được hoàn cảnh. Rồi còn phải nhẫn với thời tiết bức bách, chúng ta chịu đựng không than van, vẫn thản nhiên tự tại. Đó là chúng ta biết nhẫn.

Như vậy người tu muốn mặc áo Như Lai phải nhẫn nhục, tức là nhẫn người, nhẫn mình, nhẫn hoàn cảnh thời tiết v.v… Lúc nào cũng chấp nhận khó khăn, không bao giờ chán nản. Người mạnh như thế mới sống đúng với câu Phật dạy: “Thắng một vạn quân không bằng tự thắng mình.
 
NHẪN:
hôm nay xin được bàn về chữ nhẫn trong thiền:(trích)

Đệ tử Thiết bang nghe người ta kể rằng có một cao tăng tu thiền nhiều năm đã đạt tới giác ngộ. Một lần cao tăng đi khất thực gặp cướp, bị bọn cướp đối xử rất tệ. Tên tướng cướp cho vặn chân của cao tăng để tiêu khiển. Cao tăng nói:

- Nếu ngài tiếp tục thì chân tôi sẽ gãy.

Nhưng tên tướng cướp vẫn tiếp tục và chân ông gãy thật. Cao tăng ôn tồn nói:

- Đấy, tôi nói có sai đâu.

Nghe xong, tên đệ tử tấm tắc: “Thật là một thánh nhân!” Rồi tên đệ tử chợt nghĩ: “Sư phụ mình cũng là một thiền sư nổi tiếng, vậy để xem có bằng vị cao tăng kia không?”. Nhân thấy sư phụ đang nằm nghỉ, tên đệ tử túm lấy chân sư phụ mà vặn mạnh. Sư phụ nói:

- Đau, đau.

Đệt tử thất vọng:

- Còn đau thì đâu phải là đạt đạo!

Thiết bang chủ nói:

- Chứ ngươi muốn ta đạt cái đạo vô cảm giác hay sao?

(Mr. Gú gồ)
 
Đệ tử Thiết bang nghe người ta kể rằng có một cao tăng tu thiền nhiều năm đã đạt tới giác ngộ. Một lần cao tăng đi khất thực gặp cướp, bị bọn cướp đối xử rất tệ. Tên tướng cướp cho vặn chân của cao tăng để tiêu khiển. Cao tăng nói:

- Nếu ngài tiếp tục thì chân tôi sẽ gãy.

Nhưng tên tướng cướp vẫn tiếp tục và chân ông gãy thật. Cao tăng ôn tồn nói:

- Đấy, tôi nói có sai đâu.

Nghe xong, tên đệ tử tấm tắc: “Thật là một thánh nhân!” Rồi tên đệ tử chợt nghĩ: “Sư phụ mình cũng là một thiền sư nổi tiếng, vậy để xem có bằng vị cao tăng kia không?”. Nhân thấy sư phụ đang nằm nghỉ, tên đệ tử túm lấy chân sư phụ mà vặn mạnh. Sư phụ nói:

- Đau, đau.

Đệt tử thất vọng:

- Còn đau thì đâu phải là đạt đạo!

Thiết bang chủ nói:

- Chứ ngươi muốn ta đạt cái đạo vô cảm giác hay sao?

(Mr. Gú gồ)

khứa khứa!
tưởng lão Tom bị VNi nó làm cho vô cảm rùi.........ai dè đau quá....bây trừ mới kêu lủi. vậy cut nut chưa hay cứ để tim chảy máy......đến vô cảm ?? hiiiiii
 
Vĩnh cửu

Một đệ tử Thiết bang luyện du già tin rằng một ngày kia, sau khi đã dày công khổ luyện, hắn sẽ thoát khỏi thế giới vô thường này để đạt đến một cõi vĩnh hằng, ở đó, con người mãi mãi trường sinh bất tử. Tên đệ tử trình bày với sư phụ quan điểm đó để xem Đạo Phật lý giải thế nào. Hắn hỏi:

- Đạo Phật có tin vào một thế giới vĩnh cửu không?

Thiết sư phụ chỉ một giọt sương trên đóa hoa phù dung vừa mới nở, nói:

- Có, đây chính là thế giới vĩnh cửu.

Tên đệ tử ngạc nhiên:

- Đức Phật cũng nói “các pháp hữu vi là vô thường” kia mà?

Thiết chưởng môn mỉm cười:

- Thế nhà người tưởng cái gì lâu dài mới vĩnh cửu sao?

(Internet)
 
Một đệ tử Thiết bang luyện du già tin rằng một ngày kia, sau khi đã dày công khổ luyện, hắn sẽ thoát khỏi thế giới vô thường này để đạt đến một cõi vĩnh hằng, ở đó, con người mãi mãi trường sinh bất tử. Tên đệ tử trình bày với sư phụ quan điểm đó để xem Đạo Phật lý giải thế nào. Hắn hỏi:

- Đạo Phật có tin vào một thế giới vĩnh cửu không?

Thiết sư phụ chỉ một giọt sương trên đóa hoa phù dung vừa mới nở, nói:

- Có, đây chính là thế giới vĩnh cửu.

Tên đệ tử ngạc nhiên:

- Đức Phật cũng nói “các pháp hữu vi là vô thường” kia mà?

Thiết chưởng môn mỉm cười:

- Thế nhà người tưởng cái gì lâu dài mới vĩnh cửu sao?

(Internet)

bài này 3 điểm......người viết ..mà cái ý không thông.......cũng thông cảm ..vì kiếm được nhà văn...tỉnh giác...hơi khó hiiiiiii
 
bài này 3 điểm......người viết ..mà cái ý không thông.......cũng thông cảm ..vì kiếm được nhà văn...tỉnh giác...hơi khó hiiiiiii

Thiết chưởng môn uống rượu đàm đạo với Liu sứ giả về các tuyệt học trên giang hồ. Chưởng môn hỏi:

- Mai hoa kiếm lợi hại thế nào?

Sứ giả đáp:

- Kiếm đạo cao siêu. Kiếm chiêu ảo diệu. Kiếm ý xuất thần. Đối thủ giao đấu chỉ có đường chết.

Chưởng môn lại hỏi:

- Thế không giao đấu thì sao?

- Cũng chết. Sứ giả trầm ngâm ...

- Sao lại thế được? Giao đấu thua chết đã đành. Không giao đấu sao lại cũng chết?

- Vì nó chém tuốt :))
 
Thiết chưởng môn uống rượu đàm đạo với Liu sứ giả về các tuyệt học trên giang hồ. Chưởng môn hỏi:

- Mai hoa kiếm lợi hại thế nào?

Sứ giả đáp:

- Kiếm đạo cao siêu. Kiếm chiêu ảo diệu. Kiếm ý xuất thần. Đối thủ giao đấu chỉ có đường chết.

Chưởng môn lại hỏi:

- Thế không giao đấu thì sao?

- Cũng chết. Sứ giả trầm ngâm ...

- Sao lại thế được? Giao đấu thua chết đã đành. Không giao đấu sao lại cũng chết?

- Vì nó chém tuốt :))

Đoạn cuối..lại nổi máu du côn rùi........khac nào so Liu hành giả ngang hàng với thảo khấu.......vớ đâu đâm ấy hiiiiiiiiiiii

vậy là lão đứng gần.....cũng coi chừng
 
Thiết chưởng môn uống rượu đàm đạo với Liu sứ giả về các tuyệt học trên giang hồ. Chưởng môn hỏi:

- Mai hoa kiếm lợi hại thế nào?

Sứ giả đáp:

- Kiếm đạo cao siêu. Kiếm chiêu ảo diệu. Kiếm ý xuất thần. Đối thủ giao đấu chỉ có đường chết.

Chưởng môn lại hỏi:

- Thế không giao đấu thì sao?

- Cũng chết. Sứ giả trầm ngâm ...

- Sao lại thế được? Giao đấu thua chết đã đành. Không giao đấu sao lại cũng chết?

- Vì nó chém tuốt :))

Vì kiếm quyết đã lộ rồi.... :D. Quá bá đạo.........hihihi
 
Đoạn cuối..lại nổi máu du côn rùi........khac nào so Liu hành giả ngang hàng với thảo khấu.......vớ đâu đâm ấy hiiiiiiiiiiii

vậy là lão đứng gần.....cũng coi chừng

Là Thiết lão nói đấy nhé tôi chỉ là người kể chuyện ...

Nhưng kể ra cũng không nên đứng gần :))
 
Back
Top