Đi lại mới chỉ luyện được phần các chi, đặc biệt là chân, nghĩa là từ thắt lưng trở xuống và từ bả vai trở ra đến tay.
Phần động của Du già là phần vừa bổ sung vừa khắc chế các dạng trệ khí do phần tĩnh tạo ra. Trong 7 luân xa, có 3 cái thuộc loại khó thông và hay bị trệ khí: 1,3,7. Tệ một cái là 3 điểm này mà tắc thì phải dùng nhiều cách để thông, không thể đơn thuần điều tức (thở) và quán tưởng dẫn khí.
Khi tụng chú, lấy chakra từ 1 dẫn về 3, dùng chakra từ 7 đưa xuống để quản 1 và 3 không cho 1 làm quá và giữ 3 cân bằng. Nhưng muốn lấy chakra ở ngòai vào qua 7 thì 1 động, 3 phải đủ chỗ chứa, nội khí từ 3 tác động lên 7 để mở vừa phải cân bằng với sức chứa của cơ thể.
Do chakra tản mát, toàn thân phải thông suốt mới có thể kích được 1 và dẫn về 3, đồng thời liên kết toàn cơ thể để bảo vệ 7.
Xét theo hệ thống kinh mạch của tàu, tòan thân chia làm 2 nửa đối xứng mỗi bên 365 huyệt rải rác trên các kinh, mạch, lạc như mạng lưới đi khắp cơ thể, khí (chi) tuần hòan trong đó. Khi tắc ở một chỗ sẽ dẫn đến trệ khí, không thông được thì vùng tắc loang dần ra như tình trạng kẹt xe tắc đường vậy. Khí tìm cách chạy vòng qua điểm tắc, và quá trình trệ ngày một lan rộng.
Tĩnh giúp cho khả năng điều hòa một cơ thể đã thông suốt tốt hơn, Động giúp cho cơ thể duy trì trạng thái thông suốt. Có đủ hai cái mọi thứ sẽ cân bằng.