Quy luật tiến hóa nằm trong quy luật tự nhiên, xét theo logic Tom, thì bởi vì nhân loại ko thể chấp nhận cái thực tại nên phải thay đổi - tiến & hóa hả? :))
Xét theo logic này, thì đến Gautama vẫn ko hạnh phúc :) vì Ngài ko chấp nhận enjoy cái sung sướng tại cõi niết bàn, ko chấp nhận cái thực tại, quy luật vốn có của cõi trần ai - đời là bể khổ - mà quay về chốn khổ lụy này. :)
Với em, Chấp nhận gần như là ko thể tiến lên. Khi còn phải chấp nhận có nghĩa là anh chưa thể hài lòng, đến 1 giới hạn nào đó, với tâm thế bùng nổ, anh sẽ cần đến Gautama, đến Thiền để vỗ về, an ủi bằng triết lý sắc sắc không không, hoặc anh sẽ quay lại điểm xuất phát - phủ nhận thế giới xung quanh & chính mình. Anh sẽ lại "ra đi" như chưa từng có cuộc "trở về" trước đó.
thực ra việc bác từ từ cung cấp các thông tin ..khoa học..về thế giới lượng tử, đạo gia, khí công. có thể khẳng định bác là dạng nghiên cứu sinh về nhân học, có lẽ không tầm thường đâu.
tuy nhiên, tại cái trình bày ở trên, ta thấy quá nhiều confuse, thể hiện sự giác ngộ...chưa đạt đại ngộ hiiiiiiiiii
Quy luật tiến hóa nằm trong quy luật tự nhiên, xét theo logic Tom, thì bởi vì nhân loại ko thể chấp nhận cái thực tại nên phải thay đổi - tiến & hóa hả?
câu này chẳng ăn nhằm gì với happy, hài lòng. có thể nói là lạc đề. vì tiến hóa là quá trình, anh không thể gọi là happy chỉ khi có kết quả. hay nói dễ hiểu happy phải là cả quá trình đó. anh không chỉ đi làm vì tiền mà phải là đam mê công việc.
...trong vấn đề này, bác quá đặt lặng mục tiêu, hơn quá trình.........nên sa vào tranh thắng, gọi là tham sân si. chỉ khi anh làm việc mà happy..thì nó không phải là công việc, mà là thưởng thức. đó là trạng thái "tỉnh giác" trong đời thường, còn cao hơn 01 bậc với tỉnh giác khi ngồi kiết già
Xét theo logic này, thì đến Gautama vẫn ko hạnh phúc vì Ngài ko chấp nhận enjoy cái sung sướng tại cõi niết bàn, ko chấp nhận cái thực tại, quy luật vốn có của cõi trần ai - đời là bể khổ - mà quay về chốn khổ lụy này
happy, hạnh phúc là trạng thái trần tục, còn gautama không ở trạng thái đó, mà luôn trong trạng thái "từ bi hỷ xả an lạc" nghĩa là bất khổ, bất giận, bất sướng, bất buồn, những trạng thái của người trần tục. do vậy ngài ở đâu cũng vậy, ngài thường hằng trong chân tâm...không bị ngũ đại lục trần xâm thực......với ngài đời không còn là bể khổ, nên chẳng có đi hay về.....chúng ta mà thông vấn đề như thế thì đã đặng "phật tự tại" trong đời nay (*còn sau khi die, bị ngũ uẩn vô minh che lấp, bị hấp trong bào thai 300 ngày thì có khi quên tiệt hiiiiiii)
Với em, Chấp nhận gần như là ko thể tiến lên. Khi còn phải chấp nhận có nghĩa là anh chưa thể hài lòng, đến 1 giới hạn nào đó, với tâm thế bùng nổ
có sự nhầm lẫn từ đầu, trong tư duy....người hài lòng, happy thì sự tinh tấn mới mạnh mẽ, thắng không kiêu bại không nản, tâm bất ..tham sân si....tất sẽ thành công. còn kẻ tranh thắng, lấy mục tiêu làm cảm hứng...thì khi thất bại sẽ ê hề, nhụt trí, thù hận, hay tâm trở lên trai lì
theo thống kê thì người lạc quan luôn thắng người cuồng quan...bởi có tiến có lui, thắng thua chỉ là 01 mục tiêu, nhưng cả quá trình đến thắng lợi còn là mục tiêu khác
anh sẽ cần đến Gautama, đến Thiền để vỗ về, an ủi bằng triết lý sắc sắc không không, hoặc anh sẽ quay lại điểm xuất phát - phủ nhận thế giới xung quanh & chính mình.
khi lấy thiền làm "thắng-phanh" thì nó chỉ là 01 môn thể thao, khi không đạt mục tiêu relax,,sẽ quay sang báng bổ......thiền thành thiền ma