VC - Literature !

Dạo này lười qúa, suốt ngày cafe vỉa hè ngắm phố. Không hiểu có phải tại cái mùa hoa sữa này không nữa ???
 
Dạo này lười qúa, suốt ngày cafe vỉa hè ngắm phố. Không hiểu có phải tại cái mùa hoa sữa này không nữa ???
Chắc tại ông hết sữa chứ hoa sữa éo gì....
Thận khí chắc suy giảm rồi, dẫn đến người lười biếng, chỉ thích thị dâm...hố hố...
 
ĐÔI DÉP - NGUYỄN TRUNG KIÊN

Bài thơ đầu anh viết tặng em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng biến thành thơ

Hai chiếc dép gặp nhau tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước
Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung xuống cát bụi cùng nhau

Cùng bước mòn, không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức người đời chà đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác
Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia

Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế đều trở nên khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng người đời sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu


Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh

Đôi dép vô tri khắng khít song hành
Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi

Không thể thiếu nhau trên những bước đường đời
Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải trái
Nhưng tôi yêu em ở những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau vì một lối đi chung

Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia
 
Bài thơ phản “Đôi dép”
(Sưu tầm)
Anh chẳng muốn cùng em làm đôi dép.
Dẫu song hành nhưng đâu có bên nhaụ
Kẻ trước người sau suốt quãng đường dài.
Tuy một hướng mà chẳng hề nhìn mặt.

Anh nào muốn mỗi khi lên phía trước.
Lại bắt em tì lên mặt đất thô.
Anh sao nỡ khi ngẩng mặt nhìn trời
Lại biết rằng đất đen em đang tựa.

Anh đâu muốn chia phần bao nặng nhọc.
Của sức người của vinh nhục bon chen.
Những thảm nhung kia, những cát bụi đời thường.
Nào phải thứ bắt em cùng gánh chịu.

Anh không thể… để phút nào hụt hẫng.
Rồi có kẻ… dám nâng đỡ bên em.
Đôi dép kia đâu phải mãi song hành.
Có bao giờ dép đứt cùng một lúc?

Anh sao chịu nổi có kẻ nào trông… giống.
Để nhìn vào em lại bảo… giống anh.
Rồi một mai phải minh chứng hùng hồn.
Rằng… cứ thử sẽ biết ngay không phải!!

Thôi em nhé bài thơ “đôi dép”.
Chẳng thể là hình dáng của hai ta.
Tuy nỗi nhớ chẳng kém phần da diết.
Cũng phải tùy… hoàn cảnh để ví von.
 
Ngày nghỉ dọn nhà, chợt rơi ra một cuốn truyện cũ.
Cuốn này em đọc từ hồi học lớp 3. Văn kể chuyện này giờ bọn trẻ không còn thích nữa.
Ai muốn trở lại quá khứ vài chục năm trước, mặc quần tích-kê bốn miếng, khăn đỏ còn nguyên trên cổ, giữa trưa hè nắng chang chang, trời xanh cao tít trên cao im phăng phắc không một gợn gió, lủi lên nóc chuồng lợn nằm dưới bóng cây chay đọc truyện - thì xin mời, cùng từ từ đọc truyện này với em nhé.

*************************************
X.M.BÊ-LA-ÉP

CUỘC PHIÊU LƯU CỦA PIN-GƠ-LƠ

Tô Thi dịch theo bản tiếng Nga

Bìa và minh họa của Thy Ngọc (dựa theo tài liệu bản Nga văn)

Tập II

Nhà xuất bản Kim Đồng – Hà nội 1977

CUỐN THỨ VIII

I

Từ ngày rời khỏi quê hương E-xu-ô-rơ đến giờ đã gần tròn 3 năm, tôi vẫn không tìm được chỗ nương thân trên trái đất. Sau chuyến hành trình vòng quanh thế giới, tôi lại về với mặt biển đầy sương mù này. Đất mẹ không vồn vã mừng đón tôi. Tôi không thích sống suốt đời ở xứ than, lòng tôi vẫn hướng về những hy vọng đẹp đẽ, nhưng cái thành phố mà tôi đặt chân lên ấy không có việc cho tôi.

Mùa thu đến bất chợt. Một đêm, tôi cùng với một kẻ lưu lạc ngồi dựa lưng vào nhau trong vườn hoa cho ấm. Anh ta đã bày tỏ triết lý của mình:

- Sống lưu lạc chả thà cứ chết quách cho rồi. Mình không có lấy một người thân trên đời này, đối với mình ở đâu cũng vậy cả. Trong đời mình, mình đã nhầm lẫn nhiều lần cậu ạ! Giờ hối hận cũng không kịp nữa rồi.

Tôi hỏi lại:

- Điều gì làm cho cậu không ngóc đầu lên được? Có phải cậu cô đơn quá không?

Anh ta đáp:

- Trước hêt là cái nghèo và nạn thất nghiệp. Cậu xem nhé, mình đợi suốt đêm ở đây, cách chỗ đầu hầm đường kia không xa có một đoàn tàu chưa xếp hàng. Hai đứa bạn sẽ đến đây báo cho mình, đứng trên đoàn tàu ấy rồi trèo lên đoàn tàu chở than thì tiện lắm. Sau một ngày một đêm đoàn tàu sẽ đưa chúng mình đến Oét-sli…

Anh đã khơi dậy trong tôi nỗi nhớ quê hương, thế là tôi quyết định cùng đi với anh ta. Mấy đứa đi lậu tàu chúng tôi đã khôn khéo qua được cặp mắt “Con bò đực” – biệt hiệu của người gác đoàn tàu chở than nhớp nháp những bùn. Cuối cùng, chúng tôi nằm cuộn tròn trên một toa hôi hám, chẳng khác bốn con c.hó vô chủ. Mùi bùn khăm khẳm lùa vào mũi tôi. Tôi khát cháy cả họng. Mãi sau mới có những người ăn mặc lam lũ trèo lên toa, họ ngồi túm tụm vào một chỗ. Bỗng dưng đoàn tàu rùng mình như lên cơn giật, đầu tôi đập đánh bốp vào một chiếc đinh bu-loong. Tôi càng khát cháy cổ. Tôi vội thò đầu ra ngoài hứng mấy giọt mưa thưa thớt. Một người đang nằm đè lên bụng tôi giận giữ quát to:

- Tiên sư khỉ, đừng động đậy!

Một anh chàng bên cạnh, đá vào chân tôi một cú rất đau, hình như anh ta không có ác ý, sau đó anh ta ngáy khò khò

Đoàn tàu tăng dần tốc độ lao về phía cánh đồng tối đen như mực và những miền tôi không hề quen biết. Sáng ra, tôi ngồi vào một cái rãnh cạnh đường tàu suốt một ngày để chờ trời tối và chuyến tàu không có hàng. Cuối cùng tôi lại trèo lên sân ga. Tôi dự định đi thẳng đến Oét-sli, nhưng đã buộc lòng phải nhảy xuống trước. Trước mặt tôi còn cả một đoạn đường khá dài, lúc này chỉ còn mỗi một cách là cuốc bộ. Chẳng bao lâu nữa tôi sẽ về đến Ê-xu-ô-rơ.

Nhưng càng đi, ý nghĩ buồn tủi càng dày vò tôi dữ dội. Tôi có quyền trở về ư? Trong mấy bức thư thưa thớt tôi gửi cho Ê-đíp và cha tôi hồi còn ở Miến Điện, tôi đã khoe khoang quá đáng về tình cảnh của tôi. Tôi đã hình dung nó một cách quá ư là sáng sủa và khoác lác rằng, mình sẽ trở thành trợ lý trong một phòng thí nghiệm công nghiệp. Tôi đã bịa đặt, đã tô hồng và khoe khoang cảnh ngộ của mình. Tôi dùng những lời lẽ như thế để an ủi người cha già và cô bạn gái nghèo khổ. Tất nhiên cha tôi và Ê-đíp tin tôi. Tại sao tôi kể với cha tôi và người bạn gái về những ảo ảnh và những hy vọng không thể thực hiện ấy? Hiện giờ cảnh ngộ của tôi như thế nào? Tôi vẫn nghèo đói như trước và đang là một kẻ lưu lạc không biết về đâu. Sao tôi lại nghe lời Cơ-líp-sơ. Đáng lẽ tôi nên đập đầu xuống đất hoặc đập người vào bàn ông Chánh án cho tan xương nát thịt ngay tại rạp xiếc có phải hay không!

Rất đau khổ trước những câu hỏi day dứt ấy, tôi dần dần đi chậm lại và cuối cùng thì dừng hẳn. Tôi nhặt những hòn đá bên đường, nhét đầy vào chiếc túi du lịch, khoác nó lên vai, lê từng bước nặng nhọc.

Lát sau, tôi đã đứng trước con sông đào Oét-sli sâu thăm thẳm.
 
II

Tôi nhớ tôi đứng rất lâu bên bờ sông với nỗi đau khổ dữ dội trong lòng.

Trời! Thà tôi cứ ở lại cái thành phố lớn ấy còn hơn. Ở đấy tôi còn có thể ngủ đêm dưới gốc cây trồng tại vườn hoa Vích-tô-ri-a hoặc tìm được một chỗ nằm giữa những đống rác rưởi ở khu Gôn-đơ-khin-la.

Cuối thu, cảnh hoàng hôn đáng ghét từ trên bầu trời cuồn cuộn những mây úp chụp xuống đầu. Vào những ngày này, gió bấc thổi về lạnh buốt, người ta còn cảm thấy những hạt mưa phùn rơi trúng bầu trời mù mịt những sương. Cứ nghĩ đến cảnh tượng này bất cứ một kẻ bơ vơ lưu lạc nào đều thấy lạnh buốt ở sống lưng và bất chợt quấn chặt manh áo khoác dầu nắng dãi mưa vào người.

Một ý nghĩ đến với tôi rất rõ ràng: “Không, không, mình không thể về với cha được. Mình hãy gửi xác và mọi nỗi khổ đau dưới lòng con sông đào này vậy”.

Song, vượt qua được cửa ải của cái chết đâu có dễ dàng. Trong lúc nghĩ đến nỗi cô đơn giá lạnh và màn đêm dài dằng dặc, tôi vội cài khuy áo lại, nhưng khuy áo tôi chỉ còn lại hai chiếc, còn những chiếc khác đã đứt cả. Sau đó, tôi nghĩ đến chuyện ăn uống, tôi không còn nhớ bữa ăn nóng sốt gần đây nhất của tôi vào hôm nào nữa.

- Anh bạn ơi! Anh bạn! – Nghe có tiếng gọi bên cạnh, tôi vội quay người lại.

Một người đàn ông đang đứng dựa vào túp lều bên bờ sông, ngay cạnh chỗ tôi. Tuổi ông ta chưa nhiều nhưng râu ria khá dài. Ông ta đội chiếc mũ vải nhàu nát, còn quần áo thì lôi thôi lốc thốc. Ông ta thẫn thờ nhổ nước bọt xuống dòng sông vẩn đục in rõ hình thù những ngọn cây lấp loáng mọc bên kia sông và ngọn đèn tín hiệu leo lắt. Trong đôi mắt xanh thẳm của ông ta phảng phất một vẻ gì bỡn cợt. Trên bức tường đá hoa cương cao ngang ngực đặt một hòn gạch to. Hai tay ông ta đè lên hòn gạch và nhìn tôi vẻ chế giễu. Ông ta bảo:

- Anh ơi, tôi muốn nhờ anh giúp cho hai việc. – Ông ta nói năng tử tế, nên tôi thấy cần phải trả lời ông ta thật lễ phép:

- Vâng, tôi sẵn lòng giúp ông.

Ông ta ho khan hai tiếng, nói tiếp:

- Ồ…anh có tìm được một sợi dây thừng nào vừa dài vừa chắc để buộc hòn gạch này không?

Trong chiếc túi du lịch tôi mang theo từ tàu Mèo Xanh đến đây – một cái túi du lịch dầu dãi qua nhiều nhà trọ và nhiều cuộc hành trình trên biển, đã mất hết vẻ sang trọng trước kia của nó – có mấy đoạn dây nhỏ đã cũ.

- Rất tiếc là không có. – Tôi đáp. Tôi sẵn lòng giúp đỡ ông ta nên vội nói thêm: - Tôi chỉ có mấy đoạn dây nhỏ đã cũ cởi ở chuồng chim ra, nếu thấy dùng được ông hãy lấy mà dùng. Được cái chúng cũng dai lắm. Trước kia tôi vẫn dùng để buộc chim bồ câu đấy.

Do những lý do mà các bạn đọc đều đã biết, tôi không muốn mở túi du lịch ra lúc này. Tuy vậy tôi cũng nghiêng người, định lấy cái túi từ trên vai xuống. Người đàn ông đứng trước mặt tôi vội nắm lấy cánh tay tôi và nhếch mép cười:

- Cám ơn anh, tôi thay đổi ý định rồi…Tôi nghĩ, dùng áo buộc chặt vào bụng cũng được. Chẳng cần thiết phải đeo gạch vào cổ, anh thấy có được không?

Tôi lo ngại, khẽ hỏi:

- Ông làm thế để làm gì cơ ạ?

Ông ta toét miệng cười:

- Tôi tưởng anh đoán ra rồi chứ? Trèo lên tường rồi nhảy xuống sông. Buộc gạch vào thì nó giúp mình chìm nhanh hơn.

- Ôi, như vậy là…- Tôi sửng sốt, và lo ngại cho ông ta.

- Ồ, chả lẽ anh tưởng kẻ đang đứng trước mặt anh đây là nhà thủy văn học định nghiên cứu độ sâu của dòng sông chắc?

Ông ra vẻ tức tối làm tôi sợ run lên:

- Hừm…Chắc anh là linh mục của cái nhà thờ chết dấp nào hở? Anh định dạy người ta đừng làm điều dữ chứ gì? Có lẽ anh chuyên đi quảng cáo trước mặt những thằng thất nghiệp phải không? Không phải à? Ồ…Tôi đoán không sai. Anh là một thằng ngông nghênh. Vì tìm thú vui, hôm nay anh lột áo đuôi tôm và vứt bỏ đôi găng tay trắng để đóng bộ quần áo rách vào người. Này chú em ơi, nếu ở vào cảnh ngộ tôi chắc chắn chú em không ngăn cản, trái lại còn sẵn sàng cởi dây thắt lưng của chú ra buộc viên gạch vào cổ tôi, chúc tôi yên giấc ngàn thu và làm theo lời đề nghị thứ hai của tôi…

Giữa lúc đang hết sức kinh ngạc, tôi đã không cắt đứt những câu nói đầy tức tối và châm chọc một cách chua chát ấy. Gần đây, tôi không lạ gì về những lời lẽ như vậy. Sau đó, người đàn ông xa lạ ấy ôm ghì viên gạch vào bụng như sẵn sàng lìa bỏ tất cả. Với giọng bình tĩnh lạ lùng, ông ta nói thêm:

- Vâng, lời đề nghị thứ hai. Trong khi những cái tăm của tôi từ đáy nước sâu mười lăm thước Anh nổi lên, có thể những viên cảnh sát sẽ kéo đến đây… Quỷ sa tăng sai khiến họ cưỡi mô-tô chạy lăng xăng trên đường phố. Lúc đó anh nói hộ với bọn ấy rằng, không có chuyện gì xảy ra cả. Nếu không họ sẽ dùng câu liêm móc tôi lên, và rất có thể họ sẽ móc nát con người tôi ra mất. Họ sẽ làm thế cho mà xem. Tôi muốn xuống âm phủ với một thân hình nguyên vẹn chứ không muốn đui què mẻ sứt. Anh có thể giúp cho việc ấy không? Cám ơn anh. Vậy tôi…

Tôi gọi to:

- Khoan, ông nghe tôi nói đã !...

Ông ta đã bám vào bức tường cao ngang ngực và sắp đâm đầu xuống sông. Ông ta nhìn tôi chằm chằm, hỏi:

- Nói đi nhanh lên, tôi không đợi được nữa đâu.

Tôi nghẹn lại vì xúc động. Thực tình tôi không chịu để ông ta phun tăm nước từ độ sâu mười lăm thước lên. Tôi lẩm bẩm trong cơn hoảng hốt:

- Ông, ông… Xin ông tin lời tôi. Tôi đã nhiều lần rơi vào cảnh ngộ ghê rợn. Nỗi thất vọng đau khổ luôn bám riết lấy tôi như mũi tên đuổi theo con chim vậy. Song tôi vẫn hy vọng…

Ông ta giễu cợt tôi:

- Anh láu cá lắm! Chắc cuộc đời mới chỉ đấm nhẹ anh một cú vào cổ chứ chưa kịp thoi vào đúng quai hàm cho anh gãy răng và hoa mắt, có đúng thế không? Anh chưa lần nào phải đi tìm bác sĩ nha khoa vì một cú đấm như thế chứ? Hừ, anh định bảo gì tôi nào. Định bảo tôi khoan hãy đâm đầu xuống sông chứ gì?

Tôi thầm nghĩ đến cuộc biểu diễn người bay dạo trước, nên tức thì cất giọng cứng cỏi:

- Vâng! Đúng thế!

Tôi nói vậy có lẽ là muốn tự gỡ mình ra khỏi nỗi tuyệt vọng. Bởi vì tôi chọn khúc sông vắng vẻ cách xa đường cái này cũng không ngoài mục đích như ông ta. Cái túi du lịch đựng đầy đá sỏi của tôi sẽ làm tôi chìm nhanh hơn là ôm gạch, tôi dám đánh cuộc rằng, với độ sâu mười lăm thước, tôi sẽ là người đến đích trước nhất trong cuộc đua.

Ông ta nghĩ ngợi giây lát rồi bảo:

- Anh bảo chúng ta còn trông mong cái gì nữa nào?

Tôi nghĩ đến những hy vọng mỏng manh và bi đát rồi lẩm bẩm trả lời:

- Chúng ta đến Oét-sli thử tìm một chỗ nương thân trong Sở Cứu tế những kẻ lang thang xem sao.

- Trời!... Anh bạn ơi, anh không nghĩ được một nơi nào khá hơn hay sao? – Giọng ông ta lại lộ vẻ châm chọc như lúc nãy. – Đứng xếp hàng trước Sở với những đứa lang thang như chúng ta cho đến hai giờ đêm, rồi tranh cướp nhau kéo vào những gian nhà rách nát của Sở để cho các bà, các cô xúi giục chúng ta đọc những bài “lấy ân báo oán” của Giáo hội hay sao? Không đời nào tôi chịu, xin cảm ơn anh…

- Nhưng mỗi chúng ta sẽ có một bát cháo để húp và một chỗ để ngủ chứ? – Tôi cãi lại ông ta với một thái độ ương ngạnh lạ lùng. Thực ra tôi nghĩ rằng, thế nào mình cũng phải ôm túi đá đâm đầu xuống sông tự tử, nhưng thái độ cứng cỏi đến kỳ lạ của tôi đã làm thay đổi ý định cũ.

Ông ta nhăn nhó nheo mắt lại và nhìn tôi từ đầu đến chân.

- Có lẽ chúng ta không đến Oét-sli nữa mà đi đến lâu đài Ôn-tơ-mau-tơ tươi đẹp, được chứ? Chúng ta sẽ đứng dưới cửa sổ của phòng ngủ ông chủ lâu đài kêu to lên rằng: : “Thưa con người chúng tôi hằng kính mến! Mời ông ra đây để chúng tôi thưa với ông câu chuyện!” Thế nào ông chủ lâu đài cũng ra ban công hoặc mở toang cửa sổ thò cái đầu đội mũ ngủ ra bảo: “Chào hai ông, các ông đến thăm tôi có việc gì đấy?” Lúc ấy chúng ta sẽ chào ông ta theo kiểu quý tộc và thưa: “Từ sáng qua đến giờ, chúng tôi chưa được ăn tí gì, chúng tôi cũng không có chỗ nào mà ngủ nữa”. Tất nhiên ông chủ lâu đài sẽ bảo: “Điều ấy có dính dáng gì đến tôi đâu?” Lúc ấy ta lại thử van nài một lần nữa; “Nhưng ông có tìm cách gì giúp chúng tôi được không? Chúng tôi nghe nói ông là người giàu lòng thương người. Đây là lần đầu tiên chúng tôi đến cầu xin ông, tùy ông muốn thí cho thứ gì thừa thãi cũng được, chúng tôi đều mãn nguyện cả. Những chiếc áo ngự bào cũ của ông cũng giúp ích cho chúng tôi. Chúng tôi có thể dùng nó làm chăn đắp. Sáng mai chúng tôi sẽ đem bán nó cho một hiệu đồ cũ, điều đó sẽ giúp chúng tôi sống thoải mái được một tuần lễ…”.

Tôi kinh ngạc hỏi lại:

- Ông chủ cũ của lâu đài? Lẽ nào ông ta trở về rồi ư?

Ông ta xua xua tay:

- Anh bảo ông nào cơ? Bọn họ ai mà chả thế… Thật nực cười. Chưa chừng chúng ta chưa mở mồm thì lính canh lâu đài đã nện cho chúng ta một trận nên thân cũng nên. .. – Rồi ông ta kêu lên như một con rắn hổ mang – Tôi không thích thế! Thôi chào anh!

Ông ta bắt đầu trèo qua bức tường chắn:

- Khoan! – Tôi hốt hoảng quát khẽ - Sợ chỉ còn lại một mình, tôi cũng theo ông ta. Tôi thít chặt chiếc dây da trên túi du lịch, hai tay run bần bật, sẵn sàng dấn thân vào cuộc hành trình cuối cùng. Tôi nói gần như khóc: - Ông đợi cho một lát. Tôi sẽ chết theo ông. Chúng ta cùng chết với nhau…

Ông ta há mồm ngạc nhiên và kéo chân từ trên bờ tường xuống, đặt giữa một cái rãnh ẩm ướt trên mặt đê rồi cất tiếng cười bi đát:

- Chúng ta đã hẹn ước gì với nhau đâu. Tôi bảo cho anh biết làm thế là không tốt, thậm chí còn quá ư không tốt nữa. Thôi, tôi hiểu rồi, cứ để tôi tự tử một mình thôi. Anh còn trẻ thế mà đã chán đời hay sao? Không, một mình tôi thôi

Ông ta lại gác chân lên tường.
 
Tôi nghẹn ngào, nức nở, nước mắt nước mũi tràn cả ra:

- Không! Tôi không để ông tự tử một mình đâu!

Ông ta ngồi trên tường, lưng quay ra phía ngoài, đăm chiêu gãi mũi.

- Ồ, lúc này trông cậu oai vệ như trước đây cậu đã giữ ấn cho hoàng đế ấy. Nếu tôi không cho cậu theo tôi xuống dưới kia – Ông ta chỉ xuống dòng sông đen ngòm – thì cậu làm thế nào? Thế có nghĩa là tôi ở lại với cậu – Ông ta nhấc hòn gạch trong lòng ra đặt lên mặt tường – Bây giờ đến lượt cậu. Tôi không thích những thứ đựng trong túi du lịch của cậu đâu! – Ông ta nói câu cuối cùng với giọng thân mật.

Tôi đỏ bừng mặt và không hiểu đã lẩm bẩm nói câu gì trong mồm. Nhưng ông ta đã khuyến khích tôi:

- Đừng buồn, trong cuộc đời còn nhiều chuyện xảy ra – Ông ta nhấp nháy mắt và cười dịu dàng – Thế này anh bạn nhé! Hãy đổ hết đá xuống sông, chúng ta thôi không tự tử nữa…. Được chứ?

- Miễn là ông bằng lòng.

Rõ ràng cuộc sống cô đơn đã làm tôi mệt mỏi đến mức không ngờ. Cuộc gặp gỡ bất ngờ này khiến tôi đã gạt bỏ những ý nghĩ hãi hùng và mang đến cho tôi niềm hy vọng mập mờ.

- Kẻ xấu số còn mong chi gặp được điều lành?

Lúc này ông ta thân mật chìa tay cho tôi:

- Xin tự giới thiệu… tôi là Đô-bi. Mọi người đều gọi tôi như thế.

- Còn tôi, thường gọi là Sem.

- Hay lắm, số tôi cũng là số ăn mày. Nhưng hôm nay kể cũng hơi may mắn.

- Vì ông đã thoát chết phải không? – Tôi ngây thơ hỏi lại.

- Ồ, không phải đâu Sem ạ! Anh tha lỗi cho tôi về chuyện xin dây anh lúc nãy. Tôi không hề có ý định tự tử. Nhưng thấy anh nhìn đăm đăm xuống dòng sông vẩn đục và đen nghịt kia với vẻ mặt tuyệt vọng và chán chường, tôi buộc phải nảy ra ý đinh, anh rõ rồi chứ?

Tôi liếc nhìn khuôn mặt quả cảm của người đàn ông lạ mặt và chợt hiểu vừa rồi mình ngu dốt quá.

Tôi liền nắm chặt tay ông ta:

- Ông ơi, tôi xin cảm ơn ông!

Đô-bi gật đầu:

- Tôi cũng còn ít tiền đây…

Tôi nghe tiếng những đồng tiền kim loại reo lên lanh canh. Suốt mấy tuần lễ gần đây, thứ âm thanh đó đã xa xưa đối với tôi quá rồi. Ông Đô-bi tung đồng tiền trong túi trông đến khéo.

- Đủ để chén một chút gì chứ nhỉ. No bụng rồi đi tìm một chỗ ngủ cũng dễ thôi, có phải không? Tôi biết có một chỗ ngủ rất thoải mái. Chúng ta đi bây giờ nhé?

Vì đã nhịn đói lâu ngày nên tôi không từ chối. Tôi cúi gập người xuống, cảm tạ:

- Ông Đô-bi, tôi xin cảm ơn ông lần nữa.

Nhưng ông Đô-bi lại đặt tay lên trán vẻ ngẫm nghĩ, lúc sau ông bảo:

- Này… ta phải tìm một quán ăn nho nhỏ nào ở ngoại ô chứ nhỉ. Chỗ ở của tôi cũng gần đây thôi, ý kiến anh thế nào. Ta đi đến đấy chứ? Chúng ta sẽ trèo qua mỏm núi Ê-xu-ô-rơ rồi luồn qua hẻm núi bên trái chừng một dặm Anh…

Tôi hỏi lại:

- Đường hầm Thánh Phô-ma phải không?

- Đúng đấy… Anh thuộc vùng này nhỉ, càng tốt. Ta đi thôi nhé!

Tôi đồng ý:

- Vâng, đi thôi.

Nếu số mệnh còn muốn thử thách tôi lần nữa thì tôi cũng đành phó mặc. Tôi không từ chối, tôi sẵn sàng theo ông Đô-bi đi bất cứ nơi nào.
 
ad333b65-06dc-47d9-9936-f9e431ad9178_zps8a415dc3.jpg
 
III

Ông Đô-bi rẽ ngoặt vào một khe núi, tôi thận trọng đi theo ông, vì tôi không thông thuộc con đường này lắm. Giữa màn đêm, khe núi như một đường hành lang vô tận, cho nên mới được gọi là đường hầm Thánh Phô-ma. Ông Đô-bi bước thoăn thoắt. Đến khi một khoảng đất trống hiện ra trước mặt chúng tôi thì trời đã tối sẫm. Tôi chỉ phân biệt được hàng rào chấn song sắt cao cao trên bức tường bao quanh. Chúng tôi bước lên và cuối cùng đến trước một cánh cổng sắt, ông Đô-bi lấy khóa mở cổng. Tôi trông thấy một ngôi nhà gác đứng sừng sững giữa mấy gốc cây đang lao xao trước gió, có một khoang cửa sổ còn sáng ánh đèn. Thứ ánh sáng dìu dịu ấy gợi tôi nhớ đến cái lò sưởi của nhà tôi ở Ê-xu-ô-rơ. Tôi nhớ nhà da diết, giá được đứng bên cha tôi mấy phút vào lúc này! Tôi không sao nén được nỗi bồi hồi trong dạ, trái tim tôi nhảy liên hồi kỳ trận.

- Sem, chúng ta đến nơi rồi.

Chúng tôi trèo lên hai bậc thềm. Ông Đô-bi đẩy khẽ cánh cổng và bước một chân vào.

- Sem, vào đây. Để tôi bật đèn…

Dưới ánh đèn tôi nhìn thấy một gian tiền sảnh không rộng lắm để một cái giá treo mũ áo, một cái bàn nhỏ, có mấy cái cửa vào buồng và một cầu thang gác khá rộng.

Ông Đô-bi bảo tôi:

- Sem, anh hãy cởi áo bơ-lu-dông ra và quăng nó vào một xó cùng với cái túi du lịch của anh. – Rồi ông nói thêm, giọng đùa bỡn: - Nếu trong túi không có vật gì quý giá.

Túi du lịch của tôi không có gì. Ngay cả tấm bằng tốt nghiệp của tôi cũng đã nằm trong tập hồ sơ của vụ án “Ca-nhê-rô” rồi. Tôi rất khó nghĩ không biết nói thế nào vì trong túi du lịch của tôi ngoài cái áo thủy thủ rách nát gợi tôi nhớ đến cuộc sống của mình trên tàu “Mèo Xanh” ra, tôi không còn gì nữa hết. Tôi chỉ biết uể oải cởi hai chiếc khuy áo còn sót lại ra. Ông Đô-bi hỏi tôi:

- Sem, anh đang nghĩ gì thế? Bây giờ tắm nước nóng thì thật là tuyệt. Có phải không nhỉ?

Tôi ngờ đâu mình được hưởng niềm may mắn như thế này. Ông Đô-bi đã hoàn toàn chinh phục tôi. Tôi theo ông vào nhà tắm và trút bỏ bộ quần áo rách bươm ra không hề tiếc rẻ.

- Sem cứ tắm đi. Tôi sẽ mang đến ngay cho anh một bộ quần áo sạch sẽ. Tôi cao bằng anh, quần áo của tôi chắc anh mặc rất vừa…

Giọng ông Đô-bi rất nhỏ. Thấy trên mặt tôi thoáng vẻ ngờ vực, ông nói thêm:

- Người giúp việc của tôi đang ốm. Tôi không muốn quấy quả ông ta.

Tôi cũng nhỏ nhẻ trả lời:

- Vâng, đúng thế ạ.
Người tôi đầy bọt xà phòng, tôi cảm thấy dễ chịu vô cùng. Bao nhiêu cáu ghét tích lũy trên người tôi suốt những tháng ngày lang bạt, bơ vơ bây giờ đã được kỳ cọ sạch. Tôi nghĩ nếu ông Đô-bi không phải là con người kỳ lạ, việc gì ông lại mang một kẻ lang thang mà ông gặp trên mặt đê về nhà mình như thế?

Cửa phòng tắm hé mở, ông Đô-bi thò cánh tay gầy guộc quăng lên mặt chiếc ghế đẩu, nào khăn bông, vải choàng, áo lót, áo ngoài và giày dép. Sau đó ông còn ném thêm vào một đôi tất hoa ngắn và một chiếc ca-vát kẻ sọc.

Tôi cảm ơn ông. Lúc này tôi như một đứa trẻ vô tư, tôi vùng vẫy trong bể nước ấm và quên hết mọi sự đời. Ngâm mình trong chậu tắm vẫn sướng hơn nhiều so với thả mình dưới đáy sông sâu phun tăm nước lên. Thay hai lần nước vào bể tắm, cuối cùng tôi mừng rỡ khi thấy màu hồng hiện lên trên da thịt sạch bóng của mình. Tôi đã từng ăn chung, ở đụng với những người chẳng sạch sẽ gì cho lắm.

Sau khi tắm, mặc quần áo xong, tôi cảm thấy hơi thất vọng vì trong phòng tắm không có lấy một chiếc gương và cũng không có gì để cạo râu cả. Vì vậy, tôi không dám cả quyết chiếc ca-vát trên cổ tôi có ngay ngắn hay không. Lần tắm gần nhất của tôi là cách đây ba tháng tại Viện Tế bần do Hội Phụ nữ lập ra. Kể từ dạo đó tôi cứ để cho râu tóc phát triển tùy thích, chúng muốn mọc thế nào cũng kệ.
 
Lúc này tôi mới mỉm cười tự hỏi: “Mình gặp vận may chăng?” Ông Đô-bi cũng mặc bộ quần áo màu xám như tôi, ông đứng trước cửa và khẽ bảo:

- Sem, ra đây. Bây giờ anh bảnh trai quá rồi. Thôi, ta ra đi.

Mùi hương sả tỏa ra từ người ông ta rất dễ chịu, mắt ông sáng long lanh, không biểu lộ một chút ưu phiền nào. Ông dẫn tôi vào một buồng ăn. Lúc này tôi cảm thấy mình như đang sống trong một giấc mơ. Trên mặt bàn tròn, bày la liệt các thức ăn, toàn những món ngon lành. Tôi nhìn thấy cái đĩa ngũ quả cao lênh khênh đựng đầy hoa quả, một cái mâm đựng đầy bánh mì, pho mát, các loại bánh nhân thịt quệt kem, một ấm cà phê đang sôi lục bục trên bếp đèn cồn. Phải chăng tôi đã chìm nghỉm dưới đáy sông với cái túi đá sỏi của tôi, hay là tôi đang phun những tăm nước từ độ sâu mười lăm thước lên, còn những thứ tôi đang nhìn thấy lúc này đều là niềm mơ ước của tôi trong cơn hấp hối? Có lẽ tôi đang nằm tại nhà cứu tế của một nóc nhà thờ nhỏ bé nào đó, còn những thứ này chỉ là một giấc mơ chăng?

Tôi lặng lẽ véo vào tai mình một cái thật đau.

Ông Đô-bi bảo tôi:

- Mời anh ngồi, hãy ăn thực sự nhé. Những thứ bày trên bàn đây đều là của thật. Chẳng có rượu. Tôi không uống rượu, và tôi cũng khuyên người khác không nên uống rượu.

Tôi không để ai phải thúc giục. Ôi, lạy chúa! Chúa hãy tha thứ cho kẻ có tội này! Tôi nhai ngấu nghiến chẳng khác gì chiếc cối xay bột ở Ê-xu-ô-rơ, chỉ cần một đêm đã ngốn hết sạch số đại mạch của cả một vụ thu hoạch. Đến lúc răng tôi nhai món trứng gà béo ngậy đã được rán chín, tôi chỉ muốn khóc nấc lên vì cảm động. Chưa bao giờ tôi nghĩ rằng dạ dày của người đời lại có thể chứa được từng ấy thứ. Tôi vét nhẵn nhụi mọi món ăn trên bàn như những trận cuồng phong quét sạch những đám mây còn sót lại. Thức ăn trong đĩa tuy cũng còn lại chút ít, nhưng tôi đã uể oải ngả người ra sau ghế và khoan khoái cảm thấy bụng mình nằng nặng. Tôi cũng đã nghĩ rằng sau những ngày đói khát liên tục thì phải tự kìm chế không nên ăn no quá.

Uống hết cốc cà phê, tôi gấp khăn ăn lại:

- Xin cám ơn ông.

Ông Đô-bi thân mật mời tôi một điếu thuốc lá. Qua cái nhìn lặng lẽ của ông, tôi hiểu rằng không nên để ông hỏi rồi mới kể cho ông biết về tôi. Rõ ràng ở con người tôi có điểm gì hấp dẫn đối với ông chủ hơi kỳ quái này, nên ông muốn hiểu rõ ông đã mang một con người như thế nào về nhà. Tôi không có quyền từ chối đòi hỏi đó của ông, tôi phải báo đền sự đón tiếp ân cần của ông đối với tôi.

Một ý nghĩ đột ngột như một chú rắn Cát-nhĩ chui từ trong bụi rậm ra lách vào óc tôi: “Này anh bạn, bây giờ thì chúng ta không nợ nần gì nhau nữa. Bữa ăn vừa rồi là một sự đền đáp đối với những câu chuyện anh vừa kể. Anh hãy thu lượm mấy cái quần áo rách của anh lại rồi cút xéo khỏi nhà này!” Tại sao cứ phải thổ lộ hết mọi điều với người ta sau khi họ quăng cho mình một mẩu bánh mì? Liệu ông ta có hiểu rằng mọi lỗi lầm của tôi là do tất cả mọi người đã không cần đến vốn học vấn của tôi không? Kệ, cứ để mặc cho ông ta dỗ dành.

Nhưng một ý nghĩ rất ác độc tựa như nọc độc rắn hổ mang – cùng với con rắn Cát-nhĩ kia bò vào óc tôi:

“Lẽ nào bây giờ ta lại rơi vào một vùng rừng núi, bơ vơ trước cảnh gió táp mưa sa như thế này ư?”. Tôi rùng mình thon thót, tựa như một con c.hó không biết mình ăn đòn vì tội gì. Thế là tôi không thổ lộ hết mọi điều với ông Đô-bi. Tôi chỉ kể về thời niên thiếu, về quê hương xứ sở nhưng lại không đả động gì đến Ê-xu-ô-rơ. Tôi còn kể là tôi phải đi tìm con đường sinh sống vì cha tôi rất nghèo.

Chiếc đồng hồ quả lắc gõ mười hai tiếng. Hút hết điếu thuốc, ông Đô-bi giúi mẩu thuốc vào chiếc gạt tàn. Những làn khói leo lắt bốc từ mẩu thuốc lá gần tắt đang uốn lượn quanh cái chao đèn lơ lửng trên bàn. Ông Đô-bi đứng dậy, đi mấy bước ra phía cửa sổ. Khói thuốc lá bay lởn vởn, mái tóc rối bù của ông Đô-bi bập bềnh giữa màu khói ấy.
 
Cuối cùng ông Đô-bi lên tiếng:

- Sem, anh nghe tôi bảo nhé. Có lẽ anh thích hợp với công việc của tôi đấy.

Tôi gật đầu:

- Vâng thưa ông, tôi sẵn sàng hết lòng vì ông. Có việc gì, xin ông cứ bảo cho một tiếng.

Ông Đô-bi nhìn tôi bằng ánh mắt nghiêm nghị:

- Tôi đang cần một người dũng cảm và tính tình quả quyết, biết phục tùng mệnh lệnh của tôi vô điều kiện, biết giữ im lặng, không dò hỏi những gì không dính dáng đến mình…

- Xin lỗi, tôi cũng mong như vậy…

- Không, anh chưa hiểu ý tôi nói. Tôi có một phòng thí nghiệm trên gác và ở ngoài sân cũng có một chuồng nuôi động vật…

- Nuôi rắn phải không ạ?

- Không… Rắn là thế nào? Những động vật rất thông thường dùng để làm thí nghiệm như…thỏ, chuột, các loại mèo, chó.”

- Xin lỗi ông, ông nuôi cũng nhiều thì phải! Tôi hỏi vậy vì trước đây tôi đã trông coi một cái vườn nuôi rắn.

- Ở Gia-va phải không?

- Không ạ, ở Miến Điện.

Ông Đô-bi lắc đầu:

- Tôi chưa nghe đến bao giờ. Tôi không rõ. Biết nuôi rắn thì tất nhiên anh cũng biết nuôi thỏ thôi, cái đó khỏi phải nói…

- Thưa ông, tôi sẽ không phụ lòng tin cậy của ông.

Ông Đô-bi cười thỏa mãn:

- Tôi hy vọng thế! Anh sẽ ở luôn đây, việc ăn ở của anh đều do tôi thu xếp, ngoài ra anh còn được một số lương. Song nhất định phải… Nếu không có lệnh của ôi, anh không được rời khỏi đâu để đến bất cứ một nơi nào,không được ra khỏi phạm vi của tòa biệt thự này, rõ chưa? Ngoài ra… anh không nên cắt tóc và cạo mặt. Khi nào cần tôi sẽ cắt tóc và cạo mặt cho anh…

Thật là lạ, song những người tôi gặp trên đời này còn lạ hơn cả ông Đô-bi. Tôi đáp lại:

- Vâng, thưa ông, lúc nào thích thì ông sẽ cạo mặt, cắt tóc cho tôi, tôi tán thành như thế. Tất nhiên, nếu nhiều tiền thì người ta cũng có thể mua vui bằng cách đó chứ.

Ông Đô-bi đồng ý ngay tức khắc:

- Sem, anh nói đúng đấy. Bây giờ xin anh ký với tôi một bản hợp đồng.

Nói rồi, ông rút giấy và bút máy trong túi ra. Tôi định từ chối nhưng đã lỡ lời rồi thì phải chịu.

- Vâng, được thôi! – Tôi lẩm bẩm trong mồm. Đến lúc này tôi mới nhận ra mình quệt nhầm đầu diêm không có thuốc vào vỏ bao.

Cái bút máy trên tay ông Đô-bi lướt rất nhanh trên giấy. Rồi ông ấy bảo:

- Anh ký nhé! Được rồi, anh nghe đây: “Cứ thứ sáu mỗi tuần phát một kỳ lương… Không có quyền từ chối… Không có quyền bỏ việc…”. Viết đi. Chỉ cần ký một chữ Sem cũng được rồi. Tôi tin anh…

Chưa kịp nghe ông Đô-bi đọc hết, tôi đã nguệch ngoạc ký luôn vào tờ giấy:

- Xem có được không?

Ông Đô-bi đọc lại hợp đồng một lần nữa. Sau khi ăn uống no nê, tôi đã ngáp ngủ. Tôi tưởng là ông chủ mới của tôi sẽ tức thì dẫn tôi đến chỗ ngủ. Nhưng ông Đô-bi vừa đút bản hợp động vào túi vừa lạnh lùng thúc giục:

- Nào, Sem! Bắt tay vào việc đi.

Tôi ngớ người ra:

- Cái gì cơ ạ?

Giọng ông Đô-bi càng lạnh lùng hơn:

- Không có gì cả, tôi thích làm việc vào ban đêm. Anh ra chỗ chuồng động vật bỏ thức ăn cho chúng và quét dọn chuồng trại. Ngoài ấy có áo làm việc rồi. Sem, anh hãy im hơi lặng tiếng, đừng làm ồn ã… Kìa,… anh lại quên hợp đồng rồi. Không nên tò mò và cũng đừng trợn mắt lên. Lúc này tôi yêu cầu anh làm như thế!

Tôi cắn điếu thuốc ra làm hai lúc nào không biết. Thật là một điều vô lý! Tôi lẳng lặng đứng dậy:

- Thưa ông, tôi rõ. Tôi nghĩ ông có thể đưa tôi ra chỗ chuồng được chứ ạ?

Chuồng trại được đặt trong một dãy lán khá rộng. Chuồng nhốt động vật không được quét dọn thường xuyên, do vậy tôi phải đảm nhận ngay công việc bẩn thỉu này.

- Sáng mai tôi sẽ ra đây đón anh. – Nói xong ông Đô-bi đi ra và đóng rầm cửa lán lại.

Tuy buồn ngủ không chịu được nhưng tôi phải chú ý đến công việc mới này. Những dãy chuồng có đánh dấu số cẩn thận sáng rực trong ánh điện. Chỉ loáng một cái tôi đã làm quen với những con vật nhỏ. So với khu vườn của “Giáo sư nuôi rắn” thì đây trở thành thiên đàng của sứ giả nhà trời. Tôi cặm cụi làm việc và không chú ý đến bên ngoài trời đã sáng. Tôi nghe thấy ông Đô-bi bước vào khu chuồng trại:

- Đến giờ nghỉ rồi đấy. Bây giờ tôi muốn giới thiệu với anh cách chăm sóc những động vật này như thế nào.

Ông chỉ bảo tôi cần chăm sóc những động vật dùng để thí nghiệm ra sao, rồi giúp tôi cho đầy thức ăn vào máng và tháo nước vào. Dáng chừng ông Đô-bi rất hài lòng về công việc của tôi, ông ấy bảo:

- Sem, đi ngủ đi!

- Vâng, thưa ông, hai chân tôi hầu như không nhúc nhích được nữa..

Chúng tôi ra khỏi khu chuồng trại. Trước mặt tôi là một tòa biệt thự lộng lẫy, một mảnh sân sạch sẽ với một hàng rào sắt vây quanh. Hóa ra tòa biệt thự này nằm trên một sườn núi tôi đã biết từ lâu. Tôi bước đến trước hàng rào sắt. Dưới vách núi dựng đứng, xa xa phía bờ biển, một thành phố xinh xắn đang tắm trong nắng ban mai. Đấy là Ê-xu-ô-rơ, thành phố quê hương tôi.
 
@ThePatriot : em rất vui vì bác thích chuyện này. Nếu bọn trẻ nhà bác còn ở độ tuổi tiểu học, bác thử thuyết phục chúng đọc xem sao. Ta đọc tiếp một đoạn nữa nhé.
***************************

IV

Tòa biệt thự của ông Đô-bi rõ ràng được xây dựng cách đây không lâu. Nó nằm trên khu đất bằng phẳng trên ngọn núi Hai Đóa Hoa Hồng. Ngoài tôi và ông Đô-bi, trong biệt thự còn có một người giúp việc đứng tuổi tên là Mi-gơ-li, bác ta là một người đầu bếp lão luyện nhưng rất ít nói. Những món ăn bác nấu rất ngon, bởi vậy mỗi khi bác trổ tài nấu nướng, tôi thèm không chịu được. Bác đặc biệt có tài về món bánh ngọt. Bánh ga-tô hạt dẻ quệt bơ do bác làm thì ngon tuyệt trần.

Những căn phòng trên gác do ông Đô-bi sử dụng. Ông ở suốt ngày đêm một mình trên ấy. Nhiệm vụ của tôi là đưa loại động vật cần thiết lên gác giao cho ông tại căn phòng đầu tiên, nhưng tôi không rõ ông dùng những động vật ấy để làm trò gì. Sau đó, khi nào nghe có tiếng chuông gọi, tôi lại phải lên gác xách cái l.ồng động vật xuống và trả nó vào chuồng. Tôi làm cật lực mới hết việc. Tôi phải cho từng loại động vật ăn đúng giờ giấc, sáng và chiều phải cân thỏ rồi báo cáo kết quả với ông Đô-bi. Vì ông Mi-gơ-li ít mồm ít miệng, còn ông Đô-bi thì chỉ khi nào ông ấy cho phép tôi mới được gặp, cho nên tôi kết bạn với Kíp. Kíp là một con c.hó giống Tô-cách-lan rất khôn. Nó đưa tôi từ trên gác ra tận khu chuồng trại. Vì rất coi thường những chú mèo được nhốt riêng trong chuồng, nên nó cho việc xộc thẳng vào khu chuồng trại sẽ làm tổn hại đến thanh danh của nó. Cần nói thêm rằng mèo là loại động vật bướng bỉnh nhất trong mọi loại vật được dùng trong phòng thí nghiệm. Trừ phi được ăn thịt tươi và uống sữa chúng mới không kêu toáng lên trong lúc bị giam giữ. Đôi lúc đang ở trong chuồng, tự dưng một con cảm thấy đau buồn da diết, và chỉ loáng sau, nỗi đau buồn ấy lây sang tất cả những con mèo khác, chúng bèn cất lên những tiếng kêu rợn người, có lẽ là chúng đang nguyền rủa theo tiếng nói riêng của chúng. Gặp những lúc như thế, ông Đô-bi sẽ hạ lệnh cho tôi:

- Sem, cho chúng đi dạo nắng một lúc.

Tôi nhốt con Kíp vào bếp rồi chia đàn mèo thành từng tốp bốn con, buộc xích vào dắt ra. Tôi đứng canh bên cạnh không cho chúng tuột khỏi vòng cổ.

Mùa đông ập đến. Tôi yên tâm làm việc và ăn rất khỏe. Xem ra tôi đã có thể vừa lòng về cái chức trách phức tạp này. Vả lại hàng tuần tôi được lĩnh lương đúng ngày giờ quy định và cất số lương ấy trong chiếc bàn ngủ cạnh đầu giường.

Cứ đến ngày lĩnh lương, ông Đô-bi đích thân xát xà phòng lên mặt tôi và cạo mặt cho tôi. Ông đưa lưỡi dao rất khéo, chưa bao giờ ông làm xước da mặt tôi. Song chỉ có điều đáng buồn là tôi không được thưởng thức tài nghệ cắt tóc của ông Đô-bi, bởi vì không có một mảnh gương nào trong tòa biệt thự. Có lần tôi đã định hỏi ông chủ là ông ấy có ý không dùng gương hay đấy chỉ là chuyện ngẫu nhiên. Song, từ trong thâm tâm, tôi cảm thấy ông Đô-bi không muốn nghe câu hỏi đó, vả lại tính tình kỳ quặc của ông ấy có liên can gì đến tôi đâu? Ông đối xử với tôi rất tử tế. Có điều không bao giờ tôi được nghe lại giọng nói êm ái và thấy lại nụ cười hiền dịu của ông như buổi đầu quen biết nữa. Tóm lại, họa hoằn lắm tôi mới được gặp ông.



 
Còn tôi, lúc nào tôi cũng cố làm vừa lòng ông để tạ ơn ông cứu sống tôi. Thậm chí, tôi còn nghĩ ngợi về sức khỏe của ông, tôi lo ngại khi thấy ông ho nhiều.

Song, dù sao ở đây, lúc nào tôi cũng chỉ lủi thủi một mình, tôi đã bắt đầu chán ngấy cuộc sống giam lỏng trong vườn. Nhất là từ một buổi sáng mùa đông, khi bước đến trước hàng chấn song sắt cạnh vách núi, tôi lại càng chán ngán. Ánh nắng mùa đông chiếu chênh chếch xuống những mái nhà trên thành phố Ê-xu-ô-rơ. Lúc này tôi chỉ muốn chạy xộc xuống chân núi, đi dạo trên những dãy phố xinh xắn và im ả kia rồi tiện thể tạt vào quán rượu Hải Vương Tinh hoặc quán rượu Con Hổ Nhà Vua ngồi cạnh lò sưởi nghe những tin tức về Ê-xu-ô-rơ. Ông cậu cụt tay của tôi vẫn thích thuyết lý như dạo trước chứ? Cha tôi sinh sống ra sao? Cô Ê-đíp có mái tóc hoe vàng đang làm gì? Ông bác sĩ Phơ-lít có lẽ béo hơn xưa…

Nhìn những hình bóng lờ mờ trước mắt, tôi phỏng đoán về các đường phố Ê-xu-ô-rơ. Cái tháp sừng sững kia chính là cái nhà thờ, nơi giám mục I-ê-rê-mi giảng đạo. Ngôi nhà nhỏ thân yêu của tôi có lẽ nằm phía sau ngọn núi thâm thấp kia. Chắc bây giờ, Mê-ri đã lớn lắm… Còn Ê-đíp, cứ mỗi lần tôi nghĩ đến cô thì hình như cô lại hiện ra trước mắt tôi, tim tôi nhảy rộn rã trong l.ồng ngực, chẳng khác gì con chim bạch linh đang nhảy trong l.ồng…

Nỗi từng trải đầy mạo hiểm trước đây của tôi buộc tôi phải tìm hiểu mọi việc trong nhà ông Đô-bi. Tôi đã quen với mọi công việc của tòa biệt thự quái gở này. Hai cỗ máy phát điện chuyên cung cấp diện cho việc hút nước từ giếng lên và khởi động chiếc máy nổ trong phòng ông Đô-bi. Trong biệt thự, người ta sưởi bằng sức điện… Có lần, ông Đô-bi khoe rằng mọi thiết bị về điện của ông đều đã tự động hóa. Sau khi dòng điện nạp đầy vào bình chứa, máy phát điện được dùng vào việc bơm nước.

Khi đứng trông những chú chuột phàm ăn nhấm nháp món xúp ông Mi-gơ-li nấu, thường tôi hay nghĩ về ông Đô-bi. Công việc của ông dính dáng gì đến tôi? Không nghi ngờ gì nữa, đúng ông là nhà vi trùng học. Chẳng hạn cả bữa chiều qua, tôi cùng ông bào chế môi trường nuôi sống vi trùng. Ông Mi-gơ-li dùng thịt bê tạo thành chất bột sền sệt rất thơm, tôi cẩn thận lọc lại chất bột ấy rồi đem khử trùng bằng cách cho vào cái nồi hấp ở phòng số một trên gác. Mọi việc đều trôi chảy. Đây cũng là công việc mà Li-dơ đã làm ở chỗ giáo sư nuôi rắn. Nhưng tại sao ông Đô-bi chỉ ngồi vò võ một mình trong phòng vậy? Tại sao một mình ông mà nuôi nhiều động vật thế?

Tất nhiên tôi phải đi đến sự phỏng đoán như thế này: có lẽ ông Đô-bi là một nhà phát minh.

Hồi ở Xăng-phơ-răng-xi-cô tôi được xem bộ phim “Người ẩn sĩ bí mật”. Bộ phim để lại cho tôi ấn tượng vô cùng mạnh mẽ. Nhà ẩn sĩ nọ đã phát minh ra phương pháp bắn vỡ hạt nhân nguyên tử và từ đó khám phá ra bí mật của cấu tạo vật chất. Kết thúc cuốn phim là cảnh phòng thí nghiệm của vị giáo sư ẩn dật này bị nổ tung. Cô con gái xinh đẹp của ông ta đi máy bay đến cứu bố nhưng thất bại. Cô gái thoát khỏi nỗi nguy hiểm và lấy người trợ lý của nhà ẩn sĩ, anh ta nguyên là con trai của một nhà triệu phú. Đấy là chuyện trong phim. Còn ông Đô-bi thì sao. Chẳng lẽ ông chỉ là một con người kỳ cục thôi ư?
 
Một lần, trong lúc tôi đang ăn món thứ hai của bữa ăn trưa thì bác Mi-gơ-li bê món vịt tần với táo vào. Không hiểu lúc ấy hào hứng lên thế nào, tôi hỏi bác Mi-gơ-li xoay món vịt này ở đâu. Nhờ cách gì ông Đô-bi có đầy đủ các thứ? Chẳng lẽ bằng phương pháp hóa học? Ông có thể phát minh ra bơ, hạt dẻ tươi và loại vịt Ê-xu-ô-rơ béo ngậy này ư? Song thực tế đã đơn giản hơn rất nhiều. Một hôm vào sáng sớm, sau buổi làm ca đêm ở khu vực chuồng trai, tôi đang ngủ trong phòng riêng thì bị tiếng ô-tô làm tỉnh giấc. Từ trong cửa sổ tôi chăm chú nhìn ra ngoài, tôi thấy một thanh niên tóc nâu, người dong dỏng cao đang khuân những chiếc hòm gỗ, hòm sắt và bao tải chất vào trước cổng tòa biệt thự. Xong việc, anh ta bỏ đi. Rồi cổng tòa biệt thự mở toang. Bác Mi-gơ-li đánh ô-tô ra thoăn thoắt chuyển những thứ đó lên xe rồi quay đầu xe lại, có lẽ bác ta đang định chuyển những thứ ấy vào kho. Tôi đẩy cánh cổng nhưng đã bị ai ở ngoài khóa trái lại. Tôi hí hửng trước việc đó, nhưng đồng thời nó cũng buộc tôi phải cảnh giác. Tôi gõ cửa nhưng bác Mi-gơ-li không mở ngay. Bác ta phàn nàn là chưa biết tôi về phòng ngủ.

Mấy hôm nay tôi nhận thấy sáng nào bác Mi-gơ-li cũng xuống Ê-xu-ô-rơ và đều trở về trước khi tôi tỉnh giấc.

Trong cuộc sống quy củ hình như không có điều gì xảy ra với chúng tôi cả. Một hôm, ông Đô-bi bắt gặp tôi đang đứng trước hàng rào sắt nhìn xuống thành phố Ê-xu-ô-rơ. Ông nói với tôi:

- Còn nửa năm nữa hết hạn hợp đồng. Đến lúc đó anh muốn đi đâu cũng được Sem ạ.

Tôi thú nhận:

- Có lúc tôi cảm thấy buồn chán lắm ông ạ.

Ông Đô-bi lại bảo:

- Tôi hiểu… Nhưng điều kiện bắt phải thế. .. Nói cho cùng, cuộc sống ẩn dật cũng làm tôi chán không kém. Mai chúng ta sẽ đi chơi núi một bữa nhé? Cảnh núi rừng đẹp lắm, phải không nhỉ?

Hôm sau, chúng tôi vượt qua hàng rào sắt. Đi chừng một trăm thước đến rìa khoảng đất bằng, ông Đô-bi bảo tôi:

- Sem, anh dẫn đường cho tôi. Tôi không thích ở biển… Những thành phố nhỏ như Ê-xu-ô-rơ kia ở nước chúng ta chẳng thiếu gì. Nhưng còn cảnh núi non… Hừm… Sem, tôi cảm thấy anh là người vùng này thì phải.

- Vâng, thưa ông đúng thế.

- Vậy anh biết con đường nhỏ này về đâu chứ?

Giữa những bụi cây thâm thấp, có một lối mòn lên núi. Hồi ở đây chưa có tòa biệt thự, tôi đã biết con đường này.

- Đây là núi Đen. – Bằng thái độ cởi mở, tôi muốn che đậy ý muốn chủ yếu của tôi là tìm hiểu thêm về ông Đô-bi – Bên kia núi Đen có một con đường đến mỏ cũ.

Ông Đô-bi bảo:

- Sem này, nếu không xa lắm thì anh dẫn tôi đến mỏ cũ nhé. Tôi nghĩ cảnh vật ở đấy cũng bao la hơn…

- Thưa ông, ông nói đúng đấy ạ! – Tôi công nhận và rẽ ngoặt sang con đường lởm chởm những đá.
Đứng trên đỉnh núi Đen chúng tôi ngắm nhìn mặt biển bao la và náo động. Khu bờ biển đẹp như tranh vẽ, được biển bao quanh như một đường viền trắng. Ngọn núi Hai Đóa Hoa Hồng đứng sừng sững ở phía xa xa, lúc này trông như một điểm màu xám. Trên không, những tảng mây từ từ trôi gồm đủ những hình thù quái dị. Cánh rừng thông và rừng pa-tơ-lếch trên sườn núi xa đổ dài ra tận bờ biển chẳng khác gì một dòng thác màu xanh sẫm. Lúc này đã là cuối đông, tôi đứng đây hứng làn gió mát lạnh trong lành và sưởi ánh nắng mặt trời, lòng thanh thản và khoan khoái. Trước mặt tôi cảnh vật đẹp đẽ và yên tĩnh biết bao! Tôi chỉ nghe thấy tiếng gió xào xạc trên những bụi cây khô héo.

Ông Đô-bi chắp hai tay ra sau lưng đi đi lại lại trên đỉnh núi, thỉnh thoảng lại hất mấy viên đá dưới chân và lắng nghe tiếng chúng lăn xuống chân đồi. Hình như ông định tìm nguồn vui trong trò chơi ấy. Ông đang nghĩ gì ghê lắm, nhưng tôi thì mải mê thưởng thức cảnh vật thiên nhiên. Tôi khẽ thốt lên một mình: “Tổ quốc ta đẹp xiết bao!” Cảnh vật ở đây còn đẹp hơn cả Xây-lan và Ca-li-phoóc-ni-a… Tôi còn nghĩ đến dải bờ biển thâm thấp và u ám của nước Mê-hi-cô nóng bức, nghĩ đến vùng nam Phi, nghĩ đến rừng oi ả và bí gió trên khu lãnh đia Đan-bia-gan-dơ của các chúa đất Ấn độ…
Một con chim khá to dang đôi cánh thon dài bay vút qua đầu tôi và kêu da diết ở phía sau. Nó đang săn bắt những chú chim bé nhỏ ẩn trong những lùm cây thấp. Tôi quay người lại. Tôi trông thấy ông Đô-bi đang ngồi trên một mỏm đá nham nhở, chăm chú nhìn về một nơi nào đó, lưng quay ra biển. Ông gọi tôi:

- Sem, lại đây!

Tôi bước đến gần:

- Ông muốn sai bảo điều gì ạ?

Ông chỉ vào mấy ngọn đồi và hỏi:

- Phía sau ngọn đồi kia là nơi nào nhỉ?

“À, hóa ra ông định thử xem tôi có thật là người vùng này như tôi nói không?”. Nghĩ ngợi giây lát để làm thỏa mãn trí tò mò của ông chủ, tôi đáp:

- Phía ấy còn mấy ngọn đồi nữa, nhưng không đẹp như con đường hầm Thánh Phô-ma… Ông hãy nhìn dịch về phía trước một tí, ở đấy có một con đường mòn ven theo sườn đồi Xanh-kê-oa vào sâu tận bên trong. Nơi ấy có một con đường cũ và mấy cái mỏ đã bỏ hoang…

- Ồ, chắc anh biết ít nhiều về cái mỏ ấy chứ nhỉ.

Tôi chưa được chuẩn bị gì về môn lịch sử mỏ than của Ê-xu-ô-rơ mà chỉ được nghe cha tôi kể lại với mẹ tôi rằng những người góp vốn khai thác mỏ than này đã kiện cáo nhau. Tôi nhún vai đáp:

- Tôi nghe nói trước kia ở đây có những vỉa than rất dày, nhưng qua mấy trăm năm khai thác đã hết nhẵn rồi ạ. Trong vòng một trăm năm mươi năm lại đây, chủ mỏ đã mọi sâu vào lòng núi. Nhưng càng vào sâu, chất lượng than càng kém nên không lời lãi gì. Tôi nhớ trong cánh rừng pa-tơ-lếch trên đó một quãng có một số giếng than đã bỏ hóa. Số giếng than nằm sâu phía trong càng bị bỏ hóa sớm hơn. Dân Ê-xu-ô-rơ chúng tôi không ai biết rõ về cái mỏ than ấy nữa…

Như tự trả lời cho ý nghĩ của mình, ông Đô-bi bảo:

- Ôi, buồn nhỉ!

Lúc này, tôi mung lung nghĩ đến thời niên thiếu. Vào những ngày đông tháng giá, những người đàn bà nghèo khổ vùng ngoại ô Ê-xu-ô-rơ lại mang sọt kéo nhau lên mỏ để tìm bới, nhặt nhạnh những hòn than vụ trong những đống than bùn ướt nhão những tuyết. Sau đó họ cõng những sọt than nặng trĩu, lom khom lần xuống chân núi trở về nhà. Đứng ở phố nhà mình, tôi có thể trông thấy những đoàn người đen nhẻm đang lam lũ di động trên sườn núi trắng xóa một màu tuyết. Và đến tối, từ những căn nhà nhỏ vùng ngoại ô bốc lên những làn khói leo lắt…

Ông Đô-bi đứng dậy cất giọng ôn tồn:

- Sem, anh thật đáng quý. Anh hiểu rõ nơi này hơn tôi. Tôi ở gần trọn đời tại miền Bắc, mãi đến khi sắp về già mới chuyển đến một nơi gần thủ đô như ở đây. Thôi, ta về đi… Hơi lạnh rồi đấy…
 
Thanks bác nhiều, đọc sách vốn là thú vui và thói quen của tôi. Đọc truyện này của bác thì là tự enjoy một mình. Còn việc trẻ nhỏ có thích hay ko thì để các con tự tìm hiểu bác ah. Một lần nữa, thanks bác.
 
V

Sau hôm leo núi về một ngày, tự nhiên tôi nhức đầu không chịu được. Thấy tôi hầu như không động đến một món gì trong bữa ăn trưa, ông Đô-bi đã bảo:

- Sem, anh bị cảm lạnh rồi. Chưa chừng anh bị sốt nóng hoặc bị cúm đấy…

Thấy người hơi ớn lạnh, tôi trả lời lấp lửng:

- Tôi chưa bị ốm bao giờ. Duy có một lần ở Ấn Độ tôi lạc vào một làng bị bệnh dịch…

Rồi tôi vắn tắt thuật lại việc ông Min-sôi-rơ tiêm chủng cho tôi. Ông Đô-bi hào hứng trả lời:

- Min-sôi-rơ, tôi cũng biết… Tôi đã được đọc những quyển sách của ông viết về loài rắn… Ông ta là một học giả lớn, có điều là buôn bán cũng tài. Hình như ông ta kiếm được một món khá bẫm về môn thuốc giải độc và hiện giờ đang sống phởn phơ tại một nước thuộc địa nào đó… Thôi được rồi, Sem trở về phòng riêng đi. Tôi đi lấy cho anh ít thuốc bột, mai là khỏi thôi.

Nằm trên giường, nuốt thứ thuốc bột ông Đô-bi đưa cho, tôi hỏi:

- Thưa ông, ông là bác sĩ ạ?

Ông đáp lại:

- Phải, tôi có bằng bác sĩ nhưng bỏ nghề từ lâu rồi. Sem, anh phải ngủ một giấc. Bác Mi-gơ-li sẽ mang túi nước nóng vào cho anh chườm chân. Không có anh, một mình bác chăm lo chuồng trại cũng được… Cứ yên tâm nghỉ ngơi Sem nhé!

Tôi ngủ li bì suốt một ngày đêm, mãi đến bữa trưa hôm sau mới tỉnh dậy. Tôi cảm thấy đầu nhẹ tênh và bụng hơi đoi đói. Khi ngồi vào bàn ăn với ông Đô-bi, tôi nói:

- Cám ơn ông, bây giờ tôi thấy dễ chịu lắm rồi.

Trong lúc múc xúp thịt vào bát, bác Mi-gơ-li nói ra chiều ái ngại:

- Ông trông, anh ấy tái mét đi kìa, có lẽ mắc bệnh sốt phát ban phải không ạ?

Ông Đô-bi vội gạt đi:

- Bác Mi-gơ-li, đừng nhiều lời. Quá lắm anh Sem chỉ mắc bệnh thiếu máu thôi. Tôi sẵn lòng giúp anh ấy chữa khỏi bệnh này…

Sau bữa ăn trưa, ông Đô-bi mời tôi lên chỗ ông ấy. Ông dẫn tôi qua buồng số một để vào phòng sách của mình. Trong phòng có nhiều giá đựng sách, tôi chỉ thốt lên được mỗi một câu:

- Quý quá! Thưa ông!

Ông Đô-bi bảo tôi:

- Nào ngồi xuống đi Sem. Hãy kể về anh đi… Nào… tôi cảm thấy hình như anh có nhiều sở trường lắm thì phải, đừng giấu tôi làm gì.

Thấy ông ngậm píp thuốc, sẵn sàng nghe tôi kể, tôi bèn nói:

- Thưa ông, có lẽ ông nói đúng. Nếu kể từ lúc tôi ra đời đến giờ, e câu chuyện sẽ dài dòng quá. Hình như tôi sinh ra là để làm việc trong phòng thí nghiệm. Giáo sư Min-sôi-rơ cư xử với tôi rất tốt. Ông sẵn sàng kèm cặp tôi trở thành nhân viên thí nghiệm. Nhưng ngờ đâu số phận đã bỡn cợt tôi…

Tôi kể với ông một đôi điều về trạm nghiên cứu rắn. Tôi bịa là vì nhớ đất nước quá nên mới bỏ chỗ ông Min-sôi-rơ mà đi.

Ông Đô-bi hào hứng:

- Ồ, anh đã ở Ấn Độ và Miến Điện đấy à? Thế là anh mắc bệnh sốt phát ban đấy. Hãy nghe tôi, tiêm một liều thuốc phòng đi, tiêm như thế sẽ có lợi cho anh đấy. Nếu không, với khí hậu vùng này, bệnh cũ của anh sẽ tái phát và anh sẽ đổ đấy. Nào theo tôi…

Thế là ông Đô-bi dẫn tôi sang buồng thứ ba:

- Đây là chỗ làm việc và nghỉ ngơi của tôi.
Gian phòng rất đẹp và đầy đủ ánh sáng. Trên bàn thí nghiệm đặt một cái giá gỗ đựng chai lọ. Trong lọ là các dụng dịch đủ các màu sắc. Trên một chiếc bàn khác, ống nghiệm bày la liệt. Cái nhiệt kế treo trên tường khiến tôi chạnh nhớ đến phòng thí nghiệm của giáo sư Min-sôi-rơ, tôi đưa mắt nhìn khắp gian phòng như muốn thấy hiểu cái môi trường quanh mình. Giữa hai khoang cửa sổ tôi trông thấy một cái tủ đựng rất nhiều dụng cụ thí nghiệm. Còn trên bệ cửa sổ thì bày nhiều chậu hoa. Thoạt nhìn, những cây hoa ấy chẳng có gì đặc biệt. Trong góc phòng kê một chiếc bàn lớn, trên đặt cỗ máy li tâm. Phía trên chiếc bàn là một cái tủ, cánh tủ có hai chữ: “E.M”.

Tôi đưa mắt nhìn quanh và hỏi:

- Tôi rất thích gian phòng này. Có điều tôi không thấy kính hiển vi đâu.

Ông Đô-bi trả lời:

- À, nghiên cứu vi trùng thì mới cần đến kính hiển vi để soi vi trùng. Còn tôi ở đây lại nghiên cứu mầm mống gây bệnh, một thứ mà kính hiển vi không soi thấy được.

Tôi thốt lên:

- Siêu vi trùng phải không ạ?

Ông Đô-bi nheo mắt lại làm ra vẻ trịnh trọng:

- Sem ạ, xem ra trong những ngày ở với ông Min-sôi-rơ cũng không phải là uổng phí đối với anh. Có phải ông ấy ngồi soi kính hiển vi suốt ngày phải không? – Ông hỏi có vẻ giễu cợt.

Thấy phải bênh vực vị giáo sư tốt bụng của mình, tôi bèn nghiêm chỉnh trả lời ông Đô-bi:

- Nếu không lấy làm lạ vì phòng thí nghiệm không có kính hiển vi thì tôi đã không hỏi ông như thế ạ.

- Thôi được Sem ạ, nghiên cứu siêu vi trùng thì ngay loại kính hiển vi tối tân nhất cũng trở thành đơn sơ quá. Nó cũng nực cười như một nhà thiên văn dùng ống nhòm xem hát để quan sát sự cấu tạo ánh sáng của sao Hỏa và sao Kim vậy…

Không sao giấu được niềm ấm ức trong lòng, tôi cất giọng chậm rãi:

- Thưa ông, tôi chưa bao giờ thấy ông Min-sôi-rơ có chỗ nào đáng nực cười cả.

Ông Đô-bi chau mày:

- Sem, anh không biết nói đùa gì cả. Hình như anh muốn bênh ông Min-sôi-rơ hả? Nhưng như anh nói thì ông ta rất quan tâm đến các loại rắn nuôi trong vườn, không để chúng ốm. Có lẽ ông ta cũng đang nghiên cứu loại bệnh gây ra bởi siêu vi trùng rắn phải không? Anh không biết à? Dù sao, trong khi đưa quyển sách nói về siêu vi trùng cho anh đọc, chắc chắn ông ta đã xét đến điều đó.
 
Ông Đô-bi bước ra đến chỗ cửa sổ và chỉ ngón tay vào cây cảnh trồng trong chậu.

- Muốn nghiên cứu siêu vi trùng thì phải bắt đầu bằng sự quan sát kỹ lưỡng những thực vật bị bệnh. So sánh chúng với những thực vật khỏe mạnh. Chú ý theo dõi tình huống phát triển của cây bệnh. Anh trông nhé, đây là một cây thuốc lá không mắc bệnh, còn đây là cây thuốc là mắc bệnh đốm lá.

Tôi không lạ gì hình thù của cây thuốc mắc bệnh đốm lá. Ông Đô-bi giải thích thêm:

- Anh trông những cây lá này nhé. Đây là cây không mắc bệnh, trông mới mỡ màng chứ. Nhưng cây cà bị bệnh kia thì thế nào? Lá nó đâu? Chúng đã xoắn lại thành cuống rất nhỏ. Anh có nhận ra đây là cây kê không? Bông của nó trông đến là lạ. Loại bệnh này do siêu vi trùng “kê đốm lá” gây ra.

Ông Đô-bi lấy ra hai tấm ảnh và đưa cho tôi một tấm:

- Gì đây?

Tôi đọc hàng chữ ghi chú bên dưới:

- Mía.

- Phải rồi, giống mía này cao và thẳng đấy chứ. Trong mía có rất nhiều chất đường, nên người ta đã trồng chúng trong vườn… Nhưng anh xem vườn mía bị siêu vi trùng hủy hoại nhé.

Ông Đô-bi cho tôi xem tấm ảnh thứ hai. Tôi thốt lên:

- Có phải lá mía đâu!

Tôi nhìn vào ảnh và thấy những bụi cỏ thâm thấp, cây cong queo, lệch lạc.

- Không, mía một trăm phần trăm đấy chứ, nhưng chúng mắc bệnh. Do ảnh hưởng của siêu vi trùng nên sức lớn của cây mía bị kìm lại…

Qua tập ảnh sưu tầm tôi trông thấy nhiều loại thực vật bị siêu vi trùng hủy hoại. Ông Đô-bi hỏi tôi:

- Từ những tấm ảnh vừa rồi anh có thể rút ra những kết luận gì có tính chất chung nhất?

Tôi thành thật thú nhận:

- Không rút được gì cả ạ.

Ông Đô-bi đáp:

- Kết luận đầu tiên là siêu vi trùng làm ảnh hưởng rất mạnh đến bộ mặt và hình dáng của cây cối. Anh nhìn cây này nhé. Do ảnh hưởng của siêu vi trùng, những phiến lá này đã mọc ngay trên mặt phiến lá kia.

Quả nhiên, tôi trông thấy một phiến lá đã bị vô khối những tấm lá khác mọc phủ lên. Qua ảnh, tôi thấy những thân cây cong queo và những phiến lá kỳ dị. Những bông hoa teo, quắt, lệch lạc như tắc nghẹn trong nỗi đau đớn ngấm ngầm. Cánh hoa trông rất lạ, màu sắc nhợt nhạt trông lại càng gớm ghiếc.

Vừa thu những tấm ảnh vào bàn, ông Đô-bi vừa nói:

- Sau này ta sẽ nói kỹ thêm.

Ông rửa tay rồi bước đến trước mặt tôi:

- Sem, chìa cánh tay cho tôi tiêm nào…

Ông ấy cầm ống tiêm, tôi giấu tay ra sau lưng:

- Không, thưa ông, ông đừng lo. Tôi cảm thấy rất khỏe.

Ông Đô-bi trịnh trọng:

- Tùy anh, nhưng tôi chẩn đoán ít khi sai lắm..

Sáng hôm sau, tôi lại thấy khó chịu trong người. Không nghi ngờ gì nữa, bệnh sốt phát ban đang săn đuổi tôi. Bây giờ thì tôi tự xin ông Đô-bi tiêm cho mình.

Ông Đô-bi tiêm cho tôi. Trong lúc xếp ống tiêm và kim tiêm vào hộp, ông tỏ ra không hài lòng:

- Sem, tôi đã nhắc anh phải chú ý rồi đấy! Anh xuống gác đi và không được làm việc ban đêm nữa. Ba bốn hôm nữa anh đến đây giúp việc cho tôi…

Đến ngày thứ tư, ông Đô-bi lại tiêm cho tôi một mũi nữa và cạo mặt cho tôi. Ông bảo:

- Anh mặc áo choàng trắng vào, chúng ta bắt đầu làm việc. Tôi phải làm một loạt thí nghiệm… Song đừng vội, tôi còn phải sát hạch… xem anh đã hiểu gì về siêu vi trùng?
 
VI

Tôi bắt đầu kể cho ông Đô-bi nghe những điều tôi đã biết theo yêu cầu của ông. Nghe tôi nói xong, ông Đô-bi hừ một tiếng:

- Hừ, không nắm vững kiến thức cơ bản của môn sinh vật học thì không hiểu được siêu vi trùng đâu. Tôi gắng giảng giải cho anh đôi điều. Này, trước khi ở với ông… Min-rôi-sơ, anh học ở trường nào thế?

Tôi khiêm tốn trả lời:

- Tôi tốt nghiệp phần sơ cấp ở Học viện Đi-dan.

Ông Đô-bi sửng sốt thốt lên:

- Cái gì cơ? Anh tốt nghiệp ở Học viện Đi-dan à? Ông cụ anh chắc phải giàu lắm nhỉ?

Tôi đỏ mặt:

- Không đâu ạ. Một người giàu sang cung cấp cho tôi ăn học. Nhưng ông ấy đã gặp chuyện rủi ro… và có lẽ qua đời rồi. Cha tôi làm gì có nhiều tiền như thế.

Ông Đô-bi khách sáo gạt ngang câu chuyện về sự nghèo túng của gia đình tôi:

- Ồ, trở lại vấn đề chính nhớ… Anh nên biêt rằng mọi vật xung quanh ta đều do các nguyên tố hóa học tạo thành… Có tất cả chín mươi hai nguyên tố hóa học (lúc đó mới tìm ra 92 nguyên tố) từ Hy-đơ-rô đến U-ra-ni-om. Những nguyên tử của các nguyên tố kết hợp với nhau thành phân tử, rồi các phân tử lại…

Tôi thấy cần thiết phải giải thích rõ:

- Thưa ông, những điều đó tôi đều biết cả. Trong học bạ tốt nghiệp của tôi, điểm hóa của tôi rất cao. Song xin lỗi ông, tôi sẵn sàng nghe ông giảng thêm.

- Cho nên mỗi vật chất đều có đặc điểm riêng của nó và mỗi vật chất lại do phân tử tạo thành. Thí dụ: ký ninh do phân tử ký ninh tạo thành. Chúng ta đã hiểu rõ thành phần hóa học của phân tử ký ninh cùng sự sắp xếp của các nguyên tử và số lượng nguyên tử của nó. Nhưng nếu anh thay đổi thứ tự sắp xếp hoặc số lượng các nguyên tử trong phân tử ký ninh, đưa những nguyên tử mới vào phân tử ấy, hay đảo lộn sự phân bổ của chúng thì anh sẽ được một chất khác, không phải là ký ninh, thí dụ muối xin-can-ninh hoặc ca-ki-ninh chẳng hạn.

Tôi liền hỏi:

- Ký ninh lấy từ vỏ cây canh-ki-na ra phải không ạ?

- Phải đấy. Nhưng vô vàn vật chất đều bao hàm một loại chất hóa học rất lý thú là lòng trắng trứng hoặc gọi là hợp chất gốc. Chất a-bu-min còn tươi chính là cơ sở của sự sống.

- Thưa ông, rõ ạ!

- Năm một ngàn bảy trăm bốn mươi bảy, Bê-ca-li đã chỉ ra rằng cơ-lây-cô-vin là chất a-bu-min đơn giản nhất, từ đó người ta mới bất đầu coi a-bu-min là một loại chất hóa học. Sau này các nhà hóa học lại tìm thấy nhiều chất a-bu-min khác trong tổ chức động vật và tổ chức thực vật. Qua sự phân tích hóa học phát hiện thấy cấu tạo của phân tử a-bu-min rất phức tạp, đấy chính là đặc điểm của chúng. Hơn sáu mươi năm trước đây, một số nhà khoa học định mượn phương pháp hóa học để chế tạo phân tử a-bu-min bằng một số nguyên tố. Quả nhiên họ đã tạo ra trong phòng thí nghiệm một số chất rất lạ lùng. Họ đã làm thí nghiệm phản ứng hóa học đối với những chất này. Kết quả cho thấy chúng không phải là a-bu-min. Nếu thực sự chế ra được chất a-bu-min bằng phương pháp nhân tạo thì quả là một thắng lợi lớn nhất của khoa học, Sem ạ.

Tôi không nói gì cả mà cũng không định nói nữa, những điều đó tôi đã được đọc trong sách giáo khoa cả rồi.

- Ngày nay mọi người đều biết, cũng như nhiều chất hóa học thông thường khác, chất a-bu-min cũng có thể có được một hình thái kết tinh ổn đinh. Rõ ràng chất a-bu-min cũng là một chất hóa học thông thường. Các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu tính chất hóa học của phân tử a-bu-min, do vậy họ đã nói rất cặn kẽ về mặt cấu tạo của chúng. Nhưng… - Ông Đô-bi rít một hơi thuốc rất dài – Nhưng cho đến bây giờ chưa một ai dám quả quyết có bao nhiêu dạng cấu tạo hình khối gần nhất chất a-bu-min trong thực tế.

Tôi nói:

- Thật đáng tiếc, thưa ông. Lẽ nào không phát minh ra được điều ấy?...

Ông Đô-bi nhìn tôi vẻ không đồng ý:

- Ồ, phát minh… Nhiệm vụ của các nhà khoa học là quan sát rút ra những kết luận đúng đắn và thí nghiệm. Muốn đủ tư cách làm việc đó, trước tiên phải hiểu biết nhiều. Khó khăn của việc thí nghiệm a-bu-min ở phòng thí nghiệm là chất a-bu-min đã có sự biến đổi và kết tủa. Hễ tiếp xúc với các hóa chất là chúng có sự biến đổi như thế. Còn đặc điểm chủ yếu của chất a-bu-min sống là ở chỗ chúng còn tươi nguyên.
 
Back
Top