Sutj
Well-Known Member
——————
- Tuần vừa rồi thông tin nổi bật nhất có lẽ là báo cáo về GDP (tổng sản phẩm quốc nội) của Hoa Kỳ ra với con số tăng trưởng âm. Đây là Quý thứ 2 liên tiếp chúng ta có tăng trưởng âm. Nghĩa là, về mặt kỹ thuật (technically), kinh tế Mỹ đã ở trong suy thoái. - Tuy nhiên cả FE'D lẫn chính phủ Mỹ đều phủ nhận sử dụng khái niệm này để định nghĩa về suy thoái. Thậm chí, trước ngày công bố GDP, website chính thức của Nhà Trắng còn đăng một bài tiểu luận nhấn mạnh: việc 2 Quý tăng trưởng âm không nhất thiết phải gọi là suy thoái. Nhiều nhà phân tích cho rằng Nhà Trắng đang cố gắng ‘giáo dục lại’ (re-educate) người dân về khái niệm suy thoái. Cộng đồng mạng còn để ý thấy định nghĩa về suy thoái ở trên trang Wikipedia (trang thông tin kiến thức đại chúng) bị sửa nhiều lần trước ngày công bố GDP. - Tất nhiên, với nhiều khuấy động phía sau màn hình như vậy thì ai cũng đoán được con số GDP của Quý II ra phải âm thôi. Nếu không thì đâu tự nhiên phải ‘rần rần’ lên như thế. Còn nhớ vào hôm trước khi công bố GDP, trong cuộc phỏng vấn sau buổi họp của FE’D. có một phóng viên hỏi Powell rằng ‘ngày mai con số GDP sẽ được công bố, ông có xem qua nó trước khi ra quyết định tăng lãi suất chưa’, Powell trả lời ông chưa được thấy số liệu GDP. Điều này nghĩa là, về lý thuyết, FE'D đưa ra quyết định tăng lãi suất mà không cần biết rGDP âm. Nhưng có lẽ nếu biết trước thì FE'D cũng không thay đổi quyết định của mình, vì đâu còn cách nào khác.
—————— - GDP được cấu thành bởi 5 yếu tố: Tiêu dùng (Consumer Spending), Đầu tư (Investment), Chi tiêu chính phủ (Goverment Spending), Xuất khẩu (Export) và Nhập khẩu (Import). Công thức nó như thế này: Y = C + I + G + (X-M), trong đó (X-M) còn được gọi là cân đối xuất nhập khẩu (Trade Balance). *Y: Báo cáo real GDP của Quý II cho thấy: tiêu dùng tăng 0.7% so với cùng kỳ năm ngoái (YoY), đầu tư giảm -2.73% so với năm ngoái, chi tiêu chính phủ giảm -0.33%, xuất khẩu tăng 1.92% và nhập khẩu tăng 0.49%. Cộng lại hết theo công thức trên thì ra con số rGDP giảm -0.93%. Mổ xẻ từng cái một để thấy cái gì đang diễn ra với rGDP của chúng ta.
*C: Tiêu dùng tăng 0.7%: trong đó tiêu thụ hàng hoá (goods) giảm -1.08% nhưng dịch vụ (service) tăng 1.78%. Đây là hệ quả rõ nét nhất của chính sách mở cửa nền kinh tế hậu covid. Còn nhớ trong thời covid chúng ta không được phép đi đâu, không được du lịch, không được xem phim rạp, không được quánh casino; nên khi cần giải trí người ta chẳng biết làm gì khác hơn là mu|a hàng hoá (goods) cho mình, người mu|a quần áo, kẻ mu|a dụng cụ sửa xe hay nâng cấp nhà cửa... Nhưng giờ khi mà chúng ta được tự do bay nhảy thì toàn bộ nhu cầu 'thoả mãn tiêu xài' chuyển dịch từ hàng hoá sang dịch vụ. Nên không gì ngạc nhiên khi tiêu thụ hàng hoá giảm và dịch vụ lại tăng trong Quý II vừa qua. Nhìn cổ phiếu hàng tiêu dùng như Walmart & Target rớt thảm mà xót thương, trong khi cổ phiếu các hãng máy bay, khách sạn, vui chơi giải trí được dịp phục hồi thời gian qua cũng là vì như vậy. *I: Đầu tư giảm -2.73%: trong đó đầu tư cố định (Fixed Investment) giảm -0.72% và thay đổi hàng trong kho (Change in Inventory) giảm tới -2.01% (đây là con số rất bất thường, cũng là nguyên do chính kéo rGDP xuống âm trong Quý II). Thật ra hàng trong kho (Inventory) của Quý II không hề giảm, ngược lại còn tăng khoảng 81.6 tỷ USD. Nhưng “con số tăng” này nhỏ hơn “con số tăng” của Quý 1 (188.5 tỷ USD), nghĩa là tuy tăng nhưng không tăng nhiều như Quý 1. Mà công thức tính rGDP của Inventory là dựa vào con số tăng qua từng Quý (Change in Inventory) chứ không phải dựa nào con số tổng (Not Aggregated Number). Như vậy, mặc dù Inventory có tăng nhưng “tăng của Quý II” thấp hơn đến 56.7% so với “tăng của Quý 1” nên thành ra là “giảm độ tăng” và kéo theo rGDP giảm một cách đáng kể (hi vọng bạn phân biệt được khái niệm khá phúc tạp này). Để ý sẽ thấy, nếu không có yếu tố bất ngờ từ “Change in Inventory” này thì real GDP của Quý II chắc chắn đã không bị âm.
*G: Chi tiêu chính phủ giảm -0.33%: đúng là tin tốt, cuối cùng thì chính phủ cũng phải thắt lưng buộc bụng. Ông bà ta có câu “Chính phủ đi trước, làng nước theo sau” rất là hợp với tình cảnh hiện tại. Chi tiêu của chính phủ được chia 2 loại, dành cho quốc phòng và không dành cho quốc phòng, Quý II vừa qua thì chi tiêu quốc phòng tăng 2.5% trong khi chi tiêu không liên quan tới quốc phòng giảm -10.5%, xem ra là thắt lưng buộc bụng thật rồi. Cổ phiếu các ngành sản xuất vũ khí quốc phòng cũng ổn định kể từ đầu năm. *X-M: Cân đối xuất nhập khẩu (Export - Import) tăng 1.43% > 0: nghĩa là xuất siêu (xuất nhiều hơn nhập). Hiện tượng này ngược hẳn với số liệu Quý 1/2022, lúc đó Hoa Kỳ nhập khối lượng lớn hàng hoá nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong dân chúng (chính nhập siêu (Import > Export) là nguyên nhân khiến rGDP Quý 1 bị tăng trưởng âm). Nhưng đó cũng là sai lầm của các hãng tiêu dùng như Walmart và Target, họ đã tính toán sai tưởng rằng nhu cầu tiêu thụ này sẽ còn mãi; nhưng không ngờ ngay sau khi kinh tế mở cửa hoàn toàn thì tất cả nhu cầu ‘hưởng thụ’ của nhân dân dịch chuyển 180º sang các mảng dịch vụ như du lịch, thể thao và giải trí, vì vậy mà nhập khẩu của Quý II giảm hẳn so với Quý 1. ——————
- Như vậy, nhìn tổng thể, tính cho đến cuối Quý II, nền kinh tế vẫn chưa đến nỗi nào. GDP không quá tệ và báo cáo việc làm vẫn rất vững, điều này mở toang cánh cửa cho FE'D thoải mái tăng lãi suất trong những lần họp kế tiếp, nhất là trong bối cảnh báo cáo về lạm phát PCE cuối tuần qua vẫn chưa đạt được mong muốn của FE'D. Viễn cảnh về chính sách lãi suất khắc khe của FE'D vẫn sẽ tiếp tục ít nhất cho đến cuối năm hoặc sau bầu cử.
- Điều này có ý nghĩa gì với những người đầu tư như chúng ta và tại sao thị trường lại tăng ngay sau khi FE'D tăng lãi suất? Trả lời cho cả hai câu hỏi phức tạp trên chỉ cần 1 từ duy nhất: FE’D. Chính FE'D và cụ thể là các phát biểu của chủ tịch Powell đã thay đổi nhận định của giới đầu tư. Ngay sau khi Powell trả lời báo chí và đưa ra một câu nói trấn an rằng là sẽ xem xét “giảm nhiệt” tăng lãi suất trong những đợt họp kế tiếp, thị trường đã đảo chiều và tăng điểm cho đến tận hôm nay. Chỉ với câu nói này FE'D đã gây ra một sự hiểu lầm không cần thiết, tuy thị trường tăng điểm nhưng hậu quả là lạm phát sẽ không được kiềm chế như mong muốn dẫn đến việc FE'D sẽ lại phải tăng lãi suất thêm nữa, nghĩa là FE'D mất hẳn uy tín của mình (nói 1 đằng làm 1 nẻo). - Tóm lại, nếu bạn đánh cược vào sự “thay đổi chóng mặt và bất nhất” của FE'D thì đợt rally (tăng điểm) này sẽ còn kéo dài tuỳ vào các phát ngôn tiếp theo của các chủ tịch. Còn nếu bạn đánh cược vào việc FE'D sẽ “nghiêm túc” với mục đích sau cùng của họ là kiềm chế lạm phát xuống 2% thì đợt rally này vẫn không gì hơn ngoài ‘bear market rally’ (nghĩa là chưa hoàn toàn uptrend). - Số liệu GDP, số liệu việc làm, lương bổng và tín hiệu từ Nhà Trắng đang giao cho FE'D rất nhiều quyền lực để thoải mái tăng lãi suất bất kể khi nào và bất kể bao nhiêu họ muốn, cho đến khi một cái gì đó vỡ ra, hoặc là lạm phát hoặc là nền kinh tế.
——————
- Thật ra, đọc và hiểu về kinh tế vĩ mô rất cần thiết cho người đầu tư, hi vọng các bài viết này sẽ giúp mọi người hứng thú với vĩ mô. Nhưng nếu chỉ nắm vĩ mô mà không biết áp dụng vào đầu tư cụ thể như thế nào thì cũng rất uổng thời gian đọc và nghiên cứu. Vì vậy, mình dự định sẽ viết cụ thể hơn về những ‘món’ đầu tư và cách đầu tư dựa trên nhận thức vĩ mô ở từng thời điểm, để giúp hiểu rõ tại sao lúc này nên đầu tư ‘món’ A, lúc kia thì lại đẩy mạnh vào ‘món’ B. - Nhưng vì đây là fb cá nhân nên không muốn làm phiền bạn bè đồng nghiệp mình khi thấy mình cứ ‘phím hàng’ về cổ phiếu này kia, nên mình sẽ đăng nhiều bên trang page của mình và phím hàng linh tinh bên ấy, còn nơi thanh tịnh này chỉ xin viết về kinh tế vĩ mô và các chủ đề chung chung xinh đẹp thôi. Mọi người ai quan tâm thì có thể theo dõi bên đó.
Froom: A3Mlem
- Tuần vừa rồi thông tin nổi bật nhất có lẽ là báo cáo về GDP (tổng sản phẩm quốc nội) của Hoa Kỳ ra với con số tăng trưởng âm. Đây là Quý thứ 2 liên tiếp chúng ta có tăng trưởng âm. Nghĩa là, về mặt kỹ thuật (technically), kinh tế Mỹ đã ở trong suy thoái. - Tuy nhiên cả FE'D lẫn chính phủ Mỹ đều phủ nhận sử dụng khái niệm này để định nghĩa về suy thoái. Thậm chí, trước ngày công bố GDP, website chính thức của Nhà Trắng còn đăng một bài tiểu luận nhấn mạnh: việc 2 Quý tăng trưởng âm không nhất thiết phải gọi là suy thoái. Nhiều nhà phân tích cho rằng Nhà Trắng đang cố gắng ‘giáo dục lại’ (re-educate) người dân về khái niệm suy thoái. Cộng đồng mạng còn để ý thấy định nghĩa về suy thoái ở trên trang Wikipedia (trang thông tin kiến thức đại chúng) bị sửa nhiều lần trước ngày công bố GDP. - Tất nhiên, với nhiều khuấy động phía sau màn hình như vậy thì ai cũng đoán được con số GDP của Quý II ra phải âm thôi. Nếu không thì đâu tự nhiên phải ‘rần rần’ lên như thế. Còn nhớ vào hôm trước khi công bố GDP, trong cuộc phỏng vấn sau buổi họp của FE’D. có một phóng viên hỏi Powell rằng ‘ngày mai con số GDP sẽ được công bố, ông có xem qua nó trước khi ra quyết định tăng lãi suất chưa’, Powell trả lời ông chưa được thấy số liệu GDP. Điều này nghĩa là, về lý thuyết, FE'D đưa ra quyết định tăng lãi suất mà không cần biết rGDP âm. Nhưng có lẽ nếu biết trước thì FE'D cũng không thay đổi quyết định của mình, vì đâu còn cách nào khác.
—————— - GDP được cấu thành bởi 5 yếu tố: Tiêu dùng (Consumer Spending), Đầu tư (Investment), Chi tiêu chính phủ (Goverment Spending), Xuất khẩu (Export) và Nhập khẩu (Import). Công thức nó như thế này: Y = C + I + G + (X-M), trong đó (X-M) còn được gọi là cân đối xuất nhập khẩu (Trade Balance). *Y: Báo cáo real GDP của Quý II cho thấy: tiêu dùng tăng 0.7% so với cùng kỳ năm ngoái (YoY), đầu tư giảm -2.73% so với năm ngoái, chi tiêu chính phủ giảm -0.33%, xuất khẩu tăng 1.92% và nhập khẩu tăng 0.49%. Cộng lại hết theo công thức trên thì ra con số rGDP giảm -0.93%. Mổ xẻ từng cái một để thấy cái gì đang diễn ra với rGDP của chúng ta.
*C: Tiêu dùng tăng 0.7%: trong đó tiêu thụ hàng hoá (goods) giảm -1.08% nhưng dịch vụ (service) tăng 1.78%. Đây là hệ quả rõ nét nhất của chính sách mở cửa nền kinh tế hậu covid. Còn nhớ trong thời covid chúng ta không được phép đi đâu, không được du lịch, không được xem phim rạp, không được quánh casino; nên khi cần giải trí người ta chẳng biết làm gì khác hơn là mu|a hàng hoá (goods) cho mình, người mu|a quần áo, kẻ mu|a dụng cụ sửa xe hay nâng cấp nhà cửa... Nhưng giờ khi mà chúng ta được tự do bay nhảy thì toàn bộ nhu cầu 'thoả mãn tiêu xài' chuyển dịch từ hàng hoá sang dịch vụ. Nên không gì ngạc nhiên khi tiêu thụ hàng hoá giảm và dịch vụ lại tăng trong Quý II vừa qua. Nhìn cổ phiếu hàng tiêu dùng như Walmart & Target rớt thảm mà xót thương, trong khi cổ phiếu các hãng máy bay, khách sạn, vui chơi giải trí được dịp phục hồi thời gian qua cũng là vì như vậy. *I: Đầu tư giảm -2.73%: trong đó đầu tư cố định (Fixed Investment) giảm -0.72% và thay đổi hàng trong kho (Change in Inventory) giảm tới -2.01% (đây là con số rất bất thường, cũng là nguyên do chính kéo rGDP xuống âm trong Quý II). Thật ra hàng trong kho (Inventory) của Quý II không hề giảm, ngược lại còn tăng khoảng 81.6 tỷ USD. Nhưng “con số tăng” này nhỏ hơn “con số tăng” của Quý 1 (188.5 tỷ USD), nghĩa là tuy tăng nhưng không tăng nhiều như Quý 1. Mà công thức tính rGDP của Inventory là dựa vào con số tăng qua từng Quý (Change in Inventory) chứ không phải dựa nào con số tổng (Not Aggregated Number). Như vậy, mặc dù Inventory có tăng nhưng “tăng của Quý II” thấp hơn đến 56.7% so với “tăng của Quý 1” nên thành ra là “giảm độ tăng” và kéo theo rGDP giảm một cách đáng kể (hi vọng bạn phân biệt được khái niệm khá phúc tạp này). Để ý sẽ thấy, nếu không có yếu tố bất ngờ từ “Change in Inventory” này thì real GDP của Quý II chắc chắn đã không bị âm.
*G: Chi tiêu chính phủ giảm -0.33%: đúng là tin tốt, cuối cùng thì chính phủ cũng phải thắt lưng buộc bụng. Ông bà ta có câu “Chính phủ đi trước, làng nước theo sau” rất là hợp với tình cảnh hiện tại. Chi tiêu của chính phủ được chia 2 loại, dành cho quốc phòng và không dành cho quốc phòng, Quý II vừa qua thì chi tiêu quốc phòng tăng 2.5% trong khi chi tiêu không liên quan tới quốc phòng giảm -10.5%, xem ra là thắt lưng buộc bụng thật rồi. Cổ phiếu các ngành sản xuất vũ khí quốc phòng cũng ổn định kể từ đầu năm. *X-M: Cân đối xuất nhập khẩu (Export - Import) tăng 1.43% > 0: nghĩa là xuất siêu (xuất nhiều hơn nhập). Hiện tượng này ngược hẳn với số liệu Quý 1/2022, lúc đó Hoa Kỳ nhập khối lượng lớn hàng hoá nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong dân chúng (chính nhập siêu (Import > Export) là nguyên nhân khiến rGDP Quý 1 bị tăng trưởng âm). Nhưng đó cũng là sai lầm của các hãng tiêu dùng như Walmart và Target, họ đã tính toán sai tưởng rằng nhu cầu tiêu thụ này sẽ còn mãi; nhưng không ngờ ngay sau khi kinh tế mở cửa hoàn toàn thì tất cả nhu cầu ‘hưởng thụ’ của nhân dân dịch chuyển 180º sang các mảng dịch vụ như du lịch, thể thao và giải trí, vì vậy mà nhập khẩu của Quý II giảm hẳn so với Quý 1. ——————
- Như vậy, nhìn tổng thể, tính cho đến cuối Quý II, nền kinh tế vẫn chưa đến nỗi nào. GDP không quá tệ và báo cáo việc làm vẫn rất vững, điều này mở toang cánh cửa cho FE'D thoải mái tăng lãi suất trong những lần họp kế tiếp, nhất là trong bối cảnh báo cáo về lạm phát PCE cuối tuần qua vẫn chưa đạt được mong muốn của FE'D. Viễn cảnh về chính sách lãi suất khắc khe của FE'D vẫn sẽ tiếp tục ít nhất cho đến cuối năm hoặc sau bầu cử.
- Điều này có ý nghĩa gì với những người đầu tư như chúng ta và tại sao thị trường lại tăng ngay sau khi FE'D tăng lãi suất? Trả lời cho cả hai câu hỏi phức tạp trên chỉ cần 1 từ duy nhất: FE’D. Chính FE'D và cụ thể là các phát biểu của chủ tịch Powell đã thay đổi nhận định của giới đầu tư. Ngay sau khi Powell trả lời báo chí và đưa ra một câu nói trấn an rằng là sẽ xem xét “giảm nhiệt” tăng lãi suất trong những đợt họp kế tiếp, thị trường đã đảo chiều và tăng điểm cho đến tận hôm nay. Chỉ với câu nói này FE'D đã gây ra một sự hiểu lầm không cần thiết, tuy thị trường tăng điểm nhưng hậu quả là lạm phát sẽ không được kiềm chế như mong muốn dẫn đến việc FE'D sẽ lại phải tăng lãi suất thêm nữa, nghĩa là FE'D mất hẳn uy tín của mình (nói 1 đằng làm 1 nẻo). - Tóm lại, nếu bạn đánh cược vào sự “thay đổi chóng mặt và bất nhất” của FE'D thì đợt rally (tăng điểm) này sẽ còn kéo dài tuỳ vào các phát ngôn tiếp theo của các chủ tịch. Còn nếu bạn đánh cược vào việc FE'D sẽ “nghiêm túc” với mục đích sau cùng của họ là kiềm chế lạm phát xuống 2% thì đợt rally này vẫn không gì hơn ngoài ‘bear market rally’ (nghĩa là chưa hoàn toàn uptrend). - Số liệu GDP, số liệu việc làm, lương bổng và tín hiệu từ Nhà Trắng đang giao cho FE'D rất nhiều quyền lực để thoải mái tăng lãi suất bất kể khi nào và bất kể bao nhiêu họ muốn, cho đến khi một cái gì đó vỡ ra, hoặc là lạm phát hoặc là nền kinh tế.
——————
- Thật ra, đọc và hiểu về kinh tế vĩ mô rất cần thiết cho người đầu tư, hi vọng các bài viết này sẽ giúp mọi người hứng thú với vĩ mô. Nhưng nếu chỉ nắm vĩ mô mà không biết áp dụng vào đầu tư cụ thể như thế nào thì cũng rất uổng thời gian đọc và nghiên cứu. Vì vậy, mình dự định sẽ viết cụ thể hơn về những ‘món’ đầu tư và cách đầu tư dựa trên nhận thức vĩ mô ở từng thời điểm, để giúp hiểu rõ tại sao lúc này nên đầu tư ‘món’ A, lúc kia thì lại đẩy mạnh vào ‘món’ B. - Nhưng vì đây là fb cá nhân nên không muốn làm phiền bạn bè đồng nghiệp mình khi thấy mình cứ ‘phím hàng’ về cổ phiếu này kia, nên mình sẽ đăng nhiều bên trang page của mình và phím hàng linh tinh bên ấy, còn nơi thanh tịnh này chỉ xin viết về kinh tế vĩ mô và các chủ đề chung chung xinh đẹp thôi. Mọi người ai quan tâm thì có thể theo dõi bên đó.
Froom: A3Mlem