Hiện trạng vĩ mô và kinh tế Việt Nam

https://vietstock.vn/2019/01/kinh-t...nam-2018-yeu-nhat-trong-28-nam-775-648923.htm Thằng này nếu cứ bơm nợ ra nền kinh tế chắc sẽ giống như thằng Nhật quá, làm quả reset như ông Mỹ năm 2008 thế mà lại hay.
Với việc tăng mua hàng từ Mỹ mà tổng giá trị gộp lại là hơn 1 ngàn tỷ USD trong khoảng thời gian 6 năm, Trung Quốc dự kiến sẽ giảm thặng dư thương mại của họ với Mỹ xuống còn là 0 vào năm 2024. Năm ngoái con số này là 323 tỷ USD.
Nó tăng mua hàng Mỹ sẽ giảm mua hàng của những nước khác. Mấy ông Tàu này...:dash:
Em nghĩ đến 3 kịch bản :
  1. Mỹ chấp thuận, kệ tía thế giới, thân tôi, tôi lo...bọn cánh hữu sẽ trỗi dậy toàn thế giới. Đây là kịch bản xấu nhất, chủ nghĩa bảo hộ thương mại gia tăng khi TQ lập hàng rào thuế quan, phi thuế quan, giảm nhập, các nước khác cũng như vậy. :cute_smiley84:
  2. Thằng Mỹ ko ký kết, Mỹ là đại diện của EU, Nhật, Hàn...đứng ra đàm phán với yêu cầu tiên quyết bắt TQ phải tôn trọng sở hữu trí tuệ. Thực tế TQ gây thiệt hại chắc tầm 500 tỷ USD cho bọn trên khi sao chép, ăn cắp...Điều này cũng là điều kiện tiên quyết khi bọn phát triển thòng vào các hiệp định thương mại mới như CPTPP và EVFTA...lúc này :
  • Trung Quốc chấp thuận ký, đây là kịch bản tốt nhất, game sẽ được sét up lại.:cute_smiley15:
  • Trung Quốc ko ký, vì tao ký tao cũng chết, ko ký tao cũng chết, thế thì ngọc đá cùng nát. giết địch 1 vạn, tự tổn 3 ngàn. Chờ giá price in xong làm ván mới.:42:
tổng thể mà nói GDP M : 20000 tỷ $, TQ: 10000 tỷ $. do vậy chỉ cần quy mô không giảm, thì 100-300 tỷ của VN chỉ là ép xi lon. miễn là có tinh thần quyết thắng là vẫn ok nhé hiiiiiiiiiii
 
EASY MONEY TIME- THỜI ĐẠI TIỀN TỆ DỄ DÃI
Bài viết của anh Lý Xuân Hải trên FB cá nhân. Xin phép được chia sẻ ở đây để mọi người có một góc nhìn về các chính sách kích thích kinh tế.
Chú ý:
1. Tôi viết bài này không để kêu gọi bán hay mua Chứng khoán, Bất động sản. Chỉ nêu các bình luận cá nhân về các hiện tượng tiền tệ toàn cầu.
2. Các nhận định trong bài không liên quan đến Việt Nam do không đủ số liệu thống kê và các dữ liệu thị trường.
3. Đây là bài viết số 2 theo đơn đặt hàng của nhóm cá độ Chiến tranh thương mại. Mục đích bài viết là cho những người có chuyên môn. Những bạn không đủ chuyên môn đừng đọc vì vô bổ và có hại.
___________________________________
Lâu nay lãi suất ngày càng giảm, tiền ngày càng nhiều, kiếm tiền ngày càng “dễ dãi”, người giàu ngày càng lắm… Người lo sợ khủng hoảng do lạm phát, kẻ sung sướng tiêu xài nhìn giá tài sản ngày càng tăng.
Mấy câu hỏi chắc nhiều người quan tâm:
1. Nguyên nhân của đồng tiền dễ dãi? Đây là một “New Normal - Bình thường mới” hay chỉ là hiện tượng ngắn hạn?
2. Lạm phát có đe doạ chúng ta?
3. Thời đại này có kết thúc không? Khi nào hay bao giờ?
Xin chia sẻ vài suy nghĩ:
I. Kỷ nguyên tiền tệ “dễ dãi”:
Cách đây cỡ 13-15 năm ngồi nhâm nhi ly bia ở khách sạn Fullerton Singapore với 1 người bạn không thân không sơ, không quan chức làm trong tổ chức có vai trò không bình thường trong nền kinh tế Mỹ, xem trên CNN Tổng thống G.Bush phát biểu gì đó rồi các nhà bình luận nói về kinh tế Mỹ nói về giữ đồng USD mạnh để giữ vai trò tiền tệ và phương tiện dự trữ thế giới của USD. Ông bạn thấy tôi chăm chú nghe cười bảo: “Đừng tin mấy chính trị gia. Bọn tao vẫn đang phá giá đồng USD đấy!’. Tôi ngỡ ngàng nhìn ông bạn Mỹ ‘phản động’ bảo “Mày đùa à. Lãnh đạo nước mày khẳng định khác mà!”. Hắn cười bảo: “Tao đang uống bia bàn chuyện với bạn tao chứ không phát biểu trên TV với các nhà đầu tư”. Khi về xem lại số liệu mới giật mình thấy đúng là như vậy: Mỹ, và không chỉ Mỹ mà cả thế giới, đang nới lỏng tiền tệ suốt nhiều năm. Thỉnh thoảng lại nhớ đến chuyện ấy.
Kinh tế thế giới sau những năm 80-90 thịnh vượng thế kỷ trước bắt đầu giảm tốc và đối mặt với việc động cơ tăng trưởng cũ dường như hết dư địa và tiềm năng. Bởi tiêu dùng là động lực tăng trưởng như thấy rõ mối song hành của GDP và Tiêu dùng Mỹ tại (H1). Mà động lực tiêu dùng cũ đã dần hết dư địa: Hàng hoá mới không có, Châu Âu và Mỹ đã đạt đỉnh, ở Châu Á các con hổ cũng bắt đầu thoái trào, Trung Đông vẫn ngập trong các mâu thuẫn và châu Phi vẫn trong nghèo đói chưa vượt qua ngưỡng nghèo. Trung Quốc dẫn dắt tăng trưởng toàn cầu nhưng sau 2005-2008 bắt đầu đi xuống và hưởng lợi từ khủng hoảng 2008 bởi ít bị thiệt hại hơn chứ không ngăn được đà đi xuống (H2).
Đó chính là lý do các NHTW các nền kinh tế lớn nhỏ tương đối phát triển, không chỉ Trung Quốc và bao gồm FED, để duy trì tăng trưởng không biết làm gì hơn ngoài sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ như cắn doping: tác dụng tức thì, hiệu quả nhanh... mà lơi lỏng dần chính sách tài khoá căn cơ đòi hỏi thời gian. Đồng tiền dễ dãi sinh ra từ đây. Và các hiệu ứng phụ bắt đầu xuất hiện:
1. Khủng hoảng tài chính 1997-1998, do mất cân đối kỳ hạn nguồn vốn mì ăn liền FDI và sử dụng vốn dễ dãi tạo bong bóng bất động sản và tài sản tài chính, đánh sập kinh tế ASEAN cả chục năm sau mới gượng lại. Khủng hoảng khu vực này đưa ra cảnh cáo:
a. Đồng tiền dễ dãi hai mặt và nguy hiểm;
b. Chúng ta rất phụ thuộc vào nhau bởi thế giới đã phẳng do hội nhập.
c. Không có khủng hoảng cục bộ nữa, khủng hoảng ngày càng mang tính toàn cầu;
Tuy nhiên do con dê tế thần đã tìm ra: Đó là các quỹ phòng vệ (Hedge Funds) mà cụ thể nhất là Quỹ Quantum của ông Soros, nên lỗi hệ thống dường như được bỏ qua, không có: Tội đồ là đó! Không phải tại chính sách tiền tệ sai lầm.
Cỡ 10 năm sau cuộc khủng hoảng khu vực, nói chuyện với một trong những người đứng đầu một Hedge Fund của Soros tôi đổ cho các hành vi đầu cơ của họ là tội đồ gây ra khủng hoảng tài chính 1997-1998 và có thể sẽ tiếp tục như vậy với các nền kinhtees nhở như Việt Nam. Ông ta nhún vai: “Sao lại đổ tội cho bọn tao? Việc để nền tài chính tiền tệ của một quốc gia mất cân đối đâu phải là lỗi của bọn tao. Bọn tao chỉ nhìn thấy nó và khai thác nó. Bọn tao không làm thì nó vẫn cứ sụp cơ mà. Chính nhờ bọn tao mà các nhà quản lý phát hiện ra lỗi hệ thống để khắc phục ”. Rất chuẩn. Nhưng các nhà hoạch định chính sách quên rất nhanh.
(Từ góc độ tổ chức – không nói về đạo đức - tôi đánh giá rất cao thiên tài của Soros trong phi vụ này: Từ phát hiện điểm mất cân đối, tận dụng cơ hội, xây dựng sơ đồ, chọn địa bàn tấn công, chọn thời điểm và tổ chức nguồn lực thực hiện. Một chiến dịch hoàn hảo!)
2. Việc lạm dụng các đồng tiền dễ dãi cũng là một trong các nguyên nhân gây khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Lần này họ tìm ra tội đồ là các ngân hàng thương mại! Những tiếng nói tìm lỗi hệ thống không chỉ trong các NHTM đã bị chìm khuất sau những tiếng buộc tội đanh thép màu mè đao to búa lớn. Để giải quyết các chính phủ trói NHTM lại trong các vòng kim cô Basel. Họ không biết là đang tự ghè vào chân mình.
Các nhà nước vẫn vô can. Tài thật!
Các NHTW bao gồm FED vẫn chưa biết sợ, hay có lẽ cũng không còn phương tiện nào khác, tiếp tục lạm dụng chính sách tiền tệ dễ dãi kích cầu để duy trì tăng trưởng và chặn đà khủng hoảng 2008. Mà kết quả có vẻ dường như như ổn: Cơn sợ hãi của khủng hoảng vẫn còn đó nhưng sự hồi phục bắt đầu lấp ló từ 2015-2016, lạm phát không thấy… làm họ tự tin hơn.
3. COVID-19 nổ ra làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong bối cảnh Internet thúc đẩy hội nhập và tổ chức nền kinh tế toàn cầu thành một chuỗi cung ứng bao gồm các quốc gia, nền kinh tế chuyên môn hoá từ R&D, cung cấp nguyên liệu và tài nguyên, sản xuất đến logistics, tiêu dùng và nhất là luân chuyển tiền tệ. Chính vì vậy Covid-19 làm lung lay mọi nền kinh tế. Khủng hoảng tài chính 2008 thật ghê gớm nhưng từ góc độ đánh vào GDP không ăn thua gì so với COVID-19: hãy xem (H2). Hai cú đòn này là thử thách ghê gớm cho cả hệ thống tài chính, sản xuất lẫn tiêu dùng toàn thế giới. Nguy hiểm hơn cả COVID-19 trên nền các chính sách tiền tệ dễ dãi đe doạ sẽ khơi màn một cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu lớn hơn nhiều 2008. Do vậy FED, và tất cả các NHTW lớn nhỏ, nếu 2008 còn can thiệp nhỏ giọt, thì 2020 đã can thiệp một cách thô bạo vào thanh khoản, bỏ qua vai trò người cho vay cuối cùng, trực tiếp bơm tiền vào nền kinh tế thông qua các biện pháp vô tiền khoáng hậu: FED trực tiếp mua trái phiếu doanh nghiệp, mua các tài sản chứng khoán hoá và mua luôn các chứng chỉ ETF, sẵn sàng mua không giới hạn chứng khoán Mỹ và đang không loại trừ mua các tài sản ở nước ngoài. Các công cụ tài khoá có vẻ yếu thế hơn. Bằng cách ấy nước Mỹ đứng ra đảm bảo thanh khoản cho toàn thế giới và bảo vệ nước Mỹ từ xa.
Cách đây dăm năm, tôi đã từng dự báo với tình trạng nới lỏng tiền tệ, liên tục phát hành tiền, lãi suất thấp và ồ ạt bơm vào nền kinh tế toàn cầu (H3, H4, H5) suốt từ 2008, thế giới sẽ đối mặt với nguy cơ khủng hoảng và lạm phát trong tương lai gần mà chả thấy. Đến một hôm chợt nhớ câu chuyện xưa và ngỡ ngàng: Hiện tượng tiền tệ dễ dãi này mang tính bền vững và lâu dài cho cả một giai đoạn phát triển. Dễ dãi bao gồm 3 nội hàm:
(Để minh hoạ tôi lấy các số liệu của FED nhưng nếu nhìn lên các số liệu các NHTW khác thì cũng vậy)
1. Lãi suất thấp: Ngoại trừ những giai đoạn ngắn cần thắt chặt để kiềm chế lạm phát để sau đó lãi suất lại lao dốc, xu thế này kéo dài suốt nhiều thập kỷ nay từ những năm 80s – hãy nhìn lên lãi suất Fed Funds của Mỹ (H3).
2. Ngân hàng Trung ương phát hành tiền vô tội vạ.
Nhìn biểu đồ phát hành tiền M0, M1, và M2 (H4), tốc độ tăng Tổng tài sản của FED (H5) và so GDP (H6) dễ dàng nhận thấy: sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 các NHTW phát hành tiền ào ạt gần như không kiểm soát do các dấu hiệu lạm phát không thấy đâu (H7) (Lý do sẽ bàn sau). FED thông qua các công cụ đòn bẩy tiền tệ đa tầng tăng Bảng TKTS mà không cần in thêm tiền M0 để phải xin Quốc hội mà vẫn phát hành tiền và được gọi một cách rất mỹ miều là các chương trình QE – Nới lỏng định lượng để không những chặn cơn sốt khủng hoảng và là doping tăng trưởng. Cựu Tổng thống Mỹ D. Trump là tín đồ của công cụ này: Ông liên tục thúc FED giảm lãi suất, tăng cung tiền để đạt được các KPIs tăng trưởng, bao gồm giá chứng khoán, ông đặt ra cho mình với tư cách một Tổng thống CEO!
Hãy xem (H.5) Tổng tài sản của FED: có xu hướng giảm từ 2018 để chặn từ xa lạm phát đã dựng lên trở lại do COVID-19, tăng 10 lần trong hơn 10 năm và gấp đôi trong 1 năm 2020.
Các quá trình này bắt đầu từ những năm 80s (khi Trung Quốc bắt đầu bước vào cuộc chơi kinh tế toàn cầu???) cho đến tận bây giờ. Nếu trước đó việc bơm tiền khá “dịu dàng” thì sau khủng hoảng tài chính 2008 quá trình này diễn ra “thô bạo” và tăng tốc dựng đứng.
Hiện tượng này là toàn cầu, mọi nền kinh tế, mọi quốc gia. Đừng đổ tội cho Trung Quốc mới biết chơi chiến tranh tiền tệ. Trung Quốc chỉ tập quyền hơn và biết chọn thời điểm thôi.
3. Tốc độ vòng quay vốn chậm dần lại;
Hãy xem (H9.a -H9.b): Vòng quay vốn M1, M2 (Velocity of M1, M2) thể hiện độ năng động của nền kinh tế, đang chậm lại. Nhìn M2 (H9-a) đã ghê nhưng không ăn thua so M1 (H9-b).
Từ những năm 70s xu thế vòng quay vốn M2 tăng và đạt đỉnh điểm vào 1997-1998. Sau khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998 Tốc độ vòng quay M2 bắt đầu đà giảm đến tận hôm nay. Đặc biệt sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và Covid-19: vòng quay vốn cả M1 và M2 rơi tự do thảm khốc.
Không còn nghi ngờ gì nữa: Chúng ta đang sống trong “Kỷ nguyên tiền tệ dễ dãi” với 3 đặc thù: LÃI SUẤT THẤP, TIỀN BƠM ÀO ẠT VÀ VÒNG QUAY VỐN CHẬM. Đây là một xu thế hàng chục năm qua và sẽ tiếp tục kéo dài chứ không chỉ ngắn hạn. Khủng hoảng 2008 và COVID-19 chỉ làm nó diễn ra mạnh mẽ hơn.
Nó là một “Bình thường mới”.
 
Phần 2
II. Lạm phát có đe doạ?.
1. Vì sao bơm tiền dữ dội mà vẫn không lạm phát? Có 3 nguyên nhân chính:
a. M0-M1-M2 đều tăng phi mã (H4). Tuy nhiên nhìn vào [H.8] thấy hệ số nhân tiền M1 giảm liên tục từ những năm 80s thế kỷ trước và và sụp đổ từ năm 2008 đến nay. Về tốc độ tăng thì M0 (Base Money) tăng nhanh hơn M2 chứng tỏ phát hành tiền quá nhiều: M2 dù tăng mạnh nhưng không là gì so với tăng M0 nên hệ số M2/M0 sau hơn 10 năm ổn định đã giảm thảm sau 2008 (H10). Chỉ bằng cách ấy FED mới cân được thanh khoản hệ thống. Lượng M0-M1-M2 là yếu tố cần để lạm phát. Nhưng chưa đủ (Qua đó mới thấy ảnh hưởng của các chính sách tiền tệ sau khủng hoảng tài chính 2008 ghê gớm thế nào).
b. Vì sao hệ số nhân tiền giảm?
Hệ số nhân tiền liên quan chặt chẽ với hoạt động huy động và cho vay của hệ thống NHTM hay các công cụ thay thế.
Năm 2008 các Ngân hàng bị coi là tội đồ gây ra khủng hoảng tài chính đã bị trừng phạt, bị trói chân trói tay bằng các yêu cầu hạn chế phạm vi hoạt động, hạn chế sản phẩm cung cấp và nâng cao yêu cầu rủi ro bằng các đòi hỏi vốn cổ đông gắt gao nhằm đáp ứng các điều kiện an toàn chặt chẽ của Basel 2 và Basel 3. Điều này dẫn đến các Ngân hàng muốn tăng quy mô tín dụng phải tăng vốn nhanh hơn. Vì thế các ngân hàng không muốn mở rộng tín dụng bởi vốn cổ đông tăng nhanh sẽ làm ROE và giá cổ phiếu giảm. Để đáp ứng tình hình mới các NHTM hạn chế tiếp cận khách hàng rủi ro là cho các tầng lớp dân dưới trung bình và doanh nghiệp nhỏ và vừa, thay vào đó tập trung vào các doanh nghiệp lớn ổn định, các cá nhân giàu có, tập trung giao dịch với nhau và với NHTW “cho lành”. Khoảng cách giàu nghèo vì thế càng tăng mạnh hơn. Dù Hệ thống NHTM sau đó nhìn có vẻ ổn hơn, nhưng hiệu ứng phụ của nó là hệ số nhân tiền giảm và tốc độ dẫn suất các biện pháp chính sách tiền tệ chậm lại.
Vai trò dẫn dắt và thực thi hoá các chính sách tiền tệ của NHTW qua các NHTM, vì thế, ngày càng suy giảm. Vào giai đoạn khủng hoảng cần xử lý nhanh các NHTW, mà FED là đầu têu, buộc phải can thiệp hành chính trực tiếp thị trường thay vì thông qua các công cụ gián tiếp của thị trường, chính sách. Tôi nói NHTW bắn vào chân mình là thế.
Khủng hoảng tài chính 2008 đã làm thay đổi tư duy quản trị chính sách tiền tệ toàn cầu theo hướng trao nhiều quyền can thiệp cho “bàn tay lông lá” của nhà nước. Nội dung này rất quan trọng và ít người thấy.
c. Tốc độ vòng quay vốn trong lưu thông (Money Velocity) chậm lại (H91q và H9-b). Đặc biệt sau 2008-2020.
Để lạm phát xảy ra, theo quan điểm cá nhân của tôi, điều kiện đủ là tốc độ quay vòng vốn phải đủ lớn. Nói cách khác giá trị tích số: (M2 x Tốc độ Vòng quay Vốn) cần vượt qua một con số đặc trưng nào đó của nền kinh tế mới xảy ra lạm phát.
Như vậy dù phát hành tiền liên tục nhưng do: (1) Hệ số nhân tiền giảm, (2) Tốc độ Vòng quay vốn chậm lại và (3) Tác dụng của chính sách tiền tệ qua hệ thống NHTM đang yếu đi và chậm hơn (trong khi cơ chế mới chưa có) nên lạm phát chưa bùng phát.
2. Vốn được các NHTW bơm ra chảy về đâu?
a. Các tài sản tài chính có độ an toàn cao, nhất là Trái phiếu các NHTW của các nền kinh tế phát triển, và các sản phẩm phái sinh của nó được ưa chuộng. Chính đây cũng là một trong các nguyên nhân làm Tổng tài sản các NHTW tăng nhanh, lãi suất cơ bản giảm. Giảm đến mức âm vẫn có nhu cầu. Chưa bao giờ tiền rẻ như bây giờ.
b. Tiền luẩn quẩn trong hệ thống Tài chính-Bất động sản: tiền chỉ loanh quanh ở các đối tượng dễ dàng tiếp cận hệ thống ngân hàng là các doanh nghiệp lớn, các cá nhân giàu có và các thị trường tài chính là sân chơi của các định chế tài chính, giới đầu cơ và NHTW. Chính vì thế giá Chứng khoán và Bất động sản, lúc đầu còn bị ảnh hưởng tâm lý của Covid-19, sau bất chấp các tín hiệu cơ bản tiêu cực của thị trường vẫn tăng.
c. Doanh nghiệp có định mức tín nhiệm thấp xoay vốn ở đâu: Họ đổ vào Trái phiếu doanh nghiệp. Thị trường Trái phiếu Doanh nghiệp vì vậy bùng nổ kèm theo chất lượng trái phiếu đi xuống và lãi suất cao. Hình thành 2 nhánh lãi suất: TP doanh nghiệp cao và lãi suất thị trường ngân hàng thấp.
3. Lạm phát có đe doạ kinh tế toàn cầu?
Ai cũng hiểu không thể nới lỏng chính sách tiền tệ, phát hành tiền vô tội vạ mãi.
Nhìn (H.7) thấy dường như lạm phát chưa đe doạ nhiều. Nhưng không có nghĩa là không thể.
Câu hỏi quan tâm nhất hôm nay là: Lạm phát có xảy ra không? Khi nào?
Câu trả lời là chưa xảy ra nhưng đe doạ là hiển hiện.
Thế giới thể hạ cánh mềm được không? Có thể và bằng các công cụ tài khoá, tiền tệ giảm sốc mang tính ngăn chặn và dẫn dắt trước và có sự chuẩn bị từ bây giờ.
III. Kỷ nguyên tiền tệ dễ dãi có kết thúc?
Công cụ chính sách tiền tệ còn được lạm dụng nhiều. Chúng ta đang và sẽ còn sống trong kỷ nguyên tiền tệ dễ dãi. Kỷ nguyên này chắc còn dài nhiều năm nữa.
Nhưng trong sâu thẳm hệ thống rủi ro đang dần lớn lên, các cơn “sấm đầu mùa” kiểu như khủng hoảng Repo 2019 bắt đầu đây đó. Dù thị trường có vẻ như sẽ vượt qua được COVID-19 và đó là điều tuyệt vời thể hiện sự bên vững của kinh tế toàn cầu. Nhưng thử thách lớn hơn sẽ đến: hạ nhiệt tiền tệ diễn ra thế nào.
Đặc trưng giai đoạn “sấm đầu mùa” của kỷ nguyên tiền tệ dễ dãi là:
1. Tình trạng vốn “dư thừa” hay “dường như dư thừa” vẫn còn kéo dài.
a. Nhưng tiền chỉ dư thừa trong TT Tài chính và Tiền tệ, doanh nghiệp lớn. Bảng TKTS các NHTW tăng quá nhanh bởi các công cụ đòn bẩy nên thanh khoản chỉ cần 1 động thái “rút dây” sẽ “động rừng” ầm ầm!
b. Vì thế thị trường Bất động sản và Thị trường chứng khoán toàn cầu sẽ còn tăng điểm.
c. Vì tiền chỉ luẩn quẩn trong thị trường Tài chính và Bất động sản nên khoảng cách giàu nghèo còn tiếp tục tăng.
2. Lạm phát trái phiếu:
a. Trái phiếu chính phủ, công cụ đầu tư an toàn hay dường như an toàn nhất, sẽ được ưa chuộng và được phát hành ngày càng nhiều. Lợi suất ngày càng thấp.
b. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp chất lượng kém là quả bom nổ chậm đang phình to dần đòi hỏi gỡ dần để giảm sức công phá.
3. Các chương trình trợ cấp, bảo hộ ngày một nhiều dường như không khuyến khích doanh nghiệp cạnh tranh vì sự sống còn, làm mất động lực nâng cao năng lực chống chọi khủng hoảng của doanh nghiệp. Khả năng chịu sốc và chống chọi khủng hoảng của các nền kinh tế sẽ khác nhau:
a. Các nền kinh tế lớn với ngoại tệ mạnh được nhiều quốc gia sử dụng làm dự trữ sẽ có dư địa nhiều hơn để tránh “sốc”… bởi vào thời kỳ khủng hoảng thì ai, nền kinh tế nào cũng muốn trú ẩn vào đó. Ngược lại rủi ro thanh khoản tăng lên.
b. Các nền kinh tế nhỏ hơn thì coi chừng: đồng tiền không tự do chuyển đổi bị cô lập rất khó chống sốc. Các quốc gia đang phát triển thường lạm phát cao nên lãi suất cũng cao sẽ có nhiều dư địa tiếp tục giảm lãi suất và tạo cảm giác an toàn. Đây có thể là bẫy nới lỏng tiền tệ vô đối với họ. Nhưng rủi ro thanh khoản dễ kiểm soát.
c. Các nền kinh tế độ mở rộng nhưng không có độ “sâu” nền tảng sẽ thỉnh thoảng “giật mình” và nên chuẩn bị kịch bản ứng phó khủng hoảng.
4. Thâm hụt ngân sách tăng cao do phát hành tiền để chi tiêu kích cầu. Hoạt động này có thể gây mất kỷ luật ngân sách và bất ổn trong hệ thống tài chính công về sau.
5. Hệ thống ngân hàng:
a. Các NHTW sẽ vẫn siết các NHTM chặt như trước và có thể còn chặt hơn.
b. Các khoản nợ xấu được tái cơ cấu không ngừng… nhưng không hề hết xấu hay bớt xấu mà có khi xấu hơn!;
c. Nhưng nghịch lý là trong bối cảnh ấy các NHTM sẽ còn lãi và lãi nhiều hơn trong xu thế này. Rất nhiều thu nhập chênh lệch lãi do “Bất chiến tự nhiên thành” và NHTM nào quản lý rủi ro lãi suất càng kém hay càng lỏng tay lợi nhuận càng cao. Cái gì cũng có giá của nó! Đừng đổ oan cho họ sống trên xương máu doanh nghiệp: nhiều người trong họ đang hút máu mình.
d. Các Ngân hàng bán lẻ bị trói chân tay trong khi bỏ qua các yếu tố nhân khẩu học và công nghệ nên sẽ bị các công ty công nghệ tấn công dữ dội dần bị hoà/thâu tóm vào các công ty bán lẻ và công ty công nghệ. Chỉ các NHTM bán buôn và NH Đầu tư sẽ tồn tại một mình.
e. Vai trò các NHTM với nền kinh tế tiếp tục giảm dần. Hệ thống NHTM không còn nhạy như trước nên các dấu hiệu dẫn đường, cảnh báo sớm sẽ không còn rõ và sớm.
f. Các công cụ tiền tệ không hiệu quả nên các NHTM chuẩn bị đối mặt với hàng loạt các cuộc luận tội và sức ép mới.
6. Nếu khủng hoảng 2008 thay đổi toàn diện diện mạo, tư duy hoạt động hệ thống ngân hàng và triết lý của các chính phủ trong quản lý tiền tệ thì Covid-2019 thay đổi cơ bản hành vi của tiêu dùng, chuỗi cung ứng và đặc biệt là triết lý của các chính phủ trong quản trị xã hội. Nhu cầu con người bị kéo tụt về mức thứ 2 trong kim tự tháp Maslow: Sợ hãi! Cả 2 thay đổi đều dẫn đến đề cao vai trò can thiệp của nhà nước và có vẻ được đông đảo người dân đang ủng hộ. Tốt thôi!
Con cháu chúng ta có ủng hộ không thì tôi không biết!
 
Phần 3
Có 3 tác nhân có thể chấm dứt kỷ nguyên này (theo thứ tự thời gian để đạt điểm tới hạn):
1. Các NHTW dùng các công cụ ngăn chặn sớm (Preemptive) căn cứ các chỉ số dẫn dắt (Leading Indicators) dần hạ nhiệt. Đây là chấm dứt chủ động.
Nhưng hiện nay chắc chả ai dám bắt đầu làm điều ấy khi cơn Sợ hãi Khủng hoảng chưa qua, cơn Cực khoái Bất động sản và Chứng khoán chưa lên đỉnh và cơn Say nghiện Tăng trưởng chưa có thuốc giải!
2. Tiêu dùng hồi phục, hoặc xuất hiện yếu tố kích cầu mới... làm vòng quay vốn tăng lại quá nhanh mà không kịp rút tiền gây lạm phát và khủng hoảng thanh khoản. Đây là kịch bản bị động.
3. Cuộc chiến tiền kỹ thuật số xuất hiện làm thay đổi bản chất chiến tranh tiền tệ. Chiến tranh tiền mã hoá là cấu phần sống còn của chiến tranh tiền tệ thời gian tới!
Dự báo:
Kỷ nguyên này còn kéo dài: ngắn là hai-ba năm, dài thì 7 năm đến 10 năm. Tuỳ tác nhân nào đến trước và tương tác với nhau ra sao. 2029-2030 sẽ có trật tự tiền tệ mới. Dự mò thế!
Thiên nga đen vô tiền khoáng hậu Covid-19 làm dự báo khó hơn hẳn.
Với tình hình COVID-19 hiện nay năm 2021 chắc chưa xảy ra khủng hoảng. Tình hình có thể đánh giá chính xác mỗi 6 tháng và tương đối hàng năm tuỳ độ tin cậy của số liệu thống kê.
Số liệu thống kê nào?
1. Hãy dán mắt vào các chỉ số dẫn dắt liên quan đến vòng quay vốn và M1, M2 (H.11), hay xuất hiện các công cụ đòn bẩy mới thay thế các NHTM... làm tăng hệ số nhân tiền và tăng tốc độ vòng quay vốn.
2. Hành vi tiêu dùng của người nghèo đối ứng với CPI: báo hiệu khủng hoảng sớm ít nhất 3 tháng.
3. Cryptocurrencies – những đồng tiền mã hoá có bản chất và nội hàm kinh tế thật, công nghệ blockchain thật và tự do thật... có thể thay thế phần nào tiền fiat chứ không phải các loại tiền mã hoá phi nội hàm kinh tế hôm nay – sẽ là con ngựa ô khó ngờ.
Kịch bản gần nhất: Hãy nhìn hình (H.11)! Cung M2 và Vòng quay vốn. Vaccine Covid-19 tạo miễn dịch cộng đồng, niềm tin quay trở lại, tâm lý hứng khởi, tiêu dùng bùng mạnh lên… đường màu đỏ đựng dậy và đường màu xanh chưa kịp dập xuống… thế là “Bùm!”!
PS: 1. Không có các công cụ cảnh báo sớm (Leading Indicators): lao xuống hố sâu rồi vẫn ngơ ngác không hiểu vì sao.
2. Mấy hôm nay nghe lùm xùm vụ Archegos Capital Management LP của “thiên tài giấu mặt” Bill Hwang. Thật ra Bill Hwang cũng chỉ chơi trò mà các NHTW các nước lớn bao gồm ECB, FED đang chơi. Chỉ khác nhau ở chỗ Bill Hwang không in được tiền như các NHTW nên đứt gánh sớm. Một loạt các đại gia đầu tư bị dính Call Margin với quỹ này: Credit Suisse, Nomura, UBS, Goldman Sach, Morgan Stanley, Deutsch Bank… Số lỗ tạm tính cỡ chục tỷ USD. Riêng Credit Suisse đã gần 5 tỷ. Thế là Hwang từ thiên tài thành tội đồ. Hồi trước Barings Bank hai trăm năm tuổi lỗ 1,4 tỷ đô phá sản luôn. Ngày nay các bạn có thể yên tâm không sao đâu. Chỉ đá ném ao bèo rồi đâu lại vào đó. Tiền đã rẻ lại rất dễ dãi, rất nhiều trong thị trường tài chính… chục tỷ đô đáng là bao.
3. Ở Việt Nam hình như cũng vậy thôi. Cách đây 10-12 năm nói chuyện ngàn tỷ chỉ có mấy đại gia đếm trong 2 bàn tay. Còn bây giờ người trong tay ngàn tỷ chạy ngoài đường đông như xe Grab. Và những người chạy Grab thật cũng nhiều.
 
Thắt chặt (chính sách buộc bụng) hay bơm thêm tiền (B. Bernanke) qua Qe? trở thành họ thuyết kinh tế. THực tế chứng minh Bernanke đúng, sau khi bơm tiền QE thì kinh tế mỹ hồi phục nhanh chóng
Do vậy trong trường hợp khủng khoảng làm gián đoạn nguồn cung , cầu thì chính sách QE là đúng
Việc này cứu được rất nhiều doanh nghiệp tốt trong điều kiện bình thường, xấu trong điều kiện khó khăn
Tuy nhiên áp dụng chính sách bơm này không pải là thuốc chữa bách bệnh
Nếu như một nền kinh tế bão hòa/ già cỗi....bơm tiền là vô phươn, vì nó không hấp thụ được, do vậy lượng tiền tăng thêm chính là GIẤY. khi đó chỉ còn phương thuốc dùng độc trị độc là THẮT LƯNG BUỘC BỤNG
 
Last edited:
mỘT dn BLUE CHIP khi năng lực sx đã tối đa, thì vay thêm chỉ như ôm thêm bom, vì vay đồng nghĩa lợi nhuận giảm về biên là không đồng.
Hiện trạng kinh tế mẽo:
+ lạm pát tháng 2 là 1.7% tháng 2 là 2.6% đã vượt targer 2.5%, theo đà này tháng 4 sẽ là khoảng 3.5%. điều này chứng minh việc in tiền M0 đã đến ngưỡng, và tiền như giấy
+ Quí ông biến thành tiên trộm: vụ JP morgan cut loss Archegos Capital Management LP, chứng tỏ quả bom đã đỏ, sẽ ngày một nhiều vụ cắt loss nữa xuất hiện
Tóm lại chính sách thắt chặt có thể sớm xuất hiện

về crypto là cái con hẻm tách riêng, tất nhiên FED pải bịt nó trước, trong đó có quy định một người chỉ 3000$ cho crypto. sẽ cắt hầu bao đại gia như Elon Musk telsa
Nói chung lần này QE hơi mạnh toàn thế giới, có lẽ pải xì hơi từ từ. TUY NHIÊN CRYPTO sẽ là signal lần này, có lẽ bị xì hơi đầu tiên
 
Tại sao nước pt lại không chạy theo chính sách lp cao?
thực ra lạm phát cao là trò phù thủy tài chính, bịt mắt ông trời, lừa dân đen. với nước pt thì tai hại vô cùng. mà tb cá mập thì nó dự biết, làm sao mà nó cho làm cái này. nước càng pt thì trò này càng thiệt hại
ví dụ chơi thôi: mỹ GDP21.000 tỷ, thì suy ra tích lũy xh của nó 200 năm qua có thể gấp 10 là 200.000ty. vậy lên lp 4% có nghĩa là "cướp" của bọn "tư bẩn " 5000 tỷ. vậy lên tăng trưởng có 6% thì cũng chỉ là việc con rắn cắn cái đuôi ...lo bữa mà thiệt hại cả năm
theo tháng 4 mẽo có các chỉ số sau:
+gdp tăng 6%...nhưng chi tiêu chính phủ 6%
+ chỉ số việc làm KHÔNG TĂNG
+ LẠM PHÁT 4%, lõi 3%
+ chuyên viên Nh kiếm chục trai $ nghỉ việc
Điều này chiên gia mỹ rút ra kết luận, tầng lớp trung lưu nhận ra đi làm không àu bằng buôn....xyz. các ngành truyền thống có nguy cơ càng suy trầm vì KÍCH THÍCH
lưu ý là lạm phát lần này cũng là số cook the book, lý do là từ cái chân gà giá tăng gấp 2, máy tính bảng tăng 2.5....nó thấp là do mảng dịch vụ+du lịch+giao thông chưa kịp hồi phục. Nếu cộng thêm cái này thì Lp có thể tăng 2% nữa

VÀ CÁC NƯỚC PT thì chắc luôn là trò phù thủy trên không dc welcome hiiii chờ ông FED gồng cỡ nào
 
trùm sới sẽ áp chiêu bá đạo nào?
năm 2017 là lúc rạng sáng...lên ban nó cái là mẹ con nhà cá ..chạy hết ra biển
năm nay lỡ dùng nó làm pao cứu cổ vịt, thì ban nghe khó lọt. vậy chơi chiêu nào..cấp kì mà thảm cảng tương đượng? ngó qua cũng thấy ...hơi hơi:
+ đó là chiêu trảm tướng, oánh rắn thì chặt đầu: như ban thằng em bi lan vì thao túng cho bọn rửa $...năm sau thảm rồi thì xin lỗi. nếu chưa ăn thua thì ban tiep các thể loại thằng em ....xyz
+ đó chiêu rút củi: áp thuế 43%/ capital gain. min 1tr$. nếu thế thì mất thằng mọt đun không chạy mới lạ
+ xử thằng mọt đun vì thao túng bít, dog,...thằng này đúng là siêu nhân....lên nhiều khi chết vì lỗi lãng sẹt...là công khai thao túng bit, dog hiiiiiii (đúng là thần cũng vô thập toàn chứ đừng nói nhân như lão Chán):3D_37::3D_37::3D_37:
 
trùm sới sẽ áp chiêu bá đạo nào?
năm 2017 là lúc rạng sáng...lên ban nó cái là mẹ con nhà cá ..chạy hết ra biển
năm nay lỡ dùng nó làm pao cứu cổ vịt, thì ban nghe khó lọt. vậy chơi chiêu nào..cấp kì mà thảm cảng tương đượng? ngó qua cũng thấy ...hơi hơi:
+ đó là chiêu trảm tướng, oánh rắn thì chặt đầu: như ban thằng em bi lan vì thao túng cho bọn rửa $...năm sau thảm rồi thì xin lỗi. nếu chưa ăn thua thì ban tiep các thể loại thằng em ....xyz
+ đó chiêu rút củi: áp thuế 43%/ capital gain. min 1tr$. nếu thế thì mất thằng mọt đun không chạy mới lạ
+ xử thằng mọt đun vì thao túng bít, dog,...thằng này đúng là siêu nhân....lên nhiều khi chết vì lỗi lãng sẹt...là công khai thao túng bit, dog hiiiiiii (đúng là thần cũng vô thập toàn chứ đừng nói nhân như lão Chán):3D_37::3D_37::3D_37:
Thầy có thể phân tích thêm về xu hướng thắt chặt tiền tệ đối phó LP ở Mẽo, Việt.... sắp tới không ạ
Biện pháp và thời gian (dự là bắt đầu khi nào). Cảm ơn Thầy
 
Thầy có thể phân tích thêm về xu hướng thắt chặt tiền tệ đối phó LP ở Mẽo, Việt.... sắp tới không ạ
Biện pháp và thời gian (dự là bắt đầu khi nào). Cảm ơn Thầy
NÓi mỹ cho xa xôi, nói gần quá vạ miệng hiiii
Mẽo có ưu thế là có đồng $ là dự trữ toàn cầu, dù dự trữ bằng $ giảm xuống nhưng không có nghĩa nó die ngay như bảng anh. do vậy dù lạm phát xuất hiện (thể hiện tiền mất giá) có thể nó vẫn gồng thêm xyz tháng.
NGuyên nhân là thời gian qua là thời gian "tư bẩn" gọi là thời kỳ cấp bách đặc biệt. cứu nền kinh tế. nhưng thực ra là thời kỳ đại cướp bóc. lãi xuất 0% lp 4% nếu số tiền mặt dạng dự trữ bèo là 100.000 tỷ thì số tiền bị cướp ngày là 4000 tỷ. chưa kể thời kỳ này dịch vụ (dn nhỏ: tiểu tư sản như nail, tiệm ăn.....) đã đi bán muối từ nâu. số dn nhỏ mới mọc 1 năm tưởng nắm cơ hội thì cũng bán muối lun rồi. thậm trí là loại trung tư bản như vũ trườn, matxa, cty lữ hành, du lịch có lẽ còn vỏ. các đại tư bẩn như hàng không cũng chết giấc. tóm lại : giao thông, dịch vụ, du lịch...die
Nhưng rezo game sum thì tiền đó đi đâu >> các tư bẩn ngành khác như công nghệ, bds...do hưởng ls 0%

Giờ covid đẩy lùi...thì họ sẽ nhảy sang chiếm thị trườn béo bở kia....đúng là thời lấy của người nghèo chia cho đại nhà àu
 
để các đại tư bẩn cướp bóc chọn vẹn..thì đại ca pát lại cho dân chúng 1000 tỷ (sau khi móc túi họ 4000 tỷ), thời gian nhàn rỗi thì cho chúng nó cờ bạc là : chứng > còi
tuy nhiên giờ này vocid đã đẩy lùi, chỉ số lao động không tăng. là do đám lao động sướn quen. sống trong kỷ nguyên vàn son ck...mua là thắng. bộ điên mà ra ngoài hít bụt, hít cô vít.....lúc này là lúc ...no surport >> cấm. kỷ nguyên easy money dần qua
khi đó ..chúng ta lại trắn tay....lại pải đi cuốc cày như thầy Chán nói.
Mặc dù chưa tăng ls ngay nhưng dòng tiền có lẽ đang bị bớt lại...bằng các thủ tục mà nâng dân, người ngoài khó quan sát như: SIẾT NGUỒN VAY CK, CÒI, KÉO DÀI TIME GIẢI NGÂN....do vậy buộc bơm chung gian (NH TM) pải tăn ls, tăng pán tpdn..

KHi nền kinh tế cân bằng lại, khi đó có lẽ lp hoành hành bá đạo. buộc pải nâng ls lên cao để hút tiền về kho
Nói chung đây là việc nói dễ mà làm khó...vì liều thêm mấy tháng....là tài năng của đại bàn phố tường. hiiiiiiii
 
để các đại tư bẩn cướp bóc chọn vẹn..thì đại ca pát lại cho dân chúng 1000 tỷ (sau khi móc túi họ 4000 tỷ), thời gian nhàn rỗi thì cho chúng nó cờ bạc là : chứng > còi
tuy nhiên giờ này vocid đã đẩy lùi, chỉ số lao động không tăng. là do đám lao động sướn quen. sống trong kỷ nguyên vàn son ck...mua là thắng. bộ điên mà ra ngoài hít bụt, hít cô vít.....lúc này là lúc ...no surport >> cấm. kỷ nguyên easy money dần qua
khi đó ..chúng ta lại trắn tay....lại pải đi cuốc cày như thầy Chán nói.
Mặc dù chưa tăng ls ngay nhưng dòng tiền có lẽ đang bị bớt lại...bằng các thủ tục mà nâng dân, người ngoài khó quan sát như: SIẾT NGUỒN VAY CK, CÒI, KÉO DÀI TIME GIẢI NGÂN....do vậy buộc bơm chung gian (NH TM) pải tăn ls, tăng pán tpdn..

KHi nền kinh tế cân bằng lại, khi đó có lẽ lp hoành hành bá đạo. buộc pải nâng ls lên cao để hút tiền về kho
Nói chung đây là việc nói dễ mà làm khó...vì liều thêm mấy tháng....là tài năng của đại bàn phố tường. hiiiiiiii
Cảm ơn Thầy
 
để các đại tư bẩn cướp bóc chọn vẹn..thì đại ca pát lại cho dân chúng 1000 tỷ (sau khi móc túi họ 4000 tỷ), thời gian nhàn rỗi thì cho chúng nó cờ bạc là : chứng > còi
tuy nhiên giờ này vocid đã đẩy lùi, chỉ số lao động không tăng. là do đám lao động sướn quen. sống trong kỷ nguyên vàn son ck...mua là thắng. bộ điên mà ra ngoài hít bụt, hít cô vít.....lúc này là lúc ...no surport >> cấm. kỷ nguyên easy money dần qua
khi đó ..chúng ta lại trắn tay....lại pải đi cuốc cày như thầy Chán nói.
Mặc dù chưa tăng ls ngay nhưng dòng tiền có lẽ đang bị bớt lại...bằng các thủ tục mà nâng dân, người ngoài khó quan sát như: SIẾT NGUỒN VAY CK, CÒI, KÉO DÀI TIME GIẢI NGÂN....do vậy buộc bơm chung gian (NH TM) pải tăn ls, tăng pán tpdn..

KHi nền kinh tế cân bằng lại, khi đó có lẽ lp hoành hành bá đạo. buộc pải nâng ls lên cao để hút tiền về kho
Nói chung đây là việc nói dễ mà làm khó...vì liều thêm mấy tháng....là tài năng của đại bàn phố tường. hiiiiiiii
Hôm nay FED bắn tín hiệu rồi
 
TÁI CẤU TRÚC CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU

Cuộc chiến Nga – Ukraina nổ ra ngay khi dịch Covid có chiều hướng suy giảm, một lần nữa đẩy chuỗi cung ứng toàn cầu vào tình trạng lộn xộn và chính thức buộc các nhà sản xuất phải chấp nhận thực tế: chuỗi cung ứng toàn cầu đang tái cấu trúc lại

SỰ HỖN LOẠN CỦA HỆ THỐNG VẬN TẢI:

Sau khi dịch bùng phát tại Trung Quốc, hệ thống vận tải toàn cầu lại rơi vào trạng thái hỗn loạn. Ở hai trung tâm lớn nhất của hàng hóa thế giới là Trung Quốc và Mỹ, mọi thứ đang rối như mớ bòng bong.

Tại Trung Quốc, những cảng trung tâm bị ảnh hưởng dịch như cảng Thượng Hải và Ning Bo tắc nghẽn, các tàu chuyển hướng đến Thâm Quyến cũng gặp khó khăn vì cảng ở đây cũng quá tải, buộc phải hướng đến các cảng xa hơn. Hệ thống vận tải hậu cần trên bờ cũng xáo trộn theo những thay đổi trên. Khả năng di chuyển khó khăn cũng như lịch hậu cần đảo lộn khiến rất nhiều container cập bờ phải đợi dịch vụ khiến hàng hóa bị ùn ứ.

Tại Mỹ, sự lộn xộn đang diễn ra trên các cảng của bờ Đông và bờ Tây nước Mỹ khi các hãng vận chuyển đang bối rối bởi không chắc hàng sẽ đi được nhanh hơn ở bờ Đông hay bờ Tây. Trong khi đó các cảng biển ở châu Âu cũng đang chật vật vì sự ùn ứ của container ở các cảng biển khi họ đã vận hành hết công suất.diện tích bãi chứa.

Sau khi chiến sự Nga-Ukraina bùng phát, đường vận chuyển hàng không giữa châu Âu và các nhà sản xuất ở các châu lục khác gặp nhiều khó khăn do nhiều đường bay phải thay đổi. Điều đó phát sinh thêm chi phí cho hàng hóa và việc thiết lập lại các tuyến bay mới làm thay đổi bài toán tối ưu vận tải, khiến cho hàng giao đến người nhận càng chậm hơn, sau khi đã bị ảnh hưởng dịch Covid từ năm ngoái.

NHU CẦU CHUYỂN DỊCH CHUỖI CUNG ỨNG

Việc đảm bảo nguồn cung hàng hóa ổn định cũng như việc quản trị các vẫn đề rủi ro khi thế giới thay đổi đặt các hãng sản xuất vào việc tìm cách cấu trúc lại chuỗi cung ứng. Mạng lưới toàn cầu hóa sản xuất rộng khắp với hệ thống hậu cần bao phủ giờ không hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tại.

Ví dụ điển hình cho những thay đổi đột biển là tình trạng của thị trường dầu ăn, khi nguồn cung tại Nga và Ukraina mất đi, đã khiến Indonexia ngưng xuất khẩu dầu cọ như một cú hích dây chuyền làm thị trường dầu ăn xáo trộn mạnh. Trong ngắn hạn châu Âu thiếu lượng dầu ăn tạm thời, nhưng về dài hạn để lấp đầy chỗ trống này cũng cần thay đổi lại hệ thống sản xuất và cung ứng. Những yếu tố như vậy thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ hơn từng ngày.

Chiến tranh, những biến động địa chính trị cũng như các mối quan hệ phức tạp trong vấn đề ngoại giao khiến hệ thống cũ tập trung sản xuất với trọng tâm là Trung Quốc giờ buộc phải thay đổi. Sự va vấp luôn trực chờ giữa căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, các đòn trừng phạt của khối các nước phương Tây với Nga, và xa hơn có thể là các nước ủng hộ Nga khiến định mức cân bằng của chuỗi cung ứng cũ mất đi. Lúc này chuỗi cung ứng không chỉ đơn thuần là gián đoạn, là bị bóp méo mà tự thân nó phải thay đổi.

NHỮNG BIẾN ĐỘNG

Trong ngắn hạn, sự biến động lớn nhất là các quốc gia có năng lực trong nhóm hàng đang khan hiếm sẽ điều chỉnh chính sách để giữ lại hàng hóa phục vụ ưu tiên trong nước trước. Quy định ngưng xuất khẩu dầu cọ của Indonexia là ví dụ điển hình. Các chính sách đối với mặt hàng lương thực cũng có nhiều thay đổi. Do đó sự tăng giá lương thực trên toàn cầu trong thời gian tới là dễ thấy và tạo áp lực lớn đến chính sách điều hành lương thực và lạm phát của nhiều quốc gia.

.Việc lựa chọn mô hình mới là rất khó khăn cho chuỗi cung ứng vì thị trường cơ bản sẽ vẫn ưu tiên sản phẩm có giá cạnh tranh hơn. Hai năm đại dịch cũng đã làm được việc phân hóa một số sản phẩm và khách hàng buộc phải chấp nhận giá cao hơn. Như vậy, việc đưa được những công việc sản xuất ở mức độ giá chấp nhận được cũng mất thời gian xây dựng hạ tầng khá lâu. Phổ biến hơn là việc tìm kiếm các liên kết, khối liên minh về hàng hóa để đảm bảo các cam kết có nguồn cung hàng ổn định và dự báo trước được chi phí khi có biến động. Mô hình này sẽ phổ biến hơn trong thời gian tới.

Biến động chi phí và giá: việc chuỗi cung ứng tái cấu trúc khiến chi phí sản xuất doanh nghiệp trong ngắn hạn vẫn tăng. Trong hai năm tới, kinh tế thế giới đối mặt với việc điều chỉnh các chi phí để giữ giá tăng chậm và bóng ma lạm phát bao phủ nền kinh tế thế giới là điều có thể dự đoán.

An ninh lương thực sẽ là vấn đề nóng và sẽ có nhiều biến động trong hai năm tới. Một số khu vực sẽ gặp khó khăn khi duy trì hạn chế tăng giá để đảm bảo đời sống người dân. Các chính sách bảo vệ thị trường nội địa sẽ khiến giá một số loại sản phẩm phân hóa và xuất hiện nhiều chênh lệch giá với một loại sản phẩm trên các thị trường ở khu vực khác nhau- điều đã được hệ thống chuỗi cung ứng cân bằng trước đây.

ĐỊNH GIÁ LẠI DOANH NGHIỆP

Khi hệ thống cung ứng toàn cầu tái cấu trúc, việc định giá doanh nghiệp sẽ thay đổi theo điều kiện mới khi loại bỏ những tiêu chí nền theo định giá cũ.

Việt Nam có lợi thế là quốc gia xuất khẩu nông nghiệp nên an ninh lương thực khá đảm bảo và có thể hưởng lợi nhất định từ việc nóng lên của chuỗi cung ứng lương thực. Rất dễ thấy các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản và thủy hải sản có điều kiện tăng trưởng tốt hơn khi chuỗi cung ứng cấu trúc lại.

Thị trường hàng hóa sẽ có nhiều biến động nhưng các ngành sản xuất cơ bản cũng sẽ được hưởng lợi khi bộ khung quy luật đã thay đổi. Xuất khẩu sắt thép, hóa chất, phân bón, gỗ của Việt Nam sẽ cơ bản hưởng lợi đặc thù trong vòng 2,3 năm tới. Một số doanh nghiệp gia công phụ trợ cho các chuỗi toàn cầu phải theo dõi cẩn thận, vì có doanh nghiệp sẽ suy giảm sản lượng, có doanh nghiệp lại tăng do biến động chuỗi cung ứng mới.
 
"Việt Nam nên khác biệt, họ lớn thì kệ cho họ lớn”
HUYỀN CHÂM
07:28 25/05/2022
Theo lãnh đạo một doanh nghiệp FDI, Việt Nam là quốc gia tuyệt vời, nên tập trung vào tính hiệu quả nền kinh tế, định giá đúng tài sản của mình.

0:00/0:00
0:00
Nam miền Bắc
bds-kcn-604.jpg

Các diễn giả chia sẻ về nội dung đón dòng vốn đầu tư vào Việt Nam
Tại Diễn đàn Bất động sản công nghiệp Việt Nam 2022 do báo Đầu tư tổ chức ngày 24/5 tại TP.HCM, ông Pao Jirakulpattana, Phó Chủ tịch Warburg Pincus – Singapore cho biết, căng thẳng địa chính trị trên thế giới trở nên nổi bật. Trước đây nhà đầu tư thoải mái lựa chọn đầu tư vì mọi thứ ổn định, cân bằng, nhưng ngày nay khi nhìn vào các con số lựa chọn nhà đầu tư không nhiều như trước. Đây là điều mọi người phải băn khoăn.

Vị này cho biết công ty của mình đã hoạt động 30 năm ở thị trường Trung Quốc, tập trung đầu tư vào các ngành kinh tế tuần hoàn, 40% danh mục đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho bất động sản, gồm KCN, kho bãi lớn. Đầu tư này của công ty phù hợp với xu hướng, phù hợp với định hướng của Chính phủ, hỗ trợ cho tăng trưởng dài hạn ở các ngành như thương mại điện tử, các lĩnh vực kinh tế trọng điểm phát triển nhanh của Trung Quốc.

Về dòng vốn di chuyển trên toàn cầu, ông Pao Jirakulpattana cho biết, hiện dòng vốn quay lại Trung Quốc và tăng. Nhưng qua Hội nghị thượng đỉnh ASEAN và Mỹ, đặt câu chuyện đầu tư vào Trung Quốc trong bối cảnh vai trò đang gia tăng của ASEAN, vị này đánh giá đây là thị trường lớn với 600 triệu người tiêu dùng. Khi thế giới có căng thẳng giữa các trục địa chính trị kinh tế lớn, khu vực ASEAN là khu vực tốt thu hút nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư mới muốn khám phá. Việt Nam với đánh giá tăng trưởng GDP 5-6% là mức tốt, định vị tốt để hút nhà đầu tư nước ngoài.

“Việt Nam đã làm tốt, thành công trong thu hút đầu tư nước ngoài. Dòng vốn vào cũng đã rõ. Việt Nam đã làm tốt trong việc xác định ưu tiên các ngành, như phía Bắc tập trung thu hút ngành điện tử, xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ cho ngành. Tuy nhiên không nhất thiết phải thu hút mọi ngành, mọi luồng kinh tế mà xác định các ngành ưu tiên chúng ta có xu hướng phát triển tốt trong 5,10,15 năm tới”, Phó Chủ tịch Warburg Pincus – Singapore nhận định.

Theo ông Pao, chính quyền địa phương cần suy nghĩ cách thức làm thế nào vượt bẫy thu nhập trung bình, thúc đẩy sự phát triển chuỗi cung ứng phục vụ cho các ngành trọng điểm, có thể bắt đầu từ ngành thâm dụng chi phí nhân công giá rẻ, nhưng về dài hạn phát triển bền vững thông qua phát triển các ngành kinh tế trọng điểm, các ngành hỗ trợ hệ sinh thái xung quanh. Cần tiếp tục duy trì định hướng và cách làm này trong tương lai về thu hút đầu tư.

Trong khi đó, ông Bruno Jaspaert, Tổng Giám đốc Tổ hợp KCN DEEP C không đồng ý quan điểm Việt Nam cứ phải cạnh tranh với Trung Quốc.

“Việt Nam không nhất thiết cứ phải cạnh tranh với Trung Quốc, phải nên khác biệt, họ lớn thì kệ cho họ lớn”, ông Bruno Jaspaert nói.

Theo vị này, qua làm việc ở nhiều khu công nghiệp, ông thấy có một số nhà đầu tư dịch chuyển sang Trung Quốc. Nhưng nếu tính tỉnh Quảng Đông, Thâm Quyến, chỉ cần thu hút được 2% đầu tư ở khu vực đó thì Việt Nam các khu công nghiệp đầy hết.

“Quan trọng gì đâu chỉ cần khác biệt. Việt Nam là quốc gia tuyệt vời, nên tập trung vào đây tính hiệu quả nền kinh tế, định giá đúng tài sản của mình. Chúng ta thấy, thiếu hụt lớn ở Việt Nam không chỉ cơ sở hạ tầng, dịch vụ logistics là chi phí cao nhất ở Đông Nam Á, nếu giải quyết được là xong”, Tổng Giám đốc Tổ hợp KCN DEEP C chia sẻ.

Theo ông Bruno, Trung Quốc sẽ luôn là nhà máy, công xưởng lớn của thế giới. Nhưng vì có chiến tranh thương mại, cú sốc COVID nên có sự dịch chuyển và danh sách được lập là Đông Nam Á, trong đó Việt Nam ở vị trí mạnh.

Vị này tiết lộ, trước thời điểm COVID, công ty có sẵn 450ha chuẩn bị nhưng chưa được ký, đến COVID xảy ra con số tăng lên, và trong mấy tháng qua lên tới 2.000ha đang đề nghị ký kết. Công ty cần mở rộng, nhanh trong thời gian tới.

Nhận diện, tháo gỡ điểm nghẽn


Ông Pao Jirakulpattana đánh giá, hiện nay có một câu chuyện của Việt Nam gặp phải là thiếu các sản phẩm tài chính, điều này cũng quyết định việc thu hút dòng vốn vào. Vị này cho biết, các nhà đầu tư tổ chức lớn trên thế giới muốn vào Việt Nam nhưng chưa có cách thức tiếp cận với nhà đầu tư lớn.

“Hiện trong ngành bán lẻ có thể thu hút nhiều vốn. Như Central Group đang vào đầu tư mạnh vào Việt Nam. Bán lẻ của Vingroup chiếm 60,5% thị trường. Các vụ IPO lớn của Vin, Techcombank… là những sản phẩm tài chính thu hút, nếu phát triển mạnh mảng dịch vụ tài chính thì có nhiều lộ trình, con đường thu hút vốn vào”, ông Pao cho biết.

Theo ông Bruno, dưới góc nhìn nhà đầu tư phải cân nhắc, một nhà đầu tư rót vốn ở một quốc gia đều quan tâm hoàn vốn có tốt không, cần những yếu tố cơ bản nguồn lực con người, nguồn cung năng lượng, cơ sở hạ tầng tốt… Hiện nay chúng ta đang chuẩn bị quy hoạch phát triển điện lực, vấn đề cơ sở hạ tầng, tiếp cận đất đai, năng lượng… Có thể thấy, Việt Nam không đủ đất đai dù thị trường tăng, cũng là băn khoăn của nhà đầu tư.

“Tôi cho rằng cần thu hút các hướng khác, không chỉ là điểm đến đầu tư mà cần là nơi sống cũng tốt, kinh doanh cũng tốt. Chúng ta đã tập trung môi trường đầu tư tích cực, bây giờ cần phải tập trung là môi trường sống để con người đến đây nữa, theo đó nguồn đầu tư cũng đến cùng”, ông Bruno cho biết.

Ông Bruno cũng nêu, Việt Nam nên làm quy trình số hóa để nhảy vọt, không thể tiến hóa từ từ về mặt quy trình thủ tục.

“Dứt khoát phải thay đổi. Các nhà đầu tư muốn đầu tư 1 tỷ USD để xây dựng nhà máy ở Việt Nam, nếu giấy phép mất hàng tháng thì làm sao giải thích nổi”, ông Bruno cho biết.

Trong khi đó, bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Công ty Cushman & Wakefield đề cập tới vấn đề về con người. Người lao động đến từ nông thôn, từ vùng sâu xa, từ nông nghiệp chuyển dịch sang sản xuất công nghiệp có nhiều vấn đề lớn. Nhiều khu công nghiệp phải xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ như nhà trọ để thu hút công nhân. Thực tế những tiện nghi, hỗ trợ cho công nhân khi họ có gia đình, con cái là không đủ. Người công nhân bình thường làm trong nhà máy đã khó khăn, quản lý cấp trung nhà máy cũng gặp vấn đề.

“Đầu tiên, các nhà sản xuất cũng biết sang Việt Nam để xây dựng chuỗi cung ứng dù quy mô nhỏ cũng không khả thi nên phải làm việc với nhà cung ứng tại chỗ, giúp họ nâng tầm lên. Chính sách cần giúp người lao động nâng cao chuyên môn, đáp ứng chuỗi cung ứng toàn cầu, đào tạo họ đủ tầm đủ chuẩn thì có cơ hội. Nhà đầu tư hỏi làm sao thu hút được công nhân? Câu trả lời là hỗ trợ, phát triển con người”, bà Trang Bùi chia sẻ.

Nút thắt ở đây là gì? Bà Trang Bùi cho rằng, đó là việc hoàn thành các các cơ sở hạ tầng trọng yếu bị chậm, là trở ngại lớn trên thị trường. Hiện Việt Nam lập quy hoạch vùng KCN tốt, đã xây dựng các đường vành đai, giống như Trung Quốc có đường vành đai 1,2,3, kết nối các tỉnh công nghiệp. Việt Nam cũng đang đầu tư cơ sở hạ tầng đường bộ tốt nhưng triển khai chậm.

“Khi giao tiếp với nhà đầu tư, họ hỏi Việt Nam có kết nối đường cao tốc không, nếu có thì khi nào vận hành, nếu chúng tôi nói 2025, họ cho rằng phải cộng thêm 2-3 năm. Đó là nút thắt lớn trong cơ sở hạ tầng. Thứ hai là vấn đề kết nối cơ sở hạ tầng khu vực, kết nối bên trong một tỉnh, một số tỉnh rơi vào tình huống khó, làm cho các tỉnh khó thu hút nhà đầu tư và phát triển logistics”, Tổng giám đốc Công ty Cushman & Wakefield đề cập.
 
BÀI VIẾT NÀY CÓ THỂ KHÁI QUÁT PHẦN NÀO CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ SẮP TỚI CỦA VN, VÌ BTC HẦU HẾT NẰM TRONG TỔ TƯ VẤN KINH TẾ, CS TIỀN TỆ:
Thiết lập bộ đệm tăng sức chống chịu trước biến động kinh tế thế giới

Thứ Hai, 13/6/2022 08:18
(ĐTTCO) - Bức tranh kinh tế toàn cầu đã được các chuyên gia kinh tế phác họa lại, từ đó chỉ ra sức chịu đựng rủi ro của Việt Nam và đưa ra các hàm ý chính sách. Đó là nội dung chính của Hội thảo “Định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu và chiến lược của Việt Nam - lần 2”, do Trường Đại học Kinh tế TPHCM, Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng và Báo ĐTTC phối hợp tổ chức vào cuối tuần qua.

zan_0223_omcb.jpg


Quang cảnh buổi hội thảo.

Mức độ rủi ro tăng lên trên toàn cầu
Nhận định về kinh tế thế giới, TS. Nguyễn Đức Kiên đã chia sẻ tại hội thảo, bối cảnh đã có những thay đổi đáng kể trong vài năm qua. Năm 2020, các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế thế giới là đại dịch Covid-19, bất ổn chính trị, biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường.
Cuối năm 2021, triển vọng kinh tế vĩ mô thế giới được các tổ chức quốc tế dự báo theo xu hướng tích cực, khi mức độ nghiêm trọng của dịch Covid-19 đã được giảm nhẹ, các biện pháp phòng chống dịch không còn nghiêm ngặt như trước, cùng với đó là sự phục hồi nhu cầu tiêu dùng, hoạt động sản xuất kinh doanh và mở cửa lại nền kinh tế tại nhiều quốc gia.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2022 đã xuất hiện thêm nhiều yếu tố mới mang tính căn bản đối với nền tảng phát triển kinh tế xã hội của thế giới, đó là sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, kéo theo lạm phát gia tăng và kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm.
Chính sách tiền tệ các nước đối mặt với lựa chọn giữa mục tiêu phục hồi kinh tế và kiềm chế lạm phát.

Minh chứng là cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine nổ ra từ ngày 24-2-2022, đã tác động tiêu cực tới hoạt động kinh doanh, đầu tư và tiêu dùng trên phạm vi toàn cầu. Những tác động này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Xung đột quân sự và các biện pháp trừng phạt liên quan, đã làm gián đoạn nguồn cung ứng và tăng giá nhiều mặt hàng chiến lược, như dầu mỏ và khí đốt, lương thực, thiết bị công nghệ cao. Bởi lẽ Nga và Ukraine chiếm khoảng 40-50% xuất khẩu khí gas Neon toàn cầu, là nguyên liệu quan trọng cho sản xuất chip của thiết bị điện tử và ô tô, dẫn đến sự khủng hoảng thiếu chip trên thế giới.
Xung đột quân sự và gián đoạn chuỗi cung ứng đã khuếch đại ảnh hưởng của biến động giá cả lên chỉ số giá tiêu dùng, đặc biệt là tại Mỹ và châu Âu. Lạm phát đạt mức kỷ lục tại nhiều nước phát triển. Lúc này thị trường tài chính biến động, tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng nợ tại một số nền kinh tế mới nổi. Đồng thời, chính sách tiền tệ các nước đối mặt với lựa chọn giữa mục tiêu phục hồi kinh tế và kiềm chế lạm phát.
Cùng lúc đó, Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chính sách zero-Covid và thực hiện các biện pháp hạ nhiệt thị trường bất động sản sau giai đoạn tăng trưởng nóng, trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Cụ thể, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã có dự báo không mấy khả quan, tăng trưởng kinh tế thế giới đạt 3,6% trong năm 2022 (giảm 0,8% so với mức dự báo hồi tháng 10-2021) và năm 2023 cũng ở mức 3,6% (giảm 0,2% so dự báo). Đồng thời, áp lực lạm phát lớn tại các nền kinh tế mới nổi lần lượt là 8,7% và 6,5% cho năm 2022 và 2023.
TS. Cấn Văn Lực cũng cho rằng, mức độ rủi ro tổng thể thị trường tài chính toàn cầu đang tăng lên, trong đó có rủi ro vỡ nợ. Như các ngân hàng thương mại (NHTM) châu Âu chịu rủi ro vỡ nợ từ Nga, Ukraine (Nga nợ các NHTW châu Âu khoảng 135 tỷ USD, trong đó Italia, Pháp và Áo là 3 chủ nợ lớn); các NHTW trong thế tiến thoái lưỡng nan giữa kiểm soát lạm phát và tăng trưởng; xu hướng tăng lãi suất là chủ đạo sẽ tác động mặt bằng lãi suất, tỷ giá, lạm phát, dòng vốn, nghĩa vụ trả nợ; các nước thắt chặt tài chính (trừ Trung Quốc) khiến dòng tiền rẻ không còn nữa…
Hiện nợ toàn cầu lên mức kỷ lục 256% GDP năm 2021. Tỷ lệ nợ/GDP của hộ gia đình, cá nhân tăng mạnh, lên tới 70,7% GDP toàn cầu năm 2021; nhiều nước có tỷ lệ nợ tư nhân/GDP cao (>100% GDP) như: Australia, Canada, Đan Mạch, Hàn Quốc, Thụy Sĩ, Na Uy, Hà Lan…
Theo đó, rủi ro vỡ nợ tăng khi lãi suất tăng. Thực tế, Srilanka tuyên bố vỡ nợ vào tháng 4-2022, 70 quốc gia (chủ yếu các quốc gia thu nhập thấp, nghèo) trong tình trạng nguy hiểm nợ (debt distress) như Pakistan, Ghana, El Salvador, Tunisia, Ai Cập…
Tỷ lệ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) Trung Quốc ở mức kỷ lục 23,3 tỷ USD năm 2021 và dự báo sẽ tăng 10-30% năm 2022 (trong đó, tỷ lệ vỡ nợ TPDN bất động sản tăng 28-32%).

Sớm trám rủi ro của thị trường tài chính trong nước
TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh, các vấn đề nói trên cũng đặt ra nhiều rủi ro và thách thức đối với thị trường tài chính Việt Nam. Trên thị trường tài chính, áp lực gia tăng nợ và nghĩa vụ trả nợ, nhất là TPDN cũng đang hiện hữu. Thị trường chứng khoán (TTCK) có hiện tượng 4đ (điều chỉnh, đầu cơ, đòn bẩy, đám đông); tính minh bạch chưa cao, chất lượng doanh nghiệp/nhà đầu tư còn thấp, một số vi phạm trên TTCK ảnh hưởng đến niềm tin thị trường, tăng rủi ro hệ thống…
Khu vực NH luôn chịu áp lực tăng vốn; đáp ứng tiêu chuẩn an toàn cao hơn; nguy cơ nợ xấu tiềm ẩn tăng. Đặc biệt, đang có rủi ro từ bộ tứ liên thông: NH - chứng khoán - bảo hiểm - bất động sản.
Việt Nam thắt chặt tín dụng quá mức sẽ không giải quyết được vấn đề lạm phát, nhưng nó có thể kéo nền kinh tế đi vào suy thoái lâu dài và rất tốn kém để thoát ra.

Nhắc đến vấn đề rủi ro của bộ tứ liên thông, TS. Trần Du Lịch cho rằng, có thể gom bộ tứ này lại thành sự liên thông giữa 2 thị trường tài chính (gồm NH, bảo hiểm và chứng khoán) và thị trường bất động sản. Và ông Lịch ví von, một thị trường tài chính có 2 chân là thị trường vốn thông qua TTCK huy động vốn trung và dài hạn, và thị trường tiền tệ thông qua hệ thống các NHTM.
Nhưng trong quá trình dài, hệ thống NH Việt Nam gánh cả vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và TTCK không phát triển được, tức thị trường tài chính chỉ đi trên một chân. Trong những năm gần đây, TTCK đã phát triển, đặc biệt là TPDN. Và sự quan trọng của TPDN nằm ở chỗ, chuyển dần việc huy động vốn thông qua trung gian NH sang huy động vốn trực tiếp.
Vì vậy, những DN phát hành TPDN sai phải xử lý, nhưng đừng vì một vài DN sai mà làm ngưng trệ cả thị trường TPDN như thời gian qua là không nâng vai trò của thị trường vốn được.
Theo TS. Trần Du Lịch, những vấn đề phát sinh bất cập về liên thông giữa 2 thị trường này, xuất phát từ lý do mô hình giám sát thị trường tài chính Việt Nam bất cập hoàn toàn với sự phát triển. Hiện nay, NHNN và Bộ Tài chính quản lý từng nhóm riêng. Khi việc quản lý riêng biệt dẫn đến khó phát triển thị trường tài chính. Do đó bài toán lớn nhất về trung hạn, dài hạn là phải xem lại, tổ chức lại mô hình giám sát thị trường tài chính một cách khoa học.
Những tiêu cực hiện nay của thị trường tài chính và thị trường bất động sản là có, cần chấn chỉnh, nhưng phải trên nền tảng phát triển các thị trường này, vì hiện nó đã tốt hơn so với 10-15 năm trước, tức phát triển bền vững mà không phải băn khoăn, dè chừng.
Cụ thể hơn, TS. Dương Quốc Anh đã chỉ ra hiện nay NHNN có cơ quan thanh tra giám sát nhưng chỉ giám sát các tổ chức tín dụng, còn Bộ Tài chính giám sát các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm. Nhưng trên thực tế, có nhiều tập đoàn tài chính lớn có sự luân chuyển lòng vòng vốn giữa NH - công ty chứng khoán - công ty bảo hiểm, và DN đứng sau là các "ông chủ" trong hệ sinh thái của họ mà không ai giám sát.
TS. Trương Văn Phước đã ví von: “Thị trường tài chính như môn thể thao bóng đá, gồm có các cầu thủ và trọng tài, nhưng cầu thủ hiện nay chơi bóng bằng tay hơi nhiều và trọng tài thổi lại đánh trọng tài”. Ví von này để nói lên vấn đề thể chế và luật của chúng ta vẫn còn bất cập và thiếu chất lượng, thiếu thực quyền.
Ông Phước đề xuất cần có một cơ quan giám sát đủ quyền lực thực thi vấn đề này, như NHNN và Bộ Tài chính phải phối hợp chặt chẽ để hoàn thiện thị trường tài chính. Có như vậy mới tăng khả năng chống chịu trước những biến động của thị trường tài chính thế giới
 
Lựa chọn lạm phát hay tăng trưởng?
Trước biến động kinh tế toàn cầu, lạm phát của Việt Nam dự báo tăng là không sai. Nói như TS. Võ Tất Thắng, Trường Đại học Kinh tế TPHCM, lạm phát và tăng trưởng phải nhìn nhận lựa chọn, lạm phát gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn nên xử lý lạm phát trước, tăng lãi suất là nên làm, không thể giảm lãi suất được.
Tuy nhiên, TS. Trần Du Lịch nhấn mạnh, lúc này không thể vì vậy mà siết chặt tiền tệ, tăng lãi suất, vì đây là những biện pháp sẽ khiến nền kinh tế đi vào suy thoái, dẫn đến trì lạm và phải mất vài năm mới khôi phục. Lạm phát là thuế vô hình đánh vào toàn dân, có tác động xã hội rất xấu, nhưng sẽ xấu hơn cho đất nước nếu như trì trệ thất nghiệp. Còn xử lý vấn đề lạm phát thế nào là nghệ thuật của chính sách.
Đứng trước 2 quan điểm này, TS. Dương Quốc Anh đã chia sẻ lại bối cảnh giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu trước đây, khi đó kinh tế toàn cầu và Việt Nam đang suy thoái, Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi tất cả room chính sách không còn, dự trữ ngoại tệ rất thấp, tỷ giá rất cao, lãi suất liên NH, lãi suất cho vay cũng rất cao.
Nhưng giai đoạn hiện nay đã khác, nền kinh tế không có áp lực suy thoái lớn, hệ thống các tổ chức tín dụng đang ổn định, áp lực lạm phát toàn cầu và trong nước cũng khác trước. Việc cần làm lúc này là phải triển khai nhanh và hiệu quả tất cả các gói hỗ trợ, vì 2 năm qua dưới tác động của dịch Covid-19 người dân và DN vô cùng khó khăn.
Còn NHNN phải theo dõi tăng trưởng tín dụng, bơm hút tiền hợp lý để kiểm soát lạm phát ảnh hưởng đến nền kinh tế trong những năm tới.
TS. Trương Văn Phước cho rằng, về bản chất lạm phát của Việt Nam không phải là vấn đề quá nặng nề, nhưng phải đánh giá đúng lạm phát. Nếu nói lạm phát quá mức sẽ trở thành hiệu ứng tâm lý không tốt. Tuy nhiên, với ý kiến lãi suất phải tăng lên để chống lạm phát, thì phải đặt ra vấn đề, lãi suất VNĐ đã ở trạng thái cân bằng chưa?
Ông Phước nhấn mạnh quan điểm, lãi suất không giảm nữa mà để nguyên, tăng giảm trong khoảng 0,5-0,75% từ nay đến cuối năm là phù hợp. Không tăng ồ ạt lên, vì lãi suất thực của Việt Nam hiện nay rất cao, và chưa hẳn tăng lãi suất sẽ kéo lạm phát xuống.
Tương tự, quan điểm của TS. Hồ Quốc Tuấn, thắt chặt tín dụng quá mức sẽ không giải quyết được vấn đề lạm phát hay hạn chế cơn sốt đầu tư bất động sản, nhưng nó có thể kéo nền kinh tế đi vào suy thoái lâu dài và rất tốn kém để thoát ra.
 
HỘi thảo như vậy bảo sao???
1/ nên kinh tế Vn là nên kinh tế mở, XNK là 200%GDP. hay nói toẹt ra là thằng đi làm thuê, lắp ráp. GTGT có tí ti nói 10% cho xôm
Do vậy nói lạm phát toẹt ra là phải nói lp của các thị trường mỹ (8.6% )/ âu (8.1%)/ trung quốc (đang dính bom BDs mà không biết gỡ sao)
Mấy tháng rồi thôi mỹ tăng cái vèo 0.50%-.075% > tổng đã tăng 1.25%, tháng sau là tăng tối thiểu 0.50% là 1.75%. do vậy ở đó mà hô giữ ls , không lo mà cân bằng, cái đám tiền ngoại hối nó chả tèo bi giờ, đỡ không kịp
vấn đề không phải muốn là được , mà thời nó thế, đã là thằng lắp ráp, gia công mà ở đó phát biểu

2/ siết tín dụng BDS? thực chất vừa qua là 1 cái lỗ thủng về phát hành trái phiếu BDS, nói toẹt ra là không quản lí, thành ra các DN đánh bóng nước sơn thì vay gấp chục lần vốn chủ sở hữu. thế thì các luật về vốn dn không cần sài nữa, luật dn hết tác dụng
ví như TNH mở 5 bảy cty con, thành tập đoàn oách xà lách. sau đó 5 thằng định giá thằng kia giá CP là 200.000đ/cp. tương tự phát hành một đống 10.000 tỷ (trên mớ bds hạng sang giá ..trên mây, giờ bán mãi mới được vài trăm tỷ). vậy nó làm vậy làm gì, lại lại giấy lộm nhét vào banh càng? rút tiền tươi ra
Nói chung quả bom BDS loay hoay từ 2010 đến nay là giỏi, nhưng bom chưa nổ, 1 BDS năm 2008 có 10 tỷ nay có khi định giá cả trăm, và để làm gì...lại nhét vào banh càng??rút tiền tươi ra

Tóm lại đây là bài toán của các cụ > xin mời, bàn vòng vòng mệt quá. :21::21::21:
 
Back
Top