Hiện trạng vĩ mô và kinh tế Việt Nam

TKS!

Ông bác sài đồ hàn lâm quá hiiiiiiiiiiii

Vậy theo bác, theo câu ".........gạo nào nấu bánh đó......." vậy bác có thể cho ý tưởng "tam quyền phân lập" trong thể chế của choa hiiiiiiii

+ thủ tướng: thực hiện, điều hành : tư pháp (CA, kte..)
+ chủ tịch: đại diện quốc gia .....hành pháp (luật, viện kiểm soát..)
+ quốc hội/đảng: nhìn xa trông rộng, và không trực tiếp....sờ cái "xiền": lập pháp

Như vậy, chính ra cái ban chống corrupt kia phải thuộc chủ tịch, chứ nằm trong tay hành pháp.....nhiều khi lại ôm đồm, và sa vào tình trạng high power trong việc kiểm soát.......thì bên điều hành ...không dám làm, ngồi chơi.........hậu quả kte lại trì trệ hiiiiiiiiiiiii
Khứa khứa, Balzac (Honoré de) có tác phẩm Tấn trò đời thâm thúy. Ai cũng được vừa là khán giả, vừa là kịch sỹ, lại cũng có thể là kịch tác gia cho từng tiểu cảnh của mình. Tổng đạo diễn thường có nhiệm kỳ, và sang đến ta thì luôn có châm ngôn "tân quan tân chế độ", vậy cứ mần được cái gì thì mần, khi nào mệt thì "đạo diễn ơi cho em bị thương" ra ngoài nghỉ tí, hơi đâu nghĩ nhiều quá lại lao tâm.
 
Em mong KTVN nó thụt hẳn luôn đi, đừng kiểu lâm sàng nữa, thà chết hẳn, ko dật dẹo để từ đó có Sờ pờ ring, khốn nạn thay trên đầu VN là thằng khựa, thằng này nó chơi bài cực thâm độc là điều khiển quan tham tại xứ Vịt diệt nền KT xứ Vịt, nhưng ko đẩy vào bước đường cùng để dân nổi dậy nó cứ để nền KT đất nước chữ S này dật dẹo, ko làm đc thứ gì nên hồn mọi thứ thì phụ thuộc vào nó, nhìn cái cán cân TM thì thấy xứ Vịt chẳng khác tỉnh của nó là mấy, toàn tiêu thụ hàng của nó, chán chẳng sx làm gì. Với tầng lớp LĐ, đứng đầu các bộ ngành mà chỉ lo đút vào mồm và vào túi thì 10, 20 năm nữa VN cũng vẫn sẽ thế này và ngày càng tệ dần đi mà thôi. Chỉ khi nào mọi ng lại trở lại thành đại vô sản như những năm 45 của TK 20 lúc đó mới mong đất nước đc nở mày nở mặt
 
Một bài viết nhẹ nhàng mà thấm thía của TS Vũ Quang Việt trên TBKTSG, về chuyện nợ nần:
http://gafin.vn/20121123032117942p0c34/no-cong-no-ngan-hang-cua-viet-nam-duoc-he-mo.htm

Tóm lược:

Mới đây CP công bố nợ công và nợ DNNN, và lần đầu tiên NHNN công bố vài số liệu về tín dụng NH. Cho thấy:
1. Chỉ tiêu về trần nợ công là 65% GDP vào 2015, thực tế: đạt 106% từ 2011 ! (CP ta quá xuất sắc !)
2. Nếu nợ xấu chỉ là 8,8% thì tổng nợ xấu trong nợ công đã là 11,3 tỷ USD. So với tổng thu của ngân sách 2011 là 33,8 tỷ USD thì số nợ xấu này vượt ngoài sức chịu đựng của ngân sách.
3. Tín dụng nội địa VN là rất cao: 121% GDP, trong khi nền KT còn ở mức thấp. Dựa vào tín dụng thay vì vốn tự có để phát triển đã đẩy nền KT đến chỗ bong bóng.
4. Phân phối tín dụng rất không hợp lý: Nông nghiệp, thủy sản chỉ được hưởng tỷ lệ tín dụng bằng gần ½ tỷ lệ đóng góp vào nền KT, còn 67% tín dụng chui vào khu vực thương mại và dịch vụ, gấp hai lần mức đóng góp vào nền KT.

Vấn đề đặt ra là: hệ thống ngân hàng phục vụ AI trong nền kinh tế ?

Bình loạn: ai cũng biết là ai, nhưng chẳng ai dám nói. Dân đen đã khốn khổ, nay lại thêm tủi nhục !

Tác giả kết luận:

1. KTVN phát triển bong bóng vì chủ yếu dựa vào TDNH, bằng cách bơm tiền quá lố. Điều này tạo lạm phát và và làm hại nền KT khi chính sách thắt chặt.
2. Tín dụng được phân phối chủ yếu (67%) vào những hoạt động đầu cơ. Hệ thống NH không phục vụ sản xuất.
3. cần minh bạch số liệu thường xuyên, không thể để như hiện nay: cuối 2012 mà mới biết số liệu 2011, thậm chí 2010.

bình loạn: nếu minh bạch thường xuyên thì “làm ăn” sao được?
Nay mọi thứ xong xuôi rồi, thì huỵch toẹt ra một thể, cũng chẳng ai làm gì được.

Khi người dân và QH biết được, thì mọi thứ đã quá trễ.
Đám cá mập no nê rồi thì bơi ra khơi xa. Kẻ cố ăn hoặc chậm chân như BK, ĐTT, ĐVT,… thì đang phải vùng vẫy.
Còn lại sẽ phải gồng mình chịu đựng đến khi con sóng thần rút đi, rồi sẽ phải dọn dẹp và nhặt nhạnh từ đống đổ nát để xây dựng lại mọi thứ từ đầu...
thân phận dân đen là vậy mà


8215545965_4bc9ac170e.jpg
 
Last edited by a moderator:
Một bài viết nhẹ nhàng mà thấm thía của TS Vũ Quang Việt trên TBKTSG, về chuyện nợ nần:
http://gafin.vn/20121123032117942p0c34/no-cong-no-ngan-hang-cua-viet-nam-duoc-he-mo.htm

Khi người dân và QH biết được, thì mọi thứ đã quá trễ.
Đám cá mập no nê rồi thì bơi ra khơi xa. Kẻ cố ăn hoặc chậm chân như BK, ĐTT, ĐVT,… thì đang phải vùng vẫy.
Còn lại sẽ phải gồng mình chịu đựng đến khi con sóng thần rút đi, rồi sẽ phải dọn dẹp và nhặt nhạnh từ đống đổ nát để xây dựng lại mọi thứ từ đầu...
thân phận dân đen là vậy mà [/I] [/COLOR]

Trước mắt dân đen chỉ có thể hy vọng vào diễn biến xu hướng công khai và minh bạch hóa cơ chế quản lý điều hành. Có thể thấy đây là hy vọng lớn nhất, và có lẽ là duy nhất.

Có vẻ dài hơi, nhưng sức mạnh của công khai và minh bạch lại rất lớn. Đó cũng có thể coi là điều an ủi ...
 
Trước mắt dân đen chỉ có thể hy vọng vào diễn biến xu hướng công khai và minh bạch hóa cơ chế quản lý điều hành. Có thể thấy đây là hy vọng lớn nhất, và có lẽ là duy nhất.

Có vẻ dài hơi, nhưng sức mạnh của công khai và minh bạch lại rất lớn. Đó cũng có thể coi là điều an ủi ...

Tất cả đều đang nín thở, cổ dài ngỏng về 1 chính sách có tính bước ngoặt trong xử lý cục máu đông BDS.
 
Thêm một lý do khiến các nhà đầu tư lớn xa lánh CPNY:
http://vef.vn/2012-11-23-dai-gia-tra-gia-vi-quan-tri-dn-be-bet

Theo đánh giá của IFC, điểm số quản trị của 100 cty có vốn hóa lớn nhất trên 2 sàn năm 2011 giảm khá mạnh so với 2010,
và dự báo sẽ tiếp tục giảm mạnh trong năm tới, cho dù đã ở mức rất thấp so với khu vực.
(VN: 42,5%, cách rất xa mức >70% của Thái và Phillipines từ 5-6 năm trước).

Tiêu chí trách nhiệm của HĐQT chỉ đạt 35,9%, dù trọng số đã được chiếu cố giảm.
Ngành tài chính với các quy định quản trị nghiêm ngặt cũng có kết quả đáng buồn là 43%

Điểm số thấp chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới TTCK vốn đã rất ảm đạm. Các nhà đầu tư sẽ xa lánh CP.
(hèn chi tay tổ Quỹ Tầm nhìn SSI sớm thoái vốn vậy)
 
Trước mắt dân đen chỉ có thể hy vọng vào diễn biến xu hướng công khai và minh bạch hóa cơ chế quản lý điều hành. Có thể thấy đây là hy vọng lớn nhất, và có lẽ là duy nhất.

Có vẻ dài hơi, nhưng sức mạnh của công khai và minh bạch lại rất lớn. Đó cũng có thể coi là điều an ủi ...

người ta chỉ minh bạch khi không còn gì để che đậy được nữa, và nhất là khi không phải chịu trách nhiệm gì...
Tất cả những chuyện còn lại thì vẫn bưng bít cho tới cùng !
Thông tin là quyền lực, công khai cả ra thì tự treo mõm a ?
 
Last edited by a moderator:
người ta chỉ minh bạch khi không còn gì để che đậy được nữa, và nhất là khi không phải chịu trách nhiệm gì...
Tất cả những chuyện còn lại thì vẫn che giấu hết mức!
Có bất đối xứng thông tin thì mới có lợi thế , chứ công khai cả ra thì tự treo mõm a ?

Từng bước cụ ạ. Chơi trò này thì cứ phải bình tĩnh. Những ai từng chứng kiến sự thay đổi tại Đông Âu những năm giữa thập niên 80 đều hiểu sức mạnh của công khai, mà thời đó là còn chưa có Internet ...

Mới nghe qua rất dễ coi thường vì nghĩ chả xi nhê gì, nhưng không phải vậy đâu. Và con đường đó khả dĩ đem lại những thay đổi về chất, lại hạn chế tối đa sự đổ vỡ mất mát.

Bắt đầu chỉ là vài con số rất vớ vẩn, kiểu ông bộ trưởng có bao nhiêu cái nhà ...

Vả lại có thể mất niềm tin vào cơ chế và hệ thống, nhưng con người thì không nhất thiết. Cũng là anh, là tôi cả thôi ...
 

Cũng cùng nội dung nhưng báo Thanh Niên có bài viết với nhiều thông tin hữu ích hơn:

http://www.thanhnien.com.vn/Pages/2...g-Tan-Sang-Vi-cai-ghe-che-do-se-suy-vong.aspx

trong đó em quan tâm nhất đến tiểu mục sau:

" Nợ công hiện đã chiếm 57% GDP rồi

Trước chất vấn của cử tri về lương cán bộ, công chức xã, phường không đủ nuôi sống bản thân, Chủ tịch nước trả lời: “Chúng tôi đã nhận biết được vấn đề này. T.Ư đang tổng kết việc tổ chức bộ máy từ T.Ư đến cơ sở để tính toán lại đề án cải cách tiền lương cho hợp lý hơn trong thời gian tới. Với số lượng bộ máy và ngân sách hiện nay thì không thể nào tăng tiền lương thêm được. Cũng không thể nào đi vay để bổ sung vào quỹ tiền lương. Nếu làm thì rất nguy hiểm, chắc chắn sẽ đổ vỡ ngay thôi, vì nợ công hiện đã chiếm 57% GDP rồi, nếu như tính cả khu vực doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước, Chính phủ phải chịu trách nhiệm nữa thì cũng đã xấp xỉ cơ cấu 100%, to lắm, hết sức nguy hiểm và rất khó. Nếu tăng lương theo đúng lộ trình thì thủng lưới ngân sách, không thể lo xuể”.

Cuối cùng thì một dạng thông tin tổng hợp về nợ công đã được chính Chủ tịch nước khẳng định. Dữ liệu về nợ công có, nhưng rời rạc và không được công bố tổng thể và chi tiết. Vì thế có hơi ít những bài viết đề cập sâu về vấn đề này. Trong trả lời của Chủ tịch nước vẫn để ngỏ phần nợ công qua việc phát hành trái phiếu chính phủ để đầu tư trong những năm qua. Như vậy, con số về nợ công thực tế rất lớn và là bài toán rất đau đầu cho hệ thống lãnh đạo. Nếu so sánh hệ số nợ trên GDP của các nước đang khủng hoảng như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Italy...Việt Nam có vẻ không hề kém cạnh. Nó sẽ có hậu quả rất trầm trọng nếu như bài toán mất cân đối ngân sách và cán cân thanh toán không giải quyết được sớm. Hiện tại, bài toán đó vẫn trong vùng lẩn quẩn không có lời giải, do nền kinh tế và hệ thống doanh nghiệp suy yếu nhanh trong thời gian gần đây.

Hãy chờ xem Chính phủ xử lý thế nào đây...
 
Về con số nợ công, có thể tham khảo bài viết của Vũ Quang Việt trên Thời báo Kinh tế Sài gòn ngày 22/11/2012. Theo đó, nợ công theo định nghĩa Việt Nam năm 2011 (gồm nợ Chính phủ, nợ Chính phủ bảo lãnh) là 55% GDP, còn nợ của DNNN là 51%, tổng 106% GDP, khá gần với con số của Chủ tịch nước.
Nếu so sánh với Hi Lạp thì nợ Việt Nam hãy còn khá thấp. Hơn nữa, nợ của Hi Lạp chủ yếu là nợ nước ngoài, trong khi tỉ lệ nợ nước ngoài của Việt Nam mới khoảng gần 40% GDP.
Vấn đề nợ công là đáng lo ngại, nhưng chưa cấp thiết bằng vấn đề nợ xấu. Liệu trong số 51% GDP nợ của DNNN kia, có bao nhiêu % là nợ xấu? Và Chính phủ sẽ xử lý chỗ nợ xấu đó thế nào? Ảnh hưởng lên các chủ nợ là các tổ chức tài chính trong nước như thế nào? Đó là chưa tính đến số nợ xấu của các con nợ ngoài quốc doanh.
 
Vấn đề nợ công là đáng lo ngại, nhưng chưa cấp thiết bằng vấn đề nợ xấu.
đúng vậy, nhưng vẫn chưa đáng sợ nhất.
đáng sợ nhất là sự bưng bít có hệ thống khiến không ai (kể cả QH) biết cái xấu lớn đến thế nào, hình dạng ra sao.
và kinh khủng hơn là cái xấu vẫn rất bình an, vẫn ngự trị để chờ những cơ hội khác...

Khi cái sai cái xấu được dung dưỡng và rất mạnh, thì xã hội sẽ như thế nào ?
Khi không còn ai tin vào cái đúng cái tốt, thì xã hội có thể phát triển lành mạnh được không ?
hay sẽ đi đến chỗ suy vong ?

Nước Nhật đang vật vã với khủng hoảng, nhưng cả TG tin rằng họ sẽ vượt qua.
Còn VN ? TG đã mất hy vọng vào VN từ lâu rồi, và bây giờ chính người Việt cũng mất nốt.

Đây mới là điều kinh khủng nhất
 
Last edited by a moderator:
Bộ say diệu này hình như ngủ mơ và chóng quên lời than của ông nghị Tâm thì phải. http://cafef.vn/doanh-nghiep/hud-se-duoc-kinh-doanh-ca-tai-chinh-ngan-hang-20121129082219459ca36.chn
 
Last edited by a moderator:
Trả lời chất vấn sáng 13/11, Thống đốc Bình đã khẳng định: Thị trường vàng miếng trong nước đã được kiểm soát. 5 tháng qua, các tổ chức tín dụng đã mua vào khoảng 60 tấn vàng. Và nay có tin này
http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/mien-thue-xuat-khau-vang-dua-vao-dau-20121203045448455ca34.chn
Nghĩa là 60 tấn vàng trên sẽ được tạm xuất thu lấy khoảng 3 tỷ $ về giải cứu kinh tế?
Chỉ còn là băn khoăn đánh thuế hay không đánh thuế XK mà thôi.
 
GÁNH NẶNG VÀ NHỮNG TOAN TÍNH
(tiếp theo)

Rủi ro…

Có lẽ sẽ không cần nói thêm thì rủi ro hiện hữu của việc đổ vỡ hệ thống khi không kiểm soát chính xác nợ xấu là điều chắc chắn. Với những ràng buộc phức tạp trong sở hữu chéo, sự đổ vỡ ở một tổ chức tín dụng yếu kém có thể gây những tác động khó lường nên trạng thái của toàn hệ thống. Ở mức độ thấp hơn, viễn cảnh nền kinh tế đi vào giai đoạn suy yếu kéo dài với những khó khăn nội tại chồng chéo không thể tách bạch và xử lý dứt điểm cũng là một góc nhìn u ám.

Với những yếu tố thiếu tích cực như vậy, chúng ta cần chuẩn bị tinh thần để đón nhận một thời kỳ vật lộn với khó khăn và suy giảm của nền kinh tế hoặc phải chấp nhận một cú sốc lớn để có thể hy vọng thay đổi toàn bộ cục diện hiện tại.

Với chứng khoán:

Giai đoạn hiện tại là thời điểm tạm ổn định và có ít biến động nhất trong ngắn hạn. Không thể phủ nhận thực tế là các doanh nghiệp vẫn đang chìm trong khó khăn và vẫn có rất nhiều doanh nghiệp tiếp tục suy yếu, thậm chí có thể phá sản trong thời gian tới. Tuy nhiên, với cung tiền đang có cơ hội mở rộng vẫn để lộ ra những khoảnh khắc hồi phục ngắn hạn trở lại của thị trường. Hãy cùng chờ xem nhé….

Vào thời điểm viết bài này, cuối tháng 10, cá nhân mình cũng trông đợi vào một sóng hồi kỹ thuật. Thị trường vào thời điểm này có vẻ hội tụ được những điểm cần thiết ủng hộ thị trường: giải pháp giải cứu BDS của chính phủ, truyền thông loan tin liên tiếp, viễn cảnh hạ lãi suất tiếp tục...

Tuy nhiên, trên góc nhìn thực tế thì con sóng này không có đủ lực khi các nguồn tiền lớn không tham gia thị trường, các giải pháp giải cứu bản chất mang tính chất hô hào là chính, còn nguồn lực thực sự vẫn chưa sẵn sàng.

Đâu đó đã khắc họa rõ nét chân dung của 2013 sắp tới, được mô tả ngắn gọn bằng những dòng chữ highlight ở trên. Chúng ta đã sẵn sàng đi vào suy thoái?
 
Vào thời điểm viết bài này, cuối tháng 10, cá nhân mình cũng trông đợi vào một sóng hồi kỹ thuật. Thị trường vào thời điểm này có vẻ hội tụ được những điểm cần thiết ủng hộ thị trường: giải pháp giải cứu BDS của chính phủ, truyền thông loan tin liên tiếp, viễn cảnh hạ lãi suất tiếp tục...

Tuy nhiên, trên góc nhìn thực tế thì con sóng này không có đủ lực khi các nguồn tiền lớn không tham gia thị trường, các giải pháp giải cứu bản chất mang tính chất hô hào là chính, còn nguồn lực thực sự vẫn chưa sẵn sàng.

Đâu đó đã khắc họa rõ nét chân dung của 2013 sắp tới, được mô tả ngắn gọn bằng những dòng chữ highlight ở trên. Chúng ta đã sẵn sàng đi vào suy thoái?

Lâu lắm rồi mới có cơ hội trao đổi với anh Around HN :))
Một sự trùng hợp đáng ngạc nhiên là cùng thời điểm này vào năm 2008, khắp nơi có sự đồng thuận rất cao về viễn cảnh rất xấu của năm 2009. Năm 2013 cũng vậy.
Tuy nhiên, em lờ mờ cảm nhận đã có 1 điểm/sự "dịch" diễn ra.
Và đây là 1 chu kỳ mới chứ không phải là tiếp diễn của chu kỳ cũ. Bản chất người VN sẽ luôn toả sáng những lúc khó khăn nhất.
Hãy cùng chờ xem vào năm tới (post 19/12/2012)
 
Con số tổng kết đầu tư 2012 tại các tỉnh đã có trong kỳ họp HDND cuối năm. Sau cú siết mạnh chính sách tài khóa 2011 do lo ngại lạm phát tăng cao, hoạt động đầu tư công 2012 cũng trở lại khá mạnh. Việc giải ngân vốn Nhà nước tại nhiều hạng mục tăng, có lĩnh vực tăng 80% so với 2011. Trung bình các tỉnh đều đạt thấp nhất khoảng 80% kế hoạch năm. Chiếu theo kế hoạch của cả nước thì con số chi ngân sách sẽ là con số không hề nhỏ. Tuy nhiên, điều lo ngại là cú hích mạnh từ chính sách tài khóa đã không có nhiều hiệu lực với thị trường. Lượng DN khó khăn, đóng cửa vẫn tăng và thị trường vẫn đi xuống dần đều.

2013 trước mặt. Ai cũng rõ là nguồn thu 2012 sụt giảm nghiêm trọng, chỉ đạt 60% kế hoạch, và chắc chắn Chính phủ sẽ không có nhiều tiền để tiêu trong 2013. Với nguồn tiền rót ra kha khá trong 2012 mà tác động đến thị trường còn rất nhiều hạn chế, vậy sự co hẹp chi ngân sách 2013, thị trường chắc chắn sẽ có nhiều khó khăn hơn nữa.
 
Lâu lắm rồi mới có cơ hội trao đổi với anh Around HN :))
Một sự trùng hợp đáng ngạc nhiên là cùng thời điểm này vào năm 2008, khắp nơi có sự đồng thuận rất cao về viễn cảnh rất xấu của năm 2009. Năm 2013 cũng vậy.
Tuy nhiên, em lờ mờ cảm nhận đã có 1 điểm/sự "dịch" diễn ra.
Và đây là 1 chu kỳ mới chứ không phải là tiếp diễn của chu kỳ cũ. Bản chất người VN sẽ luôn toả sáng những lúc khó khăn nhất.
Hãy cùng chờ xem vào năm tới (post 19/12/2012)

Ặc, nếu ko có cú phục hồi vĩ đại 2009 thì ngày hôm nay bớt khổ hơn. Năm 2009 mà Chính phủ chọn lựa ổn định vĩ mô thay cho tăng trưởng thì khó khăn 2012-2013 sẽ giảm bớt rất nhiều. Năm nay có kinh nghiệm 2009 rồi nên sẽ ko in tiền để kích cầu đâu, vì thế cơ hội có một bàn rút ngắn tỷ số bị thu hẹp cực nhiều....
 
Last edited by a moderator:
Ặc, nếu ko có cú phục hồi vĩ đại 2009 thì ngày hôm nay bớt khổ hơn. Năm 2009 mà Chính phủ chọn lựa ổn định vĩ mô thay cho tăng trưởng thì khó khăn 2012-2013 sẽ giảm bớt rất nhiều. Năm nay có kinh nghiệm 2009 rồi nên sẽ ko in tiền để kích cầu đâu, vì thế cơ hội có một bàn rút ngắn tỷ số bị thu hẹp cực nhiều....

Kinh nghiệm thì đúng là có, nhưng không biết các bác ý có chịu rút cho không hay đặt lợi ích nhóm lên trên hết hả anh? thấy hai hôm rồi hội thảo ở SG và HN chém kinh lắm mà :(
 
Kinh nghiệm thì đúng là có, nhưng không biết các bác ý có chịu rút cho không hay đặt lợi ích nhóm lên trên hết hả anh? thấy hai hôm rồi hội thảo ở SG và HN chém kinh lắm mà :(

Vấn đề cơ bản nhất là phải có tiền để bơm, anh cũng đang canh me xem làm thế nào nhưng chưa thấy có nguồn nào khả dụng cả. Hề hề, nếu có nguồn sẽ lập tức lên viết bài cải chính ngay....
 
Back
Top