Hiện trạng vĩ mô và kinh tế Việt Nam

ST cho rằng câu hỏi hot sắp tới:
- Giải pháp khơi dòng chảy tín dụng hay cụ thể hơn là nợ xấu ngân hàng và nợ xấu doanh nghiệp (Cái này các nhóm bigboy đang lobby mạnh, chờ xem)
- Tồn kho hàng hóa

Các anh chị cho ý kiến thêm.

Câu hỏi duy nhất là "đầu ra". Đầu ra tốt thì tất thảy mọi chuyện rắc rối sẽ tự động được giải quyết.

Bài toán với VN lúc này là làm thế nào để thúc đẩy kinh tế phát triển trở lại?

Cụ thể trong ngắn hạn mục tiêu là phải tăng tốc độ vòng quay kinh tế cụ thể là khâu tiêu dùng chứ ko phải là khâu sản xuất đình trệ

Từ đầu năm đến nay các chính sách của chính phủ từ tài khóa giảm lãi suất, chỉ đạo nới lỏng tín dụng đến chính sách kinh tế, giảm thuế, hạ giá xăng, vv,,,,,,,,,đều chỉ là gián tiếp tác động khâu sản suất tốt hơn ( giảm ls có đôi chút tác động tiêu dùng nhưng ko đáng kể) trong khi thứ mà cần kích thích tăng trường trở lại là khâu Tiêu Dùng mới đúng. ( không phải mấy ông ko biết điều này, nhưng sợ kích thích lại lạm phát trong khi đang tuyên bố chống lạm phát, đúng là luẩn quẩn)

Khi nào câu hỏi cho bài toán kích thích tiêu dùng có lời giải thì TTCK sẽ lên.

Trước tiên là khi nào có dấu hiệu trong chính sách thì có thể xuống tiền 1 chút, khi nào biểu trên trên các số liệu kinh tế vĩ mô như chỉ số giá tiêu dùng tăng, CPI tăng trở lại, nhập siêu trở lại, thì có thể vào hết tiền.

Tiêu dùng có 2 màng trong nước và quốc tế, nhưng thị trường quốc tế dường như hẹp lại trong bối cảnh cả thế giới đang vật lộn khủng hoàng, vậy giống như Trung Quốc, chính phủ hướng bài toán giải cho đầu ra sản xuất của mình là khai thác thị trường trong nước là hướng đi hợp lý chăng?
 
Đề cập về tiêu dùng của Rin đúng là vấn đề trọng tâm hiện nay đấy.

Xét về bối cảnh quốc tế, khủng hoảng nợ châu Âu ảnh hưởng rất nhiều đến tiêu dùng, tác động ngược lại các đơn vị làm xuất khẩu.

Với bối cảnh kinh tế trong nước, trong bài phân tích trước mình có đề cập đến vấn đề sức cầu. Do quá trình gia tăng cung tiền ồ ạt đã tạo ra lượng cầu ảo trong mấy năm qua. Khi suy thoái, lượng cầu ấy điều chỉnh rất mạnh.

Có thể nhìn minh chứng ở việc tăng trưởng tín dụng giảm, GDP tụt lùi và sức cầu XH suy yếu nhanh chóng. Mức cầu này sẽ điều chỉnh về mức cầu thật của nền kinh tế, vì vậy, nhìn vào tiêu dùng để theo dõi là biện pháp đúng. Tuy nhiên, theo logic ở trên thì việc cầu tiêu dùng tăng trở lại trong thời gian ngắn là khó, vì nó buộc phải hoàn thành quá trình điều chỉnh mới tạo lực để hồi phục được.

Liên quan đến một số vấn đề về nợ xấu, có bạn minhpc có thắc mắc một số vấn đề ở bên Bình luận. Hiện tại, có rất nhiều vấn đề khá rắc rối nên việc viết rành mạch sẽ mất khá nhiều thời gian. Mình có ý kiến nếu các bạn có điểm nào cần thắc mắc về vĩ mô, cứ nêu chủ đề ở đây, chúng ta cùng phân tích và bàn luận, mình sẽ tham gia nhiệt tình.

Bạn minhpc có thể tham khảo bài viết này để có góc nhìn khác về nợ xấu cũng như thực trạng của Ngân hàng:

Sự thật nợ BĐS: Rùng mình những con số
http://vef.vn/2012-07-04-su-that-no-bds-rung-minh-nhung-con-so
 
Hôm nay, ST ngồi tổng hợp các news gần đây để làm sa bàn. Mời các anh chị cho ý kiến nhé. Trong ngoặc là bình phẩm vui

Chính trị:
...
Kinh tế:

Rất vui vì được gặp "thần tượng" quay trở lại và 'công lực" lại hơn xưa. Bài viết này của Simtim giúp mình hiểu thêm nữa về kỹ thuật tông hợp thông tin.

Xin mạo muội góp thêm suy nghĩ cá nhân.

Với cảm nhận cá nhân, mình thấy những dòng tiền lớn (BBs) chắc còn chờ sự ổn định thật sự của một thượng tần kiến trúc.

Nếu coi sự phát triển về chính trị kinh tế xã hội như một cơ thể thì việc những khó khăn xưa nay của nền kinh tế (lạm phát, nợ công, tham nhũng, ...) nôm na như những căn bệnh của các bộ phận của thân thể: tim gan phèo phổi.
Nhưng khi có một sự biến động về thượng tầng kiến trúc/chính trị thì nó liên quan đến bệnh đau thần kinh não rồi. Điều đó càng đặc biệt hơn nữa với thể chế chính trị của nhưng nước chuyên chính như ở VN.

Có sự phân công lại nhiệm vụ, trách nhiệm quyền hạn có nghĩa là tương ứng với việc phân lại quyền lực tại thượng tầng, và vì thế những rủi ro tương ứng có thể xảy ra. Một rủi ro về thay đổi kiến trúc thượng tầng là rủi ro lớn nhất có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế. Đặc biệt là những nền kinh tế đang phát triển. Chính vì vậy lý giải tại sao các bạn khoai tây bán cutloss liên tục tromg thời gian trước đây.

Một động thái nữa là chính phủ liên tục bơm ra các tin tốt để hỗ trợ nhưng vẫn không làm tăng được dòng tiền vào. Vì có lẽ và có thể những người nhiều tiền chắc họ nắm và rõ hơn thông tin mà chúng ta không biết.

Thế nên cá nhân mình vẫn nghĩ rằng khi nào hệ thần kinh TW được ổn định và nó bắt đều điều hành việc chữa bệnh tại các bộ phận khác của cơ thể theo cái tiềm năng mới phục hồi của nó, khi đó có thể là đáy của rủi ro lần này.
 
Arrow...

Vậy là thôi "ai về nhà lấy" rồi nhé. về nhà đi nhậu vậy.

http://gafin.vn/20120703044924997p0...-khan-truong-co-cau-lai-ngan-hang-yeu-kem.htm

Theo đó, tiếp tục dành ưu tiên cho kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Việc ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô không chỉ cho năm 2012 mà còn cho cả các năm tiếp theo, đây cũng là nền tảng để duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững. Đồng thời tập trung duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý (khoảng 5,2 - 5,7%), duy trì tăng trưởng hợp lý nhưng phải đạt yêu cầu không gây bất ổn kinh tế vĩ mô, làm lạm phát cao trở lại ; không vì tăng trưởng mà để lạm phát cao cho những năm tiếp theo.

Trên tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ, phù hợp với các cân đối vĩ mô; đẩy nhanh việc giảm lãi suất cho vay theo chiều hướng giảm dần của chỉ số giá tiêu dùng; điều hành ổn định tỷ giá;

lạm phát là nguyên nhân hay chỉ là 1 hệ quả phản ánh lại bất ổn trong tăng trường những năm trước?

Đến h mà còn chưa rõ khái niệm đúng về LẠM PHÁT thì chính sách cứ 'lệch lạc" mãi như thế này đến bao giờ VN mới ngóc được đầu.

Trong khi bài học của Mỹ dùng Lạm Phát để thúc đẩy kinh tế, coi nó là 1 chỉ số kết quả chứ ko phải nguyên nhân.

Với 1 đất nước đang phát triển như Việt Nam, Lạm Phát đúng là đáng sợ nhưng.....Giảm Phát còn đáng sợ hơn vạn lần.

Trong khi hiện tại dấu hiệu Giảm Phát đã dần hiện ra mà..........chính sách vẫn cứ kiềm chế Lạm Phát thì thôi.......chịu rồi. Về đi nhậu thôi arrow thôi.
 
“Tăng trưởng kinh tế thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước, lạm phát giảm quá thấp ngoài mong muốn, tinh thần doanh nhân Việt đang xuống dốc. Nền kinh tế rơi vào suy giảm kép”. Đó là nhận định của TS. Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

NIỀM TIN bị mất..toàn diện

Rồi vấn đề xử lý nợ xấu ngân hàng, cần phải làm nhanh là làm rốt ráo, nếu không nó sẽ đe dọa đến sự an toàn của cả hệ thống ngân hàng Việt Nam, nhưng không hiểu sao vấn đề này vẫn còn chần chừ...

VN mất một cái đáng quý nhất...tinh thần tiến công..chở về trạng thái thờ ơ, sợ sệt..để tự thị trường điều chỉnh. vậy biết ngày mô ..hồi phục
 
Đề cập về tiêu dùng của Rin đúng là vấn đề trọng tâm hiện nay đấy.

Xét về bối cảnh quốc tế, khủng hoảng nợ châu Âu ảnh hưởng rất nhiều đến tiêu dùng, tác động ngược lại các đơn vị làm xuất khẩu.

Với bối cảnh kinh tế trong nước, trong bài phân tích trước mình có đề cập đến vấn đề sức cầu. Do quá trình gia tăng cung tiền ồ ạt đã tạo ra lượng cầu ảo trong mấy năm qua. Khi suy thoái, lượng cầu ấy điều chỉnh rất mạnh.

Có thể nhìn minh chứng ở việc tăng trưởng tín dụng giảm, GDP tụt lùi và sức cầu XH suy yếu nhanh chóng. Mức cầu này sẽ điều chỉnh về mức cầu thật của nền kinh tế, vì vậy, nhìn vào tiêu dùng để theo dõi là biện pháp đúng. Tuy nhiên, theo logic ở trên thì việc cầu tiêu dùng tăng trở lại trong thời gian ngắn là khó, vì nó buộc phải hoàn thành quá trình điều chỉnh mới tạo lực để hồi phục được.

Liên quan đến một số vấn đề về nợ xấu, có bạn minhpc có thắc mắc một số vấn đề ở bên Bình luận. Hiện tại, có rất nhiều vấn đề khá rắc rối nên việc viết rành mạch sẽ mất khá nhiều thời gian. Mình có ý kiến nếu các bạn có điểm nào cần thắc mắc về vĩ mô, cứ nêu chủ đề ở đây, chúng ta cùng phân tích và bàn luận, mình sẽ tham gia nhiệt tình.

Bạn minhpc có thể tham khảo bài viết này để có góc nhìn khác về nợ xấu cũng như thực trạng của Ngân hàng:

Sự thật nợ BĐS: Rùng mình những con số
http://vef.vn/2012-07-04-su-that-no-bds-rung-minh-nhung-con-so

Không phải khủng hoảng nợ châu Âu, mà là kinh tế suy thoái của châu Âu, mới là thủ phạm ảnh hưởng tới tiêu dùng bác ạ.

Tăng cung tiền ồ ạt, không tạo ra lượng cầu ảo mà là cầu thật. Bằng chứng là cả đầu tư công, đầu tư doanh nghiệp và tiêu dùng cá nhân đều tăng. Khi rút tiền về, đầu tư công giảm, đầu tư doanh nghiệp giảm, tiêu dùng cá nhân giảm. Ấy là cầu thật giảm. Còn ở VN mới chỉ dùng đến khái niệm suy giảm, chứ chưa có khái niệm suy thoái bác ạ. Để VN suy thoái, còn khướt :D
 
Arrow...

Vậy là thôi "ai về nhà lấy" rồi nhé. về nhà đi nhậu vậy.

http://gafin.vn/20120703044924997p0...-khan-truong-co-cau-lai-ngan-hang-yeu-kem.htm



lạm phát là nguyên nhân hay chỉ là 1 hệ quả phản ánh lại bất ổn trong tăng trường những năm trước?

Đến h mà còn chưa rõ khái niệm đúng về LẠM PHÁT thì chính sách cứ 'lệch lạc" mãi như thế này đến bao giờ VN mới ngóc được đầu.

Trong khi bài học của Mỹ dùng Lạm Phát để thúc đẩy kinh tế, coi nó là 1 chỉ số kết quả chứ ko phải nguyên nhân.

Với 1 đất nước đang phát triển như Việt Nam, Lạm Phát đúng là đáng sợ nhưng.....Giảm Phát còn đáng sợ hơn vạn lần.

Trong khi hiện tại dấu hiệu Giảm Phát đã dần hiện ra mà..........chính sách vẫn cứ kiềm chế Lạm Phát thì thôi.......chịu rồi. Về đi nhậu thôi arrow thôi.

Chính sách lệch lạc ở chỗ nào?

Lạm phát luôn đi cùng tăng trưởng nhưng không đồng nghĩa với việc tăng trưởng cao lạm phát cũng phải cao. Cần gì phải nhìn đâu xa, nhìn lạm phát và tăng trưởng của VN và anh bạn láng giềng thì rõ ngay.
 
Chính sách lệch lạc ở chỗ nào?

Lạm phát luôn đi cùng tăng trưởng nhưng không đồng nghĩa với việc tăng trưởng cao lạm phát cũng phải cao. Cần gì phải nhìn đâu xa, nhìn lạm phát và tăng trưởng của VN và anh bạn láng giềng thì rõ ngay.

Vậy giờ tình trạng của Việt Nam hiện tại, đình đốn sản xuất, hàng tồn kho cao, các doanh nghiệp liên tục đệ đơn phá sản, vốn giá rẻ chính phủ đã khơi nhưng cũng ko dám vay đầu tư thêm kinh doanh, CPI âm sau gần 3 năm, Lạm phát giảm còn 1 con số....vv..........

Vậy bây giờ Việt Nam kiềm chế Lạm Phát hay kích thích tăng trường kinh tế trở lại mới là điều cấp bách hơn ?
 
Last edited by a moderator:
Không phải khủng hoảng nợ châu Âu, mà là kinh tế suy thoái của châu Âu, mới là thủ phạm ảnh hưởng tới tiêu dùng bác ạ.

Tăng cung tiền ồ ạt, không tạo ra lượng cầu ảo mà là cầu thật. Bằng chứng là cả đầu tư công, đầu tư doanh nghiệp và tiêu dùng cá nhân đều tăng. Khi rút tiền về, đầu tư công giảm, đầu tư doanh nghiệp giảm, tiêu dùng cá nhân giảm. Ấy là cầu thật giảm. Còn ở VN mới chỉ dùng đến khái niệm suy giảm, chứ chưa có khái niệm suy thoái bác ạ. Để VN suy thoái, còn khướt :D

Lý luận của bác cũng hay, nhưng nó nặng tính câu chữ quá. Như thế này những thằng chất lệnh mua trần cả triệu cổ giờ em cũng ko dám gọi là cầu ảo nữa. Vì đúng ra mà nói, em có 1 triệu cổ nện vào đầu nó thì em vẫn được thanh toán đầy đủ, như thế là thật 100% chứ có ảo tí nào đâu nhỉ.
 
Tin xấu dồn dập và tràn ngập rùi nhỉ !
Giờ chỉ ngồi xem VNI phản ứng thế nào thui.

Happy Trading !

Để xem cái Indicator of total amount of bad news của nàng Sim nó tác động đến VNI thế nào !!!
 
ST có một số ý kiến như sau:

Các anh chị là trader nên chúng ta tập trung hơn vấn đề gì đang dẫn dắt market hơn là nên làm gì cho market. Việc làm gì cho market là việc của các bigboy và nhà điều hành chính sách. Chính vì tập trung hơn cho câu hỏi HOT thì chúng ta dễ nhận diện được market sẽ được dẫn dắt bởi điều gì.

ST xin đề xuất câu hỏi cụ thể:

MARKET đang mong muốn điều gì nhất cho 6 tháng tới?

- Lạm phát ư? Chắc không rùi (Chính phủ lo vì CP vin cớ nhiều hơn, chứ market không lo)
- Nợ xấu ư? Cũng không nốt vì có người phát ngôn rùi: http://gafin.vn/20120703044924997p0...-khan-truong-co-cau-lai-ngan-hang-yeu-kem.htm
- Tăng trưởng ư? Cũng mong lắm nhưng không kỳ vọng trong 6 tháng tới.

Vậy là gì?
- GIẢM PHÁT !

ST cho là vậy. Bởi vì đơn giản đ/v kinh tế VN không giảm phát tức là tăng trưởng. Nhưng vì sao ST không chọn câu hỏi tăng trưởng, bởi vì các bigboy từ trong nước đến ngoài nước khi đầu tư vào VN thì họ kì vọng ở câu hỏi này rùi và câu hỏi này là câu hỏi thường xuyên của họ khi đầu tư tại VN. Bi giờ Market cần cái trước mắt nè. Nhưng khái niệm giảm phát ở một đất nước đang phát triển như VN cũng khác với một đất nước phát triển như Nhật chẳng hạn. Lý giải vấn đề này ST nhờ các anh chuyên môn sâu về vĩ mô như CACO tham gia.

Cái gần nhất để đánh giá câu hỏi trên thì cái gì sắp tới: nợ xấu, tồn kho, chỉ số tiêu dùng, lạm phát .... nhưng với ST cận kề nhất đó là báo cáo kế toán của các doanh nghiệp 2 quí rồi. Có thể một số anh chị cho rằng báo cáo thường được xào nấu, tuy nhiên tâm tình MARKET nó hiểu, nó biết và cảm nhận chứ không đợi anh chị đâu. Vì vậy chúng ta mặc nhiên nhìn Market với ánh mắt khách quan, bình tĩnh chứ đừng vội chụp mũ theo "ý thích của mình" (như một số anh chị trên đây đã chụp mũ ST là fake rùi đó ... hiiii)

Tóm lại có hai vấn đề đ/v ST cần theo dõi kĩ:

- Trước mắt: báo cáo kế toán kinh doanh lỗ lãi của các doanh nghiệp niêm yết.
- Dài hơn: Kinh tế có rơi vào giảm phát hay không? (Xem mức độ news quan tâm và phân tích của các chuyên gia, trader không cần phân tích)

Như vậy, khả năng market từ đây sẽ trade sideway trong khoảng 400 - 420 point.

Mời các anh chị cho ý kiến.
 
ST có một số ý kiến như sau:

Các anh chị là trader nên chúng ta tập trung hơn vấn đề gì đang dẫn dắt market hơn là nên làm gì cho market. Việc làm gì cho market là việc của các bigboy và nhà điều hành chính sách. Chính vì tập trung hơn cho câu hỏi HOT thì chúng ta dễ nhận diện được market sẽ được dẫn dắt bởi điều gì.

ST xin đề xuất câu hỏi cụ thể:

MARKET đang mong muốn điều gì nhất cho 6 tháng tới?

- Lạm phát ư? Chắc không rùi (Chính phủ lo vì CP vin cớ nhiều hơn, chứ market không lo)
- Nợ xấu ư? Cũng không nốt vì có người phát ngôn rùi: http://gafin.vn/20120703044924997p0...-khan-truong-co-cau-lai-ngan-hang-yeu-kem.htm
- Tăng trưởng ư? Cũng mong lắm nhưng không kỳ vọng trong 6 tháng tới.

Vậy là gì?
- GIẢM PHÁT !

ST cho là vậy.

Anh có câu trả lời khác.
Market mong muốn thấy được quyết tâm thay đổi (tái cấu trúc) thông qua việc nhất quán và đúng tiến độ các mục tiêu.

Xét theo chu kỳ phát triển và nguồn gốc căn bệnh cố hữu 25 năm qua của VN thì nợ xấu, lạm phát, tăng trưởng - giảm phát đều là biểu hiện và sẽ tự được xử lý hết.
 
Tóm lại có hai vấn đề đ/v ST cần theo dõi kĩ:

- Trước mắt: báo cáo kế toán kinh doanh lỗ lãi của các doanh nghiệp niêm yết.
- Dài hơn: Kinh tế có rơi vào giảm phát hay không? (Xem mức độ news quan tâm và phân tích của các chuyên gia, trader không cần phân tích)

Như vậy, khả năng market từ đây sẽ trade sideway trong khoảng 400 - 420 point.

Mời các anh chị cho ý kiến.

BCTC của Dn không quan trọng nữa.....vì GDP Q2=4.66%, 2Q=4.3%, cho thấy nếu tốt mới đáng sợ...lại nói dối, cook the book

tăng trưởng nó có quán tính của nó.......tự dưng ...nó khựng một cái.....6% xuống 4.1% tất có nhiều bể vỡ..vấn đề là bưng bít thui.............mà bể vỡ rồi thì sao gắn lại..phá sản, nợ quá khả năng rồi làm sao trả?????

cứ cho lạc quan GDP tăng theo đường thẳng ...vì cố gắng quá muộn màng....sẽ là 4.1%>4.6%>5.1%>5.6% , vậy bình quân khoảng 4.85% (*cụ trần xuân giá đầu mùa đã dự GDP năm nay dưới 5.x%. nhưng các cụ khác TS, ThS thì bảo không sao đợi quý 2 cho chắc...làm kéo dài cái sự đổ vỡ, đúng là bịt mắt trộm chuông....hà aaaaaa). còn theo thói bình quân có tăng có giảm GDP sẽ như sau: 4.1>4.6%>4.35%>4.85% bình quân GDP VN 4.5%

năm nay là năm Quỹ thoái vốn theo lịch từ 5-6 năm về trước....xin hỏi là ở lại hay đi?????

vì vậy thị trường nó khó mà đi ngang hiiiiiiiiiiiiiii
 
Anh có câu trả lời khác.
Market mong muốn thấy được quyết tâm thay đổi (tái cấu trúc) thông qua việc nhất quán và đúng tiến độ các mục tiêu.

Xét theo chu kỳ phát triển và nguồn gốc căn bệnh cố hữu 25 năm qua của VN thì nợ xấu, lạm phát, tăng trưởng - giảm phát đều là biểu hiện và sẽ tự được xử lý hết.

Đúng rồi. Những con sóng lớn của TTCKVN đều chạy khi có thay đổi trong chính sách còn khi biểu hiện trên các số liệu vĩ mô thì dường như ko còn tăng là bao.

Ví dụ rõ nhất là đợt tăng đầu năm, TT tăng đến 2 tháng, gần hết đợt tăng, cp tăng hơn 50% thì mới lòi ra....TT tăng vì bước ngoặt chính sách từ thắt chặt sang lới lỏng được ban hành sau đó hơn 1 tháng.

Một đất nước như VN, tin đồn luôn luôn có sức mạnh và insider trading vẫn có chỗ đứng rất tốt.

Nên trade theo vĩ mô thì sẽ trade theo thay đổi chính sách chí ít là ở đường lối Tư Tưởng thường ngon hơn là trade khi chính sách đã ban hành.
 
Hix...Các cụ phân tích phân teo tại sao giảm chưa xong thì VNI nó BULL mất rùi.
Lại phải xem tai sao nó BULL...:))
 
Hix...Các cụ phân tích phân teo tại sao giảm chưa xong thì VNI nó BULL mất rùi.
Lại phải xem tai sao nó BULL...:))

Chưa kịp phân tích xong mà nó lại xìu thì cần phân tích tiếp cái gì hả bác winwin ?
 
Chưa kịp phân tích xong mà nó lại xìu thì cần phân tích tiếp cái gì hả bác winwin ?

Thì lại phân tích tại sao Bear...:))

Cái nghiêp nó thế rùi mừ,
Nhỏ lẽ thì cứ Follow the Market thui cho nó lành !
 
Hot story

MARKET đang mong muốn điều gì nhất cho 6 tháng tới?

Vậy là gì?
- GIẢM PHÁT !

- Dài hơn: Kinh tế có rơi vào giảm phát hay không? (Xem mức độ news quan tâm và phân tích của các chuyên gia, trader không cần phân tích)
.

Thực tình thì TT đang được trade bởi câu chuyện giảm phát, đình đốn sản xuất.

Tuy nhiên, hot story tuy hot này nhưng có vẻ lại là "câu chuyện cũ giờ mới nói"., nó có vẻ mang tính lỗi thời-hết thời - hiện tượng nhiều hơn là dẫn dắt thị trường trong 6 tháng tới.

Vì sao?

Ngay từ đầu năm 2011, khi bắt đầu đường lối chính sách mới từ nghị quyết 11 - thắt chặt tiền tệ thì hệ quả nền kinh tế bị co hẹp, sản xuất giảm, đình đốn sản xuất, phá sản hàng loạt đều đã được thị trường lường đến, và cú giảm cả năm 2011 đã discount hết sự kiện này. VNI giảm từ 520 xuống 380 ~ 20% năm 2011

Từ đầu năm 2012 , câu chuyện dẫn dắt market là kinh tế sẽ tăng trưởng trở lại thế nào sau giai đoạn thắt chặt ? cụ thể đầu tiên trong chính sách là chính sách nới lỏng tiền tệ sẽ ra sao? Đó là câu chuyện dẫn dắt Market 2 quý đầu năm. TT tăng trở lại từ 380 lên 490 ~ 20%

TT tăng đầu năm 2012 là việc phản ảnh câu chuyện chính sách nới lỏng tiền tệ mới.

Việc correction hiện tại chỉ là việc TT đang cân lại "nặng nhẹ" của chính sách và chờ đợi bước đi kế tiếp của Chính phủ sẽ thế nào để kích thích kinh tế tăng trường trở lại và những bước tiếp trong việc nới lỏng tiền tệ.

Nên vậy, thời điểm này là thời điểm đang consolidation, gom hàng nhiều hơn là quay trở về máng lợn.

TT luôn sợ cái im lặng, luôn kiếm ra 1 câu chuyện để nói - để bàn luận cho giết time và cũng phải vin vào 1 cái cớ nào đó để trade, vậy nên từ việc khơi mào từ media kêu gào đình trệ sản xuất để dọn đường cho chính sách nới lòng được ban hành, cùng với đó là tạo thêm sức ép để tốc độ và liều lượng nới lỏng cao hơn thì TT cũng "lấy cớ" mà correction.

Market giảm đợt vừa qua chỉ là vin vào cái cớ đình đốn sx, giảm phát này. Mà vốn dĩ điều này đã được tiên đoán và disscount vào đợt giảm cả năm 2011.

Câu chuyện 6 tháng cuối năm vẫn sẽ là câu chuyện đã dẫn dắt thị trường đi lên 6 tháng đầu năm :

CP sẽ nới lỏng tiền tệ và kích thích kinh tế tăng trưởng trở lại như thế nào?
 
Last edited by a moderator:
Nếu câu chuyện đã là như trên thì.......trader và investor chúng ta nên làm gì?
 
Back
Top