Hiện trạng vĩ mô và kinh tế Việt Nam

- Em thấy bài này là cái khung để điều hành KT trong 2012 http://atpvietnam.com/News/Details/du-toan-boi-chi-nsnn-nam-2012-la-140-200-ty-dong-bang-4-8-gdp, nhờ ARROWHANOI, phân tích thêm, và so sánh 2011 vừa qua, theo em là sắp có tiền rồi đó..., còn giá trị của tiền cuối 2012 thì em kg biết.
- 72 h nữa hàng em, tới HN, anh nhớ nhận giùm nhé, happy new year!

Mục này Bộ trưởng Bộ tài chén thì rành chứ mình dân thường ko thạo lắm. Để xem kỹ một tí xem dư thế lào...
 
Thấy mấy bác rôm rả luận bàn, tớ cũng góp vui một bài về tư duy quản lý của các cụ lờ đờ. Số là gần đây tớ đi lang thang ở miền Trung và được biết CS khai thác rừng bền vững của CP. Ý tưởng là, giao đất rừng cho người dân quản lý&khai thác(50 năm) để tránh tình trạng "cha chung ko ai khóc" => nạn lâm tặc. Hàng năm ng dân chỉ được khai thác gỗ với số lượng(khoảng 5%)& độ tuổi qui định để rừng có thời gian phục hồi. Rừng giao cho ng dân gồm rừng tự nhiên và rừng trồng, trong đó rừng trồng được hỗ trợ tài chính từ nước ngoài (Đức).

Ý tưởng thì rất hay nhưng khi thực hiện thì sao!? Ai được lợi nhất từ sự phân phối này!? Rõ ràng là các cán bộ tham gia dự án có đủ khả năng phân phối đất rừng cho bất cứ ai nếu họ muốn, và từ kẻ hở này => nạn tham nhũng xuất hiện. Đây là đặc trưng của các CS của VN => nạn tham nhũng khó có thể loại trừ.

Về phần kiểm tra việc ng dân quản lý&khai thác rừng, phái đoàn nước ngoài kiểm tra bằng cách lấy mẫu ngẫu nhiên(để cấp tài chính cho rừng trồng), hình như độ tin cậy >90%(hình như đối vời nước ngoài, chuyện này ko ko quá quan trọng nên độ tin cậy chỉ lấy 90%, ko cần thiết phải lấy con số cao hơn). Cách kiểm tra của nước ngoài thì ko có gì bàn cải, giáo trình thống kê ở ĐH cũng có đề cập(ko cần trình độ sau ĐH). Còn cách kiểm tra của VN, vừa nghe một cán bộ nói là VN kiểm tra 100% thì tớ rất ngạc nhiên. Sao có thể như thế chứ!? Sau khi hỏi rõ, thì ra hàng năm NN giao cho mỗi ng dân phiếu thống kê số lượng lẫn chủng loại&kích cỡ gỗ trên một phần diện tích mà họ quản lý. Sau đó cán bộ tập hợp số liệu đó rùi báo cáo lên trên. Với cách thức như thế => đây là nguyên nhân chủ yếu giải thích vì sao số liệu của VN toàn là rác. Và tất yếu => TW thường ko nắm rõ thực tế => rác vào thì rác ra => CS thường xuyên mắc sai lầm. Với cách thức này thì kinh phí cho bộ máy kiểm tra ko hề nhỏ như ngta vẫn tưởng.

Điều buồn cười là tay cán bộ đó tự hào(thể hiện qua bộ dáng) là cách thức kiểm tra của VN chặt chẽ hơn mấy tay chuyên gia nước ngoài.

PS: tớ viết bài này vì thấy các bác khi phân tích CS ít khi để ý đến khía cạnh này. Tóm lại, ý tưởng CS có thể là tốt, nhưng kết quả thực tế thì chưa chắc à nha!!!
 
Last edited by a moderator:
Welcome Back Trangbk02, mời bác sang Thread Gold cho vài nhận định
 
Trời rét căm căm, làm ly cà phê nhâm nhi, bàn chuyện VĨ MÔ cũng khoái phết nhỉ...~o)th_97th_97th_97
 
Trời rét căm căm, làm ly cà phê nhâm nhi, bàn chuyện VĨ MÔ cũng khoái phết nhỉ...~o)th_97th_97th_97

Em lại vừa đi matxa về, tình hình vĩ mô giờ thảm lắm.....Sakura hồi trước vào em phải xếp hàng...giờ chọn thoải mái, em nào cũng available....và em nào cũng tranh thủ kỳ kèo thêm tiền bo....
 
Em lại vừa đi matxa về, tình hình vĩ mô giờ thảm lắm.....Sakura hồi trước vào em phải xếp hàng...giờ chọn thoải mái, em nào cũng available....và em nào cũng tranh thủ kỳ kèo thêm tiền bo....

Lạnh thế này mà anh cũng đi matxa được cơ à?
 
GOOD NEWS !!!

Mịa...nhờ quản lý tốt EVN đẵ làm lợi cho dân 7.500 tỷ...hu...hu !
~X(~X(~X(

Năm 2011, EVN lỗ 3.500 tỷ đồng
http://vietstock.vn/ChannelID/768/Ti...0-ty-dong.aspx

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, năm 2011, ngành điện lỗ 3.500 tỷ đồng, thay vì 11.000 tỷ như dự kiến. Năm 2012, EVN sẽ tái cấu trúc toàn tập đoàn, thoái vốn khỏi bất động sản, ngân hàng và chứng khoán.

Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2011 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sáng nay (06/01), Tổng giám đốc Phạm Lê Thanh cho biết, trong năm 2011, EVN đã ký nhiều hợp đồng lớn vay vốn của Quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam với số tiền lên tới 6.000 tỷ đồng cho dự án thủy điện Lai Châu. Vay vốn tín dụng ưu đãi với Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) trong năm hơn 5.500 tỷ đồng. Ký kết các hợp đồng vay nước ngoài như ODA, tín dụng xuất khẩu ưu đãi với giá trị lên tới 4,9 tỷ USD.

Năm 2011 EVN ước lỗ 11.000 tỷ đồng. Tuy nhiên đến hiện tại số lỗ là hơn 3.500 tỷ đồng do tập đoàn đã thực hiện một số giải pháp tiết giảm chi phí hoạt động. Giá bán điện bình quân năm 2011 ước thực hiện 1.220,41 đồng mỗi kWh và tăng 159,3 đồng mỗi kWh so với giá bán năm 2010.

Tuy nhiên, do giá điện chưa thể điều chỉnh theo cơ chế thị trường, tập đoàn phải điều chỉnh tăng chi phí mua điện của một số công ty phát điện ngoài EVN và chạy dầu giá cao để bù đắp thiếu hụt khí, thu xếp các khoản vay ngắn hạn với lãi suất cao... nên một số công ty con bị lỗ.

Trong năm 2012, EVN sẽ tái cấu trúc toàn bộ tập đoàn, thoái vốn trong các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán và ngân hàng. EVN đặt chỉ tiêu điện sản xuất và mua là 118,5 tỷ Kwh, tăng 11,5% so năm 2011. Trong đó, điện mua ngoài là 67,62 tỷ Kwh, con số nhập từ Trung Quốc khoảng 4,64 tỷ Kwh.

Năm nay, EVN sẽ thu xếp các khoản vay mới ODA dự kiến sẽ ký với tổng số nguồn vốn đạt khoảng trên 2 tỷ USD và khoảng 1 tỷ USD vốn vay thương mại nước ngoài.

Hoàng Lan
 
Thối nhất là hôm qua xem thời sự. Năm nay EVN tăng giá điện lần 2 chỉ 5% nên được nhân dân ủng hộ nhưng EVN phải xem lại danh mục đầu tư ngoài ngành nếu ko có số lỗ 3500 tỉ thì năm sau giá điện bớt là gánh nặng cho người dân. Nghe sao mà LỞM thế cơ chứ.
 
SÓNG NGẦM TRONG GIỚI NGÂN HÀNG

Đi cùng với những xáo trộn của thời cuộc, các Ngân hàng cũng nằm trong làn sóng thay đổi, chỉnh trang về nhân sự vì nhiều lý do khác nhau.

Đi sớm là Agribank, Công thương, VIB, kế đến có Techcom, Bảo Việt, Miền Tây, Tiên Phong...rồi sắp tới có An Bình và một vài Ngân hàng nằm trong diện sát nhập khác.

Tuy nhiên, câu chuyện sau khi rời ghế lại ít người biết đến. Hoành tráng như bác Vinh Techcom thì lên HDQT. Thế nhưng, cũng ko ít trong số trên phải lặng lẽ đến trình diện cơ quan điều tra thường kỳ để phục vụ cho công việc khác.

Theo đó, bản thân một số nhà quản lý cấp cao, tầm trung của các Ngân hàng cũng nằm trong diện soi xét. Tuy ko phải đi trình báo, nhưng những hồ sơ có bàn tay họ đều đang được lật lại.

Hệ thống NH cần một sự ổn định để vượt qua sóng gió lúc này. Nhưng làm thế nào để được bình yên đây???

Còn tiếp ...
 
Last edited by a moderator:
Welcome Back Trangbk02, mời bác sang Thread Gold cho vài nhận định

Dạo này em ko xem tin tức nên cũng ko rõ market có gì thay đổi ko nữa. Nếu đưa ra nhận định thì vẫn như trước đây, Gold&Euro em nghiêng về bear market.
 
Đọc sách ghét đám cường hào ác bá, chèn ép và bóc lột dân đen với đủ các loại thuế nhằm vơ vét của cải trong dân chúng với mục đích thu lợi riêng. Hay như một số vị vua ăn chơi sa đọa nào đấy vì quốc khố bị thâm hụt nên ra nhiều sắc lệnh để thu thuế của dân chúng dù dân đã khổ đủ đường. Những khoản thuế đó đã lưu truyền thành ca dao tục ngữ. Đó là chuyện cả trăm năm trước, chuyện ngày xa xưa, ngày của phong kiến, thời kỳ tăm tối.

Mấy ngày đầu 2012, đọc báo thấy Bộ trưởng giao thông đề xuất thu phí lưu hành xe cá nhân (bao gồm ôtô và xe máy với số tiền thu được trong năm thuộc loại khủng nhất từ trước đến giờ với mục đích chống kẹt xe và hạn chế xe cá nhân) mà cảm thấy thật buồn. Giải pháp "đánh vào ví tiền" không mới, mà cũng chẳng hay. Ở tầm vĩ mô, cần nghĩ rộng, cân nhắc tất cả những yếu tố ảnh hưởng, và tác động về mặt xã hội, kinh tế- chính trị nữa.
http://vnexpress.net/gl/oto-xe-may/tu-van/2012/01/phi-luu-hanh-xe-rau-ong-giau-cam-cam-ba-ngheo/

Bác T thì được cái máu và nhiệt tình, nhưng xui cái không gặp thời.
+ muốn làm ba cái đường sắt cho căn cơ thì các cụ nói hết xiền rồi
+ bây giờ làm mấy cái gà vịt là ùn ùn tắc tắc này thì đúng là không xứng tầm, mà đụng phải người lao động thì toi rồi, bác được vinh danh ngang hàng cường hào ác bá hiiiiiiiiii
hết thời hai xe đành bỏ phí
gặp thời một tốt cũng OK
 
Chính phủ không thể bao cấp mãi, nếu anh có ôtô thì phải đóng góp cho hạ tầng, nhà nước không thể bỏ tiền ra làm hạ tầng giao thông cho người đi ôtô, trong khi có nhiều người khác phải đi bộ. Ai sử dụng nhiều đóng nhiều, ai sử dụng ít đóng ít, ai không sử dụng không phải nộp tiền” - Bộ trưởng Thăng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Thăng cho rằng xe máy có mức phí tối thiểu là 500.000 đồng, tức là mỗi tháng chỉ phải đóng chưa đầy 50.000 đồng/xe là hoàn toàn phù hợp; còn mức phí 1 triệu đồng áp dụng với xe có có dung tích xilanh từ 175 phân khối trở lên - là xe một số người sành điệu sử dụng. Đối với ô tô, mức phí 20 triệu đồng mỗi năm cho xe loại bình thường, xe càng nhiều tiền với dung tích xi lanh lớn thì ảnh hưởng tới môi trường nhiều hơn, tất nhiên phải thu phí cao hơn nên mức phí ôtô cao nhất là 50 triệu là phù hợp với tình hình đời sống hiện nay
http://dantri.com.vn/c20/s20-555079/bo-truong-thang-phan-ung-viec-dai-bieu-quoc-hoi-khong-dong-tinh-thu-phi-luu-hanh.htm

Tất nhiên là lại hớ, vì tiền nhà nước là tiền của nhân dân (*đâu phải của cty dầu nào) hiiiiiii
ô tô thì riêng thuế đã đóng hình như trên 150% giá xe rồi, chưa kể xe ấy là của BBs, các sếp ...nhưng người lao động bị bóc 500 đã nhảy hết lên hiiiiiiiiiiii
 
Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa: 'Có ngân hàng huy động lãi suất 21%'

Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Lê Xuân Nghĩa cho biết, hiện tượng vượt rào lãi suất huy động có dấu hiệu tái diễn cuối năm 2011, một số nơi là 19-20% một năm.
http://ebank.vnexpress.net/gl/ebank/thi-truong/2012/01/tien-si-le-xuan-nghia-co-ngan-hang-huy-dong-lai-suat-21/

giải pháp xoa đầu phủi bụi (*tự nguyện với con nghiện) xem ra không ăn thua rồi hiiii
 
SÓNG NGẦM TRONG GIỚI NGÂN HÀNG

Đi cùng với những xáo trộn của thời cuộc, các Ngân hàng cũng nằm trong làn sóng thay đổi, chỉnh trang về nhân sự vì nhiều lý do khác nhau.

Đi sớm là Agribank, Công thương, VIB, kế đến có Techcom, Bảo Việt, Miền Tây, Tiên Phong...rồi sắp tới có An Bình và một vài Ngân hàng nằm trong diện sát nhập khác.

Tuy nhiên, câu chuyện sau khi rời ghế lại ít người biết đến. Hoành tráng như bác Vinh Techcom thì lên HDQT. Thế nhưng, cũng ko ít trong số trên phải lặng lẽ đến trình diện cơ quan điều tra thường kỳ để phục vụ cho công việc khác.

Theo đó, bản thân một số nhà quản lý cấp cao, tầm trung của các Ngân hàng cũng nằm trong diện soi xét. Tuy ko phải đi trình báo, nhưng những hồ sơ có bàn tay họ đều đang được lật lại.

Hệ thống NH cần một sự ổn định để vượt qua sóng gió lúc này. Nhưng làm thế nào để được bình yên đây???

Còn tiếp ...

Cách đây hơn 1 tuần đã có tin râm ran lan truyền nội bộ ngân hàng về việc 2 anh T. và P. của TienPhongBank bị điều tra. Tin đồn thì bảo do không thu hồi được nợ trên LNH, nhưng theo mình biết thì lại liên quan đến vụ khác mà nhiều NH dính vào chứ không chỉ TPB. CTG, VIB chắc cùng nguyên do.
 
Cách đây hơn 1 tuần đã có tin râm ran lan truyền nội bộ ngân hàng về việc 2 anh T. và P. của TienPhongBank bị điều tra. Tin đồn thì bảo do không thu hồi được nợ trên LNH, nhưng theo mình biết thì lại liên quan đến vụ khác mà nhiều NH dính vào chứ không chỉ TPB. CTG, VIB chắc cùng nguyên do.

Em confirm cho bác việc trên. Cả nợ cho vay và các khoản nợ khó đòi dính đến bảo lãnh của nhiều ngân hàng.

Dạo này Tết nhất bận quá nên em tạm ngưng chủ đề Sóng ngầm Ngân hàng để viết vào dịp khác. Xin cáo lỗi cùng mọi người.
Tuy nhiên, em có thể xác nhận những case cụ thể như bác Fancy vừa nêu. Như thế cũng có thể có nhiều điều hay cùng được khám phá
 
Việt nam là 1 trong số ít quốc gia cho doanh nghiệp vay bằng ngoại tệ trực tiếp. Em không rõ tổng các khoản vay ngoại tệ hiện là bao nhiêu, nhưng chắc chắn năm vừa rồi tăng cũng tương đối và góp phần làm tổng M2 căng phồng lên khá nhiều. Với M2 phù thũng do các khoản vay đầu tư của các tập đoàn, vay BDS dấu hiệu thanh khoản căng thẳng của các NHTM đã khá rõ ràng kể từ cuối 2007, đầu 08. Tuy nhiên, nhân cơ hội khủng hoảng tài chính- chính phủ lại bơm ồ ạt 1 số tiền khá lớn ra ở gói kích cầu 2008 làm tình hình lại càng trầm trọng hơn. Khi lạm phát tăng hết chịu nổi trong năm 2010 và 2011, SBV cuống cuồng mớm phanh M2 thông qua 1 số giải pháp hành chính, làm lộ rõ nguy cơ thanh khoản. Đến cuối năm dù có đỡ đôi chút nhờ nới lỏng các biện pháp hành chính, nhưng "thanh khoản" đã thành sốt mãn tính rồi. Nếu không sớm có 1 đợt đánh giá sâu rộng về chất lượng tài sản nợ của ngân hàng, rồi từ đó xác định phương pháp, giá trị và cách thức hình thành gói giải cứu và tái cơ cấu các NHTM thì em e là... Xem TV mà chán, các chiên da đầu ngành, các ông quan chức phát biểu về tái cơ cấu nền KT dễ cứ như lấy đồ trong túi ra vậy!
 
Việt nam là 1 trong số ít quốc gia cho doanh nghiệp vay bằng ngoại tệ trực tiếp. Em không rõ tổng các khoản vay ngoại tệ hiện là bao nhiêu, nhưng chắc chắn năm vừa rồi tăng cũng tương đối và góp phần làm tổng M2 căng phồng lên khá nhiều. Với M2 phù thũng do các khoản vay đầu tư của các tập đoàn, vay BDS dấu hiệu thanh khoản căng thẳng của các NHTM đã khá rõ ràng kể từ cuối 2007, đầu 08. Tuy nhiên, nhân cơ hội khủng hoảng tài chính- chính phủ lại bơm ồ ạt 1 số tiền khá lớn ra ở gói kích cầu 2008 làm tình hình lại càng trầm trọng hơn. Khi lạm phát tăng hết chịu nổi trong năm 2010 và 2011, SBV cuống cuồng mớm phanh M2 thông qua 1 số giải pháp hành chính, làm lộ rõ nguy cơ thanh khoản. Đến cuối năm dù có đỡ đôi chút nhờ nới lỏng các biện pháp hành chính, nhưng "thanh khoản" đã thành sốt mãn tính rồi. Nếu không sớm có 1 đợt đánh giá sâu rộng về chất lượng tài sản nợ của ngân hàng, rồi từ đó xác định phương pháp, giá trị và cách thức hình thành gói giải cứu và tái cơ cấu các NHTM thì em e là... Xem TV mà chán, các chiên da đầu ngành, các ông quan chức phát biểu về tái cơ cấu nền KT dễ cứ như lấy đồ trong túi ra vậy!

Tui nghĩ media phát tín hịêu kiểu như liều giảm đau dạng PLACEBO thui. Còn các chiên gia đầu ngành, có khi họ biết điều khác, nhưng phát biểu để trấn an dân chúng là chính. Tết đến nơi rồi, mang cái ủ ê từ TV xuống mọi nhà xem ra không ổn.
Quan trọng là đợi xem sách lược thực sự của CP sau tết âm lịch thế nào. Nỗi lo về tác động của TG vào VN tui tin là ám ảnh nhiều policymaker, lúc này làm sao để kiếm được ông hùng hồn phát biểu trước bàn dân thiên hạ theo kiểu "Năm 2012 sáng choang" e rằng quá khó.

Vấn đề nằm ở chỗ sự giằng chéo giữa nhiều vấn đề nổi cộm, vướng và khóa lẫn nhau, biến mọi thứ thành một mớ bùng nhùng, mà liệu pháp sốc thì không dám áp dụng vì sợ vượt quá khả năng kiểm soát. Phẫu thuật bằng gây mê thì sợ con bệnh hôn mê sâu rồi... đi luôn, châm tê tại chỗ để mổ thì quá nhiều chỗ cần mổ, chỗ nào cũng dọa bục động mạch lớn, thậm chí là hoại tử sâu bên trong...
 
Tui nghĩ media phát tín hịêu kiểu như liều giảm đau dạng PLACEBO thui. Còn các chiên gia đầu ngành, có khi họ biết điều khác, nhưng phát biểu để trấn an dân chúng là chính. Tết đến nơi rồi, mang cái ủ ê từ TV xuống mọi nhà xem ra không ổn.
Quan trọng là đợi xem sách lược thực sự của CP sau tết âm lịch thế nào. Nỗi lo về tác động của TG vào VN tui tin là ám ảnh nhiều policymaker, lúc này làm sao để kiếm được ông hùng hồn phát biểu trước bàn dân thiên hạ theo kiểu "Năm 2012 sáng choang" e rằng quá khó.

Vấn đề nằm ở chỗ sự giằng chéo giữa nhiều vấn đề nổi cộm, vướng và khóa lẫn nhau, biến mọi thứ thành một mớ bùng nhùng, mà liệu pháp sốc thì không dám áp dụng vì sợ vượt quá khả năng kiểm soát. Phẫu thuật bằng gây mê thì sợ con bệnh hôn mê sâu rồi... đi luôn, châm tê tại chỗ để mổ thì quá nhiều chỗ cần mổ, chỗ nào cũng dọa bục động mạch lớn, thậm chí là hoại tử sâu bên trong...

Hí hí. Đúng là đại ca mình có khác. Chỉ một câu mà diễn giải tất cả diễn biến hiện tại. Hic hic, quá siêu
 
Có một góc nhìn rất thực về thị trường BDS

Không đảo nợ chỉ có phá sản:
http://vef.vn/2012-01-09-bds-khong-dao-no-chi-co-pha-san-

Cái nhìn về thị trường tiền tệ sẽ rõ hơn, khi mà chúng ta phải chấp nhận sự thật. Dù sớm hay muộn thì khối u này cũng phát tác nên nếu làm sớm thì mới có hy vọng sự đau đớn được giảm bớt. Phác đồ nào cho con bệnh này đây?
 
Em vừa cập nhật tin từ ADB, tình hình thanh khoản của các ngân hàng lại căng như dây đàn, sợ thật....chứng trường lại tiếp tục đổ máu...
 
Back
Top