Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

Cánh gà giả chấn động Trung Quốc


Hàng Trung Quốc bị tẩy chay trên thế giới
Tại Trung Quốc, bạn có thể tìm thấy hàng giả của bất kỳ món đồ nào, thậm chí cả thực phẩm như trứng gà. Và mới đây, người ta lại bàng hoàng khi phát hiện ra loại cánh gà giả cực kì nguy hiểm trôi nổi trên thị trường.
Báo chí Trung Quốc những ngày gần đây đồng loạt đưa tin về loại cánh gà giả được bày bán trong các khu chợ tạm. Màu sắc, thớ thịt và hình dáng của cánh gà giả giống một cách hoàn hảo so với hàng thật. Và nếu như không là một chuyên gia về thực phẩm, bạn khó mà phát hiện ra đâu là cánh gà thật và đâu là hàng nhái.
Cánh gà giả chẳng có gì khác biệt so với cánh gà thật nên 100% người dân có thể bị mắc lừa.
Một người tiêu dùng ở Trung Quốc cho biết đã mua 500gram cánh gà giả ở siêu thị, thuộc Quảng Châu, với giá 20 nhân dân tệ (khoảng gần 70K). Ông ấy biết cánh gà này được sản xuất ở thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Tây và giá bán rẻ hơn so với thường lệ.
Người đàn ông này đem về và chế biến trong khoảng 20 phút, màu sắc và thớ thịt của chúng hoàn toàn không thay đổi. Thịt gà trong suốt và dính sền sệt. Sau khi quan sát, ông ấy quyết định ăn thử món cánh gà và thấy nó quá dai. Nghĩ rằng thịt chưa đủ chín, ông quyết định nấu thêm 10 phút nữa. Kết quả là thịt gà vẫn dai không thể nuốt trôi. Người đàn ông này bắt đầu nghi ngờ về thứ thịt mà ông đã mua. Ông liên hệ với công ty bán lẻ, nhưng nhân viên trực điện thoại khẳng định họ không có bất kỳ mối quan hệ nào với nhà sản xuất ở Duy Phường và phủ nhận hoàn toàn về thịt gà giả.
Điểm khác biệt duy nhất là khi nấu chín, thịt gà giả rất dai.
Báo giới Trung Quốc đã đưa ra một số kết luận ban đầu về thịt gà giả. Trước tiên, việc làm cánh gà giả yêu cầu kỹ thuật cao và hiểu biết sâu sắc về sinh học mới có thể tạo nên độ chính xác cao đến vậy. Hơn nữa, họ phải tìm biện pháp sao cho thịt dính chặt với xương. Việc này khó khăn hơn rất nhiều so với quá trình làm trứng giả.
Thậm chí, chi phí để làm ra cánh gà giả cao tương đương với việc mua sản phẩm thật. Báo chí phỏng đoán có thể cánh gà thật được tiêm một số loại keo dính có thể ăn được, nước, một lượng chất hóa học chưa được biết đến để giúp chúng trông ngon hơn, nặng hơn nhằm bán ra thị trường với giá cao.
Hiện các cơ quan chức năng của Trung Quốc đang tiến hành điều tra cánh gà giả ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của người tiêu dùng và tìm các biện pháp ngăn chặn. Các nước lân cận Trung Quốc cũng đang lo ngại loại thịt gà giả này sẽ không dừng lại ở thị trường trong nước mà phát tán đi khắp nơi.
 
thứ Năm 13/9 báo Nhân Dân có xã luận của tác giả Anh Khôi nói về 'Quyền lực ngầm sau mạng xã hội'.
Bài viết hơn 2.500 từ đăng trong mục Bình luận-Phê phán của báo Nhân Dân phân tích điều mà tác giả cho là nguy cơ mà người sử dụng các trang mạng xã hội đang phải đối diện.
Bài viết cảnh báo: "Đằng sau mạng xã hội luôn có những quyền lực ngầm, và công nghệ do con người tạo ra có thể trở thành một công cụ bị lạm dụng nhằm khống chế con người, nếu như mất cảnh giác."
 
The Star có bài góp phần giải đáp, được tuần san Courrier International dẫn lại với hàng tựa : « Tại Singapore, tiền của người này không làm nên hạnh phúc cho người kia ».

Theo số liệu thống kê cho năm 2010, thu nhập bình quân đầu người tại Singapore là 56.532 đô la Mỹ, tức còn hơn cả Na Uy, Mỹ và Hồng Kông. Chỉ trong vòng hai năm, số người sở hữu trên 100 triệu đô la tăng 13%, tức gấp hai lần tỉ lệ bình quân thế giới. Theo dự phóng đến năm 2016, cón số 13% sẽ tăng lên 44%.

Ấy thế nhưng, đó chỉ là cái giàu thống kê trên tổng thể, còn đi vào chi tiết, tờ báo cho biết, một bộ phận người Singapore không lấy gì làm vui sướng cho thống kê đầy màu hồng đó. Vì sao ? Tờ báo nêu ra một số lý do để giải thích.

Thứ nhất, tỉ lệ nhập cư của Singapore rất cao : Singapore là điểm đến hấp dẫn thứ ba của người nhập cư trên thế giới, chỉ sau Mỹ và Canada. Hiện người nhập cư chiếm 37% dân số Singapore. Dân nhập cư gây ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của một bộ phận không nhỏ người Singapore. Nhiều người nhập cư là các đại gia, tài sản kếch xù của họ góp phần làm cho thống kê tổng tài sản của Singapore nói chung được cao hơn rất nhiều. Thế nhưng, đối với người Singapore, nhất là dân lao động thì không lợi ích gì, mà lại càng khiến cho cuộc sống khó khăn hơn, bởi thống kê thu nhập bình quân đầu người càng cao, tức mức độ tính san bằng càng lớn, thì người nghèo lại càng khổ sở.

Đi vào chi tiết sự chênh lệch giàu nghèo, tờ báo dẫn lại số liệu của tạp chí Forbes cho biết : năm 2011, tổng tài sản của những người giàu nhất tại Singapore là 54,4 tỉ đô la, năm nay con số này tăng lên thành 59,4 tỷ đô la ; Singapore hiện có 16 tỉ phú, tức tăng thêm 3 người so với năm rồi ; trong 100.000 gia đình, chỉ có 10 hộ có tài sản vượt 100 triệu đô la.

Cuộc sống tại Singapore thuộc hàng đắt đỏ nhất thế giới, lạm phát của Singapore cũng thuộc tốp đầu. Giá cả tăng không ngừng khiến tầng lớp lao động phải lắm khổ sở. Người nghèo thì nghèo thêm, còn người giàu thì giàu thêm. Từ 5 năm nay, khoảng cách giàu nghèo ở Singapore ngày càng lớn, và như vậy đương nhiên bất bình đẳng xã hội ngày càng cao.
 
Tai sao giá dầu lại tăng cao


Sau khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ công bố một kế hoạch tăng cường kích thích cho nền kinh tế Mỹ đồng thời vì ảnh hưởng đến tình trạng bất ổn ở Trung Đông nơi có những nguồn cung cấp dầu nhiều nhất, thì giá dầu đã vượt trên $100 một thùng vào hôm nay, thứ Sáu. Đây là lần đầu tiên giá dầu vượt trên mức này kể từ đầu tháng Năm

Đầu giờ chiều tại châu Âu, điểm chuẩn dầu giao tháng mười tăng 1,84 dollar ở mức 100,15 dollars cho một thùng trong phiên giao dịch điện tử ở New York Mercantile Exchange. Hợp đồng đóng ở mức 98,31 dollars, tăng 1,30 dollar vào hôm thứ Năm.

Tại London, giá dầu thô Brent đã tăng 1,75 dollar ở mức 117,63 dollars cho một thùng trên sàn giao dịch ICE Futures.

Fed cho biết là họ sẽ chi tiêu 40 tỷ dollars một tháng để mua các chứng khoán thế chấp bảo đảm trong một thời gian vô hạn định. Việc mua bán này được dự định để giảm lãi suất dài hạn hầu thúc đẩy vay mượn và chi tiêu. Fed cũng mở rộng một kế hoạch để giữ mức lãi suất ngắn hạn ở mức thấp kỷ lục cho đến giữa 2015, trong nỗ lực để thúc đẩy một nền kinh tế được cho là quá yếu để giảm tỷ lệ thất nghiệp cao.

Nhà tích phân dầu Stephen Schork cho biết rằng quyết định của Fed là tương đương với "sự tràn ngập thị trường với đô la," điều này làm suy yếu tiền tệ Mỹ và giúp làm cho dầu thô rẻ hơn và giúp việc đầu tư hấp dẫn hơn cho các thương nhân sử dụng các loại tiền tệ khác. Vào ngày thứ Sáu, giá trị đồng euro đã tăng lên 1,3107 dollars từ 1,2987 dollars cuối ngày thứ năm tại New York.

Nhà phân tích hàng hóa, Economist Intelligencce Unit, ông Caroline Bain nói. "Từ viễn cảnh cơ bản hơn, việc nới lỏng tiền tệ thêm nữa ở Mỹ phải là tính tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế của Mỹ và tăng trưởng rộng hơn toàn cầu cao hơn tổng nhu cầu Mỹ, nới lỏng định lượng cung cấp kích thích kinh tế không những cho Mỹ mà trên toàn thế giới nói chung."

Tăng giá xăng có thể làm cho người tiêu dùng thận trọng hơn về chi tiêu trong những tháng tới. Giá xăng trung bình là 3,87 USD một gallon trên toàn quốc vào thứ Sáu, cao hơn 16 cent so với cách đây một tháng và cao chỉ 7 cent dưới mức trung bình 2012.

Nhưng người tiêu dung Mỹ đã không ngừng lại mua xe hơi. Các hang xe hơi hồi đầu tháng này đã báo cáo doanh số bán xe của họ tốt nhất trong ba năm, sau khi nhìn thấy nhu cầu gia tăng đối với loại xe pickup truck, xe tải loại nhẹ.

Thương nhân đang theo dõi chặt chẻ tình hình bất ổn đang diễn ra ở Trung Đông nơi giàu dầu mỏ. Người biểu tình xông vào các cơ quan ngoại giao Mỹ ở thủ đô Yemen. Hiện đang diễn ra các cuộc biểu tình dữ dội và đụng độ xung quanh đại sứ quán Mỹ ở Cairo, và vị đại sứ Mỹ tại Libya đã bị giết chết thứ Ba.

"Thị trường dầu mỏ bây giờ đơn giản chỉ cần một tia chính trị địa lý để thu hút các luồng tài chính", ông Olivier Jakob, nhà phân tích của Petromatrix ở Thụy Sĩ.

Tóm lại giá dầu tăng là: Sau khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ công bố một kế hoạch tăng cường kích thích cho nền kinh tế Mỹ đồng thời vì ảnh hưởng đến tình trạng bất ổn ở Trung Đông nơi có những nguồn cung cấp dầu nhiều nhất.
 
- Vậy biện pháp phòng vệ của anh em là gì? Là gì?...nếu muốn vừa chơi CK lâu dài mà vẫn trường thọ. What the hợi (hell) it is?

Là cố gắng kiếm cho mình một cái nghề chính, chuyên môn chính, thậm chí chức "hiệp sỹ" như anh Tiến cũng được. Miễn là nó hợp pháp, lương thiện, có ích cho bản thân-gia đình-xã hội mà nhờ nó bạn có thể nuôi sống cho mình và gia đình mình 1 cách đàng hoàng nhất. Các tôn giáo đều thống nhất rằng một nghề lương thiện không bịp bợm giúp bạn + 1 điểm vào thiên đàng

Có nghề ngỗng đàng hoàng rồi, nếu vẫn vật thuốc thì chỉ nên coi CK như 1 kênh đầu tư - không phải đầu cơ - bạn nhé. Các bốc-cờ, chiên da tài chính, bám sòng lướt sóng...mặc kệ họ. Có tiền dư dả (tuyệt đối không vay XH nâu) dồn hết vào mua các cổ phiếu tuyệt hảo, cơ bản tốt, ngành nghề thiết yếu, gà qué đu bám ít để đồng hành cùng DN, đầu tư hưởng cổ tức >30%/1 năm quá good so với TGTK ngân hàng. Nếu may mắn gặp TT tốt thì ăn ra nhờ giá CP tăng thì càng tốt.
(DS cổ ông Tiên pm nè: VNM PGD DPM LAS DMC DHG JVC DMC HVG VTF NSC SSC...)

Thời gian quý hóa còn lại, hãy dành cho nghỉ ngời, thư dãn, ăn uống, ngủ nghê, chăm sóc gia đình/bản thân, đi câu cá, trồng cây, nuôi cá hoặc cách nào gần gũi với thiên nhiên, hít thở không khí tươi sạch TH-True air hoặc Vinaair...tăng cường sức khỏe kéo dài cuộc sống enigizer...

Thế thôi là anh em ta sống đến 90 mà vẫn đánh chứng đều. Quá nuột phải không các bạn. Sống khỏe mà không cần chụp giật.

Ai đồng ý ấn "like" cái nào
 
Nếu theo dõi quá trình cơ cấu của các ETFs trong các kỳ review gần đây, có thể thấy ..... bình quân giá xuống là chủ đạo,,, dựa trên thế mạnh về vốn,,,
Tóm lại ko có gì ghê gớm cả
 
AVS: Bất ngờ muốn xin ý kiến cổ đông tự nguyện chấm dứt tư cách thành viên tại 2 Sở





2/10 chốt danh sách. Điều này có nghĩa là AVS sẽ cắt mảng môi giới. 2 tháng qua vợ Chủ tịch HĐQT đã mua vào 9,45 triệu cổ phiếu để nâng tỷ lệ sở hữu lên 29,59%.
HĐQT CTCP Chứng khoán Âu Việt (AVS) thông báo việc tiến hành tổ chức ĐHCĐ bất thường trong quý IV/2012. Ngày chốt danh sách là ngày 02 tháng 10 năm 2012, ngày khai mạc đại hội dự kiến là ngày 02 tháng 11 năm 2012. (Thông tin được đăng tải trên website công ty và hiện tại UBCKNN, HNX, TTLKCK chưa có thông báo liên quan)
Theo đó, AVS sẽ xin ý kiến đại hội về việc tự nguyện chấm dứt tư cách thành viên giao dịch thị trường chứng khoán niêm yết và tư cách thành viên giao dịch thị trường đăng ký giao dịch (UPCoM) tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSX).
Đồng thời AVS cũng xin tự nguyện chấm dứt tư cách Thành viên Lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD).
Điều này có nghĩa là AVS sẽ ngưng mảng môi giới.
Việc xin ý kiến cổ đông xảy ra trong bối cảnh các cổ đông nội bộ của AVS có nhiều đăng ký giao dịch khá bất thường. Bắt đầu tư tháng 7/2012 khi vợ Chủ tịch HĐQT AVS ông Đoàn Đức Vịnh là bà Vũ Thị Thanh Thủy liên tục mua vào cổ phiếu AVS, trong vòng 2 tháng, bà này đã mua vào 9.451.500 cổ phiếu, nâng số lượng nắm giữ từ 1,2 triệu cp lên 10,65 triệu cổ phiếu vào ngày 04/09/2012. Tỷ lệ nắm giữ cổ phần tại AVS của bà Thủy đạt 29,59%.
Về kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 của AVS, doanh thu môi giới chỉ đạt 1,96 tỷ đồng, chỉ chiếm 9% tổng doanh thu, doanh thu tự doanh đạt 6,97 tỷ đồng, còn phần lớn là nhờ doanh thu khác 12 tỷ đồng (chiếm 55,6% tổng doanh thu). 6 tháng AVS lãi hơn 11 tỷ đồng trong khi cùng kỳ 2011 lỗ hơn 26 tỷ.
Vấn đề của AVS hiện tại là khoản lỗ lũy kế lên đến 130 tỷ đồng, chiếm 36% vốn điều lệ. Khoản tiền và tương đương tiền của công ty tại 30/6/2012 đạt 59,3 tỷ đồng, giảm 63% đầu năm. Công ty có khoản tiền gửi có kỳ hạn 6 tháng 75,5 tỷ đồng.
Tỷ lệ an toàn vốn của AVS tại ngày 30/6/2012 đạt 248%, trong đó rủi ro thị trường chỉ ở mức 24 tỷ đồng.
 
Kinh tế Việt Nam đối diện với nhiều thử thách

Ngày 13/09/2012, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố Việt Nam không cần trợ giúp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, vì theo ông, tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam « đang có nhiều chuyển biến tích cực ». Cụ thể là lạm phát đã được kềm chế và dự báo cả năm chỉ lên đến khoảng 6%, cán cân vãng lai, cán cân thanh toán đều thặng dư, dự trữ ngoại hối tăng gấp đôi so với đầu năm, xuất khẩu tăng gần 20%.

Trước đó, ngày 07/09/2012, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng cũng đã tuyên bố là không có chuyện Việt Nam vay vốn của Quỹ Tiền tệ Quốc tế để giải quyết nợ xấu.

Lãnh đạo chính phủ và lãnh đạo Ngân hàng Trung ương đã có những tuyên bố như trên sau khi Uỷ ban Kinh tế Quốc hội Việt Nam trong một báo cáo đăng trên mạng ngày 05/09/2012 đưa ra nhiều khuyến nghị về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và giải quyết nợ xấu, trong đó có đề xuất là Việt Nam có thể phải vay vốn của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF.

Về phần tiến sĩ Nguyễn Quang A, một trong những nhà kinh tế hàng đầu của Việt Nam, cũng cho rằng Việt Nam chưa cần đến sự trợ giúp của IMF để giải quyết nợ xấu, mà trước hết phải loại khỏi hệ thống những ngân hàng yếu kém.

Cho dù có đúng là Việt Nam hiện chưa cần đến trợ giúp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế thì rõ ràng là kinh tế Việt Nam hiện đang đối diện với những thách thức ngày càng lớn.

Tờ báo mạng The Diplomat, chuyên về thời sự châu Á, ngày 12/09/2012 đã có một bài nhận định về kinh tế Việt Nam, một nền kình tế mà theo báo này, đã trở nên “ngày càng khó quản lý”. Theo The Diplomat, chỉ số thị trường chứng khoán chính đã sụt giảm kể từ đầu tháng 5. Tiền đồng Việt Nam thì đã bị mất giá rất nhiều kể từ năm 2008, một phần là do nhiều lần bị phá giá, nhưng một phần cũng là do có những mối quan ngại về cơ cấu và hiện trạng của nền kinh tế Việt Nam.

The Diplomat cho rằng, Việt Nam đi theo mô hình kinh tế rất giống Trung Quốc, tức là cũng thu hút đầu tư nhờ có chi phí sản xuất thấp, nhưng nay cũng gặp những vấn đề giống Trung Quốc. Một trong những vấn đề đó là cơ chế cấp tín dụng mà trong đó các doanh nghiệp Nhà nước được ưu tiên tiếp cận tín dụng, nhưng lại không sử dụng một cách hiệu quả.

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ đầu năm đến nay đã chậm lại, sau hai năm có mức lạm phát rất cao và thâm thủng mậu dịch quan trọng. Ấy là chưa kể Việt Nam đang gặp khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng, do tỷ lệ nợ xấu rất lớn từ các ngân hàng yếu kém. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình vào tháng 8 vừa qua đã cảnh báo là nợ xấu của Việt Nam đã lên đến gần 10 tỷ đôla.

Theo nhận định của hãng tin Bloomberg News ngày 06/09/2012, chính phủ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hiện đang cố khôi phục sự tín nhiệm của Việt Nam sau vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên, nhà tài phiệt sáng lập ngân hàng ACB, ngân hàng lớn thứ tư ở Việt Nam tính về giá trị, vào tháng trước. Trước đó, công an cũng đã bắt giữ ông Lý Xuân Hải, tổng giám đốc ACB. Chỉ số thị trường chứng khoán của Việt Nam đã tuột dốc mạnh ngày 27/08, vì người ta sợ rằng những vụ bắt giữ nói trên có thể là dấu hiệu cho thấy hệ thống tài chính Việt Nam thêm bất ổn định, trong khi Việt Nam hiện đã có mức nợ xấu cao nhất Đông Nam Á.

Đối với chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang A, Việt Nam cần phải từ bỏ mô hình kinh tế dựa trên tăng trưởng tín dụng. Thật ra, theo ông, trong ba lĩnh vực mà chính phủ Việt Nam muốn tái cơ cấu, tức là ngân hàng, doanh nghiệp Nhà nước và đầu tư công, thì tái cơ cấu ngân hàng là dễ nhất so với hai lĩnh vực kia.

Tóm lại, như nhận định của Uỷ ban Kinh tế trong báo cáo nói trên, nguyên nhân sâu xa của những bất ổn hiện nay là do mô hình tăng trưởng của Việt Nam vẫn dựa quá nhiều vào vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư công và khu vực doanh nghiệp Nhà nước, khu vực hoạt động rất kém hiệu quả, nhưng vẫn được giao cho « vai trò chỉ đạo » nền kinh tế Việt Nam.
 
http://ndhmoney.vn/web/guest/s02/-/j...e-tang-tro-lai

Moody's: Lạm phát Việt Nam có thể sẽ tăng trở lại

(NDHMoney)Theo đánh giá của Moody's Analytics, lạm phát có thể sẽ tăng trở lại trong những tháng tới do giá điện tăng cùng với giá cả lương thực thế giới liên tục leo thang.
Sau thời kỳ tăng trưởng nóng, kinh tế Việt Nam đã dần đi vào ổn định nhờ chính sách thắt chặt của Chính phủ, giúp kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, chính sách này cũng đã "vô tình" 'kiềm chế' luôn cả tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Theo đánh giá của Moody's Analytics, "đám mây đen" bao trùm lên nền kinh tế nước ra vẫn chưa được "giải thoát" khi tốc độ tăng trưởng tín dụng còn khá yếu mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành cắt giảm lãi suất tới 4 lần.

Chính phủ đã hạ 1% dự báo tăng trưởng cho cả năm 2012 xuống còn 5,2%. Điều này, theo đánh giá của chuyên gia Moody's Analytics, là hợp lý nếu tốc độ tăng trưởng tín dụng lấy lại đà và tình hình quốc tế không tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu đi.

Trong 6 tháng đầu năm 2012, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam bị mất đà khi chỉ tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Nhu cầu nội địa cũng chậm lại trong khi số lượng các doanh nghiệp tuyên bố phá sản tăng.

Tuy nhiên, một điều đáng mừng là xuất khẩu 8 tháng đầu năm nay của Việt Nam tăng tới 18% so với cùng kỳ năm trước, dẫn đầu là các ngành dệt may, giầy dép. Trong khi đó, nhập khẩu mới chỉ tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy nhu cầu nội địa đã giảm.

Trong thời gian cuối năm 2011, Chính phủ đã thi hành chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm thực hiện cam kết của Chính phủ trong việc ổn định giá cả. Điều này đã giúp hạ nhiệt lạm phát xuống còn 5% trong tháng 8 năm nay từ mức đỉnh 23% trong tháng 8/2011.
 
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, Chính phủ đang cố gắng thực hiện những biện pháp ngược lại nhằm giúp kích thích tăng trưởng.

Tuy nhiên, theo Moody's Analytics, Chính phủ Việt Nam cần thận trọng trong các chính sách đưa ra, đặc biệt là quyết định có tiếp tục cắt giảm lãi suất nữa hay không, do điều này có thể lại 'thổi bùng' ngọn lửa lạm phát quay trở lại.

Cũng theo đánh giá của Moody's Analytics, lạm phát có thể sẽ tăng trở lại trong những tháng tới do giá điện tăng cùng với giá cả lương thực thế giới liên tục leo thang.

Cũng theo báo cáo của Moody's Analytics, nhu cầu nội địa đến thời điểm này vẫn chưa được phục hồi. Trong tháng 8, sản lượng công nghiệp giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng riêng năm nay khi chỉ tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng 7 tháng đầu năm cũng chỉ ở mức khiêm tốn khi chỉ tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước. Một phần nguyên nhân là do tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Một báo cáo của Chính phủ cho hay, tỷ lệ nợ xấu của nước ta ở mức khoảng 10% tổng dự nợ, trong khi một số báo cáo khác thì lại cho rằng con số này đã lên tới gần 15%.

Hệ thống ngân hàng của Việt Nam, theo đánh giá của Moody's Analytics, là điểm yếu cấu trúc chính của nước ta. Hệ thống các nhà băng có vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế khi đóng vai trò là đối tượng trung gian, giúp lưu thông tiền tệ. Tuy nhiên, việc các ngân hàng thương mại thắt chặt việc cho vay trong thời gian gần đây đã gây cản trở mục đích của việc cắt giảm lãi suất của Chính phủ nhằm hỗ trợ các hoạt động kinh tế và đầu tư.

Trong tháng 3 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thông qua kế hoạch tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nhằm củng cố các ngân hàng lớn và khuyến khích sáp nhập các ngân hàng nhỏ. Tuy nhiên, theo đánh giá của Moody's Analytics, tiến độ của kế hoạch này còn khá chậm và kết quả còn khá hạn chế.

Do đó, theo Moody's Analytics, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2012 sẽ chỉ khoảng 5%, tuy nhiên, bước sang năm 2013, con số này sẽ được cải thiện.

Tiền đồng của Việt Nam đã đi vào ổn định được hơn một năm qua do các điều kiện về kinh tế vĩ mô, đặc biệt là tình hình lạm phát của nước ta đã được kiểm soát. Theo Moody's Analytics, việc xuất khẩu tăng trong khi nhập khẩu giảm đã giúp tăng lượng dự trữ ngoại hối của Chính phủ. Tính đến tháng 5/2012, tổng lượng dự trữ ngoại hối của nước ta đã lên tới 19 tỷ USD.

Tuy nhiên, theo chuyên gia Moody's Analytics, Chính phủ Việt Nam cần phải tiếp tục tăng dự trữ do tình hình thế giới vẫn đang biến động và chứa nhiều bất ổn.

Cũng như nhiều quốc gia Châu Á khác, sau khi chuyển đổi từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp sang nền kinh tế sản xuất các sản phẩm có giá trị thấp, hiện Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế sản xuất các sản phẩm có giá trị cao hơn bao gồm cả ngành điện tử. Mặc dù ngành dệt may vẫn đang là ngành công nghiệp đứng đầu khi chiếm tới 14% tổng giá trị xuất khẩu, tầm quan trọng của ngành này đang giảm dần trong khi điện tử đang ngày càng phát triển khi chiếm tới 6% tổng giá trị xuất khẩu.



Trần Thúy - Theo Moody's Analytics
 
Nhật Bản kiên định trước đe dọa của Trung Quốc

Tại Trung Quốc, những cuộc biểu tình bạo động chống Nhật đã bước sang ngày thứ tư. Tòa đại sứ Nhật, hàng quán Nhật bị tấn công, kiều dân bị hành hung, hàng trăm xí nghiệp đóng cửa vì lý do an ninh. Để gia tăng áp lực chiến tranh tâm lý, Trung Quốc đưa 11 tàu hải giám cải biến từ tàu quân sự cùng với hơn 1.000 tàu đánh cá kéo ra quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư Đài. Trong khi đó, tại Nhật Bản, từ chính phủ, đối lập, cho đến người dân bình thường, kể cả cộng đồng Hoa kiều vẫn không có dấu hiệu bị kích động.

Tình hình căng thẳng thấy rõ tại vùng biển Senkaku/Điếu ngư. Hải quân Nhật tăng cường vòng đai phòng thủ chung quanh vùng tranh chấp trong khi truyền thông hai nước đều loan tin khoảng 1.000 tàu cá Trung Quốc đang tiến đến vùng xung khắc. Tuần duyên Nhật Bản, sáng nay 18/09/2012, cho biết, Trung Quốc đã điều 11 tàu « chính phủ » đến sát « hải phận của đảo Uotsuri ». Những sự kiện làm tăng thêm nguy cơ xảy ra va chạm giữa đôi bên như vào năm 2010, khi một tàu đánh cá của Trung Quốc đâm vào tàu tuần duyên của cảnh sát biển Nhật Bản gây ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng giữa hai lân bang có cùng chung biển Hoa Đông.

Khác với Trung Quốc, tại Nhật không có thông tin về những cuộc xuống đường, đốt phá bài Hoa. Hư thực như thế nào ? Lý do ra sao ? Từ Tokyo, giáo sư Vũ Đăng Khuê phân tích :

« Vụ Senkaku bắt đầu từ khi chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào gặp thủ trướng Nhật Noda tại Thượng đỉnh Apec có cảnh cáo rằng, không nên quốc hữu hóa (đảo), nhưng ông Noda vẫn làm. Từ ngày hôm sau, bắt đầu có những phản ứng mà chúng ta thấy trên TV liên tục từ ngày này sang ngày kia, tấn công vào những cơ sở làm ăn của người Nhật tại Trung Quốc. Tại Nhật, có hai dư luận thấy rõ : Chính quyền, đối lập và quần chúng. Nói về chính giới thì đảng cầm quyền tuần này bầu chủ tịch mới. Đảng đối lập cũng có bầu cử nội bộ và tất cả những người ra ứng cử đều có nhận định cứng rắn không để mất (đảo) hay nhượng bộ trước bất cứ hình thức đòi hỏi vô lý và ngang ngược của Trung Quốc.

Về phần dân chúng, họ không có phản ứng, nói xin lỗi , là côn đồ hay khủng bố... cộng đồng người Hoa ».

Với một lực lượng hải quân hùng mạnh và tân tiến, Tokyo đã triển khai một hệ thống phòng thủ phòng ngừa bất trắc. Tuy bị trói buộc vì hiến pháp hòa bình, quân đội Nhật đã có một quá trình tác chiến trên biển và bỏ xa Trung Quốc về công nghiệp hải quân. Trước đệ nhị thế chiến, các hạm đội, các hàng không mẫu hạm của Nhật đã từng gây điêu đứng cho Hoa Kỳ, trong khi đến ngày nay, Trung Quốc tự mình vẫn chưa canh tân xong một hàng không mẫu hạm cũ mua lại của Ukraina.

Rất có thể đây là một trong nhiều lý do giúp cho Nhật Bản kiên quyết bên trong và trầm tĩnh bên ngoài như phong cách của một Samurai kiếm đạo truyền thống trước giờ giao đấu.
 
Viện nghiên cứu Brookings có uy tín quốc tế, trụ sở tại Mỹ mới đây cho biết Việt Nam là một nước tỷ lệ người nghèo cao nhứt trong vùng. Đó là kết quả một công trình nghiên cứu về lợi tức của ngươi lao động VN trong năm 2011. Tỷ lệ người lao động trung bình một ngày kiếm chỉ đựợc dưới 2 đôla chiếm 18.2% dân số, tương đương với 16.1 triệu người. Viện Brookings này dự đoán tỷ lệ này có thể sẽ giảm dần xuống 15.9% cho đến cuối năm 2012, và hy vọng 8 năm sau vào khoảng năm 2020 mới không còn người với lợi tức 2 đôla/ngày.

Còn người kiếm được 5 đôla/ngày trong năm 2011 chiếm đến 70.4% dân số Việt Nam, tương đương với 63.1 triệu người, và tỷ lệ này được dự đoán sẽ giảm dần xuống 67.1% đến hết năm 2012. Viện Brookings dự đoán cho đến hết năm 2030, Việt Nam mới có hy vọng hết người thu nhập thấp với mức 5 đôla/ngày.

Trong khi đó Malaysia và Thái Lan có tỷ lệ người lao động thu nhập thấp ở mức 2 đôla/ngày chỉ chiếm dưới 1% dân số.

Hai là người dân Việt Nam bị nhà nước đánh thuế cao gấp ba lần so với khu vực Đông Nam Á. Một phúc trình được Liên Hiệp Quốc công bố từ Hà Nội cho biết người dân Việt Nam phải chịu những mức thuế nặng gấp 3 lần so với các quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Phúc trình này nhận xét cho biết chính sách kinh tế Việt Nam “vô cùng lạ lẫm” so với các mô hình phát triển của thế giới. Phúc trình viết “chính sách kinh tế tăng trưởng kiểu Việt Nam” đã làm kéo dài sự bất ổn, khiến nguồn vốn ngoại quốc đầu tư sụt giảm và dẫn đến sự dàn trải, kém hữu hiệu của nền tài chính công tại Việt Nam.
 
khởi tố bầu kiên với tội trạng nặng là tốt.

1. Thể hiện thượng tôn pháp luật.
2. Khép lại một vụ án mà không lan rộng. Chỉ bắt thêm 2 đan em cty con cháu ma thôi.
3. Một nền Kte để các đại gia lũng loạn là không tốt.

Có thể vụ án sẽ dừng lại ở Bầu Kiên và Lý Xuân Hải.Và có lẽ không có bắt bớ để thêm gây bất ổn tài chính.
Tôi dồng tình việc vụ án đã khép lại.
TT có thể con giảm thêm 1 phiên nữa. ACB có thể tìm điển cân bằng thấp nhất 15.5 và EIB tìm điểm tựa 13.6.
Lựa chọn CP có kết quả kinh doanh tốt và quý 3 khả quan là lựa chọn tốt.

đồng ý ...
 
Các hãng ô tô Nhật đồng loạt ngừng sản xuất tại Trung Quốc để chuyển qua ViệtNam

(Dân trí) - Bốn đại gia ô tô Nhật là Toyota, Honda, Nissan và Mazda đã tạm ngừng hoạt động tại Trung Quốc do cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước ngày một căng thẳng.

Cuộc khủng hoảng ngoại giao căng thẳng nhất kể từ năm 2005 giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang đe dọa cả quan hệ thương mại đã tăng trưởng gấp 3 lần trong thập kỷ vừa qua lên mức hơn 340 tỷ USD. Căng thẳng leo thang sau khi chính phủ Nhật tuyên bố sẽ mua lại quần đảo đang tranh chấp giữa hai nước, quần đảo mà phía Nhật gọi là Senkaku, còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

Riêng lĩnh vực ô tô, Toyota, Honda, Nissan và Mazda đều đã ra thông báo ngừng hoạt động tại nhiều nhà máy và đại lý ở Trung Quốc do ảnh hưởng của cuộc biểu tình kêu gọi tẩy chay hàng Nhật tại Trung Quốc hồi cuối tuần qua. Một số cửa hàng và xe hơi đã bị đập phá.


Người biểu tình lật ngửa và đập phá một chiếc xe Honda CR-V được dùng làm xe cảnh sát ở Thâm Quyến hồi cuối tuần qua (Ảnh: BBC)

Honda cho biết sẽ tạm ngừng sản xuất tại Trung Quốc trong hai ngày 18-19/9. Bốn nhà máy của Honda ở Quảng Châu và Vũ Hán sản xuất 825.000 xe mỗi năm, đều liên doanh với các công ty Trung Quốc.

Mazda sẽ ngừng sản xuất 4 ngày (từ 18-21/9) tại Nam Kinh, nơi có nhà máy liên doanh giữa Mazda với Ford và nhà sản xuất ô tô Trường Anh Trùng Khánh (Chongqing Changan Automobile Co Ltd) của Trung Quốc.

Trong khi đó, Nissan đã quyết định ngừng sản xuất tại Trung Quốc trong hai ngày 17-18/9. “Tôi muốn chuyển đi. Những người biểu tình ở gần nhà tôi hồi cuối tuần qua thật đáng sợ,” một lãnh đạo Nissan tại Quảng Châu cho biết.

Riêng Toyota hôm qua 17/9 cho biết vẫn duy trì sản xuất, nhưng sang ngày 18/9 đã ngừng hoạt động tại Trung Quốc.

Hiệp hội các đại lý ô tô Trung Quốc cho biết, tình trạng biểu tình sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các đại lý xe Toyota, Honda và Nissan ở Trung Quốc còn nặng nề hơn thảm họa động đất hồi tháng 3/2011 ở Nhật.


Xe ô tô Nhật trở thành đối tượng tấn công của người biểu tình ở Trung Quốc

Tháng 8 vừa qua, doanh số tiêu thụ xe du lịch thương hiệu Nhật Bản tại Trung Quốc đã sụt giảm, trong khi tiêu thụ xe Đức, Mỹ và Hàn Quốc tăng hơn 10%, theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc. Trung Quốc hiện là thị trường ô tô lớn nhất thế giới.

Toyota và Honda cho biết hỏa hoạn đã gây thiệt hại cho các đại lý của họ ở thành phố Thanh Đảo, miền đông Trung Quốc.

Nhiều đại lý ô tô Nhật tại Trung Quốc đã phải đóng cửa sau khi một số cửa hàng bị tấn công và cố ý phá hoại, ông Luo Lei, phó tổng thư ký Hiệp hội các đại lý ô tô Trung Quốc cho biết.

Ông Hồng Lỗi, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, chính phủ nước này sẽ bảo vệ các doanh nghiệp và công dân Nhật Bản, đồng thời kêu gọi những người biểu tình tôn trọng luật pháp.
 
đi mua cổ phiếu nào hả cụ


Bác mua BVH đó . Sumitomo mấy hôm nay mua dòng cổ phiếu của BVH đó.
Sumitomo sẽ mua hơn 100tr Cổ phiếu của BVH
 
1-sao khủng hoảng cty làm ăn vớ vẩn sẽ bị đào thải,cty làm ăn bài bản sẽ lên ngôi.
hnx toàn dòng sd,vinaconex các cty ngoài nghành của pvn,dính vốn nhà nước bị ceo nó đục khoét+bđs cắm đầu lên chỉ có xuống.
2-sắp tới hose mở biên độ 7% lên tụi làm giá nó đang ăn dần cp h0se đẻ điều tiết cung cầu.
3-dòng tiền hiện tại chủ yếu là dòng đầu tư trung và dài hạn nên nóa chọn những cp cơ bản tốt chủ yếu ở bên sàn hsx.
4-hnx có acb shb pvx vcg hiện đang bị dính phốt liên quan đến tham nhũng... những mã này vốn hóa tt lớn,cho dù hầu hết cp tăng mấy mã này xuống thì cũng khó giữ sắc xanh.
5-một số mã tốt bên hnx có đủ tiêu chuẩn niêm yết bên hsx sẽ sang hsx.
6-nếu có tiền thời điểm này chọn giá chọn mã tốt kinh doanh ổn định cổ tức = hoặc cao hơn gtk,mua vào,các mã này chủ yếu bên hsx,hnx có vài mã như pvs ebs sed plc pgs ...90% có ln.
 
Back
Top