Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

Philipp Roesler : “Việt Nam là một phần của cuộc đời tôi”

Roland Nelles và Severin Weiland
Phan Ba dịch

Là một đứa trẻ bị bỏ rơi và được đặt nằm trước một trại mồ côi, bây giờ Philipp Rösler viếng thăm lần đầu tiên như là bộ trưởng đất nước mà ông ấy đã sinh ra ở đấy. Trong phỏng vấn, ông Phó Thủ tướng và lãnh đạo Đảng Tự do Dân chủ Đức nói về quá khứ của ông ấy, về việc đi tìm cội nguồn của mình và về liên hệ của ông ấy với đất nước châu Á đó.

Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Phó Thủ tướng Philipp Roesler
Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Phó Thủ tướng Philipp Roesler. Ảnh dapd

Là người trưởng thành, Philipp Rösler chỉ sang Việt Nam mới có một lần. Cá nhân. Vào ngày thứ Hai tới đây, người đàn ông 39 tuổi này, như là Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Kinh tế, sẽ thăm viếng chính thức đất nước mà ông ấy đã sinh ra ở đấy.

Đối với ông ấy, đó không phải là một chuyến viếng thăm như bất kỳ một chuyến viếng thăm nào khác. Là một đứa bé bị bỏ rơi, ông ấy đã được các bà xơ nuôi dưỡng ở đấy trong thời gian của cuộc Chiến tranh Việt Nam. Thế nên bây giờ sự quan tâm cũng lớn tương xứng. Một đoàn truyền thông sẽ tháp tùng Rösler, cả ở Việt Nam người ta cũng quan tâm theo dõi chuyến thăm viếng này.
Nhưng ông Bộ trưởng nghĩ gì về đất nước mà ông ấy đã sinh ra ở đó? “Nước Đức là quê hương của tôi, Việt Nam là một phần của cuộc đời tôi, phần mà tôi không nhớ lại được. Tôi lớn lên trong nước Đức, tôi có gia đình tôi, cha tôi, bạn bè tôi ở đây”, ông ấy nói. Và ông ấy cũng nói rõ: “Tôi đi thăm Việt Nam như là Bộ trưởng Bộ Kinh tế, như là luật sư của nền kinh tế Đức. Tôi không đi tìm dấu vết trong chuyện cá nhân của mình.”

SPIEGEL ONLINE: Ông Rösler, ông đến thăm Việt Nam, đến đất nước mà ông đã sinh ra ở đấy. Ông chờ đợi những gì từ chuyến viếng thăm này?

Rösler: Tôi mong là nền kinh tế Đức sẽ hưởng lợi từ chuyến viếng thăm của tôi. Vì Việt Nam là một đất nước đang đi lên và vì vậy là một thị trường lôi cuốn cho các doanh nghiệp của chúng ta. Trong những năm vừa qua đã có nhiều diễn tiến ở đấy, đặc biệt là trong việc mở cửa hướng đến nhiều tự do trong kinh tế hơn. Mặc dù vậy vẫn còn nhiều thách thức, ví dụ như tại các câu hỏi về nhà nước pháp quyền.

SPIEGEL ONLINE:

Chuyến đi của ông được quan tâm theo dõi. Cuối cùng thì câu chuyện về ông được đan kết với lịch sử mới đây của đất nước này. Trong thời của Chiến tranh Việt Nam, ông là một đứa bé bị bỏ rơi. Ông còn biết gì về thời gian này?

Rösler: Tôi đã ở trong một trại mồ côi Công giáo ở Khánh Hưng, Sóc Trăng ngày nay, trong những tháng đầu tiên trong đời tôi. Đó là năm 1973. Tất nhiên là tôi không có ký ức cá nhân. Sau này, trước đây một vài năm, có người lưu ý tôi về một bài viết của Cordt Schnibben trên SPIEGEL. Câu chuyện của trại mồ côi được mô tả ở trong đó. Tròn 3000 trẻ em đã sống ở đấy trong tất cả những năm đó, các xơ Công giáo đã chăm sóc cho chúng. Họ cũng quyết định tên họ và ngày tháng năm sinh, để những thủ tục nhận con nuôi có thể được giải quyết một cách nhanh chóng.

SPIEGEL ONLINE: Hai xơ Công giáo – Mary Marthe và Sylvie Marthe – đã chăm sóc ông ở Khánh Hưng trong những tháng đầu đời. Rồi trong tháng 11 năm 1973, ông sang Đức, được nhận làm con nuôi. Nhà báo Michael Bröcker viết trong quyển tiểu sử về ông, rằng Mary Marthe vẫn còn sống ở Việt Nam. Ông có liên lạc với bà ấy không?

Rösler: Chúng tôi có liên lạc với nhau, sau khi tôi trở thành Bộ trưởng Bộ Y tế trong mùa Thu năm 2009. Phóng viên đã sang Việt Nam, đã chụp hình Mary Marthe với một bức ảnh của tôi. Sau đó bà ấy đã liên lạc với tôi thông qua một xơ khác, người có thể truy cập được thư điện tử. Tôi rất cảm động.

SPIEGEL ONLINE: Bà ấy đã viết gì cho ông?

Rösler: Rằng bà ấy rất hãnh diện với những gì mà tôi đã đạt được.

SPIEGEL ONLINE: Ông có biết thêm về hoàn cảnh mà ông đã được giao ra trước trại mồ côi hay không?

Rösler: Không, Tôi cũng chưa từng bao giờ tìm kiếm.

SPIEGEL ONLINE: Tại sao?

Rösler: Ai tìm một cái gì đấy đều gây ấn tượng là thiếu một cái gì đấy. Tôi chưa bao giờ thiếu thứ gì cả.

SPIEGEL ONLINE: Ông chưa từng bao giờ cảm thấy bị thúc giục phải biết nhiều hơn nữa sao?

Rösler: Không, trong bất cứ thời điểm nào cũng không. Nước Đức là quê hương của tôi, Việt Nam là một phần của cuộc đời tôi, phần mà tôi không nhớ lại được. Tôi lớn lên trong nước Đức, tôi có gia đình tôi, cha tôi, bạn bè tôi ở đây.
 
SPIEGEL ONLINE: Trước đây sáu năm, trong chuyến thăm Việt Nam cho tới nay là đầu tiên với vợ ông, ông đã không đến thăm nơi có trại mồ côi. Đó có phải là một quyết định cố tình hay không?

Rösler: Cho tới năm 2006, chúng tôi nói chung là không hề biết nơi đó nằm chính xác ở đâu. Tôi thường tìm Khánh Hưng trên bản đồ, nhưng không bao giờ tìm thấy. Mãi ở Sài Gòn, trong dinh tổng thống Nam Việt Nam trước đây, câu đố đấy mới có được lời giải. Trong phần bên dưới của bảo tàng ngày nay vẫn còn trung tâm lưu trữ cũ của Hoa Kỳ, tôi đã khám phá ra nơi đấy trên một tấm bản đồ cũ của Mỹ. Cái mà tôi không biết và thông dịch của chúng tôi nói rõ cho tôi biết: Khánh Hưng, cũng như nhiều địa điểm khác, đã được nhà cầm quyền mới đổi tên năm 1975, sau khi Bắc và Nam Việt Nam tái thống nhất.

SPIEGEL ONLINE: Rồi tại sao ông không đến thăm nơi đó?

Rösler: Tôi là một người du lịch hết sức bình thường ở Việt Nam. Vợ tôi và tôi cũng có đi thăm đồng bằng sông Cửu Long. Tuy vậy, hai chúng tôi đã đi đến quyết định rằng Sóc Trăng, như nơi đó bây giờ có tên là vậy, hẳn là không khác gì những nơi mà chúng tôi đã đến thăm cho tới lúc đó.

SPIEGEL ONLINE: Ông không định thêm vào chương trình thăm viếng của ông một chuyến đi đến đó sao?
Rösler: Tôi đi thăm Việt Nam như là Bộ trưởng Bộ Kinh tế, như là luật sư của nền kinh tế Đức. Tôi không đi tìm dấu vết trong chuyện cá nhân của mình.

SPIEGEL ONLINE: Ông có ý định sau này sẽ đến thăm nơi đó không?
Rösler: Không, chúng tôi không có kế hoạch cho việc đó. Đối với tôi, nó không có một ý nghĩa nào sâu hơn cả.

SPIEGEL ONLINE: Có những người con nuôi xử lý việc đấy khác đi, những người tích cực tìm kiếm quá khứ của họ. Ông có hiểu việc đấy không?
Rösler: Tôi có thể hiểu được việc đấy, nhưng có lẽ là khác nhau tùy theo từng trường hợp. Trong gia đình tôi, tôi chưa từng thiếu điều gì, vì thế mà tôi không đặt ra câu hỏi đấy cho tôi.

SPIEGEL ONLINE: Ông có thường nói với cha ông, người đã một mình nuôi ông khôn lớn ở Niedersachsen sau khi ly dị vợ – lúc đấy ông bốn tuổi – về Việt Nam hay không?
Rösler: Không. Việt Nam không đóng một vai trò lớn trong những câu chuyện của chúng tôi. Khi tôi lớn lên, cha tôi đã đặt tôi đứng trước gương và giải thích tại sao tôi lại trông khác với những đứa trẻ con khác.


SPIEGEL ONLINE: Cha ông có giải thích cho ông biết tại sao ông ấy và người vợ vào lúc đấy của ông ấy ở Đức lại quyết định nhận con nuôi không?
Rösler: Khi là người lính của quân đội Đức, cha tôi đã quen biết với đồng nghiệp Nam Việt Nam trong thời gian được đào tạo thành phi công trực thăng vào đầu những năm bảy mươi ở Hoa Kỳ. Và qua họ, ông ấy biết về những nỗi đau khổ của chiến tranh, về những đứa bé mồ côi. Vì thế mà ông đã quyết định nhận con nuôi.
Vợ chồng Rösler trước dinh tổng thống Đức

Vợ chồng Rösler trước dinh tổng thống Đức, trong buổi tiệc chiêu đãi đầu tiên của Tổng thống Joachim Gauck. Ảnh: dapd


SPIEGEL ONLINE: Ông có thỉnh thoảng khám phá được một mặt Á châu ở mình không?
Rösler: Hình dáng bề ngoài của tôi là một dấu hiệu rõ ràng. Nhưng tôi không biết võ châu Á và cũng không ăn thường xuyên món ăn Á.

SPIEGEL ONLINE: Khi ông ra nước ngoài thì thế nào? Ông có được hỏi về xuất xứ của ông không?
Rösler: Có đôi lúc. Khi tôi với Angela Merkel ở Hoa Kỳ trong năm rồi, hai bộ trưởng gốc Á ở đó đã hỏi tôi về con đường đời của tôi, cả Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nữa. Nhưng ông ấy ít ngạc nhiên hơn khi so với những người đại diện chính phủ trong những nước khác, cuối cùng thì Hoa Kỳ cũng mang ảnh hưởng của sự nhập cư rất nhiều.


SPIEGEL ONLINE: Chuyến viếng thăm của ông cũng được phía Việt Nam theo dõi đặc biệt. Khi ông tiến bước vào chính phủ, có một tờ báo ở đấy đã viết rằng: “Ông ấy là một người của chúng ta”. Ông đối xử với việc đó như thế nào?
Rösler: Các anh hãy tưởng tượng trường hợp ngược lại, một đứa trẻ người Đức, được nhận làm con nuôi trong một nước khác, nhận được một chức vụ cao trong chính phủ. Sự quan tâm ở đây có lẽ cũng sẽ lớn!


SPIEGEL ONLINE: Ông không muốn được thu nhận về?
Rösler: Nước Đức là quê hương của tôi. Đó là một nét vinh dự cho đất nước của chúng ta, rằng cả những người với một tiểu sử không thông thường vẫn có cơ hội để tiến lên. Điều kiện tiên quyết cho việc đấy là sự khoan dung. Hệ thống dân chủ của chúng ta và thành công của chúng ta không chỉ dựa trên nền kinh tế thị trường mang tính xã hội mà trước hết là trên một xã hội tự do. Tôi cũng sẽ nhấn mạnh đến điều đấy ở Việt Nam. Về lâu dài, một nền kinh tế thị trường không thể phát triển mà không có tự do.
 
SPIEGEL ONLINE: Một đề tài cho nhiều người con nuôi châu Á trong nước Đức là sự phân biệt chủng tộc, công khai hay bí mật. Ông có gặp phải nó không?
Rösler: Không, trong cư xử bình thường hàng ngày với nhau thì không.
SPIEGEL ONLINE: Ở Việt Nam, những người Cộng sản vẫn còn thống trị với một hệ thống độc đảng. Trong chuyến đi này của ông, tôn trọng quyền con người cũng có là một đề tài không?
Rösler: Tôi hoạt động trong Ủy ban Trung ương của Công giáo, vì thế mà quan trọng đối với tôi cũng là việc mời các đại diện của nhà thờ Công giáo đến dự một buổi tiệc chiêu đãi trong Đại sứ quán Đức ở Hà Nội. Người Công giáo trước sau vẫn còn gặp khó khăn ở Việt Nam. Đấy là một tuyên bố rõ ràng ở phía tôi.


SPIEGEL ONLINE: Mãi đến năm 2000 ông mới rửa tội. Quyết định này có liên quan gì đến việc các xơ Công giáo đã cứu vớt ông không?
Rösler: Đó không phải là lý do quyết định. Nhưng nếu ai biết được các xơ đã hoạt động dưới những nguy hiểm và thiếu thốn nào vì các em mồ côi trong Chiến tranh Việt Nam thì người đấy giữ mãi điều đấy trong tâm trí.


SPIEGEL ONLINE: Ông không biết tiếng Việt. Ông có chuẩn bị một vài từ cho chuyến viếng thăm của ông không?
Rösler: Thế thì không phải là thật. Để nói rõ thêm một lần nữa – tất nhiên là một phần của cuộc đời tôi gắn liền với đất nước đó, nhưng tôi đến thăm Việt Nam như là Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức.
 
Nga xóa 90% nợ cho Bắc Triều Tiên
Cuộc hội kiến giữa tổng thống Nga Dmitri Medvedev (phải) với lãnh đạo Bắc Triều Tiên (trước khi ông Kim Jong-il qua đời), Siberi, 24/08/2011.
Cuộc hội kiến giữa tổng thống Nga Dmitri Medvedev (phải) với lãnh đạo Bắc Triều Tiên (trước khi ông Kim Jong-il qua đời), Siberi, 24/08/2011.
REUTERS/Dmitry Astakhov/RIA Novosti/Kremlin
Anh Vũ

AFP hôm nay 18/09/2012 cho biết Matxcơva đã quyết định xóa 90% khoản nợ của Bình Nhưỡng tồn lại từ thời Liên Xô để tạo điều kiện mở đường cho các hợp tác về năng lượng giữa hai nước.

Hôm nay, Thứ trưởng bộ Tài chính nga Serguei Stortchak thông báo, Nga và Bắc Triều Tiên hôm qua đã ký thỏa thuận thanh toán khoản tiền 11 tỷ đô la mà Bình Nhưỡng vay nợ của Liên Xô cũ, theo đó Matxcơva quyết định xóa 90% số nợ nói trên cho Bình Nhưỡng. Số dư nợ 10% còn lại, khoảng hơn 1 tỷ đô la sẽ để góp vốn cho các dự án hợp tác chung giữa hai nước trong lĩnh vực năng lượng, y tế và giáo dục.

Theo báo nga Izvestia, từ hồi tháng 8 năm ngoái 2011, trong cuộc gặp thượng đỉnh hiếm hoi giữa lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-il và Tổng thống Dimitri Medvedev tại Siberi, hai bên đã bàn thảo đến việc xóa nợ cho Bắc Triều Tiên để đổi lại các dự án hợp tác năng lượng. Nhưng đến tháng 12, ông Kim Jong-il qua đời sự việc trở nên dở dang.

Cho đến gần đây, các cuộc đàm phán về vấn đề thanh toán nợ nần của Bắc Triều Tiên với Nga vẫn lâm vào bế tắc. Matxcơva đã phải cố gắng nhiều để thuyết phục Bình Nhưỡng thừa nhận khoản nợ tồn lại từ thời Liên Xô cũ, nay thuộc về Nga, trong khi nền kinh tế Bắc Triều Tiên kiệt quệ không thể có khả năng trả nợ.

Trong khi đó Nga đang muốn tiến hành nhiều dự án với nước láng giềng, trong đó có dự án như xây dựng tuyến đường sắt liên vận nối hai nước, xây dựng một tuyến đường dây tải điện và đường ống dẫn khí từ Nga qua Bắc Triều Tiên đến Hàn Quốc.

Với thỏa thuận xóa nợ này, Nga đã khai thông được bế tắc trong một số lĩnh vực để mở đường cho dự án kinh tế chiến lược của mình, đồng thời Bắc Triều Tiên cũng sẽ được hưởng lợi khi tham gia vào các dự án của Nga.
 
Dắt chó đi dạo, lương 6 triệu đồng một tháng

Nghề mới ở Hà Nội


HÀ NỘI (NV) - Một số người ngoại quốc trú ngụ tại Hà Nội đã tạo thêm nghề mới cho cư dân địa phương bằng cách săn sóc và dắt chó đi dạo. Lương tháng của những người này xấp xỉ 300 đô la, tương đương 6 triệu đồng Việt Nam.
Dắt chó đi dạo buổi sáng sớm, nghề mới xuất hiện tại Hà Nội. (Hình: Bee.net.vn)

Người làm công việc này chỉ cần một điều kiện: biết nói chút ít tiếng Anh và tiếng Hoa.
Một phụ nữ Hà Nội tên Nguyễn Thị Vinh cho biết đó là một nghề nhàn hạ mà bà đang đảm trách hàng ngày, so với nhiều công việc khác.
Báo Kiến Thức dẫn lời bà Vinh cho biết gia chủ của bà là một người Mỹ làm việc tại Hà Nội. Mỗi sáng, bà lo thức ăn cho bốn chú chó, rồi dắt chó đi dạo.
Bà Vinh thừa nhận là đã lúng túng những buổi sáng đầu tiên đưa bốn con chó ra đường, nhất là lúc lũ chó chạy lăng quăng làm dây nhợ chồng chéo lung tung. Bà nói: “Chó hay cắn lộn lắm. Mỗi lúc thấy chó lạ lảng vảng, nó cứ nhào nhào tới. Bây giờ biết rồi, tôi phải la hét, nạt nộ và dắt chó lảng đi xa mỗi khi thấy chó lạ xuất hiện.”
Bà Vinh không giấu nỗi mặc cảm khi thấy người khác nhìn mình, có vẻ như cho việc giữ chó là một nghề... “hạ tiện.” Nhưng rồi sau đó, theo bà, mọi việc cũng quen đi, trở nên trôi chảy, dễ dàng. Mặc cảm tan biến và bà cảm thấy yên ổn vì đang có một công việc chân chính, không kém phần nhàn hạ.
Bà Vinh trước đây từng là công nhân “xuất khẩu lao động” tại Ðài Loan. Nhờ vậy, bà nói khá thạo hai thứ tiếng Anh và Hoa. Ðể kiếm thêm lợi tức cho gia đình trong khi chồng phải đầu tắt mặt tối làm ruộng và hai con nhỏ còn đang đi học, bà Vinh coi nghề nuôi giữ chó là một công việc ổn định.
Cũng theo bà Vinh, các gia đình ngoại quốc làm việc tại Việt Nam có nuôi chó ngày càng nhiều sẽ tạo ra một ngành nghề mới mang lại lợi tức kha khá cho người Việt Nam tại địa phương.
 
Ngày hôm nay, bộ truởng kinh tế liên bang Đức ông Philipp Rưsler đã đến Hà Nội mở đầu chuyến công du 3 ngày tại Việt Nam, cùng đi với ông có một số dân biểu quốc hội liên bang, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Đức bà Cornelia Pieper và phái đoàn 50 đại diện doanh nghiệp Đức.

Philipp RưslerTại bộ ngoại giao Hà Nội, ông Rưsler đã gặp gỡ bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh, trong dịp này hai bên đã trao đổi và thoả thuận một số biện pháp cụ thể để thúc đẩy phát triển quan hệ song phương. Giữa Đức và Việt Nam quan hệ đối tác chiến lược đã được thiết lập từ năm 2011 nhằm hợp tác mạnh mẽ hơn nữa trong các lãnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và thực hiện đối thoại về nhà nước pháp quyền.

Chiều nay, ông Rưsler đã đến thăm trường Đại Học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, tại đây, ông đã được trường trao tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự "để ghi nhận những đóng góp nổi bật của ông Philipp Roesler trong hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật giữa Việt Nam và Đức".

Theo tin của "Cổng Tự Do" (portal liberal) trong bài tham luận tại trường Đại Học Kinh tế Quốc dân ông Philipp Rưsler đã khuyến cáo Việt Nam cần nhiều cải cách dân chủ và kinh tế. Ông nói "Không có tự do dân sự xã hội thì cũng không có tự do kinh tế doanh thương. Cả hai điều liên hệ chặt chẽ với nhau không thể tách rời". Ông cũng nói rằng những thành công mà ông đạt được ở Đức là bằng chứng chỉ ra nền tự do cho người ta nhiều cơ hội. Cũng trong bài tham luận với chủ đề "Cơ hội của nền kinh tế thị trường xã hội" trước sinh viên Trường Đại học Kinh tế quốc dân, bộ trưởng Rưsler nói rằng cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không những cần thúc đẩy thêm nữa việc tư hữu hóa và mở cửa thị trường mà còn cần cho dân chúng thêm nhiều tự do. Ông Rưsler nói: "không có tự do thì làm sao người ta có thể suy nghĩ, quyết định và hành động một cách tự chủ đầy trách nhiệm được". Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tư hữu và kinh tế tư nhân, theo ông lèo lái kinh tế không phải là việc của nhà nước.

Ngay từ trước chuyến đi, ông Rưsler đã nhấn mạnh vai trò của Việt Nam và Thái Lan trong khối ASEAN, ông nói điều quan trọng là bây giờ phải đưa ra tín hiệu rõ ràng là Đức rất quan tâm đến việc tiếp tục mở rộng hợp tác kinh tế. Tuy nhiên, điều kiện không thể thiếu cho sự đầu tư từ phía Đức là các thoả thuận, hợp đồng cần phải giữ đúng. Theo portal liberal, nhiều doanh nghiệp Đức đã than phiền rằng các hợp đồng và thỏa thuận không được tôn trọng, hoá đơn không được thanh toán. Portal liberal là cổng điện tử chung của tổ chức Friedrich Naumann Stiftung và các dân biểu khối Dân Chủ Tự Do trong quốc hội liên bang Đức cũng như đảng FDP mà ông Rưsler hiện là chủ tịch đảng.

Ngày thứ ba 18/9 bộ trưởng Rưsler sẽ gặp gỡ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Theo thỏa thuận giữa bộ kinh tế và bộ ngoại giao Đức, trong dịp này tại Hà Nội bộ trưởng Rưsler sẽ ra nêu vấn đề trả tự do cho năm tù nhân chính trị, portal liberal đưa tin như vậy.

Thứ tư 19/9 ông Rưsler sẽ gặp Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng tại Sài Gòn. Trong chương trình, bên cạnh hội nghị kinh tế Đức-Việt, Ông Rưseler sẽ đi thăm một số doanh nghiệp, khai trương Trường phổ thông giao lưu Đức-Việt cũng như một Trung tâm công nghệ Đức-Việt.

Ngày 20/9 bộ trưởng Rưsler và phái đoàn rời Việt Nam tiếp tục chuyến công du Thái Lan.
 
nên đầu tư vào đâu thời điểm hiện tại để có lợi nhuận:
- Nó là các mã được khối nước ngoài đang mua vào như BVH VNM...,
Phân tích riêng về BVH sau phiên xuất hiện volume lớn nhưng cuối phiên giá đóng cửa không thấp nhất phiên, Phiên ngày hôm sau giá tăng trở lại thì rất có thể BVH vẫn còn nội lực để tăng ít nhất sẽ về lại vùng 39-40
- Các mã cơ bản tốt như: CSM, DRC VPK, HSG
- Các mã đang tạo vùng đáy ngắn hạn: REE, ASM, PPC, SRC, HSG VSH
- Các mã có yếu tố tin đồn: BTP NVT...
 
Hãy canh giá thoát hàng gấp và trở về trạng thái an toàn nhất có thể vì thị trường sẻ thủng 380 và đi về nơi xa...còn tiền là còn cơ hội...nên nắm nhiều cash lúc này nhé...
 
năm nay ko như mọi năm đâu, tăng rồi ko đắp chiếu đâu nhé, tin mới có nhiều tổ chức doanh nghiệp đang canh gom em nó để dài hạn. kiểu này lại tranh mua đẩy lên nữa, xem chừng vnm sẽ biến động chứ ko nằm im như mọi năm.
 
Khi NHNN cho NHTM vay với lãi suất thấp và chỉ đạo NHTM cho DN vay
Lúc đó lượng tiền trong ngân hàng dồi dào thì lập tức họ sẽ không huy động trong dân nữa
Lãi suất huy động giảm thì DN lấy đâu ra cửa mà gửi lại ngân hàng?
Vấn đề ở chỗ là phải giám sát thật chặt thị trường bất động sản cũng như giám sát chặt hệ thống ngân hàng
Để phòng trường hợp NHTM nó dùng tiền vay của NHNN nó đánh vào những lĩnh vực rủi ro cao
 
HOT LINKS

http://tandaihungplastic.com/tdhsg/i...d=57&Itemid=87

các bác vào web của công ty nhựa Tân Đại Hưng do bác Cang chủ tịch HĐQT để biết.
- xem nghị quyết ngày 7/9 để biết chữ ký của bác Cang, chính xác là chữ ký ở cái đơn viết tay
- xem nghị quyết ngày 19/9: bác Cang xin từ nhiệm chủ tịch nhựa Tân đại hưng và HĐQT ra nghị quyết miễn nhiệm
vậy là bác ấy đã chuẩn bị...
 
Lãnh đạo ngân hàng ACB đồng loạt từ chức vì vụ bê bối tài chính
ACB, một trong những ngân hàng cổ phần hàng đầu của Việt Nam
ACB, một trong những ngân hàng cổ phần hàng đầu của Việt Nam
Thanh Phương

Hôm qua, 19/09/2012, Ngân hàng Thương mại Á châu ACB thông báo là ông Trần Xuân Giá, chủ tịch Hội đồng quản trị của ngân hàng này, cùng với hai phó chủ tịch Hội đồng quản trị Lê Vũ Kỳ và Trịnh Kim Quang đã từ chức «vì lý do cá nhân». ACB cũng xác nhận các lãnh đạo từ nhiệm này đều có liên quan đến vụ bê bối tài chính tại ngân hàng này.

Theo thông báo của ngân hàng ACB, ba thành viên nói trên có liên quan đến việc phê chuẩn cho ông Lý Xuân Hải, nguyên tổng giám đốc ACB, ủy thác nhân viên của ông rút 34 triệu đôla từ ACB để gửi trái phép vào Ngân hàng Công thương Việt Nam.Hiện chưa rõ là ông Trần Xuân Giá, nguyên là Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư, cùng hai lãnh đạo kia của ngân hàng ACB có sẽ bị truy tố hay không.

Cựu tổng giám đốc Lý Xuân Hải và ông Nguyễn Đức Kiên, người sáng lập ACB và nhân vật được coi là thân cận với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã bị bắt vào tháng trước. Ngày 18/09, cơ quan điều tra công an Việt Nam vừa thông báo đã khởi tố ông Nguyễn Đức Kiên về hai tội « cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng » và « lừa đảo chiếm đoạt tài sản ». Với các tội danh này, ông Kiên có thể lãnh án tù chung thân.

Vì có liên quan đến ngân hàng ACB, ông Phạm Trung Cang, phó chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng Eximbank cũng đã từ chức « vì lý do cá nhân », theo như thông báo của ngân hàng này hôm qua. Nhưng theo chủ tịch Hội đồng quản trị Eximbank, việc từ chức của ông Phạm Trung Cang chủ yếu liên quan đến trách nhiệm của ông Cang khi còn là phó chủ tịch Hội đồng quản trị ACB từ năm 1994 đến 2011, tức là trong thời gian xảy ra bê bối tài chính của ngân hàng này.

Vụ tai tiếng của ngân hàng ACB đã khiến chỉ số các sàn giao dịch chứng khoán ở Việt Nam sụt giảm mạnh và khiến người ta lo ngại về nguy cơ sụp đổ của hệ thống ngân hàng Việt Nam, hiện đang có tỷ lệ nợ xấu cao nhất Đông Nam Á. Chính phủ Việt Nam đã cam kết sẽ tái cơ cấu khu vực này, nhưng có vẻ không quyết tâm thực hiện.
 
Tờ báo Lao Ðộng cho biết chi tiết về lý do “từ nhiệm” cá nhân của ông Phạm Trung Cang là “cũng có liên quan đến việc phê chuẩn cho ông Lý Xuân Hải ủy thác 19 nhân viên ACB thực hiện nhận 718 tỉ đồng của ACB để gửi vào ngân hàng Công Thương Việt Nam, khi ông Cang còn làm phó chủ tịch HÐQT tại ACB.”

Ðể trấn ban dư luận, tờ Lao Ðộng nói, “Vi phạm của ông Cang không làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của Eximbank.”

Theo nguồn tin này, “Ông Phạm Trung Cang là đại diện cho ACB và nhóm pháp nhân có vốn của ACB, nhưng tỉ lệ cổ phần đại diện và nhóm pháp nhân của ACB tại Eximbank là dưới 10%, trong đó riêng ACB là 1.04%. Bản thân ông Cang cũng có cổ phần tại Eximbank, nhưng không lớn.”

Theo báo điện tử Viêtstock, tin loan báo từ nhiệm của 3 sếp lớn nhất Hội Ðồng Quản Trị ACB và ông phó Hội Ðồng Quản Trị của Eximbank đã gây rúng động thị trường chứng khoán tại Việt Nam mà Viêtstock người ta đua nhau bán tống bán tháo cổ phần, đặc biệt là cổ phiếu của các ngân hàng ACB và ngân hàng Eximbank.

Hệ thống ngân hàng thương mại và thị trường chứng khoán của Việt Nam đã bị thiệt hại nặng nề hồi tháng 8 khi ông Nguyễn Ðức Kiên và Lý Xuân Hải bị bắt.

Nay thêm một số người khác nữa bị bắt và một số nhân vật chủ chốt của hai ngân hàng ACB và Eximbank “từ nhiệm,” giới đầu tư chứng khoán đánh hơi thấy những dấu hiệu nguy hiểm cho đồng tiền, đồng vốn đầu tư của mình.
 
Nhận định hằng ngày về nghề chứng khoán: nghề thổi bong bóng để làm giàu.......

Xin chào các bác cao tuổi , các anh , các chị, các bạn , chào anh Rin , anh Chimnon , chị cô lái , cụ tiêu nhân và các thành viên thân mến .

Tích tụ nhiều dữ liệu hiện nay và hữu ích trong tương lai , các bài viết hay , những lập luận kinh tế của các triết gia kinh tế nổi tiếng . Nay mạo muội mở cùng quý vị topic duy nhất chuyên nghiên cứu về những hành động , hành tung bí ẩn, chuyên đi ngược thị trường qua các cổ phiếu đang làm giá trên khắp thị trường non yếu của nước ta . Thị trường chứng khoán mà dân chơi thường gọi là vịt ngan ... tuy là vịt là ngan nhưng nếu hiểu nó , nó vẫn giúp chúng ta làm giàu đáng kể ...

NGHỀ THỔI BONG BÓNG CỦA CHÚNG TA .

Làm ăn kiên trì , chu đáo , lợi nhuận kiêm tốn dường như đã không còn thỏa mản thế hệ muốn làm giàu của thời đại ngày nay nữa ...Ngày nay giới trẻ muốn lợi nhuận thật lớn , thật nhanh và thổi bong bóng phát triển để tạo tăng trưởng chóng mặt luôn là sự khao khát tiềm ẩn của họ ..
Tất nhiên , bong bóng dễ thổi , dễ phìng lớn nhanh nhưng kết thúc bao giờ cũng vỡ tan...

Mục đích của chúng ta là tìm đáy của bóng và thấy đỉnh của bóng
Mục đích của chúng ta là đu theo bóng và nhảy dù trước khi bóng rơi
Nhưng - chúng ta phải là người thổi bóng , không phải là người khác thì chúng ta mới làm giàu ..bằng không .. chúng ta sẽ vỡ tan theo bóng .. chúng ta cùng xem lại nhé

Trước năm 1975 , nền kinh tế miền nam bùng nổ nhất là bất động sản nhờ xây building cho Mỹ thuê khi bộ máy chiến tranh của Mỹ đổ vào miền Nam . Mỹ rút vào 1972 thì tất cả bắt đầu lao đao và sau tháng 4-1975 thì nhà cửa ở miền Nam cho không cũng không ai nhận . Hai mươi năm sau , bùng nổ đất đai diễn ra đầu tiên vào năm 1990 , tạo ra nhiều đại gia và đưa Minh Phụng ra pháp trường..

Năm 2005 ,một ông bạn hiền lành chẳng biết làm ăn gì , có vợ là nhân viên cũ một nhân viên vàng bạc , nhân cổ phần hóa công ty , mấy người nhân viên cũ được chia cổ phần , do cần tiền ăn tết nên bán lại , ông bạn mua giúp giá 300 triệu , chỉ sau tết , giá trị của cổ phiếu ấy lên 3 tỷ ...


Bắt đầu từ những câu chuyện như thế , bong bóng chứng khoán bắt đầu bùng nổ ...Người ta chả hiểu vì sao mà năng suất lao động không tăng, thị trường và thị phần không thấy mở rộng, công nghệ mới không có , trình độ quản lý , hợp lý hóa sản xuất không thay đổi , vậy mà cổ phiếu của các công ty VN nóng như Apple tạo ra Iphone vậy?

Bây giờ thì ta đã hiểu , đó là bong bóng ảo ..VNidex tăng từ 200 lên 1200 và sau đó rơi xuống có loại rẻ hơn 1 bó rau ..

Công ty tài chính Associates ở Chiacago Mỹ cho biết :" nếu năm 1926 ,một người bỏ ra 1000 USD mua trái phiếu chính phủ và cứ để cho lãi chồng gộp lên và một người chơi chứng khoán , mua khi nó xuống , bán khi nó lên , xoay sở nhanh thì 80 năm sau , năm 2007 , người mua trái phiếu theo kiểu chắc ăn từ 1000 USD sẽ thành 3 triệu USD .
Còn người chơi chứng khoán giỏi , từ 1000 USD sẽ thành 30 tỷ USD. Nhưng bạn cần nên nhớ rằng có rất nhiều người Mỹ đã chơi chứng khoán theo kiểu nghe theo đám đông - Trader daily đã tiêu tan tài sản hồi khủng hoảng công nghệ 2001 .

Nhà phân tích tài chính Barton Biggs của Mỹ nói :" Nguyên tắc đầu tư tài chính là đi ngược lại đám đông " để làm gì ? " để cảnh giác tâm lý bầy đàn thường tạo ra bong bóng "

Hãy nhìn qua dân đầu tư đia ốc , khi các cao ốc hoàng tráng xuất hiện là bong bóng sắp vỡ ...lịch sử đã chỉ cho họ thấy ... Empire state building ở New Yosrk khánh thành năm 1931 đúng lúc phố Wall sụp đổ tạo ra đại suy thoái. Tòa tháp đôi Petronas ở Kuala Lumpua khánh thành 1998 là lúc sụp đổ hệ thống tài chính châu á . Lý do sự kỳ vĩ này có được là do đồng tiền rẻ được bơm ra , tinh thần lạc quan tếu quá đáng của giới kinh doanh kết thúc ngay khi vừa chạm ly Champagne khai trương các công trình này . Việc bảo tàng lịch sử trị giá 500 triệu USD ở nước ta nếu hoàn thành thì cái gì sẽ xảy ra đây ?

Tóm lại , hãy mua giá trị thật , sự cố gắng thật , lợi nhuận thật , hãy xem xét trong từng ngày , từng tuần , từng năm ....

Hôm nay nên nhìn giá trị thật của cp nào ? có thể mua SII hay không ? hãy nghiên cứu chúng ...
 
Theo một nguồn tin từ cơ quan chức năng, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có quyết định khởi tố ông Trần Xuân Giá để điều tra về hành vi cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Quyết định khởi tố đã được tống đạt và ông Giá được cho tại ngoại do sức khỏe yếu và nghiêm túc hợp tác với cơ quan điều tra.

Trong thông cáo ngày 19-9, ACB cho biết ông Giá có liên quan đến việc phê chuẩn cho ông Lý Xuân Hải (nguyên tổng giám đốc ACB, đã bị khởi tố, bắt giam) ủy thác 19 nhân viên ngân hàng nhận 718 tỉ đồng của ACB để gửi vào Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Viettinbank).

Nguồn tin có thẩm quyền từ cơ quan tố tụng cho biết, ông Giá có dấu hiệu sai phạm khi ký nghị quyết HĐQT cho phép tổng giám đốc Lý Xuân Hải ủy thác rút 718 tỉ đồng của ACB gửi sang Viettinbank để hưởng lãi suất cho vay cao hơn lãi suất định hướng của NHNN. Hành vi của ông Giá, giống như hành vi của ông Lý Xuân Hải bị khởi tố, bắt tạm giam trước đó, được coi là làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế.

Hậu quả nghiêm trọng là sau đó số tiền này lại được chuyển vào tài khoản của đối tượng lừa đảo Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ (TP.HCM) thuộc Ngân hàng Vietinbank) - từng được coi là đại gia trong lĩnh vực tài chính - chứng khoán. Nửa cuối năm 2011, kinh tế suy giảm kéo theo sự đóng băng của thị trường địa ốc, thị trường tài chính xuống dốc, số tiền này đã bị Như làm cho bốc hơi, gây thiệt hại cho ACB.

Trong vụ án này, ACB chỉ là một trong nhiều nạn nhân của Như. Theo công bố của cơ quan điều tra, Như đã lừa đảo huy động vốn của nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, với số tiền tổng cộng lên tới khoảng 4.600 tỉ đồng. Đầu tháng 10 năm ngoái, Như đã bị khởi tố, bắt tạm giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vụ án phức tạp ở chỗ nhiều nạn nhân bị lừa đảo trong quan hệ với Như lại là bị can trong quan hệ pháp luật khác.

Ông Trần Xuân Giá sinh năm 1939, tốt nghiệp cử nhân kinh tế, có bằng tiến sĩ kinh tế tại Liên Xô cũ. Từ 1966, là giảng viên tại ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội; từ 1981, phó chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước (hàm thứ trưởng); từ 1989, chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng (nay là Văn phòng Chính phủ); từ 1992, phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư); từ 1996, bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Từ năm 2003, ông Giá làm trưởng Ban Nghiên cứu của Thủ tướng về đổi mới chính sách kinh tế-xã hội và hành chính. Sau khi nghỉ hưu, từ tháng 11-2006, ông làm cố vấn HĐQT Ngân hàng ACB, sau đó làm chủ tịch HĐQT từ tháng 3-2008.
 
Tích tụ nhiều dữ liệu hiện nay và hữu ích trong tương lai , các bài viết hay , những lập luận kinh tế của các triết gia kinh tế nổi tiếng . Nay mạo muội mở cùng quý vị topic duy nhất chuyên nghiên cứu về những hành động , hành tung bí ẩn, chuyên đi ngược thị trường qua các cổ phiếu đang làm giá trên khắp thị trường non yếu của nước ta . Thị trường chứng khoán mà dân chơi thường gọi là vịt ngan ... tuy là vịt là ngan nhưng nếu hiểu nó , nó vẫn giúp chúng ta làm giàu đáng kể ...

...

You are welcome...
 
@ nguyenhieu868
Chỉ có dân chuyên bắt đáy mới timing nổi vào đáy thôi ....: =.=
...cứ mò mò ,kinh nghiệm, suy luận,chờ đợi thì đau đầu chết
bắt đáy loại 1 , bắt khi đáy chưa hình thành +.+ dùng 1 số stragies và nguyên lý ta đánh chặn
bắt đáy loại 2 , khi đã hình thành đáy (sao bít là đáy ???^..^), cái này form và 1 số công cụ để tìm về reversal

muốn làm ván lớn OK , tiền ,thuốc ,bỉm đã sãn sàng

@ hay , se suy nghi them
 
Back
Top