Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

Nhiều 'đại gia' ở Việt Nam đang nguy khốn
Thursday, September 20, 2012 8:39:30 PM
Bookmark and Share



Bỏ đam mê, bán bớt tài sản



SÀI GÒN (NV) - Thời hoàng kim của nhiều “đại gia” ở Việt Nam nay không còn nữa khi bây giờ họ “trở nên co cụm, rúm ró, thu hẹp kinh doanh, rút bớt ngành hoạt động. Thậm chí, có những ông chủ còn nợ lương, phải sa thải bớt công nhân hay từ bỏ những dự án vốn đầy kỳ vọng.

Những chiếc xe siêu sang ở Việt Nam từng được các đại gia khoe và quảng cáo rùm beng. (Hình: Internet)

Báo Tuần Vietnamnet cho hay như vậy và nói thêm rằng, “Trái ngược với tình trạng tốt khoe, xấu che trong những năm trước đây, cuộc khủng hoảng dường như đang khiến nhiều doanh nhân vốn có máu mặt một thời giờ đây đã có những thay đổi.”

Theo lời tờ báo, “không còn khoe xe mới này, dự án mới nọ, họp báo quảng cáo rùm beng, giờ đây các ông chủ tỏ ra thận trọng, thật thà hơn bao giờ hết. Những gì là khó khăn, là xấu xa đối với doanh nghiệp được công khai thừa nhận - một biểu hiện của sự minh bạch hóa tình hình tài chính, nhưng cũng có thể là để tránh sức ép từ cổ đông.”

Báo này dẫn chứng rằng, “Hành Trình Siêu Xe 2012, Car Passion 2012 hơn 2 tháng rưỡi sau khi sự kiện được mong đợi nhất trong năm của giới mê xe đáng nhẽ đã được tổ chức ngày 28 tháng 6, không một thông tin mới nào về sự kiện này được công bố.'”

Một chương trình được biết đến khá nhiều, cũng như nhân vật được xem là “cha đẻ” của nó - ông Nguyễn Quốc Cường, biệt danh Cường 'đô la', bỗng chốc kín tiếng tới lạ thường. Thông tin công bố về hủy sự kiện cũng không có, đóng cửa chương trình cũng không hay thời hạn lùi chương trình tới bao giờ cũng không thấy đâu.”

“Như vậy, Hành Trình Siêu Xe lần thứ 2 nhằm năm 2012 có lẽ sẽ không được tổ chức sau khi đã bị hoãn tới hai lần và lần hoãn này là vô thời hạn, không ai biết thông tin gì. Những siêu xe đình đám như Lamborghini Aventador LP700-4 vàng, Gallardo, BMW M650i độ đen mờ, Audi R8, Ferrari F430... cùng hình ảnh đại gia Cường 'đô la' nhỏ nhắn tươi cười bên dàn mô tô lạ mắt như thường thấy có thể sẽ không được trình làng trong năm nay, và cũng có thể không trong các năm sau nữa.”

“Lý do cho sự trì hoãn hay hủy bỏ này cũng không ai biết, chỉ nghe đâu đó trong giới mê xe bàn tán lung tung về sự thận trọng, sự lo lắng của một số chủ xe. Họ sợ cái đớp 'khoe xe, khoe của' có thể sẽ lại dẫn đến kịch bản giống như trường hợp của đại gia Diệu Hiền, với công ty thủy sản Bianfishco rơi vào tình trạng phá sản chỉ sau một đám cưới hoành tráng với dàn siêu xe diễu hành của con trai.”

Quốc Cường Gia Lai, Ðồng Tâm và Licogi 16... là những công ty còn đang hoạt động, nhưng với công ty Hanic (SHN) của Chủ Tịch HÐQT Ðinh Hồng Long thì tình hình bi đát đã nhiều tháng nay.

Ông Long thậm chí còn tiết lộ “công ty của ông đang lâm vào tình trạng rất xấu, mất thanh khoản và dễ bị đổ vỡ,” và “đang hội đủ những yếu tố dễ dẫn đến phá sản.” Những tuyên bố chua chát cho thấy doanh nghiệp dường như đã “hết cách” và đang chờ sự chia sẻ của cổ đông.

Trên thị trường tài chính, giới đầu tư đang thấy sự thoái vốn của gia đình đại gia Ðặng Thành Tâm khỏi một số lĩnh vực, trong đó có ngân hàng. Thông tin gần nhất cho biết, vợ ông Tâm muốn bán 14.82 triệu cổ phiếu Navibank. Chính ông Tâm cũng bất ngờ bán 22 triệu cổ phiếu SQC.

Các đại gia tên tuổi khác trong nhiều lĩnh vực cũng đang bán cổ phiếu của chính doanh nghiệp mình như một hình thức co gọn hoạt động đầu tư của cá nhân.

'Như vậy, thay vì mở rộng đầu tư, lấn sang các lĩnh vực khác, mua thêm cổ phần để nâng cao vị thế... rất nhiều đại gia trong năm 2012 đang đi ngược lại. Ðây là hiện tượng hiếm gặp trong rất nhiều năm nay.'
 
Chốt NAV thôi ko có j lạ cả
Đừng nghĩ nó chỉ chốt NAV, nó còn múc dài dài vì nó biết thừa sau chu kỳ tèo thảm là đến chu kỳ phục hồi vài ba tháng với sự chênh lệch từ đáy tới đỉnh khoảng 80 points.
Vụ bầu nọ bầu kia xem ra sẽ cạn dần...
 
Chốt NAV thôi ko có j lạ cả
Đừng nghĩ nó chỉ chốt NAV, nó còn múc dài dài vì nó biết thừa sau chu kỳ tèo thảm là đến chu kỳ phục hồi vài ba tháng với sự chênh lệch từ đáy tới đỉnh khoảng 80 points.
Vụ bầu nọ bầu kia xem ra sẽ cạn dần...
 
Mạn đàm CƠM & PHỞ !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Nếu xét về “thành phần cấu tạo” thì cơm và phở rất giống nhau, đều được làm chủ yếu từ… gạo tẻ. Phở có thịt có hành, thì cơm có cũng có, đã vậy cơm còn hay hơn vì không bao giờ bị trộn… hàn the. Cơm cũng rẻ hơn và… no lâu hơn.

Vừa qua tại một quán bia tại trung tâm thành phố, giới đàn ông đã tổ chức một cuộc hội thảo nghiêm túc với chủ đề “cơm” và “phở”. Về dự hội nghị có đông đủ giới đàn ông nhân sĩ, trí thức và các thành phần, kể cả đàn ông Việt ở nước ngoài. Sau 3 ngày khẩn trương làm việc, thảo luận sôi nổi các đại biểu đã thống nhất một bản báo cáo để đệ trình lên Liên hợp quốc giải thích nguyên nhân tại sao chán cơm thèm phở:

1. Đàn ông thèm “phở” vì ít được ăn phở. Muốn ăn phở nhất là phở đặc biệt, phải có tiền, xe hoặc vừa có tiền vừa có xe. Trong khi cơm ngày nào cũng được ăn và phải ăn.

2. Đàn ông dùng cơm ở nhà trong không khí quen thuộc ấm áp đến nhàm chán, còn dùng phở ở xa nhà trang trí lạ mắt, đôi khi đẹp mắt và có cả âm nhạc

3. No thì rất khó ăn thêm cơm, còn phở no tới mấy cũng có thể làm thêm một tô cũng chẳng sao.

4. Ăn phở xong là đứng dậy, đi ngang hoặc ngồi, nằm một chút là tuỳ. Còn ăn cơm xong nhiều khả năng phải thu dọn và rửa bát đĩa.

5. “Phở” không quán nào giống quán nào, thậm chí là không tô nào giống tô nào. Còn cơm thì có khi bao nhiêu năm vẫn thế chỉ có nguội hơn.

6. “Phở’ có thể ăn chung với bạn bè. “Cơm” thì rất ít, phần lớn là ăn chung với… bà nấu cơm.

7. Lúc ăn phở, dễ dàng yêu cầu thêm tý hành, tý bánh hoặc thêm tý ớt cho mặn nồng, thêm cả nước “béo”. Còn cơm có gì trên mâm hãy xơi nấy, yêu sách lôi thôi còn bị mắng hoặc bị gắt gỏng “không ăn thì thôi”. Ai gắt xin tự hiểu.

8. Phở tuy cùng một chỗ nhưng có thể tái, chín, nạm, gân.. tuỳ ta quyết định. Cơm thì do mụ nấu cơm quyết định, đàn ông chỉ có chấp hành.

9. Nếu ăn phở nhiều tới mức độ trở thành khách quen, ta có thể ăn… thiếu. Còn nếu không đưa tiền lương và nộp ,”cơm” sẽ dừng ngay.

10. Bỏ tiệm “phở” này dễ dàng tìm tiệm “phở” khác. Còn bỏ “cơm” thì phức tạp vô cùng.

11. Cuối cùng thì “phở’ lúc nào cũng nhiều nước hơn “Cơm”, dễ húp hơn cơm, cơm muốn có nước thì phải thêm canh, phức tạp.

Cuối tuần thư giãn, chúc các pác sang tuần mới thắng lợi
 
Ông Trần Xuân Giá: 'Tôi rất buồn vì tin đồn bị khởi tố'






Thưa chú " người sinh ra luật doanh nghiệp" , dân chúng tôi tin chú , thế nhưng khổ nổi ngoài dân chúng tôi thì ai nữa tin chú ?


Khổ nổi chúng tôi không có nắm con dấu của bộ máy hiện nay....
Cho nên nghe lời chú mà chúng em mua con Gas cho lắm vào ở giá 39 để rồi im ỉm im im vài tuần nữa lại có tin dang khác , khác 1 chút thôi
thế là con Gas chúng em về luôn 28
lúc đó ai sẽ cứu chúng em đây khi 390 triệu còn 280 triệu hả chú ?

Thôi nhé , chú lo thủ chú , còn chúng em lo thủ chúng em... thời buổi loạn xạ này là thế...
à, mà cho em hỏi .. thế bao giờ nó hết loạn xạ chú ? đến 2016 mới hết nhiệm kỳ ... chúng em còn nuôi con, nuôi gia đình , không dám vì chú mà ngủ ngon được , chú thông cảm ... chú giá à ..

Ông Trần Xuân Giá.
Trước thông tin ông Trần Xuân Giá, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB bị khởi tố, ngày 21-9, PV Tiền Phong gặp và trao đổi với ông. “Tôi buồn vì tin đồn xảy ra ngay sau khi tôi từ nhiệm chức Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB" - Ông Giá nói.


Ông Trần Xuân Giá nói: “Tôi buồn vì tin đồn xảy ra ngay sau khi tôi từ nhiệm chức Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB. Vì tin đồn mà suốt từ sáng đến giờ, mình nhận tới hơn 100 cú điện thoại từ bạn bè, người thân. Thực ra, người đưa thông tin lên báo cũng đã gọi điện và nhắn tin xin lỗi mình và mình có nói là có thể do lỗi nghiệp vụ nên không oán trách gì”.


Nhưng ban đầu khi nghe tin đó, ông cảm thấy thế nào?


Mình rất buồn và không hiểu thông tin từ đâu ra. Bạn thấy đấy, mình vừa đi tập thể dục về và đến giờ mình cũng có nhận được thông tin gì đâu. Nhiều người thân, các con, rồi bạn bè gọi điện hỏi nhưng mình nói không sao cả.


Liên quan đến câu chuyện ở ACB, bản chất là gì vậy, thưa ông?


Hiện, cơ quan chức năng họ đang điều tra nên mình không muốn nói gì. Để khi thích hợp mình sẽ nói. Nói bây giờ sẽ không hay và không phù hợp. Cho đến giờ phút này, khi ACB trở thành nạn nhân là câu chuyện khiến mình day dứt nhất.


Người ta cố ý quên một việc cực kỳ quan trọng là khi Luật Doanh nghiệp ra đời, tạo ra cuộc cách mạng trong phát triển kinh tế-xã hội (mà mình là người có đóng góp hết sức quan trọng, nếu không muốn nói là cha đẻ của bộ luật đó), là người dân có thể làm bất cứ việc gì nếu pháp luật không cấm. Toàn bộ câu chuyện chỉ chốt ở chỗ đó thôi.


Nhưng nhiều người nghi ông liên quan khi ký duyệt khoản tiền 718 tỷ đồng của ACB để ủy thác cho nhân viên ACB gửi vào Ngân hàng Công thương Việt Nam?


Mình chỉ có mỗi việc là Hải (Lý Xuân Hải - nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng ACB - PV) trình, thì cùng với các thành viên thường trực có ký vào. Thực ra, tiền thì đã huy động rồi, đem đi gửi ở ngân hàng khác.


Bạn biết đấy, theo Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành từ 1-1-2011, hoạt động ủy thác đầu tư và nhận ủy thác không hề có quy định và do đó tất cả các ngân hàng đều làm.


Người nào đó chiếm đoạt, hay không chiếm đoạt thì mình cũng không biết, vì không thuộc thẩm quyền của mình. Mãi đến tháng 3-2012, Ngân hàng Nhà nước mới có Thông tư 04 hướng dẫn luật.


Như vậy, từ khi Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực thì không có bất kỳ văn bản nào nói hoạt động ủy thác từ nay dừng để chờ hướng dẫn. Hoàn toàn không có.


Hơn nữa, muốn ra lệnh dừng thì phải có thời gian nhất định để các ngân hàng thu hồi các khoản đã cho vay chứ.


Vậy, việc 19 nhân viên ACB ký hợp đồng với các chi nhánh cụ thể thế nào thưa ông?


Về việc 19 nhân viên ACB ký hợp đồng với các chi nhánh, họ có đóng dấu rất cẩn thận. Sau khi chuyển tiền, coi như phía ACB hết trách nhiệm. Quản lý đồng tiền đó tốt - xấu hay mất là trách nhiệm của bên đi vay. Họ phải chịu trách nhiệm chứ.


Bây giờ họ lại nói cho vay cao hơn lãi suất quy định, thế thì mình xin hỏi, trong hoạt động ngân hàng người đi vay đưa ra mức lãi suất chứ không phải người cho vay. Tiết kiệm ngân hàng đưa ra, người dân đồng ý thì gửi mà không thì thôi, làm sao ép được dân.


Như ông nói thì ACB đã làm ơn nhưng mắc oán?


Mình buồn nhất là khi việc thanh khoản toàn hệ thống quá khó khăn, nếu không có những ngân hàng dư dả tiền như ACB thì nhiều ngân hàng chắc đã sụp đổ lâu lắm rồi.


Bây giờ người làm ơn lại mắc oán. Thực tế, ACB huy động 100 đồng thì cho vay cao nhất là 64 đồng, chứ không phải 80 đồng như được phép. Thậm chí nhiều năm liền, ACB chỉ cho vay có 61 đồng thôi.


Ai cần thì cho vay và khoản tiền đó cỡ ba bốn chục ngàn tỷ đồng chứ có ít đâu. Vì thế, khi Ngân hàng Nhà nước kết luận sai, mình buồn lắm.


Ông có thể cho biết đôi chút tình hình sức khỏe hiện nay?


Sau khi mổ, bây giờ cũng không biết nói sao. Còn tế bào ung thư sót ở đâu đó trong người nữa không, rồi tái phát triển mình cũng không biết nữa. Tá tràng mình đã bị cắt một đoạn và họ đã ghép vào.


Ngày nào mình cũng phải tập thể dục 1-2 tiếng. May cho mình là sau 6 tháng trời chữa hoá chất nhưng không bị rụng tóc, sạm da.


Cảm ơn ông.


Ông Trần Xuân Giá sinh năm 1939 tại Thừa Thiên - Huế, tốt nghiệp cử nhân kinh tế, có bằng Tiến sỹ kinh tế tại Liên Xô cũ. Từ 1966, là giảng viên tại Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.


Từ 1981, ông làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước (hàm thứ trưởng); từ 1989, làm Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng (nay là Văn phòng Chính phủ); từ 1992, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ KH-ĐT); từ 1996, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT.


Từ năm 2003, ông Giá làm Trưởng Ban Nghiên cứu của Thủ tướng về đổi mới chính sách kinh tế - xã hội và hành chính. Sau khi nghỉ hưu, từ tháng 11-2006, ông làm cố vấn HĐQT Ngân hàng ACB, đến tháng 3-2008, làm Chủ tịch HĐQT.



Phong Cầm


HĐQT ngân hàng ACB được trả thù lao 7,6 tỷ đồng


Theo Báo cáo thường niên năm 2011 của ngân hàng ACB, lợi nhuận cả năm của ACB đạt 4.200 tỷ đồng; năm 2012, ACB đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 5.500 tỷ đồng.


Với kết quả kinh doanh tốt, năm 2011, Ban tổng giám đốc (gồm 12 người) được nhận thù lao là 17 tỷ đồng. Thù lao trả cho Hội đồng quản trị gồm 13 thành viên (trong đó có ông Trần Xuân Gía) là 7,6 tỷ đồng, Ban kiểm soát là 3,24 tỷ đồng.


l Ngày 21-9, Cty TNHH Chứng khoán Á Châu (ACBS) thông báo, ông Lê Vũ Kỳ sẽ thôi chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Cty từ ngày 21-9.


Sau khi ông Kỳ có đơn từ nhiệm vị trí Phó chủ tịch HĐQT của ACB, chức danh này cũng bị miễn nhiệm. Ông Bùi Tấn Tài sẽ thay thế vị trí này. Công ty chứng khoán ACBS là công ty con của ACB.


Giá cổ phiếu EIB và ACB đều tăng


Hà Nội (TP) - Ngày 21-9, thanh khoản trên cả hai sàn chứng khoán bất ngờ tăng mạnh, do một số mã được giao dịch với khối lượng lớn. Chốt phiên, VN-Index tăng 6,20 điểm (1,59%) lên mức 395,48 điểm.


Tổng khối lượng giao dịch đạt 101,29 triệu đơn vị, tương đương 1.795,260 tỷ đồng. Chỉ số HNX-Index tăng nhẹ 1,29 điểm, chốt phiên ở mức 56,71 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 24,427 triệu đơn vị, trị giá 192,51 tỷ đồng.


Trong phiên giao dịch cuối tuần, nhóm cổ phiếu ngân hàng đều tăng hoặc đứng giá, giao dịch với khối lượng lớn.
Cụ thể, mã EIB tăng 600 đồng/CP lên 13.900 đồng/CP, khối lượng khớp lệnh trên 2 triệu đơn vị. Cổ phiếu ACB tăng trần lên mức 16.400 đồng/CP, khối lượng khớp lệnh đạt 2,2 triệu đơn vị.
 
Thưa chú " người sinh ra luật doanh nghiệp" , dân chúng tôi tin chú , thế nhưng khổ nổi ngoài dân chúng tôi thì ai nữa tin chú ?



Khổ nổi chúng tôi không có nắm con dấu của bộ máy hiện nay....
Cho nên nghe lời chú mà chúng em mua con Gas cho lắm vào ở giá 39 để rồi im ỉm im im vài tuần nữa lại có tin dang khác , khác 1 chút thôi
thế là con Gas chúng em về luôn 28
lúc đó ai sẽ cứu chúng em đây khi 390 triệu còn 280 triệu hả chú ?

Thôi nhé , chú lo thủ chú , còn chúng em lo thủ chúng em... thời buổi loạn xạ này là thế...
à, mà cho em hỏi .. thế bao giờ nó hết loạn xạ chú ? đến 2016 mới hết nhiệm kỳ ... chúng em còn nuôi con, nuôi gia đình , không dám vì chú mà ngủ ngon được , chú thông cảm ... chú giá à ..
 
Doanh nghiệp thép mua cổ phiếu của bầu Kiên là Hòa Phát ?

Trong 6 tháng đầu năm 2012, HPG tiếp tục mua thêm 10% cổ phần của Thép Hòa Phát, làm tăng tỷ lệ nắm giữ lên 95%. Theo báo cáo tài chính, trong 6 tháng đầu năm của HPG, công ty đã dùng số tiền 264 tỷ đồng để mua cổ phiếu. Do đó, theo SSI Research, nhiều khả năng 10% cổ phần trên đã được HPG mua từ một trong các công ty do ông Kiên sở hữu.

Link: http://vinacorp.vn/news/hoa-phat-din...kien/ct-533557

bác Long HPG là bạn chí thân của Kiên bạc mà cũng bị lão lừa như vậy ...

đời thật không biết đâu mà lần.
 
Doanh nghiệp thép mua cổ phiếu của bầu Kiên là Hòa Phát ?

Trong 6 tháng đầu năm 2012, HPG tiếp tục mua thêm 10% cổ phần của Thép Hòa Phát, làm tăng tỷ lệ nắm giữ lên 95%. Theo báo cáo tài chính, trong 6 tháng đầu năm của HPG, công ty đã dùng số tiền 264 tỷ đồng để mua cổ phiếu. Do đó, theo SSI Research, nhiều khả năng 10% cổ phần trên đã được HPG mua từ một trong các công ty do ông Kiên sở hữu.

Link: http://vinacorp.vn/news/hoa-phat-din...kien/ct-533557

bác Long HPG là bạn chí thân của Kiên bạc mà cũng bị lão lừa như vậy ...

đời thật không biết đâu mà lần.


ĐẤY , NÓ LẠI LIÊN QUAN ĐẾN NHAU ĐẤY .... NHÀO VÀO MÀ MUA ...
 
Bộ quốc phòng Mỹ ủy thác cho Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc Tế (CSIS), CSIS kết luận với khuyến cáo Hoa Kỳ cần chuẩn bị cho một cuộc xung đột tiềm tàng với Trung Quốc. Ủy ban Vũ trang Hạ viện Mỹ mời CSIS ra điều trần. Bản báo cáo nhấn mạnh Hoa Kỳ và các đồng minh và đối tác hiện đang phải đối mặt, chính là việc sức mạnh và ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc.

Báo cáo khuyến cáo cần lập căn cứ thường trực cho một phi đội máy bay ném bom tại Guam cũng như xúc tiến các máy bay do thám có người lái và không người lái tại khu vực. Hơn nữa, bản báo cáo còn khuyến nghị việc Mỹ tăng cường hiện diện quân đội tại đây, bao gồm cả việc đồn trú thêm 2.500 lính thủy đánh bộ tại Australia.

Kết quá nghiên cứu có tính lý thuyết, quan niệm chiến lược hẵn những nhà làm chánh sách chánh trị, quân sự Mỹ đã có từ lâu, bây giờ mới cho công chúng biết khi mà việc chuyển trục quân sự Mỹ sang Thái Bình Dương Mỹ đã làm gần xong rồi. Mục tiêu không nói ra nhưng ai cũng phải thấy Mỹ bao vây TC chẳng những trên phươg diện quân sự mà trên kinh tế nữa.

Ý thức hệ cho quân nhân, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Panetta trong một buổi lễ long trọng 1099 sĩ quan hải quân tốt nghiệp ra trường Học Viện Hải Quân ở thành phố Annapolis, tiểu bang Maryland, tuyên bố trong bài diễn văn rằng,“Quân đội của TQ đang bành trướng và hiện đại hóa. Chúng ta phải đề cao cảnh giác. Chúng ta phải mạnh. Chúng ta phải sẵn sàng đối phó với mọi thách thức."

Và sau đó tại diễn đàn thường niên về an ninh Châu Á, còn gọi là Đối thoại Shangri-La ở Singapore Tổng Trưởng Quốc Phòng Mỹ tuyên bố “từ nay cho đến 2020, hải quân sẽ tái phối trí lực lượng từ tỷ lệ khỏang 50%-50% hiện thời giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương sang 60%-40% ưu tiên cho Thái Bình Dương – kể cả sáu hàng không mẫu hạm cũng như đa số tàu chiến và tàu lặn của chúng tôi.”

Ít ai ngờ, trong chuyền công du đầu tiên sang VN, từ hội nghị Shangri-La ở Singapore TT /QP Mỹ đến thăm Vịnh Cam Ranh. Đó là một căn cứ hải quân trọng yếu trong thời Chiến Tranh VN, không phải cho quân lực Mỹ ở VN mà cho tòan vùng Đông Nam Á của Mỹ.

Tháng Tư năm 2012, Bộ Quốc Phòng Mỹ lập một cơ quan tình báo mới chuyên trách chánh yếu về Trung Cộng. Đó là cơ quan tình báo mật của quân đội Mỹ (Defense clandestine service, DCS). Cơ quan này kết hợp làm việc với CIA với nhiệm vụ như gián điệp.

Bộ Quốc Phòng và Tổng Tham Mưu Mỹ cũng đã tái phối trí Thủy Quân Lục Chiến ở Á châu để đáp ứng nhu cầu chiến lược, chiến thuật mới, mà mục tiêu là tấn công và phòng ngự TC. Điều 9000 Thủy Quân Lục Chiến từ Okinawa qua Guam 5000 người, qua Úc 2500 người và qua Hawai khỏang vài ngàn để làm lực lượng tiếp ứng, giữ lại tại Okinawa 10 000 người .

Mỗi nơi phụ trách một vùng chiến thuật ở Á châu Thái bình dương, xung quanh TC. Các đơn vị Thủy quân lục chiến đồn trú tại Okinawa sẽ phụ trách khu vực bán đảo Triều Tiên và biển Hoa Đông; lực lượng ở Guam, vùng Tây Thái Bình Dương;lực lượng ở Darwin, miền Bắc Úc khu vực Biển Đông và Ấn Độ Dương và Thủy quân lục chiến đặt ở Hawaii, trừ bị,tiếp ứng.

Trước khi điều động thủy quân lục chiến ở Okinawa, Mỹ có 11 hàng không mẫu hạm, Bộ Quốc phòng và Tổng Tham mưu đã điều về vùng Á châu Thái bình dương 6 chiếc, đa số được dùng vào lực lượng tấn công. Và Bộ Trưởng QP Mỹ có tuyên bố sau đó tại hội nghị Shangri- la.

Mỹ cũng đã được sự đồng ý của Úc cho phép hàng không mẫu hạm, các tàu lặn nguyên tử Mỹ ghé thành phố Perth phía tây của Úc để tiếp tế, nghỉ ngơi, như một căn cứ an tòan hải ngọai của Mỹ.

Úc cũng đồng ý cho Mỹ sữ dụng quần đảo Cocos, một nhóm đảo san hô của Úc nằm trong Ấn Độ Dương và ở phía tây bắc của Australia, làm nơi xuất phát cho các máy bay dọ thám không người lái của Mỹ. Theo tin của AFP, quần đảo Cocos của Úc sẽ thay thế cho căn cứ Diego Garcia của Mỹ tại Ấn Độ Dương. Chính Đại sứ Mỹ tại Úc Jeffrey Bleich nhận định là từ căn cứ Darwin ở miền Bắc nước Úc, có thể đi thẳng ra Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Biển Đông Timor và tất cả các tuyến đường thương mại xung quanh. Điều này tạo một lợi thế mạnh và lớn cho Mỹ trên Thái bình Dương. Mỹ có thể dễ dàng tung quân ra xa một cách nhanh chóng.

Mỹ bao vây kinh tế TC. Tổ chức do Mỹ chủ động danh xưng là Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương tên tiềng Anh là Trans-Pacific Partnership, TPP họp lần thứ 13 ở San Diego, thành phố cảng quân sự Á châu của Mỹ, đạt nhiều “tiến bộ quan trọng' trong các lãnh vực quan yếu: quan thuế, các dịch vụ xuyên biên giới, viễn thông, và chi tiêu của chính phủ. Kỳ họp tới Nhựt chắn chắn gia nhập và Canada cùng Mexico dư định tham gia. Bên cạnh Hoa Kỳ, nhóm Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương bây giờ gồm có: Úc, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.
 
Giữa lúc thế giới đang theo dõi cuộc đối đầu căng thẳng giữa Nhật và Trung Quốc, và vai trò của Mỹ trong cuộc đối đầu này, thì tin mới nhất cho biết là hai bên (Trung Quốc và Nhật) đã quay chiều sang hướng khác: Cả hai bên bắt đầu giảm thiểu sự đối đầu căng thẳng, triệt thoái các tàu bè ra khỏi quần đảo điếu ngư.

Như các phân tích gia đã nói nếu cuộc xung đột diễn ra, thật khó thể nào giới hạn cuộc đụng độ chỉ xảy ra tại vùng tranh chấp mà thôi, mà có thể lan rộng ra nhiều, và chắc chắn sẽ lôi cả Mỹ, đồng minh bảo hộ an ninh cho Nhật, vào cuộc, đối đầu với Trung Quốc.

[Tàu Nhật Bản và Trung Quốc so kè tại vùng biển gần đảo tranh chấp. Photo courtesy: AP]

Tàu Nhật Bản và Trung Quốc so kè tại vùng biển gần đảo tranh chấp. Photo courtesy: AP

Điều khiến Trung Cộng phải sợ là khi Mỹ tuyên bố, qua thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ là ông Kurt Campbell, là quần đảo Điếu Ngư “rõ ràng” nằm trong hiệp ước 1960 mà hiệp ước này buộc Mỹ phải giúp Nhật Bản khi Nhật bản bị tấn công.

Chuyên viên Sun Yun về chính sách an ninh Trung Quốc tại Trung tâm Stimson có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn nhận định: “Tôi thật sự không nghĩ là hai bên có ý định đánh nhau vì những hòn đảo này trong thời điểm này.”

Đây là thời điểm mà Nhật đang chuẩn bị bầu cử và Trung Cộng thì đang lo chuyện chuyển quyền.

Cùng lúc đó, các phân tích gia cho rằng nếu thật sự hai bên đánh nhau thì chưa biết bên nào sẽ thắng. Trung Cộng thì đang xây dựng lực lượng hải quân hùng hậu, nhưng Nhật tuy chỉ là lực lượng phòng vệ, nhưng lực lượng phòng vệ biển (từ tàu ngầm, vũ khí, tàu nổi) cũng không hề yếu thế.

Tuy Trung Cộng có nhiều tàu chiến hiện đại, nhưng vẫn còn giai đoạn phôi thai thiếu kinh nghiệm. Nếu chỉ dừng thuần tuý ở con số, thì hải quân Trung Cộng hiện chỉ đứng sau Mỹ với 80 tàu chiến cỡ lớn (major warships), 53 tàu ngầm, 50 tàu đổ bộ và 86 tàu mang hỏa tiển tấn công.

Trong lúc đó, Lực Lượng Phòng Vệ Biển Nhật Bản có khoảng 48 chiếc tàu chiến cỡ lớn, 16 tiềm thủy đỉnh nhưng đó là một lực lượng đáng sợ so với các cường quốc hải quân khác, kể cả Anh và Pháp.

Một số tàu chiến của Nhật Bản còn được trang bị bằng hệ thống chiến đấu Aegis tối tân của Mỹ, có thể tổng hợp dữ liệu từ máy điện toán, radars, những tin tức từ những tàu chiến khác, vệ tinh và không quân, để từ đó theo dõi nhiều mục tiêu khác nhau để hướng dẫn hoả tiển tấn công hiệu quả và chính xác.

Hệ thống tiềm thủy đỉnh của Nhật được xem là tân tiến nhất thế giới và xuất quỹ nhập thần nhất, ẩn hiện thật khó lường.

Nếu lực lượng hải quân Trung Quốc còn thiếu kinh nghiệm, thì lực lượng phòng vệ biển của Nhật được huấn luyện chuyên môn cao qua nhiều thập niên tập trận và thao dượt với hải quân Mỹ với mục tiêu bảo vệ lãnh hải và hải trình, kể cả chiến tranh tiềm thủy đỉnh.

Chưa kể nếu cuộc chiến xảy ra, hai bên có thể huy động không quân vào cuộc.

Về tấn công bằng hoả tiển thì là một chuyện phức tạp khác. Trung Cộng có thể huy động 1,200 hỏa tiển liên lục địa mà lâu nay nhắm vào Đài Loan để tấn công các lực lượng và căn cứ quân sự Nhật bản.

Và nếu điều này xảy ra, thì Mỹ sẽ chắc chắn đứng về phía Nhật.

Ông Ross Babbage, một phân tích gia về an ninh và là một cựu viên chức cao cấp về an ninh Úc nhận xét: “Tôi không nghĩ là Mỹ sẽ đứng ngoài cuộc. Và nếu thế thì đó là một cuộc đại khủng hoảng trên thế giới và tôi không nghĩ sẽ xảy ra. Và tôi cũng không nghĩ bất cứ bên nào thật sự muốn điều này xảy ra.”

Và chuyện hai bên “quay sang hướng khác”, xả xì căng thẳng như hiện nay cũng là điều dễ hiểu.
 
Theo báo Lao Ðộng, “phong trào” đưa các “hiệp sĩ” không một tấc sắt trong tay trực tiếp đối đầu với kẻ cướp là một điều “chẳng lành.” Báo này còn mạnh mẽ chỉ trích lực lượng công an để nạn cướp giật tràn lan là “chưa hoàn thành nhiệm vụ,” vô tình biến người dân thành những nạn nhân tội nghiệp.

Mới đây là vụ kẻ cướp dùng dao đâm chết một nam sinh viên vừa tốt nghiệp trường đại học tên Hoàng Ngọc Tri đang cố đuổi theo để giành lại chiếc laptop của mình. Tại tỉnh Hưng Yên trước đó, hai kẻ cướp tiệm vàng đã dùng dao đâm chết một người rượt đuổi và làm hai người khác bị thương.

Cũng theo báo Lao Ðộng, “Không nên kêu gọi mọi người cùng tham gia bắt cướp và thà để mất một tài sản và để sổng một tên cướp hơn là đánh đổi một mạng người vô tội.”

Trong khi đó, báo Người Lao Ðộng cho hay, công an huyện Long Thành, tỉnh Ðồng Nai đã cử đại diện đến tỉnh Bình Dương tìm hiểu mô hình hoạt động của các “hiệp sĩ” và kinh nghiệm “phong trào nhân dân tay không bắt cướp.”

Còn tại Sài Gòn, người ta cho chiếu những đoạn phim ngắn của những người ngồi cùng “hiệp sĩ” “can trường” rượt đuổi kẻ cướp. Có hiệp sĩ bị cướp đánh trả đến nỗi trọng thương phải nhập viện cứu cấp. Không hiểu vì lý do gì mà các “hiệp sĩ” vẫn không sợ chết, vẫn chấp nhận việc đối đầu với những kẻ cướp có súng, có dao.

Mới đây, chiều ngày 30 tháng 7, nhóm “hiệp sĩ” Sài Gòn rượt bắt được hai thanh niên giật dây chuyền của một phụ nữ trên đường phố Tân Bình. Có lẽ ngoài số cán bộ chính quyền Việt Nam vui mừng, hí hửng, không người dân nào có cảm giác yên ổn khi nhìn thấy cảnh những người dân “tay không bắt cướp” trên đường phố.
 
“...Trong bài phát biểu ra mắt cương vị chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do Đức (FDP) ở Rostock trung tuần tháng 5/2011, chính trị gia người Đức gốc Việt Philipp Rưsler đã so sánh hệ lụy khi người ta hạn chế tự do từng chút một với một câu chuyện ngụ ngôn về con ếch. Nếu ném con ếch vào nồi nước nóng nó sẽ phản xạ tức thì, nhảy ra khỏi nồi ngay. Nhưng nếu ném nó vào nồi nước lạnh rồi đun nóng dần thì nó sẽ nằm yên cho đến khi bị luộc chín. Hạn chế quyền tự do từng chút một rốt cuộc sẽ dẫn tới kết cục như vậy, bởi xã hội dần dần bị mất khả năng đề kháng...”(hết trích)
 
Vài hôm trước khi thị trường tăng, GAS giảm.

Hôm nay thấy GAS giao dịch khối lượng đột biến.

Dự bắt đáy 37-38.

Chốt 43-45


Hôm nay TÂY bán ròng 256k các bác nhé. khả năng về 30 đó.
 
Lạm phát tăng mạnh trở lại tại Việt Nam trong tháng Chín

Lần đầu tiên từ 12 tháng nay, lạm phát lại tăng cao trở lại ở Việt Nam, đạt tỷ lệ thường niên là 6,48%. Theo số liệu sơ bộ chính thức được Tổng cục Thống kê công bố hôm nay, 24/09/2012, chỉ số giá cả tiêu dùng CPI trong tháng 9 đã bất ngờ tăng mạnh 2,2% so với tháng 8. Sự kiện này đặc biệt gây lo ngại trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang trải qua một giai đoạn khó khăn.

Phải nói là trong tháng Tám vừa qua, lạm phát đã được hạ xuống mức 5,04% tính theo nhịp độ hàng năm, tỷ lệ thấp nhất trong ba năm gần đây. Điều đó được xem là kết quả của các biện pháp do chính phủ thực hiện vào đầu năm 2011 để chống tình trạng lạm phát tăng vọt, đã vượt mức 20% và đạt đỉnh 23% vào tháng 8 năm 2011.

Tuy nhiên, các biện pháp thắt lưng buộc bụng, trong đó có việc xiết chặt tín dụng, đã làm cho tăng trưởng Việt Nam suy giảm mạnh ( đạt 4,38% chỉ trong nửa đầu năm nay). Trong tình hình đó, chính quyền Việt Nam đã đảo ngược chính sách, giảm lãi suất tất cả là năm lần từ đầu năm 2012 này, với hy vọng thúc đẩy trở lại guồng máy kinh tế.

Theo hãng tin Pháp AFP, kinh tế gia Việt Nam Vũ Đình Ánh cho rằng : « Lạm phát có thể trở thành một vấn đề kinh tế vĩ mô trong những tháng tới », nhất là khi tốc độ gia tăng của giá cả trong tháng Chín so với tháng Tám quá mạnh.

Theo số liệu chi tiết, mức tăng dữ dội nhất liên quan đến nhóm thuốc và dịch vụ y tế (17,02%), riêng dịch vụ y tế tăng 23,87%. Kế đến, chỉ số giá cả ở nhóm giáo dục cũng tăng tới 10,54%.

Chính phủ Việt Nam từng dự trù kềm giữ lạm phát trong năm 2012 ở mức dưới 10%, và đưa tăng trưởng lên mức từ 6% đến 6,5%.
 
Chính phủ Cuba đã đồng ý cho các hợp tác xã thêm quyền tự do bán sản phẩm thặng dư và mua nguyên vật liệu để tăng sản lượng nông nghiệp, theo nhật báo Granma.

Chính phủ đã chấp thuận nhiều biện pháp hỗ trợ các hợp tác xã nông nghiệp, vốn đã thua lỗ nhiều triệu đôla các năm gần đây.

Các biện pháp mới sẽ có hiệu lực tức khắc, cho các hợp tcá xã bán sản phẩm hay dịch vụ trực tiếp tới người tiêu thụ, sau khi họ hoàn tất hợp đồng đã có với các công ty quốc doanh.

Họ cũng được phép mua trực tiếp từ các nơi cung cấp mà không cần quy một cơ quan nhà nước, theo báo Granma.

Các hợp tác xã thành lập năm 1993 để giúp tăng sản lượng nông nghiệp, và chíếm 28% đất khả canh của Cuba. Trong năm 2010, có 15% trong 2,000 hợp tác xã báo cáo thua lỗ.

Chính phủ Cuba đã xài 2 tỷ đôla/năm để nhập cảng 70% thực phẩm cần để tiêu thụ nội địa.
 
Tăng lương để... phòng chống tham nhũng?

Tăng lương cho những người có điều kiện tham nhũng (người có chức quyền) liệu có giải quyết được vấn nạn này không? Tăng lương rồi mà vẫn tham nhũng, thì làm gì nữa? Chả lẽ lại...tăng lương tiếp?

Tư duy logic hình thức?
Ai tham nhũng? Người có chức quyền. Vì sao họ tham nhũng? Lương thấp, lương không thực chất.
Và vì thế phải tăng lương cho họ. Tăng thu nhập cho họ ở mức khá. Để phòng chống tham nhũng.
Về hình thức, tư duy này có vẻ hợp logic: Quan chức thu nhập thấp, dễ tham nhũng. Lương bổng khá hơn, sẽ bớt tham nhũng đi. Nhưng thực chất có phải vậy không?
Tổng kết 5 năm thực hiện Pháp lệnh Phòng chống tham nhũng, chắc thấy nổi lên vấn đề chống tham nhũng chưa có hiệu quả, nên giải pháp sẽ là tăng lương cho người có chức quyền.
Nhìn vào bảng lương mà Chính phủ trả cho "người làm thuê" cho nhân dân (viên chức, công chức) thì thấy lương cho người có chức quyền không thấp (so với mặt bằng chung của xã hội).
Chưa kể, lương và thu nhập là hai khái niệm khác nhau. Thế nhưng tham nhũng vẫn cứ càng lúc càng tăng. Tham nhũng đã thành "quốc nạn". Tham nhũng đã được gọi là giặc.
Vậy thì tăng lương cho những người có điều kiện tham nhũng (người có chức quyền) liệu có giải quyết được vấn nạn này không? Tăng lương rồi mà vẫn tham nhũng, thì làm gì nữa? Chả lẽ lại...tăng lương tiếp?
Trị chứng, không trị căn nguyên
Rõ ràng, giải pháp này (tăng lương), phác đồ điều trị chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng. Không thể chữa khỏi bệnh. Bệnh tham nhũng nằm ở những nguyên nhân khác.
Tham nhũng vốn là thuộc tính con người. Cơ chế quản lý vận hành càng có nhiều sơ hở, khiếm khuyết, tham nhũng càng có cơ "chui sâu, leo cao".
Vậy thì phải làm sao? Kinh nghiệm phòng chống tham nhũng từ nhiều quốc gia phát triển, từ nhiều quốc gia láng giềng cũng đã cho ta nhiều giải pháp tốt. Vấn đề là chúng ta có làm không, có dám làm đến nơi đến chốn không. Hay chỉ "đánh trống bỏ dùi", chỉ "đánh rắn giữa khúc"...
Đây là một cuộc chiến không kém cam go. Chẳng thế chúng ta đã dùng chữ "giặc nội xâm". Tham nhũng hiện nay tràn lan, khắp mọi nơi. Đâu phải chỉ là người có chức quyền nắm giữ trọng trách, mới tham nhũng, mà một nhân viên bảo vệ, một nhân viên cảnh sát...vẫn có thể tham nhũng.
Vậy thì giải quyết ra sao?
Người viết bài thiển nghĩ, nếu ngay tháng sau, Chính phủ tăng lương khởi điểm cho y tá 5 triệu đồng/ tháng, cho nhân viên cảnh sát giao thông, cảnh sát phường 10 triệu đồng/ tháng, và tất cả đều tăng, thì tham nhũng vẫn cứ là bài ca với điệp khúc "cho ta trèo hái mỗi ngày"
Giải pháp của mọi giải pháp là công khai minh bạch, phải cho dân biết, dân bàn...phải dân chủ.
Phòng chống tham nhũng cần những giải pháp khác. Mà trước hết rất cần một biện pháp mạnh đối với những người nắm trọng trách, có nguy cơ tham nhũng hơn nhiều người khác.
Quan trọng hơn phải làm sao có cơ chế kiểm soát tốt những người có chức quyền, hạn chế quyền lực lâu nay khá vô biên của họ.
Đừng để tồn tại hiện tượng phổ biến là cấp dưới luôn luôn phải chấp hành cấp trên, ngay cả khi nhận thấy cấp trên sai, để bao chuyện đau lòng như đi tù thay, hoặc cùng đi tù với họ.
Cuối cùng, để làm tốt mọi việc trong đó có phòng chống tham nhũng, để một Việt Nam phát triển tốt sau 2020 thì giải pháp của mọi giải pháp là công khai minh bạch, phải cho dân biết, dân bàn..., phải dân chủ.
Vì thế, tăng lương cho người có chức quyền không phải là biện pháp căn bản giải quyết nạn tham nhũng. Mà thậm chí có khi lại tạo ra bất công mới, ở góc độ lao động và đãi ngộ.
 
Back
Top