Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

xếp loại A (mức cao nhất về năng lực cạnh tranh) có 9 ngân hàng, trong đó có 3 ngân hàng vốn nhà nước là Ngân hàng TMCP Công Thương (Vietinbank), Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). 6 ngân hàng cổ phần được xếp loại A là Ngân hàng TMCP Kỹ thương (Techcombank), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank), Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) và Ngân hàng TMCP Quân đội (MB).
 
Cá nhân em nhiệt liệt hưởng ứng việc xây bảo tàng hơn 11,000 tỷ của Việt nam.
Phải có những bảo tàng to như thế thì chúng ta mới chứa đựng được những hiện vật to lớn, ví như dùng bảo tàng để trưng bày 2 sở giao dịch chứng khoán cùng hàng trăm ngàn tấn giấy lộn mà một thời chúng ta gọi đó là cổ phiếu.
Có bảo tàng đó thì con cháu chúng ta mai này mới biết được cha ông chúng đã mua bán giấy lộn như thế nào.
Khú khú!
 
Ngân hàng nào đang "dính" hàng chục nghìn tỷ tại Cavico?
Thứ Hai, 10/09/2012, 20:05RSSGửi emailIn tin

TIN LIÊN QUAN
18:05 Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh giá xăng từ 6... 09-09 Xăng dầu xa xỉ, biệt thự triệu đô hàng bình... 05-09 Bộ Tài chính: thuế, phí ở Việt Nam thuộc... Hoạt động trong lĩnh vực cần vốn lớn, nhiều công ty con thuộc Công ty CP Xây dựng và Đầu tư Cavico Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn vì nợ nần.
"Họ hàng" Cavico liên tiếp gặp khó khăn
Công ty CP Xây dựng và Đầu tư Cavico Việt Nam là một công ty xây dựng có quy mô khá đồ sộ, với hàng chục các công ty con như Cavico Nhân lực và Dịch vụ, Cavico Khai thác mỏ và Xây dựng, Cavico Khoáng sản và Công nghiệp…và nhiều công ty xây lắp khác như Cavico Giao thông, Cavico Điện lực và Tài nguyên, …

Từ khoảng năm 2000 đến năm 2009, Cavico có tốc độ phát triển khá nhanh. Dấu ấn đáng nhớ nhất của Cavico đối với thị trường tài chính Việt và quốc tế là việc thực hiện niêm yết cổ phiếu với mã CVCP trên thị trường chứng khoán Mỹ (tháng 5/2006). Cùng với đó là một số công ty con của Cavio cũng chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt.

Đoạn cuối của những cao trào trên con đường phát triển của Cavico là sự kiện Cavico được chấp thuận niêm yết cổ phiếu tại sàn giao dịch chứng khoán NASDAQ với mã chứng khoán CAVO.

Không chỉ vậy Cavico cũng có mặt ở nhiều dự án lớn như Dự án Thủy điện Sông Giang 2 (Nha Trang), Thủ điện Hủa Na (Nghệ an), dự án thủy điện Thượng Kon Tum, và triển khai nhiều dự án khác thuộc các tỉnh như Sơn La, Lâm Đồng, Hà Tĩnh. Cavico cũng sớm có mặt đầu tư lĩnh vực khai khoáng, thăm dò tìm kiếm quặng tại Lào.

Lĩnh vực hoạt động của Cavico khá rộng gồm: công nghiệp, hạ tầng cơ sở, giao thông, thủy điện; công nghiệp vật liệu xây dựng, du lịch, dự án khu đô thị…

Tuy nhiên, việc bước ra biển lớn của Cavico quả thực đã vượt quá sức vóc của chính mình. Cuối cùng, cổ phiếu của Cavico đã bị Nasdaq hủy niêm yết từ 6/7/2011.

Những thời gian sau đó, Cavico liên tiếp gặp nhiều khó khăn, nợ nần chồng chất. Hồi cuối năm 2011, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phải khởi kiện 3 đơn vị thuộc Cavico ra tòa do nợ bảo hiểm gồm Công ty CP CAVICO điện lực &tài nguyên (nợ số tiền 2,53 tỷ đồng) ; Công ty CP CAVICO giao thông (nợ 2,1 tỷ đồn)g; Công ty CP CAVICO khoáng sản và công nghiệp (nợ 319 triệu đồng).

Đã có công ty con của Cavico biến mất khỏi thị trường chứng khoán khi bị HNX hủy niêm yết mã MCV (MCV (Công ty CP Cavico Khai thác mỏ và xây dựng) hồi tháng 5/2012. Sự chia tay trong im lặng này đã khiến Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước mới đây (7/9/2012) phải phải nhắc nhở, yêu cầu Công ty CP Cavico Khai thác mỏ và xây dựng phải có nghĩa vụ công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

Ngân hàng nào đang dính hàng trăm nghìn tỷ nợ tại Cavico?

Chỉ “soi” một vài trong số hàng chục công ty con của Cavico đã thấy tổng số nợ tại các ngân hàng đã lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng.

Tại công ty CP Cavico Xây dựng Nhân lực và Dịch vu, các khoản vay trong năm 2011 tăng nhanh hơn so với năm trước đó. Phần lớn những khoản nợ trong năm 2011 có mức lãi suất thấp nhất là 7,5% và cao nhất là 22,4%/năm và thời gian trả nợ đến năm 2012, 2014.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011 của Công ty CP Xây dựng Nhân lực và Dịch vụ, khoản vay và nợ tính đến 30/12/2011 khoảng hơn 53.000 tỷ đồng.

Trong đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (chi nhánh Hoàng Quốc Việt) (kỳ hạn 6 tháng. Thời hạn trả nợ: 6 tháng cho 1 lần nhận nợ) bảo lãnh cho vay tới hơn 26.000 tỷ đồng với lãi suất từ 7,5%, 17%-19%/năm.

Hai khoản vay khác khoảng hơn 11.000 tỷ đồng và hơn 3.580 tỷ đồng, Cavico Xây dựng Nhân lực và Dịch vụ phải trả cho Agribank (chi nhánh Long Biên) vào ngày 1/5/2012 và ngày 18/6/2012, với lãi suất 19,5% và 20,5%/năm.

Các khoản vay dài hạn khác, Công ty này đang nợ ngân hàng Agribank (chi nhánh Long Biên), khoảng 1.432 tỷ đồng lãi suất 19,5%, hạn phải trả là ngày 1/5/2015; Vay ngân hàng Á Châu 2 khoản lên tới hơn 2.000 tỷ đồng với lãi suất 22,4%/năm, và hạn phải trả là ngày 12/7/2014….

Một số cá nhân và các ngân hàng khác cũng cho Công ty Cavico Xây dựng Nhân lực và Dịch vụ vay với con số ít hơn, khoảng vài trăm tỷ đồng.

Trong năm 2012, con số vay và nợ của công ty này tiếp tục tăng lên khoảng hơn 70.000 tỷ đồng. Trong đó, vay chủ yếu vẫn là Agribank , ACB và một số cá nhân, ngân hàng khác.

Tại công ty CP Cavico Khoáng sản & Công nghiệp,theo báo cáo tài chính quý II/2012, nợ phải trả (bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) lên tới hơn 98.000 tỷ đồng.

Một số ngân hàng cho Cavico Khoáng sản & Công nghiệp vay ngắn hạn với tổng tiền tính đến 30/6/2012 là 55.000 tỷ đồng. Trong đó Agribank cho vay nhiều nhất khoảng 30.277 tỷ đồng, Ngân hàng Công Thương VN cho vay khoảng hơn 7.400 tỷ đồng, Ngân hàng Viecombank cho vay 4.700 tỷ đồng.

Ngân hàng BIDV (chi nhánh Tây Hồ), chỉ “dính” tí ti, khoảng hơn 800 tỷ đồng so với con số hàng nghìn tỷ của các ngân hàng khác.

Với các khoản vay dài và nợ dài hạn, Cavico Khoáng sản & Công nghiệp đang vay khoảng hơn 17.000 tỷ đồng, trong đó riêng Agribank (chi nhánh Hoàng Quốc Việt) đã cho vay hơn 12.000 tỷ đồng.

Tại Công ty CP Cavico Khai thác Mỏ và Xây dựng cũng đang vay dài hạn tại một số ngân hàng với số tiền lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng, trong đó có Ngân hàng Agribank, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam…
 
Ngày nảy ngày nay, ở đất nước nọ có một vị quan, làm to lắm... nên có một cô con gái rất xinh đẹp mà không biết gả cho ai để xứng đôi vừa lứa.

Một hôm, xuất hiện hai chàng tuấn kiệt đến xin cầu hôn tiểu thư nhà vị quan nọ. Một chàng tên Kim Tinh, một chàng tên Thổ Tinh. Kim Tinh xuất thân từ châu Âu xa xôi, con nhà đại tỷ phú, một bước lên xe (hơi), bước xuống... cũng xe (hơi). Bên cạnh đó, chàng còn có tài "design" xe rất giỏi, sản xuất cực nhanh, luôn cho ra đời những dòng xe mới.

Thổ Tinh thì lại thao túng mặt đất, chặn nước ngăn sông làm thủy điện, đào mỏ khai thác than, khoan dầu chế xăng, nhớt. Vị quan kia thấy hai chàng thật xứng với con gái mình, nhưng ko biết chọn ai, bèn ra một điều kiện:

- Ngay ngày hôm sau, ai mang đến "Mẹc 4 thì, Li (Limozin) 6 cửa, Jaguar 8 xilanh", thì sẽ được lấy tiểu thư làm vợ.

Sáng sớm hôm sau, Kim Tinh mang đầy đủ lễ vật đến trước và rước nàng tiên trong mộng về nước, đã thế còn được phép mang bán xe cũ vào đất của quan nọ bán.

Thổ Tinh đến sau, mất người đẹp, lòng căm tức lắm nên nuôi hận. Từ đó hàng năm, giá điện, giá xăng dầu, chất đốt cứ tăng vòn vọt, khiến muôn dân lầm than, trăm họ cơ cực!
 
hôm nay công ty hạ tầng bất động sản SG - SII lên sàn với gía 12500 / cp .SII có vốn điều lệ 400 tỷ và 3 công ty con là công ty EVIRO và công ty xây dựng cầu đường bình triệu , công ty phát triển xây dựng Ninh Thuận . 2012 kế hoạch lợi nhuận 86465 tỷ và trả cổ tức 20%.
 
Chứng khoán Phương Nam bất ngờ đã bán 2 triệu cổ phiếu Sacombank





Dù UBCKNN/ HoSE chưa có thông tin liên quan đến việc CK Phương Nam (đơn vị liên quan ông Trầm Khải Hoà) đăng ký bán nhưng website STB hôm nay đăng tải bản ĐK và KQKD 2 triệu CP STB.
Cuối giờ chiều ngày 11/9/2012, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (STB) đăng tải trên website của ngân hàng thông tin về kết quả giao dịch cổ phiếu STB của Công ty cổ phần chứng khoán Phương Nam (PNS).
Thông báo thứ nhất là bản đăng ký giao dịch cổ phiếu STB của Chứng khoán Phương Nam. Thông báo này do Chứng khoán Phương Nam báo cáo và đề ngày 3/9/2012.
-Tên nhà đầu tư thực hiện giao dịch: CTCP Chứng khoán Phương Nam (PNS) là tổ chức có Chủ tịch HĐQT Trầm Khải Hoà hiện đang là Thành viên HĐQT của Sacombank
-Số lượng cổ phiếu nắm giữ trước giao dịch: 5.435.797 cổ phiếu tương đương tỷ lệ 0,56%
-Số lượng cổ phiếu đăng ký bán: 2 triệu cổ phiếu
-Số lượng cổ phiếu dự kiến nắm giữ sau khi giao dịch: 3.435.797 đơn vị tương đương tỷ lệ 0,35%
-Giao dịch dự kiến thực hiện từ 6/9/2012 đến 15/9/2012.
Đáng chú ý là, khi thông tin đăng ký bán này chưa được đăng tải trên HoSE/ UBCKNN thì website của STB đã đăng tải đồng cả tin đăng ký bán và tin kết quả giao dịch cổ phiếu của Chứng khoán Phương Nam. Đơn vị ký tên trên bản công bố thông tin cũng là Chứng khoán Phương Nam.
Tại bản kết quả giao dịch đề ngày 11/9/2012, Chứng khoán Phương Nam cho biết đã bán thành công 2 triệu cổ phiếu như đã đăng ký trong văn bản đề cập trên. Sau giao dịch, Chứng khoán Phương Nam chỉ còn nắm giữ 3.435.797 cổ phiếu STB. Giao dịch bán cổ phiếu được thực hiện ngày 6/9/2012 bằng phương thức thoả thuận.
 
hông báo 309/TB-VPCP cũng lưu ý việc không duy trì PVFC, đồng thời yêu cầu Petrovietnam có phương án xử lý cụ thể, chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Hiện PVFC đã đề xuất tới Ngân hàng Nhà nước việc chuyển đổi mô hình hoạt động sang theo mô hình ngân hàng.
Bộ Công thương cũng được giao nhiệm vụ phối hợp với Bộ Tài chính và Petrovietnam đề xuất cơ chế kinh doanh khí, trong đó có quan hệ giữa Công ty mẹ - Petrovietnam với Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV Gas) và phương án giá bán khí theo thị trường để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét trong tháng 9/2012. Ở vào thời điểm khó khăn hiện nay của nền kinh tế, PV Gas vẫn đứng đầu danh sách các công ty dư tiền mặt trên thị trường chứng khoán, với gần 12.000 tỷ đồng tiền mặt và các khoản tương đương tiền. Trong khi đó, giá gas vẫn đang gây bất bình trong dư luận khi tăng liên tục với mức cao thời gian gần đây.
Thanh Hương
 
Nguyễn Thế Thịnh - Sáng nay, đọc bài "Ngỡ ngàng thuế thu nhập cá nhân", trên Thanh Niên mà tức ứa máu:

"Thay vì giữ nguyên mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân 9 triệu đồng/tháng và mức giảm trừ gia cảnh 3,6 triệu đồng/người/tháng như Tờ trình của Chính phủ, Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội vừa họp và đề xuất mức khởi điểm chịu thuế là 7 triệu đồng, mức giảm trừ gia cảnh là 2,8 triệu đồng/tháng và mỗi người nộp thuế chỉ được giảm trừ cho 2 trường hợp".

Mức thuế này nếu có sẽ áp dụng từ năm...2014, tức là phải 2 năm nữa. Hai năm sau thì thu nhập 7 triệu còn đáng gì?..

Điều đáng nói ở đây, mỗi người nộp thuế chỉ được giảm trừ cho 2 trường hợp giảm trừ gia cảnh.Như thế, buộc họ phải chọn hoặc là phụng dưỡng cha mẹ, hoặc là nuôi con.

Một sự ép buộc trái đạo lý và rất...dã man.
 
ổng thống Indonesia dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới sau Hội nghị APEC.


Tổng thống Indonesia nói nước ông và các thành viên Asean sẽ sẵn sàng giúp Việt Nam vượt qua khủng hoảng mà không cần tới cứu trợ của IMF.
Bình luận của ông Susilo Bambang Yudhoyono được đưa ra tại cuộc Bấmhọp báo sau hội nghị Thượng đỉnh Apec.
"Trục trặc [tại Việt Nam] có thể là bài học cho chúng ta, đặc biệt là để xác định sức đề kháng của nền kinh tế của ta trước một cuộc khủng hoảng tài chính”.
"Indonesia và các nước thành viên Asean bè bạn sẽ sẵn sàng giúp Việt Nam vượt qua khủng hoảng mà không cần tới cứu trợ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế [IMF]”, ông Yudhoyono được dẫn lời.
 
giống như ông Cường, QCG lại thường được biết đến với các vụ lùm xùm nhiều hơn là hoạt động kinh doanh.
Ngay sau khi lên sàn vài tháng, cuối năm 2010 QCG đã làm nhà đầu tư ngạc nhiên với việc tăng vốn điều lệ lên hơn 1.200 tỉ đồng, gấp 2 lần so với trước đó. Việc tăng vốn được tiến hành thông qua phát hành cổ phiếu cho cổ đông và nhân viên với giá ưu đãi. Tuy vậy, chỉ có cổ phiếu cho nhân viên bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm.
Sau đó, lợi nhuận 6 tháng đầu năm sau soát xét của kiểm toán đã tăng đột biến lên gần 4 lần. Thế nhưng, nhân viên Công ty lại “chê” không mua gần 40% cổ phiếu phát hành mới cho nhân viên.
Qua thời gian, nhà đầu tư trở nên vô cảm với các thông tin về Công ty, hơn thế nữa...
http://www.nhuongquyenvietnam.com/ne...ong-do-la-.htm
 
CII được ông CT Bình gây ấn tượng tốt tại TTCKVN thời gian qua. Còn LGC ông ta cũng nắm hơn 50%, hành động của ông ta sẽ như nào, chúng ta có thể dự đoán được mà nhỉ?
 
Navy SEAL Team 6 kể chuyện hạ sát bin Laden
Monday, September 10, 2012 7:38:48 PM

Ðài CBS vừa phát hình cuộc phỏng vấn một trong những người lính biệt hải từng tham dự cuộc hành quân hạ sát trùm khủng bố Osama bin Laden, trong chương trình “60 Minutes Overtime” vào hôm Chủ Nhật 9 Tháng Chín, 2012.
Ðặc phái viên đài CBS phỏng vấn người lính biệt hải tham dự cuộc hành quân hạ sát Osama bin Laden, trong chương trình “60 Minutes Overtime”. Người lính được CBS hóa trang hoàn toàn khác lạ và thay đổi giọng nói. (Hình: CBS's video)

Vì lý do an ninh, người này dùng biệt danh Mark Owen. Owen, nay đã về hưu, cũng dùng tên này để viết cuốn sách kể lại cuộc hành quân lịch sử ấy, lấy tựa đề “No Easy Day,” tạm dịch là “Ngày Không Thảnh Thơi”. Anh phủ nhận không có ý đồ chính trị nào khi thực hiện cuốn sách, điều mà anh đang bị cáo buộc.
Owen có mặt trong chiếc trực thăng bị nạn khi đáp xuống khuôn viên tòa nhà bí mật của bin Laden. Anh cũng là người thứ nhì bước vào phòng của bin Laden và đích thân chụp hình xác chết của tay trùm khủng bố, mà cả thế giới chưa bao giờ được xem.
Sau khi thi hành thành công sứ mệnh, anh được tưởng thưởng huy chương Silver Star cho hành động anh dũng và huy chương Purple Heart vì bị thương trong cuộc tấn công.
Trong cuộc phỏng vấn, từ giọng nói đến khuôn mặt của Owen đều được CBS cho thay đổi. Anh cho biết cuốn “No Easy Day” không phải viết về cá nhân mình, mà để tỏ lòng tri ân đến hằng trăm người Mỹ từng góp phần vào việc thu thập tin tức tình báo, vạch kế hoạch và huấn luyện, trong suốt 10 năm theo đuổi kẻ mà thế giới cần tìm bắt hơn cả.
Mở đầu cuộc phỏng vấn, đặc phái viên Scott Pelley hỏi, phải chăng kế hoạch cuộc hành quân này là để bắt sống hay để hạ sát bin Laden. Owen khẳng định việc này tùy nghi quyết định, đó là giết hoặc bắt sống.
Từ vụ “9/11”, Owen, một thành viên của toán biệt hải Navy SEAL Team 6, từng tham gia 13 công tác chiến đấu từ Afghanistan, Iraq đến các điểm nóng khác trên thế giới. SEAL Team 6 gồm nhiều đội, Owen cho biết đội của anh gồm 24 người, được chọn tham gia công tác mà không chọn các đội khác, chỉ là do tình cờ.
Owen kể lại rằng, đội của anh vừa trở về từ Afghanistan thì được lệnh sang North Carolina để tham gia chương trình huấn luyện đặc biệt. Bấy giờ anh mới biết Hoa Kỳ đã tìm ra được nơi trú ẩn của bin Laden và đội của anh có nhiệm vụ thực hiện cuộc hành quân đến đó. Cuộc hành quân lấy tên “Operation Neptune Spear” dưới quyền chỉ huy của CIA.
Anh được xem mô hình của tòa nhà nằm ở Abbottabad, vốn chỉ cách học viện quân sự Pakistan chừng một dặm. Tòa nhà thường xuyên được vệ tinh theo dõi và nhân vật đáng chú ý nhất được gọi bằng biệt danh Pacer, vì ông này thường ra đi dạo trong khuôn viên nhưng không hề làm việc lao động trồng trọt như những người khác ở đó. Ðiều này chứng tỏ Pacer là một nhân vật cao cấp trong tòa nhà.
Owen cho hay tình báo Mỹ không biết rõ những gì bên trong tòa nhà, tuy nhiên theo Owen, người lính biệt kích đã quen với kinh nghiệm như vậy. Vấn đề còn lại chỉ là làm sao để đi đến đó. Mỹ không thông báo ý định này với chính quyền Pakistan nên phòng không hiện đại của họ có thể phát hiện và bắn hạ các trực thăng. Các phi công thuộc Trung Ðoàn Không Vận Ðặc Biệt 160 của Lục Quân Hoa Kỳ, sẽ điều khiển hai chiếc Black Hawk được tân trang lại, đặt tên “Chalk One” và “Chalk Two”, thả 24 binh sĩ SEAL và một quân khuyển tên Cairo xuống đó.
Theo kế hoạch, “Chalk One,” là chiếc Owen đi theo, sẽ đứng trên không trong khi toán quân đu dây xuống sân, rồi tiến vào nhà. Trong khi đó chiếc “Chalk Two” sẽ đáp xuống bên ngoài, cạnh một con lộ, và toán quân khác sẽ túa ra để giữ an ninh ở chung quanh. Hai người trong toán đầu cùng con Cairo sẽ thám sát quanh chu vi khuôn viên bên trong, để bảo đảm không có đường hầm nào mà người bên trong có thể thoát thân khi bị động. Chiếc “Chalk Two” sau khi đáp ở bên ngoài, sẽ bay lên tầng lầu ba để thả toán quân còn lại, phụ trách việc càn quét từ trên xuống, trong khi toán của Owen sẽ đánh từ tầng trệt đánh lên.
Ðội SEAL Team 6 được huấn luyện suốt nhiều tuần tại mô hình căn nhà theo kích thước thật ở North Carolina. Owen cho biết đội của anh trải qua khoảng 100 lần thực tập, trong đó có lần có sự chứng kiến của chủ tịch khối Tham Mưu Hỗn Hợp Mike Mullen, giám đốc chương trình Hành Quân Ðặc Biệt, Ðô Ðốc Eric Olson, cùng các quan sát viên từ Tòa Bạch Ốc.
Ðội biệt hải được về nhà nghỉ xả hơi nhiều ngày dịp lễ Easter. Vào cuối Tháng Tư, họ đáp một chuyến bay sang một căn cứ Hoa Kỳ ở Afghanistan. Bấy giờ kế hoạch chưa thuyết phục được Tổng Thống Barack Obama và chưa ai xác nhận được Pacer chính là bin Laden.
Ba ngày sau, vào hôm 30 Tháng Tư, tổng thống đang pha trò và giám đốc CIA Leon Panetta đang cười bò lăn tại buổi dạ tiệc hằng năm, khoản đãi phóng viên tại Tòa Bạch Ốc. Các phóng viên đều mặc áo dài hoặc tuxedo, có ai ngờ rằng chỉ vài giờ trước đó, Tổng Thống Obama đã ra lệnh ông Panetta bật đèn xanh cho cuộc hành quân.
Tại căn cứ Jalalabad của Mỹ ở Afghanistan, thời tiết xấu, Ðề Ðốc William McRaven đến tiễn đưa toán quân lên đường. Vào trước nửa đêm, mấy chiếc Black Hawk bắt đầu trực chỉ Abbottabad, cách điểm xuất phát chừng 150 dặm. Ðêm đó là một đêm không trăng, các phi công mang kính nhìn ban đêm, bay với tốc độ nhanh, ở độ cao sát ngọn cây để tránh radar của Pakistan. Ðôi khi đường bay đi theo hình chữ Z.
 
Owen cho biết suốt hành trình dài một tiếng rưỡi, phân nửa toán quân nhắm mắt ngủ.
Ở điểm này, đặc phái viên Scott Pelley thắc mắc: “Khoan đã. Toán quân anh đang bay đến sào huyệt của Osama bin Laden mà họ lại ngủ là nghĩa làm sao?”
Mark Owen đáp: “Ðúng vậy, à mà không, đó là lúc mà ai cũng cần phải nhắm mắt để tìm chút thư giãn. Cứ để tâm trí dẫn mình đi đâu thì đi.”
Khoảng một giờ sáng, họ đến gần mục tiêu, nhiệt độ bên ngoài là 66 độ F và độ ẩm chừng 66%. Trời gió nhẹ, chung quanh tối om, rất lý tưởng cho toán SEAL sử dụng kính nhìn ban đêm. Owen và vài người khác mở cửa rộng ra và thòng chân xuống hai bên.
Lúc bay lững trên tòa nhà chiếc “Chalk One” bỗng nghiêng 90 độ, Owen linh cảm có điều gì bất thường. Phi công cho biết phi cơ bị triệt nâng khi đi vào vùng nhiễu sóng do chính động cơ của máy bay và tường tòa nhà chung quanh tạo nên. Phi rơi bịch xuống đất, cái đuôi chạm ngay lên bờ tường. Tuy nhiên tất cả đều thoát hiểm.
Chứng kiến những gì xảy ra, chiếc “Chalk Two” thay đổi kế hoạch không bay lên tầng lầu thứ ba để thả quân như đã vạch. Cuộc tấn công thực hiện từ dưới đất tiến lên. Toán quân mỗi người làm nhiệm vụ của mình như không có chuyện gì xảy ra.
Ðội SEAL giờ đây chia ra nhiều toán. Một toán giữ mặt ngoài tường thành để bảo đảm không có ai ở bên trong thoát ra. Một toán đáng ra du dây xuống tầng thượng, nay đang từ bên ngoài tìm cách tiến vào. Toán do Owen chỉ huy chạy bọc vòng ngoài tòa nhà lùng kiếm những người giao liên của bin Laden.
Sau tai nạn ngoài ý muốn, nay yếu tố bất ngờ khi mở cuộc tấn công không còn nữa vì đã gây nên quá nhiều tiếng ồn. Toán của Owen bị hai lớp cửa chận đường, một người dùng rìu để phá nhưng không kết quả vì cửa làm bằng thép. Bấy giờ họ tính dùng đến chất nổ thì bị đạn bên trong bắn ra và mọi người lập tức phản pháo. Một lát sau thì trở lại im lặng hoàn toàn. Ngay lúc ấy một người lính nói được tiếng Ả Rập nói vọng vào và họ nghe có tiếng mở then từ bên trong. Một phụ nữ bế con mở cửa cho biết chồng bà là người nổ súng đã bị toán lính bắn chết. Owen nhận thấy máu của mình rỉ ra từ vai có thể do mảnh đạn trong lúc giao chiến.
Toán quân túa vào tầng dưới tòa nhà, họ chạm trán với một người giao liên khác tay cầm súng. Lúc họ định bắn thì vợ của người này nhảy ra chận lại phía trước. Owen mô tả tất cả phụ nữ họ gặp ở đây đều rất hung hăng và có thái độ thù nghịch, khác với phụ nữ họ từng gặp ở Afghanistan hoặc Iraq.
Giữ an ninh ở tầng dưới xong, họ tiến lên lầu hai theo hàng một. Dọc theo cầu thang hoàn toàn tối đen và im lặng. Owen đi theo ngay sau người dẫn đầu gọi là “Point Man,” thẳng lên lầu ba. Toán quân được biết họ có thể gặp con trai của bin Laden tên Khalid ở tầng hai. “Point Man” trông thấy một chiếc đầu ló ra rồi thụt vào ngay ở một góc tường. Một người thầm thì tên Khalid, người đàn ông nhoài người ra bắn về phía họ và bị hạ ngay. Bấy giờ vào khoảng 1 giờ 15, tức 15 phút sau khi xảy ra vụ máy bay rớt.
“Point Man” bước qua xác Khalid nằm ở đầu cầu thang, từ từ tiếp tục tiến lên. Một chiếc đầu lại ló ra cửa và “Point Man” cũng bắn như anh vừa bắn Khalid. Owen nhìn vào căn phòng, trông thấy một người nằm trên sàn nhà, hai phụ nữ đang chồm lên. “Point Man” xốc nách hai phụ nữ đẩy về phía tường cuối phòng lỡ họ có mặc áo bom và cho bom nổ thì toán lính không bị ảnh hưởng. Rất may, không có chuyện gì xảy ra.
Scott Pelley hỏi: “Anh bước vào phòng và thấy người đàn ông nằm trên sàn nhà. Ông làm gì?”
Owen đáp: “Bắn.”
Pelley: “Ông ta còn nhúc nhích không?”
Owen: “Có tí chút. Nhưng anh không thấy được tay ông ta. Không thấy cả hai bàn tay. Biết đâu ông ta đang cầm cái gì đó. Có thể tay cầm lựu đạn giấu dưới ngực.”
Pelley: “Vậy thì sau khi Osama bin Laden bị thương, ông ta còn cử động không? Chắc anh bắn đến hai lần?”
Owen: “Cả năm, sáu lần thì có.”
Pelley: “Năm, sáu lần, rồi mấy người lính SEAL khác đứng sau cũng bắn bồi thêm vào nữa phải không? Bấy giờ ông ta đã nằm yên chưa?”
Owen: “Có.”
Vấn đề là không ai nhận ra cái xác nằm đó ở tầng lầu ba có phải là của bin Laden hay không.
Hai mươi phút đã trôi qua, chiếc trực thăng vẫn còn chờ bên ngoài ở trên không. Nó chỉ còn đủ xăng cho 30 phút bay. Chiếc bị rơi vẫn tiếp tục tường trình về cấp trên, toán biệt kích cần phải xác định bin Laden đã chết hay chưa.
Cái xác nằm đó trông trẻ hơn bin Laden họ thấy trong hình, râu đen chứ không bạc nhưng chỉ có điểm duy nhất là ông ta khá cao. Mũi cũng khá đặc biệt có thể nhận ra được. Ðể chắc chắn, toán SEAL bảo người nói được tiếng Ả Rập ra ngoài dẫn vào một người trong đám phụ nữ và trẻ con. Anh ta dẫn vào một bé gái nhỏ nhất và hỏi: “Ai trong đó?” Nó đáp: “Osama.” “Osama nào?” “Osama bin Laden.”
Họ lại dẫn vào một phụ nữ và hỏi lại: “Ai đó vậy?”, người này đáp “Osama bin Laden”.
Bấy giờ họ gọi sĩ quan chỉ huy lên. Ông ta cũng đồng ý đây chính là kẻ họ muốn.
Ông gửi thông điệp về cho Ðô Ðốc McRaven, dùng mật mã “Geronimo” ám chỉ Osama bin Laden. Ðoạn văn nói: “Vì Thượng Ðế và đất nước. Chúng tôi gặp Geronimo. Geronimo EKIA.” EKIA viết tắt từ chữ Enemy Killed In Action, có nghĩa địch quân bị hạ tại trận.
Toán lính lấy hai mẫu DNA cho hai chiếc trực thăng, phòng khi rút về, một trong hai bị hạ thì chiếc còn lại vẫn mang được chứng cớ trở về. Sau khi lau mặt xác chết để chụp hình, hai người lính khiêng xác chết xuống lầu rồi cho vào túi, kéo lại.
Trong phòng bin Laden, họ tìm thấy một khẩu súng dài và một khẩu súng ngắn để trên kệ.
Scott Kelley thắc mắc: “Ông ta có khẩu súng nhưng không dùng đến. Tại sao vậy?”
Mark Owen: “Theo tôi, sau khi đã từng dạy cho người ta sử dụng súng, ôm bom tự sát và lập kế hoạch tấn công vụ '9/11', cuối cùng ông ta không còn muốn nhúng tay thêm nữa. Lời giải thích nằm ở điểm đó.”
 
Kính thưa Bà Thủ tướng Yingluck Shinawatra.



Là nông dân Việt Nam, nhưng nhìn thấy tấm lòng của Bà đối với nông dân Thái Lan tôi cảm thấy kính trọng và yêu mến Bà, tôi thường ao ước phải chi Bà là Thủ tướng Việt Nam thì nông dân Việt Nam đỡ khổ biết bao.

Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra ( Hình: Adam Berry/Getty Images)

Ước là ước vậy thôi, chứ người vừa có tài và vừa tận tâm với nông dân như Bà, nông dân Việt Nam chúng tôi có đốt hết đuốc tìm cũng không có.


Bà hiểu rõ: Muốn nâng cao đời sống cho nông dân phải tăng thu nhập cho nông dân, muốn tăng thu nhập cho nông dân phải tăng giá mua lúa. Chứ chẳng thể nâng cao đời sống của nông dân bằng mô hình nông thôn mới, hoặc chỉ có nghị quyết về tam nông.


Vì vậy, Bà đã nâng giá thu mua lúa của nông dân Thái Lan từ khoảng 10.000 bath lên 15.000 / bath / kg, tức lên khoảng 500 đô la Mỹ / tấn, chứ không làm như Chính phủ Việt Nam là cho tay chân bộ hạ Hiệp hội Lương thực Việt Nam mua lúa của nông dân để đầu cơ (gọi là tạm trữ) có 4.500 đồng / kg, tức khoảng 225 đô la Mỹ / tấn, rồi lại mỵ nông dân rằng sẽ ra quy chế mua lúa tạm trữ để hỗ trợ cho nông dân.


Bà đã thể hiện đúng tư cách Thủ tướng của nước xuất khẩu gạo số 1 thế giới, là ấn định giá bán gạo cho thị trường, ai chấp nhận giá Bà ấn định thì mua không thì thôi, chứ không để những nước nhập khẩu gạo ép giá. Còn ở nước xuất khẩu gạo số 2 thế giới là Việt Namngười ta bán gạo như bán vé số kiến thiết, tức phải đi năn nỉ mời từng khách hàng, cho nên bị khách hàng ép giá tận đáy mới chịu mua.


Bà nghĩ: Tổ chức Các quốc gia xuất khẩu dầu lửa (OPEC) có hơn 10 thành viên, khai thác khoảng 40% sản lượng dầu của thế giới, nhưng lại quyết định giá dầu trên thế giới, vì vậy, 2 nước Thái Lan và Việt Nam xuất khẩu khoảng 17 triệu tấn gạo hàng năm, chiếm khoảng 45-50% lượng gạo trên thị trường thế giới nên nếu hợp tác với nhau thì Thái Lan và Việt Nam có thể quyết định giá bán gạo trên thị trường thế giới.


Thế nhưng, trong nhiều năm nay, Bà thấy rất kỳ lạ: Nỗ lực của Thái Lan muốn thành lập liên minh xuất khẩu gạo với Việt Nam– để ấn định giá bán gạo cao có lợi cho nông dân hai nước – lại luôn bị phía Việt Nam từ chối.



Vì thế, năm 2011 và 2012 Bà đơn phương làm gương đi trước, bằng cách quyết giữ giá gạo 5% tấm ở mức cao trên 500 đô la Mỹ / tấn, và đưa ra giá mua lúa cho nông dân Thái Lan khoảng 500 đô la Mỹ / tấn.


Với sự đơn phương ấn định giá bán gạo xuất khẩu trên 500 đô la Mỹ / tấn, Bà đã gởi thông điệp rõ ràng cho Chính phủ Việt Nam trong việc ấn định giá bán lúa gạo cao, Bà tin chắc rằng ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ lo cho nông dân Việt Nam bằng cách bán gạo giá cao tiệm cận với giá gạo của Thái Lan.


Thế nhưng, Bà đã lầm: Chính phủ Việt Nam vẫn bán gạo xuất khẩu với giá dưới 400 đô la Mỹ / tấn.


Bà đã lầm: Vì Việt Nam chẳng hề trang bị đủ kho chứa lúa gạo, không có kho nên phải bán sang tay, tức là bán theo kiểu chụp giựt lấy lời đầu tấn, mặc kệ giá gạo xuất khẩu thấp nông dân thiệt. Chắc Bà không biết, ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh làm 4 triệu tấn kho từ năm 2008 đến nay kho vẫn chưa có.


Bà đã lầm: Vì nghĩ rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng lo cho nông dân Việt Nam như Bà lo cho nông dân Thái Lan, thực ra Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chi lo chống lạm phát, tức lo cho uy tín của Chính phủ của ông ta mà thôi.


Các chuyên gia hàng đầu của Chính phủ Việt Nam đưa ra cái gọi là “rổ hàng hóa” gì đó khẳng định: mọi mặt hàng nhu yếu như: xăng dầu, điện nước, phân bón, thuốc trừ sâu,… cứ tăng thoải mái không làm tăng lạm phát bao nhiêu, nhưng giá lương thực tăng sẽ làm tăng lạm phát một cách phi mã.


Một nước xuất khẩu 7 triệu tấn gạo một năm, lúa gạo thừa bán chẳng ai mua, mà tăng giá lúa gạo là tăng lạm phát phi mã, thiệt không thể hiểu nổi, các ông chuyên gia này chẳng phân biệt được việc tăng giá lương thực ở một nước xuất khẩu gạo, với việc tăng giá lương thực ở một nước nhập khẩu gạo (?!)
 
Ứng dụng lý thuyết kinh tế của các chuyên gia chắc tốt nghiệp hệ tại chức hoặc chuyên tu này vào thực tế, năm 2008 khi giá gạo thế giới tăng cao, giá bán gạo của Việt Nam lên đến 935 đô la Mỹ / tấn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vội vã ký lệnh ngừng bán gạo để chống lạm phát. Để rồi… Sau đó… gạo không bán giá 935 đô la Mỹ / tấn mà được bán với giá dưới 400 đô la Mỹ / tấn mà không có người mua, nông dân mất trên 535 đô la Mỹ / tấn gạo (xin được giải thích cho Bà biết, ở Việt Nam có câu “dốt chuyên tu, ngu tại chức”).


Vậy là, từ năm 2008 đến giờ, nông dân Việt Nam phải đem cả xương và da của mình ra để đảm bảo an ninh lương thực cho Việt Nam và cho nhân dân thế giới (thịt đã bị Hiệp hội Lương thực Việt Nam bóc lột hết rồi).


Xin Bà làm ơn giải thích cho ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rõ: Bà làm cách nào mà tăng giá mua lúa cho nông dân Thái Lan lên đến 500 đô la Mỹ / tấn mà không sợ tăng lạm phát, để ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đừng khống chế giá lúa của nông dân Việt Nam chúng tôi nữa.


Ở Thái Lan, nếu Bà gây thiệt hại cho nông dân cỡ đó chắc Bà phải mất chức, còn ở Việt Nam ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm cho nông dân mất 535 đô la Mỹ / tấn gạo nhưng chỉ cần phân trần với Quốc hội là xong, chẳng hề nói lời xin lỗi nông dân là những người bị ông ấy làm mất cả đống tiền.


Ở Thái Lan, nếu Bà không thực hiện lời hứa nâng giá mua lúa cao cho nông dân khi Bà ra tranh cử – những nông dân đã bỏ phiếu cho Bà – thì Hội Nông dân sẽ tập trung nông dân để kéo biểu tình phản đối yêu cầu Bà thực hiện lời hứa.


Ở Việt Nam, Ngày 23-12-2009 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Nghị quyết số 63/NQ-CP “Về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia”. Trong đó, để khuyến khích nông dân giữ đất lúa, Nghị quyết quy định: “Thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho người sản xuất lúa gạo, đảm bảo người sản xuất lúa gạo có lãi trên 30% so với giá thành sản xuất”.


Thế nhưng, năm 2010, khi giá lúa không đảm bảo cho nông dân lời 30% như Nghị quyết, thì không hề có một hành động nào để thực hiện Nghị quyết số 63/ NQ-CP, ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thản nhiên cho phép Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng ký Quyết định số 993/ QĐ-TTg “Về mua tạm trữ lúa, gạo hè thu năm 2010”. Quyết định này giao VFA mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo vụ hè thu, bắt đầu thực hiện ngày 15-7-2010, nhưng không đưa ra giá thành sản xuất lúa, cũng như không ấn định giá thu mua lúa cho VFA, mà lại quy định: “Các doanh nghiệp thực hiện mua lúa, gạo tạm trữ theo cơ chế thị trường, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh”.


Các doanh nghiệp mua “lúa, gạo tạm trữ theo cơ chế thị trường” nghĩa là họ muốn mua lúa giá bao nhiêu thì mua. Vì cơ chế thị trường lúa gạo là cơ chế mà trong đó Hiệp hội Lương thực Việt Nam độc quyền lúa gạo của nông dân.


Khi giá lúa thấp hơn 30% so với giá thành Chính phủ không hề nâng giá mua lúa cho nông dân theo Nghị quyết, nhưng khi giá lúa gạo thế giới tăng cao giả sử nông dân lời trên 100% thì Chính phủ lại mặc nhận cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam mua lúa cho nông dân lời 30%, 70% còn lại Hiệp hội có quyền hợp pháp tước đoạt của nông dân.


Ở Thái Lan, hứa cuội kiểu đó, chắc chẳng yên thân với nông dân Thái Lan, còn ở Việt Nam, nông dân Việt Nam chẳng có cách nào có ý kiến trực tiếp với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chứ đừng nói là gây áp lực, vì Hội Nông dân Việt Nam đâu phải của nông dân mà do các ông cán bộ của Chính phủ.


Đến đây, chắc Bà Thủ Tướng đã thấy rõ, điểm đặc thù – đặc biệt lạ – của Chính phủ Việt Nam là khống chế giá lúa gạo trong nước để chống lạm phát, và để khống chế giá lúa gạo trong nước, Chính phủ Việt Nam phải tìm mọi cách bán gạo xuất khẩu giá rẻ ra thị trường thế giới.


Thấy rõ bản chất khống chế giá lúa gạo của Chính phủ Việt Nam, Bà Thủ Tướng sẽ hiểu: vì sao nhiều năm nay Chính phủ Việt Nam không chấp nhận hợp tác với Chính phủ Thái Lan trong việc thành lập liên minh xuất khẩu gạo để ấn định giá gạo cao, và cũng giải thích vì sao trong năm 2012 này mặc dù Thái Lan cương Quyết bán gạo trên 500 đô la Mỹ / tấn, Việt Nam lại bán gạo cùng loại với giá từ 350 – 400 đô la Mỹ / tấn.


Tôi xin chia buồn và xin lỗi Bà vì Chính phủ nước tôi đã dùng 7 triệu tấn gạo mồ hôi nước mắt của nông dân chúng tôi, bán phá giá ra thị trường thế giới, gây khó khăn cho kế hoạch mua lúa giá cao cho nông dân Thái Lan của Bà.


Với tâm tình yêu mến và kính trọng Bà, với mong ước chính sách mua lúa cho nông dân giá cao của Bà được thành công – để làm sáng mắt Chính phủ ViệtNam– tôi xin được mạn phép hiến kế cho Bà.


Do bản chất của Chính phủ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là khống chế giá lúa trong nước và cả giá gạo trên thị trường thế giới nên Bà cần làm hai việc sau:


1/ Tranh thủ dư luận: Bà nên đưa vấn đề thành lập liên minh xuất khẩu gạo nhằm ấn định giá bán gạo cao, để mua lúa giá cao cho nông dân hai nước trong các cuộc hội đàm trực tiếp với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ở cả cấp Bộ trưởng Bộ Thương mại. Đồng thời cho các chuyên gia phân tích trên báo chí Thái Lan về những thuận lợi to lớn của liên minh trong việc xuất khẩu gạo của 2 nước. Dịch ra tiếng Việt Nam và gởi cho các báo Việt Nam đăng lại cho người Việt Nam đọc (có thể gởi cho Bauxite Việt Nam). Tôi nghĩ, chắc ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ không đồng ý lập liên minh, nhưng, biết đâu, có thể, trong Đảng Cộng sản Việt Nam còn có người có tài và có tấm lòng yêu mến nông dân như Bà, họ sẽ ủng hộ chính sách vì nông dân của Bà. Và một điều lợi nữa là nông dân chúng tôi hiểu rõ bản chất khống chế giá lúa gạo của Chính phủ, để, có thể, một ngày nào đó, chúng tôi đoàn kết lại gây áp lực lên Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, buộc ông ta phải thực hiện chính sách tốt đẹp của Bà.


2/ Mua gạo của Việt Nam để xuất khẩu: Chính phủ Việt Nam chỉ thích bán gạo xuất khẩu giá rẻ, vì vậy trước mắt Bà hãy cho thương nhân Thái Lan tìm mọi cách mua gạo Việt Nam rồi xuất qua các nước. Mua gạo của Việt Nam giá khoảng 350 – 400 đô la Mỹ / tấn, sau đó dán nhãn Thái Lan bán trên 500 đô la Mỹ / tấn, với 7 triệu tấn Bà sẽ lời tối thiểu 700 triệu đô la Mỹ, và điều lợi to lớn hơn là không bị 7 triệu tấn gạo của Việt Nam bán phá giá ra thị trường thế giới. Còn căn cơ lâu dài, Bà nên cho thương nhân Thái Lan vào Việt Nam thành lập công ty xuất khẩu gạo, nông dân chúng tôi đã quá chán ghét cách mua lúa tạm trữ với giá ăn cướp của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, nên nếu công ty Thái Lan mua lúa bằng giá của Hiệp hội Lương thực Việt Nam chúng tôi cũng bán cho công ty Thái Lan, nhưng tôi biết giá lúa mà các công ty Thái Lan đưa ra sẽ cao hơn giá tạm trữ ăn cướp của Hiệp hội Lương thực Việt Nam.


Kính thưa Bà Thủ Tướng, một lần nữa, tôi kính chúc chính sách nâng cao giá mua lúa cho nông dân Thái Lan của Bà thành công tốt đẹp, nhưng nếu chính sách mua lúa giá cao cho nông dân của Bà thất bại, bà đừng tự trách mình, vì lý do thất bại là do lượng gạo khoảng 7 triệu tấn mà Chính phủ Việt Nam bán phá giá ra thị trường gạo thế giới. Cho nên, sau này, Bà nên thận trọng đối với các chính sách liên quan đến nước khác, vì không phải chính phủ nào cũng lo cho nông dân như Chính phủ của Bà, không phải Thủ tướng nào cũng quan tâm bán lúa giá cao cho nông dân như Bà.


Tôi cố gắng để dành tiền sang thăm Thái Lan, để thấy tận mắt chính sách tốt đẹp của Bà và cũng để biết cảm xúc của nông dân khi an tâm sản xuất vì Chính phủ đã đặt mua lúa giá cao, ở Việt Nam đến kỳ thu hoạch là tim nông dân thót lên thót xuống vì giá hạ từng ngày.


Cuối cùng, xin Bà nhận nơi đây lòng biết ơn của tôi trong tư cách là một nông dân – dù bất hạnh thay – tôi không được diễm phúc làm nông dân của Bà.



MỘT NÔNG DÂN YÊU MẾN VÀ KÍNH TRỌNG BÀ!



Hoàng Kim (Đồng Tháp)
 
Hai trường phái đầu tư là phân tích kỹ thuật TA và phân tích cơ bản FA liệu sẽ giúp bạn được cái gì trong màn sương mù dày đặc và ngày càng mù hơn của hai năm tài khóa 2012 và 2013 ?
Xin trả lời : chúng chẳng có ích gì . hãy vứt chúng vào hố gas đi. Vì sao ?
Vì đối với trường phái phân tích kỹ thuật thì giả định cơ bản của chúng là phản ánh tin tức và giá biến động hình thành xu thế . TA thường xuyên sử dụng các chỉ báo xu hướng và các mốc kháng cự , hổ trợ để xác định mức giá và thời điểm mua bán . Khi thị trường rơi vào trạng thái hoảng loạn thì những người phân tích kỹ thuật TA sẽ cho rằng thị trường sẽ đảo chiều . Thực tế với cách điều hành vĩ mô lệch lõm , bù A bằng cách xén B thì chẳng có chiều nào đảo cả ...
Thứ hai : Với trường phái phân tích cơ bản - FA - mọi phương pháp định giá đều cho ra giá kỳ vọng . Trước một biến cố nào đó như giá vàng tăng , dầu thô giảm hay biến động từ phía doanh nghiệp thì lập tức giá kỳ vọng của cổ phiếu thay đổi . Thế nhưng ở nước ta thì sao ? . Thông tin doanh nghiệp và nền kinh tế rất mù mờ .
Các bạn , bạn nào nói bạn có đủ khả năng và phương tiện để xác định giá trị hợp lý của cổ phiếu thì xin cho biết danh tánh nào ?
Đảm bảo là không ai dám khẳng định như trên .
Nói tóm lại , thực ra các bạn đúng là đang dùng tay mà sờ voi đấy thôi ... chúc các bạn sờ tốt trong hai năm tài khóa 2012 và 2013 . Đến 2017 thì may ra ..... maybe....
 
Back
Top