Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

Chứng châu Âu đang tăng điên cuồng, chứng Mỹ thì cũng xanh đậm future. Tối nay mà Mẽo làm quả tăng 2% thì sáng mai dân Vịt lại xếp hàng.
Sell in May đã chính thức kết thúc từ ngày hôm kia.
Bây giờ là thời kỳ mới thời kỳ "Lòi mồm in Jun."
 
Ẩn sau đà tăng mạnh của tỷ giá USD/VND
Chỉ trong bốn ngày qua, tỷ giá USD/VND đã tạo quãng biến động đáng chú ý, tách khỏi sự ổn định kéo dài từ đầu năm.

Đúng ra, từ đầu năm đến nay tỷ giá USD/VND đã có hai đợt biến động đáng kể.

Đợt một, tập trung trong các ngày 18 - 21/1/2012, thị trường đón nhận nguồn cung ngoại tệ lớn chuyển đổi sang VND, đáp ứng nhu cầu thanh toán tăng cao trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Trong đợt biến động này, các ngân hàng thương mại đồng loạt giảm mạnh giá mua vào, kỷ lục chênh lệch giá mua vào - bán ra lên tới 300 VND được tạo ra.

Đợt hai, ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước ra văn bản thu hẹp trạng thái ngoại tệ từ +/-30% xuống +/-20% vốn tự có, tỷ giá USD/VND lập tức biến động mạnh. Phản ứng này được lý giải từ yêu cầu mua vào ở các thành viên có trạng thái âm quá, chuẩn bị cho giới hạn mới. Kết quả của đợt biến động ngắn ngủi này là mức giá 20.950 VND trên biểu niêm yết.

Và lần này, đợt biến động lần thứ ba kể từ đầu năm của tỷ giá đang thể hiện. Chỉ qua bốn ngày giao dịch, giá USD bán ra của các nhà băng đã đồng loạt tăng từ 20.870 VND lên kịch trần biên độ cho phép là 21.036 VND.

Những gì tỷ giá USD/VND đang thể hiện thu hút sự chú ý của thị trường, bởi nó đã rất ổn định trong thời gian qua. Thực tế, nếu so với đầu năm 2012, giá USD bán ra lúc này không tăng, chỉ là tái lập mốc trần 21.036 VND; còn nếu tính trong quãng bốn ngày giao dịch vừa qua, tỷ lệ tăng ở khoảng 0,8% so với trước đó.

Dù vậy, khoảng 0,8% tăng thêm qua bốn ngày là đáng chú ý. Đã có những câu hỏi về nguyên nhân được đặt ra. Câu trả lời ở một số thông tin có trên thị trường là nghiêng về nhu cầu thanh toán nhập khẩu tăng lên vào kỳ tháng 6 (?).

Nhưng không hẳn vậy. Có một giả thiết về sự dịch chuyển của dòng vốn tạo sức ép tăng đối với tỷ giá những ngày này.

Trước hết, như một quy luật, lãi suất chi phối đến giá trị đồng tiền. Lãi suất VND liên tiếp bị cắt giảm, xu hướng sẽ giảm và dự kiến từ nay đến cuối năm có thể còn giảm thêm vài phần trăm nữa. Dù chênh lệch lãi suất USD và VND vẫn khá lớn nhưng qua những lần cắt giảm liên tiếp như vậy và kỳ vọng sẽ giảm nữa đang tạo bất lợi cho VND.

Chưa thể hiện rõ nét, nhưng sau loạt cắt giảm vừa qua thị trường hẳn đã có sự gợi mở của sự dịch chuyển dòng vốn. Ngay ở dân cư, chuyển VND sang nắm giữ USD khi lãi suất giảm đi như vậy là một tính toán được đặt ra. Thêm vào đó, kỳ vọng tỷ giá USD/VND có thể tăng 2% - 3% từ nay đến cuối năm cũng là một tham khảo để lựa chọn. Cũng lưu ý rằng 2% - 3% đó là rất khác với đơn vị phần trăm của lãi suất (tính theo năm).

Thứ hai, sự dịch chuyển đó cũng có thể đặt ra ở các ngân hàng thương mại. Giả thiết của đợt biến động này nằm ở đây.

Những ngày qua, nhiều kênh khác nhau phản ánh trạng thái dư thừa vốn trong hệ thống ngân hàng. Tín dụng không thể đẩy mạnh, thậm chí vẫn còn trạng thái âm cho đến đầu tháng 5 (hiện dữ liệu tăng trưởng tín dụng cụ thể đến tháng 4 và tháng 5 vẫn chưa được Ngân hàng Nhà nước công bố chính thức).

Vốn dư thừa, không thể đẩy mạnh cho vay ra (đây lại là một vấn đề khác), các ngân hàng đem kinh doanh trên liên ngân hàng. Song, trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất nhận được cũng “bèo bọt” như khoảng 1,5%/năm qua đêm, 2% - 3%/năm các kỳ hạn tuần, 1 - 3 tháng được khoảng 3% - 4%/năm… thời gian gần đây.

Vậy sao không chuyển vốn qua USD? Câu hỏi mà hẳn nhà quản trị vốn tại các ngân hàng sẽ đặt ra, như một phản ứng thông thường trước thực tế trên. Ngoài các tính năng sinh lời như vốn bằng VND, cho vay lãi suất ưu đãi cũng được khoảng 4 - 5%/năm, thậm chí ngân hàng gửi lẫn nhau cũng được 2%/năm, trong khi đó chuyển vốn sang USD còn nắm được tiềm năng về tăng tỷ giá.

Tính toán và phản ứng đó có thể chuyển thành hành động, cầu ngoại tệ tăng lên từ chính sự chuyển đổi vốn của các ngân hàng, và tác động đến tỷ giá. Đó là một giả thiết.

Tuy nhiên, khi mà giá USD mua vào vẫn thấp hơn giá bán ra, hiện khoảng 70 VND, thì tình hình chưa đáng ngại. Sự căng thẳng thường chỉ thể hiện ở trạng thái các ngân hàng nâng giá mua san bằng giá bán như từng có tại nhiều thời điểm trước đây. Và nếu điều đó xẩy ra trong vài ngày tới, có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ có một tỷ giá bình quân liên ngân hàng linh hoạt hơn, thay vì cố định ở 20.828 VND suốt một thời gian dài như vậy.

Còn về năng lực bình ổn, dự trữ ngoại tệ tăng mạnh từ giữa năm 2011 trở lại đây là một thuận lợi. Mặt khác, dư địa để giữ ổn định tỷ giá trong khoảng 2% - 3% theo định hướng Ngân hàng Nhà nước đưa ra đầu năm hiện vẫn còn khá nguyên vẹn.
 
S&P nâng triển vọng tín nhiệm Việt Nam từ “tiêu cực” lên “ổn định”
Ngày 06/06, Standard & Poor's (S&P) nâng triển vọng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam từ “tiêu cực” lên “ổn định”. Tổ chức này cũng giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm ngắn và dài hạn của Việt Nam lần lượt ở mức “B” và “BB”.

* S&P nâng triển vọng tín nhiệm Vietinbank và BIDV từ “tiêu cực” lên “ổn định”

Đi kèm với đó, S&P nâng xếp hạng dài hạn của Việt Nam theo thang đo xếp hạng khu vực ASEAN từ “axBB” lên “axBB+” trong khi xếp hạng ngắn hạn không đổi ở mức “axB”.

Động thái điều chỉnh triển vọng phản ánh rủi ro đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô và tài chính của Việt Nam đã suy giảm. Các chỉ báo quan trọng như tăng trưởng tín dụng, dự trữ ngoại hối và lãi suất đã cải thiện trong vòng 18 tháng qua.

Ông Kim Eng Tan, chuyên gia phân tích tín dụng của S&P nhận định: “Chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ duy trì được sự cải thiện này khi Chính phủ cho biết duy trì sự ổn định của giá cả là một trong những ưu tiên hàng đầu”.

S&P cho biết thêm mức xếp hạng tín nhiệm hiện nay của Việt Nam phản ánh một nền kinh tế có thu nhập thấp, tình hình tài chính yếu và các quy định tài chính tiền tệ đang trong quá trình hoàn thiện cũng như khả năng một khuôn khổ pháp lý đang định hình có thể khiến các chỉ báo kinh tế trong nước suy yếu. Trong khi đó, các chỉ báo bên ngoài – phản ánh thanh khoản và nợ ròng nước ngoài vừa phải – đang hỗ trợ xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam.

Theo S&P, các rủi ro đến sự ổn định kinh tế vĩ mô - tài chính đã phần nào suy giảm kể từ đầu năm 2011. Chính sách tín dụng thắt chặt thực hiện kể từ thời điểm đó dường như đã cải thiện niềm tin vào quyết tâm của các nhà điều hành trong việc khôi phục sự ổn định giá cả.

Ông Tan cho biết: “Do đó, sự dịch chuyển của dòng vốn đầu tư vào các tài sản nước ngoài đã chậm lại, qua đó cho phép tỷ giá ổn định và xoa dịu tình trạng thanh khoản thắt chặt mà các ngân hàng Việt Nam phải đối mặt”. Bất chấp những cải thiện này, nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam vẫn còn cao. Khi Chính phủ nới lỏng chính sách, mối lo ngại về việc hoàn thành cam kết ổn định giá cả có thể xuất hiện trở lại và đảo ngược những cải thiện trong thời gian qua. Một rủi ro khác nữa là sự suy yếu mạnh hơn dự báo của nhu cầu từ bên ngoài có thể khiến các chỉ báo tín dụng sa sút trở lại.

S&P cho biết triển vọng “ổn định” cho thấy Việt Nam sẽ duy trì được chính sách kinh tế thích hợp cho tới khi xuất hiện tín hiệu rõ ràng về sự ổn định của các yếu tố kinh tế vĩ mô, bao gồm tỷ lệ lạm phát một con số. Điều này sẽ cho phép các chỉ báo tài khóa, các chỉ báo bên ngoài và các chỉ báo kinh tế duy trì gần các mức hiện tại hoặc cải thiện trong vòng 2 đến 3 năm tới.

S&P có thể hạ xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam nếu việc nới lỏng chính sách khiến một hoặc nhiều chỉ báo quan trọng sa sút đáng kể. Ngược lại, tổ chức này có thể nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam nếu nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng mạnh và bền vững cũng như khôi phục được sự ổn định kinh tế vĩ mô. Nếu Việt Nam có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực trên đầu người hơn 6% trong vòng 5-10 năm tới thì có thể được nâng xếp hạng tín nhiệm.
 
QE1.VN là gì ???

USD tăng kịch biên độ sau chuỗi tăng giá ấn tượng ???

Chỉ trong bốn ngày qua, tỷ giá USD/VND đã tạo quãng biến động đáng chú ý, tách khỏi sự ổn định kéo dài từ đầu năm.



về bản chất ... quá trình nới lỏng định lượng của Việt Nam (tương tự QE1 của Mỹ năm 2008) bắt đầu đi vào thực tế. Bọn NH thương mại nó nhạy cái này lắm, mọi con sóng $ ở tự do đều bắt nguồn từ các NH
Nên nhớ TTCKVN chết dí suốt 2011 chính vì cái nguyên nhân $ ổn định do đồng nội tệ lên giá quá mức.
Tóm lại, tổng cầu nền kinh tế tăng lên tức là kích thích tăng trưởng trở lại ....


( Hay )
 
Doanh nghiệp TPHCM có thể vay 30.000 tỉ đồng trong tháng 6

Thanh Thương
Thứ Ba, 5/6/2012, 21:33 (GMT+7)









Doanh nghiệp TPHCM có cơ hội tiếp cận 30.000 tỉ đồng tại các ngân hàng trong tháng 6 này. Ảnh: TL.
(TBKTSG Online) - Doanh nghiệp tại TPHCM đã bắt đầu tiếp cận được vốn ngân hàng kể từ tháng 5 nhưng vẫn chưa nhiều nên Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TPHCM và UBND TPHCM đã thống nhất đưa ra chỉ tiêu tăng 30.000 tỉ đồng tín dụng ngay trong tháng 6 này.
Đây là một phần nội dung được bàn thảo giữa đại diện NHNN chi nhánh TPHCM và UBND TPHCM về làm cách nào để doanh nghiệp tiếp cận được vốn tại cuộc họp ngày 5-6.
Theo báo cáo từ phía NHNN chi nhánh TPHCM, tổng dư nợ tín dụng trong 5 tháng đầu năm tại thành phố này đạt 762.200 tỉ đồng, trong đó tháng 5 tăng 0,4% so với tháng trước. Đại diện các ngân hàng tại cuộc họp trên gồm Eximbank, Vietcombank, Vietinbank, Sacombank… cũng cho biết đã bắt đầu giải ngân được vốn từ đầu tháng 5.
Theo báo cáo trên, từ sau khi thông tư 14 quy định cho vay ưu đãi 4 nhóm doanh nghiệp nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp xuất khẩu có hiệu lực (ngày 4-5), tổng số doanh nghiệp được vay lãi suất ưu đãi là trên 400 doanh nghiệp, số tiền đã giải ngân là khoảng 7.000 tỉ đồng.
Ông Trần Minh Tuấn, Phó Thống đốc NHNN, cho rằng con số này quá thấp và để vốn tiếp tục đến với doah nghiệp thì hiệp hội doanh nghiệp nên đứng ra làm cầu nối để giới thiệu doanh nghiệp với ngân hàng. Đối với từng hiệp hội ngành nghề thì UBNN TPHCM và NHNN giao cho từng ngân hàng đảm nhiệm cho vay, và đến ngày 10-6 sẽ giao danh sách doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn cho NHNN chi nhánh TPHCM thực hiện.
Theo ông Tuấn, hiện tại lãi suất cho vay ở mức 12-14% như các gói cho vay mà các ngân hàng tung ra thực chất chưa đáng kể và lãi vay chủ yếu vẫn trên 16%. Tuy vậy, ông Tuấn cho biết lãi suất sẽ giảm tiếp trong các tháng sau do lạm phát 5 tháng ở mức thấp và khả năng trong thời gian tới NHNN sẽ bỏ trần lãi suất cho vay, những bước tiến này sẽ giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận được vốn vay.
Đồng thời, ông Tuấn cũng nói các ngân hàng nên mạnh dạn hơn trong việc cho vay, ví dụ như đối với lĩnh vực bất động sản, vì hạn mức của lĩnh vực không khuyến khích là 16% trên tổng dư nợ, nhiều ngân hàng vẫn chưa đạt đến, trong khi cho vay lĩnh vực này sẽ từng bước tháo gỡ cho cả nền kinh tế.
Có mặt tại buổi trên, các hiệp hội doanh nghiệp cho rằng NHNN nên cho phép nới rộng đối tượng được ưu tiên cho vay với trần lãi suất 14% thay vì chỉ 4 lĩnh vực như thông tư 13 quy định, để giúp cho toàn bộ các doanh nghiệp có khả năng tiếp cận lãi suất thấp. Đồng thời cho doanh nghiệp cơ cấu lại các khoản nợ cũ, vay với lãi suất hiện tại thay vì với lãi suất cao như trước.
Vấn đề cốt yếu mà các hiệp hội doanh nghiệp phản ánh vẫn là doanh nghiệp đang bí đầu ra, sản phẩm không bán được, tồn kho lớn, vay vốn khó do định giá bất động sản giảm.
Xác nhận điều này, ông Nguyễn Văn Lai, Giám đốc Sở Công Thương TPHCM, cho biết tồn kho hàng hóa gia tăng. Trong 5 tháng đầu năm, lượng tồn kho các ngành như chế biến, bảo quản rau quả tăng đến 123,2%, sản xuất nhựa tăng 89,9% so với cùng kỳ năm ngoái…
Về phía ngân hàng, Tổng giám đốc Eximbank Trương Văn Phước cho biết, vấn đề lớn nhất của các ngân hàng hiện nay là nợ xấu. Vấn đề này đang được NHNN xem xét xử lý thông qua việc thành lập công ty mua bán nợ quốc gia có vốn 100.000 tỉ đồng. Số tiền trên có thể thu được từ phát hành trái phiếu hút vốn dư thừa của ngân hàng, thực hiện chức năng mua bán nợ xấu, mua bán tài sản đảm bảo nợ xấu để cho các ngân hàng yên tâm cho vay. Và với giá vốn sẽ giảm trong thời gian tới thì việc doanh nghiệp vay được là rất khả thi.
Ông Phước cũng cho rằng riêng Eximbank sẽ đưa ra gói tài trợ 5.000 tỉ đồng với lãi suất 13-15% cho doanh nghiệp tại TPHCM.
Chủ tịch UBNN TPHCM Lê Hoàng Quân cho biết một trong những vấn đề đau đầu nhất hiện nay của lãnh đạo thành phố chính là việc doanh nghiệp không tiếp cận được vốn, sản xuất ngưng trệ, ảnh hưởng đến đời sống, an sinh xã hội của toàn thành phố. Ông cho rằng nếu tháo được vòng quay vốn thì doanh nghiệp sẽ dễ thở hơn.
“Các hiệp hội, sở ngành phải đưa ra số liệu cụ thể, tồn kho lĩnh vực nào, ngành nào, số liệu là bao nhiêu, để tìm cách tháo gỡ, đồng thời các hiệp hội cũng phải liên hệ với quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của thành phố để bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn theo như đề nghị của đại diện NHNN”, ông Quân nói.
 
Ván bài quốc tế đã được sắp đặt và sắp tới đây Hoa Kỳ sẽ công bố bỏ cấm vận kỹ thuật cao đối với VN và sẽ bán cho VN lối 5 chiếc Tàu Ngầm Nguyên Tử hạng trung loại Silo; và bán lối 12 máy bay tàng hình F18 và có thê F22 nữa.

Chiến thuật chiến lược mới của HK là đưa 60% tổng lực lượng Hải Quân Mỹ qua phòng thủ vùng biển Châu Á Thái Bình Dương từ nay cho đến năm 2020 và chắc chắn là nhắm vào việc ngăn chặn sự bành trướng của Trung Cộng; nhất là trên Biển Đông.

Hoa Kỳ đang tăng viện trợ quốc phòng gấp 4 lần cho Phi-Luật-Tân giữa lúc TQ đang cho 22 Tàu Chiến đến vây hãm một khu đảo đang tranh chấp sát thềm lục địa của Phi. Và nay HK sẽ bán vũ khí tối tân cho VN là nhằm đẩy TQ vào thế phải đối đầu. Trước đây VN thường ca bài "con cá nó sống vì nước" nói răng TQ là đồng chí anh em và là đối tác hàng đầu của VN. Nay Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng nói Hoa Kỳ là đối tác hàng đầu của VN!

Một khi TQ lâm chiến với Phi-Luật-Tân và VN thì nội tình củaTQ sẽ bất ổn, nội loạn, suy sụp kinh tế ....
 
Facebook sẽ biến mất trong 8 năm




Có ít nhất một phân tích gia tiên đoán rằng Facebook, một mạng xã hội lớn nhất thế giới, sẽ “hồ biến” trong vòng 1 thập niên mà thôi.

Nhận xét này cũng gây chú ý phần nào vì kể từ ngày lên sàn chứng khoán, giá cổ phiếu rớt xuống thật nhanh.

[Photo:Internet]

Nhận xét này của phân tích gia Eric Jackson, sáng lập viên của Ironfire Capital, được tung ra vào hôm qua trong chương trình Squawk on the Street trên đài truyền hình CNBC.

Ông Eric Jackson tiên đoán là trong vòng từ 5 đến 8 năm, Facebook sẽ biến mất như cách mà Yahoo đã biến mất. Hiện yahoo-o vẫn còn làm ra tiền, vẫn còn có lời, vẫn còn có 13 ngàn nhân viên đang làm việc, nhưng thật ra nó chỉ còn 10% giá trị mà nó đã từng có vào cao điểm của năm 2000. Nói theo mọi ý nghĩa, nó đã biến mất!

Theo ông Jackson, hiện có đến 3 thế hệ của công ty web. Thế hệ thứ nhất là những công ty có kỹ nghệ “cổng mạng lớn” (big web portals” như Yahoo, mà ở những công ty này nội dung được tập trung về một chỗ. Thế hệ thứ hai của công ty web mà Facebook là tiêu biểu với mạng xã hội và thế hệ thứ ba thì các công ty tập trung vào việc kiếm tiền qua mạng lưới máy điện thoại cầm tay, và đó là điều mà Facebook hiện đang nỗ lực tìm kiếm.

Nhận xét này của ông Eric Jackson được tung ra vào thời điểm công ty Facebook đang gặp khó khăn su khi ra thị trường chứng khoán và nhiều vụ kiện đang xảy ra liên quan đến vấn đề này.
 
16 nguyên tắc kinh tế học :

1. Lợi ích cá nhân: Ước muốn cải thiện điều kiện sống xuất hiện cùng với chúng ta từ lúc ở trong bụng mẹ và sẽ không rời xa ta cho đến tận lúc xuống mồ (Adam Smith). Không ai chi tiền của người khác cẩn thận bằng chi tiền của chính mình.
2. Phát triển kinh tế: Bí quyết để có mức sống cao hơn là gia tăng tiết kiệm, tạo vốn, giáo dục và công nghệ.
3. Thương mại: Trong tất cả những vụ trao đổi tự nguyện, khi người ta có thông tin chính xác thì cả người mua lẫn người bán đều được lợi; vì vậy mà tăng cường buôn bán giữa các cá nhân, các nhóm người hay các nước làm cho cả hai bên đều có lợi.
4. Cạnh tranh: Nguồn lực của thế giới thì có hạn, còn nhu cầu thì vô hạn, cho nên cạnh tranh hiện diện trong tất cả các xã hội và nhà nước không thể ra sắc lệnh mà hủy bỏ được.
5. Hợp tác: Vì phần lớn người ta không thể tự túc được và vì hầu như tất cả mọi nguồn lực đều phải xử lí thì mới thành khả dụng được cho nên các cá nhân – người lao động, chủ đất, nhà tư bản và doanh nhân – phải cùng nhau làm việc để sản xuất ra các loại hàng hóa và dịch vụ có giá trị.
6. Phân công lao động và lợi thế tương đối: Sự khác nhau về tài năng, trí thông minh, hiểu biết và tài sản dẫn đến quá trình chuyên môn hóa và lợi thế tương đối của các cá nhân, các hãng và các dân tộc.
7. Phân hữu tri thức: Thông tin về phản ứng của thị trường có mặt khắp nơi và rất đa dạng, chính quyền trung ương không thể nắm bắt và tính toán hết được.
8. Lời và lỗ: Lời và lỗ là cơ chế thị trường, là kim chỉ nam hướng dẫn cho người ta biết nên sản xuất cái gì và không nên sản xuất cái gì.
9. Chi phí cơ hội: Vì nguồn lực và thời gian có hạn cho nên trong cuộc sống bao giờ cũng có sự thỏa hiệp. Nếu bạn muốn làm một cái gì đó thì bạn phải từ bỏ, không làm một cái gì đó khác mà bạn có thể muốn làm. Giá bạn trả cho việc tham gia vào hoạt động nào đó đúng bằng với chi phí cho những hoạt động mà bạn từ bỏ.
10. Lí thuyết về giá cả: Giá cả được xác định bởi đánh giá mang tính chủ quan của người mua (cầu) và người bán (cung) chứ không phải bằng chi phí khách quan của quá trình sản xuất, giá càng cao thì người mua càng muốn mua ít, còn người bán thì càng muốn bán nhiều.
11. Quan hệ nhân quả: Có nhân thì có quả. Hành động của các cá nhân, các hãng và các chính phủ bao giờ cũng có ảnh hưởng đối với những chủ thể khác trong nền kinh tế; ảnh hưởng này có thể dự đoán được, mặc dù mức độ chính xác của dự đoán phụ thuộc vào mức độ phức tạp của những hành động có liên quan.
12. Tính bất định: Tương lai bao giờ cũng chứa đựng rủi ro và không chắc chắn nào đó, vì người ta thường đánh giá lại, người ta học được từ sai lầm của mình và thay đổi ý kiến, khó mà dự đoán được hành vi của họ trong tương lai.
13. Kinh tế học về sức lao động: Trong dài hạn, lương chỉ tăng khi năng suất lao động gia tăng, nghĩa là vốn đầu tư cho một lao động gia tăng; tiền lương cố định do nhà nước đưa ra cao hơn mức cân bằng của thị trường tạo ra thất nghiệp kinh niên.
14. Kiểm soát của chính phủ: Kiểm soát giá cả-tiền thuê-lương bổng có thể làm cho một số người hay nhóm người được lợi, nhưng không phải cho toàn xã hội; rút cục, việc kiểm soát như thế sẽ tạo ra thiếu hụt, thị trường chợ đen và làm cho chất lượng hàng hóa và dịch vụ kém đi. Không làm gì có bữa ăn miễn phí.
15. Tiền: Cố tình hạ thấp giá đồng tiền quốc gia, lãi suất thấp một cách giả tạo và chính sách tiền tệ dễ dàng [tăng cung tiền bằng cách hạ lãi suất -ND] chắc chắn sẽ dẫn tới lạm phát, chu kì bùng nổ-suy thoái và khủng hoảng kinh tế. Thị trường, chứ không phải nhà nước, phải quyết định chính sách tiền tệ và tín dụng.
16. Tài chính công: Muốn có hiệu quả cao và quản lí tốt, thì phải áp dụng các nguyên tắc của thị trường trong các công sở ngay khi điều đó trở thành khả thi: (1) Chính phủ chỉ nên làm những việc mà doanh nghiệp tư nhân không thể làm được, chính phủ không được tham gia làm những việc mà doanh nghiệp tư nhân có thể làm tốt hơn; (2) chính phủ phải sống trong khuôn khổ số tiền mà họ có; (3) phân tích chi phí-lời lãi: lợi ích biên tế phải lớn hơn chi phí biên tế; và (4) nguyên tắc thanh toán: người nhận được lợi ích từ dịch vụ nào thì phải trả tiền cho dịch vụ đó.
 
Tự Do là điều không thể chia cắt. Tự do của thị trường rồi sẽ lây lan. Nó có thể còn thành công hơn là các B-52. Nếu tôi nhớ không lầm, kinh tế gia John Kenneth Galbraith trong cuốn sách A Journey Through Economic Time (tạm dịch là Hành Trình Qua Thời Ðiểm Kinh Tế) xuất bản năm 1994, đã nói, cái mà ông gọi là “Sự Mầu Nhiệm Không Chắc Chắn” có thể sẽ xảy ra. Nó sẽ xảy ra ở Việt Nam.
 
Theo lịch sử khi suppose giảm nhanh về dưới 20% thì xác suất tăng lại là rất cao, vì vậy có thể nói đây là tín hiệu hỗ trợ rất tốt cho xu hướng hiện tại. Tín hiệu tạo sóng vẫn còn yếu, thị trường cần thanh khoản cao hơn để chuyển đổi xu hướng.
 
Tháng 7, thị trường sẽ rõ xu hướng
6/5/2012 10:03:09 PM
Tháng 7, TTCK sẽ rõ xu hướng, khi sức khỏe của các DN niêm yết được “khám xét”, công bố và hướng đi của nền kinh tế được thấy rõ ràng hơn.



Cuối tuần qua, UBCK tổ chức cuộc đối thoại để lắng nghe các ý kiến từ khối CTCK và công khai kế hoạch điều chỉnh một số chỉ tiêu liên quan đến CTCK (tỷ lệ tự doanh, tỷ lệ vay vốn). Đây là một hành động tích cực, bởi sự điều chỉnh này một mặt vẫn nắn dần các CTCK vào khuôn khổ, nhưng mặt khác, sẽ giúp TTCK không bị thêm các cú sốc “xả hàng”.

Trên bình diện vĩ mô, các thông tin cơ bản về nền kinh tế vẫn đang cho thấy triển vọng tích cực. Dù hết quý I, tăng trưởng GDP mới ở mức 4%, nhưng Chính phủ không có động thái điều chỉnh chỉ tiêu này cho thấy, khả năng Chính phủ sẽ có những biện pháp mạnh hơn, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn trong các tháng cuối năm.

Bộ trưởng Bộ Tài chính đã công khai quan điểm sẽ đẩy mạnh đầu tư công - một biện pháp để kích cầu, còn Ngân hàng Nhà nước cũng vừa công khai đề án lập Công ty Mua bán nợ để giải tỏa khối nợ xấu cho các ngân hàng. Nếu 2 bộ đầu ngành này nỗ lực khơi thông quan hệ tiền - hàng bằng các giải pháp tầm vĩ mô, sẽ có khả năng kéo dần các DN và cả nền kinh tế ra khỏi trạng thái trì trệ, để bước sang giai đoạn tăng trưởng cao hơn.

Tuy nhiên, khi triển vọng nền kinh tế, TTCK là sáng hơn, thì tại sao TTCK lại dao động trong xu hướng đi xuống, với giao dịch suy giảm như hiện tại?

Tham khảo nhiều thành viên, có 3 nguyên nhân chính. Thứ nhất, tính từ đầu năm đến nay, TTCK đã tăng gần 30%, nên việc điều chỉnh giảm là phù hợp để tìm đến sự cân bằng. Thứ hai, giá vàng đã và đang giảm mạnh, còn giá nhà đất cũng đang ở mức thấp khi nhiều DN bán phá giá để thu tiền về. Với nhiều người có tiền, kênh đầu tư vàng và bất động sản đang trở nên hấp dẫn hơn chứng khoán.

Nguyên nhân thứ ba là TTCK vẫn phản ứng theo tâm lý bầy đàn, nên khi xu hướng giảm bao trùm thì cả hàng tốt lẫn hàng xấu đều bị định giá thấp. Tuy nhiên, nguyên nhân này có thể hóa giải được khi thông tin về báo cáo tài chính bán niên của các DN niêm yết được tung ra trong tháng 7: những DN tốt sẽ lộ diện và những DN yếu kém cũng không thể giấu mình, bởi quy định báo cáo bán niên bắt buộc phải qua vòng soát xét của kiểm toán.

Theo TS. Phạm Kinh Luân, tháng 7, TTCK sẽ rõ xu hướng, khi sức khỏe của các DN niêm yết được “khám xét”, công bố công khai và hướng đi của nền kinh tế được thấy rõ ràng hơn. Hiện tại, số DN phải giải thể hoặc ngừng hoạt động vẫn không ngừng tăng lên.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, 4 tháng đầu năm nay, số DN giải thể hoặc ngừng hoạt động là 17.735 DN, nhưng tính thêm tháng 5, con số này đã tăng lên đến 21.800 DN. Tuy nhiên, nếu kết thúc 6 tháng đầu năm, tăng trưởng GDP ở mức cao hơn quý I, đồng thời Chính phủ vẫn kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% năm 2012, thì đó là yếu tố nền tảng để đặt niềm tin vào sự khởi sắc của nền kinh tế cũng như TTCK Việt Nam. Trong khó khăn chung, các thành phần trong nền kinh tế đang phải tái cơ cấu mạnh mẽ, các DN yếu sẽ khó tồn tại, nhưng các DN khỏe lại có điều kiện bật nhanh hơn, mở rộng hoạt động hơn. Đó là một quá trình tất yếu để thanh lọc và nâng cấp sức khỏe của DN, của nền kinh tế.
 
Chiều 6/6: Kịch bản cũ lặp lại
06/06/2012 15:25:00
Kịch bản của phiên giao dịch hôm qua tiếp tục lặp lại trong phiên hôm nay khi thị trường được kéo mạnh vào phiên giao dịch chiều.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/6, VN-Index tăng 5,37 điểm (+1,28%), lên 426,39 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 91,5 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị 1.747,9 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm phần lớn với 48,5 triệu đơn vị, trị giá 1.186 tỷ đồng.

Đà tăng mạnh của thị trường có được là nhờ lực đỡ giá vào cuối phiên ở nhóm bluechip khi màu xanh và tím là màu chủ đạo của nhóm cổ phiếu có ảnh hưởng lớn nhất tới chỉ số VN-Index. Trong 30 mã của rổ VN30 có tới 25 mã tăng giá, trong đó có 4 mã tăng trần, còn lại chỉ có 5 mã dưới tham chiếu. Lực đỡ này giúp VN30 tăng 6,09 điểm (+1,22%), lên 504,11 điểm.

Trong tổng số 308 mã niêm yết trên HOSE, có 196 mã tăng 59 mã giảm, 44 mã giảm giá và 9 mã không có giao dịch.

Cổ phiếu SBS hôm nay được gom vào rất mạnh với 2,13 triệu cổ phiếu được khớp, lớn nhất sàn HOSE. Kết thúc phiên, mã này còn dư mua trần gần 140.000 đồng/cổ phiếu.

Ngoài ra, LCG cũng là mã hút được nhà đầu tư trong phiên này với hơn 2 triệu cổ phiếu được khớp và còn dư mua trần gần 380.000 cổ phiếu.

Nhóm cổ phiếu khoáng sản vẫn duy trì được đà tăng của mình. Ngoài các mã duy trì đà tăng trần từ đầu phiên sáng như KSA, KSH, KSS, KTB, đến phiên chiều, một số mã khác của nhóm này cũng được kéo lên mạnh như BGM, LBM, BMC.

Ngoài nhóm khoáng sản, nhóm bất động sản và dầu khí cũng có được phiên giao dịch ấn tượng với nhiều mã được kéo trần.

Nhà đầu tư nước ngoài phiên này mua vào 1.229.650 cổ phiếu, trong đó REE và MBB là 2 mã được mua vào nhiều nhất với 113.870 cổ phiếu và 106.000 cổ phiếu.

Trên sàn HNX, ngay sau khi bước vào phiên giao dịch chiều, cùng tín hiệu tích cực trên sàn HOSE, chỉ số HNX-Index cũng nhanh chóng lấy lại đà tăng và nhanh chóng vượt qua mốc 74 điểm. Tuy nhiên, lực bán tăng mạnh lên cuối phiên kéo chỉ số này hạ nhiệt dần và đóng cửa ở mức 73,78 điểm, tăng 0,2 điểm (+0,27%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 36 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị 349,6 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 3,17 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị 41,8 tỷ đồng.

Trong 396 mã niêm yết trên HNX, kết thúc phiên, có 152 mã đóng cửa trên tham chiếu, 76 mã giảm giá 68 mã đứng giá và 100 mã không có giao dịch.

Với hơn 3 triệu cổ phiếu được khớp lệnh, cổ phiếu VND là cổ phiếu có thanh khoản tốt nhất sàn HNX. Ngoài ra, các mã SCR, HBB, SHS cũng có khối lượng giao dịch lớn với hơn 2 triệu cổ phiếu.

Nhà đầu tư nước ngoài mua vào 2.047.500 cổ phiếu và bán ra 2.732.000 cổ phiếu, trong đó, PVS là cổ phiếu được họ giao dịch lớn nhất với 97.450 cổ phiếu mua vào và 217.000 cổ phiếu bán ra.
 
(1) Mở biên độ giao dịch HO +/- 7%; HA +/- 10%

(2) Mở room ngân hàng: (i) 40% hoặc (ii) 49% (đang thảo luận)

Dự kiến 2 tuần nữa sẽ công bố chính thức!
 
dự đoán TT: cuối phiên thứ 5 hoặc trễ nhất vào đầu thứ 6, TT quay đầu giảm điểm. :). Như vậy ai bắt đáy hôm thứ 2, thứ 6 hàng về khả năng là hòa :D

*Theo lịch sử khi suppose giảm nhanh về dưới 20% thì xác suất tăng lại là rất cao, vì vậy có thể nói đây là tín hiệu hỗ trợ rất tốt cho xu hướng hiện tại. Tín hiệu tạo sóng vẫn còn yếu, thị trường cần thanh khoản cao hơn để chuyển đổi xu hướng.
( thanh khoản cao thì hàng nhập kho là thắng đậm ,ngược lại thì hòa - ván này an toàn )

**Sẽ:
(1) Mở biên độ giao dịch HO +/- 7%; HA +/- 10%

(2) Mở room ngân hàng: (i) 40% hoặc (ii) 49% (đang thảo luận)

Dự kiến 2 tuần nữa sẽ công bố chính thức!

( thì ta mua cho 2 tuần nữa có sao ...)

Tháng 6 sẽ có gì? :T+3. GAS về 30? ok ASM về lại 20 .Ai đang thực sự làm chủ THV ?
 
Khối nước ngoài sẽ quay lại mua mạnh, đối với những nhà đầu tư nươc ngoài, việc đánh giá thị trường từ 1 tổ chức uy tín là rất quan trọng trong quyết định đàu tư của họ
 
Những thông tin tích cực như S&P500 nâng triển vọng kinh tế Việt Nam từ tiêu cực lên ổn định, thông tin giá xăng dầu giảm cùng với chứng khoán Mỹ gia tăng mạnh ở phiên giao dịch ngày hôm qua, đã khiến thị trường chứng khoán Việt Nam có một phiên bùng nổ thực sự cả về điểm số lẫn giá trị giao dịch. Đây có thể là nền tảng của một cuộc tạo đà cho sóng hồi phục thời gian tới.

Về phương diện kỹ thuật, phiên giao dịch ngày 7/6/2012 thị trường tiếp tục tăng điểm với khối lượng và điểm số rất thuyết phục so với những phiên giao dịch trước đó. Như vậy ngưỡng fibonanci retracement 50% đối với chỉ số VNINDEX đã đóng vai trò hỗ trợ khá tốt cho đợt phục hồi lần này, ngoài ra đây cũng chính là giao điểm hội tụ của những đường trendline hỗ trợ cho việc hình thành phần vai phải của mẫu hình vai đầu vai đảo ngược trung dài hạn. Do đó việc xem xét mua trở lại một phần trong phiên giao dịch ngày hôm nay có khả năng cho lợi nhuận tốt trong thời gian tới.



Nâng bậc xu hướng ngắn hạn lên mức tăng.
 
Back
Top