tuvan_taichinh
Well-Known Member
Hạ lãi suất, chứng khoán vẫn “làm ngơ”
Chỉ trong một thời gian ngắn, NHNN đã có 3 lần hạ lãi suất chính sách. Trong hai lần giảm lãi suất trước thị trường đã phản ứng một cách rất tích cực. Tuy nhiên trong lần hạ lãi suất thứ ba này chứng khoán đang tỏ ra khá e dè và dường như “làm ngơ”.
Biến động VN-Index và các loại lãi suất chính sách
Mốc hạ lãi suất đầu tiên trong năm nay vào ngày 13/3, lãi suất huy động, lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn đồng loạt giảm 1%. Lần thứ hai vào ngày 11/4, các loại lãi suất tiếp tục hạ 1% đưa lãi suất huy động về mức 12%/năm, lãi suất chiết khấu 11%/năm và lãi suất tái cấp vốn còn 13%/năm.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục quyết định điều chỉnh giảm lãi suất điều hành thêm 1%. Cụ thể, kể từ 28/05, lãi suất trần huy động chỉ còn 11%/năm, lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu lần lượt là 12% và 10%.
Thông tin giảm lãi suất lần này được công bố vài ngày sau khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2012 chỉ tăng 0,18% so với tháng trước, tăng 2,78% trong 5 tháng đầu năm và tăng 8,34%, so với cùng kỳ năm trước. Việc CPI giảm nhanh và thấp hơn nhiều so với lãi suất hiện này khiến NHNN cũng “đua” giảm lãi suất.
Trong 2 đợt giảm lãi suất trước đây thị trường chứng đều tăng điểm khá ấn tượng. Thực vậy, Trước ngày giảm lãi suất đợt 1 (ngày 13/03) VN-Index đã có 5 phiên giảm điểm liên tiếp tuy nhiên sau khi giảm lãi suất đã tăng có 2 tuần tăng điểm với mức tăng tổng cộng là 7,6%. Trong lần giảm lãi suất thứ 2 vào ngày 11/04, thị trường chứng khoán đã xuất hiện một cơn sóng khá lớn. Lúc đó VN-Index từ mức 458,74 điểm ngày 10/04 đã tăng vọt lên mức đỉnh 488,07 điểm vào ngày 08/05.
Vào thời điểm đó nhóm cổ phiếu tăng mạnh nhất trên thị trường là các ngành như Bất động sản, Xây dựng, Ngân hàng... Những thông tin tích cực trong điều hành vĩ mô khác dự thảo sửa đổi Thông tư 13, chủ trương cho phép giãn nợ, tái cơ cấu nợ, loại một số nhóm tín dụng bất động sản ra khỏi nhóm hạn chế cho vay… để giải tỏa khó khăn cho doanh nghiệp
Rõ ràng thị trường chứng khoán phản ứng rất nhạy trước những thay đổi của nền kinh tế. Tuy nhiên, những đợt tăng điểm trên vẫn được xem là tăng thiếu bền vững do đó mới chỉ là những phản ứng trước thông tin về chính sách lãi suất, chính sách hỗ trợ nền kinh tế khác chứ chưa có nhiều chuyển biến trong nền kinh tế thực.
Trở lại đợt hạ lãi suất lần thứ ba này, lúc này bối cảnh vĩ mô và thị trường chứng khoán đã khác. Thị trường đang trong xu thế giảm mạnh sau khi đạt đỉnh vào đầu tháng 5, thị trường tài chính thế giới đang gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế trong nước đón nhận rất nhiều thông tin không thuận lợi. Vụ bê bối Vinalines, nợ DNNN và các thông tin về nợ xấu ngân hàng đã khiến cho giới đầu tư hoang mang.
Nhiều công ty chứng khoán và chuyên gia cũng khuyên nhà đầu tư nên thận trọng để tránh sai lầm vì dấu hiệu thị trường tăng điểm trở lại chưa xuất hiện rõ ràng. Các thông tin tích cực như CPI ở mức khá thấp, giảm giá xăng, cùng với sự kì vọng của nhà đầu tư vào khả năng tiếp tục hạ lãi suất vẫn chưa đảm bảo cho một đợt sóng mới ở thời điểm hiện nay.
Thực tế, trong tuần giao dịch đầu tuần rồi thị trường vẫn trong xu thế giảm điểm và thanh khoản giảm xuống mức rất thấp. Kết thúc tuần quan, VN-Index mất 1,76% và HNX-Index mất 2,31%. Giá trị giao dịch trên HSX chỉ quanh mức 700 tỷ đồng/phiên, còn trên HNX quanh mức 300 tỷ đồng/phiên.
Có vẻ như thông tin hạ trần lãi suất đã không còn giữ “độc chiêu” kích thích cho thị trường tăng điểm. Thực tế, biến động thị trường chứng khoán chịu ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố khác. Không những vậy, trần lãi suất cho vay đối với một số nhóm được đưa về 14% nhưng vấn đề tiếp cận với nguồn vốn lãi suất nay đối với doanh nghiệp lại rất khó khăn.
Doanh nghiệp vẫn chưa có điều kiện thực sự để cải thiện tình hình kinh doanh thì thông tin lãi suất huy động về mức trần 11% trở nên lạc lõng với thị trường và nhà đầu tư vẫn cần thận trọng để bảo toàn đồng vốn.
Chỉ trong một thời gian ngắn, NHNN đã có 3 lần hạ lãi suất chính sách. Trong hai lần giảm lãi suất trước thị trường đã phản ứng một cách rất tích cực. Tuy nhiên trong lần hạ lãi suất thứ ba này chứng khoán đang tỏ ra khá e dè và dường như “làm ngơ”.
Biến động VN-Index và các loại lãi suất chính sách
Mốc hạ lãi suất đầu tiên trong năm nay vào ngày 13/3, lãi suất huy động, lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn đồng loạt giảm 1%. Lần thứ hai vào ngày 11/4, các loại lãi suất tiếp tục hạ 1% đưa lãi suất huy động về mức 12%/năm, lãi suất chiết khấu 11%/năm và lãi suất tái cấp vốn còn 13%/năm.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục quyết định điều chỉnh giảm lãi suất điều hành thêm 1%. Cụ thể, kể từ 28/05, lãi suất trần huy động chỉ còn 11%/năm, lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu lần lượt là 12% và 10%.
Thông tin giảm lãi suất lần này được công bố vài ngày sau khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2012 chỉ tăng 0,18% so với tháng trước, tăng 2,78% trong 5 tháng đầu năm và tăng 8,34%, so với cùng kỳ năm trước. Việc CPI giảm nhanh và thấp hơn nhiều so với lãi suất hiện này khiến NHNN cũng “đua” giảm lãi suất.
Trong 2 đợt giảm lãi suất trước đây thị trường chứng đều tăng điểm khá ấn tượng. Thực vậy, Trước ngày giảm lãi suất đợt 1 (ngày 13/03) VN-Index đã có 5 phiên giảm điểm liên tiếp tuy nhiên sau khi giảm lãi suất đã tăng có 2 tuần tăng điểm với mức tăng tổng cộng là 7,6%. Trong lần giảm lãi suất thứ 2 vào ngày 11/04, thị trường chứng khoán đã xuất hiện một cơn sóng khá lớn. Lúc đó VN-Index từ mức 458,74 điểm ngày 10/04 đã tăng vọt lên mức đỉnh 488,07 điểm vào ngày 08/05.
Vào thời điểm đó nhóm cổ phiếu tăng mạnh nhất trên thị trường là các ngành như Bất động sản, Xây dựng, Ngân hàng... Những thông tin tích cực trong điều hành vĩ mô khác dự thảo sửa đổi Thông tư 13, chủ trương cho phép giãn nợ, tái cơ cấu nợ, loại một số nhóm tín dụng bất động sản ra khỏi nhóm hạn chế cho vay… để giải tỏa khó khăn cho doanh nghiệp
Rõ ràng thị trường chứng khoán phản ứng rất nhạy trước những thay đổi của nền kinh tế. Tuy nhiên, những đợt tăng điểm trên vẫn được xem là tăng thiếu bền vững do đó mới chỉ là những phản ứng trước thông tin về chính sách lãi suất, chính sách hỗ trợ nền kinh tế khác chứ chưa có nhiều chuyển biến trong nền kinh tế thực.
Trở lại đợt hạ lãi suất lần thứ ba này, lúc này bối cảnh vĩ mô và thị trường chứng khoán đã khác. Thị trường đang trong xu thế giảm mạnh sau khi đạt đỉnh vào đầu tháng 5, thị trường tài chính thế giới đang gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế trong nước đón nhận rất nhiều thông tin không thuận lợi. Vụ bê bối Vinalines, nợ DNNN và các thông tin về nợ xấu ngân hàng đã khiến cho giới đầu tư hoang mang.
Nhiều công ty chứng khoán và chuyên gia cũng khuyên nhà đầu tư nên thận trọng để tránh sai lầm vì dấu hiệu thị trường tăng điểm trở lại chưa xuất hiện rõ ràng. Các thông tin tích cực như CPI ở mức khá thấp, giảm giá xăng, cùng với sự kì vọng của nhà đầu tư vào khả năng tiếp tục hạ lãi suất vẫn chưa đảm bảo cho một đợt sóng mới ở thời điểm hiện nay.
Thực tế, trong tuần giao dịch đầu tuần rồi thị trường vẫn trong xu thế giảm điểm và thanh khoản giảm xuống mức rất thấp. Kết thúc tuần quan, VN-Index mất 1,76% và HNX-Index mất 2,31%. Giá trị giao dịch trên HSX chỉ quanh mức 700 tỷ đồng/phiên, còn trên HNX quanh mức 300 tỷ đồng/phiên.
Có vẻ như thông tin hạ trần lãi suất đã không còn giữ “độc chiêu” kích thích cho thị trường tăng điểm. Thực tế, biến động thị trường chứng khoán chịu ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố khác. Không những vậy, trần lãi suất cho vay đối với một số nhóm được đưa về 14% nhưng vấn đề tiếp cận với nguồn vốn lãi suất nay đối với doanh nghiệp lại rất khó khăn.
Doanh nghiệp vẫn chưa có điều kiện thực sự để cải thiện tình hình kinh doanh thì thông tin lãi suất huy động về mức trần 11% trở nên lạc lõng với thị trường và nhà đầu tư vẫn cần thận trọng để bảo toàn đồng vốn.