Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

TAS: Chủ tịch đăng ký gom thêm hơn 1,7 triệu cổ phiếu

(NDHMoney) Sàn HNX thông báo giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ thuộc Công ty Cổ phần Chứng khoán Tràng an (mã TAS - HNX).



Từ ngày 31/5 - 30/7, ông Yang Xiao Dong - Chủ tịch TAS đăng ký mua thêm 1.705.000 cổ phiếu. Mục đích thực hiện giao dịch nhằm tăng tỷ lệ sở hữu.

Phương thức giao dịch dự kiến thỏa thuận và khớp lệnh. Số lượng cổ phiếu nắm giữ trước khi thực hiện giao dịch là 1.769.100 cổ phiếu, tương đương 12,727338%.

Cụ thể, ngày 4/6 là thời hạn đăng ký cuối cùng, từ ngày 18/6/2012 đến ngày 25/6/2012, TAS sẽ xin ý kiến cổ đông về việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ với giá thực hiện là giá bình quân 5 phiên giao dịch liên tiếp kể từ ngày được Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước chấp thuận phát hành riêng lẻ.
 
Cần 3 tháng để lãi suất vay về dưới 14%
Nguồn tin: Thời báo Kinh tế Sài Gòn | 29/05/2012 11:23:32 CH
In tin |

Lưu vào sổ tay |

RSS |

Chia sẻ Facebook


Quy định về giảm lãi suất huy động và cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên đã có hiệu lực từ hôm 28-5. Đây là lần thứ 3 trong năm nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cắt giảm lãi suất, mức giảm đã là 3 điểm phần trăm. Tuy vậy, lần cắt giảm thứ ba vừa qua không làm nhiều người quan tâm và theo một số ngân hàng, để vốn thực sự rẻ và nhiều doanh nghiệp tiếp cận được thì phải 3 tháng nữa.



Nhìn vào động thái giảm lãi suất của NHNN có thể thấy lãi suất huy động nhanh chóng giảm theo quy định, nhưng lãi suất cho vay chưa giảm nhiều. Theo báo cáo của Cục thống kê TPHCM, đến 10-5, nhiều doanh nghiệp vẫn vay với lãi suất trên 19%, và theo ông Nguyễn Đức Kiên, thành viên Hội đồng sáng lập Ngân hàng Á Châu, lãi suất bình quân tính chung cho cả hệ thống tới thời điểm tuần qua vẫn quanh quẩn mức 17%. Như vậy, quy định áp trần lãi suất cho vay ở 15% vào đầu tháng 5, và vào 25-5 vừa qua còn 14% đối với các đối tượng ưu tiên vẫn chưa giúp lãi suất cho vay giảm nhiều.

Trong khi huy động vốn tiếp tục tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm, tăng 5,42% so với cuối 2011 nhưng lãi suất cho vay lại không giảm nhiều. Cụ thể, tín dụng toàn ngành ngân hàng trong gần 5 tháng âm 0,89%, nhiều ngân hàng con số âm của tín dụng còn cao hơn, như tại Eximbank, tăng trưởng tín dụng quí 1 âm gần 7%, Vietinbank âm 2,6%... nhưng lãi suất vẫn không hạ để kích thích doanh nghiệp vay.

Một số ngân hàng thương mại cho biết trong thời gian qua đã bỏ tiền mua trái phiếu và tín phiếu, thay vì cho vay. Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt, trong 5 tháng, con số trái phiếu chính phủ và trái phiếu chính phủ bảo lãnh đã phát hành thành công là 77.404 tỉ đồng, trong khi cả năm 2011, con số này chỉ là hơn 73.000 tỉ đồng. Lợi suất trái phiếu trong tuần trước còn 9,5- 10%, giảm hơn 1 điểm phần trăm so với giữa tháng 3. Tín phiếu cũng được NHNN phát hành thành công 3000 tỉ đồng trong tuần qua. Lãi suất trúng thầu kỳ hạn 92 ngày còn 6,48% và lãi suất trúng thầu kỳ hạn 182 ngày còn 8%.

Giải thích nghịch lý này, ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phương Đông (OCB), cho rằng hiện tại nhiều ngân hàng có nguồn vốn dồi dào, nhưng không cho vay mà mua các loại giấy tờ có giá là do vốn này được xem là vốn thừa, chưa cần dùng tới, các loại giấy tờ này có thanh khoản cao, khi cần tiền có thể lập tức chuyển sang được, trong khi nếu cho doanh nghiệp vay, thời gian thu hồi vốn chậm, và rủi ro rất cao, lúc cần thu lại vốn trả cho người gửi sẽ mất thời gian hơn (hoặc có khi không thu hồi được). Trong lúc khó khăn như hiện tại, ngân hàng cũng phải chọn cách làm an toàn nhất vì lo ngại sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế.

Còn theo ông Trương Văn Phước, Tổng Giám đốc Eximbank, hiện tại, nợ quá hạn đang tăng mạnh ở tất cả các ngân hàng. Chính tại doanh nghiệp, thu hồi công nợ cũng là điều rất vất vả thì ngân hàng phải chấp nhận giảm lợi nhuận để giảm rủi ro. “Chỉ khi chính sách tài khóa mới được chính phủ cân nhắc thay đổi, tăng đầu tư công ở những lĩnh vực cần thiết thì vốn từ ngân hàng mới chảy ra được, còn hiện tại, sẽ không dễ dàng”.

Về giảm lãi suất cho các khoản nợ cũ của doanh nghiệp, ông Phước cho rằng chi phí huy động vốn của ngân hàng vẫn cao do lãi suất chỉ mới giảm trong 3 tháng trở lại đây. Nếu giảm mạnh lãi suất và tăng cường cho vay với mức lãi suất quá thấp thì không bù nổi chi phí huy động. Nhìn vào chênh lệch huy động và cho vay có thể lên đến 5 điểm phần trăm, nhưng đó là so với lãi suất huy động ở mức 11% như hiện tại, còn vào tháng 2 trần lãi suất vẫn là 14%. Thêm vào đó, doanh nghiệp chỉ trả lãi cho ngân hàng 3 hoặc 6 tháng/lần nhưng mỗi tháng ngân hàng đều phải trả lãi cho người gửi, do vậy ngân hàng phải tính toán kỹ lưỡng để không rơi vào cảnh lợi nhuận âm, và càng không để cho nợ xấu ảnh hưởng nặng đến hoạt động kinh doanh.

Còn theo ông Tuấn, với nợ cũ hay khoản vay mới đều có độ trễ. Với những khoản nợ cũ, thường thì trong hợp đồng vay có quy định trong bao nhiêu tháng sẽ áp dụng biểu lãi suất mới, thường thì 3 hoặc 6 tháng. Vì vậy, chắc chắn vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận được vốn với lãi suất thấp, nhưng lãi suất sẽ tiếp tục giảm và trong thời gian tới, từ từ, doanh nghiệp sẽ được điều chỉnh. Còn doanh nghiệp vay mới thì tâm lý là chờ lãi suất giảm thêm nên chưa vay.

Theo ông Phước, trong 3 tháng tới, lãi suất cho vay sẽ về dưới 14% trên toàn hệ thống do ngân hàng đã có được nguồn vốn rẻ hơn, và việc thu hồi nợ cũng có thể sẽ đỡ khó hơn. Hiện tại ở Eximbank, ông Phước cho rằng tín dụng đã bắt đầu chảy, tuy chưa nhiều. Theo ông Phước, ở một lãi suất nào đó sẽ có các đối tượng vay chấp nhận được và tiến hành vay, nên tình hình tín dụng sẽ cải thiện trong các tháng tiếp theo.

Trong khi đó, ông Kiên cho rằng tại ACB, tín dụng mặc dù chỉ tăng trưởng 1,8% trong quí 1, nhưng thường thì tăng mạnh vào các tháng cuối năm, và hiện tại đã bắt đầu tăng nên ông Kiên vẫn cho rằng trong năm nay ACB sẽ tăng trưởng tín dụng ở mức 17% như chỉ tiêu của Ngân hàng Nhà nước.
 
Linh Nghiệm

Hinh là con trai thứ ba trong một gia đình nông dân, không nghèo nhưng cũng chẳng giàu có gì lắm. Cha anh ta có đỗ đạt, đã từng làm quan nhưng tính khí thất thường, lòng đầy ham hố nên quan trên không mặn mà gì nên đã bỏ quan, khi đi dạy học ở chốn kinh kỳ, khi ngồi bốc thuốc ở vùng sơn cước. Hinh thừa hưởng ở dòng họ và khí chất của vùng chôn rau cắt rốn cái nết cơ bản cần cho kẻ có hoài bão tham chính là tính đa mưu túc kế, lòng dạ thật không bao giờ lộ ra mặt, bạn bè cùng lứa không ai dám kết làm bằng hữu. Hinh sáng dạ, lại có chí, học đâu biết đó, hai mươi tuổi làm thơ chữ Hán, đọc Rút-xô, Mông-tét-ski-ơ…bằng nguyên bản, nhưng Hinh chán học, chỉ nhăm nhăm một dạ xuất ngoại. Đạo học không có đường tắt, mà lập thân bằng con đường học vấn thì mù mịt, xa vời quá. Bằng văn chương thì chỉ khi thế cùng lực tận, bất đắc dĩ mà thôi.

Hằng ngày Hinh sống như người nuốt phải quả chuỳ gai vào bụng, buốt nhói, nhăn nhó, bồn chồn, vừa ngồi đã đứng lên, mới ngủ đã vùng dậy, trán nhăn tối, mắt xa xăm. Như đang phải lòng một tiểu thư khuê các. Nhưng Hinh đâu phải là người dại dột, không bao giờ để phí chí khí, sức lực vào chuyện đàn bà. Vớ vẩn ! Chiếm mười trái tim đàn bà đâu có khó nhưng một trái tim nhân loại thì phải vượt trùng dương. Hinh ngước cái đầu mong đợi lên bầu trời, hoài vọng bóng dáng một con tàu, tìm kiếm một phép thần thông, mong đợi một dấu vết của cõi Thiên hoặc hơi hướng của miền Cực lạc để đưa về cho chúng sinh.

Tháng ngày như sợi chỉ căng mà lòng khao khát làm trai hải hồ, khắc khoải mong một phút được quỳ dưới chân bậc Chí Thánh và nói :"Ơn người. Người là nguồn ánh sáng dẫn dắt chúng con…Lũ chúng sinh con khao khát được gặp Người…"

Thế rồi, như sự linh nghiệm của lời nguyện cầu, một đêm giông tố bão bùng đất trời như trong cơn đau sinh nở, Hinh đã lên chín tầng Thánh địa để được gặp đấng Chí linh.

Bắt đầu là một ngọn nến, ánh lửa dịu ấm, toả một quầng sáng hình nón. Vầng sáng ấy toả hào quang, tia hào quang không thẳng mà có hình gấp khúc. Cuối cùng ở trung tâm vầng sáng ấy hiện ra khuôn mặt kiều diễm của một cô gái tóc vàng.

- Kính thưa…Hinh bàng hoàng thốt lên.

- Không phải ! – cô gái mỉm cười độ lượng – Tôi chỉ là sứ giả của đấng Lập đạo. Anh có lời thỉnh cầu gì gấp lắm không ? Người đang bận, việc hành đạo chỉ ở bước khởi đầu.

- Kính thưa, tôi là người của xứ Nhọc nhằn tăm tối…

- Thôi, anh không cần phải nói, chàng trai ạ, người xứ Nhọc nhằn có khát khao ánh sáng thì việc hành đạo mới càng được dễ dàng. Đây anh cầm lấy, theo Đạo thư này, anh sẽ tìm được chân lý.

Vị sứ giả trao cho Hinh Đạo thư quý giá ấy rồi nhỏ dần, nhỏ dần cho đến khi chỉ còn như một cái chấm chính giữa vầng hào quang rồi biến mất giữa bao la. Hai tay đỡ cuốn sách trước trán, Hinh vẫn quỳ và thành kính đặt lên đó một cái hôn, rồi anh run run dở ra đọc :

"Hãy đi về phía Nam theo con đường một bên là cây và một bên là nước, cuối con đường có quán bia hơi và thịt chó ; đừng nhìn vào chốn đam mê ấy và đi thật chậm. Dọc đường sẽ có người hỏi :"Có đi không ?" thì đừng đi. Đó cũng là người cần lao chứ không phải ma quỷ cám dỗ, nhưng phải đành từ chối. Đi tiếp, sẽ gặp một ki-ốt sách báo nên rẽ trái, trước mặt đã là vườn hoa nhỏ. Bây giờ anh phải khom người xuống, đi chậm bước từng bước một, mắt nhìn xuống mặt đất để "tìm cái này". Cứ thế…chỉ cần một lúc sau,anh sẽ có được thiên hạ."

Hinh ấp cuốn Đạo thư vào ngực tức tưởi : "Trời ơi,bảo bối, bảo bối…". Hinh sung sướng hét toáng lên. Tiếng anh vang rất to trong đêm và lúc ấy Hinh mới biết mình vừa qua một giấc mơ. Nhưng trời ơi, tại sao những điều anh nung nấu trong tâm can bấy lâu nay lại được giải đáp trong mơ. Anh sung sướng và cảm động đến mức nước mắt giàn giụa. "Ôi chúng sinh nhọc nhằn và tăm tối của ta, bảo bối này sẽ soi sáng đường chúng ta đi…"

Sáng hôm sau, Hinh thành kính chuẩn bị lên đường. Quần áo tươm tất ,mũ miện đàng hoàng. Trước nhà anh có một đại lộ chính Nam, có lẽ đúng là con đường này nên anh dấn bước ra đi. Một bên cây và một bên nước, hay một bên rừng một bên biển. Anh cứ đi, qua vài đoạn phố nữa thì anh thấy mình đi đúng con đường men theo cái hồ. Và giữa phố có hàng bia hơi thịt chó mà vài lần anh cũng đã bị cuốn vào đó. Ôi sự linh nghiệm không sai một dấu phẩy. Đường phố trong veo, lui cui mấy chiếc xe đạp chở kẹo bánh, than tổ ong đi bỏ mối cho các hàng nước vỉa hè, lọc cọc đôi chiếc xích-lô cà tàng đi tìm khách. Vài cô gái điếm vật vờ.

- Có đi không ?

Một cô gái điếm rủ rê. Hinh nhớ đến giấc mơ mà thấy lạnh xương sống ; trong mơ cũng ba chữ ấy. Đến cuối phố, Hinh thấy một ki-ốt sách báo thật ; chủ quán vừa mở cửa. Tại sao có sự kỳ diệu thế này, khi tỉnh anh nào có biết chỗ này có một quán sách ? Đi tiếp gặp một ki-ốt sách báo nên rẽ trái, trước mặt là vườn hoa nhỏ. Hinh liền rẽ trái, đi một đoạn qua các cửa hàng bách hoá đã thấy vườn hoa Mùa Xuân.

Kẻ hành đạo không chần chừ đắn đo, đi tới giữa vườn hoa, lòng ngây ngất hơi men, một nửa muốn bay lên, một nửa trì xuống. Mắt Hinh hoa lên, đâu Thiên Thần, đâu Địa Thánh, không biết con đang đứng giữa Địa đàng hay mặt đất. Rồi anh chợt tỉnh lại..."Tìm cái này" là tìm cái gì , anh không hiểu nhưng không dám nghi ngờ lời vàng ngọc của đấng Tiên tri. Vườn hoa nằm cạnh đại lộ, lúc này đang vắng hoa, chỉ có mấy ông già tập thể dục muộn, dăm chàng thanh niên đá bóng và một tốp học sinh cấp ba đi học sắp qua. Bây giờ anh phải khom người xuống, đi chậm từng bước một, mắt nhìn xuống mặt đất… Hinh vừa cúi lom khom chăm chú tìm kiếm vừa lẩm nhẩm đọc. Anh như bị thôi miên, không biết mình đang tìm cái gì, nhưng anh cứ trung thành với lời chỉ gíáo, người cúi lom khom, mắt dán xuống đất và bước từng bước một chậm rãi.

Những người đang qua đường lấy làm lạ. Bắt đầu là nhóm học sinh cấp ba, mấy đứa con trai vốn hiếu kỳ đi đến và tự hỏi, không biết ông kia tìm cái gì nhỉ ? Chúng không thể tự giải đáp được.

- Anh ơi, anh tìm cái gì đấy ?

Hinh mải mê không hề nhìn lên, chỉ buột miệng trả lời :

- Tìm cái này.

Đối với chúng, câu trả lời ấy, làm ngứa ngáy chân tay. Nhất định cha này mất nhẫn, dây chuyền hay hạt xoàn gì đó thôi, chúng mình mà vớ được thì hay lắm.

Thế là cả bọn, cặp sách dồn lại một đống, nhảy vào cuộc tìm kiếm. Khi cả một đám người bò ra sục sạo tìm kiếm thì sự lạ càng tăng lên hàng chục lần. Người đi qua vườn hoa không bao giờ hết, dân lang thang thất nghiệp, dân nhà quê bỏ ra thành phố kiếm cơm…đang đói rách hy vọng vớ được một chút may mắn, những người này đi đến và không thể không hỏi:

- Tìm cái gì đấy ?

Lần này thì tụi trẻ con đã mau miệng trả lời :

- Tìm cái này !

Câu này đối với người lớn làm ngứa ngáy đầu óc. Thế là họ bỏ cả gồng gánh, xe cộ, nhảy vào quảng trường.

Rồi tiếp đến... Bây giờ là dân xích-lô, ba gác, dân ăn xin, trẻ mồ côi bán báo, dăm cô điếm, đám bụi đời móc túi nghe tin cũng tìm đến.

- Tìm cái gì đấy ?

- Tìm cái này.

Mả mẹ chúng nó, giấu như mèo giấu cứt. Nhất định là hạt xoàn, ru-bi, có lẽ tối qua tụi đào đá đỏ qua đây đánh nhau đổ ra một bị đá đỏ không chừng. Mẹ chúng nó, ông mà biết trước, ông rào lại, ông đuổi tất. Ông kia được một viên rồi hả , bắt nộp phạt, chúng mày !

Cứ thế...

Và số người hy vọng có một chút no ấm bò lê trên vườn hoa để tìm vật báu, đến lúc này đã đông như đàn kiến.

Hinh chợt nhận ra tiếng ồn của đám đông và anh ngạc nhiên đứng nhìn họ. Hoá ra thiên hạ đang bu lại xung quanh mình. Một lúc sau anh sẽ có được thiên hạ. Hinh sung sướng đến rơm rớm nước mắt và mãn nguyện ra về.

Cái đám đông ấy cứ như dòng nước trong lòng sông, trôi đi chứ không cạn. Người đến trước thất vọng ra về trước, người đến sau thất vọng ra về sau. "Tìm cái này" là cái gì thì không ai biết, nhưng cứ hy vọng có chút no ấm mờ mờ phía trước cũng đã hấp dẫn lắm, để họ trở thành một dòng nước.

Trưa.

Rồi chiều.

Và... vẫn còn đám đông xúm xít giữa vườn hoa Mùa Xuân. v
 
- Phiên giảm hôm qua đã kéo tín hiệu %S giảm trên VNIDEX tạo điều kiện hình thành W tín hiệu này. Mức cần phục hồi để đưa VNINDEX trở lại xu hướng tích cực là 435.01 (đây là mức support động).
- Trên HNX có phần tốt hơn khá nhiều, tín hiệu %S vẫn tiếp tục tăng và tiện cận dương, giá trị support động là 74.88. Nếu hôm nay HNX phục hồi thì khả năng mở ra W %T, khi đó rủi ro giải ngân sẽ giảm.
II-MÃ THEO DÕI (được phần mềm lọc tự động):
- VIC, ACB, STB, DBC, NVN, NVT, SHS, VIG

- Nếu hôm nay thị trường tăng và VNI phục hồi lên mức 435.01 thì NDT mạo hiểm có thể xem xét tham gia thị trường với tỷ trọng nhỏ.
 
Hai sàn tăng điểm trở lại kể từ đầu phiên nhờ sự hỗ trợ của các mã có vốn hóa lớn. Thanh khoản vẫn ở mức thấp do lực cầu vẫn khá dè dặt, tuy nhiên số mã tăng giá vẫn có phần áp đảo số mã giảm giá.

Dòng tiền chỉ tập trung vào các mã đầu cơ hoặc có vốn hóa lớn, các mã còn lại chỉ có dấu hiệu tích lũy với khối lượng thấp. Một số mã vẫn tạo đươc sự hấp dẫn trong giao dịch ở những phiên gần đây như VPK,SAM, HSG, CSM, IDI…vv





Về phương diện kỹ thuật, phiên giao dịch ngày 30/05/2012, thị trường đóng cửa với mức tăng điểm ở cả 2 sàn, thanh khoản giữ ổn định so với phiên giao dịch trước đó. Với dấu hiệu như trên thì theo chúng tôi thị trường vẫn giữ nguyên trạng thái sideway ngắn hạn hiện tại, và do đó với những nhà đầu tư đầu tư khi lấy chỉ số thị trường làm cơ sở đầu tư thì điểm mua vẫn chưa xuất hiện, cho đến khi có một phiên tăng giá kèm thanh khoản gia tăng. Tuy nhiên theo chúng tôi thị trường cũng đã tạo được vùng cân sau một số phiên chỉ tăng hoặc giảm nhẹ với khối lượng suy kiệt, vì vậy cũng có thể tham gia vào một số mã đã hình thành xu thế tăng hoặc đã bứt phá khỏi trạng thái sideway trước thị trường.
 
Tranh chấp khối tài sản 1.000 tỉ đồng
Thứ Tư, 30/05/2012 22:53
Do chết bất đắc kỳ tử, một phụ nữ để lại khối tài sản khổng lồ nhưng không kịp lập di chúc. Từ đó dẫn đến tranh chấp giữa người con nuôi và các anh chị em của người vừa qua đời
Chiều 30-5, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã mời ông T.V.P và chị T.H.H.L đến làm việc liên quan đến khối tài sản trong két sắt đang được ký gửi tại ngân hàng này. Sau 3 giờ làm việc, các bên vẫn không đạt được thỏa thuận. Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động lúc 17 giờ cùng ngày, một lãnh đạo Sacombank khẳng định “do vụ việc vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa nên khối tài sản nằm trong két sắt hiện vẫn đang được giữ tại ngân hàng”.

Chết không để lại di chúc

Liên quan đến khối tài sản trên, theo tìm hiểu của chúng tôi, tháng 3-2011, Văn phòng Thừa phát lại quận Bình Thạnh - TPHCM đã lập một vi bằng ghi nhận lại khối tài sản khổng lồ lên đến 1.000 tỉ đồng của một người phụ nữ quá cố tên là T.K.P (sinh năm 1946, ngụ quận Tân Phú - TPHCM). Đây có thể xem là vụ việc được lập vi bằng có số tài sản lớn có một không hai.

Do chết bất đắc kỳ tử nên bà P. đã không để lại di chúc trong khi bà không có con ruột, chỉ có một người con nuôi 22 tuổi mang họ bà có tên là T.H.H.L. Người con nuôi này được bà P. xin nuôi ngay khi còn đỏ hỏn ở Bệnh viện Hùng Vương và được pháp luật thừa nhận. Khi bà P. chết, người con nuôi đang du học ở Đức đã quay về chịu tang mẹ.


Ông T.V.P được mời đến Sacombank làm việc chiều 30-5. Ảnh: PHẠM DŨNG
Ngay khi tổ chức lập vi bằng dưới sự chứng kiến của anh chị em bà P. và chị H.L cùng công an địa phương, tài sản của bà P. gần như không đếm xuể, phải đếm trong vòng 1 tuần mới xong: gồm 100 cây vàng, tiền mặt, 1 triệu USD, trang sức có rất nhiều kim cương, 17 cuốn sổ tiết kiệm (trong đó có nhiều sổ ghi số tiền hàng chục tỉ đồng).
Ngoài ra, còn có rất nhiều nhà xưởng, đất đai ở quận Tân Phú - TPHCM, tỉnh Bình Dương, Tây Ninh... cũng do bà P. đứng tên. Không chỉ để tiền và tài sản quý giá trong két sắt, rất nhiều vàng được bà P. giấu kỹ bên dưới bàn làm việc đã làm những ai chứng kiến đều phải ngỡ ngàng.
Điều càng ngỡ ngàng hơn bà P. còn cất giữ cẩn thận nhiều tờ tiền mệnh giá 200 đồng, 500 đồng, 1.000 đồng và 2.000 đồng. Ngoài ra, căn nhà bà P. sinh sống tại quận Tân Phú rộng khoảng 2.000 m2 với 1 sân tennis cho thuê.
Tranh chấp

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết cha mẹ bà P. là người Hoa, có nghề làm bún gạo nên đã truyền nghề lại cho các con, trong đó có bà P. Ban đầu bà P. tự tay làm bún và làm thủ công, dần dà mở rộng quy mô nên thuê thợ phụ và rất nhiều khu đất ở quận Tân Phú vốn là nơi phơi bún, sau đó bà P. được Nhà nước cấp đất để mở rộng quy mô làm ăn.
Sau đó, bà P. mua lại rất nhiều đất ở xung quanh, kể cả các tỉnh nên tài sản của bà ngày càng khổng lồ. Bà P. cũng tạo công ăn việc làm, chỗ ở cho những người làm công gắn bó với bà từ lúc làm bún và cả sau này. Theo một số người từng làm công cho bà P., bà sống rất khiêm tốn, thường làm từ thiện nhưng rất kín tiếng.
Ngoài người con nuôi, bà P. có 6 anh chị em thì hầu hết đều theo nghề làm bún gạo và đều khấm khá, trong đó hiện có một người chị ở quận Tân Phú còn giữ nghề làm bún gạo với thương hiệu nổi tiếng, 1 người anh và 1 người em của bà hiện sống ở Đức.

Vì khối tài sản quá lớn mà bà P. để lại nên hầu hết anh chị em trong gia đình bà P. đều muốn gửi vào ngân hàng mà không để cho người con nuôi nắm giữ. Sau khi lập vi bằng khối tài sản trên, ông T.V.P (em trai bà P.) đã cùng người con nuôi là chị T.H.H.L thống nhất ký gửi tài sản trong két sắt tại Sacombank thời hạn đến cuối tháng 3-2012. Khi hết hạn ký gửi, chị L. muốn rút số tài sản này về nhưng ông P. lại không đồng ý vì ông cho rằng vụ việc đang còn tranh chấp, ông muốn gia hạn ký gửi để đợi hai người anh em ở Đức về giải quyết.

Tại Sacombank, ông P. phân trần: “Sở dĩ gia tộc tôi muốn làm rõ vấn đề là vì toàn bộ số tài sản nói trên đều do công sức của cả dòng họ, trong đó có những người ở nước ngoài hùn hạp làm ăn với chị tôi. Nay tôi muốn gia hạn thêm để chờ những người ở nước ngoài về cùng giải quyết trước tòa”. Có mặt tại buổi làm việc, chị H.L ăn mặc khá giản dị và tỏ ra dè dặt trước phóng viên. Khi được hỏi về những vấn đề liên quan, chị H.L từ chối trả lời.

Tuy nhiên, theo thông tin từ Văn phòng Thừa phát lại, chị H.L cho biết nếu được thừa hưởng khối tài sản của mẹ theo sự thừa nhận của pháp luật, chị sẽ để lại toàn bộ cho Tổ chức UNICEF Việt Nam.
Xạo vừa vừa thôi Mẹ ..
 
một số đánh giá của Mỹ về thực trạng tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam (VN) hiện nay và một số động thái mới của Mỹ trong triển khai chiến lược “DBHB” đối với VN thời gian tới như sau:

1. Về thực trạng tình hình kinh tế - xã hội VN hiện nay:

Theo đánh giá của Claire Pierangelo: “Nền kinh tế VN hiện nayđang tồn tại rất nhiều vấn đề và cần phải tốn rất nhiều thời gian để khắc phục.Vấn đề lớn nhất của VN chính là lợi ích nhóm và tính nhiệm kỳ của các lãnh đạo quá cao, quá điển hình mà không có tầm nhìn dài hạn. Tất cả các giải pháp chính sách được đưa ra chỉ có tính thời vụ, tạm thời. Các tập đoàn kinh tế của nhà nước được hưởng quá nhiều lợi ích và Chính phủ VN hầu như chỉin tiền phục vụ nhóm này trong khi hiệu quả đầu tư công vô cùng thấp, tham nhũng tràn lan. Trong khi đó, các công ty, doanh nghiệp tư nhân là những người sản xuất và đem lại nhiều lợi ích cho xã hội hơn cả thì lại thiếu đi những sự hỗ trợ và gặp rất nhiều khó khăn”... “Ở VN hiện nay, cụm từ “tái cơ cấu” được Chính phủ và báo chí nhắc tới rất nhiều nhưng không có nội dung và hành động cụ thể đi kèm. Chính phủ VN hiểu vấn đề của họ,nhưng những lợi ích nhóm và cá nhân đang làm mờ mắt và chậm bước trên con đường thay đổi”.

Claire Pierangelo phân tích: “Đáng lẽ kinh tế VN phải vững vàng hơn hiện nay rất nhiều chứ không phải ở tình trạng bung bét và vá sửa lung tung như hiện nay.
 
Kỹ thuật thì thị trường giảm, khối lượng sụt mạnh (nếu có thể so sánh thì sử dụng đáy trước gần nhất để so, nếu nó nhỏ hơn khối lượng ở đáy trước này) thì khả năng hồi phục vững sẽ tốt hơn. Có thể giải thích thế này, thị trường giảm nhưng người bán không còn muốn bán nữa, "giá này chả thích thú gì để đặt lệnh sell nữa", khi đó thị trường sẽ chuyển từ nhạy cảm với tin xấu sang nhạy cảm bởi tin tốt, nếu tin tốt ra thị trường sẽ bùng nhanh hơn và đi xa hơn.
 
Điểm mặt những cổ phiếu tăng trần nhờ thâu tóm

Thâu tóm, sáp nhập, M&A… những cụm từ được nhắc nhiều trong giai đoạn hiện nay trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thực tế cho thấy, khi những thương vụ lớn sắp diễn ra, cổ phiếu bị thâu tóm thường tăng khá mạnh, thậm chí tăng kịch trần trước khi thông tin chính thức được công bố.
Điều này được dẫn chứng qua việc cổ phiếu VCF của Vinacafe Biên Hòa từng tăng trần nhiều phiên liên tiếp trước khi Masan Cousumer, một thành viên của Masan (MSN) thông báo chào mua công khai 50% vốn điều lệ của VCF với giá 80,000 đồng/cp. Trước đó, chỉ trong vòng 2 tháng từ 7/2011 đến tháng 9/2011 cổ phiếu VCF đã âm thầm tăng từ 6x lên 10x khiến cho mọi nỗ lực chống thâu tóm của HĐQT thất bại hoàn toàn.
Không những vậy, VCF vẫn còn tiếp tục tăng giá ở vài tháng sau đó. Hiện nay, VCF đạt 127,000 đồng/cp, mức giá cao nhất mà cổ phiếu này từng đạt được từ trước đến nay.
Thương vụ thu gom cổ phiếu của nhóm cổ đông lớn nhằm giành quyền chi phối tại Sacombank (STB) cũng khiến giá cổ phiếu STB tăng mạnh trong thời gian trước và sau Tết nguyên đán năm 2012. Có lúc giá STB lên hơn 26,000 đồng/cp giúp những người sở hữu cổ phiếu này đạt được mức lợi nhuận đáng kể trước khi thông tin chính thức về vụ thâu tóm được xác nhận bởi các bên liên quan.
Ngoài ra, cổ phiếu HBB và SHB cũng có những đợt sóng mạnh với giao dịch hàng chục triệu đơn vị mỗi phiên đều xoay quanh tin đồng hai ngân hàng này sáp nhập với nhau.
Trong bối cảnh thị trường ảm đạm của tháng 5, một vài cổ phiếu bật tăng trần nhiều phiên liên tiếp với lực cầu áp đảo mà khó ai có thể giải thích được.
Tiêu biểu nhất là TAC sau khi phục hồi mạnh từ mức giá 2x lên 4x trong tháng 3 và 4 theo xu hướng chung của thị trường, TAC còn tiếp tục bứt phá mạnh với liên tiếp nhiều phiên tăng trần ở tháng 5 và đạt mức giá cao nhất 62,000 đồng/cp vào ngày 25/05, tức đã tăng gần 70% so với đầu tháng. Thông tin hỗ trợ duy nhất xuất hiện là việc Masan (MSN) tham gia thâu tóm công ty này, mặc dù cuối tháng 4 tại Đại hội cổ đông thường niên của TAC, lãnh đạo cho biết chưa có dấu hiệu cho thấy Masan (MSN) cũng như các đơn viên liên quan đến công ty này tiến hành thu gom cổ phiếu TAC.
Tuy nhiên, trên thị trường thông tin đồn thổi về vụ thâu tóm vẫn tiếp diễn. Thậm chí, giới thạo tin còn cho biết MSN có hẳn một bộ phận chuyên đi "rỉ tai" các nhà đầu tư, các quỹ và công ty chứng khoán theo kiểu "thông tin này chỉ nói cậu nghe nhé" với ý đồ lôi kéo người khác nhảy vô mua nhằm hỗ trợ giá cho TAC.

Gần đây nhất, cổ phiếu VPK đã tăng trần 3 phiên liên tục với lực mua áp đảo. Thị trường xuất hiện tin đồn MSN và cả Vinamilk (VNM) đang tranh giành quyền chi phối công ty này, bởi VPK là một trong những đơn vị cung cấp bao bì và thùng carton chính cho cả VNM lẫn TAC.
Bên cạnh đó, VNM còn là cổ đông sáng lập và đang nắm giữ hơn 17% cổ phần của VPK. Còn MSN, nhiều thông tin cho biết đã hoàn tất thương vụ thâu tóm TAC nên muốn tiếp tục giành quyền chi phối VPK nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của TAC.

Dù tất cả chỉ mới là tin đồn trên thị trường, nhưng với thực tế những sự vụ đã diễn ra trước đó, các thông tin liên quan đến hoạt động thâu tóm VCF, Sacombank, sáp nhập HBB và SHB đều xuất phát từ các thông tin rò rì trong khi các bên liên quan đều lên tiếng phủ nhận hoặc từ chối bình luận. Nhưng cuối cùng mọi việc đều diễn ra đúng như những thông tin truyền miệng trước đó.
Ông Phan Dũng Khánh, Trưởng phòng tư vấn và phân tích CTCP Chứng khoán Kim Eng (KEVS) cho biết, những thương vụ về M&A lớn thông thường đã hoàn tất các bước về thương lượng giá cả rồi mới có hiện tượng rò rỉ. Tuy nhiên cũng không loại trừ trường hợp do mua thỏa thuận ngoài sàn chưa đủ nên họ lên sàn để mua phần còn lại, đồng thời "hỗ trợ" giá cho cổ phiếu. Nhưng các giao dịch thường được thực hiện với nhiều tài khoản khác nhau để tránh thực hiện nghĩa vụ báo cáo của cổ đông lớn.
Hiện nay, với TAC và VPK nhiều nhà đầu tư thà tin là có còn hơn không, vì hầu hết những thông tin dạng này giúp họ gia tăng lợi nhuận trong ngắn hạn. Tuy nhiên, ông Khánh cho biết, giá của TAC sau thời gian tăng mạnh thì hiện nay đã không còn phù hợp để kinh doanh ngắn hạn hay lướt sóng nữa, trừ khi nhà đầu tư muốn đầu tư dài hạn để ăn cổ tức chẳng hạn, bởi nhìn chung tiềm năng phát triển của TAC trong thời gian tới là khá lớn.
Chi sẻ thêm về chiêu đẩy giá mới này, ông Khánh cho rằng, về lâu dài đây là một điều nguy hiểm, nó cho thấy thị trường Việt Nam có những nhóm lợi ích mới được hưởng lợi khi tung ra những thông tin dạng này, còn lại đa số nhà đầu tư đều bị thiệt. Do vậy, nhà đầu tư cần cảnh giác phân loại thông tin và những nhà quản lý cũng cần vào cuộc để kịp thời ngăn chặn những hành vi lũng đoạn, thao túng thị trường từ đó làm trong sạch và bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ.
http://vietstock.vn/2012/05/diem-mat...30-224431.aspx
 
Dựa vào thế của nhà nước, một số công ty lớn đã được ưu đãi cho vay thả giàn.

“Có đến 30/85 tập đoàn và tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao hơn 3 lần. Ðặc biệt có 7 tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ này trên 10 lần gồm TCT Xây Dựng Công Nghiệp (Tập đoàn Sông Ðà), TCT Xây Dựng CTGT 1, TCT Xây Dựng CTGT 5, TCT Xây Dựng CTGT 8, TCT Xăng Dầu Quân Ðội, TCT Thành An và TCT Phát Triển Ðường Cao Tốc.”
 
Để làm kinh doanh, bạn phải được đào tạo, có định hướng cũng như chút kiến thức về nó. Tuy nhiên, Timothy Dexter lại là người hoàn toàn ngược lại. Ông thậm chí không thể đánh vần nổi một từ nhưng lại trở thành một trong những doanh nhân thành công nhất nước Anh.


Vốn là một kẻ làm thuê trong trang trại, Dexter bước chân vào con đường kinh doanh như một sự ngẫu nhiên và ngay lập tức tìm thấy vận may mặc dù bị coi là kẻ miệt vườn ít học. Các đồng nghiệp của Dexter thường xuyên đưa ra lời khuyên tồi tệ nhằm phá hoạt công việc làm ăn của ông.

Một lần, họ đã khuyên Dexter nhập khẩu chảo ấp (một loại chảo để giữ nhiệt) tới Tây Ấn, một khu vực nổi tiếng vì nóng bức. Không ngờ, trên đường vận chuyển, một công ty sản xuất mía đường đã đề nghị mua lại toàn bộ số hàng này để đem về là muôi và Dexter đã thu được một khoản lợi nhuận lớn từ vụ làm ăn này.

Sau đó, những người bạn xấu lại khuyên Dexter buôn găng tay len tới Tây Ấn. Tuy nhiên, Dexter lại là người gặp may mắn, trên đường đi, một vài lái buôn đã mua lại toàn bộ số hàng này để bán sang Siberi.

Một lần khác, Dexter được thuyết phục bán than sang Newpot (nơi cung cấp than cho miền Nam xứ Wales), đúng lúc đó, một cuộc bãi công tại mỏ than đã nổ ra làm cho than tại Newpot khan hiếm và toàn bộ số than của Dexter đã được bán với giá cao.

Mặc dù luôn bị người khác tìm cách hãm hại nhưng dường như sự nghiệp kinh doanh của Dexter sẽ không thành công được như vậy nếu không có những lời xui đểu.

50 tuổi, Dexter đã cho xuất bản cuốn hồi ký A Pickle for the Knowing Ones. Ban đầu, ông phát cuốn sách này miễn phí nhưng sau đó ông đã tìm một nhà xuất bản và phát hành 8 tập. Cuốn sách này cũng kỳ lạ như cuộc đời của Dexter khi không có bất kỳ dầu chấm câu nào.
 
1 số ý kiến hay - (nguồn : internet )

TA thì ai học cũng biết những cái cơ bản, biết nọ biết kia, biết chart biết chít, biết tùm lum nhưng BBs, MMs có thể vẽ chart, có thể thay đổi chiến thuật loạn xạ bần nên dễ loạn chưởng lắm. Dữ liệu cho TA là dữ liệu quá khứ, có thể đúng cho tương lai cũng có thể không đúng nữa. Bây giờ mình bàn đến dữ liệu tương lai là vĩ mô, dự đoán phản ứng của chính sách. Ở VN, cái này coi bộ quan trọng hơn cái TA. Tôi khởi sướng bằng những thông tin sau:

Tăng trưởng tín dụng tính đến 31/05 vẫn âm 0,2%. Các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng chỉ còn các kỳ hạn ngắn qua đêm và 2 tuần trong khi các kỳ hạn dài từ 1 tháng trở lên gần như biến mất khỏi hệ thống. Lãi suất thị trường 2 vô cùng thấp, kỳ hạn qua đêm đến 1 tuần phổ biến ở mức 1,5%/năm, từ 2 - 3 tuần chỉ còn 2% - 3%/năm trong khi 1 tháng là 4%/năm. Đối với thị trường trái phiếu, không khí giao dịch tiếp tục trầm lắng vì các nhà đầu tư đang chờ đợi và nghe ngóng. Bởi thế, các kỳ hạn 2 năm - 3 năm - 5 năm, lãi suất lần lượt là 8,99% - 9,08% - 9,43%/năm.
1- Với lãi suất này có bù nổi cho lãi suất huy động và chi phí hoạt động của các ngân hàng hay không? NHNN và các NH phải làm gì để tồn tại? Hay là ôm tiền chờ chết? Chỉ cần tiền được bơm ra thị trường thì nó chạy khắp nơi, chứ không phải chỉ chạy vào 4 nhóm ngành ưu tiên đâu. Khía cạnh khác là mối tương quan giữa DN-NH-CP, nếu để doanh nghiệp chết thì NH cũng chết theo, CP cũng loạn. Kiểu trạng chết thì chúa cũng băng hà. Chính sách sắp tới có tốt ngay cho dài hạn hay không thì chưa biết, nhưng ngắn hạn thì nó sẽ tác động ngay đến TTCK. Trong TTCK VN, yếu tố đầu cơ là chủ yếu, vậy có nhiều người quan tâm đến dài hạn vài năm hay không? Thời gian tới, TTCK sẽ như thế nào? Câu hỏi mở, mọi người tranh luận để cùng học hỏi nhé!.

2- nếu bạn là CEO của ngân hàng TM lớn thì bạn sẽ hành động ra sao khi bạn mong muốn cân bằng lợi ích cổ đông và vấn đề tăng trưởng??

- an toàn về tài chính
- tăng thị phần (đập chết đối thủ và thực hiện M&A)


Tháng 6 sẽ có gì? :T+3. SSI 23 thì margin. TAS thâu tóm tiền vùng biên giới . GAS về 30 .Masan thâu tóm xong TAC nay nuốt tiếp VPK.. TTP?
 
Chứng khoán ngoài tác hại làm thay đổi ghê gớm lối sống cách sinh hoạt hàng ngày của các tín đồ theo hướng tiêu cực còn có tác dụng biến những con nghiện thành những con người hoang tưởng luôn nghĩ mình là các chuyên gia kinh tế rồi cả chuyên gia TA, FA am tường chính sách tiền tệ tài khoá và am hiểu phố WALL

một lớp người hoang tưởng ăn rau muống, ngồi xổm bắn thuốc lào luôn ngoạc mồm chém gió Washington cùng Obama được sinh ra trên TTCK

10 thằng thì 9 thằng còn nghèo theo chuẩn các nước có thu nhập trung bình nhưng toàn đi lo cho bọn phố Wall bọn Thượng Hải nó nghèo đi

Bệnh càng ngày càng nặng

Tốt nhất nên xem mai có cái gì đổ vào mồm ngoài rao muống không trước đã

( Nguồn : internet)
 
Nếu bác là CEO của NHTM thì bác sẽ làm gì vào thời gian này???
 
số 1 : an toàn tc.

Đó là "Tôn Chỉ" của ngành ngân hàng rồi. Nhưng trong thời điểm này phải có bước đi vừa thỏa mãn Tôn Chỉ vừa thỏa mãn "Giá Trị Cốt Lõi" của dân kinh doanh đó là "Lợi Nhuận". Vậy trong thời điểm hiện tại nếu bác là CEO của NHTM thì bác sẽ làm gì để thỏa mãn các điều kiện trên.
 
chả có giá trị tôn chỉ nào hết trong cái thị trường mà lỗ của vinashine đem đổ lò cho dầu khí để anh em ta cùng chia sẽ . VN ta không phải là Paris . Cho nên 1 là an toàn : 2 là đánh nhanh rút nhanh và cũng lại là an toàn . Loi ngoi như thằng HAG mua máy bay máy ta nó chém chết đấy ...
 
Back
Top