Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

Lạm phát ở VN đã “rút xuống” chỉ còn một con số, lần đầu tiên kể từ đầu năm 2012 đến nay, theo các con số của chính phủ VN đưa ra hôm qua, cho thấy nền kinh tế của VN đang gặp khó khăn trong phát triển.

Trong tháng 5 chỉ số tiêu thụ về giá cả gia tăng thêm 8.34%, sau khi đã tăng 10.54% trong tháng 4, theo Văn Phòng Thống Kê Tổng Bộ của VN công bố.

[:Giá cả tăng cao là dấu hiệu của Lạm Phát.Nguồn:Internet]

:Giá cả tăng cao là dấu hiệu của Lạm Phát.Nguồn:Internet

Trong tháng 8 năm 2011, chỉ số lạm phát lạm phát là 23%, khiến chính phủ VN liên tiếp tung ra các biện pháp siết chặt tiền tệ trong cố gắng tránh cho nền kinh tế phát triển “quá nóng”

Còn kết quả lạm phát bây giờ là hệ quả của một loạt lãi suất ngân hàng gia tăng và nhu cầu yếu kém đối với hàng hóa và dịch vụ xuất cảng của VN, theo ông Vũ Đình Anh, Phó Giám Đốc Viện Kinh Tế Tài Chính của VN cho biết.

Ông Anh nói: “Chúng ta thấy ở đây có dấu hiệu rõ rệt là kinh tế có dấu hiệu phát triển chậm lại”. Trong tam cá nguyệt đầu của năm 2012, chỉ số GDP của VN chỉ đạt 4%, con số phát triển GDP thấp nhất từ 3 năm qua.

Để tránh tình trạng này, chính phủ VN đã tung ra nhiều biện pháp kích thích, như giảm lãi suất cho vay của ngân hàng đến 200 điểm từ tháng 3 năm nay để khuyến khích các doanh nghiệp cố gắng vươn lên.

Ông Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ Tướng trong một kỳ báo cáo trước Quốc Hội VN, có nói: “Có dấu hiệu kinh tế bị trì trệ với hiện tượng nhiều doanh nghiệp, đặc biệt các công ty vừa và nhỏ, liên tiếp gặp khó khăn”

Trong 4 tháng đầu năm nay đã có đến hơn 17,700 doanh nghiệp VN tuyên bố phá sản. Ông Phúc cho hay “nếu so với 4 tháng đầu năm 2011 thì tỉ lệ như thế đã tăng thêm 9.5% rồi”
 
Trong tình trạng không thể định vị được sự rũ bỏ trong giai đoạn thị trường lao dốc vừa rồi thì sáng nay tôi vẫn chờ đợi một phiên bùng nổ KLGD từ mẫu hình đáy W nhỏ rất nhiều mã bên sàn HOSE nhưng thực tế lại xảy ra tình trạng tiết cung.
Sau khi kết thúc phiên GD vào chiều nay tôi vẫn tiếp tục kỳ vọng và chờ đợi một phiên có thanh khoản đột biến, giá tăng mạnh mẽ vào thứ 2 tới.
Tuy nhiên Việc ra tin giảm lãi suất vào chiều nay đã thay đổi quan điểm và cảm nhận về một TT xấu đi nhanh chóng trong tuần sau là khá rõ ràng. Chúng ta không vội bàn luận về hiệu quả của chính sách do NHNN ban hành, nhìn vào ngắn hạn việc nhỏ lẻ nghĩ thế nào mới là quan trọng hơn, tôi ít khi mở trạng thái mua khi tin được mọi người coi là tốt được ra. Thực tế cũng thường cho thấy sau phiên tiết cung với mẫu hình hiện tại mà tin tốt ra thì hầu như sau đó thị trường lại quay trở lại với xu hướng giảm giá (ngoại trừ xác suất nhỏ TT tiết cung vài phiên trước khi bùng nổ theo đà)
Quan sát diễn biến, đánh giá động thái của nhỏ lẻ sau tin vào phiên GD thứ 2 tuần tới, tuân thủ kỷ luật về Volume đó là cách làm duy nhất có thể giúp mình thoát khỏi bẫy tăng giá giả tạo xác suất lớn là đang diễn ra.
 
Thanh khoản tăng lên mới xem xét vào hàng, vẫn có trường hợp TT tăng một đoạn mới bùng nổ KLGD trở lại tuy nhiên đã là ăn theo thị trường thì không nên cố ăn tận gốc cho đến ngọn, càng cố kiếm tiền thì càng mất đau, chỉ có kỷ luật mới làm nên thành công.
 
Hôm qua 25/05/2012, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã loan báo quyết định đồng loạt giảm các lãi suất điều hành và hạ trần lãi suất tiền gửi bằng tiền đồng Việt Nam, trong bối cảnh tỷ lệ lạm phát đã giảm xuống và kinh tế đang có những dấu hiệu suy thoái.

Kể từ ngày 28/05, lãi suất tái cấp vốn được giảm từ 13% xuống còn 12%/năm. Lãi suất này đã được giảm hai lần trong năm nay. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng giảm lãi suất tái chiết khấu từ 11% xuống 10%/năm.

Còn lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 14%/năm giảm xuống còn 13%/năm. Với điều chỉnh trên, trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng tiền đồng Việt Nam tối đa sẽ giảm tương ứng 1%/năm từ 15% xuống 14%/năm.

Trong hai thập niên qua, kinh tế Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng cao. Nhưng trước tình hình lạm phát lên tới 23% vào tháng 8/2011, cùng với thâm thủng mậu dịch cao và trị giá nội tệ sụt giảm mạnh, Đảng Cộng sản Việt Nam buộc phải tìm một mô hình phát triển mới.

Những biện pháp tăng lãi suất và giảm đầu tư công đã giúp kềm chế lạm phát, cụ thể là chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 5 vừa qua đã giảm xuống còn 8,34% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng những biện pháp đó cũng đã ảnh hưởng đến tăng trưởng.

Tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam trong quý một năm 2012 chỉ đạt 4%, mức thấp nhất từ ba năm nay. Chính phủ Việt Nam hiện đang đứng trước một tình thế nan giải, không biết là nên tiếp tục kềm chế lạm phát hay duy trì tăng trưởng. Năm ngoái, mức tăng trưởng của Việt Nam chỉ đạt 5,9%, thấp hơn mục tiêu đề ra là 6%.

Năm nay, chính phủ Hà Nội vẫn đề ra chỉ tiêu tăng trưởng từ 6% đến 6,5%, nhưng các chuyên gia kinh tế dự báo là mức tăng trưởng 2012 sẽ thấp hơn rất nhiều so với với mục tiêu đó.
 
"Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tiếp tục lộ trình hạ lãi suất cả huy động và cho vay, ngân hàng sớm đưa ra cơ chế xử lý nợ xấu; giữ ổn định tỷ giá, khẩn trương cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém, tăng tổng cầu để hỗ trợ nền kinh tế, mỗi tháng bơm thêm 21.000 tỷ đồng từ nay đến cuối năm, giải quyết tình trạng ngân hàng thừa tiền trong khi doanh nghiệp khát vốn..."

chi đầu tư công thì tổng nguồn năm 2012 có 180 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, cộng với 45 nghìn tỷ trái phiếu Chính phủ, cộng với một số nguồn vốn tiết kiệm… tổng cộng đầu tư công có 240 nghìn tỷ đồng, nhưng từ đầu năm đến hiện tại mới giải ngân được khoảng 66 nghìn tỷ đồng.
sắp tới có thể tiền ngập tràn. Chưa kể đến 1 thông tin nữa về gói 4 đến 6 tỷ USD.
 
HoSE áp dụng lệnh thị trường từ 2/7
Nguồn tin: TTVN | 28/05/2012 10:56:49 SA
In tin |

Lưu vào sổ tay |

RSS

Lệnh thị trường là lệnh mua chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán chứng khoán tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường.


Sở GDCK Tp Hồ Chí Minh (HoSE) công bố về việc triển khai áp dụng thí điểm lệnh thị trường (MP) trong vòng 3 tháng kể từ ngày 2/7.


Lệnh thị trường là lệnh mua chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán chứng khoán tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường.


Nguyên tắc khớp lệnh:

1. Khi được nhập vào hệ thống giao dịch, lệnh thị trường mua sẽ được thực hiện ngay tại mức giá bán thấp nhất và lệnh thị trường bán sẽ thực hiện ngay tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường. Nếu khối lượng đặt lệnh của lệnh thị trường vẫn chưa được thực hiện hết, lệnh thị trường sẽ được xem là lệnh mua tại mức giá bán cao hơn hoặc lệnh bán tại mức giá mua thấp hơn tiếp theo hiện có trên thị trường và tiếp tục so khớp.


2. Nếu khối lượng đặt lệnh vẫn còn nhưng không thể so khớp tiếp tục được nữa do khối lượng của bên đối ứng đã hết, lệnh thị trường mua sẽ chuyển thành lệnh giới hạn mua cao hơn mức giá khớp cuối cùng một đơn vị yết giá, hoặc lệnh thị trường bán sẽ chuyển thành lệnh giới hạn bán thấp hơn mức giá khớp cuối cùng một đơn vị yết giá.


Trường hợp giá khớp cuối cùng là giá trần đối với lệnh thị trường mua hoặc giá sàn đối với lệnh thị trường bán thì lệnh thị trường sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua tại giá trần hoặc lệnh giới hạn bán tại giá sàn.


Một số lưu ý khi sử dụng lệnh MP:


Với đặc điểm “chấp nhận mức giá thị trường” lệnh thị trường không đặt ra mức giá cụ thể, lệnh sẽ được khớp với các mức giá đối ứng tốt nhất trên thị trường.Vì vậy nhà đầu tư cần thận trọng và cân nhắc khi sử dụng.


Do có độ trễ trong quá trình xử lý của hệ thống giao dịch, lệnh thị trường có thể bị từ chối nếu hệ thống giao dịch chưa hoàn tất quá trình khớp lệnh xác định giá mở cửa hoặc hệ thống đang chuẩn bị dữ liệu tại thời điểm đầu phiên giao dịch buổi chiều.


-------------------------------------

Hỏi đáp về lệnh thị trường


Hỏi: Mục đích của việc triển khai lệnh thị trường?


Lệnh thị trường là loại lệnh gắn liền với phương thức giao dịch khớp lệnh liên tục. Việc áp dụng lệnh thị trường sẽ cung cấp cho nhà đầu tư thêm công cụ đặt lệnh, tạo tính linh hoạt trong đợt giao dịch khớp lệnh liên tục (hiện đang chiếm 80% tổng thời gian giao dịch).


Hỏi: Khi nào áp dụng lệnh thị trường?

HOSE sẽ tiến hành triển khai thí điểm lệnh thị trường trong vòng 3 tháng, thời điểm áp dụng bắt đầu từ ngày 02/07/2012.


Hỏi: Lệnh thị trường là gì?


Lệnh thị trường là lệnh mua chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán chứng khoán tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường.

Hỏi: Cách thức khớp lệnh của lệnh thị trường?


1. Khi được nhập vào hệ thống giao dịch, lệnh thị trường mua sẽ được thực hiện ngay tại mức giá bán thấp nhất và lệnh thị trường bán sẽ thực hiện ngay tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường. Nếu khối lượng đặt lệnh của lệnh thị trường vẫn chưa được thực hiện hết, lệnh thị trường sẽ được xem là lệnh mua tại mức giá bán cao hơn hoặc lệnh bán tại mức giá mua thấp hơn tiếp theo hiện có trên thị trường và tiếp tục so khớp.


2. Nếu khối lượng đặt lệnh vẫn còn (khi khối lượng bên đối ứng đã hết), lệnh thị trường mua sẽ chuyển thành lệnh giới hạn mua cao hơn mức giá khớp cuối cùng một đơn vị yết giá, hoặc lệnh thị trường bán sẽ chuyển thành lệnh giới hạn bán thấp hơn mức giá khớp cuối cùng một đơn vị yết giá.

Trường hợp giá khớp cuối cùng là giá trần đối với lệnh thị trường mua hoặc giá sàn đối với lệnh thị trường bán thì lệnh thị trường sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua tại giá trần hoặc lệnh giới hạn bán tại giá sàn.


Hỏi: Đặc điểm của lệnh thị trường?

- Lệnh thị trường chỉ được sử dụng trong đợt giao dịch khớp lệnh liên tục.
- Khi đặt lệnh thị trường, nhà đầu tư sẽ ghi “MP” tại trường mức giá.
- Lệnh thị trường sẽ tự động hủy nếu không có lệnh giới hạn đối ứng tại thời điểm nhập
lệnh vào hệ thống giao dịch.


Hỏi: Khi sử dụng lệnh thị trường nhà đầu tư cần lưu ý gì?


- Với đặc điểm “chấp nhận mức giá thị trường” lệnh thị trường không đặt ra mức giá cụ thể, lệnh sẽ được khớp với các mức giá đối ứng tốt nhất trên thị trường.Vì vậy nhà đầu tư cần thận trọng và cân nhắc khi sử dụng.

- Do có độ trễ trong quá trình xử lý của hệ thống giao dịch, lệnh thị trường có thể bị từ chối nếu hệ thống giao dịch chưa hoàn tất quá trình khớp lệnh xác định giá mở cửa hoặc hệ thống đang chuẩn bị dữ liệu tại thời điểm đầu phiên giao dịch buổi chiều.


Hỏi: So sánh các đặc điểm khác nhau cơ bản giữa lệnh thị trường và lệnh giới hạn?


Có 2 điểm khác nhau cơ bản là:


- Thời gian lệnh được sử dụng: Lệnh thị trường chỉ được sử dụng trong khớp lệnh liên tục, trong khi lệnh giới hạn được sử dụng trong tất cả các đợt khớp lệnh.


- Giá khớp lệnh: Do chấp nhận mức giá thị trường nên lệnh thị trường không đặt ra mức giá cụ thể mà sẽ được khớp với các mức giá đối ứng tốt nhất trên thị trường. Trong khi đó, lệnh giới hạn đặt ra một mức giá cụ thể và lệnh chỉ được khớp tại mức giá bằng hoặc tốt hơn mức giá giới hạn đặt ra (nếu là lệnh giới hạn mua thì giá khớp thấp hơn hoặc bằng giá đặt mua, nếu là lệnh giới hạn bán thì giá khớp cao hơn hoặc bằng giá đặt bán).


- Đối với lệnh mua giá trần/bán giá sàn, khối lượng còn lại của lệnh chưa được khớp (nếu có) vẫn chờ trên sổ lệnh tại mức giá trần/sàn. Trong khi đó, khối lượng còn lại chưa được khớp (nếu có) của lệnh thị trường sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua với giá cao hơn mức giá khớp cuối cùng một đơn vị yết giá (hoặc lệnh giới hạn bán với giá thấp hơn mức giá khớp cuối cùng một đơn vị yết giá), ngoại trừ trường hợp giá khớp cuối cùng là giá trần/sàn.


Ví dụ về lệnh thị trường:


Cổ phiếu ABC (giá tham chiếu 14.0; giá trần 14.7; giá sàn 13.3) có sổ lệnh trong đợt giao dịch liên tục như sau:


Lệnh thị trường mua 8000 ABC được nhập vào hệ thống giao dịch.


Kết quả khớp lệnh: Khớp 6000 giá 14.1; 2000 giá 14.2 (Lệnh thị trường khớp lần lượt các mức giá đối ứng tốt nhất hiện có trên thị trường).


Sổ lệnh sau đó là:



Tiếp theo, lệnh thị trường bán 15000 ABC được nhập vào hệ thống giao dịch.


Kết quả khớp lệnh: Khớp 8000 giá 14; 5200 giá 13.9. Khối lượng còn lại (1800) của lệnh thị trường chuyển thành lệnh giới hạn bán giá 13.8 (Lệnh thị trường bán không khớp hết và chuyển thành lệnh giới hạn bán với mức giá thấp hơn giá khớp cuối cùng một đơn vị yết giá).


Sổ lệnh sau đó là:



Sau đó, lệnh thị trường mua 19000 ABC được nhập vào hệ thống giao dịch.


Kết quả khớp lệnh: Khớp 1800 giá 13.8; 1300 giá 14.2 và 2800 giá 14.7. Khối lượng còn lại (13100) của lệnh thị trường chuyển thành lệnh giới hạn mua giá 14.7 (giá trần) do mức giá khớp cuối cùng là giá trần.


Sổ lệnh cuối cùng là:
 
Giảm lãi suất có tác động tâm lý rất mạnh đến nhà đầu tư
Nhưng giảm lãi suất lại kích cung chứ đâu có kích cầu, đâu có giải quyết được đầu ra cho doanh nghiệp.
"Vậy người nông dân (nhỏ lẻ) phải làm gì?"
 
http://cafef.vn/20120528015726953CA34/chuyen-gia-du-bao-lai-suat-con-tiep-tuc-giam.chn

Chuyên gia dự báo lãi suất còn tiếp tục giảm
Sau đợt cắt giảm lãi suất hôm 25-5 vừa qua, một số chuyên gia ngân hàng đã đưa ra dự báo lãi suất sẽ tiếp tục giảm sâu hơn.

Và cũng có những nhận định cho rằng không nên quá thắt chặt chi tiêu công, để có thể khơi thông dòng vốn.

Theo ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB), trong thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã tích cực giảm lãi suất huy động để kéo lãi suất cho vay, nhưng việc giảm lãi suất cho vay phải là thực chất.

Thực tế lãi suất huy động đã xuống thấp trong khi lãi suất cho vay vẫn cao. Lãi suất cho vay bình quân trong toàn hệ thống hiện vẫn ở mức trên 17%, chứ không phải 14-15%. Với lãi suất cho vay cao như vậy, doanh nghiệp sau khi đã chịu lãi suất rất cao trong 2011, đến 6 tháng cuối năm 2012 sẽ không chịu nổi lãi suất của 2 năm tích lũy. Vì vậy, hoạt động thực của doanh nghiệp trong năm nay rất trì trệ.

Tuy vậy ông Kiên khẳng định hạ lãi suất là việc bắt buộc, để lãi suất cho vay ổn định 12-13%/năm, kéo dài trong 10 năm liên tiếp. Trong vòng 3 năm nay, lãi suất biến động khó lường, vì vậy nhà nước nên sớm ổn định lại lãi suất, có thể ở mức 10-11% huy động, cho vay 12-13%, nhưng phải giữ được lâu dài trong vài năm tới, không phải chỉ trong vài tháng, sang năm lại bất ổn khiến không doanh nghiệp nào yên tâm. Như trong 2 năm qua, lãi suất tăng giảm mạnh khiến doanh nghiệp thận trọng trong đầu tư, tái đầu tư, mất đi động lực phát triển nền kinh tế. Lãi suất cần giảm xuống dưới 10% trong năm nay để giúp doanh nghiệp bớt khó.

Theo ông Kiên, tính ổn định của lãi suất cũng phụ thuộc lạm phát, nhưng lạm phát cao hay thấp thì chỉ phụ thuộc một phần vào yếu tố bên ngoài, còn lại phụ thuộc nhiều vào tính ổn định của nền kinh tế, nếu bất ổn vĩ mô, hẳn nhiên sẽ gây ra lạm phát, gián tiếp ảnh hưởng đến lãi suất. Ông Kiên cho rằng việc cần làm ngay là ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định chính sách tiền tệ để nhanh chóng thực hiện được mục tiêu giảm lãi suất thực sự.

Đồng thời, để giảm lãi suất thì tái cơ cấu của ngân hàng phải hiệu quả nhưng cũng cần nhìn rộng hơn, không chỉ là sắp xếp lại ngân hàng nhỏ, vì ngân hàng nhỏ chiếm thị phần rất nhỏ, chỉ vài phần trăm của toàn ngành. "Phải nhìn vào việc tái cơ cấu ngân hàng quốc doanh, ngân hàng lớn. Ở các ngân hàng này nợ xấu rất cao, nếu không thực hiện thì lãi suất sẽ khó giảm nhanh, giảm mạnh và vốn khó chảy vào nền kinh tế do ngân hàng phải thận trọng", ông Kiên nói.

Trong một sớm một chiều dòng tín dụng chưa chảy ra nền kinh tế do doanh nghiệp đang bị áp lực trả lãi trong mấy năm vừa rồi. Và lãi ăn hết cả phần tích lũy nên doanh nghiệp hiện rất cẩn trọng, ít vay để đầu tư hơn. Vì vậy, ông Kiên cho rằng tín dụng sẽ không tăng trưởng nhanh. 'Và để tháo đường ra cho vốn thì không nên quá thắt chặt chi tiêu công, cái nào cần chi vẫn phải chi, sao cho hiệu quả, dừng tất cả thì sẽ có hậu quả dây chuyền như các năm qua”, ông Kiên nói thêm.

Về việc cắt giảm lãi suất, trong một hội thảo được tổ chức cuối tuần qua, ông Tai Hui, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu khu vực Đông Nam Á của Ngân hàng Standard Chartered cho rằng lạm phát Việt Nam đã xuống thấp trong vài tháng qua, và trong 6 tháng cuối năm, có thể về đến dưới 8%. Điều này sẽ khiến cho chính phủ mạnh tay hơn trong cắt giảm lãi suất, lãi suất sẽ tiếp tục giảm trong các quí tới. Tuy vậy, ông Tai Hui cũng cho rằng chính phủ nên cẩn trọng trong cắt giảm lãi suất bởi khả năng tạo ra bất ổn của nó, và chấp nhận một mục tiêu tăng trưởng thấp hơn để ổn định kinh tế.

Trong khi đó theo báo cáo phân tích của Ngân hàng HSBC Việt Nam, Việt Nam đã đạt mức lạm phát một con số (tính theo năm là 8,3%), sau gần 2 năm luôn ở mức 2 con số. Kết quả này là do việc áp dụng các biện pháp thắt chặt từ đầu năm 2011. Nhu cầu nội địa thấp kéo giá cả lương thực thực phẩm giảm sút cũng như đà tăng trưởng của nền kinh tế. Đây là lý do khiến cho NHNN Việt Nam giảm lãi suất đến 3 lần trong các tháng qua.

Tín dụng cũng giảm trong quý đầu năm 2012 chứng tỏ tình hình hoạt động kinh doanh thật sự khó khăn tại Việt Nam. Nguyên nhân là các doanh nghiệp không thể tiếp cận vốn vay do lãi suất cao hoặc thiếu tài sản đảm bảo để được vay tín dụng."Việc cắt giảm lãi suất cho thấy nỗ lực của chính phủ để làm dịu bớt tình hình sản xuất kinh doanh, nhưng tín dụng khó có thể cải thiện đáng kể trong năm nay. Khi lạm phát giảm, Ngân hàng Nhà nước có khả năng cắt giảm thêm lãi suất”, HSBC dự báo.

HSBC cho rằng Chính phủ nên tìm cách tăng hiệu quả đầu tư để có thể kích thích tăng trưởng trong dài hạn. Hiện nay, đang có một lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, điều này nên đi đôi với cải thiện việc phân bổ vốn để vốn đi đến các doanh nghiệp hiệu quả hơn, làm tăng năng suất tại Việt Nam.
 
Hai sàn tăng mạnh ở đầu phiên tuy nhiên lực cầu không mạnh, do đó thị trường nhanh chóng hạ nhiệt và chuyển sang sắc đỏ ở cuối phiên. Số mã tăng giá có phần nhỉnh hơn số mã giảm giá.

Mã GAS và các mã có vốn hóa lớn như BVH, MSN, VIC… tiếp tục suy giảm khiến thị trường không thể tăng trở lại vào cuối phiên mặc dù số mã tăng giá vẫn nhiều hơn số mã giảm giá. Thanh khoản vẫn ở mức thấp mặc dù thông tin hỗ trợ rất nhiều. Điều này cho thấy dòng tiền lớn vẫn chưa trở lại thị trường.

Về phương diện kỹ thuật, phiên giao dịch ngày 28/05/2012, thị trường đóng cửa với diễn biến giảm nhẹ ở cả 2 sàn, thanh khoản tiếp tục ở mức thấp. Với dấu hiệu này thì theo quan điểm của chúng tôi, thị trường vẫn chưa thực sự thoát khỏi xu hướng lình xình tìm điểm cân bằng sau một đợt sụt giảm mạnh.
 
Dự án tàu điện ngầm Thành phố Hồ Chí Minh bị chậm 4 năm
Nhật Bản và Việt Nam khởi công dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm thành phố Hồ Chí Minh ngày 21/05/ 2008
Nhật Bản và Việt Nam khởi công dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm thành phố Hồ Chí Minh ngày 21/05/ 2008
REUTERS/Stringer
Mai Vân

Theo báo chí trong nước, ngày 16/05/2012 vừa qua, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã ký kết với đối tác Nhật Bản hợp đồng xây dựng đoạn trên cao và nhà kho chứa tàu tuyến số 1 trong hệ thống đường sắt đô thị (métro) của thủ phủ kinh tế Việt Nam.

Đây là tuyến chạy từ chợ Bến Thành ở trung tâm thành phố cho đến Suối Tiên, vùng ngoại ô đông bắc. Tuyến metro đầu tiên này sẽ chỉ được đưa vào phục vụ vào năm 2018 mà thôi, thay vì năm 2014 như dự kiến ban đầu.

Báo mạng VietNamnet hôm nay trích dẫn Ban quản lý Đường sắt Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận là tuyến metro số 1 đó chỉ sẽ hoàn tất vào năm 2017 để có thể chính thức vận hành vào năm 2018. Như vậy thời hạn đã bị muộn 4 năm so với dự kiến ban đầu là hoàn tất năm 2013 và đi vào hoạt động đầu năm 2014.

Theo dự án thiết kế, tuyến métro này dài gần 20 km, với đoạn đi ngầm dài hơn 2 km và phần còn lại đi trên cao, sẽ chạy qua các quận 1, quận Bình Thạnh, quận 2, huyện Thủ Đức, quận 9 của Sài Gòn để đến huyện Dĩ An, nay thuộc tỉnh Bình Dương. Tuyến này đã được khởi công vào tháng 2/2008.

Giải thích về lý do khiến công trình này bị chậm trễ đáng kể như vậy, trả lời báo VietNamnet, Chánh văn phòng Ban Quản lý Đường sắt Đô thị Lê Khắc Huỳnh đã nêu lý do chi phí tăng vọt. Từ 1,09 tỷ đô la lúc thông qua dự án, chí phí hiện nay đã bị nâng lên gấp đôi, thành 2,07 tỷ đô la. Theo viên chức này : « Trong quá trình nghiên cứu lập dự án ban đầu, các đơn vị tính toán thiếu và chưa dự báo được hết một số yếu tố làm tăng giá, đặc biệt là vấn đề trượt giá các nguyên vật liệu xây dựng ».

Bên cạnh yếu tố chi phí, còn có vấn đề chậm trễ trong việc giải phóng mặt bằng để triển khai dự án, tức là trưng thu đất đai của người dân để làm đường và xây dựng cơ sở. Yếu tố này được thấy qua việc Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Tín, mới đây đã yêu cầu các địa phương có liên quan cấp tốc hoàn tất việc bồi thường để giải phóng mặt bằng trong tháng 9 này.
 
Lãi suất cao, chí phí sản xuất đắt đỏ, hàng tồn kho nhiều, những khó khăn chồng chất lên nhau khiến hàng loạt công ty phá sản và nhiều công ty khác phải hoạt động cầm chừng. Chính phủ đã dành ra 29 ngàn tỷ đồng để cứu các doanh nghiệp và đã đề ra dự án tái cơ cấu nền kinh tế để thúc đẩy sản xuất. Thế nhưng đề án này đã gặp nhiều chỉ trích và theo tiến sĩ Nguyễn Quang A, chính sách sai lầm về cơ bản đã dẫn đến tình trạng khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp.

Trong báo cáo trình chính phủ vào tháng 3 vừa qua, Uỷ ban Giám sát tàì chính quốc gia đã tỏ vẻ rất quan ngại đối với khó khăn của các doanh nghiệp, mà theo uỷ ban này, nguyên nhân chủ yếu là khó tiếp cận nguồn vốn do lãi suất cao. Lãi suất bình quân của Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực khoảng 2-4 lần. Cùng với lãi suất cao, sự thận trọng của các ngân hàng thương mại cũng khiến các doanh nghiệp khó vay tiền. Khó khăn về sản xuất và bán hàng càng khiến cho tình hình tài chính của các doanh nghiệp thêm tồi tệ.

Cộng thêm vào đó là tình hình suy thoái chung của toàn thế giới, đặc biệt là tại châu Âu, một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Thống kê nữa đầu tháng 05/2012 cho thấy là kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may, một trong những ngành xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, đã tiếp tục giảm 24 triệu đôla so với nữa cuối tháng 04/2012. Thống kê của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 5 cho thấy kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm 45 triệu đôla. Trước đó, số liệu xuất khẩu thủy sản tháng 4 cũng đã giảm 4,7% so với tháng trước.

Theo các số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, trong vòng 4 tháng đầu năm 2012, gần 18 ngàn doanh nghiệp đã phải ngưng hoạt động, trong đó có hơn 400 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Thật ra, đó chỉ mới là số liệu chính thức, còn trên thực tế, số doanh nghiệp bị khai tử chắc là cao hơn rất nhiểu.

Những doanh nghiệp còn sống thì cũng đang trong tình trạng rất khó khăn. Theo thống kê của hãng tin Bloomberg News, đưa ra trong bản tin đề ngày 21/5, trong số 700 công ty niêm yết ở hai thị trường chứng khoán Sài Gòn và Hà Nội, có đến 11% đã bị thua lỗ vào năm ngoái và 62% có lợi nhuận sụt giảm. Ngoài ra, trong số 473 công ty đã báo cáo kết quả kinh doanh trong quý đầu năm nay, có đến 14% công ty bị thua lỗ.

Hãng tin Bloomberg News nêu lên trường hợp của Công ty Đầu tư bất động sản - may thêu Việt Hưng, Hà Nội. Theo lời bà Lương Thị Kim Oanh, Tổng giám đốc công ty, họ đã phải sa thải hơn phân nửa công nhân và đã phải bán giảm giá 50% một số mặt hàng để nhanh chóng có tiền trả lương cho 70 công nhân còn lại. Bà Oanh cho biết là năm ngoái, xuất khẩu hàng của Việt Hưng sang châu Âu và Trung Đông đã giảm phân nửa và tình hình cho tới nay vẫn chưa cải thiện.

Trong khi đó, công ty của bà nay không thể vay tiền từ ngân hàng đề mua nguyên liệu và vì cần tiền để trả lương công nhân, cho nên bà Oanh đã phải vay tiền từ thị trường tự do, với lãi suất cao hơn gấp ba lần lãi suất ngân hàng, tức là hơn 70% một năm. Gia đình bà và bản thân bà đã phải thế chấp toàn bộ các tài sản, nhưng vẫn không đủ tiền để công ty tiếp tục hoạt động và nay Việt Hưng đang tuyệt vọng chờ sự giúp đở của chính phủ.

Để đối phó với tình hình này, vừa qua, chính phủ Hà Nội đã giảm 30% thuế thu nhập cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoãn 6 tháng việc trả thuế bán hàng. Thế nhưng, theo nhận định của tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh Giám đốc nghiên cứu của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, được hãng tin Bloomberg News trích dẫn, giảm thuế và hoãn thuế cho các doanh nghiệp thì cũng giống như “đắp khăn uớt lên trán một người đang bị sốt rất cao, chứ thuốc trị căn bệnh này vẫn chưa có”.

Trong buổi khai mac kỳ họp Quốc hội ngày 21/5 vừa qua, phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhìn nhận rằng với việc nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, gặp khó khăn, kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu suy thoái. Chưa biết có sẽ rơi vào suy thoái hay không, nhưng điều chắc chắn là kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng chậm lại rất nhiều, thể hiện qua tỷ lệ lạm phát sụt giảm mạnh.
 
Theo số liệu do Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố ngày 24/5 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 5 vừa qua tăng 8,34% so với cùng kỳ năm ngoái. Lạm phát ở Việt Nam đã từng lên đến đỉnh cao 23% vào tháng 8 năm ngoái, nhưng việc lạm phát nay xuống dưới 10% không có gì là đáng mừng, bởi vì đó là hậu quả của việc lãi suất tăng cao và việc nhu cầu sụt giảm đối với hàng hoá và dịch vụ Việt Nam.

Theo các số liệu của Tổng cục thống kê, tăng trưởng kinh tế trong quý một chỉ đạt 4%, thấp nhất trong vòng nhiều năm qua. Theo dự báo của nhiều chuyên gia, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay rất có thể sẽ là thấp nhất kể từ năm 2000. Một điều chắc chắc là Việt Nam sẽ không thể đạt được mục tiêu đã đề ra là tăng trưởng từ 6 đến 6,5% năm 2012.

Trước tình hình khó khăn của các doanh nghiệp và viễn cảnh suy thoái kinh tế, chính phủ Hà Nội đã đề ra một đề án gọi là “tái cơ cấu kinh tế”. Thế nhưng trong cuộc họp do Hội doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức ngày 17/5 vừa qua lấy ý kiến các chuyên gia, hiệp hội, doanh nghiệp, lãnh đạo nhiều xí nghiệp cở nhỏ và cở vừa đã cho rằng đề án nói trên “chỉ ra đúng thực trạng khó khăn, nhưng chưa giải quyết được điều gì cụ thể”.

Trong các buổi thảo luận vào tuần trước trong khuôn khổ kỳ họp Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội cũng đã cho rằng đề án tái cơ cấu kinh tế này quá sơ sài, chưa nêu được giải pháp, cơ chế và nguồn lực để triển khai; nói chung là cần phải được làm lại.

Trong buổi công bố báo cáo thường niên về kinh tế Việt Nam năm 2012 của Trung tâm nghiên cứu kinh tế chính sách (VEPR), Đại học Kinh tế Hà Nội, ngày 24/05, tiến sĩ Nguyễn Đức Thanh, giám đốc của trung tâm này, đã nhận định rằng, “bất ổn vĩ mô dai dẳng bắt nguồn từ cấu trúc nội tại nền kinh tế. Mô hình tăng trưởng phụ thuộc quá nhiều vào khu vực doanh nghiệp Nhà nước kém hiệu quả đã làm suy giảm năng suất và hiệu quả chung của nền kinh tế. ». Theo ông, Việt Nam cần “xem xét nghiêm túc mô hình kinh tế vừa qua và định hướng hiện nay”.

Về phần tiến sĩ Nguyễn Quang A ở Hà Nội thì cho rằng những khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp và khó khăn của nền kinh tế nói chung là xuất phát từ chính sách sai lầm, quá ưu đãi cho những doanh nghiệp Nhà nước, mà phần lớn làm ăn thua lỗ, mà lại không quan tâm hỗ trợ cho khu vực tư nhân, nhất là cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong khi đây là khu vực hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều. Sau đây là phần phỏng vấn tiến sĩ Nguyễn Quang A.

RFI: Thưa tiến sĩ Nguyễn Quang A, theo ông, những nguyên nhân nào khiến các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn như hiện nay?

TS Nguyễn Quang A: Có vài nguyên nhân cơ bản. Tình hình kinh tế toàn cầu nói chung có ảnh hưởng đến Việt Nam, nhưng có lẽ nguyên nhân quan trọng nhất là chính sách kinh tế của khoảng năm, sáu năm trở lại đây đã rất không tốt và đã làm trầm trọng thêm những bất ổn kinh tế ở Việt Nam.

Lạm phát gia tăng rất nhiều, làm cho lãi suất tăng lên. Trong bối cảnh trầm trọng ấy, rất nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh khó khăn. Số doanh nghiệp hoạt động cầm chừng hoặc bị đóng cửa đã tăng lên một cách đột biến trong thời gian vừa qua. Hiện tượng là như thế, nhưng tôi nghĩ nguyên nhân chính là do chính sách của chính phủ đã không được tốt.

RFI: Cụ thể thì chính sách đó đã không tốt ở những điểm gì?

TS Nguyễn Quang A: Ví dụ như đã để lạm phát tăng rất cao. Ai cũng biết lạm phát là do chính sách của chính phủ gây ra, chứ không phải tự nhiên nó đến. Ở Việt Nam người ta thường nói rằng lạm phát này là do ảnh hưởng của kinh tế thế giới. Nếu như thế thì lạm phát ở Singapore, ở Thái Lan, Trung Quốc, Philippines hay Malaysia cũng phải cao chứ!

Thật sự không phải như vậy. Lạm phát trong vài năm vừa qua ở Việt Nam là cao vào loại nhất thế giới và hiển nhiên là cao nhất khu vực, thường là cao hơn gấp ba lần mức lạm phát bình thường của các nước trong khu vực. Đó là do nội tại của nền kinh tế mà chủ yếu ở đây là do chạy theo tăng trưởng, cho nên đã nới rộng chính sách tiền tệ, bơm nhiều tiền vào nền kinh tế, sử dụng quá nhiều vốn.

Để đạt được tăng trưởng ở một con số nhất định, thì phải bơm vốn ngày càng nhiều. Chính hoạt động không hiệu quả của nền kinh tế đó, cộng với chính sách bơm nhiều tiền vào đó, đã làm cho lạm phát tăng cao và tạo ra những bất ổn kinh tế vĩ mô từ bốn, năm năm nay. Sự bất ổn ấy, nhất là lạm phát, đã kéo theo lãi suất tăng cao, đẩy các doanh nghiệp vào tình thế rất khó khăn, thiếu vốn và hoạt động không hiệu quả.

RFI: Còn về nguy cơ sụp đổ của hệ thống ngân hàng Việt Nam ?

TS Nguyễn Quang A: Người ta kêu rất nhiều về hệ thống ngân hàng Việt Nam, điều đó hoàn toàn đúng. Nhưng nghĩ rằng cái dễ sửa nhất trong nền kinh tế Việt Nam bây giờ là hệ thống ngân hàng. Đúng là nó có vấn đề, nhưng vấn đề ấy có thể giải quyết được và người ta cũng biết cách giải quyết. Có lẽ đó là vấn đề có thể được giải quyết một cách dễ dàng nhất. Còn những vấn đề khác mà người ta đặt ra trong việc tái cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước và tái cơ cấu đầu tư công là hai cái khó nhai hơn cải tổ hệ thống ngân hàng rất nhiều.

RFI: Như vậy lực cản hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước?

TS Nguyễn Quang A: Đúng là khu vực doanh nghiệp Nhà nước không hiệu quả, sử dụng quá nhiều nguồn lực và thành tích của nó không tương xứng với những nguồn lực mà nó sử dụng. Vì nó sử dụng quá nhiều nguồn lực, cho nên nó chèn ép khu vực hoạt động có hiệu quả nhất ở Việt Nam, đó là khu vực tư nhân.

Chính sự méo mó trong phân bổ nguồn lực ấy làm cho nền kinh tế Việt Nam hoạt động dưới tiềm năng của mình rất nhiều. Nhưng cốt lõi không phải là do khu vực quốc doanh, mà là do bản thân hệ thống chính trị này, do đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, cứ muốn là phải o bế, nâng đỡ hệ thống doanh nghiệp Nhà nước, bởi vì đấy là công cụ của các nhà chính trị.

Về mặt lợi ích chính trị, quyền lực chính trị, hành xử như thế khá là dễ hiểu, khá là hợp lý. Chỉ có điều nó không phục vụ cho sự phát triển của đất nước và xã hội nói chung.

RFI: Ông có nhận định như thế nào về đề án tái cơ cấu kinh tế do chính phủ đề ra?

TS Nguyễn Quang A: Chắc chắn nó sẽ có một kết quả nào đó. Trong tình trạng khó khăn như thế, ai cũng nhìn ra vấn đề rồi và chắc chắn là nó có một sự cải thiện nào đó. Nhưng chừng nào họ không nhìn vào vấn đề cơ bản, những sự cải thiện đó sẽ không đáng kể.

RFI: Trước mắt, để cứu vãn các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tức là những doanh nghiệp dễ bị tổn thương nhất, chính phủ nên có giải pháp nào?

TS Nguyễn Quang A: Giải pháp 29 ngàn tỷ giảm thuế và hoãn thuế cũng chỉ là giải pháp tạm thời và chắc là sẽ có một kết quả nhất định.

RFI: Trong kỳ họp này của Quốc hội, liệu các đại biểu có thể làm được gì để cải thiện hiệu quả của đề án tái cơ cấu kinh tế mà chính phủ đề nghị?

TS Nguyễn Quang A: Các đại biểu Quốc hội khó có thể làm được gì nhiều. Thứ nhất đại biểu QH ở Việt Nam không phải như đại biểu QH ở những nước khác.Ở những nước khác, họ là những người đại diện cho nhân dân. Họ có nguồn lực, chẳng hạn như có văn phòng, có các cố vấn, đề họ có thể hình thành chính kiến của mình.

Đại biểu QH Việt Nam không phải là những người chuyên nghiệp lắm về những lĩnh vực này và lại không có nguồn lực nữa. Có đem vấn đề thảo luận đi chăng nữa, thì tôi e rằng, bản thân cơ chế hoạt động của QH, bản thân sức mạnh tiếng nói của đại biểu QH, những thông tin hay bộ máy giúp họ hình thành chính kiến, để có thể quyết định ủng hộ đề án này hay ủng hộ đề án kia, tất cả những điều kiện đó đều không có. Có thảo luận nhiều đi nữa thì cũng khó mà đi đến kết quả khả quan.

RFI : Xin cám ơn tiến sĩ Nguyễn Quang A.
 
Trong giai đoạn này, chúng ta không nên cố gắng phán đoán thị trường như thế nào trong 1 hay 2 phiên mà ở đây nên làm cách nào để phản ứng ngay với thị trường với một tầm nhìn ít nhất là trung hạn. Vì những người đánh theo trend thường ăn dày hơn những người lướt sóng và ít nhất họ cũng không cảm thấy ngột ngạt khi bị mất đi một vài line.

Hôm nay lực cầu vào yếu thì khả năng sẽ có chốt lời trên diện rộng báo hiệu xu thế khá xấu, thị trường phân hóa rõ nét.
Các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế đang được CP và NHNN đưa ra dần dần, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa tin vào hiệu quả tức thì
của các biện pháp và vẫn đang quan sát. Cảm nhận chung của tôi về thị trường vẫn chưa được tốt lắm. Giai đoạn này rất nhiều người ngại khuyến nghị mua bán.
 
Dùng GAS BVH VCB CTG đè điểm mà gom mãi ko suể. GAS VCB bắt đầu đến các ngưỡng dễ bật mạnh rồi. Chuẩn bị vài hôm tới sẽ có phiên TT tăng hơn 10 điểm nữa nhé. Vùng đáy rồi. KL cạn kiệt
 
Trầm Bê - Đại gia bí ẩn ngành ngân hàng
Ngày 26/5, ông Trầm Bê và con trai là ông Trầm Khải Hòa đã được bầu vào HĐQT của Ngân hàng Sacombank.

Họ tên:


TRẦM BÊ


CMND số: 020620491




Năm sinh:


10/09/1959







Quốc tịch


Việt Nam


Dân tộc: Hoa




Quê quán:


Trà Vinh







Chức vụ đang nắm giữ:


+Thành viên HĐQT Ngân hàng Sacombank






+ Chủ tịch HĐQT Bệnh viện Triều An
+ Phó Chủ tịch CTCP Thương mại Vàng bạc đá quý Phương Nam (NJC).







+ Thành viên HĐQT CTCP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCCI)

Lĩnh vực kinh doanh


Bất động sản, Ngân hàng







Địa chỉ thường trú


601 Hồng Bàng, Q.6, TP Hồ Chí Minh




Gia đình:


Vợ: Viên Đông Anh










Con trai: Trầm Trọng Ngân










Con trai: Trầm Khải Hòa










Con gái: Trầm Thuyết Kiều







Tài sản:


Cổ phần tại Ngân hàng Phương Nam, BCCI, Bệnh viện Triều An…




Ông Trầm Bê là người đi lên từ bất động sản. Từ năm 1994-1999 ông là phó Ban quản lý dự án Khu dân cư An Lạc Bình Trị Đông. Từ năm 1999 đến nay là thành viên HĐQT của CTCP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCCI).

Tuy nhiên, ông Bê có phần nổi tiếng hơn trong lĩnh vực ngân hàng với vai trò là cổ đông lớn và Phó Chủ tịch Ngân hàng Phương Nam.

Ngoài ra, ông là Chủ tịch của Bệnh viện Triều An – một bệnh viện tư nhân lớn tại Tp.HCM và cùng với các con tham gia HĐQT của một số công ty khác như CTCP Vàng bạc đá quý Phương Nam (NJC) và CTCP Chứng khoán Phương Nam (PNS).

Đang/đã từng là Chủ tịch HĐQT của CTCP Địa ốc Bình Tân.

Tài sản:


Quá trình công tác:
+ Từ 1986 – 1990: Phó giám đốc xí nghiệp Hợp danh 1/5 Quận 6

+ Từ 1991 – 1994: Giám đốc Cty TNHH CB Lâm sản Đông Anh

+ Từ 1995 – 2001: Chủ tịch HĐQT Cty TNHH Đông Anh

+ Từ 2002 – 2004: Chủ tịch HĐQT Bệnh viện Dân lập Triều An

Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Sơn Sơn

+ Từ 2005 đến nay: Chủ tịch HĐQT Bệnh viện Dân Lập Triều An

- Thành viên HĐQT Ngân hàng Phương Nam Nhiệm kỳ IV (2004 – 2009)

Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Nam Nhiệm kỳ V (từ 2009 đến 4/2012)

5/2012: Tham gia HĐQT Sacombank

Trên sàn chứng khoán, ông Bê sở hữu 2,21 triệu cổ phiếu BCI, tương ứng 3% vốn điều lệ CTCP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh. Lượng cổ phiếu này hiện có trị giá hơn 40 tỷ đồng.
Tính đến đầu năm 2012, Ông Bê và 2 con Trầm Thuyết Kiều, Trầm Trọng Ngân nắm giữ gần 20% cổ phần của Ngân hàng Phương Nam.

Mặc dù không có tên trong danh sách các cổ đông lớn của Sacombank nhưng Ngân hàng Phương Nam cùng một số liên quan đã có tới 4 ghế trong HĐQT mới của Sacombank.

Ngay từ khi bắt đầu xuất hiện những tin đồn về việc Sacombank bị thâu tóm, Trầm Bê là một trong những cái tên được nhắc đến đầu tiên.

Theo quy định hiện hành, một người chỉ có thể là Thành viên HĐQT của một tổ chức tín dụng.

Vì vậy, ông Trầm Bê cùng con trai là ông Trầm Khải Hòa đã rút khỏi ban lãnh đạo của Ngân hàng Phương Nam để tham gia vào HĐQT của Sacombank.

Gia đình: Ông Trầm Bê là con trai lớn trong một gia đình nghèo có 4 anh em; quê quán tại xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

Ông Trầm Bê cùng vợ là bà Viên Đông Anh có 3 người con gồm ông Trầm Trọng Ngân, bà Trầm Thuyết Kiều và ông Trầm Khải Hoà.

Bà Trầm Thuyết Kiều (sinh năm 1983) hiện nắm gần 10% cổ phần của và là Phó Tổng Giám Đốc Khối khách hành tổ chức Ngân hàng Phương Nam. Bà Kiều cũng là Phó TGĐ của Vàng bạc đá quý Phương Nam (NJC).

Ông Trầm Trọng Ngân – TGĐ Công ty CTCP Chế biến thủy hải sản Sơn Sơn chuyên về chiếu xạ, xuất khẩu Thanh Long.

Ông Trầm Khải Hòa (sinh năm 1988) được bầu làm Chủ tịch Chứng khoán Phương Nam (PNS) từ tháng 10/2011.


Hoạt động kinh doanh

Một trong những công trình lớn được ông Trầm Bê đầu tư (thông qua Công ty TNHH Xây dựng Hàm Giang) là Cụm Cảng Long Toàn có số vốn khoảng 1.700 tỷ đồng, diện tích trên 170ha tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Dự án được khởi công vào đầu năm 2010.

Một dự án lớn khác là đầu tư 60 triệu USD để mua lại khu Cupertino Square, trước đây được biết dưới cái tên là Valco Fashion Park.
Thuộc tuýp người ít xuất hiện trên báo giới, những lần hiếm hoi ông Bê lên tiếng là vụ nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Nam Lê Anh Kiệt bị bắt hay lần con trai Trầm Trọng Ngân bị bắt cóc đòi tiền chuộc 10 triệu USD.

Một số công ty liên quan đến gia đình ông Trầm Bê

Hoạt động từ thiện

Qua báo chí có thể thấy gia đì nh ông Trầm Bê đã chi nhiều tiền cho công tác từ thiện như xây trường học, xây chùa…
Trong số đó có công trình nổi tiếng là Chùa Vàm Ray tại quê hương của ông. Đây được xem là ngôi chùa phật giáo lớn nhất Việt Nam.
 
Đài Loan dàn tên lửa hướng về Hoa Lục
Hỏa tiễn Hùng Phong.
Hỏa tiễn Hùng Phong.
DR
Tú Anh

Lần đầu tiên Đài Loan bố trí hỏa tiễn « Bằng Phi » có khả năng tấn công vào cơ sở quân sự của Trung Quốc dọc theo bờ biển đông nam. Hàng loạt tên lửa Hùng Phong 2 E do Đài Loan chế tạo với tầm bắn 500 km đã được cấp cho quân đội.

Sau nhiều năm bị tên lửa của Trung Quốc đe dọa, lần đầu tiên Đài Loan trang bị hỏa tiễn trả đũa. Theo nhật báo Tự Do thời báo, hàng loạt tên lửa Hùng Phong loại 2 E « hành trình » đã đi vào hoạt động. Kế hoạch phòng thủ có tên mật « Diều Hâu » trị giá 30 tỉ đô la Đài Loan, tức hơn 1 tỉ đôla Mỹ.

Theo AFP, các chuyên gia quân sự nhận định nếu xung đột xảy ra, Đài Loan nằm trong tầm tấn công của ít nhất 1.600 tên lửa Trung Quốc. Với Hùng Phong 2 E, Đài Loan có thể phản công phá hủy các căn cứ quân sự, phi trường, hải cảng của « Giải phóng quân » Hoa Lục.

Một chuyên gia quốc phòng Đài Loan nhận định là Đài Loan đã bố trí hơn 100 hỏa tiễn hướng về các mục tiêu này.

Đây là lần đầu tiên Đài Loan chĩa hướng tên lửa vào lãnh thổ Hoa Lục, mặc dù Tổng thống Mã Anh Cửu vẫn tỏ lập trường hòa dịu với Bắc Kinh.

Tuy báo chí Đài Loan và chuyên gia quốc phòng thông báo và bình luận rộng rãi về tin này, nhưng Bộ Quốc phòng Đài Loan giữ im lặng.
 
Khối lượng cổ phiếu được chuyển nhượng khoảng 47.6 triệu cổ phiếu tương đương với giá trị giao dịch là 951.31 tỷ đồng.

Tương tự chỉ số HNX INDEX giảm 0.3 điểm (0.4%) xuống 75.3 điểm, khối lượng chuyển nhượng khoảng 32 triệu cổ phiếu tương đương với giá trị giao dịch là 333.26 tỷ đồng.

Hai sàn suy giảm kể từ đầu phiên do lực cầu tiếp tục suy yếu so với những phiên trước đó. Giao dịch hết sức ảm đạm, buồn chán do dòng tiền lớn vẫn chưa có dấu hiệu trở lại bất chấp mọi tín hiệu tích cực từ vĩ mô.

Các mã có vốn hóa lớn tiếp tục suy giảm theo đà đã khiến thị trường thiếu đi lực đỡ. Trạng thái giao dịch như trước đợt tăng điểm vừa qua lại lặp lại khi mức độ quan tâm đến thị trường sụt giảm mạnh. Tuy nhiên vẫn có một số mã tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày hôm nay do đã giảm về mức hỗ trợ mạnh hoặc tăng điểm theo đà như SAF, TPP, TAS, SBT…vv

Về phương diện kỹ thuật, phiên giao dịch ngày 29/05/2012, thị trường tiếp tục đóng cửa với mức suy giảm ở cả 2 sàn, thanh khoản ở mức cạn kiệt so với giai đoạn trước đó. Điều này càng củng cố thêm xu hướng side way của thị trường hiện tại
 
http://xuongduong.blogspot.com

CHỦ NHẬT, NGÀY 27 THÁNG NĂM NĂM 2012
Tin nóng liên quan ụ tàu sắt rĩ của Vinalines
ảnh chụp ụ tàu đang nẹo đậu tại cảng
Theo một nguồn thạo tin của hãng tin "Cá tháng Tư", ban lãnh đạo Vinalines trong sự vắng mặt Chủ tịch HĐQT Dương Chí Dũng (người đang chạy trốn tội tại một địa chỉ chưa được phát hiện) vừa thông qua quyết định nhượng lại với giá gốc toàn bộ ụ tàu No84M trị giá 26 triệu USD cho Hải quân VN.


Một nguồn tin dấu tên từ Bộ Quốc phòng cho hay Hải quân đang tính toán phương án sẽ mau chóng lắp đặt ụ tàu nói trên tại Trường Sa hoặc Hoàng Sa để làm pháo đài nỗi . Đây là một kế hoạch hoàn toàn "khả thi" trong điều kiện kinh phí quốc phòng hạn chế của đất nước. Pháo đài này sau khi hoàn thiện sẽ có công năng không kém gì tàu sân bay Chi Lang và Giàng khoan CN00C981 của TQ cộng lại.

Giới hàng hải quốc tế cho rằng ụ tàu mà Vinalines đã mua được của Nhật Bản tuy tuổi thọ đã 1/2 thế kỷ nhưng vẫn còn "chạy tốt". Với óc sáng tạo và sự khéo tay của kĩ sư và công nhân Việt Nam ụ tàu này có thể được cải tiến và sử dụng lâu dài trong vài thế kỷ nữa. Bạn đọc có thể tham khảo thêm thông tin cụ thể về ụ tàu bằng cách nhấn chuột trái vào đường link dưới đây:

http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/05/dong-sat-hon-26-trieu-usd-cua-vinalines/

Giới thạo tin trong nước tin rằng cuộc chuyển nhượng nói trên giữa Vinalines và Hải quân VN sẽ góp phần giúp Vinalines vượt qua cuộc khủng hoãn nặng nề do tham nhũng kéo dài gây ra, đồng thời cũng giúp Hải quân đang loay hoay không biết lấy gì chống chọi với hàng không mẫu hạm Thi Lang và hàng đàn tàu chiến các loại của TQ ngày đêm túc trục trên biển Đông.

Được biết ụ tàu nói trên chỉ là một trong rất nhiều vụ mua sắm tiền tĩ để đổi lấy sắt rĩ không chỉ của Vinalines mà của "công ty mẹ" Vinashine trước đây. Cách mua sắm này cũng thường được nhiều tổng công ty nhà nước VN áp dụng để "rút ruột" công quỹ một cách ồ ạt nhưng êm thấm nhất./.

Trần Kinh Nghị
 
Back
Top