Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

22/5

Tiến sĩ Phạm Lan Hương, trưởng ban Chính sách Kinh tế Vĩ mô thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương nhấn mạnh mối quan ngại hàng đầu là mức lạm phát hai chữ số tại Việt Nam với đỉnh điểm 23% vào tháng 8 năm 2011 hiện nay tuy có giảm xuống, tính đến cuối tháng 3 ở mức 14,1% và chính phủ đang nỗ lực để kiềm chế lạm phát xuống mức một chữ số vào nửa cuối năm nay.

Với tình trạng lạm phát cao nhất vào năm 2008 và trở lại hai chữ số như hiện nay khiến cho bộ phận không nhỏ người dân ở Việt Nam phải đối mặt với hoàn cảnh đói nghèo. Lực lượng lao động chủ yếu của Việt Nam là tầng lớp công nhân với mức lương thu nhập chỉ đảm bảo được hơn 50% mức sống căn bản tối thiểu.

Từ 1/5, chỉ có hơn 6 triệu người dân nhận mức lương căn bản được điều chỉnh trong khi giá cả mọi mặt hàng tăng cao. Hầu như các mặt hàng quan trọng, thiết yếu như xăng dầu, lương thực thực phẩm, thuốc men ý tế gia tăng liên tục.

Việc công ty ngưng hoạt động hoặc giảm hoạt động nhưng vẫn phải duy trì khoản chi phí cho nhân sự, cho văn phòng...thì một số doanh nghiệp sẽ ‘chết thiệt’ chứ không phải ‘chết lâm sàng’.
Bà Thanh, một chủ DN

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho biết bên cạnh nguyên nhân lạm phát, tình hình thiên tai trong những năm gần đây cũng tác động rất nhiều đến đời sống của người dân. Có nhiều hộ gia đình thuộc diện thoát nghèo thì nay quay trở lại diện nghèo khiến tỉ lệ hộ gia đình nghèo gia tăng một cách đáng kể. Những người nghèo nhất là ở vùng nông thôn phải chi 70%-80% thu nhập cho thực phẩm theo mức trượt giá.
Trong khi đó, Ủy ban An ninh Thực phẩm Thế giới thuộc tổ chức Nông lương của Liên Hiệp Quốc cho rằng quyền sở hữu đất đai không phù hợp và không được bảo vệ khiến đói nghèo gia tăng.

Tiến sĩ Banerjee và Tiến sĩ Phạm Lan Hương nhận định dù chỉ số tiêu dùng CPI giảm trong tháng 3 và tháng 4 nhưng đó không phải là dấu hiệu tốt. Một số nhà kinh tế cho rằng chỉ số CPI giảm nhanh dù giá cả một số loại nguyên vật liệu đầu vào chính vẫn tăng cho thấy các doanh nghiệp đang trong tình trạng rất khó khăn mà báo chí sử dụng từ ngữ “chết lâm sàng” để mô tả. Cho đến nay đã có gần 82 ngàn doanh nghiệp giải thể, chiếm gần 30%, đã phá sản hoặc ngừng hoạt động do thiếu vốn.
Doanh nghiệp chết "lâm sàng"

Trong giai đoạn hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ phải đối diện với tình trạng khó khăn về vốn, khó khăn về lựa chọn tìm khách hàng, đối tác có tài chính ổn định để bán hàng hay dịch vụ. Trong tình hình khó khăn chung, khách hàng không có khả năng thanh toán nên khách hàng chiếm dụng vốn. Nếu doanh nghiệp không bán hàng thì không thể đảm bảo doanh thu cho chi phí của công ty. Trái lại, khách hàng nợ thì tồi tệ hơn. Những dự án liên quan đến nhà nước hiện tại thì hầu như ngưng lại hay được chỉ định thầu hoặc khó tiếp cận. Khách hàng tư nhân thì khó tìm.

Về vay vốn, dù chính phủ có can thiệp nhưng thực tế vẫn tồn tại nhiều khó khăn và đầy bất cập cho doanh ngiệp trong quá trình vay vốn để kinh doanh sản xuất. Bà Thanh, chủ một doanh nghiệp có quy mô nhỏ tại TP. HCM cho đài RFA biết:

“’Doanh nghiệp chết lâm sàng’, dùng từ như vậy vì là công ty không có hoạt động. Giải thể công ty thì không thể được vì vẫn muốn giữ những business để làm nên tạm thời ngưng hết, giảm bớt tất cả hoạt động để qua được giai đoạn khó khăn này, để hoạt động tiếp. Còn không duy trì được vì tình hình năm nay khó, sang năm sẽ khó thì một số doanh nghiệp dài hơi sẽ không chịu được. Việc công ty ngưng hoạt động hoặc giảm hoạt động nhưng vẫn phải duy trì khoản chi phí cho nhân sự, cho văn phòng, cho tất cả các chi phí hoạt động thì một số doanh nghiệp sẽ ‘chết thiệt’ chứ không phải ‘chết lâm sàng’.”

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhận định tình trạng ngày càng nhiều doanh nghiệp giải thể, phá sản có tác hại rất lớn đến đời sống kinh tế xã hội ở đô thị. Ông nói:

“Điều này trước hết là làm giảm thu nhập của người dân, thứ hai nữa là làm giảm cơ hội của những thanh niên tốt nghiệp năm nay có thể có được công ăn việc làm. Và thứ ba nữa là làm tăng thêm tình trạng đói nghèo ở đô thị chứ không phải chỉ có đói nghèo ở nông thôn.”

Chuyên gia Lê Đăng Doanh cho rằng từ trước đến nay thường chú ý nhiều đến hiện tượng đói nghèo ở vùng sâu vùng xa, ở vùng miền núi, ở các vùng đồng bào dân tộc mà điều kiện sản xuất kinh doanh có khó khăn. Tuy nhiên, với tình trạng nhiều doanh nghiệp đã ngừng hoạt động hoặc là đã không hoạt động nữa thì hiện tượng thiếu công ăn việc làm và giảm thu nhập ở các thành phố sẽ trở thành vấn đề không thể xem thường.
Trong thời gian từ 2008 cho đến nay thì tăng trưởng kinh tế là chậm lại và lạm phát thì tăng cao. Vì vậy cho nên một số người dân đã bị ảnh hưởng vì tình trạng lạm phát.
CCKT Lê Đăng Doanh

Trong phần diễn giải về bản báo cáo của ESCAP, tiến sĩ Phạm Lan Hương cho biết tình hình chi ngân sách của Việt Nam được cải thiện, mức thâm hụt chỉ ở 4%. Tương tự, thâm hụt thương mại của Việt Nam xuống ở mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua là 3,8%. Xuất khẩu giảm và nhập khẩu giảm nhiều hơn. Do đó, những số liệu này không chứng minh cho bức tranh kinh tế Việt Nam được sáng sủa mà chỉ chứng tỏ mức tăng trưởng kinh tế rất chậm.

Trước kết quả bản điều tra kinh tế xã hội khu vực năm 2012 vừa công bố, các chuyên gia kinh tế nhận định nguy cơ đói nghèo gia tăng ở Việt Nam. Người dân cũng như các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau cùng những nhà chuyên môn luôn hy vọng chính phủ sẽ kịp thời tiến hành những giải pháp tích cực có hiệu quả thực tiễn để hỗ trợ hữu ích cho đời sống an sinh của cộng đồng trong giai đoạn khó khăn hiện nay chứ không phải những thông tư, nghị quyết đúng và đẹp trên giấy mà thôi.
 
Đúng hay sai ?

GAS tăng gần 18% sau 2 phiên thế này không tốt lắm cho VNI vào lúc này, dù biết số lượng CP trôi nổi của GAS chỉ hơn 9 triệu nhưng room tăng giá của nó vẫn bị ảnh hưởng .

Giá thực là Tham chiếu. Xác nhận chính thức rồi./

Chị xác định từ ngày mai VCB và BVH có đường chạy riêng với MSN và GAS.
??!!??
 
BVH nhiều kẻ đang thèm giá đỏ, đố chúng nó đạp.
Nhưng lại đạp được MSN. TUy nhiên càng đạp càng thấy thế yếu.

GAS từ mai hết hàng bán chăng ?

25/5 chấm dứt mua bán vàng ngoài luồng. đi nhặt CMI nhưng bị CMI nhặt lại! . Đau đầu với con mẹ GAS.Em thích TAC cơ..
 
Ngày mai, GAS sẽ bước sang 1 chặng đường mới . Theo mình giá sẽ rớt liên tục xuống 30 .( ghi lại ý kiến này nhé - nếu ý kiến này sai be bét thì tứ trụ triều đình vẫn được Nhà Vua lưu lại dùng .

25/5 chấm dứt mua bán vàng ngoài luồng. đi nhặt CMI nhưng bị CMI nhặt lại! . Đau đầu với con mẹ GAS.Em thích TAC cơ..
 
Bây giờ tất cả lòng tin của TT đặt vào GAS, nếu tk của tất cả các NĐT lưu ký về hết TK và bán tống bán tháo thì thảm họa sẽ thế nào, nhìn risk quá lớn nên em nghĩ nên té thôi

Note : GAS được VietCapital cho vay đấu giá 60% nên khoản này đến hạn trả nợ là đau tim fết, ai dám giữ lâu thế ?
 
Ngày mai, GAS sẽ bước sang 1 chặng đường mới . Theo mình giá sẽ rớt liên tục xuống 30 "

Tui nghỉ là chưa rớt xuống ngay được .
Liệu việc chốt lãi của tay to đã xong chưa?
 
23/5

GAS phụ thuộc phần lớn vào ý đồ của Khoai Tây. Chừng nào nó còn đè BVH thì nó còn múc. NDT dù có vay tiền IPO thì cũng không dại gì bán rẻ. Mấy thằng tè ra quần thì đã xả hôm qua và hôm nay rồi. Giờ thì toàn cáo đang nắm giữ, nó làmgì thì tuỳ thuộc vào ý đồ của nó. Giai đoạn này nó đang thu gom, chưa xả ngay. Nó có lý do để làm điều đó vì cp trôi nổi còn rất ít, ngành KD gas lại độc quyền, đầu ra luôn ổn định. Mỗi ngày nó tiết cung cho ra một vài cổ thì chưa biết giá GAS sẽ lên tới đâu. Đừng nói là 5x là đắt vì BVH Tây đánh lên trên 130 mà vẫn có thằng múc.
Còn BIDV lên sàn ?
TT càng nhiều thằng to, Tây càng thích. Còn giá TC sẽ được TT định đoạt vào thời điểm đó.
 
23/5

Hai sàn có diễn biến lình xình từ đầu đến cuối phiên giao dịch, các cột trụ ở trên sàn có diễn biến trái ngược nhau nhưng cân bằng khiến cả 2 sàn không hình thành xu hưỡng rõ nét. Số mã giảm giá có phần nhỉnh hơn so với số mã tăng giá.

Tâm lý rất thận trọng trong giao dịch ở giai đoạn hiện nay của đại đa số các nhà đầu tư, dẫn đến khối lượng trao đổi chỉ ở mức thấp. Cổ phiếu GAS tiếp tục gia tăng kể từ đầu phiên khiến thị trường không bị giảm sâu khi các trụ cột còn lại có phần giảm nhẹ như VCB, MSN, BVH…vv

Về phương diện kỹ thuật, phiên giao dịch ngày 22/05/2012, thị trường đóng cửa với diễn biến giảm nhẹ ở 2 sàn cùng với thanh khoản tiếp tục suy giảm so với phiên giao dịch trước đó. Vì vậy có khả năng thị trường sẽ chuyển sang trạng thái ít biến động trong những phiên sắp tới, cho đến khi có một phiên tăng hoặc giảm giá mạnh kèm khối lượng gia tăng để quyết định xu hướng
 
23/5

Gas mà sàn 4 phiên liên tiếp là em xin cúng con heo, vì mua hàng rẻ ôi quá sướng.

25/5 chấm dứt mua bán vàng ngoài luồng. đi nhặt CMI nhưng bị CMI nhặt lại! . Đau đầu với con mẹ GAS.Em thích TAC cơ.
 
23/5

Bên cạnh các công ty niêm yết, mặc dù tình hình kinh tế đang khó khăn, nhiều công ty đại chúng trong ngành mía đường vẫn đạt được kết quả kinh doanh khả quan. Nguyên nhân chính do sản lượng mía đường vụ mùa 2011-2012 lần đầu tiên vượt nhu cầu tiêu thụ trong nước, các doanh nghiệp có điều kiện xuất khẩu nhiều hơn.


Cùng lúc đó, nhu cầu mua đường năm nay của Trung Quốc khá cao. Nước này đang thiếu 2 triệu tấn đường (theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam) và có nhu cầu mua tích trữ 1 triệu tấn. Giá bán sang thị trường nước ngoài cũng cao hơn thị trường trong nước. Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mía đường lên kế hoạch mở rộng quy mô trong năm nay.
Kết thúc quí 1, các doanh nghiệp mía đường niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam đều công bố kết quả kinh doanh rất khả quan. Công ty cổ phần Đường Kontum (KTS) đạt lợi nhuận sau thuế quí 1 là 16,2 tỉ đồng, đạt 47% kế hoạch cả năm 2012. Lãi cơ bản trên cổ phiếu quí 1 của KTS cũng đạt mức cao nhất trong số các doanh nghiệp mía đường niêm yết (4.154 đồng/cổ phiếu).


Đường Bourbon Tây Ninh (SBT) tuy đạt lợi nhuận sau thuế cao nhất trong số các doanh nghiệp đường niêm yết (95,2 tỉ đồng), nhưng chỉ bằng 52% so với quí trước. Nguyên nhân do giá vốn đường tăng hơn 65% so với cùng kỳ nên mặc dù tổng doanh thu cao hơn cùng kỳ năm trước nhưng lợi nhuận sau thuế của SBT chỉ đạt được mức khiêm tốn, và vẫn nằm trong chỉ tiêu 2012.


Tình trạng giá bán giảm và giá vốn tăng khiến mức lợi nhuận giảm bớt cũng xảy ra tương tự ở Công ty cổ phần Đường Biên Hòa (BHS) và Mía đường Nhiệt điện Gia Lai (SEC). Doanh thu BHS tăng 13,62%, tương ứng 83 tỉ đồng so với cùng kỳ năm ngoái, tuy vậy, lợi nhuận sau thuế của BHS chỉ đạt trên 30 tỉ đồng, tương ứng 77% cùng kỳ năm trước, và chỉ đạt 22% kế hoạch năm 2012. Lợi nhuận sau thuế của SEC cũng chỉ đạt 60% cùng kỳ năm ngoái, nhưng công ty cũng đã hoàn thành 32% chỉ tiêu năm 2012 chỉ trong quí 1.


*Minh chủ của ngành mía đường: trong số 39 doanh nghiệp mía đường trong cả nước thì có đến gần chục doanh nghiệp chịu ảnh hưởng hoặc có mối quan hệ với nhóm cổ đông Đặng Văn Thành. Hơn nữa, đây là những công ty đóng vai trò quan trọng trong tổng sản lượng mía đường cả nước, theo tính toán, tương đương 32,6% tổng sản lượng đường, và 14% tổng sản lượng mía ép.
Ở một thị trường mía đường đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ như hiện nay, kiểm soát một tỷ trọng lớn của tổng sản lượng mía đường sẽ đem lại lợi thế không nhỏ cho một nhóm tổ chức trong việc kiểm soát giá cả và cung cầu trên thị trường.
 
23/5

“Hiện vẫn là thời điểm lý tưởng cho đầu tư dài hạn”

19-05-2012



(ĐTCK) Đó là ý khiến của ông Quách Mạnh Hào, Phó tổng giám đốc CTCK MBS.


Ông Hào nói:

Hàng loạt thông tin vĩ mô tốt hỗ trợ TTCK lại ra đúng vào thời điểm thị trường vừa trải qua một chu kỳ tăng, vượt quá ngưỡng kỳ vọng của nhà đầu tư nên tất yếu sẽ có phiên điều chỉnh giảm.

Như vậy, thị trường giảm chủ yếu xuất phát từ tâm lý, còn không có thông tin vĩ mô, vi mô nào tác động xấu cả.

Hiện là giai đoạn thị trường điều chỉnh để bước sang một chu kỳ mới (tháng 6), khi các thông tin vĩ mô trên chính thức hiện thực hóa. Tuy nhiên, thị trường về cơ bản vẫn tốt và nếu xác định đầu tư dài hạn thì TTCK hiện vẫn là điểm đầu tư lý tưởng.
 
24/5

có vẻ là W/O nên các CTCK đang nhận định rất tiêu cực, họ đang khuyên NĐT cắt lỗ, đứng ngoài TT. nhưng trò đời không có W/O thì không thể UP mạnh.
 
24/5

Những tin tức có thể hỗ trợ Thị trường Chứng khoán Việt Nam 24-5-2012

Một số thông tin tóm lược dưới đây có thể hỗ trợ tích cực quá trình tâm lý trên TTCKVN sáng 24-5-2012, sau mấy ngày “căng thẳng” tâm lý.

Quốc tế:

* Tin tức Eurozone và Hy Lạp có lẽ đã xấu đến cùng rồi: Quan chức eurozone đã bàn cả kịch bản mời Hy Lạp đi chơi chỗ khác (23-5 Reuters); IMF thì bảo phải gắng cật lực hơn nữa mới được ở lại eurozone (WSJ 23-5); Pháp thì tìm kiếm ý tưởng kiến trúc lại Eurozone (WSJ 23-5) v.v.. Xấu quá rồi thì thôi, khỏi xấu thêm nữa.

* Các bạn làm ăn ở VN đánh giá VN đang có cải thiện tốt về vĩ mô. WB, IMF và ADB cơ bản cũng nhất trí có khó khăn, nhưng 2012 tăng trưởng 5.7% là mục tiêu khả dĩ, và 2013 6.3% .

* Nhập siêu gia tăng là tín hiệu có thể năng lực SX nội địa đang phục hồi sau khi chỉ tăng 4.3% trong tháng 4-2012 (thấp nhất trong 36 tháng).

Trong nước:

* Các tin tức xấu nhất đã được trưng bày ở Quốc Hội phiên toàn thể này rồi

* Giá xăng giảm 600đ/lít sau khi hết giờ giao dịch ngày 23-5.

* Lãi suất thêm một lần nữa lập kỷ lục thấp trên thị trường liên ngân hàng, với VNIBOR 1-tuần 2.4%, thấp nhất kể từ đầu 2007.

* Nhà đầu tư ngoại gia tăng mua trên cả 2 sàn ngày hôm nay. Điều này không nói lên họ sẽ mua nhiều ngày mai, nhưng đã nói lên: “Họ không đi chỗ khác chơi, vẫn ở đây, và đang ngắm các bạn Việt bán ra rất kỹ.”
 
Chả có xu nào rút ra, chúng nó vẫn ở đấy, vẫn túc tắc, và vẫn ngắm nghía đám da vàng mũi tẹt bỏ chạy ....

May 23: Stock Markets Down, Foreign Investors Net-Buy

May 24, 2012 – VNIndex tumbled yesterday, VN-Index 436,75 (-2,50%) and HNX-Index 73,61 (-3,73%). Liquidity, however, was not bad. More than 121 million shares were traded for more than US$80 million.

Such volume of trade is quite good if one thinks the market is covered by ‘fear’. There must have been ones who did not fear. One of them is “the Foreigners”.

Foreign investors bought over 2.5 million shares on both exchanges, worth US$2.8 million, with HOSE to HNX ratio of 4:1 in volume and value term.
 
24/5

ình hình là pakon đang chen chúc nhau xuống tàu một cách rất hoảng loạn...Phải huy động thêm tiền để ... múc tiếp thôi. Nice day!
 
Hai sàn suy giảm mạnh ngay từ đầu phiên theo đà của những phiên trước đó với thanh khoản thấp nhưng lực bán chiếm ưu thế. Về cuối phiên nhờ sự hỗ trợ của các mã có vốn hóa lớn bên HNX, khiến chỉ số của sàn này bật xanh nhẹ.

Số mã giảm giá tiếp tục áp đảo số mã tăng giá, toàn sàn chỉ lác đác một vài mã có lực cầu mạnh và tăng trần như TAC, NKG, SCR…vv. Bên mua vẫn thờ ơ với lệnh sàn chất đống cho thấy dòng tiền bên ngoài rất thận trọng. Rất nhiều thông tin hỗ trợ tốt được đưa ra như tin CPI, các biện pháp cứu trợ doanh nghiêp…vv vẫn không làm thị trường phục hồi.

Về phương diện kỹ thuật, phiên giao dịch ngày 24/05/2012, thị trường đóng cửa với diễn biến giảm mạnh bên VNINDEX và tăng nhẹ bên HNXINDEX, thanh khoản tiếp tục ở mức thấp. Sự khác biệt ở chủ yếu do sự tăng giảm trái ngược nhau của các mã vốn hóa lớn ở mỗi sàn nhưng độ rộng thị trường vẫn khá tiêu cực. Do vậy chúng tôi vẫn giữ nguyên bậc giảm đối với xu hướng ngắn hạn và chỉ tham gia bắt đáy nếu như ngưỡng hỗ trợ dài hạn ở mức 400-420 điểm được giữ vững.
 
25/5

Giá KLS VND BVS OGC, PVF về bằng giá của đầu tết tháng 2 đó, việc gì fai xoán, các bác nhỡ kẹt hang Đắp chiếu để đó 2-4 táng nữa ăn.
 
Liệu kinh tế Việt Nam cuối cùng đã ổn?

Liệu kinh tế Việt Nam cuối cùng đã ổn?



Báo Financial Times đánh giá cao những chuyển biến tích cực trong các số liệu kinh tế vĩ mô của Việt Nam thời gian gần đây.

Trong bài viết “Is Vietnam finally coming good?” (tạm dịch: “Liệu Việt Nam cuối cùng đã ổn?”), hai tác giả Josh Noble và Stefan Wagstyl của Financial Times cho rằng, trước đây, các nhà đầu tư giảm sự quan tâm vào Việt Nam vì lạm phát cao, tăng trưởng suy giảm, thâm hụt thương mại lớn và đồng tiền mất giá. Tuy nhiên, những số liệu thống kê của Việt Nam gần đây đang tốt lên.

Số liệu công bố hôm 24/5 cho thấy, trong tháng 5, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam lần đầu tiên trong vòng gần hai năm chỉ tăng ở mức một con số so với cùng kỳ. So với cùng kỳ năm trước, chỉ số này tăng 8,5% trong tháng 5, so với mức 10,5% trong tháng 4. Như vậy, đã hai tháng liên tiếp, giá cả đi ngang.

Lạm phát giảm tốc đang tạo ra cơ hội cho hạ lãi suất. Ngân hàng HSBC dự báo, Việt Nam có thể cắt giảm lãi suất trong hai tuần tới. Thông tin này đã giúp thị trường chứng khoán Việt Nam tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 25/5.

Bài viết trích dẫn một báo cáo của quỹ Dragon Capital: “Các dữ liệu kinh tế (lạm phát thấp, thâm hụt thương mại giảm, thanh khoản tăng và những con số tích cực về chính sách tiền tệ) giúp khẳng định lập luận rằng, thành công kinh tế gần đây mà Việt Nam đạt được không phải là ‘một phút lóe sáng’, mà là bằng chứng về một nền kinh tế đang chuyển mình thành công từ địa vị thị trường sơ khai (frontier market) lên thị trường mới nổi (emerging market)”.

Giới đầu tư giờ lại đang dành sự quan tâm cho thị trường Việt Nam. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã “tỏa sáng” trong năm nay với mức tăng gần 25%. Tỷ giá VND cũng tăng gần 1% trong khi hầu hết các đồng tiền châu Á khác giảm giá.

Tuy nhiên, nhu cầu suy giảm do tốc độ tăng trưởng đi xuống cũng là một nguyên nhân khiến lạm phát đi xuống. Quý 1 năm nay, GDP của Việt Nam chỉ tăng 4%, so với mức tăng 5,9% trong năm 2011 và 6,8% trong năm 2010.
Theo đánh giá của bài viết, Việt Nam vẫn đang đối mặt với thách thức khó giải quyết khi cân bằng giữa một bên là gây bất lợi cho tăng trưởng bằng lãi suất cao hay “nới cương” đối với lạm phát bằng cắt giảm lãi suất.

Trao đổi với Financial Times, bà Min-Hwa Hu Kupfer, Chủ tịch quỹ Vietnam Holding, phát biểu thận trọng rằng, triển vọng ở Việt Nam đối với các nhà đầu tư đang được cải thiện khi mà Ngân hàng Nhà nước áp dụng một chính sách tiền tệ nhất quán hơn. Bà Kupfer nhận xét, “năm 2012 sẽ là bài kiểm tra” về khả năng kiểm soát lạm phát của Việt Nam. Quỹ này dự báo, trong 6 tháng cuối năm, GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng khiêm tốn, và trong cả năm, mức dự báo là 5,6%. Vietnam Holding cho rằng, lực phục hồi của thị trường chứng khoán Việt Nam đang tăng lên.

Dự báo này có thể là “đòi hỏi hơi nhiều” xét đến việc thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng 25% trong năm nay bất chấp những bất ổn trên thị trường toàn cầu và tâm lý ngại rủi ro của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, Vietnam Holding và các quỹ khác biết rõ rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện vẫn đang thấp hơn 60% so với mức đỉnh hồi năm 2007 và 30% so với mức cao của năm 2009.

Bài báo cho rằng, dù các nhà chức trách Việt Nam cuối cùng đã chặt chẽ hơn với chính sách tiền tệ, các cải cách cơ cấu vẫn là cần thiết để đạt được sự tăng trưởng bền vững. Những vấn đề mà bài báo chỉ ra đối với nền kinh tế Việt Nam là sự thống trị của các doanh nghiệp quốc doanh, tiến trình cổ phần hóa bị trì hoãn do thị trường đi xuống, và tình trạng quan liêu gây khó dễ cho các công ty tư nhân. Bên cạnh đó, những rào cản đối với các nhà đầu tư nước ngoài bấy lâu nay như khả năng chuyển đổi của đồng tiền và khả năng nhà đầu tư được rút tiền ngay khi cần thiết cũng cần phải được giải quyết.

“Sức hấp dẫn của Việt Nam có thể là sự rời rạc của thị trường này khỏi các thị trường toàn cầu. Nhưng sự rời rạc này có lẽ xuất phát từ lý do rằng, đầu tư vào Việt Nam vẫn chỉ dành cho những người dũng cảm”, bài báo kết luận.

Đánh T3: bốc hốt SSI,KSS,CMI . BDS cứu k? GAS về 30 k? .Em thích TAC cơ..
 
Back
Top