Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

Có vẻ khá nhiều nhà đầu tư đã mất phần lớn lãi đã kiếm được trong năm 2012. Thậm chí những ai vào muộn còn bị ăn cả vào thịt.
Sau mỗi lần thị trường rớt sâu thế này, nhà đầu tư lại thấy chứng khoán khó nhất là giữ tiền chứ không phải là kiếm tiền !

em giữ tiền bằng CMI và TAC

25/5 chấm dứt mua bán vàng ngoài luồng. đi nhặt CMI nhưng bị CMI nhặt lại! . HT1 và VNF cho 30% tiền mặt.Em thích TAC cơ..
http://vietcurrency.vn/showthread.ph...BB%81n/page131
 
19/5

Cứ cty ngon lành cổ tức lớn hơn ls thì múc vào
Đợi khi giá lên đến mức cổ tức nhỏ hơn ls ngân hàng thì bán ra
Đầu tư là phải thế mới có ăn, mặc cho bọn đánh xuống đánh lên muốn làm gì thì làm
 
VN là chính phủ duy nhất trên thế giới nghĩ tới việc gom vàng của dân, để sẽ trao cho dân một giấy chứng nhận vàng, nhằm tăng sức vốn đầu tư...

Tuy nhiên, Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí, trong khi trả lời phỏng vấn của báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp, đã nói rằng chính phủ không nên làm như thế, tuy rằng lượng vàng trong dân là khoảng 1.000 tấn vàng.

Bởi vì chưa quốc gia nào dám đụng tới vàng của dân, và khi chính phủ huy động vàng của dân để tăng đầu tư kinh tế, thì không chắc đã có ai dám “bảo đảm được an toàn toàn bộ giá trị lượng tài sản khổng lồ ấy.”

Bài phỏng vấn trên báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ngày Thứ Tư 16-5-2012, có nhan đề “Đừng huy động vàng!” đã khéo léo cảnh báo dân chúng VN rằng gửi vàng cho Ngân Hàng Nhà Nước sẽ “rủi ro là rất lớn,” có thể chỉ sau một đêm sẽ gặp “tác động khôn lường đến sự bất thường của giá vàng. Chúng ta không thể kiểm soát và cũng không thể trả giá nổi cho chuyện đó,” theo lời TS. Phạm Đỗ Chí.

Bài phỏng vấn với những câu trả lời thẳng thắn “về tính khả thi của việc phát hành chứng chỉ vàng để huy động vàng trong dân mà NHNN dự kiến sẽ trình Chính phủ thông qua vào quý II này” được trích một số lời của TS. Phạm Đỗ Chí như sau:

“...Ý tôi là không nên huy động vàng, cho dù nguồn lực đó lớn tới đâu. Giả sử ước tính lượng vàng trong dân còn 1.000 tấn. Nếu quy đổi ra giá vàng quốc tế hiện nay, thì khối lượng vàng đó tương đương với khoảng 50 tỉ USD, tức là bằng ½ GDP VN. Thử hỏi, nếu huy động khối lượng vàng giá trị khổng lồ ấy vào nền kinh tế, các nhà hữu trách đã tính đến chuyện làm thế nào để phát huy được giá trị nguồn lực ấy cho gia tăng GDP quốc gia, làm thế nào để bảo đảm được an toàn toàn bộ giá trị lượng tài sản khổng lồ ấy...

...Trong hơn 30 năm theo dõi vàng quốc tế tại IMF, tôi chưa thấy quốc gia nào dám… đụng tới vàng. Nói chính xác thì rất ít Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của Chính phủ nào đứng ra huy động vàng của dân. Tôi cho rằng, NHNN VN không nên tính đến câu chuyện này, vì rủi ro là rất lớn....

...Bây giờ giá vàng đang thấp như thế, cũng không ai dám nói chắc vàng có lên trên 2.000 USD/ ounce, và thời điểm diễn ra sẽ vào lúc nào. Có thể sẽ rất lâu, nhưng cũng có thể sẽ chỉ sau một đêm. Một biến động tại bất kỳ một khu vực địa kinh tế - chính trị nào đang rất nhạy cảm như Trung Đông, hay châu Âu... đều sẽ tác động khôn lường đến sự bất thường của giá vàng. Chúng ta không thể kiểm soát và cũng không thể trả giá nổi cho chuyện đó. Xin nhắc thêm là dự trữ ngoại hối của VN hiện cũng chỉ mới đạt đến khoảng 20 tỉ USD, chưa bằng một phân nửa giá trị vàng trong dân mà ta tạm ước tính!...

...Sờ vào vàng của dân là sờ vào lửa. Sẽ bỏng tay đấy! Và chúng ta đã phần nào được chứng kiến được việc “phải bỏng” của hệ thống ngân hàng hiện nay. Cái căn bản là rủi ro của một vài tổ chức, lây lan sang rủi ro cho cả hệ thống, và nghiêm trọng hơn là đánh mất đạo đức kinh doanh ngân hàng..
 
19/5

Thứ hai tới là phiên khá quan trọng, gần 1.900 tỷ PVGas sẽ niêm yết sẽ là “trụ cột” mới của thị trường khi KLCP lưu hành chỉ sau VCB(2,3 tỷ) và CTG(2,6 tỷ). Không ít những quỹ đầu tư chỉ số vào Việt Nam chỉ mua nhóm “trụ cột” và đánh theo Index. Vậy động thái đột ngột chuyển từ mua ròng 193.6 sang bán ròng trong tuần này với khoảng 309 tỷ và tập trung chủ yếu “đè trụ” BVH, VCB…có thể là động thái “dìm” thị trường để có thể mua được giá tốt với mục tiêu cơ cấu sang “trụ mới”. PVGas không chỉ là cổ phiếu có vốn hóa lớn thứ 3 toàn sàn mà còn là cổ phiếu có cơ bản khi lợi nhuận tăng bình quân 10%/năm, VCSH 23.842 tỷ năm 2011 PVGas báo cáo lãi 6.420 tỷ với doanh thu tăng ổn định trên 30% trong 2011 hứa hẹn là CP hấp dẫn vốn ngoại khi có mức PE thấp hơn nhiều các “trụ cột” hiện tại.

25/5 chấm dứt mua bán vàng ngoài luồng. đi nhặt CMI nhưng bị CMI nhặt lại! . HT1 và VNF cho 30% tiền mặt.Em thích TAC cơ.
 
Đây là con Át chủ bài tuần tới. Nhiều TC đang nhòm ngó. Nếu không gây một thảm cảnh trên TTCK thì làm sao múc được em nó với giá thấp ? Khi chúng nó đã ôm được kha khá rồi thì mấy mã trụ kia bắt đầu cất cánh bay. BBs Vn không phải là những thằng ngu. Biết thừa là khoai Tây đang xả các mã trụ để dìm nên BBs VN đã tương kế tựu kế, xả bao nhiêu hàng rẻ là múc hết, để đến lúc nào Khoai Tây thèm mã trụ thì BBs VN sẽ nhường cho với giá trên đỉnh. Muốn đánh chỉ số thì phải mua thôi nếu không muốn KQKD nghèo nàn sẽ bị cổ đông ở nước ngoài truất quyền.
BVH, VCB, VIC Khoai Tây bán như phá mả là vì mục đích này đây.

25/5 chấm dứt mua bán vàng ngoài luồng. đi nhặt CMI nhưng bị CMI nhặt lại! . HT1 và VNF cho 30% tiền mặt.Em thích TAC cơ..
 
20/5

thế nào là uptrend, thế nào là downtrend?

Đa số khi nhận ra là uptrend thì đã ngồi đỉnh, đa số khi nhận ra là downtrend thì đã bán gần đúng đáy.

Quan trọng là phải tư duy dài hạn, không manh mún, Một khi xác định doanh nghiệp thật tốt thì bỏ tiền vào nó chứ k phải xanh xanh đỏ đỏ trên sàn.

Tất nhiên ngay cả khi doanh nghiệp cực tốt cũng phải chọn thời điểm thuận lợi, nhưng đừng bao giờ nghĩ mình sẽ mua trúng "uptrend" và bán trúng "downtrend".

Những doanh nghiệp như VNM, MSN, DPM là những ví dụ kinh điển
 
T hứ hai tới là phiên khá quan trọng, gần 1.900 tỷ PVGas sẽ niêm yết sẽ là “trụ cột” mới của thị trường khi KLCP lưu hành chỉ sau VCB(2,3 tỷ) và CTG(2,6 tỷ). Không ít những quỹ đầu tư chỉ số vào Việt Nam chỉ mua nhóm “trụ cột” và đánh theo Index. Vậy động thái đột ngột chuyển từ mua ròng 193.6 sang bán ròng trong tuần này với khoảng 309 tỷ và tập trung chủ yếu “đè trụ” BVH, VCB…có thể là động thái “dìm” thị trường để có thể mua được giá tốt với mục tiêu cơ cấu sang “trụ mới”. PVGas không chỉ là cổ phiếu có vốn hóa lớn thứ 3 toàn sàn mà còn là cổ phiếu có cơ bản khi lợi nhuận tăng bình quân 10%/năm, VCSH 23.842 tỷ năm 2011 PVGas báo cáo lãi 6.420 tỷ với doanh thu tăng ổn định trên 30% trong 2011 hứa hẹn là CP hấp dẫn vốn ngoại khi có mức PE thấp hơn nhiều các “trụ cột” hiện tại.

25/5 chấm dứt mua bán vàng ngoài luồng. đi nhặt CMI nhưng bị CMI nhặt lại! . HT1 và VNF cho 30% tiền mặt.Em thích TAC cơ..
 
Tac - cmi

Đây là con Át chủ bài tuần tới. Nhiều TC đang nhòm ngó. Nếu không gây một thảm cảnh trên TTCK thì làm sao múc được em nó với giá thấp ? Khi chúng nó đã ôm được kha khá rồi thì mấy mã trụ kia bắt đầu cất cánh bay. BBs Vn không phải là những thằng ngu. Biết thừa là khoai Tây đang xả các mã trụ để dìm nên BBs VN đã tương kế tựu kế, xả bao nhiêu hàng rẻ là múc hết, để đến lúc nào Khoai Tây thèm mã trụ thì BBs VN sẽ nhường cho với giá trên đỉnh. Muốn đánh chỉ số thì phải mua thôi nếu không muốn KQKD nghèo nàn sẽ bị cổ đông ở nước ngoài truất quyền.
BVH, VCB, VIC Khoai Tây bán như phá mả là vì mục đích này đây.

25/5 chấm dứt mua bán vàng ngoài luồng. đi nhặt CMI nhưng bị CMI nhặt lại! . HT1 và VNF cho 30% tiền mặt.Em thích TAC cơ.
 
21/5

Đừng ham hố thời điểm này, thị trường tăng khá nhưng thanh khoản thấp lắm, bảo vệ thành quả lợi nhuận trong sóng vừa qua là ưu tiên hàng đầu.

Đợi xem thời gian tới rồi quyết đinh vẫn không muộn. Thị trường này khó mà tạo đấy chữ V, chỉ bull 1~1.5 phiên rồi cũng tèo lại thôi.
 
MSN và TAC

Masan đã được Tường An
Nguồn tin: Nhịp Cầu Đầu Tư | 16/05/2012 1:50:05 CH
In tin |

Lưu vào sổ tay |

RSS


Giá cổ phiếu Công ty Dầu Thực vật Tường An (TAC) tăng 80% từ tháng 2-4.2012, khi có tin đồn Công ty Tập đoàn Masan (MSN) lăm le mua cổ phần TAC.

Cả MSN và TAC đều phủ nhận việc mua bán cổ phần. Tuy nhiên, ở thị trường Việt Nam, tin đồn đã không ít lần trở thành tin chính thức. Còn nhớ, thông tin Ngân hàng Xuất Nhập khẩu (Eximbank, EIB) gom cổ phần Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, STB) trước đây ít lâu cũng chỉ được coi là tin đồn. Tương tự là thông tin về việc sáp nhập của Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) và Ngân hàng Nhà Hà Nội - (Habubank, HBB). Các tin đồn này sau đó đều thành hiện thực.

Liệu một ngày nào đó TAC lại trở về với MSN như một thời MSN đã được mua Công ty Vinacafé Biên Hòa (VCF)?

Mảnh ghép tốt

Dầu ăn ngày càng chiếm cơ cấu lớn trong ngành hàng thực phẩm tiêu dùng với 29% trong năm 2010, theo Công ty Nghiên cứu Thị trường Nielsen Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng hằng năm của ngành dầu ăn khoảng 15%. Tăng trưởng lợi nhuận ròng của TAC qua các năm 2009 và 2010 lần lượt đạt hơn 135% và 215%. Mặc dù năm 2011 chỉ tiêu này đã giảm khoảng 71% do giá nguyên liệu tăng nhưng mức tăng trưởng trên cũng cho thấy sự hấp dẫn của TAC.

Mua TAC cũng phù hợp với chiến lược dài hạn của MSN. Trong Báo cáo Thường niên 2011, ông Madhur Maini, Tổng Giám đốc Điều hành MSN, cho biết mục tiêu của công ty là: “Mở rộng danh mục sản phẩm ngành hàng tiêu dùng thông qua cơ hội tăng trưởng nội tại lẫn mua bán và sáp nhập”. Cụ thể với ngành hàng tiêu dùng, MSN nhắm đến những thị trường đang bị thống trị bởi các doanh nghiệp nhà nước hoặc bị phân mảnh vì ở đó tồn tại một lộ trình rõ ràng để hợp nhất ngành. Mục tiêu này được Masan Consumer - công ty con của MSN hiện thực hóa bằng cách mua lại những công ty hàng đầu trong cùng ngành hàng.

Hơn nữa, TAC còn là doanh nghiệp duy nhất trong ngành đã niêm yết. Mua hơn 50% cổ phần để được chi phối cả công ty thông qua thị trường chứng khoán sẽ thuận tiện hơn nếu mua một doanh nghiệp chưa niêm yết khác, chẳng hạn như dầu Cái Lân.

Về với MSN cũng có thể mang lại lợi ích cho TAC. Công ty đứng thứ hai trên thị trường dầu ăn với thị phần 25%, sau Dầu ăn Cái Lân (chiếm 45% thị trường). Hiện nay, Tổng Công ty Công nghiệp Dầu Thực vật Việt Nam (Vocarimex) nắm 51% cổ phần tại TAC. Vì vậy, giá nguyên liệu và giá bán sản phẩm của TAC đều do Vocarimex quyết định. TAC phải mua nguyên liệu từ công ty mẹ với giá cao hơn thị trường khoảng 5%, theo nghiên cứu của Công ty Chứng khoán Kim Eng (KEVS). Nếu được MSN mua lại, TAC có thể sẽ chọn được những nhà cung cấp nguyên liệu khác với giá cạnh tranh hơn. Chủ động được nguồn nguyên liệu cũng là một yếu tố giúp Cái Lân giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường. (Vocarimex chỉ nắm 32% cổ phần tại Cái Lân nên không chi phối việc nhập khẩu nguyên liệu của Cái Lân vì Tập đoàn Wilmar của Singapore sở hữu 68% cổ phần).

Chiêu thức Masan

Nếu muốn mua cổ phần chi phối (trên 50%) TAC, MSN phải đàm phán mua lại từ Vocarimex nhưng “chưa chắc Vocarimex muốn bán một công ty tốt như TAC”, theo nhận định của Tiến sĩ Trần Vinh Dự, Công ty Tư vấn TNK Capital.

Khả năng này có thể xảy ra nếu nhìn từ trường hợp của Tổng Công ty Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (PET). Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) còn giữ hơn 35% cổ phần tại PET nhưng cho biết không có ý định rút vốn. Đại diện của PVN lý giải, thường thì rút vốn khi công ty làm ăn không hiệu quả, nhưng PET không bị đưa vào nhóm này.

Trong trường hợp này, có thể MSN lại sử dụng cách thức mua cổ phần TAC như từng làm với VCF: một mặt mua lại từ các cổ đông lớn, mặt khác chào mua công khai. Đến cuối quý I/2012, nguồn tiền mặt và đầu tư ngắn hạn của Công ty có đến 15.000 tỉ đồng.

Tuy nhiên, ông Phạm Thứ Triệu, chuyên gia Tài chính Doanh nghiệp, lại nghi ngờ rằng, có thể MSN đã đạt được những quyền lực nhất định tại TAC. Bằng chứng là trong Đại hội Cổ đông vừa qua, phần lớn nhân sự trong Hội đồng Quản trị TAC đã được thay mới, kể cả Chủ tịch. Trong danh sách này có những gương mặt chưa từng có trong Ban quản trị.

Còn nhớ, MSN từng muốn nâng tỉ lệ sở hữu tại VCF từ năm 2007 nhưng thất bại. Sau đó, nhờ đưa người có liên quan vào Hội đồng Quản trị và âm thầm mua dần cổ phần nên MSN đã thành công trong việc thâu tóm VCF. (Người này là ông Tô Hải, Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Bản Việt cũng là đơn vị tư vấn niêm yết và phát hành cho MSN). “Có lẽ đây cũng là cách mà MSN sử dụng trên con đường bước chân vào TAC”, ông Triệu nói.
 
GAS: Theo em thì lệnh bán chủ yếu của CBCNV được mua ưu đãi, những người này nhát gan. Lệnh bán chủ yếu từ 100, 200 đến, <2000. Những người này đã bán hôm nay vì họ không thích mạo hiểm. Một số khác thì chưa mở được TK. Nên khả năng sắp tới sẽ rất có ít người bán vì ai bán đã bán hết rồi.


Theo em thì GAS là hàng độc quyền về gas ở nước ta, việc kinh doanh không bị ảnh hưởng nhiều vì luôn trong tình trạng người mua cần. Nên GAS có thể sẽ là mục tiêu của các NN.
CPI HN tăng 0.16%, HCMC là 0.06%
>> tiếp tục giảm ls (và có thể giảm mạnh 2%)

Nhưng tớ có 1 câu hay bên VS xin mạn phép gửi đến quý cao thủ :"Trade what you see, not what you believe"

Theo câu châm ngôn kia thì tớ không đua mua GAS lúc này , còn nhiều dịp để lên tàu giá bèo hơn hôm nay. Cứ từ từ....cháo sẽ nhừ...
 
đa số chính sách của các nước phát triển trên TG khi đưa ra đều có độ trễ của nó, riêng đ/v với VN do thiếu tầm nhìn, chính sách giật cục, đa phần là giải pháp hành chính, cháy đến đâu chữa đến đó nên không có độ trễ, TT vẫn trong giai đoạn lình xình để kiểm chứng hiệu quả các biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế của CP, khả năng sẽ dao động quanh vùng 430-470, vẫn có sóng để lướt, giảm dưới 430 thì cứ múc, trên 470 bán. giữa hoặc cuối quý III tình hình k có gì sáng sủa chứng tỏ kinh tế VN rơi vào suy thoái dài hạn nên bán hết, ngược lại múc tất tay VNI về 500 cuối năm
 
Công bố thông tin chứng khoán sai: Phạt 2 tỷ đồng
Các doanh nghiệp niêm yết trên sàn và công ty đại chúng phải công bố thông tin (CBTT) theo quy định mới của Thông tư 52 từ ngày 1/6.



Ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), cho biết, Thông tư 52 có nhiều điểm mới. Ví dụ, công ty đại chúng lớn có vốn điều lệ thực góp trên 120 tỉ đồng, có trên 300 cổ đông thì dù không niêm yết trên sàn cũng phải CBTT với nhiều "hạng mục" thông tin hơn, tương tự như doanh nghiệp niêm yết. Hoặc quy định cổ đông lớn không được công bố đăng ký đồng thời vừa mua vừa bán chứng khoán gây nhiễu loạn thông tin cho các nhà đầu tư nhỏ như thời gian qua.

Hiện nay các doanh nghiệp lúng túng về ngôn ngữ khi CBTT. Theo Thông tư 09/2010 thì một số loại báo cáo phải viết bằng tiếng Việt, kèm bản dịch tiếng Anh nếu có. Có nhiều loại báo cáo khác không được Thông tư 09 nói rõ là phải viết bằng ngôn ngữ nào. Thông tư 52 quy định chung CBTT phải bằng tiếng Việt, tùy trường hợp mà có bổ sung thêm ngôn ngữ khác.

Đặc biệt, thời gian qua, tuy có quy định về thời hạn CBTT nhưng Thông tư 09 cho phép doanh nghiệp được hoãn CBTT khi "bất khả kháng", như lãnh đạo đi công tác nước ngoài , máy tính bị hư hỏng, bị virus... Để chấm dứt tình trạng tùy tiện hoãn CBTT, Thông tư 52 nói rõ "thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh và những trường hợp khác được UBCKNN chấp thuận cho tạm hoãn CBTT" thì mới được tạm hoãn.

Ông Lê Nhị Năng, đại diện UBCKNN, cho biết hiện nay vi phạm nghĩa vụ CBTT bị phạt cao nhất chỉ 500 triệu đồng. Sắp tới mức phạt này sẽ tăng đến 2 tỉ đồng, có thể quy trách nhiệm cá nhân bắt bồi thường thiệt hại, chuyển sang xử lý hình sự, hủy niêm yết cổ phiếu của các DN niêm yết.

Bà Trần Thị Anh Đào, Trưởng phòng Quản lý và Thẩm định niêm yết Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, cho biết hiện chỉ có Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cho doanh nghiệp CBTT bằng email, chấp nhận công văn, giấy tờ dưới dạng file dữ liệu cứng và file có chữ ký điện tử. Sắp tới, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM cũng áp dụng.
 
22/5

Đối với nghề trade, có một quy tắc vàng là: phải trade theo nguyên tắc, bạn chưa có nguyên tắc thì phải tìm ra nguyên tắc cho mình trước khi tham gia thị trường. Kẻ chiến thắng là kẻ có tỷ lệ thắng cao hơn thua dựa trên một nguyên tắc trade nào đó. Trade theo cảm xúc hoặc/và trade theo cái tôi, là việc vô cùng nguy hiểm.
Một trong những nguyên tắc cơ bản nhất mà ai cũng phải nghĩ tới trước khi trade đó là đánh giá được tỷ lệ Reward/Risk, tỷ lệ này phải cao thì mới dám trade. Đừng để trade rồi mới đánh giá, khi đó đã muộn rồi. Chúc bạn may mắn

25/5 chấm dứt mua bán vàng ngoài luồng. đi nhặt CMI nhưng bị CMI nhặt lại! . HT1 và VNF cho 30% tiền mặt.Em thích TAC cơ.
 
Mục tiêu của tôi ko phải cố trở thành người kiếm được nhiều tiền nhất trên TT mà chỉ là kiếm được LN khi TT tăng dài và ko lỗ khi TT giảm sâu.
 
Vcb

Nợ có khả năng mất vốn của VCB tăng 32% lên 3.112 tỷ đồng ( Click here )

"Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (mã VCB) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2012. Một điều khá đặc biệt là trong khi các ngân hàng khác như CTG, EIB công bố lãi lớn so với cùng kỳ 2011 thì lợi nhuận trước thuế quý I/2012 của VCB lại giảm 8,4% so với cùng kỳ năm trước...."
Xin đọc toàn bài tại đây!

Take care !
 
Back
Top