Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

“Cởi trói” cho dòng vốn ngoại

Sắp tới, nhà đầu tư nước ngoài có thể dễ dàng giải ngân vào TTCK Việt Nam hơn khi những khó khăn trong thủ tục hành chính sắp được gỡ bỏ.



Sau nhiều năm kiến nghị và chờ đợi, TTCK, nhất là NĐT nước ngoài có mong muốn triển khai các hoạt động đầu tư vào TTCK Việt Nam sắp được toại nguyện nhờ một động thái mới nhất của UBCK và Bộ Tài chính.

Theo lãnh đạo UBCK, cơ quan này vừa trình Bộ Tài chính xem xét, quyết định phương án sửa đổi Quyết định số 121/2008/QĐ-BTC ban hành Quy chế hoạt động của NĐT nước ngoài trên TTCK Việt Nam và Quyết định số 124/2008/QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế thành lập và hoạt động của văn phòng đại diện tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam, với nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung quan trọng. Trong đó, nổi bật là kiến nghị đơn giản hoá thủ tục hành chính đối với NĐT nước ngoài khi tham gia TTCK Việt Nam. Theo đó, thủ tục cấp mã số giao dịch chứng khoán áp dụng đối với đối tượng NĐT này được UBCK đề xuất theo hướng đơn giản hơn theo thông lệ quốc tế. Theo kế hoạch, lãnh đạo Bộ Tài chính sẽ chốt phương án cuối cùng ngay trong tháng 4 này.

Nếu điểm nghẽn chính sách trên được tháo gỡ, sẽ mở ra cơ hội hiện thực hoá mục tiêu gia tăng thu hút dòng vốn ngoại có chất lượng cho TTCK, như đã được đề ra trong Chiến lược thu hút và quản lý dòng vốn ngoại giai đoạn 2010 - 2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cách đây không lâu.

Với bước chuyển động chính sách này, thị trường đang dần lấy lại niềm tin từ sự song hành trong tuyên bố và hành động của UBCK, Bộ Tài chính trong nỗ lực hoàn thiện chính sách để quản lý và vận hành TTCK thông suốt, năng động và hiệu quả hơn. Tại hội nghị ngành chứng khoán diễn ra hồi đầu tháng 3 vừa qua, Chủ tịch UBCK Vũ Bằng khẳng định, năm 2012, hệ thống pháp lý về TTCK sẽ hoàn chỉnh cơ bản theo hướng đồng bộ, minh bạch, đảm bảo cho thị trường phát triển lành mạnh, bền vững hơn.…Tháo gỡ kịp thời hàng loạt điểm nghẽn, chứ không chỉ dừng lại ở gỡ nút thắt về thủ tục hành chính tham gia TTCK Việt Nam của NĐT nước ngoài là mong mỏi lớn nhất của NĐT và các định chế trung gian, trong bối cảnh TTCK đang dần sôi động trở lại.

Những điểm nghẽn khác cũng đang rất “nóng” là định vị lại chính sách thuế để hỗ trợ TTCK phát triển; là nâng cao chất lượng hoạt động của CTCK cũng như chất lượng hàng hoá niêm yết; là hiệu quả hơn trong xử lý các hành vi vi phạm trên TTCK…

Riêng về chính sách thuế, thị trường đang nóng lòng chờ đợi Bộ Tài chính, UBCK sớm công bố phương án rà soát tổng thể, để trên cơ sở đó định hình hệ thống thuế hợp lý hơn, thay vì những bất cập như hiện nay. Điển hình là tình trạng NĐT thua lỗ nhưng vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân, hay mức thuế khá cao đánh vào phần lợi nhuận mà các quỹ đầu tư có được, trong khi loại hình đầu tư này đang rất cần được khuyến khích để tạo đà cho tái cơ cấu NĐT theo hướng gia tăng NĐT tổ chức, chuyên nghiệp…

Từ đầu năm 2012 đến nay, hay nói chính xác hơn là cuối năm 2011 đến hiện tại, thị trường nhận diện khá rõ sự quyết liệt mà Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đã truyền đến các bộ phận chuyên môn của Bộ và UBCK trong việc nỗ lực tạo ra những bước chuyển động chính sách, để thúc đẩy TTCK phát triển.

Thị trường đang hy vọng sự quyết liệt này tiếp tục được duy trì trong thời gian tới, để nhịp đập chính sách đồng điệu hơn với nhịp đập của thị trường. Đây là điều tối quan trọng với một thị trường có độ nhạy cảm cao như TTCK, khi ở đó, luôn có những diễn biến nhanh, thậm chí bất ngờ, đòi hỏi nhà quản lý phải có phản ứng chính sách mau lẹ, chuẩn xác và hiệu quả.
 
Hai sàn tiếp tục tăng điểm kể từ đầu phiên, tuy nhiên đà tăng có vẻ yếu ớt so với phiên giao dịch trước đó, dẫn tới tâm lý nôn nóng muốn chốt lời của một bộ phận nhà đầu tư khiến chỉ số HNX INDEX đóng cửa trong sắc đỏ.

Các cổ phiếu vốn hóa lớn bên HNX như KLS, VND, PVX, VCG… bị bán rất mạnh khi gặp ngưỡng kháng cự mạnh tạo bởi các đỉnh ở giai đoạn trước dẫn đến mức giảm khá sâu. Đây chính là nguyên nhân khiến hai sàn có diễn biến trái chiều cuối phiên. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều mã có đà tăng giá rất tốt bất chấp rung lắc như CNG, VSH, SBT, LAS…vv

Về phương diện kỹ thuật, phiên giao dịch ngày 17/04/2012 thị trường có diễn biến trái chiều ở cuối phiên, cùng thanh khoản được giữ ổn định so với phiên giao dịch trước đó. Tuy nhiên trong một xu hướng tăng thì việc có những phiên giảm xen kẽ là một điều hết sức bình thường, và càng tạo cơ hội để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu. Vì vậy chúng tôi vẫn giữ nguyên bậc tăng ở mọi khung thời gian đối đối với các chỉ số.
 
Ko thể tăng liên tục, phải có lên xuống gập ghềnh và leo dốc, Vni mà khoảng 750 trong quý I năm sau cũng ko quá bất ngờ.
 
Đất phía đông Hà Nội rục rịch tăng giá


(17-04-2012)
Font Font + Font ++
Thị trường bất động sản phía đông Hà Nội đang “ấm” dần lên với những giao dịch đất nền tăng lên rõ rệt.

Đất thổ cư tăng mạnh

Tuy không “sốt” nóng và náo nhiệt như phía tây, nhưng bất động sản phía đông Hà Nội lại thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư vì tiềm năng tại khu vực này còn rất lớn.

Chuyển động có thể nhìn thấy rõ nhất tại thị trường bất động sản phía đông thời gian gần đây là các giao dịch đất thổ cư tăng khá mạnh.

Hiện giá đất tại khu vực Gia Lâm và Long Biên trong vài tuần gần đây đã tăng khá manh, từ 5 – 10 triệu đồng/m2 tùy theo vị trí, diện tích của từng lô.

Theo khảo sát của phóng viên, giá đất tại khu thị trấn Trâu Quỳ dao động từ 20 – 27 triệu đồng/m2, tăng 3 – 5 triệu đồng/m2 so với cùng kỳ năm ngoái. Tương tự, khu Bát Tràng, Đông Dư, Cổ Bi, Kiêu Kỵ... giá cũng tăng 15 - 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Riêng khu vực chân cầu Vĩnh Tuy do có vị trí thuận lợi, nên giá đất đã tăng tới 30%. Điển hình như giá đất làng Trạm – Long Biên (cách cầu Vĩnh Tuy 300 m) giá 40 triệu đồng/m2, tăng 10 triệu đồng/m2 so với thời điểm cách đây 1 năm.

Ngoài ra, giá đất tại các khu vực khác như: Ngọc Thụy (Gia Lâm) cũng đã lên tới 35 - 40 triệu đồng/m2, khu Tư Đình, đường 40m giáp sân bay Gia Lâm, có khu sinh thái sân golf giá khoảng 35 triệu đồng/m2, khu Thạch Bàn giá khoảng 30 triệu đồng/m2, khu vực Đa Tốn khoảng 20 triệu đồng/m2, khu Đặng Xá giá khoảng 30 triệu đồng/m2, khu Thanh Am giá 32 triệu đồng/m2, khu Xóm Lò giá 40ư triệu đồng/m2…

Còn các khu đất mặt tiền trên đường Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Văn Cừ, hay ở phường Bồ Đề, Lâm Du hầu hết đều dao động trên 45 triệu đồng/m2.

Theo ông Trần Ngọc Cần, trưởng phòng kinh doanh sàn bất động sản An Lâm (Nguyễn Văn Cừ, Quận Long Biên, Hà Nội), gần 1 tháng nay, các loại đất thổ cư tại khu vực quận Long Biên và Gia Lâm tăng khá mạnh. Trung bình mỗi ngày có vài chục khách tới hỏi mua và một nửa số đó đăng ký mua.

Các lô đất thổ cư bán “chạy” nhất có diện tích từ 70 – 80 m2, giá từ 2,5 – 3 tỷ đồng. “Do việc giao thông đi lại thuận tiện, hạ tầng được cải thiện nên các khu đất thổ cư tại đây bắt đầu được nhiều khách hàng quan tâm”, anh Cần cho biết.

Cũng theo anh Cần, nếu lấy Hồ Hoàn Kiếm làm trung tâm thì khu vực Gia Lâm, Long Biên so với các khu vực phía Tây như Văn Quán (Hà Đông) hay Dương Nội, Lê Văn Lương kéo dài thì khoảng cách gần như tương đương nhau.

Tuy nhiên, giá đất tại các khu vực phía tây này so với khu vực phía đông ở thời điểm sốt nóng lại cao hơn rất nhiều, thậm chí đắt gấp đôi.

Đất dự án hút khách

Nếu như cách đây 5 năm, các nhà đầu tư chỉ chăm chăm chú ý đến khu vực phía tây mà bỏ ngỏ đất phía đông do tâm lý phải “qua cầu”, cảm giác xa xôi, cách trở, thì nay tiềm năng đầu tư bất động sản phía Đông cũng đang được đánh thức bởi hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ.

Có thể kể đến những dự án nổi bật tại khu vực này như: dự án Vincom Village 191 ha – một đô thị mới hiện đại đẳng cấp tại Việt Nam do Tập đoàn Vincom làm chủ đầu tư, ở Thạch Bàn, Gia Lâm, Hà Nội, khu đô thị sinh thái Ecopark rộng gần 500ha đang được Cty CP đầu tư phát triển đô thị Việt Hưng, dự án khu đô thị mới Sài Đồng có diện tích gần 42,2ha, khu đô thị mới Việt Hưng 302,5ha, khu đô thị mới Đặng Xá (giai đoạn I) 30,6ha...

Dự án Vincom Village được đánh giá là "khu đô thị 5 sao" đẳng cấp vào bậc nhất ở Hà Nội
Không chỉ thuận lợi về vị trí, một trong những ưu điểm khiến nhiều khách hàng tỏ ra thích thú với các dự án ở đây là việc quy hoạch cũng như hạ tầng khá tốt, đi kèm với việc phát triển các khu dân cư là hệ thống các dịch vụ đi kèm như siêu thị, trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí,…

Tại quận Long Biên, hiện giá đất dự án khu đô thị mới Việt Hưng khoảng 40 - 45 triệu đồng/m2 đối với biệt thự, liền kề khoảng trên 50 triệu đồng/m2 tuỳ vị trí.

Dự án Vincom Village, được đánh giá là một “đô thị 5 sao” giá chào bán từ 65 triệu đồng/m2 tùy theo vị trí, hướng của từng lô đất.

Tại khu đô thị mới Sài Đồng, giá đất dự án hiện đang giao dịch mức 60 triệu đồng/m2. Hiện dự án đã hoàn thành xong việc xây thô, có thể bàn giao nhà ngay cho người mua.

Còn dự án Ecopark, nằm giáp danh với địa bàn huyện Gia Lâm, cũng có mức giá khá mềm, giá biệt thự đang chào bán trên thị trường giá trên dưới 30 triệu đồng/m2 bao gồm cả chênh ngoài.

Điều đáng nói, theo khảo sát một số dự án tại đây như Vincom Village, khu đô thị Việt Hưng, tiến độ thực hiện dự án khá tốt.

Theo anh Trần Việt Hùng, nhân viên tư vấn sàn giao dịch bất động sản Quang Huy (Nguyễn Văn Cừ, Hà Nội), từ đầu năm đến nay, lượng giao các dự án tại khu vực Long Biên và Gia Lâm tăng mạnh, từ 20 – 30%.

“Nếu cách đây chừng nửa năm, các giao dịch nhà đất tại các khu vực này gần như đứng im, thậm chí theo nhiều người là “ế chỏng ế chơ”, thì 2 tháng trở lại đây, các khu đô thị mới phía đông bắt đầu có các giao dịch trở lại. Một phần do giá đất tại khu vực này có giảm chút ít do thị trường trầm lắng, mặt khác, việc thông cầu Vĩnh Tuy cũng như cải thiện về hạ tầng đã khiến đất tại khu vực này đang dần “ấm” lên”, anh Hùng chia sẻ.
 
Hàng loạt 'đại gia' Việt bị 'sờ gáy'
Theo báo cáo từ hai Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM và Hà Nội, tính chung trên cả 2 sàn này, đến thời điểm hiện tại có tới 30 cổ phiếu bị cảnh báo, nếu tính cả những mã cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt thì số lượng bị theo dõi lên đến 50 mã.

Trong đó, có rất nhiều cổ phiếu của những doanh nghiệp do các đại gia sở hữu và lãnh đạo bị "dính phốt" do thua lỗ liên tiếp. Công ty Saigon Tel (mã chứng khoán SGT) bị HoSE cảnh báo vì đã lỗ liên tiếp 4 quý trong năm 2011, với số lỗ lên tới gần 113,79 tỷ đồng. Kết thúc năm hoạt động 2011, lỗ hợp nhất của SGT là gần 136 tỷ đồng, đây cũng là năm công ty này bị lỗ cả 4 quý kể từ khi niêm yết trên sàn.

Hiện có tới 50 mã cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo và kiếm soát đặc biệt, trong đó có nhiều cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn.

Theo giải trình của SGT về kết quả báo cáo tài chính hợp nhất 2011, thua lỗ là do lãi suất tăng làm chi phí tài chính của công ty tăng đột biến, hơn 270% so với cùng kỳ 2010.

Và do khủng hoảng nên khách hàng công ty trì hoãn kế hoạch kinh doanh, doanh thu cho thuê đất, bán và cho thuê nhà xưởng cũng bị sụt giảm nghiêm trọng. Đây là mảng kinh doanh mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty.


Còn tại Tổng công ty phát triển Đô thị Kinh Bắc (mà chứng khoán KBC), do ông Đặng Thành Tâm làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, năm 2011, hoạt động kinh doanh của KBC cũng không như mong đợi. Lãi ròng chỉ đạt 40,99 tỷ đồng, giảm đến 96,26% so với 2010. Cột mốc lợi nhuận sau thuế 1.000 tỷ đồng HĐQT hứa trước các cổ đông dịp đầu năm bị phá sản.

Mã cổ phiếu SJS của công ty CP Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (Sudico) cũng bị HoSE đưa vào diện cảnh báo kể từ ngày 16/04 do năm 2011, cổ đông công ty mẹ làm ăn thua lỗ tới 82,465 tỷ đồng.

Hôm nay, SJS cũng thông báo họp Đại hội cổ đông bất thường. Tại đại hội này, ông Phan Ngọc Diệp chính thức mất chức Chủ tịch HĐQT. Lý do bởi hơn 90% số cổ phần trong tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự đại hội cổ đông bất thường của Sudico đã thông qua miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT Sudico của ông Phan Ngọc Diệp do điều hành không hiệu quả.

Liên quan tới họ nhà Sông Đà, mới đây cổ phiếu SDB của Công ty CP Sông Đà 207 cũng bị Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đưa vào diện cảnh báo từ 13/4. Theo báo cáo tài chính hợp nhất có kiểm toán năm 2011, SDB làm ăn thua lỗ tới gần 29 tỷ đồng trong năm này.

Trước đó, HoSE cũng đưa cổ phiếu QCG của Công ty CP Quốc Cường Gia Lai do "đại gia" Cường đô la làm Phó giám đốc vào diện cảnh báo từ ngày 13/4 do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ QCG năm 2011 là số âm. Công ty mẹ QCG bị lỗ 3 quý liền trong năm 2011 với khoản lỗ tổng cộng lên tới 31 tỷ đồng.

Ngoài ra, rất nhiều công ty có "máu mặt" khác cũng bị đưa vào diện cảnh báo trong nửa đầu tháng 4 này, như Công ty CP tập đoàn dầu khí An pha (mã chứng khoán ASP), Công ty CP viễn thông Thăng Long (mã chứng khoán TLC), Công ty Cổ phần Đầu tư Căn nhà Mơ ước (mã chứng khoán DHR)...

Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai của đại gia Đoàn Nguyên Đức dù không bị đưa vào diện cảnh báo do làm ăn thua lỗ, song hồi đầu tháng 3, doanh nghiệp này bị "điểm danh" vì nợ thuế lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Dù thị trường chứng khoán đang đi lên, song dư âm của kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2011 đã khiến nhiều công ty chứng khoán lao đao. Hồi đầu tháng 4 này, nhiều công ty chứng khoán cũng bị các sở giao dịch chứng khoán cảnh báo, hoặc đưa vào diện kiểm soát đặc biệt bởi thua lỗ 2 năm liên tiếp, âm vốn chủ sở hữu.

Cổ phiếu BVS của Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt bị liệt vào diện bị kiểm soát kể từ ngày 3/4 do lợi nhuận sau thuế tại báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bị âm liên tiếp trong hai năm 2010 (lỗ 90,7 tỷ đồng) và 2011 (lỗ 99,66 tỷ đồng).

Cổ phiếu BSI của Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng bị cảnh báo từ ngày 4/4 do kết quả kinh doanh năm 2011 lỗ 208,4 tỷ đồng.

Nhiều đại gia trong danh sách top 500 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam 2011, dù cổ phiếu của công ty họ không bị cảnh báo, song lượng tài sản của các "ông lớn" này lại bốc hơi rất mạnh.

Đại diện của ngành chứng khoán có thứ hạng cao nhất trong Danh sách 500 người giàu nhất sàn chứng khoán 2011 là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI), ông Nguyễn Duy Hưng.
Tính đến hết phiên giao dịch cuối năm 2011, tổng tài sản bằng cổ phiếu của ông Hưng bị hao hụt gần 1.300 tỷ đồng, này chỉ còn hơn 443,5 tỷ đồng, xếp hạng 22 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán 2011 (giảm 12 bậc so với năm 2010).
 
TTCK tăng, là do nhu cầu thoái vốn, chứ không phải tăng do sự hoan hỉ bởi bình minh đang lên ! :ugeek:

Đi với kẻ xấu, vẫn có thể kiếm được miếng ăn qua ngày :idea: :lol: nhưng kẻ xấu vẫn là kẻ xấu, không được quên rằng rất có khả năng nó sẽ xấu cả với mình ! :idea: :ugeek: Luôn luôn phải đề phòng kẻ có bản chất xấu :idea: :ugeek: :lol:
 
Sáng nay các hướng dư luận của giới phân tích tài chính đều dồn về bài báo của tác giá : HOÀNG NGUYÊN
đăng trên báo Lao Đông trang 7 mục tài chính ngân hàng.

Bài báo phân tích thấu tình đạt lý về hiện tượng bỏ những đồng tiền nhỏ lẻ của các nhà đầu tư nhỏ vào canh bạc SHN .
SHN không phải là một cách đầu tư mạo hiểm mà là môt trò chơi cờ bạc điển hình .
Vì sao khoản nợ 234 tỷ đồng cộng với lãi suất , tiền phạt liên quan hơn trăm tỷ lại trở thành ý niệm phục hồi cho SHN và người ta dồn những đồng tiền nhỏ lẻ máu xương của mình vào canh bạc đó ?
Hoàng Nguyên phân tích rõ : Tuy khoản vay được hạch toán vào mục đầu tư ngắn hạn theo thời hạn hợp đồng vay 3 tháng . Nó giúp đội tài sản vay ngắn hạn lên cao và tạo cảm giác an toàn . Tuy nhiên , ở dưới chân của nó là gì ?
- Một đống mớ bòng bong pháp lý .
- Một đống cp thế chấp như một tài sản đảm bảo không rõ giá trị .
Hoàng Nguyên đưa ra các cảm giác an toàn của SHN như sau :
- Nợ ngân hàng
- Nợ cá nhân
- Nợ lương
- Nợ bảo hiểm xã hội
- Nợ thuế
- Thiếu vốn kinh doanh.

Thế nhưng rất lạ là để có cảm giác chơi bài ngang ngữa này , rồi nhìn chat ,nhìn TA-FA, nhìn và nghe ngóng nhìn nhau . Các tay chơi vẫn lao vào canh bạc điên cuồng , đôi lúc khen nhau là nhìn trước được sự CE và xả hàng để mua lại của cp SHN.

Chả lẻ họ không biết hay cố tình không biết khi chính chủ tịch SHN "lén" bán SHN trước thời hạn công bố và bị phạt 40 triệu đồng hay sao?

Chả lẻ các tay chơi không hề hiểu là ngày 4 tháng 4 vừa qua SHN chính thức bị gạt ra khỏi danh sách được giao dịch ký quỹ ?

Tay phải bán luồng qua tay trái để tạo thanh khoản giả tạo , hiện tượng trao tay nội bộ này đã biết bao lần bị cảnh tỉnh nhưng dựa vào cái gọi là phân tích chart và xu hướng , các nhà đầu tư nhỏ lẻ vẫn bỏ những đồng tiền xương máu của mình để lấy cơ may may rủi .

Khi những đồng tiền xương máu của các nhà đầu tư nhỏ bị thổi bay đi thì chân giá trị thực của SHN sẽ xuất hiện, lúc đó thì đã quá muộn rồi .

xin trích dẫn nội dung ý nghĩ của một trader hiện nay khi trade cp trên thị trường nước ta
"hình như chỉ cần có sóng thôi, còn lại nó là giấy lộn cũng chẳng sao... "

Vâng , chỉ cần có lợi nhuận là ok còn nó có là giấy lộn thì cũng chẳng sao , nhưng ai sẽ là kẻ ôm giấy lộn ?
Với định hướng như thế thì trader có dính giấy lộn không ? Không có gì đảm bảo là " No"
 
1. Vĩ mô tích cực:
- Thủ tướng Chính phủ trong các cuộc họp Chính phủ luôn thúc giục các bộ ngành sớm có chính sách để doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn, nhất là trong phiên họp thường kỳ tháng 3 vừa rồi (tin này cũ, ai cũng biết).
- Thống đốc NHNN đã sử dụng chính sách tiền tệ nới lỏng (quý I tín dụng tăng trưởng âm, nên với chính sách mới quý II sẽ dương; tin này cũ, ai cũng đã thấy).
- Bộ trưởng Bộ TC đã phát biểu sẽ sử dụng chính sách tài khóa để hỗ trợ tài chính cho các DN (tin hôm qua, vẫn còn một số người chưa biết).
- Xuất siêu tăng (tin này cũ, ai cũng biết).
- Niềm tin của các chuyên gia, nhà đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế và TTCKVN tăng cao (các báo đều đã và đang tiếp tục đăng tải trong thời gian tới).

2. Tín hiệu tích cực của thị trường CK.
- Vol liên tục ở mức cao và hôm qua tăng cao đang khẳng định xu hướng tích cực (Việc bán tháo chiều hôm qua trên sàn Ha ban đầu chỉ xuất phát từ một số tài khoản muốn cơ cấu danh mục nhưng vì trên sàn này 99% là bà con đầu cơ nên khi thấy có lệnh to bán ra là bán theo, hiệu ứng này lan rộng trên hầu hết các mã. Hôm nay một số lệnh lớn mà mua vào là bà con lại nhảy bổ chạy mua theo; nhìn chung hiệu ứng này không tốt nhưng không phải là căn bản để quá lo lắng)
- Thị trường giằng co ở mức kháng cự mà Ho vẫn tăng tốt (sàn này mới là sàn chuẩn).
- Hầu hết các mã cổ phiếu đều đã có kết quả sơ bộ quý I, nếu xấu thì cũng đã phản ánh cả vào giá.

Kính chúc các bác một ngày với chiến lược trading riêng phù hợp với thị trường!
 
Đánh giá lịch sử mở rộng lãnh thổ của Việt Nam

Một chuyên gia Hàn Quốc đã mạnh dạn đụng đến một chủ đề nhạy cảm khi ông nói
hai mặt trong đặc trưng lịch sử của Việt Nam là "chủ nghĩa dân chủ đấu tranh
và chủ nghĩa dân chủ xâm lược".

Giáo sư Song Jung Nam, Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc, đặt vấn đề này tại Hội thảo
Việt Nam học 2008, khi phân tích tính chất mở rộng lãnh thổ trong thời Hậu
Lê, giai đoạn mở mang được cho là mạnh nhất trong lịch sử.

Mở rộng lãnh thổ

Công cuộc Nam tiến bắt đầu từ năm 1069 khi nhà Lý buộc Chiêm Thành nhường ba
châu, đưa cương vực tiến tới tỉnh Quảng Trị ngày nay.

Tiến sĩ Song Jung Nam lưu ý thời nhà Trần "không nhận được một tấc đất nào từ
Champa", mà còn "vài lần phải lâm vào thế tự vệ".

Năm 1402, nhà Hồ đánh Chiêm Thành, mở rộng ra đến Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Đến khi quân Minh xâm lược và chiếm Việt Nam, khu vực này bị Chiêm Thành lấy
lại.

Theo chuyên gia Hàn Quốc, triều Hậu Lê, bắt đầu từ Lê Lợi, là triều đại "có
được nhiều lãnh thổ nhất".

Năm 1470, Lê Thánh Tông đem 26 vạn quân chiếm Chiêm Thành, lấy lại bốn châu bị
mất trong thời gian quân Minh cai trị.

Qua cuộc viễn chinh này, Việt Nam cũng mở rộng lãnh thổ tới Bình Định ngày nay.

Ngoài lãnh thổ chiếm được, nhà Lê chia Chiêm Thành thành ba khu vực để "có thể
dễ dàng hợp nhất vùng này vào bất kỳ lúc nào".


Tác giả ghi nhận Chiêm Thành, trong thế kỷ 15, còn "ở vùng đệm nên có thể duy
trì quan hệ đối ngoại giữa Thái Lan, Campuchia với Việt Nam."

"Nhưng thời kỳ sau, đối tượng mở rộng lãnh thổ đến cả Campuchia, quan hệ giữa
Việt Nam - Campuchia hay Việt Nam - Thái Lan trở thành mối quan hệ đối lập
sâu sắc, thậm chí Campuchia là trục chiến lược trong sự cạnh tranh của Việt Nam
và Thái Lan."

Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh

Việc mở rộng lãnh thổ diễn ra "sôi động, nhanh và rộng nhất là vào thời kỳ
Trịnh - Nguyễn phân tranh".

Theo tác giả: "Việc mở rộng lãnh thổ ở thời kỳ sau phân chia Nam Bắc được thực
hiện thông qua việc hợp nhất hoàn toàn Chiêm Thành và sự mở rộng về phía
Campuchia đã kéo theo sự căng thẳng sâu sắc trong quan hệ giữa Việt Nam và
Campuchia và dĩ nhiên ảnh hưởng tới cả quan hệ Campuchia và Thái Lan."

"Kết quả là ngày nay, đối ngoại giữa 3 nước, đặc biệt Việt Nam - Campuchia hay
Thái Lan - Campuchia vẫn còn chịu ảnh hưởng không nhỏ".

Khác với thời kỳ trước, đặc trưng giai đoạn trong thế kỷ 17, khi chúa Nguyễn đi
xuống phía Nam, là "chiếm lĩnh đồng thời sát nhập và hợp nhất lãnh thổ".



Tháng Tám năm 1692, chúa Nguyễn, Nguyễn Phúc Chu, chiếm Chiêm Thành và đến năm
sau đổi tên thành Thuận Thành, xóa bỏ sự tồn tại của Chiêm Thành với tư cách
một quốc gia.

Kể từ lúc đó, Chiêm Thành đã "trở thành một dân tộc thiểu số của Việt Nam".

Việc hợp nhất hoàn toàn Chiêm Thành năm 1697 thể hiện "sự vững vàng của một
quốc gia thống trị nhưng cũng cho thấy đây là một mắt xích trong việc thực hiện
dư định hợp nhất Campuchia có chung đường biên giới".

Tác giả Song Jung Nam nhắc lại năm 1621, chúa Nguyễn đã "yêu cầu vua Campuchia
cho người Việt Nam di trú tự nhiên, di trú Thủy Chân Lạp với những hình thức
miễn thuế, thương mại, phát triển. Kết quả là việc di trú đến Campuchia của
người Việt được bắt đầu từ tỉnh Đồng Nai và Mũi Xoài thuộc Bà Rịa, Vũng Tàu
bây giờ".

Lúc này, Campuchia muốn thoát khỏi ảnh hưởng của vương quốc Ayuthaya của Thái
Lan, nên đã "mượn sức mạnh của Việt Nam để thoát khỏi sự cai trị của Thái,
Việt Nam đã có được cơ hội tiến vào Campuchia một cách hợp pháp và đồng thời
trên cơ sở đó, đã có được cơ hội tuyệt vời để có thể cản trở sự tiến vào
Campuchia
của Thái và xâm chiếm lãnh thổ Campuchia".

Năm 1658, lần đầu tiên Việt Nam "có cơ hội gửi quân đội theo yêu cầu của
Campuchia để giải quyết phân tranh vương vị và kết quả là nhận được sự cư trú
hợp
pháp ở Mũi Xoài, Đồng Nai và nộp cống, thần phục từ Campuchia".

Năm 1679, Việt Nam "đem 50 chiến thuyền với hơn ba ngàn quân, lợi dụng những
người quản lý của nước Minh Trung Quốc đầu hàng như Dương Ngan Địch, Hoàng
Tiến, Trần Thượng Xuyên, Trần An Bình … tiến hành thực hiện việc phát triển Mỹ
Tho và Biên Hòa".

'Hỗ trợ và vũ lực'

Tác giả nhận xét việc hợp nhất ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Hà Tiên diễn ra khác
phương pháp hợp nhất Chiêm Thành.

"Khi hợp nhất lãnh thổ của Chiêm Thành, đa số dùng phương pháp chiếm bằng vũ
lực nhưng khi hợp nhất lãnh thổ Campuchia thì lợi dụng người trong nước hay
người nước ngoài trước hết là khai thác, rồi lợi dụng khi quyền lực cai trị của
Campuchia yếu đi thì hợp nhất một cách tự nhiên."

"Không những thế, ở đây còn cho thấy sự ưu tiên phương pháp nhận lãnh thổ bằng
cách hỗ trợ giải quyết nội chiến của Campuchia hơn là dùng vũ lực trực tiếp."



Riêng đến khi hợp nhất Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, chúa Nguyễn chuyển sang
dùng vũ lực bằng ba lần thu phục năm 1732, 1753 và 1757.

Công cuộc mở rộng lãnh thổ về phía Nam vẫn tiếp tục dưới triều đại cuối cùng,
nhà Nguyễn.

Năm 1835, dưới thời vua Minh Mạng, danh tướng Trương Minh Giảng tiến quân sang
Campuchia, đổi tên Chân Lạp thành Trấn Tây Thành, sát nhập vào Đại Nam.

Tuy vậy, "cuộc xung đột dành quyền cai trị Campuchia giữa Việt Nam và Thái kéo
dài, cộng với việc phản đối sự cai trị của Việt Nam trên toàn Campuchia và
các cuộc phản loạn trong nước nên đã đẩy Việt Nam vào thế bất lợi".

Năm 1847, nhà Nguyễn ký hiệp định với Thái và rút quân.

Tác giả cho rằng: "Mở rộng lãnh thổ của Việt Nam bị kiềm chế bởi Thái và Pháp.
Nếu giả định trường hợp Pháp không tiến hành xâm lược hay không có mâu thuẫn
với Thái thì Việt Nam đã có được một vùng rộng lớn trong lãnh thổ của Lào và
Campuchia".

TS. Song Jung Nam kết luận: "Việc mở rộng lănh thổ của Việt Nam cho thấy một
quy luật điển hình trong lịch sử nhân loại là cá lớn nuốt cá bé. Việt Nam đă
không ngừng đấu tranh trong trường kỳ lịch sử để sinh tồn bên cạnh một Trung
Quốc mạnh hơn mình nhưng ngược lại cũng tiến hành chinh phục Chiêm Thành và
Campuchia yếu hơn."


"Điều này thể hiện hai mặt trong đặc trưng lịch sử của Việt Nam là chủ nghĩa
dân chủ đấu tranh và chủ nghĩa dân chủ xâm lược."

"Việt Nam đã trải qua quá trình dân chủ đấu tranh và bồi dưỡng sức mạnh quốc
gia rồi trên cơ sở đó hướng đến chủ nghĩa dân chủ xâm lược và kết quả là xác
lập được lãnh thổ phía Nam bây giờ."

Ông nói thêm việc mở rộng lãnh thổ của Việt Nam cũng minh chứng cho quy luật
lịch sử "giữa các láng giềng không có quan hệ tốt".

Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc tái lập năm 1991, trong khi quan hệ
giữa Việt Nam và Campuchia cũng không mặn mà từ sự kiện Việt Nam đem quân vào
Phnompenh cuối thập niên 1970.

Sang thập niên 1980, quan hệ giữa Hà Nội và Bangkok cũng căng thẳng xung quanh
vấn đề Campuchia.

Như trong một hội thảo mới đây về Vương triều Nguyễn, quan điểm chính thống
hiện nay là các chúa Nguyễn đã "có công mở rộng lãnh thổ về phía nam đến tận
đồng bằng sông Cửu Long và xác lập chủ quyền vững chắc trên vùng đất mới" (GS.
Phan Huy Lê trong hội thảo tháng 10 ở Thanh Hóa).

Diễn giải về quá trình "xâm lược" của Việt Nam trong lịch sử chắc khó lòng nhận
được tán đồng từ người Việt Nam.

Dẫu sao, nó cho thấy người bên ngoài có những cái nhìn khác mà bên trong có thể
không (muốn) thấy.
 
“Ẩn số” khoản lãi đột biến của DBC

Một công ty thông qua mục tiêu lợi nhuận 167 tỷ đồng năm 2012, nhưng chỉ hai ngày sau, công ty này đã vượt kế hoạch... cả năm.

* DBC: Quý 1 lãi ròng hợp nhất 204 tỷ đồng, EPS 4,515 đồng
Ngày 16/4, Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco (mã DBC-HNX) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1/2012 với mức lãi đột biến.
Theo đó, trong quý 1/2012, doanh thu của công ty đạt 2.108 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 204,1 tỷ đồng. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 4.515 đồng. Trong đó, lĩnh vực sản xuất chính của công ty đạt 1.119 tỷ đồng doanh thu và 44,1 tỷ đồng lợi nhuận.
Ngay sau khi công bố kết quả kinh doanh này, cổ phiếu DBC đã tăng kịch trần hôm 17/4, với khối lượng khớp tăng vọt lên gần 3,2 triệu cổ phiếu. Trong khi đó, dư mua cổ phiếu DBC giá trần cuối phiên lên tới trên 700.000 cổ phiếu.
Thông thường, công ty đạt lợi nhuận cao thì nhà đầu tư quan tâm, cổ đông vui là lẽ đương nhiên. Tuy vậy, điều bất thường ở DBC là ngày 14/4 công ty trình cổ đông thông qua mục tiêu kinh doanh lãi 167 tỷ đồng trong năm 2012 và trước đó DBC cũng công bố ước lãi 50 tỷ đồng trong quý 1/2012.
Vậy nhưng, chỉ hai ngày sau đại hội cổ đông, ngày 16/4, DBC công bố lãi 204,1 tỷ đồng, vượt mục tiêu cả năm! Điều này khiến không ít nhà đầu tư ngỡ ngàng và đặt dấu hỏi về việc lập kế hoạch kinh doanh của công ty. Thậm chí, có nhà đầu tư còn cho rằng dòng tiền thực DBC thu về vẫn còn là một dấu hỏi.
Giải thích về vấn đề này, ông Nguyễn Như So, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc DBC, cho hay sở dĩ lợi nhuận của công ty tăng đột biến như vậy là do vừa chuyển nhượng dự án bất động sản thu về 160 tỷ đồng lợi nhuận.
Ông So nói, dự án này nếu bán năm ngoái thì phải được hơn 100 tỷ đồng nữa. Và ông So cũng dùng từ “tháo” khi nói về vụ chuyển nhượng này.
Chủ tịch DBC cũng giải thích, hôm 14/4 đang đàm phán với đối tác nên chưa thể công bố. Nhưng khi đối tác đồng ý mua thì “ký hợp đồng bán ngay”.
Nói về kế hoạch sử dụng phần lợi nhuận này, ông So cho biết sẽ tập trung vốn cho giải phóng mặt bằng, trả lãi ngân hàng. Còn nếu kết quả kinh doanh khá hơn thì sẽ điều chỉnh mức cổ tức cao hơn mức 15% đã đề ra.
 
Đồng tiền thời "vay cũng chết, không vay cũng chết"

Nghịch lý rằng khi nhiều doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực bất động sản đang sống ngắc ngoải thì một số ngân hàng lại cho biết họ dư thừa tiền nhưng không dám cho vay. Nếu có vay được chăng nữa thì lãi suất ngất ngưỡng như 'uống thuốc độc' để chết từ từ. Có đại gia trong lúc tức giận đã ví ngân hàng hút cạn máu doanh nghiệp.

Vay cũng chết, không vay cũng chết!

Đó là lời than vãn của ông Huỳnh Văn Minh, chủ một doanh nghiệp tại TPHCM tại cuộc họp do VCCI tổ chức mới đây ở Hà Nội. Ông Minh thẳng thắn cho biết với lãi suất cho vay cao như hiện nay thì gần như không một doanh nghiệp nào có thể chịu đựng nổi. Lãi suất không những cao nhưng việc tiếp cận nguồn vốn cũng vô cùng gian nan, đặc biệt đối với các doanh nghiệp mang họ chứng khoán, bất động sản.

Ông Minh lý giải sở dĩ các doanh nghiệp còn cầm cự được là nhờ nguồn lực tích cóp được từ những năm trước. Tuy nhiên tình cảnh này cũng không thể kéo dài vì sức chịu đựng của doanh nghiệp nào cũng có hạn. Con số thống kê 79.000 doanh nghiệp khai tử thời gian gần đây chắc chắn mới là phần nổi của tảng băng nếu tình hình không được cải thiện. “Nhiều doanh nghiệp hiện nay đã ở vào tình trạng ung thư giai đoạn cuối rồi, khó khăn vô cùng. Vay cũng chết mà không vay cũng chết” – Ông Minh tâm sự.

Đồng điệu với ông Minh, doanh nhân Đặng Văn Thành cũng bày tỏ sự lo lắng trước tình hình hết sức hiểm nghèo đối với hàng loạt doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản. Không chỉ khó vay vốn, lãi suất cao chẳng khác gì bắt doanh nghiệp uống thuốc độc để chết từ từ vì hàng tồn kho không bán được trong khi lãi suất ngân hàng cứ đều đặn tăng lên từng ngày. Chủ tịch hội doanh nghiệp Thái Bình cũng kêu trời vì gánh nặng lãi suất. Ông cho biết một doanh nghiệp thành viên chỗ ông giai đoạn vừa rồi lỗ 3 tỷ đồng thì trong đó phần lỗ do trả lãi suất đã chiếm tới 2,7 tỷ.

Tâm sự với người viết, một đại gia bất động sản một mặt thừa nhận giai đoạn trước nhiều doanh nghiệp, trong đó có ông đã không thể cưỡng nổi cơn say kiếm tiền khi việc đó quá dễ như lấy đồ trong túi. Tình trạng đầu tư dàn trải, thi nhau chạy đua dự án đã khiến ông và nhiều người khác phải trả giá đắt, phải bán cả nhà cửa, xe cộ để trả nợ. Dù biết là tự làm tự chịu, nhưng vị đại gia này vẫn cực kỳ bức xúc, thậm chí ông bảo có người trong lúc tức giận đã ví ngân hàng hút cạn máu doanh nghiệp.

Quả cũng dễ hiểu tâm trạng ông khi bất chấp kinh tế suy thoái, doanh nghiệp chết hàng loạt, nhưng nhiều ngân hàng vẫn công bố lợi nhuận đến hàng trăm, thậm chí cả ngàn tỷ đồng. Nhân viên của ngân hàng hưởng lương cao ngất ngưởng so với mặt bằng chung người lao động vốn đang quay cuồng vật lộn với lạm phát. Ây là chưa kể tới khi doanh nghiệp cần vay vốn còn phải cạy cục, chăm sóc nhân viên ngân hàng chu đáo mới mong có kết quả. Bản thân người viết từng chứng kiến cảnh nhân viên ngân hàng đặt vấn đề với một chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu làm hồ sơ cho vay được thì phải lại quả bao nhiêu…

Thừa tiền mà không dám cho vay

Thật nghịch lý là trong khi các doanh nghiệp đang phải gồng mình chống chọi với cơn sóng thần đe dọa quét phăng mọi thành quả của họ, nhiều công ty ngắc ngoải chờ chết do lãi suất quá cao thì một số nhà băng lại tiết lộ họ dư tiền mà không dám cho vay. Tại buổi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp mặt các chuyên gia kinh tế ngày 25/3 mới đây, ông Trần Xuân Giá Chủ tịch Ngân hàng ACB, đã nêu một thực tế rằng hiện ngân hàng của ông dư tới 3 tỉ USD mà không cho vay được.

Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch HĐQT Seabank, chủ sân golf Đồng Mô và là người đình đám với thương vụ thâu tóm khách sạn Hilton Opera Hà Nội cũng thừa nhận với lãi suất lên tới trên 20% thì chính bà cũng không dám vay. “Bản thân tôi không chỉ hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng mà tôi còn có nhiều doanh nghiệp hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác do đó tôi thấu hiểu một doanh nghiệp vay ngân hàng với lãi suất 20% thì “đố ai chịu được” – Bà chia sẻ.

Bà Nga cho biết bản thân Ngân hàng SEABank là một ngân hàng đang đứng nhóm 1 hạng A trong 4 nhóm mà Ngân hàng Nhà nước vừa mới phân loại. Về mặt thanh khoản, ngân hàng đang dư thừa rất nhiều tiền nhưng lại sợ, không dám cho vay do nợ quá hạn đã được Ngân hàng Nhà nước khống chế không quá 3%. Bà lý giải sợ là bởi nếu cho vay không đòi được thì sẽ mất thanh khoản, mà mất thanh khoản thì Ngân hàng Nhà nước sẽ cho vào nhóm thấp, mà nhóm thấp thì mất thành tích, không được tăng trưởng tín dụng.

Nếu ngân hàng để rơi vào tình trạng có nợ quá hạn sẽ có hai vấn đề xảy ra. Thứ nhất: Doanh nghiệp sẽ phải nộp lãi suất phạt với 150% lãi suất cho vay. Nếu lãi suất 20% doanh nghiệp may ra còn chịu được chứ đến 30% thực sự doanh nghiệp không bị ai ép cũng bị “tắc thở” rồi. Điều đó đã dẫn đến chuyện hiện nay nhiều doanh nghiệp có khả năng vay nhưng mà lại không dám vay. Thứ hai: Nếu ngân hàng bị phân quá hạn nếu vượt quá 3% thì làm sao lọt vào nhóm 1 được nữa, không được nhận bằng khen, giấy khen hoặc các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và…đủ thứ rắc rối khác. Thế thì ai dám cho vay nữa?

Nữ Chủ tịch quyền lực của Seabank cũng ‘bật mí’ hiện nay các ngân hàng đang phải chạy theo “chỉ số đẹp” để được nằm trong nhóm 1. Bà Nga phân trần: “Nhiều người cứ nghĩ ngân hàng 'ăn đủ' trong lúc kinh tế khó khăn, thực ra họ không biết những rủi ro của chúng tôi. Lời lãi chỉ là trên sổ sách cộng lại thôi chứ tiền đã đòi được đâu. Nếu doanh nghiệp gặp bề gì thì tiền gốc cũng mất luôn chứ đừng mong đến lợi nhuận”.

‘Đối thoại với kẻ thù’

Thời gian này, nhiều chủ doanh nghiệp đang tìm mọi cách để tự cứu mình vượt qua cơn bĩ cực. Tín dụng siết chặt, hàng hóa tồn kho chất đống không bán được khi sức mua giảm đã ‘đánh gục’ hàng loạt doanh nghiệp. Ngày càng xuất hiện nhiều các vụ vỡ nợ, đến nỗi một đại gia bất động sản đã tếu táo bảo rằng bây giờ là thời của dịch vụ đòi nợ thuê làm ăn phát đạt. Quả thật gần đây liên tục xảy ra chuyện xiết nợ, thậm chí dùng đến cả xã hội đen như vụ hỗn chiến đập phá 5 chiếc ô tô tại Hà Đông vừa qua.

Trong kinh doanh thì chuyện vay nợ cũng hết sức bình thường, một doanh nghiệp có thể đồng thời vừa là chủ nợ lại vừa là con nợ. Có điều như một đại gia bất động sản tầm cỡ tâm sự điều quan trọng nhất ở chỗ doanh nghiệp đó có bao nhiêu tài sản, số vay nợ sau khi cân đối nếu chiếm tỷ trọng không lớn thì không có vấn đề gì. Thực tế là vậy nhưng khi có tin đồn nọ tin đồn kia về việc thiếu nợ chắc chắn sẽ đẩy doanh nghiệp vào thế khó, đương đầu và xua tan được tin thất thiệt cũng đã đủ mệt rồi.

Lúc bí vốn, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ uy tín như Vincom để có thể ‘rinh’ về một cục 185 triệu USD từ các nhà đầu tư nước ngoài. Những doanh nghiệp đuối sức đứng trước thực tế khắc nghiệt hoặc là phải bán tài sản, gắng vay mượn thêm cốt cầm cự chờ giai đoạn đen tối qua đi hoặc chịu phá sản hay bị thâu tóm. Chủ tịch INT Group Lê Đức Hải chia sẻ, trong lúc mối quan hệ chủ nợ - con nợ, nếu chủ đầu tư xử lý không khéo thì các cuộc trao đổi công việc hoàn toàn có khả năng biến thành ‘đối thoại với kẻ thù’, kéo theo hàng loạt rủi ro, tai họa phức tạp khó lường. Từ kinh nghiệm cá nhân trong giai đoạn cực kỳ khó khăn, ông Hải càng thấm thía triết lý về ‘sức mạnh của sự tử tế’ khi ngồi lại với khách hàng.

Chính sự tử tế, chân thành, hết lòng nghĩ đến quyền lợi của khách hàng và đem lại cho họ những giá trị thực đã giúp những doanh nghiệp như INT của ông Hải vượt bão thành công.
 
Danh sách các mã đang tạo đỉnh, tránh gom vào thêm (cập nhật hết phiên sáng 18-04). Tiếp tục kiểm chứng.

Danh sách các mã đang tạo đỉnh ngắn hạn (cập nhật đến hết phiên sáng 18-04):

AVF BMC CNG CSM DIG DPM DQC DRC DXG ECI EFI HCM HDG HSG ITC KSA NTL PET PTC REE SAM SBT SCR SHS SSI TPC UNI VPK VND

Các mã sắp rơi vào diện cảnh báo:

BRC CTS DIG HAG HPG KBC LBM NTB OGC PNJ PPI PPS PTL PVS PVX PXT QCG SD9 SFI SJS SMC TDC TDH TLH UNI VGS VHG VKC VRC

Tiếp tục kiểm chứng.
 
Sáng 19/04 tín hiệu thị trường sẽ không đi nóng mà thay vào đó sẽ bò rất từ từ và tiế

Sáng 19/04 tín hiệu thị trường sẽ không đi nóng mà thay vào đó sẽ bò rất từ từ và tiếp tục tiến lên

Những cổ phiếu sáng nay thường sẽ tăng lại ngay sau đó và thường duy trì qua T+4. Các mã đang được hỗ trợ bởi tín hiệu này trong đó có DCT, SCR ,ACB, KLS, MBB, SHB, VSH…qua đó làm cũng cố thêm sự ổn định của xu hướng hiện tại.
Khả năng thị trường sẽ không đi nóng mà thay vào đó sẽ bò rất từ từ và tiếp tục tiến lên.
 
phiên giao dịch ngày 18/04/2012 thị trường có diễn biến trái suy giảm nhẹ ở cuối phiên kèm thanh khoản gia tăng so với phiên giao dịch trước đó. Với dấu hiệu này theo chúng tôi cũng chỉ là một số phiên điều chỉnh nhẹ trong xu hướng tăng, và vì vậy ngoài những mã điều chỉnh quá mức cho phép nên cơ cấu, thì còn lại việc nắm giữ cổ phiếu là một sự lựa chọn hợp lý. Ngoài ra dòng vốn khối ngoại vẫn tiếp tục đổ vào thị trường cho thấy kỳ vọng tiềm năng tăng trưởng dài hạn của chứng khoán Việt Nam là hoàn toàn có cơ sở.
 
Ngân hàng vẫn huy động với lãi suất 16-17%/năm



Sau khi trần lãi suất về 12%, trên thị trường, các ngân hàng tiếp tục thỏa thuận với khách gửi tiền, mức lãi vượt trần từ 2 đến 4%/năm.
Ngân hàng vẫn huy động với lãi suất 16-17%/năm
Theo VnExpress, nhân viên một ngân hàng tại phố Trần Khát Chân (Hà Nội) cho biết có thể thỏa thuận được lãi suất bằng VND cho người quen, với mức nới lên là 14%/năm, cho số tiền từ 200 triệu đồng.

Cán bộ tín dụng một ngân hàng tại quận Thanh Xuân cũng nói, sẽ cho khách quen gửi trên 100 triệu đồng hưởng lãi suất cao hơn trần quy định 3%.

Tại một ngân hàng được tăng trưởng tín dụng 15%, nhân viên cho hay lãi suất tiết kiệm cao nhất đang là 16%/năm với số tiền từ nửa tỷ đồng trở lên. Từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng, lãi thấp hơn khoảng 1 - 2%. Trong sổ tiết kiệm của khách hàng, lãi suất vẫn ghi 12%/năm, còn lãi ngoài được thanh toán bằng tiền mặt với khách khi ký sổ.

Lãnh đạo một ngân hàng cổ phần tại Hà Nội cho biết, vẫn có một số ngân hàng huy động với lãi suất 16 - 17%/năm. Theo ông, không chỉ tại các ngân hàng nhỏ, nhiều đơn vị lớn cũng áp dụng lãi suất cao cho số tiền từ vài trăm triệu đồng trở lên của khách hàng cá nhân.

Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sĩ Kiêm dự đoán, hiện tượng lách trần lãi suất như trên chỉ xảy ra ở các ngân hàng yếu kém, mất thanh khoản bởi không vay được vốn trên thị trường 2 vì thiếu tín nhiệm. Còn với thị trường 1 là dân cư, người gửi cũng không còn niềm tin. Do đó, muốn tồn tại và tiếp tục phát triển tín dụng, ngân hàng bắt buộc phải lách trần lãi suất.

Theo lãnh đạo một ngân hàng, hiện nay, trong hệ thống ngân hàng có sự phân hóa khá rõ nét. Khi thanh khoản không còn căng, hầu hết các ngân hàng lớn không nhảy ra thị trường 1 để "xâu xé" vốn như trước mà cạnh tranh nhau bằng chất lượng dịch vụ.

Mặt khác, ông cho biết, người dân gửi tiền cũng đã biết được sức khỏe của các ngân hàng, nên ngay cả khi huy động lãi suất cao, những đơn vị kia chưa chắc đã thu hút được vốn.
 
Dòng Tiền Thông Minh Sẽ Đổi Hướng Theo Nguyên Tắc "Nước Chảy Chỗ Trũng"

Và tôi dự báo sau 3 - 5 phiên nữa dòng tiền thông minh sẽ đổi hướng từ HSX sang HNX theo nguyên tắc "Nước chảy chỗ trũng". Trong các phiên gần đây tôi không khuyến nghị mua vào khi thị trường tăng nhưng từ cuối phiên 17/4 khi thị trường giàm và nhiều mã lộ sàn tôi lại khuyến nghị mua vào trên các room chat và tư vấn online. Cụ thể quan điểm của tôi như sau:

Phiên 16/4/2012, HNX đã Breakout thành công khỏi vùng kháng cự mạnh 79 - 80. Như vậy mẫu hình Cup & Handle mà tôi dự báo từ 15/3 đã hoàn thiện được 90% (Breakout khỏi miệng cốc) và 10% còn lại là đợi HNX test lại miệng cốc. Với phân lớp cổ phiếu, các thông tin cơ bản hiện nay và các chỉ báo động lượng cho thấy khả năng test thành công miệng cốc này cao. Và tôi dự báo sau 3 - 5 phiên nữa dòng tiền thông minh sẽ đổi hướng từ HSX sang HNX theo nguyên tắc "Nước chảy chỗ trũng". Trong các phiên gần đây tôi không khuyến nghị mua vào khi thị trường tăng nhưng từ cuối phiên 17/4 khi thị trường giàm và nhiều mã lộ sàn tôi lại khuyến nghị mua vào trên các room chat và tư vấn online. Cụ thể quan điểm của tôi như sau:

Trong trung và dài hạn:


Nền tảng dự báo thị trường bằng phân tích cơ bản tôi vẫn giữ nguyên lập luận đưa ra từ 10/1/2012 (Trong 1 năm tôi chỉ dùng phân tích cơ bản 1 - 2 lần để dự báo trend lớn của thị trường. Tại thời điểm đó tôi cũng đã đưa ra dự báo: nửa cuối 1/2012 là cơ hội tốt nhất trong 2012 để giải ngân cho dù tình hình vĩ mô phải đến cuối năm 2012 mới nhìn thấy những chuyển biến tích cực), cơ sở cơ bản cho những nhận định của bài viết 10/1/2012 cũng là nguyên tắc " nước chảy chỗ trũng" khi so sánh E/P toàn thị trường > 20% với lãi suất gửi tiết kiệm 14% và các kênh đầu tư khác, P/BV toàn thị trường < 1. Và đến nay các dự báo này đã thành hiện thực khi CPI giảm làm cơ sở cho việc hạ lãi suất, dòng tiền đầu cơ đổ mạnh vào TTCK do chứng khoán rẻ tương đối so với các kênh đầu cơ khác...




Mẫu hình Cup & Handle (Cốc và Tay cầm) đã hoàn thiện được 90% (Breakout khỏi miệng cốc) và 10% còn lại là đợi HNX test lại miệng cốc. Với phân lớp cổ phiếu, các thông tin cơ bản hiện nay và các chỉ báo động lượng cho thấy khả năng test thành công miệng cốc này cao. Như vậy mục tiêu của HNX trong thời gian tới là vùng 100 +/-







HNX đã Break out thành công downtrend dài hạn từ 23/10/2009 đến nay và đã test lại đường downtrend này thành công . Như vậy là xu thế tăng trung và dài hạn đã được xác nhận một cách vững chắc (như chart dưới đây - quan điểm đã đưa từ 17/2/2012).







Vnindex đã Breakouttrước HNXindex 3 phiên (Vnindex Breakout phiên 11/4 còn HNXindex Breakout phiên 16/4). Trong 5 - 6 phiên vừa qua các cổ phiếu thị trường và Bluechip tại HSX đã tăng mạnh hơn rất nhiều so với các cổ phiếu thị trường và Bluechip tại HNX. Cụ thể một số cổ phiếu tiêu biểu tôi đưa ra từ bài viết "Thông tin phản ánh vào giá: Hạ hệ số cho vay BĐS và Ck từ 250% xuống 150% và góc nhìn PTKT với các Bluechip BĐS" 7/4 đã tăng từ 23 - 28% (tham khảo lại bài viết tại đây)



Trong ngắn và trung hạn:


Vnindex đã Breakout trước HNXindex 3 phiên, các Bluechip và các mã thị trường tại HSX đã tăng mạnh trong 5 - 6 phiên vừa qua với mức tăng trên 20% kể từ thời điểm tôi khuyến nghị mua và Breakout… Và theo phân lớp cổ phiếu tôi dự báo dòng tiền thông minh sẽ sớm dịch chuyển từ HSX về HNX trong khoảng 3 - 5 phiên tới sau khi HNX test thành công vùng 78.6 +/- (Sở dĩ các CP tại HSX tiếp tục tăng mạnh trong các phiên gần đây là vì các mẫu hình của các CP này và Vnindex đã xác nhận trước HNX khoảng 3 phiên, sau khi HNX xác nhận xong thì dòng tiền thông minh tự khắc sẽ đổ vào HNX);







Nguyên tắc dòng tiền thông minh là luôn chẩy vào "chỗ trũng", những cổ phiếu nào có tính thanh khoản cao và cơ bản chỉ cần ở mức trung bình khá thì tự khắc dòng tiền sẽ đổ vào. Điều này tương tự lập luận của tôi trong bài viết 10/1/2012 khi xác định thị trường chứng khoán rẻ tương đối so với các kênh đầu tư khác khi sử dụng chỉ số E/P và P/BV… Dòng tiền thông minh không bao giờ chịu đứng yên, nó sẽ liên tục vận động để tìm các tài sản có tính rẻ tương đối so với các cổ phiếu khác để đổ vào (với mức E/P > 20% so với lãi suất 14% và P/BV toàn thị trường < 1 tôi đã dự báo từ đầu năm là TTCK sẽ là nơi hút dòng tiền thông minh vào từ các kênh đầu tư khác) . Và theo phân lớp cổ phiếu của tôi hiện nay thì cổ phiếu tại HNX đang rẻ tương đối so với các cổ phiếu tại HSX (các cổ phiếu tại HSX này tôi đã đưa ra ví dụ trong bài viết 7/4/2012)




Theo PTKT ngắn hạn thì HNX có ngưỡng hỗ trợ mạnh tại vùng 78.6 +/- và đây sẽ là vùng lý tưởng để HNX điều chỉnh giảm và test lại ngưỡng này (Tuy nhiên hiện nay ai cũng kỳ vọng tại ngưỡng này để mua vào thì điều này khó xẩy ra ngay trong ngắn hạn)




Khả năng điều chỉnh giảm mạnh quá 2 phiên liên tiếp tại thời điểm này là khó xẩy ra vì thời gian vừa qua HNX tăng điểm khá bền vững, không tăng quá nóng, liên tục có các phiên tăng giảm đan xen nên sẽ không có nhiều nhà đầu tư có mức lãi lớn trong ngắn hạn để có thể bán ra bằng mọi giá đẩy thị trường đi xuống. Hơn nữa gần đây các thông tin cơ bản cũng hỗ trợ khá mạnh thị trường nên sẽ không có hiện tượng hoảng loạn để bán tháo (cho dù các thông tin cơ bản này đã phản ánh vào giá và đã được dự báo từ trước như trong bài viết 10/1/2012)




Có 2 cổ phiếu thị trường tại HNX tôi đặc biệt chú ý là VND và PVX vì đây là 2 mã thanh khoản nhất tại HNX, cơ bản ở mức khá, mẫu hình kỹ thuật đẹp, phân lớp cổ phiếu cho thấy dòng tiền đầu cơ sắp chuyển vào nhóm này khi điều chỉnh giảm khoảng 3 - 4% tính từ mức giá tham chiếu của phiên 18/4….



PVX




VND





Cổ phiếu thị trường và Bluechip tại HSX tôi đặc biệt chú ý đến PVF, nhiều khả năng cổ phiếu này sẽ tích lũy thêm 2 - 3 phiên nữa để lấy đà vượt qua ngưỡng kháng cự mạnh 15



Khuyến nghị:

Tùy thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng khác nhau để đưa ra các quyết định đầu tư khác nhau nhưng dựa trên những nhận định và dự báo trên tôi đưa ra khuyến nghị như sau:


Uptrend đã xác nhận nên chiến lược tốt nhất tại thời điểm này là mua và nắm giữ theo trend




Những nhà đầu tư lướt sóng thì nên trading theo nguyễn tắc là cứ 2 phiên giảm thì mua vào và cổ phiếu mình mua đã tăng 15 - 20% thì bán ra hoặc bán ra khi tăng 3 - 4 phiên liên tiếp…Tuy nhiên cách lướt sóng này chỉ áp dụng với những nhà đầu tư có khả năng quyết đoán cao và nhậy cảm với thị trường…




Những nhà đầu tư đang có cổ phiếu tại HSX mà đã tăng > 23% thì nên cân nhắc cơ cấu sang các cổ phiếu HNX như PVX và VND khi giảm trong phiên 18/4. Tuy nhiên vấn đề cơ cấu danh mục phải hết sức khéo léo để tránh bị thiệt khi T+4 nên chỉ mua khi giảm và bán khi tăng (Tuy HNX Breakout từ 16/4 nhưng tôi không đưa ra khuyến nghị mua nào trong mục tư vấn online cho tới khi HNX giảm vào cuối phiên 17/4)




Cổ phiếu Thị trường và Bluechip đáng quan tâm là PVX, VND, BVS, PVF, HAG, ITC, cổ phiếu penny đáng quan tâm là KSS, STP
 
Doanh nhân Việt Nam stress thứ 3 thế giới

Tháng 3/20120, công ty Nghiên cứu và Kiểm toán Grant Thornton đã đưa ra một nghiên cứu, kết quả cho thấy trong năm 2009 doanh nhân Việt Nam đứng thứ ba trong bảng xếp hàng stress toàn thế giới, chỉ sau đồng nghiệp Trung Quốc và Mexico.

Các nguyên nhân gây stress đối với các doanh nhân gồm: Mức độ cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp với nhau; Giá xăng dầu và điện tăng; Thiếu vốn kinh doanh so lãi suất ngân hàng cao; Thiếu thời gian nghỉ ngơi; Mối quan hệ gia đình bị ảnh hưởng vì họ không có thời gian đầu tư cho mái ấm riêng; Sức khỏe suy giảm; Ô nhiễm môi trường và kẹt xe.
 
HNX hôm qua bật tín hiệu thể hiện tình trạng chốt lãi, qua đó cho thấy NDT hiện tại đã chốt lãi khá nhiều. Nếu thị trường duy trì trên Support line liên tục 2 phiên cuối tuần thì khả năng một mặt bằng giá mới sẽ chính thức thiết lập và từ đây sẽ tiến đến các móc cao hơn.
 
Back
Top