Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

Dòng tiền đang dịch chuyển đi đâu?
4/19/2012 6:00:36 AM
Có thể, nền kinh tế Việt Nam phục hồi với độ trễ sau Mỹ. Nhưng điều đó lại chẳng ngăn cản được các thị trường đầu cơ như chứng khoán và bất động sản có bước tiến triển sáng lạn hơn.



Khi kênh vàng bị "bỏ rơi"

Kết thúc tháng 3/2012, Bộ Thương mại Mỹ công bố doanh số bán lẻ của quốc gia này tăng 0,8%, gấp gần ba lần so với mức dự báo trung bình mà 81 chuyên gia khảo sát của Bloomberg đưa ra trước đó. Cùng với số liệu số người đăng ký thất nghiệp vẫn theo chiều hướng giảm dần và tỷ lệ thất nghiệp giữ nguyên ở mức 8,1% mà không tăng lên, Mỹ đã có thể tự hào vẫn giữ nguyên vị trí nền kinh tế đầu tàu của thế giới.

Mặc dù Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) chưa cung cấp cho thị trường gói QE3 (Chương trình nới lỏng định lượng) như đã hứa từ cách đây một năm, song chỉ có duy nhất thị trường vàng tỏ vẻ thất vọng. Còn thị trường chứng khoán vẫn đều đặn tăng trưởng ở mức độ nhẹ, sau khi chỉ số S&P 500 đã tăng hơn 10% so với đầu năm. Dòng tiền đã có khuynh hướng đổ vào tiêu dùng nhiều hơn, cũng như bất động sản của Mỹ đang được đánh giá là manh nha những tín hiệu hồi phục trong trung hạn.

Không khí phục hồi của kinh tế phương Tây và đặc biệt là những quốc gia trong khu vực châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan... đang như tạo nên một liều thuốc xúc tác cho nền kinh tế Việt Nam, vốn vẫn còn chìm trong "cơn ác mộng" của các doanh nghiệp phá sản, giải thể cùng con số thất nghiệp tăng vọt, tuy vẫn chưa được thống kê một cách đầy đủ.

Nhưng bất chấp vô vàn khó khăn từ các nhóm doanh nghiệp sản xuất, nông nghiệp và xuất khẩu, ở Việt Nam cũng ít nhất đã manh nha tín hiệu phục hồi từ... thị trường đầu cơ. Từ đầu năm 2012 đến nay, chỉ số chứng khoán sàn Hà Nội đã phục hồi đến 45%, mang lại kết quả tăng trưởng từ gấp rưỡi đến gấp đôi con số đó cho vài trăm mã cổ phiếu. Điều đáng ngạc nhiên đối với giới đầu tư là ngoài việc nhóm cổ phiếu ngân hàng phục hồi mạnh với nguyên do có thể hiểu được, hai nhóm cổ phiếu chứng khoán và bất động sản cũng nhận được một dòng tiền "đánh sóng" đáng kể, cho dù kết quả kinh doanh quý 1/2012 của các doanh nghiệp của nhóm ngành này vẫn khá u ám.

Dường như dòng tiền đã bắt buộc phải tự chọn lựa trong bối cảnh chẳng có một kênh đầu tư nào khác. Từ đầu tháng 4/2012, khi một nghị định về quản lý kinh doanh vàng được Chính phủ chính thức ban hành, thị trường vàng đã chấm dứt những hoài bão cuối cùng của nó. Có thể nói, kênh đầu tư và cả đầu cơ vàng gần như đã bị đóng cửa, khi 12.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh vàng miếng phải "tự nguyện" chuyển sang một hình thức kinh doanh mới là vàng nữ trang. Thậm chí, cả những thương hiệu vàng có tiếng như Rồng Thăng Long, AAA... cũng phải bắt buộc trở về dưới trướng của vàng SJC.

Sáu tháng dành cho sự chuyển đổi của các cơ sở vàng có thể được xem như một ân hạn, nhưng lại không phải là quá thoải mái. Các cơ sở kinh doanh vàng nhỏ lẻ đều tự hiểu ra một điều là giờ đây chỉ còn lại những "cá mập" lớn - Công ty độc quyền đương nhiên là SJC và một số ngân hàng thương mại kếch xù như Eximbank, Agribank, Vietinbank, ACB, MHB... mới có thể sở hữu hình thức kinh doanh vàng tài khoản mà Ngân hàng nhà nước dự kiến cho áp dụng nhằm thay thế "cơ chế" kinh doanh vàng ngoài chợ đen.

Hiển nhiên, dòng tiền đã bị chặn đứng tại kênh vàng. Không có điều kiện và cơ hội để tiếp tục lưu thông, một phần lớn tiền từ vàng đã bắt buộc phải tìm đến những miền đất hứa khác. Trước mắt nhà đầu tư vàng chuyên nghiệp, đà tăng tiến không ngừng nghỉ của chứng khoán, với biên độ tăng trần 5% tại sàn HOSE và 7% tại sàn HNX cho mỗi phiên là một hấp lực quá mạnh mẽ, đủ để họ tự nguyện tung vốn liếng vào kênh này mà không đợi được "nhắc nhở".

Những kênh nào được "giải cứu"?

Tình hình càng "phát triển trong hoài nghi" khi Ngân hàng nhà nước liên tiếp hạ lãi suất trong chưa đầy một tháng. Cho dù về danh nghĩa, mức hạ trần lãi suất huy động 2%, từ 14% xuống 12%, không có ý nghĩa nhiều, nhưng vấn đề quan trọng nhất là xu thế bắt buộc phải giảm dần lãi suất cho vay để tăng lượng cung cho vay tại nhiều ngân hàng, do đang tồn ứ một lượng vốn quá lớn.

Chứng khoán, trong lịch sử của nó, lại không ít lần tạo nguyên lý "bình thông nhau" với thị trường bất động sản. Không phải mọi dòng tiền đều tự chọn cái cách kết tụ vào chứng khoán, nhất là khi thị trường này đã biểu hiện một cách quá đỗi tiêu cực, trong động thái bị đánh xuống quá khắc nghiệt vào năm 2011. Bài học xương máu mà các nhà đầu tư chứng khoán đã phải nhận lãnh cũng khiến cho những nhà đầu tư có tiền nhàn rỗi không thể bỏ tiền vào một giỏ. Một cái giỏ khác chính là nhà đất.

Không ngạc nhiên là sau động thái hạ lãi suất của Ngân hàng nhà nước, thị trường phân khúc nhà chung cư bình dân bắt đầu nhộn nhịp hẳn lên. Từ Hà Nội đến TP.HCM, một số dự án chung cư có giá 13-14 triệu đồng/m2 trở xuống bắt đầu thu hút khách. Rõ nhất là loại chung cư có giá 9-10 triệu đồng/m2 như một dự án ở quận 9, TP.HCM.

Có thể trong vài ba tháng tới đây, người ta sẽ chứng kiến một sự thay đổi nào đó của nội tại thị trường bất động sản. Cái "nội tại" ở đây không phải là sự gia cố về nội lực của khối doanh nghiệp nhà đất, bởi xét về khả năng tiêu thụ vốn cũ và hấp thu vốn mới thì vẫn chưa có cải thiện gì đáng kể, nhưng dù sao một sự đổi thay nội tại về không khí giao dịch và lượng giao dịch cũng sẽ là điều quá tốt để các doanh nghiệp bất động sản có cơ may ít nhất trả được lãi vay cho ngân hàng.

Tâm lý những người cầm tiền thuộc giới tiêu dùng và giới đầu tư đang trở nên căng thẳng trong những ngày gần đây. Sau khi Ngân hàng nhà nước chính thức phát đi thông điệp giải cứu thị trường bất động sản bằng công văn số 2056 về loại trừ thêm một số đối tượng bất động sản khỏi nhóm tín dụng "không khuyến khích", sự căng thẳng có lẽ đang tiến đến điểm nút.

Có thể, nền kinh tế Việt Nam sẽ chỉ phục hồi với độ trễ lớn sau nền kinh tế Mỹ. Nhưng điều đó lại chẳng ngăn cản được các thị trường đầu cơ như chứng khoán và bất động sản có bước tiến triển sáng lạn hơn, với tỷ lệ lợi nhuận cao hơn hẳn Hoa Kỳ.

"Dòng tiền thông minh", như một khái niệm trong kinh tế thị trường, hẳn phải biết tìm chỗ trú ẩn ở kênh đầu tư nào. Chỉ có điều vào năm suy thoái và đình đốn này, sự lựa chọn thông minh nhất có lẽ vẫn không nằm ngoài quan niệm làm sao để dòng tiền ấy không bị biến thành "dòng tiền dại".

Kênh đầu tư nào, chứng khoán hay bất động sản, cũng đầy hấp dẫn khi mặt bằng giá hoặc đang ở vùng đáy, hoặc đã giảm khá nhiều. Nhưng sóng lên bao giờ cũng được tiếp nối bởi sóng xuống. Và đó cũng là một tương lai mà không phải nhà đầu tư nào cũng có thể tự dự báo được. Nếu không cẩn trọng, nhiều nhà đầu tư vẫn có thể bị "đứt tay" trong một thị trường đầu cơ lên giá
 
Về phương diện kỹ thuật, phiên giao dịch ngày 19/04/2012 thị trường đối mặt với áp lực điều chỉnh do khi các chỉ số tiến tới các vùng đỉnh cũ. Vì vậy hoạt động chốt lời diễn ra khá mạnh khiến thị trường đảo chiều đi xuống. Tuy nhiên dòng tiền lớn xuất hiện tự khối ngoại cũng như các tổ chức vẫn tiếp tục thu gom khi giá giảm ở các mã có cơ bản tốt. Vì vậy chúng tôi vẫn lạc quan về khả năng tăng giá trung dài hạn của thị trường, và việc giảm giá hiện tại chỉ là sự điều chỉnh ngắn hạn.







Xu hướng ngắn hạn: Tiếp tục điều chỉnh.
 
* SMT: Công ty Cổ phần Vật liệu Điện và Viễn thông Sam Cường (mã SMT-HNX) vừa công bố kết quả hoạt động kinh doanh quý 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ quý 1 vừa qua của SMT đạt gần 10,9 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế quý này đạt hơn 334 triệu đồng. EPS quý 1 là 114,07 đồng.

Trong năm 2012, SMT đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 80 tỷ đồng, bằng 132,73% so với doanh thu đạt được năm 2011, lợi nhuận trước thuế ước đạt 6 tỷ đồng, bằng 731,7% so với năm 2011, lợi nhuận sau thuế ước đạt 5,1 tỷ đồng, bằng 671,05% so với năm ngoái. Tỷ lệ chi trả cổ tức dự kiến là 12%, mức thưởng vượt kế hoạch lợi nhuận được nhận là 30%/phần vượt sau thuế.
http://ndhmoney.vn/web/guest/s05/-/journal_content/su-kien-chung-khoan-đang-chu-y-ngay-19-4-1
 
Có thể bỏ trần lãi suất vào tháng 6-2012





Xu hướng lãi suất sẽ giảm nhưng vẫn cao vì cũng giống câu chuyện tỉ giá, có hiện tượng thị trường tín dụng phi chính thức nằm trong lòng thị trường tín dụng chính thức.
Sáng 19-4, Báo Sài Gòn Tiếp Thị đã tổ chức diễn đàn kinh doanh lần III với chủ đề “Giải pháp thị trường: Thông điệp chính sách và thực tiễn doanh nghiệp (DN)”.

TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương, cho biết ngay sau khi Ngân hàng (NH) Nhà nước công bố hạ lãi suất huy động còn 13%, ông đã nhận được thông tin lãi suất huy động vẫn ở mức 17%-18%, cho vay 22%. Theo ông Thành, xu hướng lãi suất sẽ giảm nhưng vẫn cao vì cũng giống câu chuyện tỉ giá, có hiện tượng thị trường tín dụng phi chính thức nằm trong lòng thị trường tín dụng chính thức. Nhận định về quan điểm nên áp trần cho vay thay vì trần huy động, TS Võ Trí Thành cho rằng đang có 3 quan điểm về việc áp trần cho vay. Thứ nhất, song song với giảm lãi suất là bỏ trần lãi suất. Thứ hai, bỏ trần lãi suất nhưng phải xử lý các NH yếu kém. Thứ ba, nhiều DN cho rằng trong 5 - 6 tháng tới nên bỏ trần huy động và áp trần cho vay ở mức 15%-16%/năm để hỗ trợ DN.
Theo TS Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN vừa và nhỏ, vào tháng 6 tới, nếu xử lý xong 9 NH yếu kém, có thể sẽ bỏ trần lãi suất, tiến tới tự do hóa lãi suất trên thị trường.
Theo NLĐ

http://cafef.vn/20120420122655618CA3...hang-62012.chn
 
Sóng chưa hết đâu. BCs chưa tăng được bao nhiêu. Các mã trụ đang tụt lùi. Các em NH vừa mới khởi động nên chưa thể coi là sóng đã chấm dứt. Cứ chọn mã mà chiến.
KHi LS liên NH giảm mạnh
Khi LS trái phiếu liên tục giảm
Khi các cơ quan chức năng đang lo tìm biện pháp cứu DN kích thích tăng trưởng
KHi một vài ngày nữa là công bố CPI
thì cơ hội phía trước còn rất lớn.
Dòng tiền bắt đáy mạnh như thế thì vớ vẩn là mất hàng.
 
CPI Tháng 4: Long An giảm 0,43% và Đồng Nai tăng 0,09%




Theo Cục thống kê Đồng Nai, tình hình giá cả thị trường tháng 4/2012 tương đối ổn định. Các mặt hàng lương thực – thực phẩm tiếp tục có xu hướng giảm.

Long An: Tháng 4/2012 giá cả hàng hóa tiêu dùng giảm nhẹ so tháng trước, chỉ số chung so tháng trước giảm 0,43%, trong đó hàng hóa giảm 0,68% và dịch vụ tăng 0,41%. Trong nhóm hàng hóa, lương thực - thực phẩm giảm 1,66%, (lương thực giảm 3,78%, thực phẩm giảm 0,81%), hàng phi lương thực- thực phẩm tăng 0,32%.

So tháng 12/2011 giá tiêu dùng tăng 0,9%, trong đó lương thực giảm 9,98 %, thực phẩm giảm 0,38% và dịch vụ tăng 3,46%.

Bình quân 4 tháng đầu năm 2012 so bình quân 4 tháng đầu năm 2011, giá cả tăng 14,83%, trong đó lương thực tăng 15,27%, thực phẩm tăng 16,43% và dịch vụ tăng 9,48%.

Giá vàng giảm 2,83% so tháng trước. Giá dollar ổn định.

Đồng Nai: Tình hình giá cả thị trường tháng 4/2012 tương đối ổn định. Các mặt hàng lương thực – thực phẩm tiếp tục có xu hướng giảm. Cụ thể: lương thực giảm 1,47%; thực phẩm giảm 1,16%. Bên cạnh đó giá gas giảm 3,12% và các nhóm hàng khác giá khá ổn định góp phần làm cho chỉ số giá tiêu dùng tháng này tăng chậm.

- Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2012 so với tháng 3/2012 tăng 0,09%. Khu vực thành thị tăng 0,12%, khu vực nông thôn tăng 0,07%. Đây là tháng có mức tăng chỉ số giá thấp nhất trong 4 tháng đầu năm nay (kể cả so với các tháng của năm 2011). Trong 11 nhóm hàng hoá thì 8 nhóm có chỉ số giá tăng và 3 nhóm giảm. Tăng cao nhất là nhóm giao thông (+3,27%) chủ yếu là do giá xăng tăng trong tháng 3/2012; tiếp theo là nhóm hàng hóa và dịch vụ khác (+1,79%); nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình (+1,14%); 5 nhóm còn lại tăng từ 0,16% đến 0,74%. Các nhóm chỉ số giá giảm là: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (-0,79%); nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD (-0,76%) và nhóm bưu chính viễn thông (-0,27%).

- Chỉ số giá tiêu dùng tháng 04/2012 so với tháng 12/2011 là 103,23% tức là chỉ số giá 4 tháng đầu năm 2012 tăng 3,23% (4 tháng đầu năm 2011 tăng 8,85%). Có 10/11 nhóm tăng giá, 1 nhóm giảm. Dẫn đầu là nhóm giao thông (+6,08%); tiếp theo là nhóm hàng hóa và dịch vụ khác (+6,01%); nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD (+5,84%); nhóm may mặc, mũ nón, giày dép (+5,34%); nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình (+4,3%). Cả 5 nhóm này đều tăng trên mức tăng bình quân chung. Còn 5 nhóm tăng dưới mức tăng bình quân chung là: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+2,21%); Đồ uống và thuốc lá (+1,82%); Thuốc và dịch vụ y tế (+2,37%); Giáo dục (+0,56%); Văn hóa giải trí và du lịch (+2,55%). Riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,42%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân tăng 4 tháng đầu năm 2012 tăng 16,37% so cùng kỳ.

- Chỉ số giá tiêu dùng tháng 04/2012 so với tháng 04/2011 là 112,82%; tức là tốc độ trượt giá hàng hóa, dịch vụ sau một năm là 12,82%. Có 10/11 nhóm hàng hóa dịch vụ tăng giá, cụ thể như sau: hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+11,16%); đồ uống và thuốc lá (+8,04%); may mặc, mũ nón, giày dép (+15,99%); nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD (+10,3%); thiết bị và đồ dùng gia đình (+11,57%); thuốc và dịch vụ y tế (+5,37%); giao thông (+10,13%); giáo dục (+62,86%); văn hóa giải trí và du lịch (+5,51%); hàng hóa dịch vụ khác (+15,36%). Nhóm bưu chính viễn thông (-2,21%).

- Về chỉ số giá vàng và giá đô la Mỹ:

Chỉ số giá vàng: Giá vàng trong tháng tiếp tục biến động, chỉ số giá vàng tháng 4/2012 giảm 2,53% so tháng trước; so tháng 12/2011 giá vàng tăng 4,72% và so tháng cùng kỳ năm trước giá vàng tăng 15,06%.

Chỉ số giá đô la Mỹ: tháng 04/2012 so với tháng 03/2012 giảm 0,16%; so tháng 12 năm trước giảm 1,42%; so với cùng tháng năm trước (sau 1 năm) giảm 1,57%.
 
CPI tháng 4 “chắc chắn dưới 0,1%”
Báo cáo bổ sung tình hình kinh tế, xã hội 2011 và kế hoạch năm 2012 tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 20/4, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nói mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng này thấp hơn tháng trước, "chắc chắn dưới 0,1%".

"Anh em đang tính, nhưng chiều qua báo cáo tôi là chắc chắn dưới 0,1%", ông Vinh nói.

Tháng trước, chỉ số này tăng 0,16%, thấp nhất trong so sánh với 20 tháng qua và với cùng kỳ 3 năm gần đây. Và tháng này, theo nhấn mạnh của Bộ trưởng Vinh là còn thấp hơn cả tháng trước.

Chính phủ đánh giá, CPI trong quý 1/2012 đã giảm dần và có tốc độ tăng thấp nhất so với cùng kỳ các năm trước.

Nguyên nhân là do thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ tiền tệ, tín dụng, tăng cường quản lý chi tiêu ngân sách nhà nước và đầu tư công. Sức mua của thị trường trong nước giảm, lương thực, rau quả được mùa cũng tác tác động làm giảm giá nông sản, thực phẩm.

Bên cạnh đó, việc thực hiện nghiêm túc các biện pháp tăng cường quản lý giá cả, thị trường cũng đã góp phần làm giảm tốc độ tăng giá thời gian qua, báo cáo của Chính phủ nêu rõ.

Về các giải pháp để thực hiện các mục tiêu năm 2012, Chính phủ xác định, thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng theo hướng bảo đảm chủ động linh hoạt, kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát năm 2012 là tăng khoảng 8 - 9%.

Lạm phát năm nay ở mức một con số, theo nhiều chuyên gia kinh tế là hoàn toàn có khả năng. Thậm chí có ý kiến cho rằng con số này chỉ khoảng 6%. Tuy nhiên, theo nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển, thì không nên hăng hái đưa xuống 6%, mà nên ở mức là 8% để đảm bảo tăng trưởng hợp lý.
 
Hà Nội: Mức tăng CPI tháng 4 thấp nhất trong 10 năm
Theo số liệu Tổng cục Thống kê, CPI tháng 4/2012 của Hà Nội lần đầu tiên sau một thời gian dài đã tăng ở mức âm (-0,03%) so với tháng trước, là “đáy” trên đường hiển thị thống kê của 10 năm trở lại đây.

Còn tính chung, CPI Hà Nội đã tăng 2,59% kể từ đầu năm và tăng 9,52% so với cùng kỳ năm 2011.

Có thể thấy CPI của Hà Nội trong tháng 4 đã chịu tác động lớn của đợt tăng mạnh giá xăng dầu ngày 7/3 vừa qua, khi chỉ số giá của nhóm hàng giao thông tăng tới 2,67%.

Tuy nhiên, nhóm hàng có quyền số lớn trong rổ tính CPI là lương thực và thực phẩm lại giảm. Một nguyên nhân chính là sự e ngại của người tiêu dùng về chất tạo nạc trong thịt lợn nổi lên thời gian gần đây, trong khi thời tiết ủng hộ cho nguồn cung các mặt hàng rau, củ, quả…

Ở tác động vĩ mô, sau một thời gian dài thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, nhu cầu tiêu dùng có khả năng thanh toán đã sụt giảm, người dân tiết kiệm chi tiêu hơn. Một thực tế được ghi nhận là lần đầu tiên trong nhiều năm trở lại đây tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng giảm mạnh với -1,96% trong quý 1/2012; tổng phương tiện thanh toán tính đến 26/3/2012 cũng chỉ nhích nhẹ khoảng 1,06% so với cuối năm 2011.
 
Hôm qua thông tin 4 doanh nghiệp xăng dầu tin tăng giá xăng đã khiến nhà đầu tư bán mạnh cổ phiếu, tuy nhiên thông tin CPI tháng 4 của Hà Nội và Long An giảm nhẹ so với tháng 3 đã khiến đà bán tháo chậm lại trên hai sàn.
 
Đón tin CPI, HNX-Index tăng trở lại cuối phiên
Thứ sáu, 20/04/2012 15:15
VN-Index giảm nhẹ do MSN, BVH, VIC mất điểm. SBS, SHN dư bán sàn hơn 2 triệu cổ phiếu. STB trong 4 phiên vừa qua thỏa thuận hơn 80 triệu cổ phiếu.
Chốt ngày giao dịch hôm nay, VN-Index giảm 1,36 điểm cuối phiên, xuống 465,72 điểm trong khi HNX-Index lội ngược dòng tăng nhẹ 0,25 điểm lên 77,75 điểm nhờ sự hồi phục nhẹ của nhóm cổ phiếu chứng khoán.

Thanh khoản phiên giao dịch sáng nay giảm nhẹ so với các phiên giữa tuần, tuy nhiên KLGD sàn HSX vẫn đạt trên 106 triệu cổ phiếu, tương đương hơn 1.762 tỷ đồng. Phiên này STB tiếp tục thỏa thuận 20,2 triệu cổ phiếu, với tổng giá trị đạt hơn 505 tỷ đồng. Như vậy trong 4 phiên vừa qua, STB thỏa thuận hơn 80 triệu cổ phiếu, đạt giá trị hơn 2.000 tỷ.

Trong nhóm VN30, số mã giảm giá vẫn chiếm áp đảo cuối phiên (13 mã giảm/9 mã tăng), 3 cổ phiếu chủ chốt là BVH, MSN, VIC đều giảm điểm, STB tăng 400 đồng còn EIB đứng giá.

GMD, CII, HVG cuối phiên tăng trần, HAG hồi phục mạnh tăng 600 đồng lên 30.800 đồng/cổ phiếu, SSI tăng nhẹ 100 đồng, trong khi FPT, VCB, REE, KDH giảm từ 100-500 đồng.

Tại nhóm penny và midcap, KSS sáng nay tiếp tục bị bán mạnh, khớp lệnh hơn 3 triệu cp, cuối phiên vẫn giữ tại mức trần 10.700 đồng/cổ phiếu, các cổ phiếu khác như IDI, KSA, VIP, BBC tăng trần, trong đó VIP dư mua trần hơn 300 nghìn cp cuối phiên.

Sau phiên chốt lời mạnh hôm qua, sáng nay một số cổ phiếu thị giá nhỏ vẫn chịu áp lực bán tháo như HQC, PXL, MCG (giảm sàn), NTL (giảm 1.000 đồng), PTC, PTL, PVT, QCG, SAM (giảm từ 100-500 đồng).

SBS sau khi công bố kết quả kinh doanh quý I/2012 lỗ 660 tỷ, gần bằng lỗ cả năm 2011 với lỗ lũy kế vượt vốn điều lệ gần 200 tỷ, sáng nay bị bán sàn ngay từ đầu phiên, dư bán sàn 2,5 triệu cổ phiếu. Điều đáng chú ý là lệnh khớp của SBS sáng nay vẫn ở mức cao, đạt hơn 400 nghìn cổ phiếu.

Bên sàn Hà Nội, các cổ phiếu chứng khoán đã có sự phục hồi đáng kể trong phiên hom nay, VND, KLS, BVS đều tăng giá trở lại, trong đó VND tăng 300 đồng lên 12.600 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh hơn 5 triệu đơn vị. Nhóm chứng khoán tăng giá đẩy HNX-Index tăng nhẹ cuối phiên, trong khi nhóm khoáng sản bị chốt lời mạnh sau 1 tuần tăng liên tục. KHB dư bán sàn 1 triệu cp, KSD khớp lệnh 1 triệu đơn vị, dư bán sàn 28 nghìn cổ phiếu.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng sàn Hà Nội cũng tăng nhẹ cuối phiên, SHB tăng 100 đồng, ACB, HBB đứng giá.

Các cổ phiếu tăng trần hôm qua như PV2, DCS sáng nay giảm nhẹ 100-200 đồng…

Hôm qua thông tin 4 doanh nghiệp xăng dầu tin tăng giá xăng đã khiến nhà đầu tư bán mạnh cổ phiếu, tuy nhiên thông tin CPI tháng 4 của Hà Nội và Long An giảm nhẹ so với tháng 3 đã khiến đà bán tháo chậm lại trên hai sàn.
 
Cả 2 chỉ số Vnindex và Hnxindex vẫn nằm trong dải màu xanh - dòng tiền vẫn khá ổn định.

Hiện tại vùng hỗ trợ VNI 460 - 462 và HNX là 77 - 77.5 vẫn chưa bị phá vỡ, tuy vậy cầu vẫn chưa có dấu hiệu mạnh lên nên hành động thích hợp nhất lúc này là đứng ngoài thị trường. Điểm đáng chú ý là tuần sau lượng hàng về khá nhiều trong 3 phiên đầu tuần, và đây là 3 phiên nắm bắt cung cầu, tâm lý toàn thị trường.

Nếu 3 phiên đầu tuần tới lượng cung hàng ít đi và cả 2 chỉ số vẫn đứng vững trên vùng hỗ trợ đã nói ở trên và khi thị trường tăng VOL có dấu hiệu cải thiện thì lúc đó lòng tin mới có thể được nhen nhóm dần trở lại.

Phiên hôm nay 2 sàn VOL đều thấp hơn phiên hôm qua với VNI đỏ nhẹ và HNX xanh nhẹ, với tín hiệu này thì phiên đầu tuần sau khả năng cao tiếp tục là 1 phiên Bulltrap. Cần xác định tâm lý trước để tránh cuốn theo thị trường khi lực Bull xuất hiện.

Nhận định chung: Phiên đầu tuần vẫn là cơ hội cho ai muốn giảm tỷ trọng nắm giữ xuống mức an toàn, còn ai đã cơ cấu xong nên bình tĩnh quan sát kỹ trước khi hành động. Nếu thị trường tốt thì cơ hội giải ngân có thể sẽ đến vào thứ 4 tuần tới.

Thứ 4 à ? cha ghê quá
 
Bắc Triều Tiên tuyên bố tiếp tục phóng vệ tinh

Bắc Triều Tiên tuyên bố tiếp tục phóng vệ tinh

Mỹ nghi ngờ Trung Quốc giúp đỡ Bắc Triều Tiên thực hiện các chương trình hạt nhân. Bình Nhưỡng cực lực bác bỏ thái độ của cộng đồng quốc tế sau vụ bắn tên lửa hôm 13/04/201. Bắc Triều Tiên thông báo tiếp tục phóng vệ tinh « hết đợt này đến đợt khác » bất chấp thất bại vào tuần trước: tên lửa Bắc Triều Tiên nổ tung sau chưa đầy 2 phút được phóng lên không trung.

Trong bản thông báo được công bố vào chiều ngày 19/04/2012, Ủy ban Công nghệ Vũ trụ Bắc Triều Tiên cho biết đã hoàn tất cuộc điều tra về nguyên nhân khiến tên lửa bị nổ tung hôm 13/04/2012 sau khi được phóng lên chưa đầy 2 phút. Bình Nhưỡng nhấn mạnh : những thông tin và kinh nghiệm thu thập được « đảm bảo cho thành công trong những ngày tiếp theo ».

Với một giọng điệu hung hăng và khiếm nhã, Bắc Triều Tiên báo trước : « Cho dù Mỹ, Nhật và đồng minh có phản ứng mạnh mẽ tới đâu, cho dù lũ chuột của Lee Muyng Bak có nói gì đi chăng nữa thì Bắc Triều Tiên vẫn lần lượt phóng hết đợt này đến đợt khác những vệ tinh vì mục tiêu hòa bình ».

Ngày 13/04/2012 tên lửa Bắc Triều Tiên đã nổ tung sau chưa đầy 2 phút được phóng lên không trung. Phương Tây coi đây là một vụ bắn tên lửa đạn đạo trá hình. Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc tố cáo Bắc Triều Tiên vi phạm nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.

Mỹ nghi ngờ Trung Quốc hỗ trợ Bắc Triều Tiên

Về cáo buộc Bắc Kinh cung cấp bệ phóng tên lửa lưu động cho Bình Nhưỡng được tuần báo IHS Jane’s Defence tiết lộ hôm qua 19/04/2012 : Trung Quốc khẳng định là không hề vi phạm nghị quyết 1718 và 1874 cấm vận hạt nhân Bắc Triều Tiên đã được Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ban hành vào năm 2006 và 2009. Nhưng trong buổi họp báo hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Leon Panetta khẳng định, ông « đoan chắc là đã có một số giúp đỡ tới từ Trung Quốc ». Nhưng ông « không biết chính xác mức độ của việc hỗ trợ đó”.
 
Bắc Triều Tiên : Lời chứng của một người sống sót từ trại cải tạo


Nhật báo Le Monde hôm nay 19/04/2012 trong mục điểm sách đã giới thiệu tác phẩm « Người sống sót của trại 14 » của nhà báo Mỹ Blaine Harden, kể lại những gì mà người tù trẻ tuổi Shin Dong Hyuk đã chứng kiến trong trại cải tạo Bắc Triều Tiên. Người thanh niên này sinh ra và lớn lên trong một trại cải tạo, đã phải chịu đựng từ tra tấn cho đến việc chứng kiến cuộc hành hình mẹ và anh ruột. Anh trốn thoát được vào năm 2005, lúc đó Shin Dong Hyuk 23 tuổi.

Thân phận nô lệ của nhân chứng hiếm hoi

Năm nay 30 tuổi, Shin Dong Hyuk cùng thế hệ với tân lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un – thể hệ thứ ba của họ Kim nối nghiệp trị vì đất nước khép kín này. Nhưng sự giống nhau dừng lại ở đó. Bắc Triều Tiên tuy về mặt chính thức là một xã hội không giai cấp, nhưng thật ra dòng máu quyết định tất cả.

Kim Jong Un khi sinh ra đã là một hoàng tử cộng sản, được nuông chiều sau các bức tường cung điện. Du học tại Thụy Sĩ, sau đó về nước học tại trường đại học mang tên chính ông nội mình dành riêng cho giai cấp ưu tú – nhờ vào huyết thống, Kim Jong Un đứng trên mọi luật lệ. Năm 2010, được phong làm đại tướng bốn sao dù hoàn toàn không có kinh nghiệm quân sự, và một năm sau đó lên thay cha lãnh đạo đất nước, Kim Jong Un được báo chí chính thức Bắc Triều Tiên ca tụng là « lãnh tụ được Thiên tử gởi đến ».

Cùng một lứa tuổi, Shin Dong Hyuk sinh ra với thân phận nô lệ, tên khai sinh là Shin In Geun chỉ được học đủ để đọc chữ và biết đếm. Cha mẹ anh đều là tù nhân của trại cải tạo số 14 nằm tại miền Trung đất nước – một thành phố thực thụ với 50.000 tù nhân, các trang trại, nhà máy và hầm mỏ. Đây là trại tù dành cho các kẻ thù chính trị của chế độ. Mọi cuộc tụ họp quá hai người đều bị cấm, trừ khi có các vụ xử tử thì tất cả mọi người đều phải tham dự. Đến năm 14 tuổi, Shin Dong Hyuk đã phải chứng kiến rất nhiều vụ tử hình, trong đó có mẹ ruột và anh trai. Phải mất một thời gian rất lâu sau anh mới nhận ra mình đã vô tình tố cáo họ, vì quản giáo luôn răn dạy phải dọ thám người khác.

Các quản giáo của Shin vừa là thầy dạy học, vừa là những người đã tạo tác ra anh, vì chính quản giáo đã chọn lựa ra cha và mẹ anh để ghép đôi với nhau - một phương cách để thưởng cho những người tù chấp hành tốt. Cậu bé phải học thuộc lòng mười điều quy định của trại, trong đó điều đầu tiên là : « Tất cả những người mưu toan trốn trại sẽ bị bắn hạ ngay tại chỗ ».

Tử hình và tra tấn
 
Tử hình và tra tấn

Kỷ niệm đầu đời của Shin Dong Hyuk là một vụ tử hình mà anh chứng kiến năm mới lên bốn tuổi. Để tránh việc tử tù mắng chửi Nhà nước, người ta nhét đầy đá sỏi vào miệng và bịt mắt. Mười năm sau đó, Shin trở lại nơi chốn cũ, mắt bị bịt lại bằng một chiếc khăn, tay bị còng, và cha anh cũng thế. Hai cha con vừa trải qua tám tháng bị giam cầm trong một nhà tù dưới lòng đất, họ phải ký giấy cam đoan không tiết lộ cho bất cứ ai, rồi mới được thả ra.

Trong nhà tù bí mật này, các quản giáo đã tra tấn hai cha con để cố ép cho họ khai ra về vụ mẹ và anh của Shin âm mưu trốn trại. Sau khi lột quần áo, những kẻ tra tấn đã trói tay chân cha con Shin, treo ngược bằng một cái móc phía trên một lò lửa. Shin ngất đi khi da thịt bắt đầu bị đốt cháy.

Anh không khai gì cả. Anh không có gì để khai báo. Shin chưa bao giờ có ý định ra khỏi trại, không hề âm mưu với mẹ và anh trốn trại. Shin tin vào những gì các quản giáo đã nhồi vào đầu từ lúc mới sinh : anh không bao giờ có thể trốn khỏi trại cải tạo, và phải tố cáo tất cả những ai đề cập đến việc này. Shin không tưởng tượng ra nổi một cuộc sống bên ngoài trại, ngay cả trong mơ. Và thực tế anh còn không biết cả sự hiện hữu của Hàn Quốc, Trung Quốc hay Hoa Kỳ.

Hôm ấy khi một quản giáo mở khăn bịt mắt, nhìn thấy đám đông, chiếc cọc và giá treo cổ, Shin cứ ngỡ phút cuối của mình đã điểm. Nhưng người ta không nhét đá sỏi vào miệng, mà lại mở còng tay và để anh ngồi trên hàng đầu. Như vậy cha con anh sẽ là khán giả.

Một người phụ nữ và một thanh niên được điệu ra pháp trường. Đó là mẹ và anh trai của Shin. Một quản giáo quàng sợi dây thừng qua cổ mẹ anh, bà cố quay nhìn con trai út, nhưng Shin nhìn sang nơi khác. Khi bà mẹ không còn giãy giụa nữa, ba phát súng bắn vào người anh của Shin. Nhìn thấy họ bị hành hình, Shin gần như thở phào nhẹ nhõm vì không phải mình bị án tử. Tình yêu, lòng thương hại, tình cảm gia đình hầu như không hiện diện trong trại. Mẹ Shin nhiều lần đánh đập anh, cha anh không hay biết – ông chỉ được phép ngủ với vợ năm lần trong một năm.

Chín năm sau khi mẹ và anh bị xử tử, Shin trườn ra khỏi hàng rào kẽm gai có mắc điện, chạy trốn trên tuyết. Đó là ngày 2 tháng Giêng năm 2005. Trước đó, chưa hề có người tù nào trốn được khỏi trại, và Shin là người duy nhất. Năm đó anh 23 tuổi, không hề quen biết bất kỳ ai bên ngoài. Sau một tháng trời đi bộ, anh lần sang được Trung Quốc. Hai năm sau đó Shin sang Hàn Quốc, và bốn năm sau, anh sống ở California, trở thành đại sứ của một phong trào nhân quyền Mỹ - LINK, tức Liberty In North Korea (Tự do tại Bắc Triều Tiên).

Shin đổi tên thành Shin Dong Hyuk từ khi sang đến Hàn Quốc, hy vọng sẽ bắt đầu một cuộc đời tự do. Anh có khuôn mặt khá đẹp, nhưng người nhỏ thó và gầy ốm vì bị suy dinh dưỡng lúc còn nhỏ. Đôi cánh tay bị biến dạng vì phải làm việc nặng trong thời kỳ tăng trưởng, thận và mông mang dấu tích của vụ tra tấn, mắt cá còn thẹo khi bị treo ngược. Ngón tay giữa bị mất một đốt : người ta đã chặt đi để trừng phạt do anh lỡ đánh rơi chiếc máy may của xưởng may trong trại khi bê lên cầu thang. Cẳng chân anh bị cào nát và bị phỏng khi chui qua hàng rào điện của trại.

Trại cải tạo Bắc Triều Tiên : Một thực tế hiển nhiên

Các trại cải tạo Bắc Triều Tiên có quá trình hiện diện lâu đời - gấp đôi so với các goulak của Liên Xô cũ, và gấp 12 lần so với các trại tập trung quốc xã. Các ảnh chụp độ nét cao từ vệ tinh mà mọi người đều có thể tham khảo trên Google Earth cho thấy nhiều vùng đất mênh mông trải dài trên các sườn núi khô cằn, được rào chắn.

Chính quyền Hàn Quốc ước lượng có khoảng 154.000 người đang bị giam cầm tại đây, còn chính phủ Mỹ và các tổ chức bảo vệ nhân quyền cho rằng con số này lên đến 200.000 người. Sau khi nghiên cứu toàn bộ ảnh vệ tinh trong một thập kỷ qua, Amnesty International nhận thấy trong năm 2011, có những công trình đã được xây dựng thêm. Tổ chức này lo ngại là số lượng tù cải tạo đã tăng lên, có thể nhằm siết chặt kiểm soát trong giai đoạn chuyển giao quyền lực cho Kim Jong Un.

Tình báo Hàn Quốc ghi nhận có 6 trại cải tạo tại Bắc Triều Tiên. Trại lớn nhất có chiều dài đến 50 cây số và chiều rộng 40 cây số, với diện tích còn lớn hơn cả thành phố Los Angeles. Năm trại được bao bọc bởi càng hàng rào kẽm gai tích điện, điểm xuyết bằng các chòi canh. Hai trại 15 và 18 có các khu vực trong đó một số người tù được may mắn học những điều chỉ dạy bổ ích của Kim Jong Il và Kim Il Sung. Nếu họ học tập tốt và chứng tỏ được lòng trung thành với chế độ, thì có cơ hội được trả tự do, nhưng suốt cuộc đời họ sẽ bị an ninh nhà nước theo dõi.
 
Nhật Bản sẵn sàng xóa nợ để giành thị phần ở Miến Điện

Hôm nay, 20/04/2012, Tổng thống Thein Sein bắt đầu chuyến viếng thăm đầu tiên của một vị nguyên thủ quốc gia Miến Điện từ 28 năm qua đến Nhật Bản. Ông Thein Sein đến Tokyo chủ yếu để thương lượng việc xóa nợ của Miến Điện đối với Nhật Bản. Về phần Tokyo cũng sẵn sàng xóa một phần nợ cho Miến Điện để có thể giành vị thế ưu tiên, tại một thị trường hiện đang được rất nhiều nước dòm ngó.

Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, khi gặp nhau ngày mai tại Tokyo, Tổng thống Thein Sein và Thủ tướng Yoshihiko Noda sẽ thảo luận về một « giải pháp toàn diện » cho vấn đề nợ của Miến Điện. Các số liệu do Bộ Ngoại giao Miến Điện cung cấp cho thấy là, tính từ năm 1967 cho đến năm 1987, Tokyo đã cam kết viện trợ cho Miến Điện tổng cộng 4,9 tỷ đôla.

Theo nhật báo Asahi Shimbun số ra tối hôm qua, Nhật Bản sẵn sàng xóa món nợ khoảng 2,8 tỷ đôla cho Miến Điện, tức là khoảng 60% tổng số nợ của nước này. Thủ tướng Noda sẽ thông báo quyết định nói trên trong cuộc hội kiến với Tổng thống Thein Sein ngày mai. Tờ Asahi Shimbun cho biết thêm là sau khi xóa khoản nợ nói trên, Nhật Bản dự trù sẽ cho Miến Điện vay tiền trở lại, lần đầu tiên từ 25 năm qua.

Khi quyết định xóa bớt nợ và cho Miến Điện vay tiền trở lại, Nhật Bản rõ ràng là muốn chiếm giữ một vị trí hàng đầu tại một quốc gia hấp dẫn, với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và nhân công rẻ mạt ( rẻ hơn cả Cam Bốt và Việt Nam ). Theo nhận định của ông Kei Nemoto, giáo sư chuyên về Miến Điện tại trường Đại học Sophia ở Tokyo, các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản nay thấy rằng đã đến lúc phải tăng cường quan hệ với Miến Điện, nếu không sẽ không thể cạnh tranh với những đối thủ khác, bởi vì Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc cũng đã thắt chặt quan hệ với quốc gia Đông Nam Á này.

Ấy là chưa kể cạnh tranh sẽ đến từ các nước Âu - Mỹ sau khi Liên hiệp châu Âu ngày 23/4 tới đây sẽ chính thức quyết định giảm nhẹ cấm vận đối với Miến Điện và Hoa Kỳ cũng vừa loan báo sẽ giảm bớt những hạn chế về tài chính và mậu dịch trong một số lĩnh vực đối với nước này.

Vốn đã từng chiếm đóng Miến Điện trong thời gian Thế chiến thứ hai, Nhật Bản đã đầu tư khoảng 10 tỷ đôla vào Miến Điện kể từ năm 2008, theo số liệu của Tổ chức Thống kê Trung ương, đặt tại thủ đô Naypidaw. Ngay cả trong thời kỳ Miến Điện bị cô lập trên trường quốc tế, Tokyo vẫn duy trì các mối quan hệ thương mại và đối thoại với chế độ quân phiệt. Quan điểm của Tokyo vẫn là: tỏ thái độ quá cứng rắn đối với chính quyền quân sự sẽ chỉ khiến cho Miến Điện xích gần lại Trung Quốc.

Với những mối quan hệ sẵn có, các công ty Nhật Bản đang chuẩn bị chiếm lĩnh thị trường Miến Điện. Hãng Honda muốn xây một nhà máy sản xuất xe gắn máy ở Miến Điện. Còn về phần công ty NTT Data Corp. chuyên cung cấp các dịch vụ mạng, thì dự trù lập một chi nhánh ở Miến Điện vào tháng 9 tới. Chi nhánh này theo dự kiến đến năm 2017 sẽ sử dụng đến 500 nhân viên.

Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, trong thời gian viếng thăm, Tổng thống Thein Sein ngày 22/4 sẽ đến tham quan các nhà máy của tập đoàn điện lực Nhật Bản Tepco, cũng như của công ty J-Power, cho thấy là lãnh đạo Miến Điện quan tâm đến đầu tư của Nhật Bản trong lĩnh vực năng lượng.
 
Giá xăng lên 23.800 đồng
Cục trưởng Quản lý giá Nguyễn Tiến Thỏa cho biết từ 20h hôm nay, giá xăng tăng 900 đồng một lít. Các mặt hàng dầu khác cũng tăng 400-600 đồng một lít.



Trao đổi với VnExpress.net chiều 20/4, Cục trưởng Quản lý giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Tiến Thỏa cho biết, giá bán lẻ xăng dầu tăng kể từ 20h tối nay. Cụ thể, giá bán xăng A92 tăng 900 đồng lên 23.800 đồng một lít, dầu diesel tăng 500 đồng, dầu hỏa và dầu mazút tăng lần lượt 600 và 400 đồng một lít.
20h tối nay, giá xăng lên 23.800 đồng một lít. Ảnh: Hoàng Hà
20h tối nay, giá xăng lên 23.800 đồng một lít. Ảnh: Hoàng Hà

Đây là lần tăng giá xăng thứ hai kể từ đầu năm và phá kỷ lục vừa lập hồi tháng trước. Hôm 7/3, giá xăng A92 tăng 2.100 đồng lên 22.900 đồng một lít.

Bảng so sánh giá bán lẻ xăng dầu
(Áp dụng từ 20h ngày 20/4)
Mặt hàng Giá bán cũ (đồng) Giá bán mới (đồng) Mức tăng (đồng)
Xăng A92 22.900 23.800 900
Dầu diesel 21.400 21.900 500
Dầu hỏa 20.800 21.400 600
Dầu mazut 18.800 19.200 400

Năm ngoái, thị trường xăng dầu trong nước trải qua hai lần tăng giá vào tháng 2 và 3, trước khi giảm nhẹ 500 đồng vào tháng 4.
Clip: Người Hà Nội đổ xô đi mua xăng trước giờ G

Trên thị trường thế giới, giá dầu thô giao tương lai vừa trải qua một tuần giảm giá, hiện đứng ở 102,93 USD trong phiên giao dịch điện tử tại New York. Dầu Brent giao tháng 6 hiện đứng ở 118,59 USD một thùng tại London.

Mức giá này thấp hơn nhiều so với tháng trước khi căng thẳng giữa Iran và các nước phương Tây leo thang. Hôm 24/2, thị trường nhiên liệu đạt đỉnh với dầu thô đứng ở 109,77 USD, dầu Brent 128 USD một thùng, cao hơn 7% so với hiện nay.
 
Tin từ đại hội cổ đông OGC 20/4/2012:

DHCD thông qua chỉ tiêu kinh doanh 2012 với đanh thu 4000 tỷ , lợi nhuận trước thuế 400 tỷ ,trả cổ tức 12% tiền mặt . Từ ngày 24/4/2012 sẽ mua 11 triệu cp quỹ OGC . (Nguồn: trang tin kinh tế số 7 báo TT số thứ bảy 21/4).
 
Tin này đang gây dư luận xôn xao trên Internet vì cô Tô Linh Hương, con gái ông R, mới 24 tuổi, tốt nghiệp cử nhân ngành báo chí tuyên truyền năm 2009 mà lại trở thành người đứng đầu một đại công ty trong ngành xây dựng.

khi công ty Vinaconex-PVC loan tin họp đại hội đồng cổ đông ngày 14 tháng 4 và đưa kết quả bầu bán kết quả Hội Ðồng Quản Trị nhiệm kỳ mới 2012-2016 cũng không ai để ý.

Cho đến khi công ty này đưa bản tin kèm theo với nhiều hình ảnh cô chủ tịch mới của Hội Ðồng Quản Trị Vinaconex-PVC “đi thăm và và kiểm tra tiến độ thi công và chất lượng công trình” một dự án xây dựng cao ốc ở Hà Nội, người ta mới thấy ngỡ ngàng.

Cô Tô Linh Hương, đi kiểm tra công trình xây dựng như đi ngắm cảnh trong bộ đồ đầm màu hồng, đi giày cao gót cũng màu hồng, nổi bật giữa đoàn tùy tùng.

ô Linh Hương được báo chí cho biết là tốt nghiệp thủ khoa Học Viện Báo Chí Tuyên Truyền.

Vinaconex-PVC có tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Ðầu tư Xây dựng Vinaconex-PVC là sự góp vốn của Tổng công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) và Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC). Ước tính doanh thu của Vinaconex-PVC cho năm 2012 khoảng 950 tỉ đồng, tức hơn 400 triệu USD, và có gần 2,000 kỹ sư và công nhân.

“Tổng thầu Xây lắp Công trình Bãi đỗ xe Ngầm và Dịch vụ Thương mại Thành Công; Tổng thầu Xây lắp công trình Khách sạn Lam Kinh-Thanh Hóa; Ðường vào nhà máy nhiệt điện Thái Bình; Nhà máy Polyester Ðình Vũ-Hải Phòng; Nhiệt điện Vũng Áng; Chung cư Phú Ðạt-Thành phố Hồ Chí Minh; Khu lọc hóa Dầu Nghi Sơn; Quốc Lộ 21-Nam Ðịnh, Quốc Lộ 3-Thái Nguyên; Nút Giao Phú Ðô-Thuộc đường cao tốc Láng-Hòa Lạc... Tổng giá trị các hợp đồng công ty đã ký kết và hiện đang thi công đạt gần 1,300 tỷ đồng” theo website Vinaconex-PVC. Bên cạnh đó, công ty này còn đầu tư từ sản xuất vật liệu xây dựng tới xây dựng các dự án gia cư tại nhiều nơi với vốn hàng chục triệu đô la.
 
Xang tang gia

Giá xăng tăng một số rất ít người đã biết từ mấy hôm trước. Đa số người biết từ trưa hôm qua. Một số rất ít người tối hôm qua mới biết. Như thế có nghĩa phần lớn giá xăng đã phản ánh vào giá cp. Đặc biệt là phiên GD chiều thứ 6 vẫn không thấy dấu hiệu tiêu cực. Tuy nhiên để cho nó thật ngấm thì phải chờ thứ 2. Đầu phiên thứ 2 chắc chắn tâm lý còn thận trọng, TT GD giằng co, lình xình và có thể giảm nhẹ. Mọi việc sau đó sẽ do lực cầu quyết định.
 
có 2 ý kiến dưới đây , ý kiến nào hay và gần đúng với thực tế nhất , xin góp ý:

Ý kiến 1:
Theo tôi giá xăng tăng 900đ lần này sẽ ko còn ảnh hưởng vào giá nữa, vì lần này đã được dự trước và đã phản ảnh vào giá hôm T5 T6 rồi. Mọi người đều biết là thông thường thiên hạ đã từng thưc hiện mua/bán khi tin (tốt/xấu) đồn và bán/mua khi tin (xấu/tốt) ra thật. Tôi dự T2 TT sẽ bát ngát đấy, chẳng ai chạy vi tăng giá xăng đâu. Kiểm chứng nhé.
Ý kiến 2 :
Câu chuyện bây giờ không phải là sợ lạm phát cao nữa mà đi theo hướng khác rồi. Đó là kinh tế suy thoái, sản xuất đình đốn. Cầu giảm mạnh.
 
Back
Top