Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

NHNN: Hạ trần lãi suất huy động xuống 12% từ 11/04
NHNN quy định lãi suất đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 4%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 12%/năm.

* NHNN tiếp tục giảm 1% lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu

Ngày 10/4/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư số 08/2012/TT-NHNN (Thông tư 08) sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-NHNN ngày 28/9/2011 quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Cụ thể, NHNN quy định lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 4%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 12%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 12,5%/năm.

Thông tư 08 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/4/2012.

Đối với lãi suất tiền gửi bằng VNĐ có kỳ hạn của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát sinh trước ngày Thông tư 08 có hiệu lực thi hành, được thực hiện cho đến hết thời hạn; trường hợp hết thời hạn đã thỏa thuận, tổ chức, cá nhân không đến lĩnh tiền gửi, thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ấn định lãi suất đối với tiền gửi theo quy định tại Thông tư này.
 
Cả vàng và dầu TG đều đang tèo các bác. Điều này càng tạo điều kiện cho dòng tiền chảy vào Chứng.
Ôm cổ tốt là ưu tiên số 1 hiện nay !
 
NHNN đã quyết định hạ lãi suất trần huy động, lãi suất qua đêm...
Đồng thời NHNN cũng đã đưa ra giải pháp giảm dư vay cho công trình đầu tư XD trong năm 2012... Có thể nói đây là một biện pháp nới lỏng tín dụng cho BĐS
 
Hai sàn có diễn biến lình xình đầu phiên do bên mua khá thận trọng. Về cuối phiên dù lực cầu có mạnh lên tuy nhiên vẫn có diễn biến trái chiều giữa VN INDEX và HNX INDEX, do sự phân hóa mạnh giữa các nhóm cổ phiếu. Tuy nhiên tổng số mã tăng giá vẫn khá cân bằng với số mã giảm giá.

Trái ngược với những phiên trước đó, thị trường được dẫn dắt bởi các mã có vốn hóa lớn và nhóm ngành ngân hàng, phiên giao dịch ngày hôm nay những mã này đều suy giảm nhẹ khiến thị trường có diễn biến trái chiều vào cuối phiên. Mặc dù vậy vẫn có một số mã giữ vững đà tăng rất tốt như OCH, BVH, TTC, BMC , SBT…vv

Về phương diện kỹ thuật, phiên giao dịch ngày 10/04/2012 thị trường có diễn biến trái chiều ở cuối phiên kèm thanh khoản gia tăng so với phiên giao dịch trước đó. Điều này càng củng cố xu thế sideway hiện tại, và vì vậy chúng tôi vẫn giữ nguyên khuyến nghị canh mua những mã cổ phiếu đã hình thành xu hướng tăng rõ rệt những lúc thị trường rung lắc.
 
GDP: Sự dối trá tuyệt vời



(Nguồn: Ngominhblog.wordpress.com)



Lâu nay trong các báo cáo tổng kết tình hình kinh tế chúng ta hay dùng các chỉ số như GDP, tốc độ tăng GDP, GDP bình quân đầu người... để đo tốc độ phát triển.

Theo dõi báo chí, chúng tôi thấy đa số các tỉnh đều công bố những con số chóng mặt: Tăng trưởng GDP của các địa phương 5 năm qua đều tăng từ 11 đến 13%, có tỉnh đến 15%, có nhiều huyện thị còn đạt tốc độ tới 17%.

Ngày 1 tháng 4, 2012 vừa qua, kỷ niệm ngày giải phóng, ông chủ tịch tỉnh Ninh Thuận đã nói rằng: “Ninh Thuận sẽ đạt tốc độ tăng trưởng GDP từ nay đến năm 2020 từ 17 đến 20%.” Nghe mà sởn tóc gáy. Nghĩa là 64 tỉnh thành nước ta đều có tốc độ tăng GDP khủng khiếp, thế giới chưa từng có! Nghe những con số này, các nhà tuyên truyền thì phấn khích, còn các nhà kinh tế lại rất mỉm cười bảo: “Dối trá. GDP đâu ra mà lắm thế!” Một câu hỏi xoáy lòng người: 64 tỉnh thành tăng trưởng GDP rất cao, tại sao GDP cả nước lại tăng ít hơn? Từ 15 năm nay, GDP nước ta chưa bao giờ vượt ngưỡng 8.5%. Năm 2005, GDP nước ta đạt 8.4%, một trong những nước cao nhất thế giới. Năm 2008, do thiên tai, biến động kinh tế, ảnh hưởng khủng hoảng tài chính Mỹ, dự kiến GDP cả nước chỉ khoảng 7%. Năm 2011: 5.6 %, Quý I-2012: tăng dưới 5%... GDP cả nước tăng thấp, chỉ bằng một phần ba, một nửa tốc độ tăng GDP của nhiều tỉnh! Vậy con số nào là thật? Con số nào là giả?

Vậy GDP là gì? Theo Từ điển Kinh tế do Trung tâm Ðào tạo và Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh (1994), thì “GDP là tổng sản phẩm quốc nội, là tổng trị giá tiền tệ của tất cả các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ phát sinh trong một nền kinh tế trong một năm.” Theo định nghĩa trên, thì GDP cả nước sẽ bằng GDP 64 tỉnh thành cộng với GDP khu vực kinh tế trung ương. Nhất định GDP khu vực kinh tế trung ương (các tập đoàn, TCT) bao giờ cũng tăng cao hơn các địa phương vì có ưu thế về vốn, thiết bị, thị trường. Theo cách tính đó thì GDP bình quân của nước ta 5 năm qua phải tăng từ 12-15% mỗi năm trở lên, chứ không phải phấn đấu cật lực mới được 7-8.4%! Cho nên cách tính GDP của các địa phương đang là vấn đề nghi vấn: Một là tự kê khống lên để lòe dân, để biến báo “thành tích nhiệm kỳ”? Ðó là bệnh chạy theo thành tích,”màu cờ sắc áo” đã đến kỳ di căn. Ðó là sự dối trá tuyệt vời.

Nếu theo tốc độ tăng GDP của các tỉnh nêu: 15-17%/năm thì chỉ trong 10 năm, nông thôn nước ta đã giàu có hơn nông thôn nước Nhật, Nước Mỹ lắm lắm. Nhưng sự thật thì hoàn toàn trái lại. Bộ mặt nông thôn, đô thị, cuộc sống nhân dân chẳng biến đổi bao nhiêu so với 10 năm trước? Mỗi năm tỉnh Thanh Hóa có hàng ngàn hộ đói. Các tỉnh duyên hải miền Trung cuộc sống của người dân không khác gì cách đây 20 năm. Vẫn nhà tranh vách đất, tháng nào cũng hàng ngàn hộ đứt bữa. Hàng năm trung ương phải xuất hàng ngàn tấn gạo trong kho dự trữ chiến lược để cứu đói cho các địa phương. Nhiều con đường ở một số thành phố cấp I, cấp II vẫn ổ voi, ổ gà lởm chởm, mưa xuống là ngập lụt. Giá điện, giá xăng, giá nước sinh hoạt tăng liên tục làm người dân khốn đốn. Thịt độc, rau độc, thuốc giả, gạo giả... làm người dân vừa ăn vừa nơm nớp sợ.

Nguyên nhân tình trạng GDP một đường, cuộc sống một nẻo là do trong “tổng sản phẩm quốc nội” gọi là GDP ấy đó có rất nhiều thứ có trên thực tế, nhưng hiệu quả thì không. Ví dụ các dự án xây dựng kéo dài, các quy hoạch khu đô thị đã xây cơ sở hạ tầng, nhưng không kêu gọi được đầu tư; rồi các dự án đầu tư hàng trăm ngàn tỷ đồng như cảng nước sâu, sân bay... không phát huy hiệu quả kinh tế. Ðã có sân bay Nha Trang, Cam Ranh cách đó năm ba chục cây số, lại đầu tư xây dựng sân bay “quốc tế” Phú Yên! Rồi cảng nước sâu Chân Mây Thừa Thiên Huế, đầu tư hàng ngàn tỉ đồng, xây xong để đấy, mỗi năm chỉ có vài chuyến tàu chở than đá, chở khách du lịch, hay xây chợ mấy năm rồi mà không có vào người mua bán; Ðường quốc lộ, tỉnh lộ vừa tốn hàng trăm tỷ đồng xây dựng, nâng cấp, qua một mùa mưa lại hư hỏng, lại đầu tư sửa chữa cũng hơn chừng ấy tiền; thậm chí kinh phí đầu tư để sửa chữa công trình mới thi công xong đã hư hỏng v.v... Rồi bao nhiêu nhà máy bao bì xi măng, nhà máy gạch men sứ, nhà máy đường, xi măng lò đứng, lò quay, nhà máy tinh bột sắn, khu du lịch... “trời ơi đất hỡi,” thua lỗ triền miên, huyện nào, tỉnh nào cũng có khu công nghiệp v.v. và v.v. Tất cả vốn đầu tư không hiệu quả ấy đều được tính hết vào GDP. Ngoài ra, nạn “chạy dự án,” tăng đầu tư bất cứ giá nào nhiều năm nay đã trở thành một “mốt” làm ăn thời thượng của nhiều quan chức. Càng đầu tư nhiều tỷ lệ phần trăm ăn chia bên A, bên B, bên C... càng nhiều! Bệnh thành tích nặng nề cũng thúc đẩy đầu tư bất cứ giá nào. Càng đầu tư nhiều thì GDP tỉnh càng cao, càng có thành tích, lãnh đạo lại giàu có thêm, dại gì không làm!

Như vậy, tăng GDP mấy năm trở lại đây là nhờ tăng đầu tư xây dựng cơ bản cho các dự án không có hiệu quả đủ các lĩnh vực, chứ chất lượng cuộc sống của người dân thì không được tăng tương ứng. Càng đầu tư nhiều thì GDP càng cao và tốc độ tăng GDP cũng càng cao, và GDP bình quân đầu người càng tăng, địa phương càng được đánh giá “phát triển cao.” Nhưng GDP đó không phản ảnh được chất lượng phát triển.

Chất lượng phát triển của một địa phương thể hiện ở các chỉ tiêu sau đây: Thặng dư, lợi nhuận bổ sung vốn để tái đầu tư, sản phẩm mới và sức cạnh tranh, khả năng phát triển thị trường trong và ngoài nước, thu nhập thực tế của nhân dân thành thị nông thôn tạo nên sức mua của xã hội, đặc biệt là môi trường trong sạch. Bây giờ tỉnh nào nếu kiểm tra cũng phát hiện ra những vụ “Vê Ðan” gây ô nhiễm rất trầm trọng môi trường sinh sống của người dân. Các xí nghiệp công nghiệp, các bệnh viên lớn nhỏ đều thải trực tiếp nước thải ra sông, ao hồ, ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Ở miền Trung hiện nay phần lớn các tỉnh công nghiệp quy mô nhỏ, chắp vá, công nghệ lạc hậu, sản phẩm chất lượng thấp, không có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, dẫn đến nhiều doanh nghiệp thua lỗ kéo dài. Tỷ trọng lao động nông-lâm-ngư nghiệp vẫn chiếm trên 70%, lao động thất nghiệp ở nông thôn còn nhiều. Chỉ số GDP bình quân đầu người cả nước được công bố là 650-1000 USD/người/năm, nhưng thực tế thì đa phần hộ dân nông thôn 6 miệng ăn mỗi năm làm ra hạt lúa củ khoai, con cá chưa đầy ba bốn triệu đồng, nghĩa là bình quân mỗi tháng 100-150 ngàn đồng/nhân khẩu! Nền kinh tế vẫn trong tình trạng tự cung tự cấp, ít mặt hàng vươn ra thị trường trong nước và quốc tế mà chỉ đóng khung trong địa bàn tỉnh, huyện! Ðây mới là vấn đề chủ yếu của sự tăng trưởng GDP.

Vì thế chúng tôi đề nghị chính quyền các cấp, cơ quan thống kê và các cơ quan liên quan phải bớt dối trá, phải nghiêm túc trong việc tính toán GDP của các địa phương, hướng vào những chỉ tiêu như: chất lượng cuộc cuộc sống người dân, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, thặng dư, lợi nhuận, sức cạnh tranh, khả năng phát triển thị trường trong và ngoài nước; phải điều tra cụ thể thu nhập thực sự của nhân dân thành thị nông thôn - nghĩa là phải tạo ra GDP xanh. Chứ như bây giờ GDP là cái để tuyên truyền, để lòe dân, tuyên truyền, xưng tụng nghe rác tai lắm!
 
Hai sàn tăng mạnh ngay từ đầu phiên, tuy nhiên có phần chùng xuống và lình xinh ở giữa phiên. Về cuối phiên lực cầu gia tăng trở lại khiến cả 2 sàn tiếp tục gia tốc với số mã tăng giá chiếm áp đảo số mã giảm giá.

Thị trường tiếp tục dẫn dắt bởi các mã vốn hóa lớn và ngành ngân hàng, cuối phiên có rất nhiều mã tăng trần với dư mua trần. Đặc biệt sau khi có sự nới lỏng trong chính sách tiền tệ đối với ngành bất động sản, các cổ phiếu ngành này tăng rất mạnh mẽ trong phiên giao dịch ngày hôm nay.

Về phương diện kỹ thuật, phiên giao dịch ngày 11/04/2012 thị trường có diễn biến tăng mạnh vào cuối phiên kèm thah khoản gia tăng so với phiên giao dịch trước đó. Điều này cho thấy xu thế sideway như chúng tôi dự báo những phiên trước đã kết thúc và thị trường chuyển sang trạng thái bùng nổ.
 
CK Việt nam đang bước vào giai đoạn "khó sập" vì nhiều lý do, việc có kiếm được lợi nhuận hay thua lỗ là do khả năng chọn CP.
 
ADB: Hạ lãi suất quá nhanh tác động xấu đến lạm phát và tỷ giá

(NDHMoney) Báo cáo triển vọng phát triển châu Á (ADO) 2012 của ADB vừa được công bố sáng 11/4 đưa ra cái nhìn bi quan hơn về tăng trưởng của Việt Nam…

Đáng chú ý là những cảnh báo về tác động xấu từ việc hạ lãi suất quá nhanh có thể dẫn tới những rủi ro đối với lạm phát và tỷ giá.

Hạ dự báo tăng trưởng xuống 5,7%

Với báo cáo này, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) lại một lần nữa hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2012 của Việt Nam xuống mức 5,7%, sau các mức 6,3% và 6,5% phát đi từ năm ngoái.

So với các nước trong khu vực, mức dự báo đối với Việt Nam thấp hơn Lào, Campuchia, Indonesia và Myanmar, nhưng cao hơn Singapore, Thái Lan, Malaysia...

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng GDP có thể phục hồi lại mức 6,2% trong năm 2013 nhờ cải thiện triển vọng phát triển toàn cầu đối với thương mại và đầu tư, và khả năng tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ trong năm tới.

Với lạm phát, ADB dự báo sẽ hạ nhiệt trong năm nay, phản ánh tác động từ việc thắt chặt chính sách và lạm phát giá lương thực đang suy yếu…

“Lạm phát trung bình trong năm nay có thể hạ xuống sát dưới hai con số, với điều kiện chính sách duy trì đủ chặt chẽ”, ADB cho hay. Tuy nhiên, cơ quan này cũng lưu ý rằng lạm phát cơ bản (core inflation) không bao gồm thực phẩm và năng lượng sẽ khó giảm hơn.

Lạm phát trung bình trong năm 2013 được dự báo tăng lên mức 11,5% do tăng trưởng kinh tế cải thiện và dự đoán về giá lương thực thế giới tăng cao, cũng như tăng giá điện và nhiêu liệu trong nước.

Trong khi đó, do tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giảm xuống, tài khoản vãng lai được dự báo sẽ thâm hụt ở mức 1,5% GDP trong năm 2012 và tăng lên 2,2% GDP trong năm tới.

“Triển vọng phát triển này có thể rủi ro nếu Chính phủ nới lỏng chính sách quá nhanh, dẫn tới bất ổn đối với thị trường ngoại hối”, ADB đặc biệt lưu ý điểm này.

Bởi vì, tiết kiệm thực của những người gửi tiền bằng tiền đồng Việt Nam chịu tác động bởi lãi suất thực âm trong một giai đoạn kéo dài. Sai số tích tụ trong cán cân thanh toán, được ước tính ở mức 18 tỷ USD trong giai đoạn 2009-2011 phản ánh một lượng lớn vàng và ngoại tệ ở bên ngoài hệ thống ngân hàng.

Cho nên, ADB cảnh báo việc hạ lãi suất quá nhanh có thể đặt đồng Việt Nam dưới áp lực mới. Điều này sẽ giảm hiệu quả những nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư và người tiêu dùng, làm suy yếu dự trữ ngoại tệ.

Mặc dù dự trữ ngoại hối đã được phục hồi một phần trong giai đoạn gần đây nhưng với mức khá thấp, ADB cho rằng, sẽ khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương với các cú sốc từ bên ngoài.

Trong khi đó liên đới đến khía cạnh tài chính, chi phí của việc tái cấp vốn cho các ngân hàng, tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước và nâng lương cho công chức để bù đắp cho lạm phát cao cũng đặt ra những rủi ro chi tiêu công của Chính phủ.

Thêm vào đó, tỷ lệ tài khoản vãng lai trên chi tiêu vốn đã tăng lên trong năm ngoái. Ngoài ra, tỷ lệ chi tiêu của Chính phủ được chuyển hướng ra ngoài ngân sách đang tăng lên cũng làm tăng các rủi ro trong quản lý tài chính công.

An toàn ngân hàng là ưu tiên trước mắt

Cũng tại báo cáo vừa công bố, ADB cảnh báo rủi ro từ tính dễ tổn thương của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Theo cơ quan này, việc tăng trưởng nhanh về tiền cho vay trong nhiều năm, tiếp theo là việc thắt chặt tín dụng trong năm 2011 và sự suy thoái của thị trường bất động sản, chứng khoán đã làm tăng thêm áp lực đối với các ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ đã tăng lên mức khoảng 3,4%, dù còn cao hơn tiêu chuẩn quốc tế, tuy nhiên tỷ lệ này đang ngày càng tăng. Đồng thời, danh mục rủi ro trong sổ sách kế toán của một số ngân hàng có quan hệ tín dụng với doanh nghiệp nhà nước làm tăng những nghi vấn về khả năng an toàn vốn, đặc biệt là đối với ngân hàng nhỏ.

“Những nguy cơ này càng nghiêm trọng hơn do những thiếu sót trong quản lý rủi ro tại các ngân hàng và những yếu kém trong hệ thông quản lý và giám sát”, ADB nhìn nhận.

Mức tăng 16% đối với các khoản vay bằng USD trong năm 2011 đã làm tăng những rủi ro ngoại hối đối với các ngân hàng. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước, kể từ tháng 5/2012, sẽ hạn chế việc cho vay bằng ngoại tệ và giảm mức hạn chế đối với lượng giao dịch ngoại hối của các ngân hàng.

Tính bất ổn đối với sức khỏe tài chính của các ngân hàng đã gây ra bất an cho các nhà đầu tư và cản trở hoạt động của thị trường liên ngân hàng. “Việc đảm bảo an toàn cho lĩnh vực ngân hàng cần phải là ưu tiên trước mắt", ADB nhìn nhận.

Yêu cầu dài hạn hơn, cơ quan này cho rằng Việt Nam cần xây dựng một hệ thống tài chính đa dạng và hiệu quả, có thể huy động được nguồn vốn đáp ứng cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7-8%.


Bình Minh - NDHMoney
 
SHB: Chị ruột của Chủ tịch đăng ký mua 11 triệu cổ phiếu
Bà Đỗ Thị Thu Hà, chị ruột của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (HNX: SHB) đăng ký mua 11 triệu cp.

- Số lượng cổ phiếu nắm giữ trước khi thực hiện giao dịch: 10,000 cp (tỷ lệ 0%)

- Tên của người có liên quan tại TCNY: Đỗ Quang Hiển

- Chức vụ hiện nay của NCLQ tại tổ chức niêm yết: Chủ tịch HĐQT

- Quan hệ của cá nhân thực hiện giao dịch với NCLQ: Chị ruột

- Số lượng cổ phiếu NCLQ đang nắm giữ: 22,056,343 cp (tỷ lệ 4.58%)

- Số lượng cổ phiếu đăng ký mua: 11,000,000 cp

- Phương thức giao dịch: Thỏa thuận và khớp lệnh

- Mục đích thực hiện giao dịch: Thực hiện đầu tư

- Ngày dự kiến bắt đầu giao dịch: 12/04/2012

- Ngày dự kiến kết thúc giao dịch: 11/05/2012.
 
chỉ số HNX INDEX tăng 1.18 điểm (1.52%) lên 78.69 điểm, khối lượng chuyển nhượng khoảng 112.7 triệu cổ phiếu tương đương với giá trị giao dịch là 1100 tỷ đồng.

Hai sàn gia tốc mạnh ngay từ đầu phiên với sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu bất động sản, chứng khoán, ngân hàng…vv. Thanh khoản tiếp tục gia tăng so với phiên giao dịch trước đó.

Tâm lý giao dịch hưng phấn ở đại bộ phận nhà đầu tư khi lực cầu không còn thận trọng như trước kia. Thanh khoản tiếp tục gia tăng một phần vì việc tăng sử dụng vốn từ magin, một phần vị lớp nhà đầu tư mới tham gia thị trường. Sự sôi động trong giao dịch thể hiện ở việc cung cầu bám nhau khá sát ở hầu hết các mã.

Về phương diện kỹ thuật, phiên giao dịch ngày 12/04/2012 thị trường tiếp tục tăng mạnh kèm khối lượng gia tăng so với phiên giao dịch trước đó. Điều này càng khẳng định xu thế tăng hiện tại vẫn tiếp diễn
 
Sáng 13/4, sáng thứ sáu đáng ghét hay đáng yêu đây ?.
Bắc Triều tiên đã phóng tên lửa lên trời vào lúc 06 g 39 phút giờ BTT nhưng theo tin CNN thì nó đã thất bại .
http://edition.cnn.com/2012/04/12/wo...html?hpt=hp_t1

Có lẽ dân dụ gà bán cp rẻ đi ở các thị trường Châu Mỹ cũng lăn quay đơ ra thất vọng do sự kiện này .

Tại Việt Nam , sáng hôm nay là sáng mơ ước cho các tay trùm muốn mua giá rẻ hơn nữa trừ cổ phiếu bất động sản . Khi Tiền Phong bank được tờ lao động sáng nay đã hạ mức cho vay cho BDS xuống 14% . BIDV thì còn 14,5% thì khối anh chị muốn mua cp BDS sáng nay và sáng tuần sau cũng rất khó . Các công ty BDS cũng đua nhau đăng ký mua lại cp của chính mình để thu hút mạnh nhà đầu tư . FLC ngay lập tức đăng ký mua hàng triệu cp của họ , họ đã mua từ hôm qua . Có phải là " TT ngày mai và tuần sau có khả năng điều chỉnh,có thể khởi đầu từ các thông tin tiêu cực ở STB. " . Theo kinh nghiệm thì hể STB bán giá đỏ thì có một lực đối lập thu mua lại rất nhanh . Tuy nhiên cũng có một số DN BDS không thể ngượng dậy nổi như DRC , QGC .
Phân tích từ giới Pro chuyên phân tích chart dữ kiện thì dòng tiền thông minh Smart money đang vào cuồn cuộn!




Tất nhiên , dòng tiền vào luôn có lựa chọn , cụ thể như trong thời gian ngắn sắp đến nếu chúng ta theo dõi kỹ càng , các cp thuộc nghành nghề trợ lực cho BDS sẽ tăng trở lại như nghành vật liệu xây dụng .... nghành sản xuất tấm ốp lát đá , nghành sản xuất gạch men ,gạch bông như TTC , DTC .....

Chân sóng lớn bắt đầu từ vị trí nào ? cứ nhìn con BMC lừ đừ đi lên là đủ hiểu .

Dù sao thì chúng ta cũng buồn cho lần kỷ niệm 100 năm ngày sinh chú Kim cũng hơi mất vui , nhưng chúng ta cũng mong lắm TT nên đỏ một chút. TT cũng như cơ thể của nền kinh tế , cũng phải cho nó thở ra thì mới hít vào chứ . Một lần nữa , chúng ta cảm ơn chú Kim .
 
AE thử đoán xem cp CK hôm nay thế nào? Theo tôi sẽ khác hôm qua và cp CK sẽ tăng trở lại và chiếm lĩnh là những cp dẫn dắt TT.
Có AE nào biết gì về cp CK VIG không thế. Gần đây chẳng thấy tăng gì cả, mà hình như em nó bị đè giá thì phải
Cổ CK đang bị dìm giá để giữ nhịp thị trường, hôm nay sẽ quay lại dẫn dắt 2 sàn.
 
4 lý do để tăng cường mua vào và nắm giữ cổ phiếu ở giai đoạn này:

1- KT bắt đầu hổi phục, Govt thay đổi chính sách từ Chống lạm phát chuyển sang Ủng hộ Tăng trưởng

2- Dòng tiền nóng Toàn cầu đang đi tìm nơi trú ẩn và VN là nơi thuộc loại rẻ nhất nơi BCs có P/E ~5 hay 6

3- Chưa cần nói đến global money flows, cú tính riêng tiền local, thì theo số liệu từ NHNN, hiện nền KT dư hơn 130k tỷ như vậy sẽ chạy vào đâu ?

4- Lại thêm vụ ép tiền khỏi vàng từ 25/5 nữa, giới chiên za dự tính dân sẽ bán khoảng 100 tấn vàng trước 25/5
 
Đổ tiền vào chứng khoán lúc này là 'lời cao'



Chứng khoán hiện được đánh giá là kênh đầu tư có khả năng sinh lời cao nhất trong năm 2012. Cộng với việc Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng chính thức phê duyệt như một lời khẳng định rằng sắp tới sẽ không còn cửa cho giới đầu cơ vàng, chứng khoán càng được hưởng lợi từ nguồn tiền dành cho vàng.

Tiền chỉ có thể vào chứng khoán!

Ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, có nhiều lý do để lựa chọn chứng khoán là kênh đầu tư của năm. Thực tế từ đầu năm đến nay cho thấy, chứng khoán là kênh có tỷ lệ sinh lời cao nhất. Mà bản chất của dòng tiền là có xu hướng tập trung vào nơi sinh lời cao và nhanh, nên chưa cần đến sự can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước, thị trường cũng tự hút dòng tiền và đi lên.

Cũng theo ông Thành, vào thời cao điểm, tổng giá trị giao dịch mỗi ngày trên thị trường chứng khoán vào khoảng 3.000 tỷ đồng, nếu nhân 4 phiên mới đạt 12.000 tỷ đồng, chỉ tương đương 12 tấn vàng. Trong khi tổng sở hữu vàng trong dân lên tới hàng trăm tấn, nên chứng khoán còn nhiều cơ hội để hút dòng tiền từ kênh này.

Ông Nguyễn Duy Khoa, một nhà đầu tư có thâm niên hàng chục năm trên thị trường chứng khoán, hiện đang chơi trên sàn IVS cho hay, thời gian qua có đến 60 – 70% cổ phiếu trên thị trường mà nhà đầu tư nếu mua vào tất sẽ ăn lời. “Nước lên thì thuyền khắc lên”, quan trọng là họ mua và bán thời điểm nào, kỳ vọng lời bao nhiêu. Có nhiều mã cổ phiếu đem đến cho nhà đầu tư khoản lời gấp 2 - 3 lần chỉ trong vòng 2 tháng, như KSA, SBS, STB…, có những cổ phiếu mức sinh lợi chỉ 10 – 20% nhưng vòng quay ngắn. Chẳng hạn, một số nhà đầu tư chỉ chọn chơi 1 vài cổ phiếu, khi thị trường điều chỉnh, cổ phiếu đó giảm thì sẽ mua vào, lúc thị trường lên, giá cổ phiếu tăng lại bán ra. Có khi chỉ đến chu kỳ T+3, T+4 là họ có thể chốt lời. Nhiều người bán vàng, bán bất động sản và nhảy sang chứng khoán, đến giờ họ có số vốn gấp rưỡi, gấp đôi, còn nếu cứ giữ vàng và nhà đất thì giờ càng lỗ bởi giá vàng đang giảm, nhà đất vẫn chưa ấm lên.

Có lẽ vì vậy, thanh khoản trên thị trường chứng khoán ngày càng vững. Thị trường xuất hiện ngày càng nhiều mã chứng khoán có khối lượng giao dịch bình quân ổn định ở mức hàng triệu cổ phiếu mỗi phiên, cho thấy thị trường đang khá thu hút nhà đầu tư.

Hiện giờ, chỉ có thể so sánh kênh đầu tư chứng khoán với gửi tiết kiệm ngân hàng. Tuy nhiên về khả năng sinh lời thì tiết kiệm ngân hàng thua xa. Mới đây, việc lãi suất huy động giảm lại càng khiến kênh này kém hấp dẫn, tạo đà cho chứng khoán đi lên. “So sánh tổng thể các kênh đầu tư năm nay, nếu tiền hiện không vào chứng khoán thì có thể đi đâu được?”, Tổng giám đốc một công ty chứng khoán khẳng định.
 
Triển khai T+3 là bước tiến quan trọng của TTCK




Vietinbank SC và TVSI đều ủng hộ quan điểm giảm thời gian giao dịch từ T+4 xuống T+3 theo đề xuất của Trung tâm lưu ký.
Ông Đỗ Linh Phương - Tổng giám đốc CTCK Ngân hàng Công thương (VietinbankSC) cho biết: Trước hết, chúng tôi rất ủng hộ đề xuất của Trung tâm Lưu ký. Đối với VietinbankSC, việc chuyển thanh toán tiền mua chứng khoán của NĐT từ trưa ngày T+3 (như hiện nay đang làm) xuống trước 4h chiều ngày T+2 là hoàn toàn làm được.
Hơn nữa, việc giảm thời gian giao dịch từ T+4 xuống T+3 có lợi không chỉ với các NĐT, mà với cả TTCK nói chung, bởi đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp tăng thanh khoản cho thị trường.
Chúng tôi cũng mong rằng, việc giảm thời gian giao dịch từ T+4 xuống còn T+3 sẽ là bước đầu tiên để cơ quan quản lý tính đến việc nghiên cứu triển khai thêm nhiều công cụ nữa nhằm tạo điều kiện phát triển thị trường. Năm 2012, chúng ta đã triển khai giao dịch ký quỹ. Những năm tiếp theo, các giải pháp cho giao dịch phái sinh nên được xem xét.
"TVSI đề nghị sớm cho bán ngày T+1"
Ông Nguyễn Văn Dũng, Tổng giám đốc CTCK Tân Việt (TVSI) cho biết như vậy trong cuộc trao đổi với Đầu tư Chứng khoán. Ông Dũng nói: TVSI luôn sẵn sàng chuyển tiền trong ngày T+2 để đáp ứng yêu cầu của Trung tâm Lưu ký, với mục tiêu cao nhất là mang lại thuận lợi tối đa cho NĐT. Thực tế cho thấy, việc rút ngắn thời gian thanh toán và đưa chứng khoán vào giao dịch sớm là mong mỏi của đại đa số thành viên tham gia thị trường, từ các NĐT cá nhân, các NĐT tổ chức, các CTCK...
Có thể thấy rõ nhất là chu trình luân chuyển vốn sẽ nhanh hơn, thị trường thanh khoản cao hơn và sôi động hơn rất nhiều lần, hạn chế hiện tượng làm giá cổ phiếu.Ngoài ra, TVSI cũng đề nghị cơ quan quản lý sớm tiến tới cho phép bán chứng khoán từ ngày T+1 (thanh toán giữ nguyên vào ngày T+3).
Đây hoàn toàn không phải là bán khống, vì NĐT thực sự sở hữu chứng khoán. Đây cũng chính là giải pháp cơ bản nhất nhằm giúp hình thành một tầng lớp NĐT mua bán chuyên nghiệp, có thể đẩy tốc độ luân chuyển của thị trường lên 8 lần so với hiện tại, giúp phiên buổi chiều có nhiều ý nghĩa hơn, trong khi hầu như không thay đổi nhiều trong hệ thống phần mềm giao dịch.


http://cafef.vn/20120413081752779CA3...g-cua-ttck.chn
 
Với những kết quả mà ETF đạt được, sắp tới việc huy động vốn để đổ vào VN rất sáng sủa... các cổ phiếu trong rổ ETF nhắm đến sẽ tiếp tục tăng một cách... phi lý trong hợp lý...

Việt Nam đang khóc rỉ ri về khả năng thiểu phát... doanh nghiệp kêu như cha chết...rất có thể lại là vô lý giữa năm sẽ tung tiền phát chẩn...vì vậy các chú đừng có thắc mắc sao lại có sóng tháng năm...
 
Ðại gia thủy sản Cần Thơ không chịu về trả nợ

Ðại gia thủy sản Cần Thơ không chịu về trả nợ

Bằng một tấm giấy ủy quyền, nữ đại gia chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc công ty thủy sản Bình An khoán trắng mọi trách nhiệm giải quyết nợ nần cho chồng là ông Trần Văn Trí.



Báo Tiền Phong tiết lộ tin nữ đại gia thủy sản Bình An - Phạm Thị Diệu Hiền đã ký giấy ủy quyền tại bệnh viện Fountain Valley thuộc thành phố Fountain Valley, Nam California. Với giấy ủy quyền này, coi như bà Diệu Hiền cũng đồng thời thông báo với chính quyền tỉnh Cần Thơ rằng lệnh triệu hồi của họ coi như vô hiệu lực đối với bà.

Cũng theo báo Tiền Phong thì giấy ủy quyền được bà Diệu Hiền ký vào ngày 15 tháng 3 đã được chuyển đến đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ và đang trên đường về Việt Nam.

Theo báo Tiền Phong, ông Trần Văn Trí cho biết sẽ có mặt tại Cần Thơ vào ngày 13 tháng 4 để trả khoản 70% lương cho công nhân công ty thủy sản Bình An đã nghỉ việc vì nhà máy ngừng hoạt động.

Trong khi đó theo báo Tuổi Trẻ, nhà máy thuộc công ty thủy sản Bình An của đại gia Diệu Hiền vẫn “ì ạch” chưa biết chừng nào hoạt động trở lại.

Trước đó, khoảng đầu tháng 3, hàng ngàn công nhân được thông báo tạm nghỉ việc trong vòng hai tuần lễ vì nhà máy thiếu nguyên liệu. Lịch trình hoạt động lại bị hoãn tới hoãn lui vì lý do chưa mua nguyên liệu kịp, khi thì nói vì chưa tu bổ xong máy móc...

Cho tới ngày 2 tháng 4 vừa qua, chủ tịch nghiệp đoàn các khu chế xuất và công nghiệp thành phố Cần Thơ lại nói rằng công nhân Bình An được lệnh tiếp tục nghỉ và không được thông báo thời gian quay trở lại với công việc.

Còn theo báo mạng VNExpress, khoảng hai mươi nông dân nuôi cá tra chủ nợ của công ty Bình An đã kéo đến tòa án thành phố Cần Thơ ngày 11 tháng 4 đòi lập thủ tục phá sản công ty con nợ.

Các nông dân này cũng đòi xem xét trách nhiệm cá nhân của bà Phạm Thị Diệu Hiền hiện đang ở Mỹ. Tuy nhiên, tòa án thành phố Cần Thơ đã không nhận đơn đòi phá sản công ty Bình An của các nông dân nói trên.

Chiều ngày 11 tháng 4, chính quyền thành phố Cần Thơ Nguyễn Thanh Sơn cho rằng cần phải “chờ chỉ thị của thủ tướng về chuyện nợ nần của công ty Bình An”.

Vụ nợ hàng ngàn tỉ đồng của công ty thủy sản Bình An ở Cần Thơ bùng nổ sau đám cưới nổi đình nổi đám của con trai bà đại gia tổng giám đốc công ty. Trong khi đám cưới diễn ra tưng bừng với dàn siêu xe rước dâu từ Sài Gòn về đến Cần Thơ, hàng chục nông dân căng biểu ngữ đòi nợ.

Vụ Bình An vỡ nợ gây nên làn sóng dư luận dữ dội sau tin bà Diệu Hiền trốn sang Hoa Kỳ với lý do chữa bệnh, ủy quyền cho chồng ở lại để lo trả nợ
 
Back
Top