Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

Chế độ Bình Nhưỡng lực bất tòng tâm

Một người lính Bắc Triều Tiên trước giàn phóng hỏa tiễn Unha-3 tại địa điểm phóng ngày 08/04/2012.







Bắc Triều Tiên thừa nhận đã thất bại trong vụ phóng vệ tinh vào sáng hôm nay. Cả vệ tinh lẫn tên lửa đạn đạo đều rơi xuống biển sau khi nổ tung ở độ cao 165 km. Ba lần phô trương lực lượng, ba lần thất bại. Sau nhiều thập niên chạy đua vũ trang bất chấp kinh tế rệu rã và nạn đói, chế độ Bình Nhưỡng để lộ trình độ yếu kém về công nghệ vũ khí chiến lược.


Tuần trước, trả lời một câu hỏi của báo chí về kế hoạch phóng vệ tinh của Bắc Triều Tiên, một viên chức cao cấp của Hàn Quốc trả lời nửa nghiêm túc, nửa mai mỉa : Đây là cơ hội để chúng tôi thấy rõ trình độ công nghệ tên lửa của họ.
Vụ phi thuyền bị nổ chỉ độ một phút sau khi rời mặt đất vào sáng sớm hôm nay, thứ Sáu 13/04/2012 rõ ràng là một thất bại đau đớn cho giới lãnh đạo Bình Nhưỡng.
Từ thập niên 1970, lúc Kim Nhật Thành còn tại thế, chế độ này đã tập trung nhân tài vật lực để cải biến tên lửa Scud-B với tầm bắn 300 km, đến năm 1984 thì thử nghiệm lần đầu.

Từ 1987 đến 1992, quân đội Bắc Triều Tiên tiến thêm một bước, chế tên lửa tầm ngắn Scud-C (500 km) cùng với môt loạt tên lửa tầm trung Rodong-1 (1.300km), tầm xa Taepodong-1(2.500km), Musudan-1 (3.000km) và cuối cùng là tên lửa liên lục địa Taepodong-2 với tầm bắn 6.700 km.
Nhưng nếu các loại tên lửa tầm ngắn và tầm trung được thử nghiệm thành công và xuất khẩu lén lút cho một số nước Trung Đông, thì ngược lại podong-2, trong lần bắn thử vào tháng 8 năm 1998 đã chệch hướng bay ngang Nhật Bản và rơi xuống biển.
Từ năm 1999 đến 2005, Bình Nhưỡng không thử một tên lửa nào vì nhu cầu cầu cải thiện quan hệ với Mỹ và Hàn Quốc đổi lấy viện trợ. Nhưng đến năm 2006, sau khi lên án Hoa Kỳ có chính sách thù nghịch, Bắc Triều Tiên phóng một loạt 7 tên lửa, trong đó có Taepodong-2 mà trên lý thuyết có thể bay đến bang Alaska của Mỹ. Nhưng cuộc biểu dương sức mạnh này thất bại, tên lửa liên lục địa Taepodong-2 nổ tung trên không sau 40 giây rời giàn phóng.
Vừa thất bại, Bắc Triều Tiên còn bị Hội đồng Bảo an trừng phạt qua nghị quyết 1718 thông qua ngày 15/07/2006. Tháng 10 cùng năm, Bình Nhưỡng thử nghiệm nổ hạt nhân lần đầu tiên và trong lòng đất.
Đến tháng 4 năm 2009, Bình Nhưỡng phóng tên lửa đạn đạo loại biến cải từ Taepodong-2, đặt tên là Unha-2, Ngân Hà, với hy vọng đưa được một vệ tinh vào quỹ đạo. Và một lần nữa tên lửa bị nổ và rơi xuống Thái Bình Dương. Một tháng sau, Bắc Triều Tiên cho thử hạt nhân lần hai. Hậu quả là Hội đồng Bảo an ra nghị quyết tăng cường biện pháp trừng phạt mang số 1874.
Cuối cùng thì vào sáng nay, tên lửa Ngân Hà-3 được phóng lên từ căn cứ không gian Tongchang-ri đã nổ ở độ cao 150km trên biển Hoàng Hải. Bình Nhưỡng nhìn nhận thất bại.
Theo quân đội Hoa Kỳ thì tên lửa được sử dụng là Taepodong-2 chứ không phải là loại mới Ngân Hà như Bắc Triều Tiên phô trương.
Chuyên gia Pháp Christian Lardier được mời sang Bắc Triều Tiên quan sát nói rằng tai nạn phát xuất từ tầng một của tên lửa. Theo chương trình bay thì tầng một chỉ tách ra khỏi tên lửa 120 giây sau khi rời bệ phóng, nhưng đã nổ tung trước thời điểm dự kiến.
Theo giới chuyên gia, quân đội Bắc Triều Tiên trang bị 800 tên lửa, trong đó có 600 Scud đe dọa trực tiếp Hàn Quốc. Tuy nhiên dù cố gắng chạy đua vũ trang, chế độ cha truyền con nối này chưa đủ khả năng công nghiệp để trang bị đầu đạn hạt nhân.
 
“Nỗi lòng” Bibica và Lotte




Ông Jung Woo Lee, Chủ tịch Công ty Cổ phần Bibica (BBC), dự định đổi tên Bibica thành “Lotte - Bibica” tại Đại hội cổ đông của Công ty ngày 24.3.2012.

Tuy nhiên, do nhiều cổ đông phản ứng khá gay gắt với nội dung này, nên ông đành rút lại ý định mà không giải thích lý do.

Kể từ khi Lotte (Hàn Quốc) bước chân vào BBC với tư cách cổ đông chiến lược đến nay cũng đã hơn 4 năm. Tuy nhiên, những thay đổi tích cực mà cả 2 bên và các cổ đông kỳ vọng vẫn chưa được thể hiện rõ ràng. Theo thời gian, nhiều nghi vấn về đối tác đang nắm gần 39% cổ phần này liên tục được đặt ra.

Từ vai trò cổ đông chiến lược…

Lotte là một tập đoàn đa ngành nằm trong top 10 doanh nghiệp lớn nhất của Hàn Quốc. Việc mua hơn 30% cổ phần của BBC vào đầu năm 2008 là bước thâm nhập thị trường thực phẩm Việt Nam của tập đoàn có doanh thu hơn 50 tỉ USD mỗi năm này.

Hợp tác được ký kết với kỳ vọng rằng tăng trưởng của BBC sẽ đạt trên 30%/năm. Lợi ích mỗi bên khá rạch ròi. Lotte giúp BBC xây dựng 2 nhà máy gồm Bibica Miền Đông giai đoạn 2 và nhà máy Bibica Miền Bắc. Đơn vị này còn hỗ trợ thương mại để BBC nhập khẩu và phân phối sản phẩm của Lotte tại Việt Nam, cũng như xuất khẩu sản phẩm sang Hàn Quốc. Phía BBC thì có sẵn nhà máy Bibica Miền Đông và hơn 20.000 điểm bán hàng hỗ trợ cho Lotte ở khâu sản xuất và phân phối.

Niềm tin càng được củng cố khi những cam kết bước đầu đã được thực hiện. Lợi nhuận năm 2009 của BBC tăng hơn 170% so với năm 2008. Không lâu sau đó, Lotte đã gia tăng tỉ lệ sở hữu tại BBC thêm gần 6% nữa.

Nhưng tình hình bỗng đổi khác kể từ năm 2010. Năm đó, dù doanh thu tăng hơn 23% song lợi nhuận lại giảm đến 27%. Sang năm 2011, doanh thu tăng tiếp 26% nhưng lợi nhuận chỉ tăng 11%. Nhiều cổ đông cho rằng, mức tăng này chưa thực sự tương xứng với tiềm năng ngành thực phẩm, vốn có mức tăng trưởng khoảng 30% mỗi năm. Trong khi đó, BBC là công ty bánh kẹo đứng thứ hai thị trường, chỉ sau Kinh Đô (KDC). Rõ ràng, hiệu quả của sự hợp tác chiến lược ở BBC là chưa cao.

Trong khi vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng cho những diễn biến trên thì Lotte lại đưa ra thêm nhiều yêu sách. Vào nhiệm kỳ bầu lại Hội đồng Quản trị tại Đại hội cổ đông năm nay, ông Lee đã yêu cầu bầu lại một thành viên Hội đồng Quản trị và đổi tên Công ty. Điều đáng nói là trong phiếu bầu phát cho cổ đông chỉ có duy nhất tên của vị thành viên cũ người Hàn Quốc. Ông Lee cũng muốn đặt tên Lotte trước Bibica. Tuy nhiên, cổ đông đã không bầu cho vị thành viên cũ. Và trước sự phản ứng gay gắt của cổ đông, ông Lee đành rút lại ý định đổi tên Công ty.

... Đến lo ngại của cổ đông

Sở dĩ cổ đông không bầu cho vị thành viên cũ là vì lo ngại nhiều vấn đề liên quan có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của họ.

Nếu vị thành viên người Hàn Quốc được bầu lại thì bên Lotte sẽ vẫn có 3 người, BBC có 3. Có thể đối tác Hàn Quốc này không thể nắm hơn 49% cổ phần BBC (theo quy định), nhưng với tỉ lệ chi phối (gần 39%), cộng với việc phần lớn cổ phần còn lại phân tán rải rác ở các cổ đông nhỏ, chuyện cho BBC “ra rìa” hoàn toàn có thể thực hiện được. Cùng với việc đổi tên thành “Lotte - Bibica”, cổ đông lo ngại một ngày nào đó thương hiệu Bibica mà Công ty đã gây dựng từ đầu sẽ bị lấn át rồi biến mất.

Nói gần hơn, nghi vấn về việc Lotte chuyển giá thôi cũng đủ khiến cổ đông bối rối. Trong năm qua, BBC phải nhập sản phẩm Lottepie từ công ty của đối tác Lotte tại Hàn Quốc (Lotte Confectionery) với giá vốn bằng giá bán (giá nhập là 7,4 USD/thùng, thời gian từ tháng 5.2011 đến tháng 2.2012 do nhà máy Bibica Miền Đông bị cháy). Đồng thời, giá xuất khẩu sản phẩm sang các nước châu Á trong năm 2012 được Lotte đề xuất ở mức 6,9 USD/thùng. BBC ước tính mức giá này sẽ khiến Công ty thiệt hại khoảng 18% về giá bán. Điều đáng nói là kể từ năm 2010 trở về trước, BBC đã xuất khẩu với giá 6,9 USD/thùng. Do đó, nghi vấn nằm ở chỗ Lotte tính giá xuất khẩu hiện tại trên cơ sở giá 2 năm về trước trong khi giá nguyên liệu nay đã tăng khá nhiều.Nhận xét về điều này, ông Trương Phú Chiến, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc BBC, chỉ nói: “Chúng tôi đang đàm phán với Lotte để đảm bảo công bằng cho cả 2 bên”.

Một số cổ đông còn bày tỏ lo ngại về kế hoạch đầu tư trong năm 2012 với tổng giá trị dự chi khoảng 236 tỉ đồng. Riêng đầu tư tiếp cho dự án nhà máy Hưng Yên là hơn 208 tỉ đồng. Cổ đông Lê Minh Thắng, vốn là Tổng Giám đốc một công ty luật tại TP.HCM, lo ngại: “Giá trị đầu tư quá cao so với tiềm lực Công ty có thể dẫn đến việc BBC rơi vào tình huống lệ thuộc Lotte về mặt tài chính”.

Trên thực tế, BBC chỉ có thể đảm bảo 100 tỉ đồng cho kế hoạch bằng vốn tự có, còn lại dự kiến sẽ đi vay hoặc phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, tình hình huy động vốn sắp tới không dễ dàng chút nào. Ông Chiến, Tổng Giám đốc BBC, cũng cho rằng cần phải đánh giá lại chi phí nếu đi vay. Khi đó, rất có thể Lotte sẽ đề nghị hỗ trợ tài chính với chi phí thấp hơn thị trường. Sau đó, doanh nghiệp Hàn Quốc này sẽ tạo áp lực lên ban điều hành, hoặc đưa các khoản hỗ trợ tài chính thành vốn góp để gia tăng tỉ lệ sở hữu. Theo ông Thắng, “chuyện này là hoàn toàn có thể xảy ra”.

Phân định lại cho rạch ròi vị trí của mỗi bên là những gì ông Chiến muốn sau mối hợp tác đã kéo dài hơn 4 năm, mà hiệu quả mang lại không như mong đợi. Ông cho biết, Lotte đã nhiều lần đưa ra những yêu sách làm ảnh hưởng đến quyền lợi của BBC. Những yêu cầu này bắt nguồn từ việc phía Lotte cho rằng Bibica là công ty con của họ khi đã sở hữu trên 30% cổ phần. Còn BBC thì vẫn xác định Lotte là một đối tác chiến lược.

Chẳng hạn như chuyện Lotte đề nghị giá xuất khẩu sản phẩm liên kết là Lottepie sang các nước châu Á theo hướng bất lợi cho BBC. Theo quy ước của Tập đoàn Lotte, sản phẩm xuất khẩu của công ty nước ngoài liên kết với Lotte sẽ do công ty con của tập đoàn này đứng ra mua hết. Mức giá mà Lotte đưa ra dựa trên giá xuất khẩu sản phẩm cùng loại của một công ty của Lotte tại Trung Quốc. Đó là cơ sở để các cổ đông BBC tin rằng, đằng sau sự bất đồng trong mức giá xuất khẩu có thể là trò chuyển giá tinh vi của phía “đối tác chiến lược”.

Để giải quyết những nhập nhằng này, ông Chiến cho biết sẽ thương lượng với phía Lotte để đạt được những thỏa thuận công bằng về quyền lợi. Chủ yếu là xem lại giá bán hoặc thị trường phù hợp với giá đã đề xuất. Trong trường hợp không thống nhất được, BBC vẫn đủ khả năng tự làm. Theo ông Chiến, cho đến nay, BBC vẫn đều đặn xuất sản phẩm sang thị trường Lào và Campuchia với giá cao hơn nhiều so với mức giá 6,9 USD/thùng mà Lotte đề xuất.

Còn ông Seok - Hoon Yang, Trưởng Đại diện của Lotte Confectionery tại TP.HCM, giải thích giá này chỉ áp dụng cho thị trường Nga; các thị trường khác BBC vẫn được xuất với giá cao hơn. Hiện tại, công ty con của Lotte tại Trung Quốc và một công ty bánh kẹo Việt Nam khác (cùng quy mô với BBC) cũng xuất sản phẩm sang Nga với giá này.

Tuy nhiên, ông Yang đã không đưa ra được lời giải thích xác đáng cho việc giá nhập sản phẩm Lottepie bằng giá bán trong thời gian từ 5.2011 đến tháng 2.2012. “Giá này là do ban điều hành BBC quyết định dựa theo trao đổi không chính thức giữa một nhân viên BBC và nhân viên khác của Lotte tại Hàn Quốc”, ông nói một cách lấp lửng. Ông cũng cho rằng mức giá trên đã có sự hỗ trợ của Tập đoàn nhưng giá cụ thể thì không được tiết lộ. Trong thời gian này, Lotte có đề xuất BBC nên nhập sản phẩm từ Trung Quốc nhưng BBC đã từ chối. “BBC cho rằng, người tiêu dùng thích sản phẩm Lottepie từ Hàn Quốc hơn. Nếu nhập từ Trung Quốc thì thà chờ nhà máy phục hồi còn hơn”, ông Yang cho biết.

Ngoài ra, dự án nhà máy Hưng Yên trì trệ từ năm 2010 tới nay, theo BBC, có một phần nguyên do từ việc Lotte phản đối sản xuất một số dòng sản phẩm riêng của BBC. Ông Chiến nói Lotte chỉ muốn tập trung phát triển sản phẩm liên doanh của họ là Lottepie. Vị Tổng Giám đốc BBC bộc bạch: “Sau thời gian tập trung phát triển sản phẩm liên kết, chúng tôi nhận thấy đã đến lúc cần phải phát triển thêm các dòng sản phẩm riêng cho Bibica. Nếu không thỏa thuận được, chúng tôi sẽ tự làm”.

Về vấn đề này, phía Lotte đưa ra lý luận có vẻ chắc chắn. BBC dùng tiền bán hơn 30% cổ phần cho Lotte (đầu năm 2008) để mua một khu đất ở Hưng Yên. Để sản xuất sản phẩm liên kết Lottepie, Công ty cần triển khai xây dựng nhà máy mới. Nhưng theo đánh giá của công ty Hàn Quốc này, khu đất ở Hưng Yên là đất trống, quá trình đầu tư sẽ tốn nhiều chi phí. Thay vào đó, nhà máy Bibica Miền Đông tại Bình Dương đã có một dây chuyền, triển khai tiếp dây chuyền thứ hai sẽ giúp BBC tiết kiệm chi phí, hiệu quả đầu tư cũng cao hơn. Ban điều hành BBC cũng đồng ý với quyết định trên.

Ông Yang cho biết thêm, các sản phẩm của dự án nhà máy Hưng Yên cũng không hoàn toàn do Lotte quyết định. BBC có quyền lựa chọn dòng bánh nào sẽ sản xuất sao cho phù hợp với thị trường Việt Nam. “Riêng Lottepie, chú trọng phát triển sản phẩm này là thực hiện đúng theo hợp đồng hợp tác”, ông nhấn mạnh.
 
Tiếp xúc với chúng tôi vào chiều ngày 3.4.2012, ông Yang cũng bộc bạch: “Chúng tôi không tham gia điều hành BBC trong suốt thời gian hợp tác. Nói chúng tôi điều hành và thao túng tại BBC là không chính xác”.

Về lý do muốn đổi tên Công ty, ông Yang cho biết có nhiều lợi ích. Đó là tạo sự thống nhất thương hiệu và tên Lotte gắn với hình ảnh sản phẩm cao cấp sẽ giúp BBC dễ bán hàng hơn. Ngoài ra, tên “Lotte - Bibica” thể hiện trách nhiệm gắn bó lâu dài của Lotte và làm gia tăng giá cổ phiếu. Theo ông, trước khi Đại hội cổ đông diễn ra, phía Lotte đã trao đổi với các thành viên Hội đồng Quản trị về việc này và được đồng ý. Nhưng không hiểu sao đến khi họp Đại hội thì những vị này lại phản đối.

Đứng ở góc độ đầu tư, việc thay tên đổi chủ là điều bình thường khi cổ đông (cả người sáng lập công ty) tìm được mức lợi nhuận kỳ vọng. Vì vậy, ông Mạc Quang Huy, Phó Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Thăng Long (TLS), cho rằng: “Tên cũ hay mới không quan trọng, nếu nó thật sự mang lại sự phát triển và lợi ích lớn hơn cho cổ đông”.

BBC vẫn an toàn?

Liệu BBC có thể bị Lotte thâu tóm luôn hay không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Nhưng dựa vào tình hình thực tế có thể thấy rằng khả năng này còn xa.

Mặc dù BBC đang được đa số cổ đông nhỏ lẻ ủng hộ, nhưng cũng không thể phủ nhận điểm yếu hiện tại là cổ phần sở hữu không tập trung. Ngay như ông Chiến là cổ đông sáng lập cũng chỉ nắm giữ chưa tới 1% cổ phần. Cổ phiếu phân tán rải rác ở phần lớn cổ đông nhỏ. Ngoài Lotte, BBC còn có một số nhà đầu tư tổ chức khác nhưng tỉ lệ sở hữu cao nhất cũng chỉ 2% như Agribank, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Manulife Việt Nam, Công ty Chứng khoán Thiên Việt, Albizia Asean Opportunities Fund… Do đó, cũng khó đạt được sự đồng thuận trong các vấn đề quan trọng cần biểu quyết.

Hiện nay, phía Lotte đã nắm gần 39% cổ phần. Tỉ lệ này có ý nghĩa phủ quyết đối với các vấn đề chiến lược khi được đưa ra biểu quyết. Tuy nhiên, Lotte không thể mua thêm đến mức có thể sửa đổi điều lệ Công ty (75%) khi room cho nhà đầu tư nước ngoài đã đến trần giới hạn (49%). Dù vậy, trên thực tế Lotte vẫn có thể thực hiện ý đồ thâu tóm BBC. Nếu muốn, Lotte có thể dùng công ty liên doanh với Việt Nam mà Lotte chiếm phần lớn vốn góp để mua thêm cổ phiếu BBC.

Nhưng phía Lotte có vẻ không mặn mà với phương án này. “Làm vậy sẽ vô tình đưa chúng tôi sa vào một mối quan hệ chiến lược khác”, ông Yang cho biết. Tuy nhiên, ông vẫn bày tỏ mong muốn đầu tư vào BBC nhiều hơn nữa. Ông nói, Lotte nhất định sẽ gia tăng tỉ lệ sở hữu khi có điều kiện.

Trong khi đó, BBC dường như đã tính toán kỹ lưỡng nhằm chống lại kế hoạch thâu tóm đang tiềm ẩn của Lotte. “BBC đã có thêm 2 cổ đông lớn (sở hữu trên 5% cổ phần) là doanh nghiệp cùng ngành”, ông Chiến tiết lộ. Hai cổ đông này, cùng với ông Chiến đang thực hiện kế hoạch tăng sở hữu lên trên 25%. Và đây sẽ là đối trọng của Lotte trong thời gian tới.
 
Ngân hàng "bơm" 300 tỷ cho Cty nữ đại gia nợ tiền cá
Theo ông Trần Văn Trí, chồng bà Phạm Thị Diệu Hiền - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco): Hiện nay Bianfishco đã đạt được thỏa thuận với một ngân hàng về việc “bơm” 300 tỷ đồng cho doanh nghiệp khôi phục sản xuất cũng như trả nợ.

Tối ngày 12/4, ông Trần Văn Trí, chồng bà Phạm Thị Diệu Hiền - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco) - cho biết đã nhận được giấy ủy quyền của vợ ký ngày 16/3 được chuyển về từ Hoa Kỳ.

Giấy ủy quyền này có xác nhận của công chứng viên Son Vo khi công chứng viên này đến tận nơi bà Hiền điều trị tại Bệnh viện thành phố Fountain Valley, tiểu bang California (Hoa Kỳ) để thực hiện xác nhận. Sau đó, chính quyền bang Massachusetts chứng thực chuyển đến Đại sứ quán Việt Nam.

Cuối cùng là giấy ủy quyền của bà Hiền được xác nhận bởi ông Nguyễn Hồng Hà, Tham tán đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ. Ngày tham tán ký xác nhận là 3/4, giấy xác nhận mang số 1088/DSQ-HVH12.

Theo nội dung ủy quyền thì ông Trí được vợ giao quyết định mọi chuyện tại Bianfishco với vai trò thừa ủy quyền Tổng Giám đốc. Trong đó có cả việc rút tiền, ủy nhiệm chi, giao dịch với ngân hàng… và thay mặt cả phần cổ phiếu 50% của bà Diệu Hiền.

Hiện, thời gian đại hội cổ đông thường niên cũng gần kề nên chắc chắn khi cầm được giấy ủy quyền có giá trị pháp lý trong tay, ông Trí sẽ tiến hành mời các cổ đông chiến lược tiến hành họp giải quyết vấn đề nợ nần của Bianfishco. Bên cạnh đó là bàn kế hoạch tiến hành đại hội cổ đông, định ra kế họach sản xuất của nhà máy thủy sản Bình An.

Theo ông Trí, hiện nay Bianfishco đã đạt được thỏa thuận với một ngân hàng về việc “bơm” 300 tỷ đồng cho doanh nghiệp khôi phục sản xuất cũng như trả nợ.

Cũng trong chiều 12/4, TAND TP Cần Thơ đã đồng ý nhận đơn của 7 hộ dân nuôi cá là chủ nợ của Bianfishco với số tiền trên 30 tỷ đồng. Nội dung đơn của nông dân là yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Bianfishco.

Thẩm phán Lê Kim Bản - Chánh tòa kinh tế TAND TP Cần Thơ - cho biết đây là lần đầu tiên tòa này nhận đơn của chủ nợ yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp vướng nợ. Theo đúng luật thì khi các chủ nợ không bảo đảm có đủ căn cứ để cho rằng doanh nghiệp đang nợ mình có dấu hiệu mất khả năng thanh toán, lâm vào tình trạng phá sản thì được quyền nộp đơn đến tòa án, yêu cầu tiến hành mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó.

Cũng theo quy định của pháp luật thì sau khi nhận đơn, tòa kinh tế sẽ xem xét có đủ căn cứ để yêu cầu mở thủ tục hay chưa. Nếu đủ thì cho chủ nợ nộp lệ phí, ra thông báo mở thủ tục phá sản gửi đến doanh nghiệp bị nợ, viện kiểm sát cùng cấp… rồi lập danh sách chủ nợ, người mắc nợ để tiến hành tổ chức hội nghị chủ nợ.

Thấy nông dân rồng rắn đi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục cho Bianfishco phá sản, một luật sư cho biết nếu như doanh nghiệp phá sản thật sự thì nông dân không nằm trong thứ tự ưu tiên đầu trong việc chi trả nợ nần thì theo nguyên tắc những chủ nợ có tài sản bảo đảm được trả nợ xong rồi mới đến tiền nợ lương, phí BHXH, y tế của công nhân lao động, phí yêu cầu mở thủ tục phá sản... Như vậy, nông dân rơi vào vị cuối cùng.

“Tốt nhất nông dân nên nộp đơn kiện ra tòa giống như hai nông dân Nguyễn Văn Liền, Phạm Thị Mai ở Thốt Nốt, Cần Thơ vì khi tòa án thụ lý xử kiện đòi nợ thì sẽ có bản án. Khi bản án có hiệu lực pháp luật thì nông dân lúc này trở thành người được ưu tiên trong việc trả nợ”, luật sư này khẳng định.
 
Nam giới thì có quyền ngoại tình trong khi phụ nữ chỉ cần nói đến “chuyện ấy” thì bị nhìn dưới một thái độ khác. Phụ nữ cũng cần tự do trong những mối quan hệ nhưng liệu “tình một đêm” có phù hợp với lối sống của người phương Đông?

Tình một đêm thật ra chỉ là cảm xúc nhất thời , là những đam mê hay bản năng dục vọng con người cần thỏa mãn. Nam hay nữ cũng vậy , ai mà không có nhu cầu tâm sinh lý cần giải quyết nhưng có nhất thiết phải là tình một đêm. Tình một đêm là gì mà nó hấp dẫn đến vậy?...Tình một đêm chưa phổ biến nhưng cũng không mới lạ . Và một đêm đó dài hay ngắn là do người trong cuộc mà thôi.
 
Sự phi lý của cổ phiếu thưởng

hưởng làm tăng thêm lượng cổ lưu hàng sau này làm giá cổ khó lên

THời gian gần đây có BMC ,ITA, HAG đều thưởng hay trả cổ tức bằng cổ phiếu

Điều phi lý ở đây là ITA lãi năm 2011 có 94 tỷ trên vốn gần 4500 tỷ mà lại thưởng cổ phiếu 20% , trong đó năm 2010 trả cổ tức 10% ko nói tới nhưng 20% cổ phiếu thưởng nguồi ở đâu thật kỳ lại cái này hỏi UB ? điều đặc biệt nữa ita luôn trưởng và trả cổ tức bằng cổ phiếu bao năm nay ?

Nếu ko có thặng dư vốn mà vẫn thưởng hay trả cổ phiếu thì ai sẽ là người thiệt hại? Khi vốn hóa tăng lên cho dn nhưng thực tế DN ko có vốn trống rỗng phải chăng ở đây 1 lựơng cổ được thưởng vào tk của người cầm nhiều cổ sau khi về đến tk bán để lấy tiền bỏ túi gây thiệt hay cho nên kt và xh ở chỗ này , cái này hỏi UB vì chức năng tạo vốn cho DN chỗ nào hay chỉ làm lợi cho 1 bộ phận có lợi thế
 
Chính sách mới của NHNN sẽ ảnh hưởng tích cực đến chứng khoán

Theo TS Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, các chính sách mới của NHNN sẽ ảnh hưởng tích cực đến TTCK.

TS Lịch nói:

Trong quý I, chỉ số CPI tăng 2,5% - thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, tăng trưởng tín dụng âm, sức mua trên thị trường nội địa suy giảm, nhập siêu giảm, lượng hàng tồn kho tại các DN tăng. Trừ việc chỉ số CPI và nhập siêu giảm là tích cực, các tín hiệu còn lại phát đi các dấu hiệu đáng lo ngại. Thực tế hiện nay, các NHTM nhóm G12 đang thừa vốn, tuy nhiên không thể cho vay do khả năng hấp thụ của nền kinh tế có hạn.

Vừa qua NHNN đã ban hành Văn bản 2056/NHNN-CSTT và Dự thảo sửa đổi một số điều của Thông tư 13 nhằm khơi thông dòng chảy tín dụng. Ba tác động của sự “cởi trói” này khiến thị trườngquan tâm: nguy cơ lạm phát tăng trở lại, nguy cơ tăng nợ xấu BĐS của các ngân hàng và các DN sắp tới có thực sự được tiếp cận với chi phí vốn rẻ hơn hay không?

Thứ nhất, theo tôi do sức cầu trên thị trường nội địa đã suy giảm mạnh, nên chính sách mới không làm tăng nguy cơ lạm phát.

Thứ hai, sự nới lỏng sẽ không làm tăng nợ xấu BĐS mà trái lại còn giúp một số DN trả được nợ. khi thị trường BĐS ấm lên khiến DN bán được hàng.

Thứ ba, gần đây các đợt phát hành trái phiếu chính phủ kỳ hạn 3 năm lãi suất 11,5% đều được các NHTM mua hết. Đáng lưu ý là lãi suất huy động đang cao hơn mức 11,5% này. Điều này chứng tỏ theo tính toán của các NHTM, lãi suất có xu hướng giảm. Đối tượng được hưởng chi phí vốn rẻ hơn sắp tới sẽ là các khách hàng “ruột” của ngân hàng.

Các chính sách mới của NHNN, theo tôi, sẽ ảnh hưởng tích cực đến TTCK. Một phần khi lãi suất tiền gửi giảm, tiền nhàn rỗi sẽ chảy sang các kênh đầu tư hấp dẫn. Một phần khi lãi suất giảm tạo điều kiện cho DN có cơ hội tiếp cận nguồn tín dụng có chi phí hợp lý, tăng hiệu quả hoạt động.

Nhìn xa hơn, TTCK không thể tăng trưởng trên một nền kinh tế èo uột. Kinh tế Việt Nam hiện như người ốm đã được chẩn đúng bệnh, có đơn thuốc nhưng vẫn đang trong giai đoạn điều trị, so với một năm trước đây đã có nhiều yếu tố để hy vọng.
 
Trưa 30-4-1975, trong phòng lớn của Dinh Độc lập, sau khi tôi gặp và hỏi chuyện tướng Dương Văn Minh và ông Vũ Văn Mẫu, không khí dần dần bình thản. Ông Nguyễn Văn Hảo ghé tới nói nhỏ với giọng miền Nam, «Thưa tôi là Nguyễn Văn Hảo, phó thủ tướng đặc trách về kinh tế - tài chính, có chuyện cần trình bày riêng với các ông». Tôi cùng ông Hảo đến ngồi bên chiếc bàn nhỏ gần cửa sổ. Vừa ngồi xuống, ông Hảo nói ngay: «Chúng tôi vừa trao đổi với nhau, muốn nhờ ông báo ra ngoài đó là bọn này đã giữ lại hơn 16 tấn vàng không để họ mang đi, hiện để trong ngân khố, mong ngoài đó cho người vô nhận». Tôi hỏi lại: «Ông nói sao? 16 tấn vàng trong ngân khố? Có thiệt không?». Tôi ghi vội vài chữ trên sổ tay: Ng. v Hảo, 16 tấn, ngân khố…, và nghe ông Hảo trả lời: «Thiệt chớ, bọn này chịu hoàn toàn trách nhiệm mà». Ông còn nói thêm: «Nếu các ông gửi (ông dùng tiếng Pháp «placer») ở các ngân hàng quốc tế lớn thì sau sẽ có thể thành 18 tấn, 20 tấn. Nếu cần, bọn này sẽ giúp».

Tối hôm đó tôi đi trên chiếc xe jeep của đơn vị thông tin Quân đoàn II khi được biết họ sắp vào sân bay Tân Sơn Nhất để bắt liên lạc với phái đoàn ta trong Ban Liên hợp Quân sự bốn bên (về sau là Ban LHQS hai bên) lập ra từ sau Hiệp định Paris tháng 1-1973. Tôi đã từng ở đó 60 ngày trong một khu gọi là trại Davis. Thật là may mắn không ngờ. Tôi hướng dẫn Thiếu úy Hà lái xe vì tôi đã hàng chục lần đi con đường này hồi 1973, và đã nghiên cứu rất kỹ bản đồ Sài Gòn mấy ngày đó. Tôi vào trại Davis như về nhà. Anh Võ Đông Giang, anh Hoàng Anh Tuấn vẫn ở đó. Chào hỏi xong tôi vội xuống trạm thông tin, thì vẫn là tổ thông tin hơn 2 năm trước. Dạo ấy anh em vẫn đánh bài viết của tôi cho báo Quân đội Nhân dân. Chiều nay sau khi viết bài báo xong, tôi rất băn khoăn vì các nhà báo Pháp, Ý, Đức đều cho tôi biết là bưu điện Sài Gòn đóng cửa 2 hôm nay rồi. Điện thoại viễn liên bị cắt đứt. Họ đang bế tắc không sao gửi bài đi được. Tôi cũng sốt ruột không kém. Vì gửi bài báo ngay đêm nay để sáng mai bài báo được in trên báo QĐND là một yêu cầu cấp bách. Thượng sỹ thông tin trẻ măng người Thái Bình tên là Hải đánh bài báo của tôi bằng tín hiệu Morse, tè tè tích tích. Bài báo gửi cho Thiếu tướng Lê Quang Đạo, phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, để chuyển cho báo QĐND. Ngay sau bài báo là mấy dòng chữ «Gửi riêng Thủ trưởng Tổng Cục Chính trị - Tuyệt mật. Hôm nay 30-4-1975 Phó thủ tướng Nguyễn Văn Hảo đặc trách kinh tế - tài chính báo tin cho tôi là đã giữ lại trong ngân khố hơn 16 tấn vàng, mong ta cho người vào nhận.


Năm 1994, khi tôi đã ở Paris, một bạn người Việt làm việc cơ quan nghiên cứu và lưu trữ về chiến tranh Việt Nam ở Lubbock, Tiểu bang Texas, Hoa Kỳ, cho tôi địa chỉ điện thoại của ông Nguyễn Văn Hảo. Tôi gọi ngay cho ông và từ đó có dịp nói chuyện về ngày 30-4-1975. Ông cho biết ông đang ở Port-au–Prince, thủ đô nước cộng hòa Haiti, trong vùng Antilles - Caribbean, làm cố vấn kinh tế cho chính phủ Haiti. Ông cũng được biết đầu tháng 5-1975 ngoài Hà Nội đã cho riêng 1 chuyến chuyên cơ vào tiếp nhận hơn 16 tấn vàng và chở ra Hà Nội.

Đầu tháng 5-1975 tôi cũng được tướng Đào Đình Luyện, chỉ huy không quân, cho biết nguyên một chuyến chuyên cơ IL 18 đã chở số vàng thu được từ Sài Gòn ra Hà Nội.

Ông Hảo kể lại chuyện này: «Hồi đó, ông Vũ Văn Mẫu đề xuất với tướng Dương Văn Minh rồi giao cho tôi (là ông Hảo) mật báo cho đại diện của các ông, sau khi được báo là một sỹ quan cao cấp vào gặp bọn này». Ông nói thêm: «Các ổng muốn các ông hiểu rõ là bọn này đã cố giữ lại không cho họ mang đi để giữ lại tài sản quốc gia đặng giao lại cho quý ông». Ông còn cười vui: «Lẽ ra quý ông có một lời tiếp nhận và đánh giá công khai chuyện này cho đồng bào cả nước biết thì bọn này mới thật hài lòng». Lần sau gặp ông trên điện thoại, ông cho tôi biết thêm là «công bằng mà nói, đã có nhiều dự án chuyển hết số vàng trong ngân khố ra nước ngoài, qua các ngân hàng quốc tế, nhưng các cuộc thương lượng chưa ngả ngũ thì quý ông đã vô rồi. Anh em phụ trách Ngân khố quốc gia cũng tỏ rõ thái độ không để cho họ mang đi. Lẽ ra các ông nên có lời khen cho anh em đó vui lòng».
 
HAG : Lãi từ thủy điện và cao su QUÁ ĐẬM
Đến nay bầu Đức đã đưa Hoàng Anh Gia Lai trở thành một công ty có tầm ảnh hưởng lớn trong cả nước và ở khu vực ASEAN, quốc tế với hàng loạt các lĩnh vực kinh doanh chính như: địa ốc, cao su, khoảng sản, gỗ đá, thủy điện, bóng đá... Doanh thu của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai trong năm 2010 khoảng 300 triệu USD, lợi nhuận trên 100 triệu USD với tổng tài sản gần 1 tỉ USD. Chỉ tính riêng quý I/2011, doanh thu của tập đoàn này đã gần 35 triệu USD và lợi nhuận gần 29 triệu USD. Hiện nay, có 13 định chế tài chính lớn ở trong và ngoài nước đã đầu tư vào tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai như Jaccar, Dragon Capital, Deutsche Bank, Temasek, Vietcombank...

Sự thành công của Hoàng Anh Gia Lai nói chung, dấu ấn và tài năng của ông Đoàn Nguyên Đức nói riêng được các tổ chức uy tín quốc tế công nhận. Tháng 9/2011 ông Đức được Tạp chí tài chính hàng đầu thế giới Wall Street Journal bình chọn là một trong 29 doanh nhân quyền lực nhất Đông Nam Á... Và dù chưa bao giờ nhận mình là người giàu nhất Việt Nam, song trong danh sách những người nắm giá trị cổ phiếu lớn nhất trên sàn chứng khoán ông Đoàn Nguyên Đức Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) liên tục xếp vị trí số 1 vào các năm 2008 và 2009 .

Theo thông tin trên nhịp cầu đầu tư, cách đây khoảng 5 năm bầu Đức đã bắt đầu trồng cao su. Theo bảng phân bổ quĩ đất được thông tin trên website của công ty thì Hoàng Anh Gia Lai có 51.000 ha đất trồng cây cao su tại Đắc Lắc, Gia Lai và hai nước bạn là Lào, Campuchia.

Khi hoàn thành chương trình trồng 51.000 ha cao su theo dự kiến là năm 2012, hàng năm Hoàng Anh Gia Lai có thể thu hoạch được khoảng 127.500 tấn mủ cao su quy khô để xuất khẩu. Theo con số mới được đưa ra trên Nhịp cầu đầu tư đầu năm 2012, Hiện với lượng cao su của mình, Bầu Đức ước tính đạt lợi nhuận 653 triệu USD mỗi năm

Ngoài ra, cuối kỳ khai thác mủ cao su (sau 20 năm khai thác) 51.000 ha cao su sẽ cho ra khoảng 3 triệu m3 gỗ phục vụ cho ngành chế biến gỗ với giá trị khoảng 750 triệu USD. Sau khi trừ đi chi phí khai thác, vận chuyển và chế biến khoảng 320 triệu USD, còn thu về khoảng 430 triệu USD (cho sản phẩm gỗ cao su) (Theo chiến lược đầu tư được đăng tải trên website công ty).

Ngoài cao su, quĩ đất của Hoàng Anh Gia Lai còn trồng thêm cọ dầu, mía đường..
 
Vietnam Airlines thua kiện về tiền bồi thường hành khách
Một hành khách đi trên chuyến bay VN544 ngày 12/8/2011 đã kiện hãng hàng không Vietnam Aitlines về mức bồi thường khi hãng này hủy chuyến bay.
Chuyến bay VN544 thay vì bay lúc 14h 30′ cùng ngày đã hoãn tới 9 giờ sáng ngày hôm sau tại sân bay Frankfurt. Chị Trần Thị Hường, một hành khách Đức đã tranh đấu để Vietnam Airlines phải bồi thường hành khách theo tiêu chuẩn châu Âu, tức mức 600 Euros/ người.
Chị cho biết, hành khách trên chuyến bay hôm đó khoảng 300 người, có rất nhiều người Việt Nam chuyển máy bay từ Séc và Ba Lan.
Đại diện hãng hàng không lúc đầu nói là mỗi người 300, sau đó 200 Euros nhưng chị Hường không chịu và đã thuê luật sư để xử lý vụ việc.
[vietnamairline1]


Chị cho biết, “Ở sân bay, khi tôi kêu mọi người tới đại diện Vietnam Airlines để yêu cầu họ xác nhận, ký vào biên bản thì rất ít người hưởng ứng, không ai dám đi theo tôi cả”.
Khi trở về Việt Nam chị cũng tới đòi hỏi quyền lợi tại văn phòng của Vietnam Airlines nhưng ở đó, họ cho biết hãng bay không thể bồi thường theo tiêu chuẩn châu Âu.
Hiện luật sư của chị Hường đã gửi giấy báo lại cho biết, tòa án Frankfurt đã xử thắng cho chị. Theo đó, 4 thành viên trong gia đình chị, đi chuyến bay hôm đó sẽ nhận được tiền bồi hoàn tổng cộng 2.400 Euros.
Phán quyết đã có hiệu lực, vì thời hạn kháng án của Vietnam Airlines tính tới ngày 8/4/2012 đã hết.
Thua kiện, Vietnam Airlines sẽ phải chịu thêm toàn bộ phí Tòa.
Chị Hường cũng cho biết, sẵn sàng hướng dẫn thủ tục cho những hành khách cùng chuyến bay đòi tiền bồi thường với mức 600 Euros
Hành khách Ba Lan, Séc và các nước khác có thể liên hệ với chị Hường theo điện thoại và e-mail như sau:

Trần thị Hường
Hindenburg str 9
78194 Immendingen
Germany
Tel:+ 00497462923438, email: yq.huong@web.de

Đại diện Vietnam Airlines tại Frankfurt sẽ có trách nhiệm bồi hoàn cho hành khách theo phán quyết.
Việc hủy chuyến của Vietnam Airlines diễn ra thường xuyên, nhất là với các chuyến bay nội địa. Song, hành khách, cho tới nay thường bằng lòng với một khoản đền bù nho nhỏ, thậm chí nhiều người không biết tới khoản đền bù này.
Sự “dễ dãi” của hành khách cũng khiến cho Vietnam Airlines tái diễn thường xuyên việc chậm trễ và hủy chuyến.
 
Khi căn cứ trên 2 luận điểm là TA & Tâm lý, ta có 2 vấn đề cần quan tâm:

1. Tâm lý: Với việc tâm lý chính của TT đang ở vùng nhạy cảm (lần 3 test lại đỉnh cũ ngắn hạn) thì hiện người cầm hàng luôn đang trong trạng thái cảnh giác rất cao, luôn rình canh sút khi cảm thấy dấu hiệu suy yếu của TT sau mỗi lần tiệm cận đỉnh cũ (Note: hàng T4, T5, … đều có lãi).

2. TA: Với dân Trading T.A (mấy cụ oánh kiểu kĩ thọt) luôn chọn giải pháp an toàn làm trọng & thiên nặng theo trường phái học thuật, thì vùng resistance mạnh này sẽ là vùng mà họ luôn canh thoát. Múc vùng resistance cũng là điều mà dân kĩ thọt rất kiêng!

Từ 2 yếu tố trên có thể dễ dàng suy ra một điều hiển nhiên: TT hiện tiềm ẩn 1 lực CUNG khá mạnh cùng sự thiếu hụt lực CẦU của mấy a kĩ thột (T.A).

* F.A: Về vấn đề này thì e xin phép sẽ không chém nhiều bởi e hiểu bất kỳ ai ở đây cũng hiểu rõ và đoán định tốt hơn e một điều rằng, “Thời điểm này – sau hơn 02 năm K.T miệt mài nằm trong khủng hoảng và suy thoái, với những tín hiệu đã phát đi nhằm hỗ trợ vĩ mô – đặc biệt là từ phía NHNN. Thì giờ là thời điểm cần ngồi chờ chính sách ngấm, từ đó tạo ra sự lan tỏa tích cực!”.

(P.s: dù có những quan điểm trái chiều cho rằng những động thái vĩ mô vừa qua dù có cố đến đâu thì cũng chỉ giống như là biện pháp điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS bằng liệu pháp cho uống ARV – thuốc có tác dụng làm chậm lại sự nhân lên của HIV trong cơ thể người, từ đó làm tăng khả năng miễn dịch & ít mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội).

* Với những gì là sự nhìn nhận cá nhân mà e viết ở trên có thể có nhiều cụ sẽ nghĩ rằng e đang chiêm nhợn, … abc … nọ kia. Nhưng, xin thưa, quan điểm của e lại hoàn toàn không phải là vậy. E hiện đang Full cổ, bìm bịp xịn, và thậm chí với cái nhìn ở chiều ngược lại thì hiện e lại khá lạc quan với quyết định lần này của mình.

Giờ e xin đặt ra 1 số câu hỏi thế này & mời ae cùng tham khảo:

- Ai là chủ xị cuộc chơi trong 03 tháng vừa qua, “Tổ chức” hay “gà qué”?

- VOL khỏe & bền như vậy, hiện tượng này phải chăng giống với quá trình phân phối? (nên nhìn dài chút chút về yếu tố này).

- Với MMs & BBs mà nói, thì họ có hiểu được hai cái mục 1 - Tâm lý & 2 - T.A như e “tích phân” ở trên hay ko? Nếu hiểu, họ sẽ để TT vận hành theo hướng nào?

- Nhịp đánh vào những thời khắc quyết định trong phiên T6 tại sao lại chứa đựng nhiều dấu hiệu lạ? tại sao lại dùng cách đánh giữ nhịp & điều khiển chỉ số vào phiên đó?

- Tại sao vào thời điểm nhạy cảm lúc 10h13’, khi TT đạt đỉnh trong phiên (79.1 point, tăng +0.6 point ), lại có những lệnh với Vol cực nhỏ (100 cổ) của những mã có tác động nhất định vào chỉ số lại được tung ra bán với mức giá cực thấp so tham chiếu? (trong khi chốt phiên giao dịch mã đó chỉ đạt VOL đúng 100 cổ, tức là có đúng 1 lệnh đc bán ra lúc 10h13’)

- Đè ACB cả piên dao động quanh mức giảm từ 0.8 đến 1.5%, chốt phiên tại sao lại đưa ACB về t/chiếu với lệnh múc 100 cổ?


- Đồng ý đỉnh 79.x là 1 đỉnh hơi rắn, cái này ai cũng rõ. Tuy nhiên, với hiệu ứng 2 ngày cuối tuần, nhất là dư âm tích cực từ piên T5 chuyển sang. Thì liệu có dễ ko nếu phiên đó thật sự muốn đánh vượt đỉnh?

* Chốt hạ:

Hai ngày đầu tuần hứa hẹn sẽ là hai ngày điều chỉnh rất mạnh nhưng nó sẽ mang đặc điểm khác hẳn với 2 lần điều chỉnh gần đây nhất, đó là nó sẽ rung giật & điều chỉnh ngay trong phiên. Căn cứ trên những viện dẫn mang tính cá nhân đưa ra ở trên để lập luận và hiểu, thì có thể hiểu “TT khả năng cao đang ở vùng bị đè gom & rũ VOL một cách rất có ý đồ!”.

Nếu như không thể không được dùng 1 “Câu khẳng định” ngắn gọn nhất để miêu tả & định hình về một trận đánh lớn - trận có những thời khắc rung rũ giật kinh hoàng trong phiên – sắp diễn ra trong tuần này để chém. Thì e xin tạm được dùng một câu để chém với các bác là: “Tuần của rũ VOL, cướp hàng & vượt vũ môn!” !
 
tuy có rung lắc trong phiên nhưng lực mua vẫn tập trung khá mạnh vào nhóm ngành bất động sản, khiến nhóm ngành này có sự tăng giá rất tốt trong buổi giao dịch ngày hôm nay.

Về phương diện kỹ thuật, phiên giao dịch ngày 13/04/2012 thị trường có sự điều chỉnh nhẹ kèm khối lượng được giữ ổn định so với phiên giao dịch trước đó. Đây là dấu hiệu phản ứng trong một xu hướng giá lên khi đường giá tiếp cận đỉnh cũ trước đó
 
Israel mở nhà máy chế biến sữa tại Sài Gòn

Hợp tác với Bộ Nông Nghiệp Việt Nam



-Sau 5 năm xúc tiến, một nhà máy sản xuất sữa của Israel đang được xây dựng tại Sài Gòn, theo tin từ Ynet News. Ðây là dự án của Trung tâm Hợp tác và Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (Center for International Agricultural Development Cooperation - CINADCO) và tổ chức MASHAV phối hợp với Bộ Nông Nghiệp Việt Nam.


Ynet News trích dẫn phúc trình của Bộ Nông Nghiệp Israel cho rằng mỗi năm một người Israel sử dụng trung bình khoảng 900 ly sữa trong khi người Việt Nam chỉ dùng khoảng 70 ly. Vì vậy, theo Bộ Nông Nghiệp Israel thì nhà máy sản xuất và chế biến sữa nhắm mục tiêu vào sự phát triển ngành kỹ nghệ sữa, có thể dẫn đến sự bùng nổ thị trường tiêu thụ sữa tại Việt Nam.

Bộ Nông Nghiệp Israel cũng cho rằng sữa là thành tố chính trong thực phẩm của người Việt Nam trong vài năm trở lại đây.

Nhà máy sữa tại Sài Gòn được thành lập theo dự án này bao gồm máy móc và kỹ thuật của Israel, sẽ trở thành một trung tâm phân phối sữa lớn tại Việt Nam. Các chuyên viên Israel sẽ huấn luyện người Việt Nam cách sử dụng nhiều ngành kỹ thuật khác nhau bao gồm tiêu chuẩn an toàn, cẩm nang hướng dẫn chăn nuôi thú y cũng như kỹ thuật điều hành nhà máy.

Bộ Trưởng Nông Nghiệp Orit Noked gọi dự án này là “biểu tượng của sự mở rộng hợp tác chặt chẽ giữa ngành nông nghiệp Israel và Việt Nam” và cũng là “bằng chứng cho thấy sự tân tiến của ngành công nghiệp Israel trên thế giới.”

Theo dư luận tại Việt Nam, sự xuất hiện của một nhà máy tân tiến của phương Tây lần này sẽ giúp người dân Việt Nam có nhiều chọn lựa món sữa cho mình, thay vì chỉ có vài công ty sản xuất nội địa như Vinamilk, Long Thành... độc quyền thị trường.
 
Đánh sóng kiểu mới
Nguồn tin: Sài Gòn Đầu Tư | 16/04/2012 1:42:16 CH
In tin |

Lưu vào sổ tay |

RSS


Cách đây 1 tháng, VN Index dao động quanh mức 440 điểm, cuối tuần qua chỉ số này đạt 462,52 điểm. Ngưỡng 450 điểm của VN Index đã được chinh phục và trụ vững trong 5 ngày. Nếu tính đơn thuần, mua CP 1 tháng trước nắm giữ đến bây giờ sẽ có lãi, nhưng thực tế lại không như vậy.

Nhìn từ REE và nhóm CP khoáng sản

Từ ngày 20-3 đến 26-3, REE có 5 phiên tăng giá liên tục, từ 13.100 đồng/CP lên 14.500 đồng/CP. REE là một blue chip của thị trường, CP này có diễn biến khá ổn định nên chỉ cần tăng giá khoảng 10% hoặc 1.000 đồng/CP là rất nhiều NĐT đã hài lòng và tiến hành chốt lời.

Từ ngày 27-3 đến 30-3, REE có một số phiên điều chỉnh và đã có lúc xuống mức 13.600 đồng/CP, nhiều người đã nghĩ rằng CP này khó có thể tăng lại. Nhưng điều rất bất ngờ là trong những phiên đầu tiên của tháng 4, REE lại tăng mạnh mẽ trở lại, từ 13.900 đồng/CP lên 17.000 đồng/CP sau 7 phiên.

Trong khoảng thời gian REE tăng giá mạnh (từ ngày 5 đến 12-4), đã có một loạt thông tin được xem là tích cực đối với CP này xuất hiện. Đầu tiên là việc REE phát hành trái phiếu chuyển đổi với giá chuyển đổi lên đến 2.2, tức cao hơn hẳn mức giá của REE hiện nay.

Vì vậy đã có những suy đoán về khả năng REE sẽ phải chạy tiếp lên mức giá tương đương 2.2 cho xứng. Thông tin kế tiếp là việc Platinum Victory Pte. Ltd trở thành cổ đông lớn của REE với tỷ lệ sở hữu trên 5% và đăng ký mua tiếp 5 triệu CP.

Sự “ngoạn mục” của REE như đã nói ban đầu, REE thường không “phi” quá nhanh, nhưng giai đoạn vừa qua REE đã tăng giá hơn 20%, vượt xa tỷ lệ chung của thị trường. Mặt khác, quy luật “tin ra là bán” vẫn được áp dụng khá phù hợp trong nhiều CP, nhưng lại không đúng với REE khi tin tốt của CP này xuất hiện giá vẫn tiếp tục tăng.

Cũng trong khoảng thời gian REE tăng giá, một CP nhận được rất nhiều kỳ vọng của giới đầu cơ là KTB (Khoáng sản Tây Bắc) chỉ quanh quẩn ngưỡng 9.000-10.000 đồng/CP. CP này sau khi tăng trần được vài phiên lại quay đầu giảm mạnh.

Bởi khi KSH, KSS tăng khoảng 100%, nhiều kỳ vọng dành cho KTB sẽ là CP họ “K” (khoáng sản) tiếp theo tạo nên kỳ tích. Nhưng ngôi sao sáng nhất của nhóm CP khoáng sản lại chính là KSA (Bình Thuận Hamico) khi CP này tăng từ 4.000 đồng/CP lên gần 14.000 đồng/CP, tương đương tỷ lệ tăng 250%.

Mặc dù Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của KSA lý giải về việc CP của công ty mình tăng trần là do tỷ lệ cổ tức tiền mặt 10%, nhưng tỷ lệ này chỉ có thể tăng vào tầm 0.8-1.0, một khi vượt qua khu vực này việc mua CP để hưởng cổ tức không phải là cách lý giải hợp lý.

Có thể KSA tăng giá mạnh, nhưng số người lãi lớn với CP này lại không nhiều. Lý do, với một công ty làng nhàng như KSA lại chưa có “số” trong họ khoáng sản như KSS hay KSH, không mấy ai dám tin CP này lại có thể tăng “phi mã” như vậy, nên việc bán không đúng đỉnh sẽ khá nhiều.

Ảo ảo, thực thực

Theo quan sát của một NĐT có nhiều kinh nghiệm, trong khoảng 2-3 tháng vừa qua, NĐT nếu “lỡ” mua đúng đỉnh thì hãy kiên nhẫn chờ đợi giá CP sẽ về đỉnh cũ, thậm chí tăng hơn. Còn nếu chọn các phương án như cắt lỗ, đảo hàng thì khả năng thua lỗ chồng thua lỗ, cho dù thị trường có diễn biến tích cực rất dễ xảy ra.

Trở lại với khoảng thời gian từ ngày 27-3 đến 6-4, tức trước khi TTCK bùng nổ trở lại trong tuần qua, có thể thấy không ít trường hợp NĐT bị thua lỗ nặng. Ngày 27-3, khi TTCK vẫn đang “ngon trớn” vào buổi sáng thì một lượng cung khổng lồ đã được tung ra vào phiên chiều, nhấn chìm rất nhiều CP từ màu tím (tăng trần) xuống màu đỏ (giảm giá), thậm chí xanh tái.

TTCK bước vào một giai đoạn cực kỳ khó chịu khi VN Index hôm tăng thì điểm số tăng rất ít, trong khi giảm lại khá mạnh. Hiện tại, NĐT thường lấy diễn biến của VN Index để làm tham chiếu cho quyết định đầu tư và áp dụng rất chặt chẽ.

Điều này dẫn đến tình huống nhiều NĐT thấy CP mình giảm xuống 10% lập tức bán ra cắt lỗ vào buổi sáng, đến chiều thấy giá CP trở về tham chiếu, lại được “kích” để tăng giá, sợ “lỡ sóng” nên lập tức mua vào. Nhưng câu chuyện chưa dừng lại ở đó, đến ngày T+4, khi CP về, giá lại chưa tăng, trong khi thị trường chung cũng chưa có dấu hiệu khả quan, NĐT tiếp tục chờ.

Chờ thêm vài ngày, CP vẫn chưa tăng, trong khi thị trường chung đã hồi phục, một số mã khác tăng giá, thì phương án lại được lựa chọn là bán ra CP để đua lệnh ở các mã khác. Rốt cuộc, khi NĐT vừa bán thì giá CP lại tăng trở lại.

Một điểm khác khiến cho NĐT cực kỳ khó chịu chính là việc CP tăng được đến ngày T+4 (tức tăng 4 phiên liên tiếp) càng ngày càng hiếm hoi, thường chỉ là T+3, T+2 thậm chí T+1,5. Điều này có nhiều cách lý giải, nhưng lý giải theo một số nhân viên môi giới kỳ cựu trên thị trường nguyên nhân nằm ở chỗ một số “tay to” đã chủ động nguồn cung CP.

Chỉ cần “đánh” cho CP bắt đầu “chạy” thu hút NĐT mua vào, sau 1-2 phiên, một lượng hàng sẽ được cung ra để chốt lời. Sau đó giá CP giảm, đến ngày T+4 của một số NĐT thì giá CP đã giảm hơn so với ngày T. Vì vậy, khi NĐT quyết định cắt lỗ, các “tay to” lại gom trở lại và tiếp tục đánh lên.

Điều này dẫn đến việc thị trường tăng hoặc đi ngang, nhưng NĐT vẫn lỗ 5-10% thậm chí hơn nữa là bình thường. Chính vì vậy, để đối phó với cách đánh sóng ngắn này, NĐT xem chừng phải có “gan” và tự tin chọn đúng những CP có nền tảng tốt và kiên nhẫn chờ đợi thay vì nóng vội, để khi có cơ hội với lợi thế hàng đã có sẵn, có thể chốt lời sau vài phiên tăng mà không cần đến T+4.

Có thể nói, các thủ thuật giao dịch, diễn biến giá CP cũng như các chỉ số chứng khoán có rất nhiều thay đổi trong năm 2012. Nhiều NĐT đã thốt lên rằng, chưa bao giờ kiếm lãi 10-15% khó như hiện nay, còn tỷ lệ lãi từ 20% trở lên là rất khó khăn.

Thí dụ: Một CP giá 7.000 đồng/CP, để tăng được 20% lên 8.500 đồng/CP theo cách tính thông thường chỉ cần 4-5 phiên, có thể giai đoạn 2009 hoặc 2007 sẽ diễn ra đúng như vậy. Nhưng hiện nay, có khi phải chờ đến 10-15 phiên, giá CP từ 7.000 đồng/CP tăng lên 8.000 đồng/CP sau đó lại điều chỉnh về lại 7.500 đồng/CP, có khi là 7.000 đồng/CP rồi sau đó mới tăng tiếp.

Trong giai đoạn này, có lẽ hiếm có ai đủ kiên nhẫn để chờ đợi. Điều này khiến nhiều NĐT mặc dù nhiều kinh nghiệm, nhưng nếu không kịp thích nghi sẽ bị “bứt xô” vì cách đánh “ảo ảo, thực thực”.
 
Vừa qua, trao đổi với phóng viên báoThanh Niên, TS Lê Xuân Nghĩa - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho biết, với mức lãi suất lên tới trên 20%/năm như hiện nay, Việt Nam đang được xếp vào các nước có lãi suất cho vay cao nhất thế giới.

Vài năm gần đây, lãi suất cho vay thương mại của hệ thống ngân hàng trong nước luôn ở mức cao. Đặc biệt, kể từ năm 2011 và quý 1/2012, lãi suất cho vay thông thường lên tới hơn 20%/năm, cao hơn gấp từ 3 - 4 lần so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…

Ngày 13-3-2012, Ngân hàng Nhà nước VN đã giảm lãi suất cơ bản 1%/năm, khiến các NH thương mại cổ phần phải giảm lãi suất huy động VNĐ xuống 13%/năm nhưng lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp chỉ giảm từ 2 - 4%/năm, vẫn còn ở mức từ 17 - 19%/năm, nghĩa là vẫn tiếp tục đứng ở mức cao. Cụ thể, theo thống kê mới nhất, lãi suất cho vay sản xuất - kinh doanh dao động bình quân từ 16,5% đến 20%/năm, cho vay lĩnh vực phi sản xuất từ 20% đến 25%/năm. Đối với lĩnh vực được khuyến khích và ưu đãi là nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu, lãi vay cũng phố biến từ 14,5% đến 16%/năm.

Chuyên gia tài chính ngân hàng, cố vấn cao cấp của HĐQT Ngân hàng BIDV, TS Cấn Văn Lực cũng nhìn nhận hiếm có quốc gia nào lãi suất cao và duy trì kéo dài như tại VN. “Hiện tại, lãi suất cho vay tại Trung Quốc tầm 5%/năm, Indonesia cũng mức này, còn Singapore thấp hơn. Trung bình của khu vực từ 6 - 8%/năm. Đây là mức lãi suất cơ bản do ngân hàng trung ương các nước công bố. Nếu so sánh với trần lãi suất huy động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là 13%/năm và đầu ra tức lãi cho vay 16%/năm, thì khoảng cách giữa VN và các nước cũng đã là một trời một vực”.

Từ khi giảm lãi suất tiền gởi tiết kiệm xuống còn 13%, các ngân hàng ế khách hẳn đi. Như sáng ngày 6-3, ở mặt tiền VPBank Chợ Lớn, vắng khách đến nổi mấy anh bảo vệ đành để cho khách du lịch mượn chỗ ngồi nghỉ chân…(Photo VB)
TS Lê Thẩm Dương - Trưởng khoa Quản trị Doanh nghiệp, Trường ĐH Ngân hàng TP. Sài Gòn cho rằng thực tế cho thấy, ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất 1%, các ngân hàng ồ ạt tung ra các chương trình khuyến mãi. Khách hàng gửi tiền tham gia chương trình bốc thăm trúng thưởng ngay (tần suất trúng thưởng 100%), cào trúng thưởng và chương trình quay số trúng thưởng cuối chương trình với giải đặc biệt từ 1 tỉ đồng trở lên... Cộng thêm chi phí này, lãi suất huy động thực đã cao hơn 13%. "Ngân hàng huy động được 10 đồng phải trích dự trữ bắt buộc, để lại một phần tiền dự trù thanh khoản, ngân hàng phải mua bảo hiểm tiền gửi cho số tiền này... Số còn lại mới cho vay. Số tiền cho vay này phải gánh cho toàn bộ chi phí trên, kể cả một phần lợi nhuận. Chi phí huy động tăng cao thì tất nhiên chi phí đầu ra buộc phải tăng cao" - TS Dương phân tích.

PGS-TS Trần Hoàng Ngân - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.Sài Gòn nhận xét: “Khi người ta mua giá thấp thì sẽ bán giá thấp, bản thân các ngân hàng cũng muốn triển khai cho vay nếu không thì chết. Tuy nhiên một số ngân hàng lách vượt trần lãi suất là do vấn đề thanh khoản và thị trường chưa mang tính nghiêm minh. Đó là lý do lãi suất khó giảm”.

Một nguyên nhân khác khiến lãi suất cho vay vẫn chưa thể giảm được, theo TS Lê Thẩm Dương do tâm lý "phòng thủ" thanh khoản. Những nhân hàng huy động được tiền thay vì cho doanh nghiệp vay thì lại mang tiền này mua trái phiếu hoặc cho vay trên thị trường liên ngân hàng. Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng tháng 3-2012 tăng cao hơn so với 2 tháng trước, lên hơn 660,000 tỉ đồng, trong đó giao dịch qua đêm và 1 tuần lên hơn 508,000 tỉ đồng.

Bị lãi suất cao vào bậc nhất thế giới và kéo dài nhiều năm như thế, doanh nghiệp trong nước vẫn phụ thuộc chủ yếu vào tín dụng ngân hàng. Đó là lý do khi tiền tệ bị siết lại, doanh nghiệp đã phá sản hàng loạt.
 
Trước hết, tôi đề cập đến kiến thức đầu tư: Để có thể theo nghiệp đầu tư chứng khoán (có thể rộng hơn) chúng ta cần chuẩn bị cho mình một khối lượng chuyên môn không hề nhỏ, chúng ta phải biết quản lý tài chính cá nhân (dòng tiền đầu tư tối thiểu phải có kế hoạch và ổn định trong trung hạn, có thể biến động do kết quả kinh doanh), chúng ta phải biết phân tích cơ bản (phân tích vĩ mô, phân tích ngành, phân tích công ty, định giá cổ phiếu, lý thuyết quản lý danh mục đầu tư...), chúng ta phải biết phân tích kỹ thuật (các chỉ báo, các mô hình, các công cụ phân tích...)...Về lâu dài, nếu anh em cảm thấy những điều tôi nói ra là khó khăn và không nỗ lực trau dồi được thì chỉ nên tham gia làm nghề tay trái...
Đề cập đến vấn đề "cảm nhận thị trường": hầu hết khi chúng ta tham gia đầu tư, sau một thời gian hiểu biết mơ hồ đều cảm thấy "mình là người có cảm nhận thị trường" đặc biệt hay bị ngộ nhận trong những giai đoạn thị trường tăng trưởng mạnh như hiện tại... Nhưng nên nhớ một điều "cảm nhận tốt cũng là do sự chăm chú, nỗ lực và sự trau dồi kiến thức về một vấn đề mà ra"... (ở đây, tôi nói đến cái gọi là "giác quan thứ 6 được hình thành từ sự chăm chú và nỗ lực về một vấn đề gì đó")
Những thứ tôi nói ra có lẽ gặp không ít những phản đối và sự coi thường của những nhà đầu tư cho rằng "mình có cảm nhận thị trường", và đầu tư ở Việt Nam những kiến thức và kế hoạch ấy là bỏ đi, tôi không phủ nhận rằng "kết quả cuối cùng là bạn kiếm được bao nhiêu tiền từ TTCK", nhưng nên nhớ thành công là kết quả của một quá trình từ bắt đầu cho đến khi kết thúc chứ không phải là thời điểm hay một giai đoạn, tôi muốn chia sẻ để anh em và bản thân tôi tự hoàn thiện mình...
Lời kết:
- Mình sinh ra cuộc đời mình, mình phải đứng được trên đôi chân của mình (tránh hiểu nhầm với bảo thủ, trì trệ)
- Giác quan thứ 6 "cảm nhận thị trường" do sự nỗ lực và chăm chú tạo ra
- Hãy chuẩn bị đầy đủ, kiến thức, kế hoạch và nguồn lực để tham gia thị trường bền vững nhất
 
Dòng tiền khôn bắt đầu di chuyển. tt sẽ có biến trong những phiến tới.
Dòng CK và dòng BĐS chịu áp lực cung mạnh. Đảo hàng rang lạc trong phiên, nhanh tay nhanh mắt. Một phiên giao dịch đầy cảm xúc.

Hàng ngon, chất lượng sẽ chào đón dòng tiền khôn di chuyển mạnh mẽ đến, Tìm và chọn hàng mà vô nhé.
 
Quý II, cổ phiếu chứng khoán và bất động sản sẽ nổi sóng


Những DN có kết quả kinh doanh quý I/2012 tốt thuộc các ngành cao su, ngân hàng, chứng khoán… và những doanh nghiệp này tiếp tục có triển vọng kinh doanh khả quan trong quý II/2012.
Nhiều ý kiến cho rằng, trong quý II/2012, nhóm cổ phiếu ngành bất động sản và chứng khoán sẽ vẫn “hot”.
Từ cuối quý I/2012, thị trường bắt đầu “dậy sóng” cổ phiếu ngành bất động sản, chứng khoán… với nhiều kỳ vọng vào khả năng tăng giá cổ phiếu từ hiệu quả hoạt động được cải thiện của nhóm ngành này.

Trao đổi với ĐTCK, ông Phạm Thành Thái Lĩnh, Trưởng Phòng Phân tích CTCK Bảo Việt (BVSC) cho biết, theo thống kê sơ bộ của BVSC thì những DN có kết quả kinh doanh quý I/2012 tăng trưởng so với năm 2011 thuộc các ngành cao su, ngân hàng, chứng khoán… và những doanh nghiệp này tiếp tục có triển vọng kinh doanh khả quan trong quý II/2012.

Đối với các DN bất động sản, do đặc thù riêng, nên kết quả kinh doanh rất khó dự báo, bởi nó còn phụ thuộc vào việc các DN có triển khai dự án đúng tiến độ hay không, DN sẽ chọn thời điểm nào để ghi nhận doanh thu và lợi nhuận.

Cũng với đặc thù của nhóm ngành này thì lợi nhuận 2 quý đầu năm thường thấp hơn nhiều so với các quý còn lại, có doanh nghiệp thậm chí còn âm. Do vậy, đối với nhóm DN ngành bất động sản, báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2012 dự kiến sẽ không được khả quan như những gì thị trường đang phản ánh.

Tuy nhiên, xét về tổng thể, các doanh nghiệp đầu tư tài chính chịu ảnh hưởng bởi chi phí lãi vay sẽ bớt gánh nặng trong quý II do được hưởng lợi từ chính sách giảm lãi suất. Theo ông Lĩnh, trong quý II/2012, một số DN đầu tư tài chính như SAM, GMD… sẽ được hoàn nhập các khoản đầu tư tài chính khá lớn, nên nhiều khả năng, thị trường sẽ có “phản ứng” đối với nhóm cổ phiếu này.

“Các ngành mà NĐT nên chú ý trong giai đoạn tới là tài chính, vật liệu cơ bản, vận tải biển... Đây sẽ là các ngành được hưởng lợi nhiều nhất khi nền kinh tế bước ra khỏi giai đoạn suy thoái cũng như khi TTCK bắt đầu hồi phục”, một chuyên gia chứng khoán nói.

Ông Tống Minh Tuấn, Phó trưởng phòng Phân tích CTCK Ngân hàng đầu tư (BSC) cho rằng, khi các doanh nghiệp niêm yết đồng loạt công bố kết quả kinh doanh quý I/2012 thì thị trường sẽ bớt phần “hưng phấn”, bởi gần như ngành nào cũng khó khăn và khi kết quả được công bố sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên thị trường. Một số ngành đặc biệt khó khăn với đặc thù dùng đòn bẩy tài chính cao như bất động sản, xây lắp… sẽ có mức phân hóa mạnh hơn so với các ngành khác.

Theo ông Tuấn, thời gian vừa qua, sự hồi phục của thị trường chủ yếu do tâm lý lạc quan với định hướng chính sách vĩ mô. Cổ phiếu các ngành bất động sản, chứng khoán có mức hồi phục nhanh hơn những ngành cơ bản có tính phòng thủ (dược, cao su…).

Nhưng kết quả và sức khỏe của DN mới là yếu tố cơ bản nhất của giá trị cổ phiếu. Khi kết quả kinh doanh của DN được công bố, toàn bộ thị trường sẽ bị ảnh hưởng xấu, và có thể có đợt điều chỉnh trong thời gian tới. “Ngoài ra, đà hồi phục của nhóm ngành khó khăn như bất động sản trong thời gian qua sẽ chững lại”, ông Tuấn nói.

Còn theo lãnh đạo một CTCK, một số cổ phiếu tăng/giảm giá rất bất thường, chưa phản ánh đúng tình hình kinh doanh của DN. Và nếu các nhà đầu tư chỉ “chăm chăm” vào các mã cổ phiếu theo đám đông thì sẽ dễ nhận hậu quả khôn lường. Theo gợi ý của chuyên gia này, nhà đầu tư có thể xem xét những cổ phiếu có nền tảng tương đối tốt như DPM, HPG, PVD…

Trên thực tế, qua khảo sát sơ bộ của phóng viên Đầu tư Chứng khoán đối với một số nhóm nhà đầu tư, nhiều ý kiến cho rằng, trong quý II/2012, nhóm cổ phiếu ngành bất động sản và chứng khoán sẽ vẫn “hot”. Tình hình TTCK khởi sắc còn giúp các CTCK hoàn nhập thêm khoản dự phòng giảm giá chứng khoán. Một lý do quan trọng nâng đỡ nhóm cổ phiếu chứng khoán chính là kết quả kinh doanh quý I của nhiều công ty tương đối khả quan. Trong đó, đóng góp không nhỏ vào kết quả này là khoản phí giao dịch khá lớn mà các CTCK kiếm được nhờ giá trị giao dịch toàn thị trường luôn giữ ở mức cao, trung bình từ gần 2.000 tới hơn 3.000 tỷ đồng trên cả 2 sàn mỗi phiên.

Còn đối với cổ phiếu bất động sản, trên thực tế, nhà đầu tư chưa thực sự quan tâm đến kết quả kinh doanh quý I, mà chủ yếu kỳ vọng vào tương lai của các DN ngành này.

Thông thường, khi nền kinh tế khó khăn, nhà đầu tư chọn các cổ phiếu phòng thủ như cổ phiếu ngành thực phẩm, dược…, còn khi kinh tế vĩ mô bắt đầu khởi sắc, nhà đầu tư sẽ tìm đến các cổ phiếu phản ứng nhạy cảm với các chính sách kinh tế.

http://cafef.vn/20120417081052335CA3...e-noi-song.chn
 
tỷ giá tương đối ổn định hơn 1 năm nay. Điều này làm cho người dân không đổ xô đi mua vàng, đô làm đồng tiền chết dí trong két. Nhà ĐT NN thì an tâm hơn, họ không lo sẽ lỗ đơn, lỗ kép. Và đây là khởi đầu của sự phục hồi và phát triển.
CK luôn đi trước một bước.
 
Hội Đồng Bảo An LHQ trừng phạt Bắc Triều Tiên nghiêm khắc hơn

Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc Susan Rice
Hình: AP
Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Susan Rice, chủ tịch Hội đồng trong tháng này, nói nếu Bình Nhưỡng chọn thách thức cộng đồng quốc tế, thì Hội Đồng Bảo An sẽ có hành động thích hợp

Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc mạnh mẽ lên án Bắc Triều Tiên vì đã cố tìm cách phóng một rốckết tầm xa trong tuần qua và đồng ý áp đặt những chế tài mới đối với quốc gia càng ngày càng cô lập này.

Hội Đồng Bảo An nhất trí chấp nhận “một tuyên bố của chủ tịch” gọi vụ phóng ngày thứ Sáu là “một sự vi phạm nghiêm trọng những nghị quyết hiện hữu của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc” nhằm ngăn chặn Bình Nhưỡng sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo.

Vụ phóng thất bại này chỉ kéo dài có ít phút và kết thúc làm Bình Nhưỡng bối rối khi rốckết vỡ ra thành từng mảnh và rơi xuống Hoàng Hải.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Susan Rice, chủ tịch Hội đồng trong tháng này, nói vụ phóng thất bại gây nên “mối quan ngại sâu sắc về an ninh” tại hầu hết vùng Đông Á.

Bà nói thêm là nếu Bình Nhưỡng lại chọn thách thức cộng đồng quốc tế, thì Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc sẽ có hành động thích hợp.

Thông cáo lên án của Liên Hiệp Quốc cũng yêu cầu Bắc Triều Tiên tự chế không sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo để phóng thêm nữa và từ bỏ “tất cả vũ khí hạt nhân và những chương trình hạt nhân hiện hữu một cách hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không đảo ngược được.”

Vào năm 2006 và 2009, Bắc Triều Tiên cho thử nghiệm hạt nhân tiếp theo các cuộc phóng rốckết.

Hiện Bắc Triều Tiên chưa đưa ra phản ứng tức thì đối với nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
 
Back
Top