Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

câu chuyện của dư luận sáng nay về việc tay to người Việt bỏ ra 1 triệu USD để đặt chân lên nước Mỹ , tờ Time đã có những bước tìm hiểu đâu tiên về tay to IDS , phóng viên tờ này cũng chào thua so với tính năng nhạy cảm của dư luận mua bán cp của người Việt.

- Một số thông tin đầu tiên của dư luận cà phê chứng khoán SSI và KLS cho biết , tay to mua thị trấn này xong sẽ bíến thị trấn thành nơi đặt chân và tổng hành dinh của IDS , ngõ hầu phát triển tiêm năng và lên sàn chứng khoán Mỹ trong 5 năm.

- Họ sẽ làm gì ? kêu gọi cư dân kinh doanh đặt văn phòng vì thị trấn này sát xa lộ Mỹ nhộn nhịp nhất ở miền Tây Nam Hoa Kỳ

- Đưa hàng hóa giao thương , Lobby thương hiệu , lên sàn chứng khoán VN với cổ phiếu nặng đô IDS.


http://vietcurrency.vn/showthread.php?4 ... 1n/page104

Về việc này trên bàn cà fê chứng khoán SSI sáng nay , phóng viên tờ news week nhận định : mua 1 triệu USD nhưng chỉ cần sau 5 năm khối tài sản mà IDS có sẽ là không dưới 100 triệu USD nếu biết phát huy hiệu quả .

"BDS Mỹ rẽ nhưng thuế thì thôi rồi. Mà chây ỳ ko đóng thì toà án sờ gáy ngay. Ko ngon như ở VN mua xong đất là của mình mỗi năm đóng vài trăm nghìn "
Bình luận Live về việc này , nhóm phóng viên bàn cà fê Caraven hôm nay nhận định : Thật ra IDS không chú trọng mua BDS ở Mỹ , mà họ muốn là người đầu tiên của tiếng nói và có đại bản doanh cho các DN Việt Nam muốn vào Mỹ , chỉ nội tiền hoa hồng cho việc ENTER thôi họ cũng đủ no căng bụng...
 
http://cafef.vn/20120407090944955CA3...hung-khoan.chn

Theo dự thảo sửa đổi Thông tư 13 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, một số điều khoản hạn chế cho vay chứng khoán được bãi bỏ.
Đây là lần thứ 3 Thông tư 13 được sửa đổi kể từ khi được ban hàng vào tháng 5/2010. Trước đó vào tháng 9/2011, khi thời gian hiệu lực chưa bắt đầu, thông tư này đã được sửa đổi bằng thông tư 19. Tiếp đó vào tháng 8/2011, NHNN đã sửa một số điểm khác của thông tư này bằng việc ban hành thông tư 22.
Tháng 5/2010, NHNN ban hành thông tư 13 với các nội dung chính là (i) tăng hệ an toàn vốn lên mức 9%; (ii) hạn chế việc cho vay đầu tư và kinh doanh chứng khoán của các ngân hàng thương mại; (iii) tăng cường quy định về đảm bảo khả năng thanh khoản.
Nguồn vốn vào thị trường chứng khoán gần như bị chặn lại sau thông tư này khi NHNN quy định các ngân hàng không được cấp tín dụng cho công ty trực thuộc là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chứng khoán; không được cho vay không có bảo đảm để đầu tư, kinh doanh chứng khoán. Khoản cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán được quy định hệ số rủi ro cao nhất (250%). Chỉ số VNIndex đã giảm đến 23% từ khi thông tư 13 được công bố.
Trong các thông tư sửa đổi sau đó (thông tư 19 và 22) NHNN chỉ sửa đổi các quy định liên quan đến hoạt động cho vay và huy động của các ngân hàng thương mại trong khi đó các quy định trên đối với chứng khoán vẫn được giữ nguyên.
Tuy nhiên, trong dự thảo sửa đổi lần này, NHNN đã bỏ một số quy định hạn chế cấp tín dụng kinh doanh chứng khoán tại khoản 7,8,9 điều 8 gồm:
8.7 Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng cho công ty trực thuộc là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chứng khoán.
8.8 Tổ chức tín dụng không được cho vay không có đảm bảo để đầu tư kinh doanh chứng khoán.
8.9 Tổng dư nợ cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá đối với tất cả khách hàng nhằm đầu tư, kinh doanh chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.
Ngoài ra, NHNN cũng bổ sung điều kiện, giới hạn cấp tín dụng để đầu tư kinh doanh cổ phiếu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó các tổ chức này chỉ được cấp tín dụng dưới hình thức cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá với khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu khi có các điều kiện sau:
1. Trước và sau khi cấp tín dụng phải đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ và hợp nhất, tuân thủ giới hạn cấp tín dụng đối với một khác hàng, một khách hàng và người có liên quan và các tỷ lệ bảo đảm an toàn khác quy định tại Thông tư này;
2. Đã ban hành Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay trong đó có quy định về nghiệp vụ cấp
3. Tuân thủ đầy đủ các quy định về quản trị rủi ro và trích lập đủ số tiền dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật.
Tỷ lệ cho vay đầu tư và kinh doanh cổ phiếu của nhóm tổ chức tín dụng nước ngoài sẽ do NHNN quy định trong từng thời kỳ. Dự thảo Thông tư cũng quy định: ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được nhận ủy quyền đại diện cổ đông đối với cổ phiếu mà khách hàng mua từ nguồn vốn vay hoặc có nguồn gốc từ nguồn vốn vay ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

http://vietcurrency.vn/showthread.php?4 ... 1n/page105
 
NGười Giám Đốc đầu tiên của Khách sạn Hilton

NGười Giám Đốc đầu tiên của Khách sạn Hilton


Đêm đó đã rất khuya, một đôi vợ chồng cao tuổi tìm đến một khách sạn ở khu du lịch hỏi thuê phòng. Người Tiếp tân, một thanh niên trẻ nhã nhặn đáp: “Xin lỗi, khách sạn chúng tôi đã kín khách, không còn chỗ nào cả”. Song, khi thấy bộ dạng mệt mỏi và thất vọng của 2 vị khách, người Tiép tân lại nói: “Tuy nhiên, để tôi nghĩ cách xem sao…”.


Anh đương nhiên không muốn họ tiếp tục phải đi gõ cửa từng khách sạn mà xem ra cũng đã kín đặc người trong thị trấn, rồi cuối cùng phải ngồi vật vạ đâu đó bên lề đường suốt cả đêm. Vậy nên, anh dẫn hai vị khách ấy đến một gian phòng nhỏ nhưng ngăn nắp và sạch sẽ: “Đây không phải gian phòng tốt, nhưng lúc này tôi chỉ có thể làm được đến vậy”.

Ngày hôm sau, khi hai vị khách đến thanh toán, người lễ tân từ chối: “Không cần, vì đó chỉ là phòng nghỉ của tôi, cho ông bà mượn tạm qua đêm. Chúc ông bà lên đường may mắn”. Hóa ra, cả đêm hôm đó người Tiếp tân đã không ngủ mà ngồi làm việc trong quầy. Hai vị khách vô cùng cảm động. Khi họ đã đi khỏi, anh tiếp tục bận rộn với công việc của mình và quên hẳn chuyện đó. Không ngờ một ngày kia, anh nhận được một tấm vé máy bay cùng thư mời đến New York làm việc. Hóa ra hai vợ chồng già ấy thuộc hàng tỷ phú, sau khi quay về họ quyết định mua hẳn một khách sạn sang trọng để kinh doanh và mời người Tiếp tân tốt bụng đến làm quản lý với niềm tin chắc chắn anh sẽ hoàn thành tốt công việc này.

Đó là câu chuyện truyền kỳ về người giám đốc đầu tiên của chuỗi khách sạn hàng đầu thế giới (Hilton)


HILTON HOTEL IN SACRAMENTO,CA
Nó nhắc nhở chúng ta rằng: Nếu biết yêu thương đồng loại, nếu con người đối đãi với nhau bằng chân tình, bất cứ việc gì cũng có thể


Hễ bạn sống tử tế thì bạn sẽ có sóng thần , sống láo thì chỉ có sóng lùi ....



chịu khó học hỏi
http://vietcurrency.vn/showthread.php?4 ... #post28302


rèn luyện , chịu khó luyện mũi thị trường chính xác , sống đạo đức thì ắt bạn sẽ giàu có thôi...
 
Biển Ðông là tài sản chung của thế giới và phải tự do cho thương mại để phú cường, Bộ Trưởng Ngoại Giao Ấn Ðộ SM Krishna tuyên bố như vậy sau khi Trung Quốc lại lên tiếng cảnh cáo Ấn không được chen vào dò tìm khai thác dầu khí ở Biển Ðông.

Bản đồ phân lô các lô dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam. (Hình: Internet)

Biển Ðông là theo cách gọi của Việt Nam, Biển Tây theo cách gọi của Philippines và là Nam Hải theo cách gọi của Trung Quốc.

“Ấn Ðộ duy trì quan điểm rằng Biển Ðông là tài sản của thế giới nên con đường thương mại này không nước nào được phép cản trở. Nó phải được sử dụng để gia tăng mậu dịch giữa các nước tiếp cận với vùng biển này.” Ông Krishna phát biểu với báo chí và được tờ Times of India kể lại.

Theo ông, dữ kiện này đã được các nước thuộc hiệp hội ASEAN công nhận và cả Trung Quốc khi họ có các cuộc đối thoại.

Ông Krishna phản ứng một ngày sau khi Ngô Sĩ Tồn, một cố vấn về tranh chấp Biển Ðông của nhà cầm quyền Bắc Kinh, đe dọa rằng Ấn Ðộ sẽ phải trả giá rất đắt nếu tham gia dò tìm và khai thác dầu khí ở khu vực đang có tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc.

Ngô Sĩ Tồn nói 40% các lô 127 và 128 “thuộc khu vực tranh chấp” dù nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công Ước Quốc Tế về Luật Biển (UNCLOS) mà cả Việt Nam, và Trung Quốc đều là thành viên.

“Trung Quốc sẽ không đứng nhìn các sự hợp tác (dò tìm dầu khí) ở các vùng biển mình xác nhận chủ quyền.” Ngô Sĩ Tồn nói ám chỉ đến hợp đồng giữa công ty dầu khí Ấn ONGC-Videsh hợp tác với Tập đoàn Dầu khí Quốc doanh Petro Vietnam ký hồi năm ngoái.

Tuần trước, khi đến thủ đô Ấn Ðộ, Phó Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân tuyên bố khu vực sẽ giao cho Ấn dò tìm nằm trong phạm vi đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên thềm lục địa 200 hải lý.

“Tôi có thể nói với quý vị rằng không có tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ tại khu vực này.” Ông Nhân nói.

Ngày 12 tháng 10, 2011, Petro Vietnam ký thỏa thuận để ONGC-Videsh thăm dò và khai thác dầu khí tại hai lô 127 và 128 phía đông Ninh Thuận. Cái quái ác là Trung Quốc vẽ đường “Lưỡi Bò” chiếm hơn 80% biển Ðông, lấn sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của các nước trong khu vực gồm cả Việt Nam, Philippines, Indonesia. Ðường “Lưỡi Bò” chạy dọc qua cả hai lô 127 và 128 giao cho Ấn Ðộ cũng như vắt ngang các lô 5.2 và 5.3 mà Nga mới mua lại 49% cổ phần từ tập đoàn Petro Vietnam.

Công ty dầu khí Anh quốc BP, dù đã tìm thấy hai mỏ khí đốt và khí hóa lỏng lớn (mỏ Hải Thạch và mỏ Mộc Tinh) đã bỏ chạy khỏi hai lô 5.2 và 5.3 (bồn trũng Nam Côn Sơn) từ năm 2009 khi bị Bắc Kinh đe dọa ảnh hưởng tới hoạt động của BP ở Trung Quốc. Việt Nam mới lôi kéo được tập đoàn khí đốt lớn nhất của Nga Gazprom thế chân BP và chưa thấy Bắc Kinh phản ứng
 
Phạm Thanh Bình, cựu chủ tịch tập đoàn đóng tàu Vinashin bị truy tố theo điều luật vừa kể đã bị kết án tối đa, tức 20 năm tù qua phiên xử sơ thẩm ở Hà Nội ngày 30 tháng 3, 2012.

Ông phó tổng thanh tra Ngô Văn Khánh tiết lộ chút ít khi nói rằng những sai phạm ở Petro Vietnam “có trách nhiệm của người đứng đầu” tức ông Ðinh La Thăng. Trong số những số tiền xài bậy của các tập đoàn tổng công ty nhà nước bị nêu ra lần này, ngoài những người cầm đầu của tập đoàn và tổng công ty, “liên đới chịu trách nhiệm” còn có cả Bộ Xây Dựng, Bộ Tài Chính, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Hà Tây (cũ), Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội, và một sổ tỉnh.

Quá phân nửa số tiền “sai phạm” $1.5 tỉ USD nằm ở Tập Ðoàn Dầu Khí Việt Nam (Petro Vietnam) dưới thời ông Ðinh La Thăng làm chủ tịch hội đồng quản trị.

Một số quyết định bất chấp quy định, luật lệ của ông Thăng ở Petro Vietnam được nêu ra như “đầu tư trái quy định” số tiền hơn 15,000 tỉ đồng là tiền lời được chia từ khai thác dầu khí của nước chủ nhà “cho các hoạt động tài chính không thuộc các dự án trọng điểm dầu khí chưa đúng với quy định của pháp luật”. Một số các doanh nghiệp được Petro Vietnam bơm vốn “hoạt động không có lãi”, nói trắng ra là lỗ vốn.

Petro Vietnam bị cáo buộc chỉ định thầu trái quy định cho hai gói thầu trị giá hơn 32,000 tỉ đồng (khoảng $1.6 tỉ USD) tại nhà máy lọc dầu Dung Quất. Ðược cho phép “đóng mới” tàu khảo sát địa chấn (thăm dò dầu khí) nhưng lại đi mua một tàu đánh cá cũ của ngoại quốc “cũ quá 10 năm so với quy định đăng kiểm” mang về sửa chữa lắp thêm trang bị (tàu Bình Minh 2 được biết đến khi bị tàu Trung Quốc cắt cáp tháng 6 năm 2011). Không những vậy, tàu này năm 2009 lại được chuyển nhượng (không thấy nói bán cho ai) với giá $29 triệu USD trả góp không lãi trong 5 năm mà bây giờ vẫn chưa thu được đồng nào.

Ðơn vị thành viên của Petro Vietnam bán khách sạn du lịch Thái Bình lấy số tiền 111 tỉ đồng “đến nay vẫn chưa thu được khoản tiền này”.

Bên cạnh đó, đến hết năm 2010, Petro Vietnam “cổ phần hóa” 17 công ty, tổng số tiền thu được là 23,800 tỉ đồng nhưng mới chỉ thu được có 21,800 tỉ đồng. Gần 2,000 tỉ đồng và tiền lãi vẫn chưa thấy.

Ðương kim Bộ Trưởng Giao Thông Vận Tải Ðinh La Thăng có vẻ như đang ngồi trên một cái núi bất an. Một năm ngồi làm bộ trưởng của ông đã gây rất ấn tượng trong dư luận xã hội qua những lời tuyên bố rất nổ, những quyết định hoặc đề nghị của ông đối phó với nạn kẹt xe, nạn đua xe không mấy ai vui vẻ chấp nhận.
 
Vụ hai nhà đầu tư người Việt Nam chi 900.000 USD, tương đương gần 19 tỷ đồng, để mua thị trấn Buford ở bang Wyoming của Mỹ đã thu hút sự quan tâm lớn của dư luận.

Bài viết về thương vụ này trên trang CNN tính đến tối nay (6/4) đã nhận được khoảng 630 bình luận (comment) từ độc giả. Nhiều tờ báo khác có mở chức năng cho độc giả bình luận sau mỗi bài viết như Daily Mail, USA Today, trang ABC… cũng nhận được một số lượng kha khá bình luận cho tin viết về vụ thâm tóm nói trên.

Riêng chuyện đắt rẻ của mức giá mà hai người Việt Nam trả để có được Buford đã được bàn luận rất sôi nổi.

Nhiều độc giả cho rằng, hai nhà đầu tư không tiết lộ danh tính đến từ Việt Nam đã bị “hớ” khi chi số tiền 900.000 USD để đổi lấy Buford. Vài người cũng “đoán già đoán non” về mục đích sử dụng Buford sắp tới của chủ nhân người Việt.

“Trừ trạm xăng và cửa hàng tiện ích là đáng giá. Có vẻ như họ đã trả một mức giá quá cao để có được bất động sản này”, độc giả TexasRedNeck bình luận trên tờ Daily Mail.

“Sammons gặp may rồi. ‘Thị trấn’ đó chỉ là một nơi tồi tệ nằm bên một con đường bị đóng cửa khoảng một nữa thời gian mỗi năm. Có thể chủ mới sẽ xây một khách sạn để phục vụ các tay lái xe bị mắc kẹt chăng?”, độc giả oleole47 viết trên trang CNN. Don Sammons là người vừa bán lại thị trấn Buford cho nhà đầu tư Việt Nam. Ông là cư dân duy nhất, đồng thời tự phong là thị trưởng và chủ sở hữu của thị trấn này.

Với quan điểm tương tự, độc giả onjoFilms của trang CNN viết: “Tôi đoán ông Sammons đã khóc vì ông ta không tin là mình vừa trúng xổ số!”.

Nhưng cũng có nhiều người cho rằng, mức giá 900.000 USD để có được Bufford là giá “hời”.

“900.000 USD. Một mức giá nhỏ để có được một nơi đẹp đẽ bên đường Interstate 80. Nơi này có thể xây được một siêu thị” - bình luận của độc giả digger1111 trên CNN. Độc giả có tên Hanh Dinh của CNN thì cho rằng, bất động sản ở Mỹ nhiều nơi rẻ hơn ở Việt Nam, nhiều người Việt Nam dễ dàng mua được một căn nhà ở Mỹ hơn là ở Việt Nam”.

Độc giả Flyin’Lion của tờ Daily Mail gửi tới chủ nhân người Việt của Buford lời nhắn: “Tôi ghen với bạn đấy! Xin chúc mừng!”

“Biết đâu, đang có 4 tỷ thùng dầu nằm ngay dưới thị trấn này…”, độc giả marko12A tưởng tượng trên CNN.

Trên tờ USA Today, độc giả Frank Benedetto cho rằng, biết đâu, hai nhà đầu tư Việt Nam mua Buford lại là những người có tầm nhìn xa trông rộng. “Đừng quên, Las Vegas cũng có thời là một vùng sa mạc bỏ hoang. Người có tầm nhìn sẽ tạo ra thiên đường”, độc giả này viết.

Trên thực tế, việc người Việt Nam sang mua nhà đất ở Mỹ không còn là chuyện hiếm. Hãng tin Bloomberg mới đây đưa tin, tranh thủ việc giá nhà ở Mỹ giảm mạnh mấy năm qua, người châu Á, nhất là Trung Quốc và Việt Nam, đang là lực lượng khách hàng mua bất động sản đông đảo ở một số khu vực thuộc bang California. Tuy nhiên, chuyện người Việt mua cả một thị trấn Mỹ thì đúng là chuyện cần bàn.

Nhiều người cho rằng, việc cả một thị trấn - một phần của nước Mỹ - bị người nước ngoài mua lại là một tiếng chuông cảnh báo. “Nước Mỹ đang bị rao bán, ở tất cả mọi nơi… Mọi người tỉnh lại đi!!”, độc giả FreeDumbie hốt hoảng trên CNN.

Có không ít ý kiến độc giả nhận định, việc ngày càng có nhiều tài sản, bao gồm bất động sản, của Mỹ rơi vào tay người nước ngoài là kết quả của tình trạng vay nợ tràn lan của người dân và Chính phủ nước này.

“Đây mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm khi mà nợ công của nước Mỹ vượt 1.000 tỷ USD. Người từ Trung Quốc đại lục sẽ xuất hiện. Hãy hy vọng là nước Mỹ sẽ không trở thành một Hy Lạp thứ hai”, độc giả gliese42 bày tỏ lo lắng cho tương lai của nước Mỹ trên CNN.

“Ôi, nước Mỹ đang ở trong tình trạng thảm đến nỗi bị nhà đầu tư Việt Nam mua mất cả một phần”, độc giả IsraelDFX7 trên CNN bình luận.

Trên trang ABC, độc giả EdM lo lắng khi thấy người nước ngoài mua đất ở Mỹ quá dễ dàng: “Một số bài báo khẳng định khách mua đến từ Việt Nam, và đây là chuyến đi đầu tiên của họ tới Mỹ. Người nước ngoài đến Mỹ mua đất thật dễ làm sao!”

Tuy nhiên, cũng có một lực lượng đông đảo độc giả bày tỏ quan điểm “thoáng” hơn về vụ người Việt mua thị trấn Mỹ nói riêng, và người nước ngoài thâu tóm tài sản Mỹ nói chung.

“Tôi không hiểu tại sao mọi người lại cho rằng người nước ngoài không nên được phép tài sản Mỹ. Người Mỹ chúng ta đang hiện diện khắp nơi ở những thành phố như Hồng Kông, Singapore, Tokyo và Jakarta với những thương hiệu Dunkin' Donuts, McDonalds, Starbucks, Outback Steakhouses, Pizza Huts, Wendys, KFC, Walmart, Ace Hardware, phim ảnh Mỹ, Coca Cola, máy bay Boeing, tin tức CNN, xe Buick…”, độc giả Scott603 viết trên CNN.

“Nước Mỹ có một hệ thống thị trường mở và những người này trả tiền để mua đất Buford. Họ chẳng lẻn qua biên giới vào Mỹ để xin trợ cấp. Tôi nghĩ các bạn nên chào đón những người đưa tiền vào nền kinh tế của các bạn và tham gia vào giấc mơ Mỹ”, độc giả Kristi_Denmark bình luận trên CNN.

Một vài độc giả thì phản biện bằng cách đề cập tới việc nước Mỹ từng thâu tóm đất đai của các quốc gia khác. “Mọi người cứ nói tiêu cực khi nhắc tới chuyện người nước ngoài mua đất ở Mỹ. Hãy đọc lịch sử đi. Mọi người nghĩ là Guam, Hawaii, Puerto Rico, Samoa… thuộc quyền sở hữu của Mỹ từ đầu hay sao”, độc giả pjm1234 viết trên CNN.

Nhiều độc giả thậm chí tỏ ra không ngạc nhiên lắm về vụ nhà đầu tư Việt thâu tóm Buford. “Người Đức và người Nhật đã mua đất Mỹ từ lâu. Chẳng có gì sai khi người Việt mua một ‘thị trấn’ trống trơn ở Wyoming… Xét cho cùng, Buford chẳng phải là Rockefeller Center” - bình luận của độc giả Ax2wolverine trên CNN. Rockerfeller Center là tòa nhà nổi tiếng của Mỹ đã được người Nhật mua lại vào thập niên 1980.

Độc giả Kotatsu cho rằng, không nên “nghiêm trọng hóa vấn đề”, vì Buford không đáng được gọi là một thị trấn.

“Người khách đó chỉ đơn thuần mua 10 mẫu đất, một cửa, hàng, một căn nhà, và mấy tòa nhà nữa với giá 900.000 USD. Chẳng khác gì so với việc họ mua riêng từng thứ. Khó có thể xem đây là một thị trấn thực sự, mà chỉ là đất đai nhà cửa của một ai đó và được gắn mác ‘thị trấn’”.

Với cái nhìn thậm chí còn “cởi mở” hơn, một độc giả của tờ USA Today gợi ý nước Mỹ bán đất để lấy tiền trả bớt nợ nần.

“Tại sao các tiểu bang và liên bang không bán một ít đất cho các cá nhân để trả nợ. Các bang North Carolina, South Carolina, Georgia và Florida sở hữu hàng nghìn hòn đảo nhỏ. Tại sao không bán hạn chế các đảo này để có hàng nghìn nghìn tỷ USD, chưa kể được thu thêm thuế?”, độc giả này viết.
 
Nhu cầu phòng thân của người dân:

Chuyện thống đốc ngân hàng đang hăm hở độc quyền nguồn vàng phòng thân của hàng triệu gia đình. Một chuyên gia kinh tế muốn giấu tên nói, đây là một chính sách động chạm trực tiếp đến tầng lớp trung lưu Việt Nam. Nếu giới trung lưu trước đây an phận làm ăn, hưởng thụ thì chính sách độc quyền vàng sẽ làm họ hiểu là ngay cả của để dành cũng không an toàn. Ðe dọa đến nguồn vàng tư hữu phòng thân là đánh thức sự chống trả của tầng lớp công dân đông đảo.

Những ngày tới, chuyện gì sẽ xảy ra khi tuyên bố độc quyền kinh doang vàng miếng. Người dân, nhất là giới trung lưu Việt Nam sau những thoáng mất bình tĩnh thì xuất hiện một bầu không khí im lắng bất thường và chính sự im lắng này là giai đoạn họ chuẩn bị sẵn sàng gây bão lớn.
 
Từ 440 - 500 có nhiều ngưỡng cản quan trọng nên tt khó bứt phá nhanh
Các mã đầu cơ (VND , KLS ... ) sẽ có nhìu sóng nhung xu thế là răng cưa đi lên
Với tình hình vĩ mô đã và sẽ có , hòan tòan yên tâm để nắm giữ trong trung hạn , bác nào khog wen nhảy nhót nên ôm kỹ chờ ngày gặt hái
BBs còn rất nhìu chú đang canh giá tốt để gom hàng...
 
Hôm qua trung tâm lưu ký quốc gia đã họp với 102 công ty chứng khoán và quyết định sẽ ra đời quy định mới T+ 3 giảm đi 1 ngày so với T + 4 hiện nay . Tờ THỜI BÁO KINH TẾ VIỆT NAM trang trọng lên tin ở trang báo tài chính chứng khoán hôm nay .

Yêu cầu giảm đi 1 ngày chờ tiền về của đa số nhà đầu tư là một nhu cầu cấp thiết đi đôi với việc phục hồi nền kinh tế .

Sáng nay tờ đầu tư nhận định cực chuẩn " Cuối tuần trước , THỐNG ĐỐC ngân hàng Nhà Nước đã họp với nhóm G12 và một trong những nội dung đưa ra là hạ lãi suất xuống 12 % ngay trong tháng 4 này .
Mời quý bạn xem trang 27 của tờ báo tài chính này .
Sáng nay , cũng tờ chứng khoán tiếp tục nhận định dự báo không hề quá lạc quan mà là theo thực tại như sau :
" Chúng ta thử hỏi : TIỀN KHÔNG VÀO CHỨNG KHOÁN THÁNG 4-5 và năm 2012 thì nó đi đâu ?

Tờ báo này trích dẫn phát biểu của ông NGUYỄN ĐỨC THẮNG , giám đốc công ty ck FLC như sau
" Khẳng định xu hướng đi lên của thị trường không đồng nghĩa với thị trường không có cạm bẫy .
Gia3i ngân thì phải cân nhắc kỹ cổ phiếu . " Chuẩn hơn là nhận định tiế theo về dòng tiền mấp mé thị trường tài chính chứng khoán như sau
" Bản chất của dòng tiền là có xu hướng vào nơi có tập trung sự sinh lời cao và nhanh . Nên với diễn biến của thị trường từ đầu năm đến nay . Cộng thêm sự dự báo tích cực của TTCK không cần can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước , thị trường cũng có nhiều xung lực để thị trường đi lên" ( trích dẫn trang 14 tờ tài chính trên ).

Kết luận của dư luận cho thấy các mã nóng vẫn đi lên trong xu hướng ngắn hạn , các mã an toàn nhất cho đến nay vẫn là các cp của các công ty có nội lực lớn mà NN mua bán hàng ngày .
 
Những nguyên tắc nào khiến cho ngân hàng bị sáp nhập ?

1- Quản trị lỏng lẻo

2- Áp lực tăng vốn .

3- Cạnh tranh huy động vốn

4- Thanh toán nợ nần .
 
Không vào chứng khoán thì tiền đi đâu?
Chứng khoán đang được đánh giá là kênh đầu tư khả dĩ sinh lời cao nhất trong năm 2012.

Với quan điểm cho rằng, TTCK sẽ là kênh đầu tư hấp dẫn nhất năm 2012, ông Phạm Đức Thắng, Tổng giám đốc CTCK FLC đặt vấn đề, sự dịch chuyển dòng tiền nếu không đổ vào chứng khoán, thì liệu có thể đi đâu?

Chứng khoán: kênh đầu tư khôn ngoan năm 2012

Giám đốc đầu tư một công ty quản lý quỹ tại Hà Nội vừa cho biết, chỉ với 2 con sóng đầu năm trên TTCK, ông đã may mắn kiếm lời hơn 50% giá trị danh mục đầu tư. Không phải người lựa chọn cách đầu tư bám sàn, nhưng ông cho rằng, NĐT đang đứng trước cơ hội rất lớn để sinh lời. Chia sẻ với ĐTCK, ông cho biết quyết định cắt lỗ căn hộ tại Royal city của mình đến thời điểm này là hoàn toàn sáng suốt.

Phát biểu tại hội thảo “Nhận diện xu thế vĩ mô, chính sách tiền tệ và cơ hội đầu tư năm 2012” do CTCK FLC tổ chức, ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, có nhiều lý do để lựa chọn chứng khoán là kênh đầu tư của năm. Theo ông Thành, tổng giá trị giao dịch mỗi ngày vào khoảng 3.000 tỷ đồng (thời cao điểm), nếu nhân 4 phiên mới đạt 12.000 tỷ đồng, chỉ tương đương 12 tấn vàng, trong khi tổng sở hữu vàng trong dân lên tới hàng trăm tấn. “Bản chất của dòng tiền là có xu hướng tập trung vào nơi sinh lời cao và nhanh, nên với diễn biến thị trường từ đầu năm tới nay, cộng thêm các dự báo tích cực về TTCK, không cần đến sự can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước, thị trường cũng có nhiều xung lực về dòng tiền để đi lên”, ông Thành nhận xét.

Ông Phạm Đức Thắng cho rằng, kênh bất động sản khó có cơ hội sinh lời nhanh thời điểm này, lại đòi hỏi quy mô đầu tư lớn, thanh khoản chậm hơn; đầu tư vàng từ đầu năm đến nay không mang lại hiệu quả cao, ngoại tệ lại càng không. Nếu so sánh gửi tiết kiệm ngân hàng với đầu tư chứng khoán, rõ ràng chứng khoán đang có lợi thế hơn. Theo ông Thắng, TTCK thường đi trước một bước so với diễn biến vĩ mô, lãi suất đã chạm đỉnh và đang đi xuống là dữ kiện quan trọng báo hiệu xu hướng chứng khoán đi lên. “Nhìn tổng thể các kênh đầu tư năm nay, nếu tiền không vào chứng khoán thì có thể đi đâu để có thể sinh lời tương đương?”, ông Thắng nói.

Thực tế cho thấy, những phiên thị trường thanh khoản cao từ đầu năm 2012 tới nay đã khiến không ít NĐT giật mình. Nếu giai đoạn trước, khi thị trường còn giảm điểm, thanh khoản trên hai sàn chỉ đạt vài trăm tỷ đồng mỗi phiên thì giai đoạn này thậm chí đã lên tới hơn 3.000 tỷ đồng/phiên. Thị trường xuất hiện ngày càng nhiều mã chứng khoán có khối lượng giao dịch bình quân ổn định ở mức hàng triệu cổ phiếu mỗi phiên, cho thấy NĐT đã quay trở lại.

Động thái từ cơ quan quản lý

Trong dự thảo sửa đổi Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, dự kiến có hiệu lực từ 1/6/2012, có hai điểm được cho là “nới” đối với hoạt động cho vay chứng khoán.

Theo đó, Khoản 7, Điều 8 về giới hạn cấp tín dụng của Thông tư 13 quy định: Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng cho công ty trực thuộc là DN hoạt động kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên, tại dự thảo mới nhất, quy định này đã bị loại bỏ. Thay thế vào đó, dự thảo bổ sung thêm Khoản 4, Điều 7 về quản lý cấp tín dụng với nội dung: việc cấp tín dụng cho công ty con, công ty liên kết […] phải được HĐQT, hội đồng thành viên, tổng giám đốc (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) hoặc ủy ban quản lý rủi ro phê duyệt, trừ các khoản cấp tín dụng thuộc thẩm quyền của ĐHCĐ. Ban kiểm soát phải phê duyệt việc cấp tín dụng này.

Với việc thay đổi này, nhiều ý kiến đánh giá rằng, NHNN đang có bước đi đúng đắn trong việc giám sát các khoản vay giữa ngân hàng mẹ với CTCK là công ty con hoặc công ty liên kết. Bởi trên thực tế, mặc dù có quy định cấm NHTM mẹ không được cấp tín dụng cho CTCK con, nhưng các NHTM vẫn có cách lách luật thông qua một trung gian thứ ba, hoán đổi tín dụng lẫn nhau…

Điểm thay đổi thứ hai được cho là tích cực đối với tín dụng chứng khoán là việc giảm hệ số rủi ro đối với tài sản “có” là các khoản cho vay để đầu tư chứng khoán, cho vay CTCK. Theo phụ lục 2, Thông tư 13, các khoản này đều có hệ số rủi ro là 250%. Tuy nhiên, dự thảo mới đã giảm hệ số rủi ro về 150%. Việc điều chỉnh hệ số rủi ro, từ đó làm thay đổi hệ số an toàn vốn (CAR) của NHTM sẽ là một bước mở trong chính sách của NHNN đối với tín dụng chứng khoán, khi dự thảo Thông tư được thông qua.

Với những diễn biến tích cực của các yếu tố kinh tế vĩ mô, động thái mới từ cả phía cơ quan quản lý và sự vận động từ nội tại thị trường, dòng tiền đang có xu hướng tập trung vào chứng khoán, tạo nên một cơ hội sinh lời lớn. Tuy nhiên, ông Thắng cũng cảnh báo rằng, khẳng định xu hướng tích cực của chứng khoán, không đồng nghĩa với việc thị trường không có những cạm bẫy, để NĐT có thể thoải mái giải ngân mà không cần cân nhắc kỹ lưỡng.
 
Lâu lắm rồi, lãnh đạo cấp cao của khối CTCK mới có cuộc đối thoại thẳng thắn và bình đẳng với UBCK, VSD và HNX.

Những tràng pháo tay đồng loạt vang lên khi Tổng giám đốc Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD), bà Phương Hoàng Lan Hương nói xong vế thứ nhất về giải pháp trước mắt cho phép người mua chứng khoán được bán ngày T+3 thay vì T+4 như hiện nay tại Hội nghị thành viên vừa được Sở GDCK Hà Nội (HNX) tổ chức.

Tuy nhiên, khi bà Hương nói đến vế thứ hai là để nhà đầu tư được bán chứng khoán ngày T+3, điều kiện bắt buộc là CTCK phải hoàn tất việc chuyển tiền cho VSD trước 4h chiều T+2, không khí hội trường có phần trầm xuống khi những lãnh đạo cao nhất của khối CTCK ngay lập tức phải tính toán lợi ích cho mình, cho khách hàng trước khi thống nhất theo phương án mới của VSD...

Lâu lắm rồi, lãnh đạo cấp cao của khối CTCK mới có dịp hội ngộ trong một bầu không khí làm việc vừa cởi mở, vừa thẳng thắn, vừa bình đẳng giữa 4 thành phần quan trọng cấu thành nên thị trường là khối CTCK, UBCK, VSD và HNX.

Cuộc hội ngộ ban đầu được thiết kế để tổng kết công tác thành viên năm 2011 và bàn kế hoạch triển khai năm 2012 của HNX, nhưng sau đó, đã trở thành một diễn đàn mở để các bên đối thoại về nhiều vấn đề nóng liên quan đến hoạt động của CTCK, như quan điểm xây sản phẩm mới, hiện trạng quản lý rủi ro thanh toán, quan điểm về tái cấu trúc CTCK, tách bạch tiền gửi nhà đầu tư tại ngân hàng, chế tài xử phạt sai phạm và có cần thiết hay không một thái độ kiên quyết với các sai phạm từ UBCK để lập lại trật tự thị trường…



Mở đầu cuộc đối thoại, Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng nói rằng, ông rất mừng khi thấy nỗ lực của UBCK, HNX trong việc thúc đẩy TTCK trở nên hấp dẫn hơn, được nhiều người quan tâm hơn, trong đó có việc phát triển sản phẩm mới. Tuy nhiên, việc xây dựng nên một sản phẩm mới, dù là sản phẩm hấp dẫn đến mức nào, nhưng nếu chỉ nhắm vào việc tạo công cụ cho nhà đầu tư lướt sóng là sẽ thất bại.

“Hãy nhìn sang sàn vàng, cơ chế giao dịch trên sàn này chẳng khác gì sòng bạc, do các mối quan hệ trên thị trường không rõ ràng, không minh bạch”, ông Hưng nói.

Theo ông Hưng, nhà quản lý xây sản phẩm gì cũng được, nhưng cần xây dựng trên cơ sở các nhân tố tham gia vào thị trường được đối xử công bằng, minh bạch và được pháp luật bảo vệ. Đối với một sản phẩm tài chính, thiếu tính gì cũng được, nhưng không được thiếu tính thị trường, tức là người mua sản phẩm khi muốn bán phải bán được và sản phẩm phải tạo ra cơ hội sinh lời chính đáng cho những người tham gia.

Kiến nghị với Chủ tịch UBCK, Chủ tịch SSI cho rằng, muốn ngành chứng khoán phát triển mạnh, thị trường cần phải có những CTCK mạnh. Nhà nước không cấp tiền cho các công ty hoạt động thì phải tạo cơ chế cho các công ty được phát triển tốt nhất.

Thời gian qua, UBCK đã nỗ lực để phát triển loại hình công ty này, nhưng nếu cơ chế vẫn bó như hiện nay (CTCK chỉ được thực hiện 4 nghiệp vụ và bị hạn chế về tỷ lệ đầu tư vào các DN) thì loại hình CTCK rất khó tiến bộ thêm được nữa.

“Nếu bị ràng buộc bởi các quy định chặt chẽ, CTCK sẽ không mở rộng đầu tư được, mà khi không đầu tư được thì cũng không huy động vốn để làm gì”, ông Hưng nói. Theo ông Hưng, điều cần nhất với CTCK bây giờ là một khung pháp lý đủ rộng, để hỗ trợ CTCK lành mạnh tiếp tục phát triển. Chỉ khi CTCK phát triển thì TTCK mới phát triển được.

Một vấn đề ít ai nói đến, đó là thái độ ứng xử của cơ quan quản lý trước các vi phạm trên thị trường, ông Hưng cho rằng, tham gia TTCK, trách nhiệm minh bạch, tuân thủ luật pháp là trách nhiệm quan trọng nhất của các thành viên. Tuy nhiên, thực tế là khi DN làm sai thường có tâm lý đến “xin” cơ quan quản lý và điều này gây ra những sự khó xử nhất định.

Theo ông Hưng, TTCK cần một thái độ kiên quyết và nhất quán trong việc xử lý sai phạm, nhất là những sai phạm cố ý, để khẳng định tính công bằng, minh bạch thực sự. “Với tôi, nếu sai, hãy xử, tôi không có ý định đi xin ai hết”, ông Hưng nói.

Cùng chung “mạch” góp ý về sự minh bạch, Tổng giám đốc CTCK Tân Việt, ông Nguyễn Văn Dũng cho rằng, để xác lập niềm tin của thị trường, trước hết, các Sở phải nghiêm túc buộc DN công bố thông tin minh bạch, chuẩn mực, đúng thời hạn.

“Chúng ta từng thấy một số DN có tình trạng người đứng đầu công bố thông tin rồi, nhưng sau kiểm toán, con số chênh lệch lại quá lớn. Vậy trách nhiệm của người công bố thông tin ở đâu?”, ông Dũng đặt câu hỏi. Theo ông Dũng, ở nước ngoài, trong những trường hợp như vậy, nhà đầu tư có quyền kiện DN, nhưng ở Việt Nam, nhà đầu tư hình như “đã chịu khổ quen rồi”, nên mức độ phản ứng là rất nhẹ.

Đến từ TP. HCM, ông Bùi Việt, Tổng giám đốc CTCK Ngân hàng Đông Á có 2 kiến nghị rất đáng chú ý. Kiến nghị đầu tiên là HNX, UBCK cần làm tốt công tác truyền thông về TTCK, không thể để tình trạng báo chí đưa tin lệch lạc, dùng những từ ngữ thiếu chuyên nghiệp hoặc quá sai lệch, làm lu mờ hết những giá trị mà TTCK đã tạo nên, thậm chí có lúc gây hoang mang trong công chúng.

“Nhiều nhà đầu tư tiềm năng, những người có tiền, chưa hiểu rõ vai trò của TTCK, nên rất dè dặt với kênh đầu tư này. Trong khi đó, thực tế là không có cách nào để TTCK phát triển được nếu vai trò của nó không được định rõ trong nền kinh tế”, ông Việt nói.

Tuy là một vấn đề mang tính kỹ thuật, nhưng kiến nghị thứ hai của ông Việt cũng liên quan đến… báo chí. Ông Việt cho rằng, sức ép báo chí vừa qua về việc buộc CTCK phải tách bạch tiền gửi của nhà đầu tư tại ngân hàng là hết sức sai lệch, vì thực tế, đại đa số TTCK lớn trên thế giới thì CTCK luôn thực hiện quản lý tiền cho nhà đầu tư.

Mô hình phát triển chung nhất của CTCK trên thế giới là trở thành định chế tài chính dạng Investment bank (ngân hàng đầu tư) và để đi đến đó, việc quản lý tiền của nhà đầu tư là trách nhiệm đương nhiên của CTCK. Nếu tiền của nhà đầu tư chuyển sang ngân hàng quản lý thì CTCK sẽ mãi mãi là nhà môi giới thuần túy, mãi mãi chỉ ở tầm nhỏ bé.

“Chúng tôi nói điều này có thể báo chí chưa hiểu, chưa nghe, nhưng Sở cần nói, UBCK cần nói để cả xã hội hiểu rõ bản chất của một mô hình. Việc một vài CTCK chậm thanh toán tiền cho nhà đầu tư, làm mất tiền của nhà đầu tư, đó là lỗi của chính họ, không phải lỗi cơ chế. Vì thế, không thể vì ngăn chặn một hiện tượng sai phạm tại một vài CTCK mà chúng ta phải thay đổi cơ chế, đi ngược lại xu thế phát triển chung của một mô hình”, ông Việt nói.

Cũng đến từ TP. HCM, ông Trịnh Hoài Giang, Phó tổng giám đốc HSC cho biết, nhà đầu tư tại HSC có 3 nhu cầu chính, đó là nhu cầu được mua - bán chứng khoán đồng thời; nhu cầu được sử dụng đòn bẩy; nhu cầu được quản lý nhiều loại sản phẩm trong cùng danh mục đầu tư (chứng khoán, vàng, các công cụ trên thị trường tiền tệ…).

Vì thế, một sự thay đổi về chất, từ hệ thống giao dịch, cơ chế lưu ký là xu hướng chung của các TTCK khu vực, TTCK Việt Nam cần đẩy nhanh sự thay đổi này mới đủ sức cạnh tranh trong thu hút vốn.

Thông điệp của nhà quản lý

Ở vai trò nhà quản lý, thông điệp đầu tiên mà Chủ tịch UBCK Vũ Bằng trao đổi với thành viên là “cuộc chơi” cần phải trên tinh thần thượng tôn luật pháp. Nếu như trước đây, có những giai đoạn TTCK thiếu công cụ quản lý, CTCK phát triển quá nóng, để lại hậu quả là những nỗi đau chung cho cả thị trường thì nay, khi các văn bản quy phạm pháp luật để định hướng hoạt động của khối CTCK đã ban hành, yêu cầu đầu tiên với các thành viên là phải tuân thủ, phải làm đúng. Trên tinh thần này, Chủ tịch UBCK khẳng định, không chỉ với khối CTCK, quan điểm của UBCK là sẽ xử lý nghiêm tất cả những hành vi sai phạm, cố tình làm trái trên TTCK Việt Nam.

Về vấn đề tái cấu trúc CTCK, Chủ tịch UBCK nói, UBCK đánh giá cao những nỗ lực của khối CTCK, nhưng cuộc chơi này rất khốc liệt và phải chấp nhận quy luật đào thải. Việc tái cấu trúc CTCK sẽ được thực hiện kiên quyết trên tinh thần luật pháp, sắp tới, UBCK sẽ công bố danh sách những CTCK thuộc diện bị kiểm soát đặc biệt, trên cơ sở báo cáo tài chính của chính các CTCK. “Với những báo cáo có dấu hiệu không chuẩn xác, UBCK sẽ mời công ty kiểm toán vào xem xét lại toàn bộ sức khỏe tài chính của công ty”, Chủ tịch nói.

Việc tách bạch tài khoản tiền gửi của nhà đầu tư tại ngân hàng, ông Vũ Bằng khẳng định, thông lệ quốc tế có tới 90% thị trường cho phép CTCK được mở tài khoản tổng để quản lý tiền gửi cho nhà đầu tư và TTCK Việt Nam được định hướng phát triển theo thông lệ này. Tuy nhiên, trước sức ép từ dư luận, UBCK hiện đưa ra 2 phương án để các thành viên và chính nhà đầu tư lựa chọn. Chủ tịch UBCK cho rằng, không chỉ UBCK, chính các thành viên thị trường cần củng cố uy tín của mình, cần có tiếng nói để bảo vệ một mô hình vận hành theo thông lệ quốc tế của khối CTCK, chứ không nên dồn hết áp lực lên Ủy ban.

Vấn đề cuối cùng và được bàn thảo sôi nổi là các giải pháp tăng thanh khoản. Cùng với những nội dung về sản phẩm mới mà HNX giới thiệu xin ý kiến thành viên thì câu chuyện T+2, T+3 vẫn là thiết thực nhất, sôi nổi nhất trên diễn đàn. Theo Tổng giám đốc VSD, khả năng thực hiện T+2 lúc này là chưa thể được, vì thiếu 2 yếu tố cơ bản.

Thứ nhất là sức khỏe tài chính của các thành viên chưa ổn định (chính CTCK hiểu rõ nhất điều này bởi với chu kỳ thanh toán T+4 như hiện nay, VSD đã nhiều lần phải hỗ trợ CTCK mới đảm bảo thanh khoản cho toàn hệ thống).

Thứ hai, thiếu cơ chế quản lý rủi ro thanh toán khi thành viên thiếu tiền, thiếu chứng khoán. Tuy nhiên, khả năng cho người mua bán chứng khoán ngày T+3 thì VSD có thể thực hiện được, với điều kiện các CTCK phải hoàn tất việc thanh toán tiền mua trước 4h chiều T+2.

“Nếu các thành viên thống nhất, tôi sẽ trình xin ý kiến Chủ tịch UBCK ngay bây giờ phương án để thực hiện”, bà Hương nói.

Ý tưởng của bà Hương mở ra một cơ hội cải thiện bước 1 trong việc giảm chu trình thanh toán, tăng thanh khoản cho thị trường, nhưng câu chuyện chưa được khép lại ngay tại Hội nghị, vì còn cần thêm sự “cân não” của các thành viên.
 
VND lãi tầm 30 tỷ, các mã như AVS, APS, SBS................. lãi quanh mức 1-2 tỷ thậm chí có mã lỗ 1-5 tỷ. Nhiều CTCK cắt lỗ mảng tự doanh sớm hoặc danh mục tự doanh ôm toàn hàng lởm nên sự kỳ vọng trở thành thất vọng

Danh mục tự doanh của VND đây: sdu,tcm,hdc,vc3,dcc

2. Hai phiên cuối tuần dòng BĐS nổi sóng nhưng kết quả quí 1 tin nội bộ tôi biết được như sau:

ITC lỗ quí 1: 40 tỷ

LCG lỗ quí 1: 10 tỷ

QCG lỗ quí 1: 68 tỷ

Các mã BĐS quí 1 không giải quyết được hàng tồn, chi phí trả lãi vay lớn nên lỗ khá. Các ngân hàng đang lo thu hồi nợ xấu BĐS nên chuyện cho vay vào thị trường khó đòi này là điều khó thực thi.
 
Vì sao phải bán vàng mà mua chứng khoán ? vào xem có link
http://viethung.vn/news_detail/c13589/i5414/vang-van-di-vao-kenh-xu-huong-giam.html
Bình luận : thiệt là sáng suốt,giá vàng ở VN đang cao hơn giá vàng thế giới hơn 2,5 triệu,nên xu hướng sẽ điều chỉnh để giảm gần hơn với thế giới và sẽ rớt mạnh sau khi NHNN kiểm soát hoàn toàn thị trường vàng.
Nguồn tin : internet san OCT
 
Lý do rất lý thú cho thị trường hôm nay cứ lừ đừ và hai bên mua bán gườm nhau .. nhìn cách mua bán thâu tóm của Bbs nước ngoài mà rất hổ thẹn cho cách chơi của lái Ta

Nhìn cách mua bán theo kiểu gườm nhau hôm nay . Tư tui dự là sẽ có những phiên đột biến để mua rẻ thêm hàng có tin tốt và từ các doanh nghiệp đã làm ăn có lãi lại.

Như tin sáng nay lan truyền ở sàn SSI và KLS , con TTC đang được ví dụ như 1 trong các doanh nghiệp sống lại và phát triển , hiện nó đã có lãi sau bao ngày " làm mới lại máy " . So với gạch đồng tâm , có lẽ con TTC này sẽ có những bước bắt tay triệt để , chính sách biến hoá khôn lường và các luồn tiền âm thầm thâu tóm nó .

Những BBs và các nhà đầu tư nhỏ lẻ đang đánh cp theo kiểu lướt lát theo phong trào có lẽ nên nhìn lại cách chơi , mua bán của các nhà đầu tư NN đối với TTC . Họ mua 1 cp luôn luôn là mua 1 doanh nghiệp có nội lực triển vọng.

íi khi nhà đầu tư NN mua theo phong trào . Vì vậy những động thái thâu tóm , những cp của các doanh nghiệp ra đi vì phá sản và những doanh nghiệp sống lại sau khi cải tổ bộ máy luôn luôn là sự thú hút mạnh, thú vị vô cùng so với dòng tiền của nhà đầu tư NN . Họ khác các đội lái nội của chúng ta là ở chổ đó.

Sáng nay , tư tui khẳng định giá đáy từ nay trong lịch sử của TTC là 2,9

Chấm hết , và lịch sử của nó đã sang trang ...... vì chính nó đã nổ lực đặc biệt so với MKV, SAM , ITC đang lỗ chồng lỗ chất ....
 
Về phương diện kỹ thuật, phiên giao dịch ngày 09/04/2012 thị trường có diễn biến tăng giá với thanh khoản sụt giảm so với phiên giao dịch trước đó. Tuy nhiên như chúng tôi đã đề cập thị trường vẫn trong xu thế sideway đi lên, do đó việc tham gia giải ngân lúc này là hết sức hợp lý đối với những mã đã hình thành xu hướng tăng rõ rệt.
 
ó sắp áp dụng T+3 rồi. Thế này thì cp CK lại được mùa. Rồi nó phải học thằng Lào làm T+2 chứ. Thế thì SSI, HCM và đồng đội tèo thế nào được.
Tôi đã nói rồi. Hãy chuẩn bị mọi nguồn lực cho một trận đánh lớn. Tèo là múc !
 
người dân quan tâm là sự thua lỗ đó được gây ra bởi những “ông lớn” được giao trọng trách giữ vai trò “chủ đạo” trong nền kinh tế quốc dân. Đó là EVN, Vinashin, Viettel, Sông Đà, PVN và còn bao nhiêu “ông lớn” chưa bị thanh tra, phát hiện....

...anh bạn tôi đã sừng sộ: “Tiền Nhà nước từ đâu ra? Chẳng phải là tích cóp từ những giọt mồ hôi mặn chát của hàng triệu nông dân chân lấm tay bùn ư? Chẳng phải là chắt chiu từ những đồng lương còm cõi của hàng triệu công nhân nghèo khó đó sao? Chẳng phải là được lấy từ tiền đóng thuế của hàng vạn cơ sở sản xuất èo uột nhỏ lẻ như của tôi sao?... Và còn tài nguyên khoáng sản nữa. Họ cứ khai thác, cứ đào lên bán lấy tiền mà cũng lỗ là sao? Tôi không tin có chuyện thua lỗ, thất thoát ở đây”.

“Vậy thì tiền, của đó đi đâu?” – tôi hỏi anh bạn. “Tất nhiên là nó không mất đi mà chỉ chuyển từ túi người này sang người khác, từ túi Nhà nước sang túi riêng, hiểu chưa? Đã học Triết học Mác mà sao khờ thế?” – anh bạn tôi hậm hực.”...”

Như thế, tiền này không mất đi, mà chỉ chuyển vào các túi này qua túi kia
 
đầu phiên vẫn tăng nhưng sau đó thì............ và cuối cùng là giảm nhẹ.
Nhưng vẫn có nhiều kịch để xem
 
Back
Top