VC-Thiền quán

Hì..ì đúng đấy. Muốn cầu pháp cũng phải có ngân lượng để đi đường chứ.

Nên đánh CK là phép tu hay vừa có tiền để cầu pháp, vừa rèn tính tham, sân, hân.....

Tóm lại là môi trường tốt cho tu hành....Khi anh đạt được trình độ nhất định trong lĩnh vực CK anh sẽ tự thấy việc kiễm lãi trên thị trường không phải là quá khó nếu anh đã đạt tính" Không" vô ngã....đối với tiền, hay vật chất. Ở đây anh đánh chỉ là thể hiện trình độ mà không còn lòng tham nữa....nên việc thị trường lên xuống khó có thể tác động vào bản thân. Như vậy, đã thể hiện và tu theo phương pháp " Trung xả"[/B] tự bản chất hiện tượng được phản ánh khách quan như " Bản chất" nó vốn như là.

G/L.


Bác không phải giải thích. Để tui mượn điển tích nhà phật nói chuyện này tự bác sẽ hiểu:
Avarokiteshvara vào địa ngục giáo hóa. Ông mang hình hài của quỷ để gần quỷ và những tâm hồn lầm lạc. Là người khát khao hiểu biết và thông tuệ, ông nhanh chóng hiểu được sự vận hành của xứ quỷ, không đánh mất mình. Về sau, người ta đặt hiệu cho tướng pháp này của ông là Quán Tự Tại.

< Tôi chỉ kể tóm tắt những gì đã từng đọc, không trích nguyên văn, và cũng không còn nhớ nguồn. Mong bà con bỏ qua cho con mọt sách này>
 
  • Like
Reactions: Cdg
Bác không phải giải thích. Để tui mượn điển tích nhà phật nói chuyện này tự bác sẽ hiểu:
Avarokiteshvara vào địa ngục giáo hóa. Ông mang hình hài của quỷ để gần quỷ và những tâm hồn lầm lạc. Là người khát khao hiểu biết và thông tuệ, ông nhanh chóng hiểu được sự vận hành của xứ quỷ, không đánh mất mình. Về sau, người ta đặt hiệu cho tướng pháp này của ông là Quán Tự Tại.

< Tôi chỉ kể tóm tắt những gì đã từng đọc, không trích nguyên văn, và cũng không còn nhớ nguồn. Mong bà con bỏ qua cho con mọt sách này>

Tất nhiên phật là phật trong thế giới ta bà, tức là tam giới : trời, người, quỷ, vì vậy từ bi của phật là bao la, vậy mới có câu "bỏ đồ đao, quy y thành chính quả". nhưng ở mức thâm thuý đó giống như con người đứng trên ngọn cây..là chỗ "lầm lạc" đáng tiếc cho bao cao đồ vì "khinh địch" mà sa vào tà đạo
Do vậy tôi rất tán thành cách phật đã ưu ái dành riêng cho con người, gọi là nhân đạo, hay cụ thể là phương pháp trung xả mà bác don vừa nhắc: đó là thuận tự nhiên, không quá gấp rút như ép xác, ép tinh thần, thử thành quả....
Vì vậy mặc dù cũng chiêm ngưỡng nhiều pháp, nhưng pháp của phật ban đầu tôi thấy nó cực kỳ giản dị mà coi chừng thành công nhanh nhất hiiiiii
......
bản chất của pháp: thuận theo tự nhiên, tạm phân thế giới sáu loài : quỷ/ma/súc/nhân/thần/trời dù không đạo nào nhưng sự sống vẫn tuần hoàn theo cách ấy, cái này về mặt logic khoa học cũng rất chuẩn như cây cối tiến hoá thành vi khuẩn..khỉ ..con người, còn loài vô hình như quỷ ma thần trời thì khoa học huyền bí đang nghiên cứu
.
vậy lên sinh vật cầu mong "chân thiện mỹ" sẽ theo vòng thuận, sinh vật cầu mong huỷ diệt, thù hận sẽ vận theo vòng nghịch. phật biết về điều này, nên dành cho con người hai pháp báu: một pháp cầu phật..về cõi niết bàn, một pháp thuận tự nhiên...về cung trời đao lợi (*di lặc pháp), tôi đang cổ suý pháp này vì dễ thực hiện hơn, thuận tự nhiên hơn, còn pháp trên cao diệu thì xin dành cho cao đồ như bác don, các thượng toạ tôn kính hiiiiiiiiiiiiiii
 
  • Like
Reactions: Cdg
theo pháp ấy tín đồ cần tối đa thực hiện ngũ giới không "sát, dâm, ......" vốn là tính quỷ,
từ bỏ tham sân hận tính của ma , súc sinh
học hỏi, mở mang trí tuệ........tính của con người
thực hành hỷ xả bố thí cúng dường...tập tính của thần tiên bồ tát
.......
NB: trong cuốn tiểu thừa của bác K2G có nói đến việc bồ tát tu 91 kiếp, di lặc 100 kiếp..trong đó có nhiều kiếp súc sinh, tức là không thể tự suy luận, tự tư duy...tức là tu hành không tiến triển....nhờ pháp của phật....con người có thể rút xuống 10 kiếp....như thiền sư của ta tại chùa thầy. đạt quả alahan xác 300 năm sau không hề mục nát
 
Last edited by a moderator:
Đầu tiên bác phải cho đường link để AE có trình độ phật học cao họ kiểm tra tính đúng đắn của truyện này, tôi cho là dị bản..của người chưa hiểu phật, tôi cũng chờ 01 ngày xem có bác nào có ý kiến không? hiiiiiiii
vì, phật đã đại giác đại thành thì không có truyện khóc, giận..như mấy tiểu chuyện về phật tại thế, đó là nối đưa cảm xúc của tác giả vào cho người đọc dễ hiểu, nhưng nó vô tình "tầm thường hoá" thành tựu tu tập "tư đại giai không" của các bậc ala hán trở lên, họ đạt trạng thái vô lo, vô sầu...

Xin lỗi mọi người, em tìm được link rồi. Bác nói đúng, chỉ là một bài báo nhưng tác giả có để trong ngoặc kép. Các bác kiểm tra giúp em.
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120313/dung-lam-phat-khoc.aspx
 
  • Like
Reactions: Cdg
CHúng ta còn nhiều thời gian, Đoạn trên em trích lược trong cuốn Tiểu Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận. Bác có thể tham khảo kỹ về Tiểu thừa luận & Đại Thừa luận của Hòa Thượng Thích Quảng Độ trong link em đính kèm trong post trước.

Không biết có phải là bị chặn hay không chứ em đã thử vào 3 lầm mà đều bị báo "Server not found".
 
Con đường tà đạo đang mời gọi, khi hành giả dục tốc thực hành: ép xác, ép tinh thần, thử thành quả....
+ Yoya, thiền định thường gọi kinh cang pháp, quyền năng chặt phăng vạn dây duyên, nhưng duyên nhiều như dây rừng, nếu thiền không mạnh khác chi dao, chặt mãi cũng cùn, kết quả là ta ở giữa rừng ..làm sao biết đi về đâu ?
++ cụ thể hơn: gần đây thấy phong trào yoga VN bùng phát, kết quả nhiều bác gãy sương...vì gấp quá, hay thiền tĩnh chưa thông ham nhảy qua thiền động...kết quả tẩu hoả nhập ma (*tâm thần) người không ra người ma không ra ma ...làm sao còn biết mà tiếp tục tu hành
++ ta lại thấy nhiều người có khả năng xuyên vạn móc câu vào người tại ấn, malaysia đấy là pháp ép xác, ép tinh thần...tất nhiên chỉ vài người đạt được, còn nhiều người thất bại..thể xác tinh thần đau đớn....nhưng hỏi làm thế để làm gì? có lệch lạc chăng? khi mà những việc đó ở địa ngục vẫn làm? hay đơn giản hơn là bày thú sư tử linh dương vẫn xiên nhau trên đồng cỏ phi châu bằng cái răng móc?
các lệch lạc về thử thành quả: vài năm trước ta lại nghe thấy trên lâm đồng có một pháp mà "cao đồ-sư ông" muốn chứng minh với tín nữ của mình rằng mình đạt khả năng vô giác rùi , như "liễu hạ huệ" vậy, có thể kiểm chứng....kết quả thì thành trò mèo, người người cười chê, hậu quả thì khỏi phải nói
.
Mật tông: coi chừng trồng cây mà thu về nhiều là, cành
SỰ màu nhiệm của nó rất mê hoặc, nhưng nếu quá sa đà sẽ chuyển thành nghề thầy pháp..với tối ngày lo trù người này, úm người khác..sâu hơn thì có nguy cơ trấn yểm...hại người....ngược lại mục đích chính của pháp là để tín đồ thấy bồ tát, cao tăng thực trường tồn..để tín đồ không sanh tâm thối chuyển, một lòng tu tập. ..
.
Tóm lại: nếu bác nào muốn sanh tâm gia tăng tinh tấn thì có thể gặp thầy đàng hoàng ở chùa ngon lành, để thực hiện các khoá bán tu, như đăng ký "an cư kiết hạ"- biệt tu 15 ngày? ở mức ấy sư cô sư thầy còn vã mồ hôi huống chi cư sỹ hiiiiiiiii

NHư cây sưa 300 năm gỗ nó sẽ sinh ngọc, đừng dục tốc mà lầm lạc hiiiiiiiiiiiiii
 
Last edited by a moderator:
Ý này thì em xin góp thêm một ý em được Đức Thầy em dạy: Qui luật của vũ trụ mang tính tuần hòan với 4 giai đoạn chính: Thành Trụ Hoại Không. Nhưng cái thời gian của 1 vòng đó dài khủng khiếp. Một tiểu kiếp là 80.000.000 năm, 20 tiểu kiếp là 1 trung kiếp, 20 trung kiếp là 1 đại kiếp. Đức Thích Ca Mâu Ni Phật mới là vị Phật của thời Hiền kiếp. Hạ kiếp là Đức Di Lạc hạ lai.

Xin cám ơn!
Hoại: Vũ trụ vạn biến, chỉ phân cho dễ nhận biết, nhưng trong sinh có diệt, trong thành đã có hoại,...bác nêu một vấn đề chứng minh, pháp ấy đang bị băng "hoại", thì ta cần phải hành động ngay, thì pháp ấy mới trường tồn
..
NHư nói con người sinh mạnh lão tử là nói chung vậy, nhưng nhiều em bé ra đời..đã vội ra đi ?????
 
  • Like
Reactions: Cdg
Đêm đêm, đếm mối tơ nghì....

Sáng ra, đánh chứng có gì....? Hay không....?


G/L pro....

Em thưa hộ bác 2W nhé,

Đêm đêm, đếm mối tơ nghì....

Sáng ra, đánh chứng có gì....? Hay không....?

Ờ thì...chút mộng mông lung...

Lên sàn mong chứng xả cung – mình vào.

:))
 
  • Like
Reactions: Cdg
Xin cám ơn!
Hoại: Vũ trụ vạn biến, chỉ phân cho dễ nhận biết, nhưng trong sinh có diệt, trong thành đã có hoại,...bác nêu một vấn đề chứng minh, pháp ấy đang bị băng "hoại", thì ta cần phải hành động ngay, thì pháp ấy mới trường tồn
..
NHư nói con người sinh mạnh lão tử là nói chung vậy, nhưng nhiều em bé ra đời..đã vội ra đi ?????

Em nghĩ cần đính chính ví có thể em đã nói không cẩn thận lời nào để bác hiều lầm ý em muốn nói.

Thực ra nói mạt pháp là ý nói đến cái thời nó mạt, làm pháp bị "hoại", chứ giáo lý Phật để lại vẫn trọn vẹn giá trị về trí tuệ cứu cánh và giải thoát.
 
Đêm đêm, đếm mối tơ nghì....

Sáng ra, đánh chứng có gì....? Hay không....?


G/L pro....

Đọc thơ bác thấy "phê" quá.
Đêm bác cho bồng bềnh như cõi hư ảo, tiên thần.

Sáng ra bác lại cho rơi ngay xuống ...cái bảng điện. Em đề xuất bác đổi động từ "đánh" sang động từ "oánh" cho nó "blood".

J/k.
 
Em nghĩ cần đính chính ví có thể em đã nói không cẩn thận lời nào để bác hiều lầm ý em muốn nói.

Thực ra nói mạt pháp là ý nói đến cái thời nó mạt, làm pháp bị "hoại", chứ giáo lý Phật để lại vẫn trọn vẹn giá trị về trí tuệ cứu cánh và giải thoát.

1/ "câu truyện ma vương" và "thực tế là truyện biển thủ công quỹ...": đó là dạng ghẻ nở, gây phá hoại phật pháp về nâu về dài, còn phật pháp chỉ thực phá hoại khi không còn ai tin nó nữa. tức là nếu sư biển thủ thì tác động vào tín niệm rất mạnh, vì vậy vấn đề đặt ra là trấn hưng phật pháp, mà thực ra là trấn chỉnh lại "tăng bảo" "pháp bảo"

2/ giá trị phật pháp: thì khỏi bàn rùi hiiiiiiiiii vì nó mà chúng ta đang ngồi bàn đây

3/ thời mạt pháp: cái này kinh thư nói rồi bác check lại, không phải như ý bác nêu đâu. mạt pháp có nghĩa là pháp ấy đã bao trùm, chẳng cần kiếm (*tây du thỉnh kinh), ra nhà sách là có, nhưng vì "giá rẻ" lại "chẳng dụng công" nên bị đánh giá rẻ mạt nhưng nó ứng câu "bụt nhà không thiêng" nhiều người xoay ra "tái tây du" cho mệt, tuy rằng đời nay giao thông thuận tiện, đi cũng tốt, nhưng kết quả vẫn vậy.
NB: còn thời đầu của đông thổ (trung quốc, VN..) muốn pháp ấy phải có người trí đảm, lực mạnh như Đường Tăng vừa chốn khỏi vòng cương toả của đường triều hùng mạnh, tây du vượt qua hy mã lạp sơn, băng tuyết hổ báo..lại học 16-17 năm, mới mang được pháp ấy về đông thổ. vậy nên lúc đó pháp ấy vô giá, hay rất quý, chứ thực ra từ lúc đó đến nay pháp ấy vẫn vậy
 
Last edited by a moderator:
Em nghĩ cần đính chính ví có thể em đã nói không cẩn thận lời nào để bác hiều lầm ý em muốn nói.

Thực ra nói mạt pháp là ý nói đến cái thời nó mạt, làm pháp bị "hoại", chứ giáo lý Phật để lại vẫn trọn vẹn giá trị về trí tuệ cứu cánh và giải thoát.

Nếu bác vẫn muốn , bác thử vào lại link này xem: http://www.phatviet.com/
 
Trưa chủ nhật lang thang trên mạng, vào VC chợt thấy cái box này. Trước giờ cứ tưởng trên VC cấm mọi thứ ngoài chứng ...

Cũng chợt hiểu hơn, biển học bao la nhưng thật gần, ngay những người bạn quanh mình.

Em thấy những gì các cụ trao đổi chia sẻ ở đây là hữu ích. Có điều Mod cho cái tiêu đề là "Thâm thúy" em e là không phù hợp với tinh thần của box.

Thâm thúy hay nông cạn, gần và xa, nặng và nhẹ, tốt và xấu ... nó thể hiện cái nhìn phân biệt, nhị nguyên, trong khi ở đây các cụ bàn về Đạo. Là tên gì thì em ko dám có ý kiến, chỉ góp ý như vậy.

Chúc các cụ vui và luôn sẵn lòng chia sẻ.
 
Thanks bác, chẳng hiểu sao không thể vào được.

Em cũng thử qua Ultrasurf mà cũng chẳng được.

Chắc em bị vô duyên với link này hay sao ấy. :)

Vô duyên gì cụ ơi. Chắc cái DNS (máy chủ tên miền) của cụ nó trục trặc. Em đang dùng mạng của VNPT ở nhà, vào nhanh lắm :o
 
Cảm ơn bác đã nói rõ quan điểm của bác, cũng qua đó, em đoán bác chưa mở đến website đính kèm để đọc - nghiền ngẫm - hiểu - ngộ những điều được thuyết luận trong đó.

Nhưng ko sao, Chúng ta còn nhiều thời gian để ngộ. :)

Em không ngờ cụ lại văn võ song toàn, chuyện đời chuyện đạo đều tinh thông ...

Luận MM-BB, vẽ chart, lẩy thơ, lướt sóng, cưỡi trend, cười bỡn với Hoàng Dung, so chiêu với Quách Tỉnh, vào đây lại luận đạo với các cao nhân. Em bái phục cụ đấy :o
 
1/ "câu truyện ma vương" và "thực tế là truyện biển thủ công quỹ...": đó là dạng ghẻ nở, gây phá hoại phật pháp về nâu về dài, còn phật pháp chỉ thực phá hoại khi không còn ai tin nó nữa. tức là nếu sư biển thủ thì tác động vào tín niệm rất mạnh, vì vậy vấn đề đặt ra là trấn hưng phật pháp, mà thực ra là trấn chỉnh lại "tăng bảo" "pháp bảo"

2/ giá trị phật pháp: thì khỏi bàn rùi hiiiiiiiiii vì nó mà chúng ta đang ngồi bàn đây

3/ thời mạt pháp: cái này kinh thư nói rồi bác check lại, không phải như ý bác nêu đâu. mạt pháp có nghĩa là pháp ấy đã bao trùm, chẳng cần kiếm (*tây du thỉnh kinh), ra nhà sách là có, nhưng vì "giá rẻ" lại "chẳng dụng công" nên bị đánh giá rẻ mạt nhưng nó ứng câu "bụt nhà không thiêng" nhiều người xoay ra "tái tây du" cho mệt, tuy rằng đời nay giao thông thuận tiện, đi cũng tốt, nhưng kết quả vẫn vậy.
NB: còn thời đầu của đông thổ (trung quốc, VN..) muốn pháp ấy phải có người trí đảm, lực mạnh như Đường Tăng vừa chốn khỏi vòng cương toả của đường triều hùng mạnh, tây du vượt qua hy mã lạp sơn, băng tuyết hổ báo..lại học 16-17 năm, mới mang được pháp ấy về đông thổ. vậy nên lúc đó pháp ấy vô giá, hay rất quý, chứ thực ra từ lúc đó đến nay pháp ấy vẫn vậy

Em góp ý với cụ Thiết chút nhé, cụ là hay sai chính tả lắm đấy, l/n, ch/tr ...

Còn những chia sẻ của cụ, em thấy luôn chân thành và có giá trị. Cám ơn cụ nhiều lắm :rolleyes:

Ở post này của cụ, cái ý "muôn đời nay pháp ấy vẫn vậy", em cho là perfect :rolleyes:
 
Vô duyên gì cụ ơi. Chắc cái DNS (máy chủ tên miền) của cụ nó trục trặc. Em đang dùng mạng của VNPT ở nhà, vào nhanh lắm :o

Ở nhà em dùng VNPT, ở cơ quan dùng Viettel nhưng chẳng vào được. Chắc phải nhờ người thay cái DNS gì đó như bác nói thử xem vậy. Cám ơn bác
 
Ở nhà em dùng VNPT, ở cơ quan dùng Viettel nhưng chẳng vào được. Chắc phải nhờ người thay cái DNS gì đó như bác nói thử xem vậy. Cám ơn bác

Bỏ đi cụ ạ, cái này không phải thiết bị gì đâu để có thể thay, nó là phần mềm. Em dùng VNPT lẫn Viettel đều vào được, nếu cụ ko vào được thì liên quan tới hệ thống của bên cung cấp dịch vụ. Trừ khi cụ là dân IT thì có thể có cách đi vòng vèo để vượt qua ko thì thôi :o

Chúc cụ vui. Happy trading!
 
Nhân mùa Phật Đản

Đức Phật lịch sử (Historical Buddha)
H.W Schumann (1982)
M.O’C Walshe dịch sang Anh ngữ (1989)
Nguyên Tâm Trần Phương Lan dịch Việt (1997)

H.W Schumann là học giả người Đức sinh 1928. Ông nghiên cứu ngành Ấn độ học, các tôn giáo đối chiếu và nhân chủng học xã hội tại ĐH Bonn (Đức).
Đức Phật Lịch sử là cuốn sách tác giả biên khảo và tổng hợp các dữ kiện lịch sử về Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni (Siddhattha Gotama). Trong đó tác giả biên khảo và chú trọng những yếu tố mang tính lịch sử và lược qua những yếu tố mang tính màu nhiệm như các hệ thống kinh sách chúng ta vẫn thường được đọc về Đức Phật. Sách nói về Đức Phật “ với những đặc tính phi thần thoại của một bậc Đạo Hiền Trí” với một “hệ thống tôn giáo triết lý hướng đến sự giải thoát mà Đức Phật đã thuyết giảng cho người Ấn Độ đương thời trong vòng 45 năm hành đạo của Ngài”.

“Ngài (Đức Phật) không tự xem mình như nhà phát minh một công trình tư duy, mà là người khám phá những qui luật tự nhiên đã được hiển bày”. “Đức Phật cương quyết phủ nhận lời chỉ trích nặng nề do Sunakkhatta, một vị quý tộc Laccha, rằng Ngài đã sáng tạo ra một lý thuyết hoặc tuyên bố một giáo điều do Ngài tự suy luận”.

“Quy luật nghiệp báo, (nghĩa là tái sinh tùy theo tính chất của hành động) là chân lý khách quan, và với Bát Chánh Đạo Ngài đã rút ra kết luận thích đáng bằng thứ ngôn ngữ đặc biệt liên hệ đến tiến trình giải thoát từ qui luật này. Và theo Đức pHật, mọi người đều phải chịu quy luật tự nhiên tái sanh tùy theo hạnh nghiệp của mình, dù kẻ ấy bài bác giáo lý này đi nữa”

Giáo lý của Đức Phật đã thuyết giảng – “Những nguyên lý Phật Pháp có thể được trình bày trong một số mệnh đề như sau”:

- “Hiện hữu trong mọi hình thái đều là khổ (dukkha) vì bất cứ vật gì có đời sống đều phải chịu các hiện tượng khổ đau, vô thường, tiêu diệt, biệt ly và bất đắc”.

- Tất cả chúng sanh chưa giải thoát đều phải bị tái sinh: nỗi khổ của chúng sanh không chấm dứt cùng với cái chết , mà vẫn còn liên tục mãi trong những hình thái hiện hữu kế tiếp

- Tái sanh được chi phối bởi qui luật tự nhiên về lý duyên khởi hợp đạo đức, theo đó thiện nghiệp (kamma), hay nói rõ hơn các hành động do ý chí (sankhàra) tạo điều kiện tái sanh vào hoàn cảnh tốt đẹp hơn và ác nghiệp đưa đến tái sanh vào cõi xấu ác hơn. Thiện nghiệp mang lại lới ích an lạc, ác nghiệp mang lại tai hại khổ đau.

- Vì không có linh hồn trường tồn sau khi thân hoại, nên tái sanh không diễn tiến theo hình thức linh hồn luân chuyển, đầu thai vào một thân xác mới mà do một chuỗi liên tiếp các nhân duyên tạo điều kiện sanh khởi.

- Các động lục vận hành vòng luân hồi sanh tử là khát ái (tanhà) và vô minh (avijjà), những động lực mà mỗi người có thể thực hiện sự đoạn trừ trong chính mình nhờ điều phục bản thân,

- Giải thoát cốt yếu là ở chỗ chấm dứt vòng sanh tử luân hồi và tận diệt (nibbànna) hữu thể.

“ Mặc dù xem đời sống là khổ đau, đạo Phật vẫn không bi quan; trái lại đạo Phật thiết lập niềm tin vững chắc và tâm trạng thư thái trong người mộ đạo”.

“Một người hành trì giáo pháp cũng như người bệnh được y sĩ giải thích căn bệnh, với một sự bảo đảm rằng có thể điều trị bệnh mà không cần bất cứ
một hoạt động nào ở bên ngoài, chỉ hoàn toàn do nỗ lực của chính người bệnh ấy thôi”.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật !
 
Last edited by a moderator:
Back
Top