VC-Thiền quán

Bác cứ hụych tọet đi, tui đâu có được theo Thiền Tông ngày nào đâu mà đối chất công án để rồi quán tưởng để được tinh tấn bội phần như thế...

Em ko định có ý ấy, nếu bác hiểu nhầm vậy cho em sorry. Thôi mình bỏ qua nhé.
 
Last edited by a moderator:
Mình hôm nay nhất định giành kỷ lục Spam, he..he :))

Vị Hoàng đế cao thượng

Hai thế kỷ sau khi Đức Phật tạ thế, Alexandros Đại đế chinh phục gần hết Tây Á và đang tiến đến biên cương của Ấn Độ. Nhưng vị Hoàng đế, vị tướng tài ba vẫn chưa quyết định tiến vào Ấn Độ. Ngài hiểu rằng đất nước này có quân đội thiện chiến với những con voi to lớn được huận luyện kỹ càng. Thời ấy, cai trị đất nước Ấn Độ là Hoàng đế Porus, nổi tiếng là một vị Hoàng đế cao thượng. Alexandros cử người yêu của mình đến gặp Paras.

Ở Ấn Độ có ngày lễ các chị em gái. Theo phong tục, trong ngày này cô gái có thể buộc sợi chỉ đỏ vào cổ tay chàng trai và gọi chàng là anh trai của mình. Còn chàng trai phải chạm vào bàn chân cô gái và thề sẽ bảo vệ cô như em gái. Em gái thì hứa sẽ cầu nguyện cho anh trai suốt đời.

Vào đúng ngày này, người ta báo cho Hoàng đế Porus biết rằng có cô gái xinh đẹp, nổi tiếng khắp trần gian, người yêu của Alexandros Đại đế muốn gặp ông. Hoàng đế Porus bước ra niềm nở chào đón cô gái.

Sau đó ông dẫn cô vào cung điện, mời cô ngồi lên ngai vàng và lễ phép hỏi:
– Cô đi đường rất lâu mới đến được đây. Ta có thể giúp cho cô điều gì?

Cô gái trả lời:
– Tôi đi dến đây bởi vì tôi muốn ngài trở thành anh trai của tôi. Tôi không có anh trai và rất muốn ngài trở thành anh trai tôi.

Porus hiểu rằng điều này có thể chỉ là một sự khiêu khích nhưng ông vẫn quì xuống ôm bàn chân người đẹp và nói:
– Nếu cô không có anh trai thì ta xin làm anh trai của cô!

Cô gái quấn sợi chỉ đỏ vào cổ tay vị Hoàng đế và hứa sẽ suốt đời cầu nguyện cho ông.

Sang ngày hôm sau Alexandros Đại đế bắt đầu tiến quân vào Ấn Độ. Porus cũng ra trận trên một con voi to lớn. Trong một trận đánh, Porus đã dùng giáo đâm chết con ngựa của Alexandros. Alexandros ngã xuống đất. Con voi đã được huấn luyện dùng chân giẫm lên kẻ thù, nó đã giơ chân nhưng Paras bỗng nhớ đến sợi chỉ đỏ buộc trên cổ tay và nghĩa vụ của mình trước người yêu của Alexandros nên giật dây và con voi lùi lại. Bằng việc làm như vậy, ông đã bỏ qua cơ hội chớp nhoáng và cuối cùng bị thất bại. Ông bị bắt làm tù binh, bị cùm và người ta dẫn ông đến gặp Alexandros.

Mặc dù bị cùm nhưng vẻ trang nhã và cao thượng của vị Hoàng đế đã làm cho người chinh phục vĩ đại không khỏi ngạc nhiên và kính phục. Alexandros hỏi Porus:
– Ngài muốn ta xưng hô với ngài như thế nào?
– Cần xưng hô như với một Hoàng đế. – Porus trả lời.

Alexandros bảo quan lính:
– Ta chưa bao giờ gặp một ai như Porus. Ông ta là tù binh nhưng phong thái và nói năng đĩnh đạc quá.

Sau đó ông ra lệnh:
– Hãy tháo cùm cho ông ấy, ngay cả trong cùm thì ông vẫn là một Hoàng đế. Hãy trả lại vương quốc cho ông ấy!

Trước khi chia tay, Alexandros hỏi Porus:
– Tại vì sao ngài đã quay mũi giáo khi ta đã nằm dưới đất? Chỉ một phút là ta đã có thể bị giết chết, hoặc con voi của ngài đã có thể giẫm lên ta. Tại vì sao ngài đã không làm như vậy?

Porus trả lời:
– Xin ngài đừng hỏi về điều này. Đây là sợi chỉ đỏ. Ngài có biết gì về nó không? Tôi không thể bước qua những điều như vậy. Người yêu dấu của ngài là em gái của tôi nhưng không phải vì điều này mà ngài phải tỏ ra trách nhiệm với tôi
 
Last edited by a moderator:
Nếu em quá lố các bác cứ dừng em lại nhé.

Alexandros Đại đế và Sannyasin

Khi Alexandros Đại đế chuẩn bị lên đường chinh phục Ấn Độ, thầy của ông là nhà triết học Aristotle dặn: “Từ Ấn độ hãy mang về đây cho thầy một món quà. Hãy đem về đây một Sannyasin – người tránh xa cuộc đời thường để tìm ra chính mình”.
Đi qua nhiều nơi, ở đâu Alexandros cũng hỏi dân chúng: “Ta muốn gặp người nhận thức được chính mình. Ta không cần người đang đi tìm mà cần người đã tìm được chính mình”. Lần nào dân chúng cũng trả lời ông: “Ở dưới chân đồi, bên sông có ông già như vậy”.

Alexandros ra lệnh cho một vị tướng đi tìm và dẫn về cho ông người như vậy. Khi vị tướng và binh lính đến nơi nói trên, hỏi một già làng về Sannyasin thì được trả lời:
– Vâng, quả là ở đây có một Sannyasin. Nhưng chắc gì các ông thuyết phục được người này.

Vị tướng cười trả lời:
– Vớ vẩn! Nếu Alexandros Đại đế ra lệnh thì cả tổng này sẽ đi theo ông.

Sau đó họ đi tìm Sannyasin, thấy một ông già cởi trần đứng bên sông. Những người lính bảo:
– Ngài hãy đi với chúng tôi. Alexandros Đại đế mời ngài làm khách của ông. Ngài sẽ được ban thưởng hậu hĩnh, ngài sẽ có tất cả những gì ngài muốn. Alexandros Đại đế sẽ đưa ngài về Hy Lạp.

Sannyasin bình thản trả lời:
– Không một thế lực nào ở đời này bắt được ta theo các người. Nếu Alexandros cần ta thì ông ấy cứ việc đến đây.

Vị tướng mà Alexandros phái đến tỏ ra vô cùng ngạc nhiên. Ông chưa bao giờ nghe giọng kẻ cả như vậy, nhưng ông không dùng sức mạnh mà quay về bảo Alexandros:
– Người này rất cao ngạo với con và con sợ hắn cũng sẽ như thế với ngài.

Alexandros Đại đế ngẩng đầu kiêu hãnh:
– Kẻ nào không biết kính trọng ta, kẻ đó sẽ chết. Ta đi đây.

Nhưng khi đến nơi, Alexandros cảm thấy một điều gì không bình thường. Sannyasin nói với ông trước:
– Ngài là Alexandros Đại đế hả. Ta nghĩ rằng tất cả những ai tự xưng mình là người vĩ đại thì không hề vĩ đại.
– Ta đến đây không phải để tranh cãi – Alexandros Đại đế trả lời – ta đến đây để mời ngài.

Ông già mỉm cười:
– Ta tự do như cơn gió! Không thể nào mời được gió. Gió thổi theo ý mình. Nếu ta cảm thấy cần thì ta tự đến Hy Lạp, nhưng nếu ta không muốn thì chẳng ai bắt được ta.

Những lời này làm cho Alexandros giận dữ. Ông rút kiếm ra và nói:
– Nếu ngài không đi theo ta, ta sẽ giết.

Sannyasin trả lời:
– Ngài đã muộn. Ta đã tự giết chết mình.

Alexandros giơ kiếm:
– Bây giờ đầu sẽ lìa khỏi cổ!

Sannyasin trả lời:
– Ngài có thể chặt đầu ta nhưng không thể giết được ta, bởi vì khi ngài nhìn thấy đầu ta rơi xuống đất thì ta cũng nhìn thấy nó.

Alexandros đã không thể giết con người này. Trong nhật ký của ông vẫn còn ghi lại những điều này. Sannyasin có tên là Datdamesh.
 
Last edited by a moderator:
Ông ấy ghê gớm thiệt :))

Loại trừ nguyên nhân đau đớn sau này

Một lần, Alexandros Đại Đế được tặng một bộ bát đĩa bằng thủy tinh rất đẹp. Ngài rất thích bộ bát đĩa này nhưng đồng thời lại lệnh đem chúng ra đập vỡ hết. Khi các vị đại thần hỏi tại vì sao ngài lại xử sự một cách lạ lùng như vậy, ngài trả lời:
- Ta biết rằng theo thời gian, những chiếc bát đĩa này sẽ lần lượt bị những người đầy tớ của ta làm vỡ. Và cứ mỗi lần như vậy thì ta đau đớn và sẽ nổi giận, thà chịu một lần rất đau nhưng sẽ loại trừ được nguyên nhân của nhiều lần đau đớn sau này.
 
Last edited by a moderator:
Điều bí mật

Aristotle dạy Alexandros Đại Đế:
Con chớ bao giờ hé lộ điều bí mật của mình cho cả hai người. Vì rằng, nếu bí mật sau đấy bị lộ thì con sẽ không thể xác định được ai là người có lỗi. Nếu trị tội cả hai, thì con sẽ xúc phạm đến người biết giữ điều bí mật. Còn nếu tha tội cho cả hai, con lại xúc pham đến người không có lỗi, vì người này không cần đến sự tha tội của con.
 
Last edited by a moderator:
Cụ Know spam ác nhỉ, may chỗ này không sợ bị ban nick :D

Giờ đến lượt em hầu chuyện các bác ...
 
Về sự sợ hãi

Nói về nỗi sợ dễ nắm bắt nhất, vì ai cũng từng trải nghiệm, ví dụ "sợ ma" ...

Cấu trúc ngôn ngữ của câu là chủ thể - hành động - đối tượng. Ở câu trên, hành động là "Sợ", đối tượng là "ma".

Nó hay ở chỗ, không ai biết ma là thế nào, nhưng nỗi sợ thì có thật.

Giáo lý nhà phật chỉ ra rằng, "sợ ma" là một danh từ. Danh từ đó diễn tả một trạng thái của tâm.

Hiểu được điều này, sẽ thấy rằng mọi thứ đều ở trong tâm. Nghĩa là, nỗi sợ không cần tới một chủ thể bên ngoài để phát sinh. Nó là vô điều kiện. Bạn bị vướng vào nó mà chả cần biết mặt mũi con ma cụ thể là thế nào.

Sự yêu thương, từ bi ... cũng vậy. Nó không cần có đối tượng để có thể phát sinh. Nó ở đó rồi, chỉ cần nhận ra nó.

Vấn đề là, nếu bạn chìm trong nỗi sợ hãi, bạn sẽ đau khổ. Nếu tâm bạn trong sáng với tình yêu thương, bạn sẽ hạnh phúc.

Muốn yêu thương để hạnh phúc? đó chỉ là sự lựa chọn của bạn ... bởi thế nhà phật nói, quay đầu là bờ.

Khoa học nói gì?

Năng lượng của sự sợ hãi rất mạnh, đủ để làm cứu cánh cho sự sinh tồn của các cá thể. Nhưng nó thường dư thừa, và khi dư thừa nó có sức mạnh tàn phá khủng khiếp. Chiến tranh, biến đổi khí hậu, cho tới lưu manh trộm cướp ... đều xuất phát từ nỗi sợ thái quá của con người.

Năng lực của từ bi: có sức mạnh chuyển đổi, hóa giải mọi nguồn năng lượng trở thành năng lượng sạch. Nó có lợi cho tất cả.

Khoa học nói là có bằng chứng, có số đo, tính toán và so sánh chứ không phải nói khơi khơi như em đâu nhé :D
 
Em ko định có ý ấy, nếu bác hiểu nhầm vậy cho em sorry. Thôi mình bỏ qua nhé.

Để gió cuốn đi :D

Tại cụ nêu câu hỏi rồi không đưa đáp án, mất công bác Giailang hỏi lại ... em cũng đang tưởng có lời giải gì hay ho đây :D
 
Ông ấy ghê gớm thiệt :))

Loại trừ nguyên nhân đau đớn sau này

Một lần, Alexandros Đại Đế được tặng một bộ bát đĩa bằng thủy tinh rất đẹp. Ngài rất thích bộ bát đĩa này nhưng đồng thời lại lệnh đem chúng ra đập vỡ hết. Khi các vị đại thần hỏi tại vì sao ngài lại xử sự một cách lạ lùng như vậy, ngài trả lời:
- Ta biết rằng theo thời gian, những chiếc bát đĩa này sẽ lần lượt bị những người đầy tớ của ta làm vỡ. Và cứ mỗi lần như vậy thì ta đau đớn và sẽ nổi giận, thà chịu một lần rất đau nhưng sẽ loại trừ được nguyên nhân của nhiều lần đau đớn sau này.

Lại là nỗi sợ, sợ đau, mà lại là đau ở thì tương lai ...

Em nhìn thấy ở đây sự lãng phí :D
 
Để gió cuốn đi :D

Tại cụ nêu câu hỏi rồi không đưa đáp án, mất công bác Giailang hỏi lại ... em cũng đang tưởng có lời giải gì hay ho đây :D

Muốn hiểu điều gì đó sao lại sợ mất công, Hì..hì :)

Bác có xem phim Thiên nga đen ko?

Em nghiệm từ bản thân - ko đưa vào chân lý - mọi cái đều có điểm rơi thích hợp, trái chín cây do hợp với bản chất tự nhiên vì thế mà ngon hơn chín ép.

Ngộ - ko phải vì nghe để hiểu - mà vì nghiệm để hiểu.
 
Last edited by a moderator:
Có nhiều nỗi sợ "phục vụ" bản thân lắm :)) Nếu như tất cả chúng ta cùng đặt nỗi sợ Vô ích lên mọi sự ưu tiên & ngay từ lúc biết ý thức đúng sai thì nước mình đã chóng thành cường quốc & chính mình ko phải vật lộn đau khổ nhiều thế.... Trớ trêu là người ta chỉ đặt nó lên hàng đầu khi vào độ tuổi 60 trở lên. :)

Còn nỗi sợ thường trực của những người có ý thức là sợ Không mục đích. Em đang bị nó bủa vây đây, có bác nào thương tình cứu em với. :)

Đây không phải nỗi sợ. Đây là nói về nguồn gốc của mọi tôn giáo: mục đích sống.

Mọi tôn giáo tồn tại chỉ là để giải đáp câu hỏi này: khoa học (cũng là một tôn giáo), thiên chúa giáo, đạo hồi, đạo phật ...

Cụ hay có những câu hỏi tưởng vu vơ, nhưng bản chất là hết sức khủng bố :D
 
Bữa nay ko cà phê cà pháo hả bác, thèm tách cafe đen đậm đặc ko đường của bác rồi. :))

Ngày làm việc của em luôn bắt đầu với 1 ly đen nóng (có chút đường), và 2 điếu thuốc ...

Và em luôn thích mời mọi người 1 ly cafe mỗi khi có thể :D
 
Tám tý cho vui cuối tuần nhé: em xin đố các bác Alexander Đại Đế sợ gì nhất? :))

Sợ không còn gì để chinh phục ...

Anyway, như em đã đề cập, nỗi sợ không cần có đối tượng. Nó phát sinh, và người ta gán cho nó 1 đối tượng, hoặc bản thân đối tượng đó tác động để nó phát sinh - vì nó đã có sẵn ở đó, chỉ chờ cơ hội ...

Càng là hoàng đế, khả năng bị cái tâm sợ hãi chế ngự càng cao ...
 
Đây không phải nỗi sợ. Đây là nói về nguồn gốc của mọi tôn giáo: mục đích sống.

Mọi tôn giáo tồn tại chỉ là để giải đáp câu hỏi này: khoa học (cũng là một tôn giáo), thiên chúa giáo, đạo hồi, đạo phật ...

Cụ hay có những câu hỏi tưởng vu vơ, nhưng bản chất là hết sức khủng bố :D

Đúng vậy - nếu nhìn theo khía cạnh tín ngưỡng.

Em tin, bất kỳ sinh linh nào được đầu thai thành 1 kiếp sống đều mang trên mình ít nhất 1 mission. Có người đến lúc nhắm mắt xuôi tay ko biết, có người chỉ nhận ra khi trải qua nhiều thăng trầm, có người được thức tỉnh trong 1 lần vô thức nào đó,....Người hạnh phúc nhất là người tìm ra được điều này & gắng tâm thực hiện mission của mình trong từng kiếp sinh.
 
Sợ không còn gì để chinh phục ...

Anyway, như em đã đề cập, nỗi sợ không cần có đối tượng. Nó phát sinh, và người ta gán cho nó 1 đối tượng, hoặc bản thân đối tượng đó tác động để nó phát sinh - vì nó đã có sẵn ở đó, chỉ chờ cơ hội ...

Càng là hoàng đế, khả năng bị cái tâm sợ hãi chế ngự càng cao ...

Em nghĩ, nỗi sợ sâu thẳm nhất nơi ông ấy là sợ yếu đuối. :)
 
Để bác cảm nhận được cảm giác cô độc gần giống trạng thái của bác Don, bác thử 2 tuần liền ở lỳ trong vùng hiu quạnh, không bạn bè nhậu nhẹt, không phụ nữ, không người từng biết mặt...

Có thể em chưa ở thực tại đó bao giờ, nên đúng là khó để hình dung. Có lẽ cô độc bao gồm cả cô đơn và lạc lõng, em đoán vậy.

Tuy nhiên giờ có internet rồi, muốn có ấm áp cũng đâu có quá khó ...

Mà bác Don thì em ko biết, chứ như bác Giailang với em thì không thấy phụ nữ là căng đấy, dù không phải là mình có ý đồ gì với họ. Trong 3 thứ chân, thiện, mỹ, thì với em phụ nữ là mệnh đề thứ 3 :D
 
Sợ không còn gì để chinh phục ...

Anyway, như em đã đề cập, nỗi sợ không cần có đối tượng. Nó phát sinh, và người ta gán cho nó 1 đối tượng, hoặc bản thân đối tượng đó tác động để nó phát sinh - vì nó đã có sẵn ở đó, chỉ chờ cơ hội ...

Càng là hoàng đế, khả năng bị cái tâm sợ hãi chế ngự càng cao ...

Em đóng & giả vờ là người có quan niệm khác để mình cùng lật nhiều cạnh của vấn đề nhé, còn tựu chung là em đồng tình với quan điểm của bác.

Em đang nghĩ, trẻ sơ sinh khi lọt lòng nó có biết sợ ko?
 
Muốn hiểu điều gì đó sao lại sợ mất công, Hì..hì :)

Bác có xem phim Thiên nga đen ko?

Em nghiệm từ bản thân - ko đưa vào chân lý - mọi cái đều có điểm rơi thích hợp, trái chín cây do hợp với bản chất tự nhiên vì thế mà ngon hơn chín ép.

Ngộ - ko phải vì nghe để hiểu - mà vì nghiệm để hiểu.

Em chưa xem phim đó.

Vâng, cái đó gọi là chứng nghiệm. Hiểu là một chuyện, chứng là chuyện khác. Không có chứng thì không có ngộ. Ngộ rồi thì hiểu không cần nói tới nữa ...
 
Ngày làm việc của em luôn bắt đầu với 1 ly đen nóng (có chút đường), và 2 điếu thuốc ...

Và em luôn thích mời mọi người 1 ly cafe mỗi khi có thể :D

Bác hẳn là người có nguyên tắc sống & chừng mực. :)
 
Back
Top