VC-Thiền quán

Em có phần nào hiểu cái lý đó. Tuy nhiên, mỗi người sẽ nhìn nhận vấn đề theo các cách khác nhau, và đó là cái sợ ở trên tầng ý thức ...

Còn ở tầng vô thức, chi phối mọi quy luật sinh tồn, là cái sợ sự "chết", hiểu theo nghĩa mọi nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới sự sinh tồn của từng cá thể, bởi vậy, bản năng sinh tồn luôn là mạnh nhất.

Mọi quy luật vũ trụ đều xoay quanh sự "tồn tại" của các hệ thống là vậy. Từ các hệ thiên hà, cho tới cái "tôi" ...

Mà hình như ý câu hỏi của cụ Don là khác. Em hơi lan man, cuối tuần thôi cứ thoải mái tí vậy :D
...người đã từng qua cửa tử rồi không còn sợ chết, vì hiểu lý do gì mình đang sống...
 
Khó tả lắm. Thấy cô độc....vì chỉ có trời đất hiểu....hì...ì.

" Giữa muôn người, chẳng thấy ta"

Trao đổi với các bác cũng đỡ hơn rồi. Thanks!

G/L

Có lẽ cảm giác đó không thoải mái. Vậy cụ chịu khó bà 8 chút nhé ...

Chúc cụ cuối tuần zdui zdẻ :D
 
Cụ Don nói cuối tuần hay thấy cô độc. Cái cảm giác đó nó như nào hả cụ, vắn tắt vài dòng được ko? và liệu cụ vào đây tán chơi thế này có bớt cô độc không?

Thực lòng em ko hiểu cảm giác cô độc ...
Để bác cảm nhận được cảm giác cô độc gần giống trạng thái của bác Don, bác thử 2 tuần liền ở lỳ trong vùng hiu quạnh, không bạn bè nhậu nhẹt, không phụ nữ, không người từng biết mặt...
 
Người ta sợ gì nhất trên đời này là gì?.... đố bác?

Hi...ì.... bác có trí nhớ và sự tổng hợp rất logic - thông tuệ. Chúc mừng. Nhưng cũng nên quên dần đi cho nó: "Xả" nếu làm được điều này chúng ta sẽ quảng đại, bao dung, thâu nạp với tất cả....vì mọi cái trên đời này nó đã vốn như là....!

G/L pro.

Sợ bị hiểu lầm hay chính xác hơn là sợ ko ai hiểu mình.
 
Sự giầu sang, nghèo hèn, chức tước, danh vọng, đói khổ phiền lão, tiền tài, vàng bạc châu báu.... con người không sợ.

Sợ nhất là tri thức...hay trí tuệ con người;i.hì...ì.

G/L

Càng học cao càng biết nhiều cành hiểu nhiều người ta dường như càng cô độc bởi vì sự chênh kiến thức, ý thực hệ & nhân sinh quan.
 
Khó tả lắm. Thấy cô độc....vì chỉ có trời đất hiểu....hì...ì.

" Giữa muôn người, chẳng thấy ta"

Trao đổi với các bác cũng đỡ hơn rồi. Thanks!

G/L

Đây là lý do bác Don luôn thấy cô độc. Bác ấy ngộ rằng, Tri thức - Kiến thức như cái kén càng ngày càng bọc bác ấy vào thế giới riêng biệt với thế giới xung quanh. Nhưng khi bác ngộ được thế giới nội tâm thì cái kén đó sẽ tự động mở!
 
Tui không chắc lắm, nhưng có câu: "người ta sợ cái gì người ta không biết". Còn sợ nhất thì tui chịu.

Em mạo muội đoán có gì bác bỏ quá dùm em nhé, nỗi sợ của bác là sợ khinh - sợ bị coi thường & xem nhẹ.
 
Có nhiều nỗi sợ "phục vụ" bản thân lắm :)) Nếu như tất cả chúng ta cùng đặt nỗi sợ Vô ích lên mọi sự ưu tiên & ngay từ lúc biết ý thức đúng sai thì nước mình đã chóng thành cường quốc & chính mình ko phải vật lộn đau khổ nhiều thế.... Trớ trêu là người ta chỉ đặt nó lên hàng đầu khi vào độ tuổi 60 trở lên. :)

Còn nỗi sợ thường trực của những người có ý thức là sợ Không mục đích. Em đang bị nó bủa vây đây, có bác nào thương tình cứu em với. :)
 
Last edited by a moderator:
Em mạo muội đoán có gì bác bỏ quá dùm em nhé, nỗi sợ của bác là sợ khinh - sợ bị coi thường & xem nhẹ.
Sợ người khác nghĩ mình khinh người ta... Còn tui không sợ bị khinh. Nhưng đó vẫn chưa phải là nỗi sợ lớn nhất với tui
 
Sợ người khác nghĩ mình khinh người ta... Còn tui không sợ bị khinh. Nhưng đó vẫn chưa phải là nỗi sợ lớn nhất với tui

Cảm ơn bác đã hồi đáp. Có lẽ đó là sợ bất lực - lực bất tòng tâm. :)
 
Em xin trích 1 vài đoạn truyền thuyết cóp nhặt được về Hoàng đế vĩ đại Alexandros đại đế, mọi người đọc cho vui

Chinh phục cả thế giới

Chuyện kể rằng: vào ngày Alexandros Đại đế trở thành người chinh phục được cả thế giới, ông đã đóng cửa phòng ngồi khóc.

Nhưng tướng lĩnh của ông rất lấy làm lo lắng. Điều gì đã xảy ra? Họ chưa từng thấy ông khóc bao giờ, ông đâu phải là người như vậy. Họ đã sát cánh cùng ông trong những giờ phút hiểm nghèo nhất. Đôi khi cái chết đã kề bên nhưng họ không hề thấy trên gương mặt của ông lộ vẻ tuyệt vọng. Ông luôn là tấm gương về sự dũng cảm. Thế mà bây giờ điều gì đã xảy ra, khi mà cả thế giới đã bị ông chinh phục?

Họ gõ cửa phòng ông và hỏi:
– Thưa ông, tại sao ông lại khóc, điều gì đã xảy ra với ông?

Alexandros Đại đế trả lời:
– Bây giờ, khi ta trở thành người chiến thắng thì ta hiểu ra rằng ta đã thất bại. Bây giờ trong lòng ta sự chinh phục vô nghĩa đang trỗi dậy. Điều này chỉ bây giờ ta mới biết, bởi vì trước đây ta luôn ở trên đường, ta có mục đích. Còn bây giờ ta không còn biết đi đâu, chinh phục ai nữa. Ta cảm thấy bên trong mình có một sự trống rỗng khủng khiếp. Ta đã thất bại.

Alexandros Đại đế chết vào năm ông 33 tuổi. Khi người ta đưa ông đến nơi mai táng, hai cánh tay của ông thò ra và đung đưa theo hai phía của quan tài. Đấy là người ta làm theo lời di chúc của ông. Ông muốn cho người đời nhìn thấy rằng mình từ giã cõi đời với hai bàn tay trắng.
 
Last edited by a moderator:
hehe, sao giống kiểu hỏi xoáy đáp xoay nhể. Bác thử lý giải xem vì sao lại thế, tui chưa hiểu?

Em nghĩ bác hiểu, em nói chân thành đó!

Bác đừng hiểu theo nghĩa mấy anh con trai hay trêu nhau - trên bảo dưới ko nghe. :))
 
Vậy em với bác chúng ta cùng nghĩ nhé. :)
Bác cứ hụych tọet đi, tui đâu có được theo Thiền Tông ngày nào đâu mà đối chất công án để rồi quán tưởng để được tinh tấn bội phần như thế...
 
Tiếp tục về Huyền thoại về Alexandros đại đế,

Những nhà thông thái cởi trần

Khi ở Ấn Độ, Alexandros mang theo 10 người Bà la môn trong số những tù binh bị bắt. Họ là những người đã kích động bộ tộc Sabba chống lại ông. Đây là những người nổi tiếng thông minh nên Alexandros quyết định thử thách trí thông minh của họ . Ông tuyên bố người nào có câu trả lời kém nhất sẽ bị giết đầu tiên và sai người già nhất làm trọng tài. Alexandros hỏi người đầu tiên:

Câu thứ nhất:
– Ở đời ai nhiều hơn: người sống hay người chết?
– Người sống, bởi vì người chết đã không còn nữa.

Câu thứ hai:
– Biển hay đất liền có nhiều sinh vật hơn?
– Biển. Bởi vì đất liền chỉ là hòn đảo trên đại dương.

Câu thứ ba:
– Con vật nào khôn ranh nhất?
– Con vật chúng ta chưa tìm ra.

Câu thứ tư:
– Để thúc giục người Sabba nổi dậy cần lý lẽ nào?
– Một người hoặc phải sống hào hiệp hoặc phải chết cao thượng.

Câu thứ năm:
– Cái gì có trước: ngày hay đêm?
– Ngày có trước đêm ít nhất một ngày.
– Câu trả lời khó quá - Alexander bảo.
– Những câu hỏi lạ lùng thì sẽ có những câu trả lời lạ lùng. – Các nhà thông thái trả lời.

Câu thứ sáu:
– Người ta phải làm gì để được yêu quý?
– Hãy mạnh mẽ đừng khiếp sợ bản thân.

Câu thứ bảy:
– Con người phải làm gì để trở thành vị thần?
– Hãy làm những gì con người không thể làm được.

Câu thứ tám:
– Cuộc sống hay cái chết mạnh hơn?
– Cuộc sống mạnh hơn cái chết vì phải chịu nhiều nỗi bất hạnh hơn.

Câu thứ chín:
– Con người nên sống bao nhiêu lâu?
– Cho đến khi chết là tốt nhất.

Rồi Alexandros quay sang giám khảo, ông ta trả lời rằng, bất kì ai cũng trả lời tồi hơn một người khác. Alexandros nói:"Vậy thì ngươi phải chết đầu tiên vì đưa ra lời phán quyết đó.". Ông ta đáp lại: " Không thể như vậy, thưa đức vua tối cao, nếu ngài còn muốn là một người giữ lời. Ngài đã nói rằng chỉ giết ai có câu trả lời tệ nhất kia mà.". Alexandros trả tự do cho họ và tặng quà cho những người Bà la môn.
 
Last edited by a moderator:
Back
Top