Về sự sợ hãi
Nói về nỗi sợ dễ nắm bắt nhất, vì ai cũng từng trải nghiệm, ví dụ "sợ ma" ...
Cấu trúc ngôn ngữ của câu là chủ thể - hành động - đối tượng. Ở câu trên, hành động là "Sợ", đối tượng là "ma".
Nó hay ở chỗ, không ai biết ma là thế nào, nhưng nỗi sợ thì có thật.
Giáo lý nhà phật chỉ ra rằng, "sợ ma" là một danh từ. Danh từ đó diễn tả một trạng thái của tâm.
Hiểu được điều này, sẽ thấy rằng mọi thứ đều ở trong tâm. Nghĩa là, nỗi sợ không cần tới một chủ thể bên ngoài để phát sinh. Nó là vô điều kiện. Bạn bị vướng vào nó mà chả cần biết mặt mũi con ma cụ thể là thế nào.
Sự yêu thương, từ bi ... cũng vậy. Nó không cần có đối tượng để có thể phát sinh. Nó ở đó rồi, chỉ cần nhận ra nó.
Vấn đề là, nếu bạn chìm trong nỗi sợ hãi, bạn sẽ đau khổ. Nếu tâm bạn trong sáng với tình yêu thương, bạn sẽ hạnh phúc.
Muốn yêu thương để hạnh phúc? đó chỉ là sự lựa chọn của bạn ... bởi thế nhà phật nói, quay đầu là bờ.
Khoa học nói gì?
Năng lượng của sự sợ hãi rất mạnh, đủ để làm cứu cánh cho sự sinh tồn của các cá thể. Nhưng nó thường dư thừa, và khi dư thừa nó có sức mạnh tàn phá khủng khiếp. Chiến tranh, biến đổi khí hậu, cho tới lưu manh trộm cướp ... đều xuất phát từ nỗi sợ thái quá của con người.
Năng lực của từ bi: có sức mạnh chuyển đổi, hóa giải mọi nguồn năng lượng trở thành năng lượng sạch. Nó có lợi cho tất cả.
Khoa học nói là có bằng chứng, có số đo, tính toán và so sánh chứ không phải nói khơi khơi như em đâu nhé :D