VC-Thiền quán

@taotho: đâu có soi bác; soi là có ý đồ rồi... Chỉ là tự nhiên thấy thôi, tạm gọi là chánh niệm tỉnh giác đó, hiiii

Lúc trước do mình đi theo hướng phân tích con người nên soi mọi thứ có liên quan để kiểm tra độ chính xác:D
 
Về tuổi sinh học thì lẽ ra phải ở giai đoạn như Táo Thổ nói. Tuy nhiên chưa đến đoạn ấy...
Trong các thứ nghiệp, có lẽ ái là thứ có thể nói là khó nhất và lằng nhằng nhất, nó trực tiếp gắn chặt với bản ngã về sinh học, và là nguồn cơn của dục, của dâm, của thất tình lục dục, của tam độc tham sân si.
Theo triết lý của đạo Phật, người tìm đường giải thoát sẽ phải nỗ lực "cổi giải" cái nghiệp này và nhiều nghiệp khác, để rồi siêu thoát.

Vậy thế nào là siêu thoát?

Theo Gautama, là vượt thoát khỏi luân hồi, đến cõi Niết bàn không sinh không diệt. Thực ra, điều Phật tổ nói không phải là phép màu, mà là điều có thể chứng minh nguyên lý ngài truyền dạy thực sự là quy luật vật lý.

Khái niệm này thực sự làm nhiều người khó tưởng tượng và khó chấp nhận, nhưng tôi sẽ gắng trong khả năng của mình dùng các kiến thức mới nhất và cập nhật nhất để lý giải.

Chúng ta đang sống trên một hành tinh thuộc hệ mặt trời. Để thoát khỏi hệ mặt trời, ta phải đạt được tối thiểu là tốc độ vũ trụ cấp 3(16,6km/s). Để thoát khỏi bánh xe luân hồi Ngân hà (Milky Way) phải đạt được tối thiểu tốc độ vũ trụ cấp 4 (525km/s).
Tuy nhiên, Ngân hà chỉ là một bánh xe luân hồi nhỏ trong Vũ trụ hiện tại, mà Vũ trụ này thực sự là một cái hố đen khổng lồ gần 14 tỷ năm ánh sáng, nghĩa là hầu như ánh sáng không lọt ra khỏi cửa Vũ trụ. Tốc độ của ánh sáng là 300000km/s, vậy muốn thoát qua cửa Vũ trụ phải đạt được vận tốc lớn hơn 300000km/s.
Big+Bang+theory+universe+creation+and+expansion+model.JPG

Sự tiến hóa của Vũ trụ.


Quan sát các hố đen trong vũ trụ, các nhà vật lý thiên văn nhận thấy các hố đen không chỉ hút vật chất vào, mà còn phun vật chất ra với tốc độ khủng khiếp.
Hubble-Views-a-Magnetic-Funnel-Around-a-Supermassive-Black-Hole.jpg

Hình minh họa về một hố đen phun dòng vật chất kéo dài suốt 5000năm ánh sáng(http://scitechdaily.com/5000-light-year-long-jet-of-superheated-gas-ejected-from-a-supermassive-black-hole/)

Nhiều người được nghe rằng ánh sáng bị hố đen hút vào và không thể thoát ra. Điều này đúng, nhưng mới chỉ đúng một nửa. Mỗi hố đen có giới hạn về khối lượng và năng lượng nó có thể kìm giữ bên trong, do quá trinh hoạt động nó luôn hút vào những dòng vật chất mới từ vùng đĩa tích tụ, nên khi giới hạn đó bị vượt, hố đen phun toàn bộ phần vật chất có tương tác yếu nhất hoặc không tương tác với môi trường bên trong hố đen. Đây là cơ chế cân bằng năng lượng của hố đen.

Đến đây ta quay lại Phật pháp. Phật khuyên các đệ tử tu luyện để tháo gỡ dần các vướng mắc, hay giải nghiệp, không can thiệp hay tham gia vào luân hồi (cũng là không tương tác với luân hồi). Không dính mắc thì mới giải thoát. Phật còn chỉ rõ quá trình tu hành tinh tấn không ngừng thì mỗi kiếp được giác ngộ (giải thoát) lên một bậc cao hơn.

Triết lý giải thoát nhờ tu hành cắt đứt mọi dính mắc với luân hồi tương tự như nguyên lý khối vật chất không tương tác với hố đen và bị đẩy ra khỏi hố đen ở trên. Mặt khác, vũ trụ của chúng ta là vũ trụ bọc ghép nhiều tầng, nếu coi Hệ mặt trời là một bánh xe luân hồi nhỏ, thì giải Ngân Hà là bánh xe luân hồi lớn hơn, cuối cùng, chính Vũ trụ của chúng ta cũng là một bánh xe luân hồi khổng lồ, theo như những ám chỉ trong kinh phật, đó vẫn chưa phải giới hạn cuối cùng, vì còn nhiều tầng vũ trụ rộng lớn hơn bao bọc bên ngoài vũ trụ của chúng ta.

Hẳn nhiều người thắc mắc về sự sống và cái chết. Kinh Phật có nói đến 3 trạng thái: Sống(Sinh), Chết(Diệt) và Không Sinh Không Diệt. Trong khoa học, các khái niệm này thể hiện bằng quá trình trao đổi chất/ trao đổi năng lượng như sau:
-Sinh: có trao đổi chất, năng lượng tăng dần, cấu trúc Vật lý phát triển theo thời gian
-Diệt: có trao đổi chất, năng lượng giảm dần, cấu trúc vật lý suy giảm, phân rã theo thời gian
-Không sinh không diệt: không có trao đổi chất, chỉ có thông tin được lưu giữ, năng lượng không thay đổi. Là thông tin nên không có cấu trúc vật lý, do vậy không chịu sự phân rã hoặc tăng trưởng về cấu trúc.

Với những lý giải và so sánh ở trên, Phật chỉ dẫn cho các đệ tử cách giải thoát là phải từng bước, mỗi kiếp chỉ được một tầng tùy theo nghiệp lực (sự tương tác với vũ trụ/luân hồi).Chỉ có cắt các ràng buộc với luân hồi thì mới thoát khỏi luân hồi (như vật chất thoát khỏi lỗ đen), và thoát khỏi tẩng luân hồi này sẽ đến tầng lớn hơn bao bên ngoài (như thoát khỏi hẹ mặt trời rồi mới đến giai đoạn thoát khỏi Ngân Hà...)

Còn nhiều quy luật khác ẩn giấu trong kinh Phật mà khoa học sẽ còn tốn không ít thời gian để giải mã....
Cám ơn thiền sư đã bỏ công giảng giải cho em những thông tin rất tuyệt vời. :53::53::53:
Tuy nhiên có những điểm em cũng chưa hiểu và chưa thấy được thông lắm.

Lý giải về cấu trúc vật lý của vũ trụ với nhiều tầng, nhiều hệ nó đồng thuận với kinh sách, lời thuyêt của Đức Gautama rằng vũ trụ này bao gồm nhiều cõi, nhiều cảnh giới. Tuy nhiên giải thoát khỏi luân hồi đồng nghĩa với việc chuyển từ tầng mức (hệ này sang hệ khác) thì em chưa thấy thủng lắm.

Vì trong kinh em thấy nói chỉ đề cập luân hồi là việc sanh tử lòng vòng chỉ trong lục đạo. Thêm nữa khi con người tu tập và đạt đến một mức độ/level nhất định họ vẫn có thể "tồn tại"/ (hiện thân) trong những cõi hay cảnh giới thấp hơn để tu tập/ cứu độ.
Bác đề cập đến khía cạnh vật lý là vật chất phải đạt đến tốc độ như thế nào để vượt qua những tầng mức nào của vũ trụ, thì theo em con người là vật chất không thể và không bao giờ đạt đến khả năng ấy, nhưng ngược lại tâm (hay a-lai-da thức) của con người là loại "vật chất đặc biệt ", phi trọng lượng (em nghĩ vậy) theo em lại có thể vượt qua được những tầng mức không gian ấy để đến được các cõi và cảnh giới gần như phi tưởng đối với thực tại và khả năng nhận biết của đại đa số mọi người.
Vì thế mà các vị thiền sư/cao tăng đắc đạo họ có thể dạo chơi nơi các cõi, các cảnh giới ...
 
Nhân duyên cũng giống trade thôi mà, đôi khi phải biết cắt lỗ chứ trung bình giá mãi sao đặng :D
Hê hê, vậy hôm nào bác Tom cho một bài về kinh nghiệm cutloss trong lĩnh vực này cho mọi người học hỏi với nhé. :4:
 
Điều thú vị là nữ CT này đến với đạo Phật từ khoảng 2-3 năm trước (theo bài viết) thì khi đó VNI ở vùng đáy 350... sao thế nhỉ? hiiii
Hihi, thì có nghĩa là cái đáy của VNI 2011 là nhân duyên của bác ấy với Đạo. :4:
 
Cám ơn thiền sư đã bỏ công giảng giải cho em những thông tin rất tuyệt vời. :53::53::53:
Tuy nhiên có những điểm em cũng chưa hiểu và chưa thấy được thông lắm.

Lý giải về cấu trúc vật lý của vũ trụ với nhiều tầng, nhiều hệ nó đồng thuận với kinh sách, lời thuyêt của Đức Gautama rằng vũ trụ này bao gồm nhiều cõi, nhiều cảnh giới. Tuy nhiên giải thoát khỏi luân hồi đồng nghĩa với việc chuyển từ tầng mức (hệ này sang hệ khác) thì em chưa thấy thủng lắm.

Vì trong kinh em thấy nói chỉ đề cập luân hồi là việc sanh tử lòng vòng chỉ trong lục đạo. Thêm nữa khi con người tu tập và đạt đến một mức độ/level nhất định họ vẫn có thể "tồn tại"/ (hiện thân) trong những cõi hay cảnh giới thấp hơn để tu tập/ cứu độ.
Bác đề cập đến khía cạnh vật lý là vật chất phải đạt đến tốc độ như thế nào để vượt qua những tầng mức nào của vũ trụ, thì theo em con người là vật chất không thể và không bao giờ đạt đến khả năng ấy, nhưng ngược lại tâm (hay a-lai-da thức) của con người là loại "vật chất đặc biệt ", phi trọng lượng (em nghĩ vậy) theo em lại có thể vượt qua được những tầng mức không gian ấy để đến được các cõi và cảnh giới gần như phi tưởng đối với thực tại và khả năng nhận biết của đại đa số mọi người.
Vì thế mà các vị thiền sư/cao tăng đắc đạo họ có thể dạo chơi nơi các cõi, các cảnh giới ...
-Đi xuống chủ động dễ hơn đi lên chủ động: Khi tâm thức chưa đạt ngưỡng cần thiết thì không thể vươt lên cảnh giới cao, nhưng lại có thể đi xuống cảnh giới thấp hơn.
-Sanh tử lòng vòng trong lục đạo là mô tả trong kinh cho người bình thường và một số ít hành giả đi theo "Lục độ".
-Tuy trong quán thiền đa số là người quan tâm đến thiền, nhưng người đọc thì có thể chưa biết chút nào về Phật học, các phép so sánh và ví dụ để những độc giả không biết chút gì về Phật Pháp có thể dễ liên tưởng. Trong kinh phật, có hẳn một bộ kinh về ví dụ, cũng dùng phương pháp tiếp cận dần dần và có tham chiếu để "chúng sinh" dễ hiểu.
-Tui không có sứ mạng thuyết pháp, vậy đừng bắt tui giảng pháp như kinh.
 
Cám ơn thiền sư đã bỏ công giảng giải cho em những thông tin rất tuyệt vời. :53::53::53:
Tuy nhiên có những điểm em cũng chưa hiểu và chưa thấy được thông lắm.

Lý giải về cấu trúc vật lý của vũ trụ với nhiều tầng, nhiều hệ nó đồng thuận với kinh sách, lời thuyêt của Đức Gautama rằng vũ trụ này bao gồm nhiều cõi, nhiều cảnh giới. Tuy nhiên giải thoát khỏi luân hồi đồng nghĩa với việc chuyển từ tầng mức (hệ này sang hệ khác) thì em chưa thấy thủng lắm.

Vì trong kinh em thấy nói chỉ đề cập luân hồi là việc sanh tử lòng vòng chỉ trong lục đạo. Thêm nữa khi con người tu tập và đạt đến một mức độ/level nhất định họ vẫn có thể "tồn tại"/ (hiện thân) trong những cõi hay cảnh giới thấp hơn để tu tập/ cứu độ.
Bác đề cập đến khía cạnh vật lý là vật chất phải đạt đến tốc độ như thế nào để vượt qua những tầng mức nào của vũ trụ, thì theo em con người là vật chất không thể và không bao giờ đạt đến khả năng ấy, nhưng ngược lại tâm (hay a-lai-da thức) của con người là loại "vật chất đặc biệt ", phi trọng lượng (em nghĩ vậy) theo em lại có thể vượt qua được những tầng mức không gian ấy để đến được các cõi và cảnh giới gần như phi tưởng đối với thực tại và khả năng nhận biết của đại đa số mọi người.
Vì thế mà các vị thiền sư/cao tăng đắc đạo họ có thể dạo chơi nơi các cõi, các cảnh giới ...
Nâu nâu lão Đầu bóng mở hầu là thu hoạch ngay hiiiiiiiii
Luận:
Chiện lão nói có vẻ lên mây thực ra rất khoa học và logic, theo Pháp có 6 loài chính : tiên/thần/người/súc/ma/quỷ. căn bản mà nói tâm càng vô lượng thì vòng thuận càng xoay.
Hễ tâm lớn thì gọi là đại nhân, có thể kinh bang tế thế, tâm nhỏ thì small nhân cướp gà bắt vịt. khoa học dần chứng minh : con sông/núi/trái đất cũng là thể sống......có hành tinh sống, hành tinh chết. hành tinh ứng với cảnh "thần, tiên" do nó chứa đựng không phân chia kẻ tốt người xấu. galaxy-ngân hà theo thuyết thái dương học cũng là một đĩa sống lớn, nếu dùng vi phân tử thì từng người chúng ta thực ra cũng là tập hợp mây tế báo các bon. phân ít thì là tập hợp tổ hợp các vi khuẩn có lợi, có hại....
thuyết vụ trụ là mây vật chất, không có nhỏ nhất, không có lớn nhất.........biết đâu vũ trụ của ta chỉ là 1 con trùng khổng lồ trong 1 đại vũ trụ các con trùng lớn khác
Điều này phù hợp với Pháp của pHật về các đại thế giới, các tiểu thế giới........và ta bà là thế giới của các vị Bồ tát, Phật siêu nhỏ
NB: nông dân ngứa miệng, nông nhàn....chém gió hiiiiiiiii :D:D:D
 
Nghiệp và satna.
( Trả bài mấy bác hay nói về nghiệp si mê)

Trong ....... 2 mầu huyết biếc.

............1 người mê, 1 mãi mãi không về.

Nghiệp ái nịch si mê. Nghi theo lời tự tâm sám hối của 1 hành giả tu tập đã trên 20 năm khi vướng vào thật là đau khổ, dù mối tình đó rất đẹp rất tuyệt vời....hi vọng cùng với thời gian, hành giả đó sẽ bước qua để đi tiếp trên con đường tu hành đã định của mình...dù biết rằng nghiệp và chướng ngại sẽ còn tiếp tục đến với mình và thử thách ở mức độ cao hơn trong giai đoạn tới.
Xem ra trai Gia lâm không chỉ nặng nghiệp tài-chứng ung, mà còn cả nghiệp ái ố thâm hành.....nhưng mà theo như tim tím (huyết biếc) thì đã tạo sát nghiệp....coi bộ còn..gian nan quá / vài kiếp trả ái/ sát....mới gặp bồ tát :D:D:D

NB: vì sao nói thía? : chắc lại phiền cụ Sao nhắc lại điển tích hai nhà sư qua sông & 1 hotgirl-ngọc trinh hiiiiiiiiii
 
Xem ra trai Gia lâm không chỉ nặng nghiệp tài-chứng ung, mà còn cả nghiệp ái ố thâm hành.....nhưng mà theo như tim tím (huyết biếc) thì đã tạo sát nghiệp....coi bộ còn..gian nan quá / vài kiếp trả ái/ sát....mới gặp bồ tát :D:D:D

NB: vì sao nói thía? : chắc lại phiền cụ Sao nhắc lại điển tích hai nhà sư qua sông & 1 hotgirl-ngọc trinh hiiiiiiiiii

hiiiiiiii, lão đốn củi nâu không gặp. Biết là giai nào mà não đã võ đoán thía " biếc biếc" không hẳn đã là dùng dao của lão để xiên mà có ẩn ý khác....có lẽ do hành giả đó thọ giới bồ tát nên mới gặp quả tạ như vậy....hiiiii, cứ biết thế thôi.
 
hiiiiiiii, lão đốn củi nâu không gặp. Biết là giai nào mà não đã võ đoán thía " biếc biếc" không hẳn đã là dùng dao của lão để xiên mà có ẩn ý khác....có lẽ do hành giả đó thọ giới bồ tát nên mới gặp quả tạ như vậy....hiiiii, cứ biết thế thôi.
NHầm à? vậy sorry...nông dân bắc nam bộ nó thía....trật thì thui, mà công nhận Gia Lâm là huyện nhiều trai hiiiiiiiii
 
NHầm à? vậy sorry...nông dân bắc nam bộ nó thía....trật thì thui, mà công nhận Gia Lâm là huyện nhiều trai................? hiiiiiiiii

Dạo này đao pháp khá lợi hại nhưng hơi có phần tà khí, vì thấy nó cứ xiên xiên, lượn lượn...hiiiiiiiii
 
hiiiiiiii, lão đốn củi nâu không gặp. Biết là giai nào mà não đã võ đoán thía " biếc biếc" không hẳn đã là dùng dao của lão để xiên mà có ẩn ý khác....có lẽ do hành giả đó thọ giới bồ tát nên mới gặp quả tạ như vậy....hiiiii, cứ biết thế thôi.
Chuẩn. Phàm đã thọ giới bồ tát ắt gặp quả tạ. Không ông nào tránh được, kể cả ông đại trí như Phổ Hiền cũng phải nếm mùi quả tạ. Huyền Quang cũng vậy. Riêng Avalokiteshvara tự tại nên thoát sắc giới, nhưng các hóa thân phải trả nghiệp... thay. Nhưng không vì thế mà các hành giả thọ bồ tát giới nản lòng...
 
Chuẩn. Phàm đã thọ giới bồ tát ắt gặp quả tạ. Không ông nào tránh được, kể cả ông đại trí như Phổ Hiền cũng phải nếm mùi quả tạ. Huyền Quang cũng vậy. Riêng Avalokiteshvara tự tại nên thoát sắc giới, nhưng các hóa thân phải trả nghiệp... thay. Nhưng không vì thế mà các hành giả thọ bồ tát giới nản lòng...

Cho nên thật đúng là không thể nghĩ bàn....hiiiiiiii, mọi cái vô thường trụ, tính không vốn đã có sẵn lão nhể...?
 
-Đi xuống chủ động dễ hơn đi lên chủ động: Khi tâm thức chưa đạt ngưỡng cần thiết thì không thể vươt lên cảnh giới cao, nhưng lại có thể đi xuống cảnh giới thấp hơn.
-Sanh tử lòng vòng trong lục đạo là mô tả trong kinh cho người bình thường và một số ít hành giả đi theo "Lục độ".
-Tuy trong quán thiền đa số là người quan tâm đến thiền, nhưng người đọc thì có thể chưa biết chút nào về Phật học, các phép so sánh và ví dụ để những độc giả không biết chút gì về Phật Pháp có thể dễ liên tưởng. Trong kinh phật, có hẳn một bộ kinh về ví dụ, cũng dùng phương pháp tiếp cận dần dần và có tham chiếu để "chúng sinh" dễ hiểu.
-Tui không có sứ mạng thuyết pháp, vậy đừng bắt tui giảng pháp như kinh.
Cám ơn thiền sư đã giảng giải thêm.
Hình như thiền sư hơi có hơi bực mình ?!
Hê hê, em không có ý theo hướng "chất vấn" mà chỉ là so sánh về sự tương quan để em hiều thêm mà thôi. Xin lỗi nếu văn từ của em sơ xuất và làm thiền sư phiền lòng nhé. :D
 
Nghiệp và satna.

............1 người mê, 1 mãi mãi không về.

Nghiệp ái nịch si mê. Nghi theo lời tự tâm sám hối của 1 hành giả tu tập đã trên 20 năm khi vướng vào thật là đau khổ, dù mối tình đó rất đẹp rất tuyệt vời....hi vọng cùng với thời gian, hành giả đó sẽ bước qua để đi tiếp trên con đường tu hành đã định của mình...dù biết rằng nghiệp và chướng ngại sẽ còn tiếp tục đến với mình và thử thách ở mức độ cao hơn trong giai đoạn tới.
Em cũng đã được chứng kiến cái duyên & nghiệp ái tình của một bậc tu khá cao. Anh này tu theo hạnh cư sĩ, dòng tâm linh trên 20 năm, có gia đình và vợ con, nhưng đến khi gặp lại duyên tiền kiếp thì mọi chuyện như đảo lộn. Anh ấy có nói với em rằng họ chắc chắn có duyên vợ chồng với nhau từ rất nhiều kiếp và anh ấy nói duyên nó đã như thế, nó cũng là chướng ngại mà cũng là pháp để tu, vì nếu có bản lãnh, CÓ TRÍ để mà hóa giải được cho nó thuận đạo không nghịch đời, thì mình sẽ được giải thoát, còn nếu không, không những nó không hết mà mình sẽ vô hình tạo thêm nghiệp và một kiếp nào sau đó nó sẽ lại quay trở lại và mình lại phải trả ..nhiều hơn.
Nhặt nhạnh và chia sẻ thêm cho mọi người có cái nhìn rộng hơn. :D
 
Last edited by a moderator:
Back
Top