VC-Thiền quán

Nếu Táo thật lòng sẽ không đổ hết sang Liu như trong đoạn trích dẫn trên. Còn anh, để chọn nhập diệt hay không nhập diệt, mất 6 tháng. Bản ngã thì muốn nhập diệt, tâm lại muốn nhập thế, cuối cùng chọn nhập thế. Cái này thể hiện hết trong các bài anh đã viết trước đây.
trả lời rất thẳng mà rất kho hỉu hiiiiiiiiii
Ý của cụ trụ trì là vì tau chọn nhập thế nên phải kiếm chút special ability khác người...như thiên nhãn...chứ cụ Táo chọn tuyệt diệt...thì thế là đủ :21::21::21:
 
trả lời rất thẳng mà rất kho hỉu hiiiiiiiiii
Ý của cụ trụ trì là vì tau chọn nhập thế nên phải kiếm chút special ability khác người...như thiên nhãn...chứ cụ Táo chọn tuyệt diệt...thì thế là đủ :21::21::21:
Lão bị ám ảnh cái vụ này nhể? :)))
Biết có nhiều đạo hữu đang tìm kiếm một con đường..., sẳn hôm nay lão đã post bài Đại Thủ Ấn, tôi cũng tính dành buổi chiều nay, thêm phần sớ giải của tác giả Chang Chen Chi cho nó đầy đủ, mong giúp thêm một phương tiện cho anh em. Thấy lão cứ xoáy sâu phần này, nên tôi lại thôi. Định quảng bá nó, vô tình lại biến nó thành trò đùa cho mấy lão thì tội nặng lắm.
 
Last edited:
thầy Táo luyện mật đã thành mấy chiêu???
Nhiều người tu tập để mong cầu cái gì đó... ít thì quán đối tượng nào đó để mong được yên tĩnh, nhiều thì mong đạt được công năng đặc dị...
Gần cuối bài nguyện Đại Thủ Ấn có câu: "Nhờ tu mà sinh các thần thông như nhãn...", ý của cụ Karma-pa Rantchung-Dorje, không cần phải tu luyện cái gì cả, không quán cái gì cả, cứ theo pháp tự nhiên "tu như không tu", thần thông cũng tự nhiên có, nếu đi mong cầu thần thông thì lại không phải là Đại Thủ Ấn - một cách an ủi người mới, muốn tu là phải đạt được cái gì đó...
Chẳng biết lão hiểu sao, lại đi xoáy sâu vào cái câu đó rồi cười cợt. :2:
 
Last edited:
Đoạn này bon rất cần tỉnh giác. Khi đã thấy tâm tách rời được khỏi ngã, cần làm chủ ngã. Nếu thất bại là bị chứng schizophrenia. Đặc biệt không được nóng vội háo hức trong giai đoạn này.
vâng ạ, đúng là lơ là 1 tí, nhẹ nhất là đầu nóng & bưng bưng ngay anh ạ.
trc đây, em đã từng có thể kiểm soát dc hơi thở & nhịp tim, tuy chưa điều được như các bài tập đưa ra....Dạo gần đây, thì thả lỏng...
tạm thời em ngưng 1 thời gian điều khí
@May: hiện tượng này cũng bình thường em ạ, do luyện thiền đến 1 tầng mức tập trung cao độ, não bộ sẽ tiết ra chất dopamine, chất này tạo ra các phản ứng hóa học trong não bộ gây ra 1 số hiệu ứng có triệu chứng gây nghiện và giống bệnh lý khoa học TTPL,...hì...
thế nên anh Giailang mới vào đúng lúc cảnh báo sớm cho chị kẻo gây nghiện...
 
Không phải là chơi ác, mà nó là nguy cơ thực sự, và anh đã trải qua thử thách này. Trong quá trình luyện tập thiền, sẽ đến lúc tâm tách rời khỏi bản ngã. Trong y học, có khái niệm là "phân chia nhân cách". Hiện tượng này với người không biết sẽ bị rơi vào xung đột nội tại giữa hai nhân cách bên trong, và về sinh lý thần kinh, đây là phản ứng tự vệ của hệ thống thần kinh khi cá nhân đối diện với các bế tắc không giải quyết được trong cuộc sống.
Đối với người luyện thiền, phân chia nhân cách phát sinh khi cuộc sống phức tạp hàng ngày mâu thuẫn với niềm tin chân thật và đơn giản. Càng cố gắng tinh tấn trong luyện tập tinh thần trong khi đời sống thường nhật vẫn hành xử theo đời thường, sẽ phải đối mặt với nguy cơ này.

Gautama đã chọn cách loại trừ nhân cách bẩm sinh bằng 49 ngày giác ngộ, triệt để loại bỏ mọi ảnh hưởng của nhân cách bẩm sinh (mà ông gọi là Ma Vương), chiến đấu với các ảo giác do nhân cách bẩm sinh tạo ra trong 49 ngày ấy.

Còn con đường anh chọn là sự dung hợp nhân cách, nghĩa là nhân cách mới nhìn nhận nhân cách bẩm sinh như là sự tất nhiên của luân hồi, như Tính Không là sự bao chứa dung nạp mọi thứ vẫn đang tồn tại. Khi ấy, nhân cách do thiền sinh ra trở thành người quan sát và điều chỉnh nhân cách bẩm sinh, dần dần hai cái nhân cách này hòa nhập một cách tự nhiên và không còn tình trạng "đa nhân cách". Đó cũng chính là một trong các bí mật của Prajna Paramita Sutra.
chính xác như anh nói vậy !
đó là phản vệ của cơ thể & não bộ bị phân tách khi cùng tham gia tập trung cao độ vào 2 môi trường có tính mâu thuẫn nhau....
em chưa quyết định là nên chặt đứt hay bắt tay hòa hợp, vì mục tiêu của em là giải thoát. (có phần ích kỷ nhỉ :D), nhưng vẫn tiếp tục cho tâm quan sát sự quẫy cùng của ngã. Thỉnh thoảng có kiềm kế chúng....
Thank you anh Giailang đã có mặt đúng lúc và những lời khuyên bổ ích.
 
Nhiều người tu tập để mong cầu cái gì đó... ít thì quán đối tượng nào đó để mong được yên tĩnh, nhiều thì mong đạt được công năng đặc dị...
Gần cuối bài nguyện Đại Thủ Ấn có câu: "Nhờ tu mà sinh các thần thông như nhãn...", ý của cụ Karma-pa Rantchung-Dorje, không cần phải tu luyện cái gì cả, không quán cái gì cả, cứ theo pháp tự nhiên "tu như không tu", thần thông cũng tự nhiên có, nếu đi mong cầu thần thông thì lại không phải là Đại Thủ Ấn - một cách an ủi người mới, tu thì phải đạt được cái gì đó...
Chẳng biết lão hiểu sao, lại đi xoáy sâu vào cái câu đó rồi cười cợt. :2:
chính xác là em nghĩ cái này, mục tiêu của em ko để đạt thần thông gì cả, đơn giản chỉ là giải thoát (tất nhiên là em hiểu ko chỉ 1 kiếp ng mà luyện đủ...) nhưng trong pháp luyện sẽ trải qua những thử thách thực tế & rất đời thường, có khi mình còn ko nhận ra đó là "bài tập" nữa cơ, nhưng khi vượt qua những chướng ngại vật đó, tâm tiến lên 1 bước, khí thông kinh mạch xa hơn 1 nhịp, thân thanh nhẹ hơn, tần số bớt nhiễu và rung có nhịp điệu hơn,...nhờ sự kết hợp đó, bỗng dưng đạt những khả năng mà có khi mình ko cầu ước....
 
thầy Liu khi ấy lại rối rít xin ....nguyện tất thảy chúng sinh thành phật hiiiiiiiiiiiiiiii
Trong Đại Thủ Ấn nguyện văn, lặp đi lặp lại "thành Phật". Dưới đây trích lời mở đầu của Chang Chen Chi:
"Trong vô lượng pháp môn của Phật giáo, pháp môn cao nhất, mau nhất, trực tiếp nhất, triệt để nhất, e rằng phải kể là tâm địa pháp môn. Sinh tử niết bàn, tất cả các pháp đã y nơi tâm mà hiện khởi, thì không thể thoát ly nhất tâm này. Mà gọi là thành Phật, nhất định cũng không thể lìa khỏi cái tâm này, mà có Phật nào khác để thành, "thành Phật" chỉ là biết tự tâm một cách như thực mà thôi.
 
Last edited:
vâng ạ, đúng là lơ là 1 tí, nhẹ nhất là đầu nóng & bưng bưng ngay anh ạ.
trc đây, em đã từng có thể kiểm soát dc hơi thở & nhịp tim, tuy chưa điều được như các bài tập đưa ra....Dạo gần đây, thì thả lỏng...
tạm thời em ngưng 1 thời gian điều khí
Cũng không cần điều khí. Lúc này quay lại điều tức, nghĩa là kiểm soát hơi thở. Một khi thở đúng, tự nhiên nhịp tim ổn, khí cũng ổn theo.
 
Em ngưng, em ngưng! Mà huynh nghĩ như vậy là "đả" à? :105:
không, ngẫu nhiên do tính biền ngẫu của âm hán việt tạo nên sự đối xứng của hai câu
Tâm bình tất khí tịnh
Phi thiên đả tất nhân đả
Ở đây lấy chữ tất làm điểm đối xứng, ta có: Tâm ứng với Thiên, Bình (và từ tương ứng là tịnh cũng đồng nghĩa) ứng với đả, khí ứng với nhân. Đối nhau chan chát còn gì.
 
không, ngẫu nhiên do tính biền ngẫu của âm hán việt tạo nên sự đối xứng của hai câu
Tâm bình tất khí tịnh
Phi thiên đả tất nhân đả
Ở đây lấy chữ tất làm điểm đối xứng, ta có: Tâm ứng với Thiên, Bình (và từ tương ứng là tịnh cũng đồng nghĩa) ứng với đả, khí ứng với nhân. Đối nhau chan chát còn gì.
Mấy cái điển tích này, đệ bó tay huynh ợ.
 
Back
Top