VC-Thiền quán

May không hiểu gì về mấy cái anh chị đang bàn. Nhưng vì có post này của bác, May xin chia sẻ một trình tự khá đơn giản khi những điều mình muốn xuất hiện trong đầu mình. May nói ra đây, hy vọng giúp được bác.
1. Điều mình muốn là gì? Có cần định nghĩa chi tiết cụ thể điều mình muốn là gì không?
Ví dụ: bác nghĩ là bác muốn biết/hiểu/thực hành về "tham, sân, si, buông bỏ".
2. Tại sao điều đó quan trọng với mình? Tại sao điều đó làm mình cứ suy nghĩ mãi? Nó có ý nghĩa gì với mình lúc này?
Lý do rất là quan trọng. Nếu bác không có lý do cụ thể cho điều bác muốn, thường bác sẽ dễ dàng không chú tâm, tập trung hoàn toàn và cam kết thực hiện điều mình muốn.
3. Mình cần làm gì để có được điều mình muốn?

May xin chia sẻ con đường May đến với thiền.
- May muốn tâm trí mình tĩnh lặng. Tĩnh lặng với May là không lạc lối vào suy nghĩ, không phán xét, sống trọn vẹn và tập trung vào giây phút hiện tại.
- Điều này quan trọng với công việc và nghề nghiệp của May. Chỉ khi tâm trí tĩnh lặng, mình mới có thể lắng nghe tốt hơn. Lắng nghe bản thân mình và sau đó là lắng nghe khách hàng mình.
- Để làm được điều mình muốn: tỉnh thức để tập trung tâm trí mọi lúc, mọi nơi, mọi hành động mình làm và dùng thiền như một công cụ hỗ trợ đạt điều mình muốn.

Với May, đơn giản là vậy thôi ah.
:3D_11: Thực ra vấn đề này nó đến quá tình cờ. Đầu tiên em đọc qua về tham, sân, si nó cũng bình thường như khi đọc những thứ khác nhưng bỗng nhiên có lúc nó hiện lại trong đầu của em và em nghĩ. Mới đầu là nghĩ xuôi, sau nghĩ ngược rồi nghĩ phải nghĩ trái thì thấy có điểm thì OK mà có điểm thì nó lại có vẻ như đa đá nhau thế nào í, thế là vác lên đây hỏi các sư phụ để tìm sự lý giải. Chỉ là đơn giản vậy thôi chứ nói về rất quan trọng thì cũng ko phải.

Còn em đến với thiền thì đầu tiên là muốn duy trì sức khỏe, rồi nữa là muốn khám phá những cái bí ẩn mà thiền có thể mang lại.

Với em mọi thứ cũng chỉ đơn giản vậy thôi chứ ko có gì phải nghiêm trọng hóa vấn đề cả.
 
Không phải là chơi ác, mà nó là nguy cơ thực sự, và anh đã trải qua thử thách này. Trong quá trình luyện tập thiền, sẽ đến lúc tâm tách rời khỏi bản ngã. Trong y học, có khái niệm là "phân chia nhân cách". Hiện tượng này với người không biết sẽ bị rơi vào xung đột nội tại giữa hai nhân cách bên trong, và về sinh lý thần kinh, đây là phản ứng tự vệ của hệ thống thần kinh khi cá nhân đối diện với các bế tắc không giải quyết được trong cuộc sống.
Đối với người luyện thiền, phân chia nhân cách phát sinh khi cuộc sống phức tạp hàng ngày mâu thuẫn với niềm tin chân thật và đơn giản. Càng cố gắng tinh tấn trong luyện tập tinh thần trong khi đời sống thường nhật vẫn hành xử theo đời thường, sẽ phải đối mặt với nguy cơ này.

Gautama đã chọn cách loại trừ nhân cách bẩm sinh bằng 49 ngày giác ngộ, triệt để loại bỏ mọi ảnh hưởng của nhân cách bẩm sinh (mà ông gọi là Ma Vương), chiến đấu với các ảo giác do nhân cách bẩm sinh tạo ra trong 49 ngày ấy.

Còn con đường anh chọn là sự dung hợp nhân cách, nghĩa là nhân cách mới nhìn nhận nhân cách bẩm sinh như là sự tất nhiên của luân hồi, như Tính Không là sự bao chứa dung nạp mọi thứ vẫn đang tồn tại. Khi ấy, nhân cách do thiền sinh ra trở thành người quan sát và điều chỉnh nhân cách bẩm sinh, dần dần hai cái nhân cách này hòa nhập một cách tự nhiên và không còn tình trạng "đa nhân cách". Đó cũng chính là một trong các bí mật của Prajna Paramita Sutra.
Sư huynh viết ngày 1 hay hơn, với tâm tĩnh lặng, ý sâu sắc hơn....
Thanks!
 
Last edited:
Hi hi hi ...Bái bai các bác trong quán tu nhé. Em thấy quán của các bác lâu rồi nhưng ko muốn ghé. Bữa trước bỗng có hứng thú thì vào xem có gì nhưng thấy càng ngày càng xa đà vào những điều vô bổ.
Thương thay cho kiếp con người. Chúng ta được trao quyền tự do nhưng không dám nhận lãnh mà chỉ hài lòng với thân phận của những con cừu.:2smiley_vn15:
 
May xin chia sẻ con đường May đến với thiền.
- May muốn tâm trí mình tĩnh lặng. Tĩnh lặng với May là không lạc lối vào suy nghĩ, không phán xét, sống trọn vẹn và tập trung vào giây phút hiện tại.
- Điều này quan trọng với công việc và nghề nghiệp của May. Chỉ khi tâm trí tĩnh lặng, mình mới có thể lắng nghe tốt hơn. Lắng nghe bản thân mình và sau đó là lắng nghe khách hàng mình.
- Để làm được điều mình muốn: tỉnh thức để tập trung tâm trí mọi lúc, mọi nơi, mọi hành động mình làm và dùng thiền như một công cụ hỗ trợ đạt điều mình muốn.


Với May, đơn giản là vậy thôi ah.
Trời ơi, em search liền, nó ra "Tâm thần phân liệt", làm em phải đọc kỹ bài chị Bon cỡ 5 lần. Bác @giailang chơi ác quá ah.

Sợ hãi và lo lắng thì làm sao sống được giống như trên, May.
 
Last edited:
Sợ hãi và lo lắng thì làm sao sống được giống như trên May.
Yeah anh nói đúng lắm. Cảm ơn anh đã chỉ ra đúng cảm xúc lo lắng của em. Hôm qua anh @giailang chưa giải thích, em buồn ngủ quá nên cũng không hỏi. Sáng nay đọc bài anh @giailang giải thích thấy hay quá. May mắn cho em, ngay khi bắt đầu đã được hướng dẫn sống và hành xử theo đúng những gì mình muốn mình trở thành, nên đến giờ thấy cuộc sống ngày càng hài hòa và hạnh phúc hơn. Cảm ơn anh @Táo thổ và anh @giailang nhiều.
 
"Trí tuệ chính là thứ quý nhất trên đời, vì có trí tuệ mới nhận ra được tự tánh, và nhận ra tự tánh mới giải thoát khỏi mọi trói buộc phiền não, mới đoạn diệt được luân hồi. Ánh sáng trí tuệ là ánh sáng rực rỡ nhất trên đời vì người có ánh sáng trí tuệ không chỉ soi sáng chính mình mà còn soi sáng cho người u tối, giúp họ đoạn trừ vô minh đạt tới giác ngộ. Trí tuệ cũng là của cải bền vững nhất vì người đã có trí tuệ rồi thì không cảnh huống nào, quyền lực nào có thể lấy đi được."
Trích lời của Bồ đề Đạt Ma trong "Truyền tâm ấn"
nói vậy với thằng giang hồ...nó cầm búa ..gõ một cái có phải là ..mất trí tuệ ? hiiiiiiiii
Phật nói trí tuệ là ngọn đèn sáng trong đêm tối vô minh...nhưng khi đến với tâm thì ..vứt nó đi. nếu không sẽ bị trứng tâm thần phân liệt trên hiiiiiii
 
Last edited:
Còn em đến với thiền thì đầu tiên là muốn duy trì sức khỏe, rồi nữa là muốn khám phá những cái bí ẩn mà thiền có thể mang lại.
Chúc mừng bác. Tặng bác câu này "Khi người học trò sẵn sàng, người thầy sẽ xuất hiện". Yên tâm là bác sẽ có người dẫn dắt mình đi trên con đường mình muốn nhé.
 
Không phải là chơi ác, mà nó là nguy cơ thực sự, và anh đã trải qua thử thách này. Trong quá trình luyện tập thiền, sẽ đến lúc tâm tách rời khỏi bản ngã. Trong y học, có khái niệm là "phân chia nhân cách". Hiện tượng này với người không biết sẽ bị rơi vào xung đột nội tại giữa hai nhân cách bên trong, và về sinh lý thần kinh, đây là phản ứng tự vệ của hệ thống thần kinh khi cá nhân đối diện với các bế tắc không giải quyết được trong cuộc sống.
Đối với người luyện thiền, phân chia nhân cách phát sinh khi cuộc sống phức tạp hàng ngày mâu thuẫn với niềm tin chân thật và đơn giản. Càng cố gắng tinh tấn trong luyện tập tinh thần trong khi đời sống thường nhật vẫn hành xử theo đời thường, sẽ phải đối mặt với nguy cơ này.

Gautama đã chọn cách loại trừ nhân cách bẩm sinh bằng 49 ngày giác ngộ, triệt để loại bỏ mọi ảnh hưởng của nhân cách bẩm sinh (mà ông gọi là Ma Vương), chiến đấu với các ảo giác do nhân cách bẩm sinh tạo ra trong 49 ngày ấy.

Còn con đường anh chọn là sự dung hợp nhân cách, nghĩa là nhân cách mới nhìn nhận nhân cách bẩm sinh như là sự tất nhiên của luân hồi, như Tính Không là sự bao chứa dung nạp mọi thứ vẫn đang tồn tại. Khi ấy, nhân cách do thiền sinh ra trở thành người quan sát và điều chỉnh nhân cách bẩm sinh, dần dần hai cái nhân cách này hòa nhập một cách tự nhiên và không còn tình trạng "đa nhân cách". Đó cũng chính là một trong các bí mật của Prajna Paramita Sutra.
thầy đúng là ..thường trụ, đến đúng lúc..dù gào không tới :4::4::4:
 
Còn em đến với thiền thì đầu tiên là muốn duy trì sức khỏe, rồi nữa là muốn khám phá những cái bí ẩn mà thiền có thể mang lại.
Với em mọi thứ cũng chỉ đơn giản vậy thôi chứ ko có gì phải nghiêm trọng hóa vấn đề cả.
this simple !
mục đích của quán thiền chỉ thế.....tại các bác tò mò ..lên tham muốn thêm, đúng là tham màu sen :21::21::21:
NB: À mà mục đích của các Pagoda cũng chỉ có thế....vì cuộc sống bình an trong tâm của nhân thế...không giành cho các hành giả, nếu muốn xin mời lên non như thầy Liu, do vậy đừng đòi hỏi gì cao siêu ở nó hiiiiiii
 
Đối với người luyện thiền, phân chia nhân cách phát sinh khi cuộc sống phức tạp hàng ngày mâu thuẫn với niềm tin chân thật và đơn giản. Càng cố gắng tinh tấn trong luyện tập tinh thần trong khi đời sống thường nhật vẫn hành xử theo đời thường, sẽ phải đối mặt với nguy cơ này.

Vấn đề ở đây là cố gắng, nỗ lực... Chắc vì vậy nên mới phải cẩn thận.
 
Trước khi tập thiền Tuệ chắc Giailang huynh có chơi qua mấy cái môn Khí công, Nhân điện, Luân xa...? Nếu vậy thì phải cẩn thận là đúng rồi. :21:
Cái này không đúng, vì anh luyện thiền trước khi đến với khí công. Khí công là môn bổ trợ để thiền không bị rơi vào trạng thái mê do mạch máu(khí huyết) trì trệ do tĩnh quá trong khi cơ thể chưa thích nghi. Nhân điện anh chưa bao giờ luyện cả. Còn về luân xa thì nó là môn phụ trợ tự nhiên phát sinh khi kết hợp thiền tĩnh và thiền động.
Táo nên đọc nhiều sách dạng "ngoại truyện" (truyện của người thường ghi chép về các thiền sinh) để thấy thiền có những rủi ro gì. Khi tập trung cao độ trong thời gian dài, năng lượng cơ thể đốt trong hoạt động tinh thần còn kinh khủng hơn vận động cơ thể hàng ngày rất nhiều, dễ mất cân bằng tâm lý, ảo giác sinh ra có khi còn ghê gớm hơn các cô cậu trẻ ngày nay dùng ma túy. Đó là lý do các cao tăng thường dặn dò câu "tỉnh giác" đối với chính mình và các thiền sinh ham học hỏi.
 
Cái này không đúng, vì anh luyện thiền trước khi đến với khí công. Khí công là môn bổ trợ để thiền không bị rơi vào trạng thái mê do mạch máu(khí huyết) trì trệ do tĩnh quá trong khi cơ thể chưa thích nghi. Nhân điện anh chưa bao giờ luyện cả. Còn về luân xa thì nó là môn phụ trợ tự nhiên phát sinh khi kết hợp thiền tĩnh và thiền động.
Táo nên đọc nhiều sách dạng "ngoại truyện" (truyện của người thường ghi chép về các thiền sinh) để thấy thiền có những rủi ro gì. Khi tập trung cao độ trong thời gian dài, năng lượng cơ thể đốt trong hoạt động tinh thần còn kinh khủng hơn vận động cơ thể hàng ngày rất nhiều, dễ mất cân bằng tâm lý, ảo giác sinh ra có khi còn ghê gớm hơn các cô cậu trẻ ngày nay dùng ma túy. Đó là lý do các cao tăng thường dặn dò câu "tỉnh giác" đối với chính mình và các thiền sinh ham học hỏi.
Vấn đề ở đây là đệ không tập trung cao độ huynh ạ. Không một chút tơ hào chỉnh trị cái tâm. Mà tại sao lại phải làm như thế?

Không nhiễm cấu bệnh tác ý tu quán kia,
Cũng lìa gió thế gian tán loạn trói buộc,
Không chỉnh bản thể an trụ nơi tự nhiên
 
Vấn đề ở đây là đệ không tập trung cao độ huynh ạ. Không một chút tơ hào chỉnh trị cái tâm. Mà tại sao lại phải làm như thế?

Không nhiễm cấu bệnh tác ý tu quán kia,
Cũng lìa gió thế gian tán loạn trói buộc,
Không chỉnh bản thể an trụ nơi tự nhiên
thầy Táo luyện mật đã thành mấy chiêu???
 
  • Like
Reactions: Cdg
Do duyên cả. Duyên của chú là tà tà. Còn anh là khám phá, khám xong phá thì phải đi đến tận cùng khứa khứa.
Tất cả các pháp là do tâm biến hiện.
Đúng là do duyên, nhưng tà tà (hay trực chỉ), tốc độ (hay lòng vòng) thì cuối cùng cũng là cái tâm. Không biết tận cùng cũa huynh là gì? :105:
 
Back
Top