Quán Thiền thơ thẩn thở ra thơ
-------
Chúng ta đang chát quán Thiền
Mà không hề biết trong thiền có thơ
Thiền thơ thịt chó đời thanh thoát
Không đúng không sai tự tại tâm
Hứng hề! Phọt thơ tặng Râu muội
Mệt hề! Ngồi nghỉ mà soi Tam kiều (Lí Bí)
-------
Đố các thiền sư nữ nam; Tam kiều ở trong thơ có nghĩa là gì ^^
Không thấy Râu muội nổi lên và cũng chẳng thấy các thiền sư giải đố?
Mượn tạm Quán Thiền em nói về Đạo 1 chút, các Thiền sư nữ không vừa ý em có thể move qua tóp bói toán hoặc Lí Bí tự sự. Vừa ý thì phát huy tiếp
---------
- Khổng Tử (Tri Mệnh); Cho rằng người quân tử sợ mệnh trời. Sang, hèn, thọ, yểu, an nguy, trị loạn đều do mệnh trời quyết định "năm mươi tuổi biết mệnh trời, không biết mệnh trời không thể trở thành quân tử"
- Mặc Tử (Phi Mệnh); Cho rằng Sang, hèn, thọ, yểu, an nguy, trị loạn không phải do Thiên Mệnh quyết định "Mệnh là bạo quân tạo tác ra. Cùng nhân bàn về nó, quân tử không bàn về nó"
- Mạnh Tử (Lập Mệnh); Chuyên tâm tu thân để đợi Mệnh Trời "Không gọi đến mà đến, đó là Mệnh vậy", "Thọ yểu không có gì khác, tu thân để chờ đợi, dựa vào đó để lập mệnh"
- Lão Tử (Phục Mệnh); Cho rằng thông qua luyện Tinh Khí Thần có thể kết thành nội đan, chuyển biến quy luật sinh lão bệnh tử của tự nhiên, hồi phục sức sống thanh xuân. Đạo đức kinh có viết "Quay về cội gọi là tĩnh, tĩnh chính là phục mệnh"
- Trang Tử (An Mệnh-Phục Mệnh); Mệnh không thể thay đổi và cũng không cần kính sợ hoặc nguyền rủa. Nhận Mệnh bằng thái độ khoáng đạt, thuận theo Mệnh
- Tuân Tử (Chế Mệnh); Chế Mệnh Trời mà sử dụng
-------------------
Nghe ai nhỉ???? Thôi thì
Libi Tiểu Tử (Tìm Mệnh); Tìm để biết chứ không quá sợ Mệnh như Khổng Tử, để không quá "duy vật" như Mặc Tử, biết Mệnh để ráng né xấu ủng hộ tốt chứ không thụ động chờ Mệnh như Mạnh Tử, trình cải lão hoàn đồng như Lão Tử thì chịu rồi, đồng lòng 1 chút với Trang Tử "nhận mệnh bằng thái độ khoáng đạt", không dám ngông cuồng "Chế Mệnh Trời mà sử dụng" như Tuân Tử.
-----------To be continue với vấn đề Tìm Mệnh