Hôm nay em chiến có 14 lệnh thôi. Đặc điểm của 14 lệnh này là đớp của em xong cắm đầu xuống. Hố hố hố y choang hôm qua chính vì thế mà em nghĩ Tâm Không Vững.
Hihi, biết đâu một ngày kia, GLD lại thành một thiền sư cũng nên, trong khi anh thì vẫn là người đời. Từ chỗ hiểu điểm yếu của mình, cộng với tham vọng chiến thắng, khi nó biến thành tham vọng chiến thắng bản thân, khi ấy có lẽ anh lại phải quay lại học chú về thiền ấy chứ...
PS: để anh kể cho chú câu chuyện của một người có tham vọng tột cùng nhé:
Khởi điểm của Gautama (Phật Thích ca) đến với giác ngộ nhiều người vẫn nghe: ông ấy đi vi hành thấy cảnh khổ mà tìm đường đến giác ngộ. Thực sự không phải thế. Đó là một thái tử mạnh mẽ, luôn có rất nhiều tham vọng, tham vọng nào ông ấy cũng đạt được quá dễ dàng. Và ông đi tìm cái khó nhất để chiến thắng. Một ngày kia có một pháp sư Shaman bảo ông ấy là bản ngã là khó chiến thắng nhất, tốt cũng là nó, xấu cũng từ nó mà ra.
Rồi ông ấy lên đường tìm đến vinh quang của riêng mình. Trong quá trình đi tìm hiểu bản ngã của mình, ông thấy bản ngã của nhiều người, đó mới là lúc ông thấy bốn nỗi khổ của con người (đó là lúc mà sau này người ta nhắc đến trong kinh kệ về Tứ diệu đế- 4 nỗi khổ. Và ông hiểu ra 3 độc tham sân si là cái xúi giục bản ngã). Tìm đến chiến thắng đối với bản ngã của chính mình, ông không ngờ về sau ai có bản ngã mạnh đều khâm phục ông. Trong một góc rừng vắng vẻ, ông chiến đấu với bản ngã của mình để tìm đến chiến thắng cuối cùng và vinh quang cuối cùng, không hề nghĩ rằng nỗ lực ấy đã tạo nên một tôn giáo.
Về sau, khi các môn đệ tìm đến ông đông quá, lúc này ông đã đắc đạo nên không muốn dính vào vòng nhân quả của sự tôn sùng. Nhiều lần ông tìm cách đuổi bớt những người đi theo. Ông nhiều lần nói: "Các ông không thể hiểu được!". Người ta càng khâm phục và muốn theo một con người tuy thân xác còn trong bụi trần nhưng tinh thần đã thoát tục. Người ta xin lời ông dạy, ông điềm nhiên nói "Kinh của ta là thuốc độc!".
Về sau từ chối quá không được, ông cũng thuyết giảng. Vốn là một nguồi đọc thông hiểu rộng, ông giỏi từ chính trị đến khoa học, đặc biệt là kiến thức của ông mang tầm của quân vương khiến nhiều lãnh chúa tiểu vương mời ông đến truyền dạy cách thu phục nhân tâm, nói đúng ra là cách cai trị để dân theo. Chính vì những bản chép kín này là nguyên cớ của nhiều cuộc chiến tranh giữa các tiểu vương.
Thấu rõ lẽ nhân quả, sau đó ông chỉ truyền lại cho các đệ tử thân cận, đặc biệt là Anan và Cadiếp. Giai đoạn này ông buộc các đệ tử trải nghiệm và tự đến với giác ngộ. Một ngày ông giơ hoa sen lên để kiểm tra sự lĩnh hội của các đệ tử. Chỉ một người hiểu được, từ đó có lệ truyền y bát theo kiểu
trực chỉ chân tâm.