Mỗi ngày là một vở kịch

Thị trường phục hồi vẫn dựa chủ yếu vào các mã cổ phiếu vừa và nhỏ, phiên hôm qua đã có thê sự góp mặt của một số BCs. Thanh khoản tiếp tục ở mức rất thấp nên về cơ bản trạng thái của thị trường không có nhiều thay đổi. Chúng ta tiếp tục đợi chờ mốc kỳ vọng 590.
 
Phiên cuối tuần với thanh khoản thấp và diễn biến hầu như không có điểm khác biệt lớn so với 2 phiên trước đó. Quá trình phục hồi (điều chỉnh đi lên trong xu hướng giảm giá) do vậy vẫn đang tiếp diễn. Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ tiếp tục là tâm điểm của đợt phục hồi này.
Tuy nhiên, động lượng giảm giá mới đang manh nha bắt đầu nên các cơ hội trading vẫn xuất hiện ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, nhất là những cổ phiếu đã không tăng /giảm đáng kể trong thời gian qua. Về nguyên tắc, chúng ta tiếp tục kỳ vọng VNI phục hồi về 590-595 để cân nhắc rút lui. Các bác chấp nhận rủi ro cao hơn có thể cân nhắc với các cổ phiếu vừa và nhỏ
 
Khối ngoại tiếp tục bán ròng rất mạnh và dàn trải tiếp tục là tín hiệu tiêu cực của thị trường. Tuy nhiên, VNI đã có phiên phục hồi ấn tượng đầu tiên dù thanh khoản không mấy thuyết phục và cũng không diễn ra đồng đều trên tất cả các nhóm. Chúng ta chờ đợi vùng mục tiêu 590 điểm.
 
Khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng rất mạnh, thanh khoản yếu tác động mạnh đến tâm lý thị trường. Khả năng VNI một lần nữa phải test lại đáy 556 đã lập 2 hôm trước để xác định hướng đi tiếp theo. Khả năng phục hồi đã giảm đáng kể nên chúng ta cần thận trọng với việc sử dụng marrgin lúc này.
 
Thị trường vẫn tiếp tục giằng co trong nỗ lực phục hồi như chúng ta đã đề cập. Tuy nhiên, các chỉ số của thị trường hiện tại đang bị méo khá nghiêm trọng khi nhóm PV đồng loạt giảm mạnh. Nếu loại trừ nhóm PV thì trạng thái chung của thị trường không có nhiều thay đổi so với những phiên gần đây. Phân hóa vẫn diễn ra khá mạnh mẽ và đã lan sang cả nhóm BCs.
Quá trình phục hồi vẫn được kỳ vọng sẽ tiếp diễn. Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ phân hóa và có khá nhiều mã đang giữ được xu hướng tăng giá.
 
Quá trình phục hồi diễn biến tích cực với bất ngờ từ BID khi cầu nội chủ động đẩy cao giá mua để ôm lại toàn bộ lượng hằng 6 triệu cổ của VNM ETFs bán ra ngay trong 1 phiên. Theo sau VCB phiên trước, biến động của BID cho thấy khả năng kỳ vọng của chúng ta vào nhóm Bank trở lại dẫn dắt thị trường ngày càng rõ nét hơn.
Sau tuyên bố của FED về tăng lãi xuất như dự đoán của thị trường gần 1 năm qua, giá hàng hóa thế giới gần như không biến động nhiều, chỉ số USD Index đi ngang, các chỉ số chứng khoán Mỹ cũng bật tăng về mốc trung bình của năm. Như vậy, có thể hiểu là tin tức đã được phản ánh đầy đủ vào diễn biến giá, vấn đề tiếp theo là khi được gỡ bỏ trạng thái phòng thủ với việc FED thay đổi chính sách tiền tệ, các game mới được thiết lập như thế nào
 
Thị trường tiếp tục phục hồi như kỳ vọng của chúng ta với thanh khoản thấp và phân hóa mạnh. Sự phân hóa diễn ra trên toàn thị trường khiên điểm số tăng khá chậm có thể coi là tín hiệu tích cực khi VNI có nhiều thời gian hơn đển tiến tới vùng mục tiêu 590 (kháng cự mạnh). Nhóm Bank với BID VCB làm trụ rất tốt là điều kiện để chúng ta có thể điều chỉnh lại chiến lược ban đầu - chấp nhận rủi ro cao hơn và danh mục tập trung hơn.
 
Có lẽ hầu hết các thành viên tham gia kỳ tái cơ cấu danh mục ETFs đợt này đều tính toán số liệu sai lệch về lượng bán của ETFs khi tập trung mua rất mạnh vào phiên thứ 4 và hoàn toàn bất ngời vào phiên ATC thứ 6. Các quỹ ETFs bán nhiều hơn dự kiến trong phiên ATC đã đẩy điểm số giảm mạnh khi lực bán tập trung nhiều vào các siêu BCs ảnh hưởng lớn đến chỉ số.
Ngoài lực tác động nêu trên, trạng thái thị trường không có nhiều thay đổi đáng kể nào.. Phiên hôm nay sẽ cho chúng ta biết rõ ràng về hướng đi săp tới của thị trường. Khả năng thị trường quay trở lại hồi phục tiếp tục được đánh giá cao hơn.
 
Phiên qua có thể nói là không tệ lắm :1:
Cung cầu cân bằng, nếu không nói là bên mua chiếm ưu thế hơn 1 chút!
Phiên qua Nn bán ròng, giá tri tập trung chủ yếu vào MSN, các BCs khác đều dc quay lại mua...
 
Thanh khoản thấp (loại trừ giao dich thỏa thuận) và phân hóa mạnh vẫn tiếp tục là đặc điểm chính của thị trường giai đoạn này. Sự phân hóa diễn ra từ nhóm BCs (VCB VIC BVH .. tăng điểm, VNM MSN, BID ... giảm) đến trong từng nhóm ngành. Chỉ số VNI bị méo khá nghiêm trọng trước lực bán rất mạnh vốn duy trì ở MSN và hôm qua thêm VNM. Tuy nhiên, chừng nào còn tồn tại sự phân hóa tích cực như trên thì trạng thái phục hồi, tạo đáy ngắn hạn của thị trường vẫn được giữ vững.
 
Thanh khoản thị trường tiếp tục ở mức thấp và sự phân hóa mạnh vẫn tiếp diễn nên trạng thái chung của thị trường chưa có gì thay đổi đáng kể. Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ số nhóm cổ phiếu vừa VNMID tỏ ra có hiệu xuất hoạt động cao nhất trong năm qua và vẫn duy trì xu hướng tăng giá, tiếp theo là nhóm cổ phiếu nhỏ VNSMALL. Ở chiều ngược lại, nhóm vốn hóa lớn BCs lại vật lộn trong vùng tạo đáy ngắn hạn (dự đoán) để phục hồi trong một xu hướng giảm giá.
Diễn biến này của thị trường khá lạ lùng, cũng có thể do ảnh hướng của nhóm PV và MSN EIB STB HAG ... trong thời gian qua. Sự phân hóa tiếp tục tồn tại thì chiến lược ngắn hạn của chúng ta không có gì thay đổi. Môi trường phân hóa như này có thể trở thành điều kiện tốt cho các "đội lái" hoạt động trên nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ.
 
Các thông tin nhiễu loạn về tỷ giá đã phần nào tạo tâm lý bất an cho các nhà đầu tư nội khiến thanh khoản của thị trường luôn ở mức thấp. Về cơ bản, nhóm BlueChip vẫn là tác nhân chính kéo chỉ số chung giảm điểm. Sự phân hóa vẫn tiếp tục diễn ra, trạng thái của thị trường không có biến đổi đáng kể.
Điểm sáng đầu tiên đã xuất hiện khi khối ngoại mua ròng (dù ở mức rất nhỏ). Có vẻ dòng tiền đầu cơ ngoại đã dừng bán trong khi dòng tiền đầu tư dài hạn vẫn tiếp tục duy trì trạng thái như cũ, đặc biệt động thái mua ròng liên tiếp ở PVD.
Kỳ vọng phục hồi của thị trường vẫn được duy trì nhưng cần cẩn trọng với việc sử dụng margin khi thị trường chưa xuất hiện trụ cột rõ ràng.
 
Thị trường vẫn tiếp diễn kịch bản cũ: thanh khoản thấp, phân hóa đều đặn và có thêm sự hỗ trợ (không chắc chắn ) từ nhóm PV do giá Oil thế giới tăng. Kịch bản phục hồi - tạo đáy ngắn hạn đang khả thi.
 
Dù độ rộng thị trường tiêu cực, nhưng chỉ số VNI đã tăng thêm 2 điểm đạt 569,9 điểm nhờ vào bộ ba MSN – VIC - VNM. Trong đó, MSN tiếp tục tăng trần phiên thứ 2 liên tiếp, chính thức chấm dứt chu kỳ giảm giá kéo dài suốt hơn 1 năm qua. Tuy diễn biến của MSN từ trước đến nay đều rất khó đoán nhưng tác động lên chỉ số số của MSN rất mạnh, làm lực đỡ tâm lý khá tốt. Thanh khoản bật tăng trở lại theo chiều hướng tích cực khi dòng tiền quay trở lại các mã vốn hóa lớn, củng cố thêm cho quá trình hồi phục của thị trường.
 
Lực cầu mạnh từ khối ngoại với nhóm BCs tài chính (Bank + BVH) và VIC đã giúp thị trường tăng điểm tốt, đồng thời tạo điều kiện cho nhóm hàng nóng có phiên hãm đà rơi. Nguyên nhân có thể do dò rỉ thông tin về cơ chế điều hành tỷ giá mới mà Ngân hàng nhà nước đang nghiên cứu triển khai làm mối quan ngại về tỷ giá cuối năm của khối ngoại giảm bớt. Thanh khoản toàn thị trường không có đột biến nhưng nhóm VN30 lại gia tăng tốt cho thấy dòng tiền hầu như tập trung vào nhóm BCs thời điểm này.
Do đó, đà phục hồi của thị trường sẽ tiếp tục nhưng không lan rộng như thường thấy mà sẽ phân hóa và tập trung vào các mã BCs. Ngoài ra, các mã đang trên xu hướng tăng giá cũng được hưởng lợi khi áp lực tâm lý từ thị trường chung giảm.
 
Thị trường tiếp tục có phiên giao dịch tích cực về điểm số, tuy nhiên thanh khoản ở hai sàn có diễn biến trái chiều. VNIndex đóng cửa tăng +0,55% nhưng KLGD giảm -20%. HNXIndex tăng +0,85% và thanh khoản tăng mạnh +30%. VIC và nhóm ngân hàng EIB, STB, VCB, CTG, BID nâng đỡ Index khá tốt. Đây là tín hiệu đáng mừng khi nhóm ngân hàng đồng loạt tăng. Thanh khoản sụt giảm trên toàn thị trường nhưng lại tập trung khá cao ở nhóm tăng giá ( Bank + VIC) cho thấy đà phục hồi đang mạnh dần lên.
 
Chúc mừng năm mới,
Phiên kết thúc 2015 thanh khoản tăng khá tốt. Hiện tượng đỡ NAV của các quỹ lớn không diễn ra mạnh mẽ như thường thấy mà rải rác nằm ở một số mã BCs. Khối ngoại bất ngờ chuyển sang mua ròng mạnh phiên cuối năm này cũng có thể nằm trong kế hoạch đỡ NAV chung nên chưa đánh giá được gì. Nhóm Ngân hàng tiếp tục có phiên giao dịch tích cực và trở thành lực đỡ chính của chỉ số. Thị trường không có biến động nào đáng kể và quá trình phục hồi dự kiến sẽ tiếp diễn
 
Chỉ số thị trường chung đã lấy lại hầu hết số điểm mất hôm qua và cũng bởi tác nhân chính là nhóm Bank và nhóm cổ phiếu BCs phục hồi. Diễn biến gần như không thay đổi với kịch bản chung: thanh khoản thấp + phân hóa mạnh trên tất cả các nhóm.
Như vậy, đà phục hồi của thị trường vẫn tiếp tục xoay quanh sự phân hóa này. Theo dự kiến, VNM ETFs có thể bắt đầu mua ròng 2 phiên liên tiếp bắt đầu từ hôm nay
 
Phiên lao dốc chạm ngưỡng ngắt giao dịch của Trung Quốc lần thứ 2 ngay đầu năm đã tác độngửất tiêu cực đến thị trường toàn cầu. Phiên giao dịch hôm qua, mặc dù tình trạng của VNI không quá bi quan khi sự phân hóa vẫn tiếp diễn nhưng lực bán rất mạnh từ nhóm ngân hàng (BID, CTG ..) và đặc biệt là nhóm PV (lâu lắm rồi PVS PVD mới đo sàn trong phiên).
Rủi ro thị trường tăng cao do yếu tố bất ổn và khó đoán từ Trung Quốc. Chúng ta nên chuyển về trạng thái phòng thủ, cắt giảm danh mục về ngưỡng an toàn.
 
Thị trường tiếp tục giảm điểm do tác động bất lợi từ hôm qua. Tuy nhiên, VNI đã thu hẹp đà giảm còn 5 điểm, chốt phiên tại mức 560 điểm. Các mã vốn hóa lớn tiếp tục giảm. Tín hiệu tích cực đầu tiên, khối ngoại bất ngờ chuyển sang quan tâm đến các mã dầu khí, mua ròng GAS, PVD, và PVS. GAS, tăng 1,4% và trở thành mã đóng góp nhiều điểm tăng nhất cho chỉ số. Trong khi đó, cả PVD (-0,4%) và PVS (không đổi) đều diễn biến tích cực hơn nhiều so với phiên hôm qua. Tổng cộng, khối ngoại mua ròng lượng cổ phiếu xấp xỉ 1 triệu USD trên cả hai sàn.
VNm ETFs đã trở lại đáy cũ nên khả mua ròng trở lại của nhóm ETFs này đã giảm bớt. Thanh khoản tăng, chấm dứt chuỗi ngày giằng co nhưng tạm thời chúng ta không có sự hoảng loạn trên thị trường. Đà bán tháo chạy chỉ xuất hiện ở các mã đầu cơ hạng nặng ( HHS, DLG, HAR, VHG ...). Tuy nhiên, rủi ro của thị trường chưa hề giảm có thể do thị trường chưa đánh giá hết được tầm ảnh hưởng của thị trường Trung Quốc.
Chúng ta nên áp dụng chiến lược thận trọng trong giai đoạn này, giảm danh mục về ngưỡng an toàn và tránh mua/trading trên những mã cổ phiếu nhỏ/ cơ bản kém.
 
Back
Top