Mỗi ngày là một vở kịch

02 nhóm "khủng long" PV và Bank tiếp tục là tác nhân chủ đạo lấy đi phần lớn số điểm của thị trường và đã đẩy VNI VN30 vào trạng thái nhạy cảm giữa việc có giữ vững được động lượng tăng giá hình thành từ tháng 5 hay không. Nếu hôm nay, VNI giảm trên 5 điểm thì có thể nói VNI chính thức đánh mất động lượng tăng giá và chúng ta sẽ phải chứng khiến VNI vật lộn quanh mốc 550 một thời gian rất dài.
Tính chất nhạy cảm của giai đoạn này khó đoán định khi thông tin Trung Quốc phá giá tiền tệ gây bất ngờ cho cả thế giới. Với rủi ro đang tăng lên, tôi cho rằng chúng ta vẫn nên duy trì chiến lược phòng thủ như cũ.
 
Dù có phản ứng rất tiêu cực của GAS nhưng VNI và VN30 đã may mắn tạm thoát được qua khe cửa hẹp. Động lượng tăng giá được giữ lại đúng giai đoạn nhạy cảm nhất với sự góp mặt của nhóm Bảo hiểm và Chứng khoán. Với hiện trạng của thị trường bây giờ đang có sự lệch pha rõ nét giữa VNI và HNX, cũng đại diện cho BCs và nhóm hàng MICAP. Cân bằng tạm thời được thiết lâp nên chúng ta có thể có sóng phục hồi vào tuần sau.
 
Thông tin (đồn) bất ngờ đã ảnh hưởng tiêu cực lên toàn bộ nhóm Bank. Cùng với xu hướng giảm giá dài hạn của PV, nhóm bank chính thức xóa hết động lượng tăng giá của VNI, đưa cả 2 chỉ số thị trường vào vùng mất phương hướng. Đà giảm của nhóm bank có thể kích thích những đợt phục hồi ngắn nhưng với các giảm như vậy, áp lực cut loss mỗi khi Bank phục hồi sẽ rất lớn và khó có thể trở lại trong thời gian ngắn. Như vậy, thị trường đã chuyển sang giai đoạn bắt đầu tích lũy từ đầu.
Tuy nhiên, những điểm sáng trên thị trườn tiếp tục tập trung trong nhóm cổ phiếu BCs của VN30 khi nhóm này (nếu loại trừ PV và Bank) hầu hết vẫn giữ được động lượng tăng giá. Tôi cho rằng chiến lược thận trọng phòng thủ không thay đổi.
 
Sau khi thông tin EIB được đính chính, đà giảm mạnh của EIB đã dừng lại, tạo điều kiện cho tâm lý thị trường ổn định trở lại và phục hồi khá tốt trên cả 2 nhóm Bank + PV. Có thể, đợt phục hồi chúng ta đã kỳ vọng từ đầu tuần đã bị "trôi" sang hôm nay mới bắt đầu. Thị trường đã không còn động lượng tăng giá nên chúng ta chưa thể kỳ vọng vào các đợt sóng dài trên diện rộng. Chiến lược phòng thủ tiếp tục duy trì cho đến khi thị trường tìm được nhóm dẫn dắt thực thụ và tái tích lũy thành công.
Tuy nhiên, đây là giai đoạn khá đặc biệt, khó nhận biết vì thị trường giảm giá trên các nhóm dẫn dắt nhưng lại không có hoảng loạn bán tháo trên phần còn lại của thị trường như thường thấy. Do đó, cơ hội lướt sóng cho các bác bám bảng vẫn hiện hữu khá nhiều, tập trung trong các mã BCs thuộc VN30.
 
Dù ảnh hưởng tiêu cực của nhóm PV vẫn còn tác động nặng nề nhưng nhóm bank đã có 2 phiên phục hồi đáng kể, phần nào giảm bớt áp lực tâm lý cho thị trường. Đà phục hồi của nhóm bank dự kiến sẽ còn tiếp tục trong các phiên sắp tới với kỳ vọng sẽ đưa VNI quanh lại mốc 600 điểm.
Điểm sáng rõ nét nhất của thị trường chính là nhóm chứng khoán. Cụ thể hơn là tác động của HCM lên toàn nhóm này cho thấy câu chuyện NỚI ROOM vẫn tiếp tục là chủ đề hấp dẫn thị trường nhất thời điểm này, đồng thời phần nào lý giải được việc thị trường không xuất hiện hoảng loạn trong suốt cú sốc tỷ giá vừa qua.
Tuy nhiên, các điều kiện căn bản của thị trường chưa thay đổi đáng kể. Nhóm chứng khoán cần thêm thời gian và diễn biến tích cực hơn nữa để chứng minh có thể trở thành nhóm dẫn dắt mới của thị trường hay ko. Do đó, tôi cho răng chiến lược thận trong của chúng ta về cơ bản không thay đổi.
 
Hôm qua là ngày bán tháo thực sự của các cổ phiếu PV, đà bán tháo này đã tác động tâm lý rất tiêu cực. Tuy nhiên, vẫn như thời gian gần đây, thị trường giảm điểm không có hoảng loạn do nhóm Ngân hàng và Chứng khoán vẫn đang đứng khá vững. Trong khi đợi chờ cơ hội cho việc tích lũy lại động lượng cho thị trường, chiến lược của chúng ta không thay đổi.
 
Thị trường có phiên giao dịch tích cực hơn, độ rộng tăng khá mạnh và đồng đều từ BCs đến các mã Penny, đặc biệt, nhóm BDS duy trì đà tăng giá khá tốt, vượt qua ngày T+3 thứ 2 liên tiếp. Tuy nhiên, khối lượng vẫn chưa được cái thiện đáng kế. Đây cũng có thể là đặc điểm của chu kỳ tích lũy động lượng thường thấy. Do đó, chiến lược của chúng ta giữ nguyên, các bác có thể tiếp tục gia tăng tỷ trọng cổ phiếu theo danh mục.
 
Thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức thấp, điểm số thị trường được nâng đỡ bởi các cổ phiếu Nhóm 1 của chúng ta trong khi kỳ vọng vào GAS lại không mang lại hiệu quả. Như vậy, khả năng thị trường sẽ còn duy trì diễn biến như này cho đến hết tháng 9, khi những thông tin về nới room và nợ xấu ngân hàng theo kế hoạch được chốt tại thời điểm này. Do đó, chiến lược của chúng ta không thay đổi nhưng tôi đề xuất ưu tiên hơn cho nhóm cổ phiếu nhỏ và tạm thời rút lui khỏi nhóm Bank + Chứng khoán.
 
Cả 2 chỉ số chính đêu đỏ nhẹ với thanh khoản không hề được cải thiện cho thấy thị trường chưa có bước thay đổi gì rõ nét. Tuy nhiên, VNMID và VNSMLL của các cổ phiếu nhỏ lại tiếp tục có phiên tăng điểm rất tốt. Kịch bản của chúng ta đang được thị trường ủng hộ. Đây là thời điểm khá nhạy cảm vì chưa có cổ phiếu BCs nào đủ sức nặng để làm trụ đỡ vững vàng cho thị trường nhưng cơ hội trading ngắn hạn lại liên tục mở rộng. Chiến lược của chúng ta được điều chỉnh theo hướng tiếp tục chuyển dịch ưu tiên cho nhỏm cổ phiếu nóng và thu hẹp danh mục các cổ phiếu
 
Thị trường vẫn diễn biến theo kịch bản "hàng nóng" của chúng ta, và khả năng sẽ kéo hết tháng 9. Ngoài tín hiệu tốt từ nhóm BDS thì ngược lại chúng ta cũng đang có những tín hiệu xấu đang manh nha xuất hiện trên nhóm Chứng khoán. Cũng may là thanh khoản yếu nên các mã hàng nóng vẫn có cơ hội thể hiện.
Sau phiên hôm qua, rất nhiều mã BDS/penny đã chính thức thoát khỏi xu hướng giảm giá và bắt đầu thiết lập những nền móng mới cho xu hướng tăng giá. Giai đoạn đầu này thường rất khó đoán chính xác đến từng phiên bởi khả năng điều chỉnh hoặc bất ngờ bùng nổ tiếp tục có thể diễn ra bất cứ lúc nào với xác suất ngang nhau. Do đó, nếu không thích lướt sóng, các bác có thể đưa về trạng thái an toàn để nắm giữ. Trong trường hợp thích lướt sóng, các bác đưa ra các tình huống/ mã cũ thể để chúng ta xem xét kỹ các kịch bản.
 
Thị trường tiếp tục giao dịch trong trạng thái "nén" cả về thanh khoản lẫn biên độ biến động giá. Sang tuần, chúng ta có 3 phiên cuối cùng của quý 3 và thị trường đang được kỳ vọng sẽ bứt phá trong 3 phiên này. Do đó, tôi đề xuất nắm giữ và chờ đợi.
 
Thị trường sau một tuần bị nén lại với thanh khoản thấp đã không bật tăng như kỳ vọng. Mặc dù tác nhân chính kéo giảm chỉ số là lực bán ATC trên nhóm BCs dù ko nhiều nhưng ko có cầu đối ứng. Nhóm chứng khoán tiếp tục diễn biến tiêu cực và khả năng cao là sẽ còn duy trì trạng thái này đến hết tuần. Cho đến hiện tại, chưa nhóm cổ phiếu lớn nào thành công trong việc vươn lên dẵn dắt thị trường nên tôi cho rằng chúng ta phải chuyển sang chiến lược thận trọng, giảm trạng thái danh mục về ngưỡng an toàn.
 
Tốc độ tăng trưởng GDP quý 3 tiếp tục đà tăng trưởng tốt, thị trường giảm điểm trong toàn bộ thời gian giao dịch với thanh khoản tiếp tục rất thấp nhưng đóng cửa khá tích cực khi đà bán tháo nhóm Chứng khoán được hấp thụ khá tốt.
Chúng ta còn phiên giao dịch cuối cùng của tháng 9 và quý 3 nên chiến lược thận trọng vẫn được ưu tiên nốt phiên này. Các ứng viên vững vàng hơn trong nhóm BCs chắc phải đợi sang tuần đầu tháng 10 mới có thông tin.
 
Phiên giao dịch chốt sổ quý 3 còn buồn tẻ hơn cả tuần qua, thanh khoản tiếp tục giảm xuống mức kỷ lục. Độ rộng thị trường có cải thiện khi số mã xanh tăng nhiều hơn nhưng mức độ/ động lượng không lớn. Thị trường tiếp tục mất phương hướng và là đất thể hiện của hàng nóng. Chiến lược thận trọng của chúng ta giữ nguyên.
 
Thanh khoản thị trường vẫn tiếp tục trạng thái như cũ nhưng độ rộng thị trường lại thay đổi đáng kể trong tình hình mất phương hướng/ không có dòng dẫn dắt. Chúng ta có thể thấy các mã riêng lẻ không thuộc về dòng nào đặc biệt với những câu chuyện riêng của mình đã bắt đầu tách tốp khi tích lũy đủ động lượng. Với điều kiện thị trường như hiện tại, tôi cho rằng chiến lược thận trọng tiếp tục nên giữ. Với các bác bám bảng thì bắt đầu có thể chấp nhận rủi ro cao hơn bằng cách gia tăng trạng thái ở các mã có câu chuyện riêng và đã đủ động lượng.
 
Thông tin tốt xấu đan xen liên tục trong tuần vừa rồi cùng với việc thanh khoản thị trường ở mức "kiệt quệ" cho thấy cả thị trường vẫn trong trạng thái mất phương hướng. Chúng ta cần rất thận trọng trong giai đoạn này do những diễn biến khó lường có thể xảy ra rất bất ngờ trong môi trường thanh khoản kém. Tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục cố gắng để ở mức an toàn (theo kế hoạch của mỗi người) và chú ý 03 dòng sự kiện sau của thị trường:
1. Cổ phiếu nhóm 1 (BCs cơ bản, thanh khoản kém ..) đã tăng quá mạnh nhưng vẫn không thu hút được dòng tiền lớn. Về cơ bản, các chuyển động tăng giá của nhóm này mang tính chất hiện tượng hơn là xu hướng. Bởi vậy, khả năng sụp đổ của nhóm này trong tuần tới khác cao và chúng ta chưa thể đánh giá hết ảnh hưởng mà nó mang lại.
2. Nhóm Bank, Chứng khoán vẫn trong đà diễn biến khá xấu, không loại trừ khả năng phải có một nhịp giảm để test cung/cầu thực sự với thanh khoản trở lại mức trung bình. Nhóm PV cũng đang trong tình trạng tương tự.
3. Nhóm cổ phiếu đi ngược thị trường với thanh khoản duy trì tốt không mang tính đại diện và sức nâng đỡ cho thị trường không đủ. Tuy nhiên, các cổ phiếu nhóm này lại đều có những câu chuyện riêng thuộc lớp khá hấp dẫn và nếu thị trường ko có điều chỉnh mạnh thì đà tăng trưởng của nhóm này tiếp tục được duy trì.
Nói chung, thanh khoản hiện tại cho thấy các bệ đỡ về thông tin cơ bản hầu như không có tác động đến thị trường mà yếu tố tâm lý đang hoàn toàn chi phối. Mọi phương án đều chỉ có khả năng 50/50 nên tôi cho rằng trong những ngày đầu tuần chúng ta tạm thời ngừng mua và sẵn sàng bám bảng chuẩn bị cho các tình huống bất ngờ nhất.
P/S: Nếu các bác có ý định chấp nhận rủi ro hơn nữa để mua vào thì tôi xin đề xuất nên tập trung vào các cổ phiếu nhóm 3
 
Thanh khoản đã quay lại với thị trường mặc dù chưa thuyết phục lắm nhưng hướng tác động lại rất tích cực khi bắt đầu từ siêu BCs có vốn hóa lớn nhất thị trường và thanh khoản cũng thuộc diện tốt nhất - VNM. VN30 đã đồng loạt tăng điểm với, nhất là nhóm Bank + Chứng khoán, hai nhóm vẫn thuộc diện đáng quan ngại nhất của chúng ta khi thị trường đi ngang với thanh khoản "kệt" vừa qua. Chúng ta cần kiên nhẫn chờ đợi thêm nhưng tín hiệu củng cố động lượng phát đi từ thanh khoản trong những phiên tiếp theo.
TPP chính thức thông qua, WTO thứ 2 đối với Việt Nam. Thị trường chứng khoán sẽ rất nhanh chóng đạt đủ động lượng để bước vào xu hướng tăng giá. Các bác chuẩn bị tập trung các nguồn lực cho chứng khoán là vừa. Trước mắt, các nhóm Dệt may, Thủy sản sẽ bứt phá ngay trong ngắn hạn. Trong trung hạn (1 năm tới), hầu hết các nhóm ngành khác cũng sẽ bứt phá khi tốc độ tăngi GDP được đánh giá sẽ tăng thêm 10% với TPP. Thị trường MUA và Nắm giữ rất nhanh chóng quay lại. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu, chưa có nhiều điều kiện để nhận diện các leader thực sự nên chúng ta cứ hạn chế trong nhóm BCs cho lành.
 
Tin TPP đã chính thức xác nhận thị trường tích lũy đủ động lượng tăng giá, xu hướng uptrend chính thức hình thành. Điểm đặc biệt trong lần này là đã 3 năm qua, đây là lần đầu tiên động lượng trên HNX mạnh mẽ và đi trước VNI cho thấy dòng tiền của thị trường đang ưu tiên các mã vốn hóa nhỏ hơn là các siêu BCs. Ngưỡng cản mạnh mẽ nhất trước mắt là VNI@600 điểm nên các bác lập kế hoạch trading cẩn trọng để căn thời gian hợp lý. Khi bắt đầu sóng 1, thị trường khá hỗn loạn nhưng sau đợt điều chỉnh vào sóng tăng tiếp theo thì mọi việc sẽ rõ ràng và dễ lựa chọn hơn.
Mua và nắm giữ tiếp tục là chiến lược của chúng ta. Danh mục cũng không thay đổi nhiều. Riêng ở nhóm cổ phiếu nóng, có thể tiếp tục lướt sóng có chút thay đổi, chuyển hướng tập trung vào các cổ phiếu đã break out tốt trong phiên hôm qua.
 
Thanh khoản tiếp tục cao, dấu hiệu tích cực cho thấy dòng tiền đã trở lại thị trường. Tuy nhiên, đà tăng giá đã lan quá nhanh tới các cổ phiếu nóng cho thấy nhà đầu tư cá nhân đang hoạt động tích cực hơn. Đây là tín hiệu không tốt cho thị trường trong ngắn hạn. Đợt phục hồi này dự kiến sẽ còn tiếp tục trong 2-3 phiên tới nhưng trước khi trật tự thị trường được lặp lại với sự dẫn dắt của nhóm BCs và sự tăng giá nhẹ nhàng của nhóm hàng nóng thì chúng ta cần giữ quan điểm thận trọng. Tôi đề xuất ngừng mua, nắm giữ và canh bán dần trong những phiên phục hồi tiếp theo trừ phi các tín hiệu đã nêu trên xuất hiện sớm.
 
Back
Top