Mỗi ngày là một vở kịch

Thị trường tiếp tục trong trạng thái điều chỉnh và có vẻ như đang đi theo kịch bản có động lượng mạnh nhất - ĐI NGANG. Tiếp nối sự nổi lên của nhóm BCs trong VN30, dòng tiền đang đổ vào nhóm PV rõ rệt hơn. Như vậy, bất chấp sự điều chỉnh của nhóm Bank, dòng tiền đã không rút khỏi thị trường mà bắt đầu thực hiện đổi dòng dẫn dắt - sector rotation. Đây là một đặc điểm rất rõ của xu hướng tăng giá.
Do đó, nếu như không có biến động bất thường trong nhóm bank (giảm sàn với khối lượng lớn) tôi cho rằng chúng ta có thể tiếp tục nâng tỷ trọng cổ phiếu lên, với các bác lướt sóng có thể dùng margin ở mức độ vừa phải.
 
Thị trường tiếp tục có phiên giao dịch hứng khởi góp phần tích lũy thêm cho động lượng tăng giá, chúng ta có thể kỳ vọng cho một xu hướng tăng giá lớn hình thành trong tương lai. Trong khi VNI và HNX bị ảnh hưởng bởi việc chốt lãi mạnh trên diện rộng khiến đà tăng giá có phần chững lại thì HNX30 và VN30 lại bứt phá khá mạnh. Điều này cho thấy dòng tiền đang tập trung mạnh vào nhóm BCs và MIDCAP. Đây là dấu hiệu rất tích cực cho việc phát triển xu hướng trong tương lai.
Điểm nổi bật của thị trường hôm nay chính là nhóm BCs của PV trong khi nhóm Mid của PV tạm thời chững lại. PV đã bật tăng mạnh kèm khối lượng lớn, cho thấy PV đã thực sự trở lại thay thế Bank dẫn dắt thị trường giai đoạn này. Ngoài ra, nhóm BDS cũng bất ngờ bứt phá mạnh mẽ ở hầu hết các cổ phiếu đầu tàu trong ngành vốn đã nằm trong xu hướng giảm giá quá lâu. Dù chưa phát triển trên diện rộng nhưng sóng BDS nếu thành công luôn mạnh mẽ nhất thị trường và cũng là bằng chứng rõ ràng nhất cho xu hướng tăng giá chính thức hình thành. Rủi ro đã giảm mạnh nhưng thị trường vẫn cần một phiên tăng điểm mạnh nữa của nhóm BCs để chính thức khẳng định Uptrend.
 
Như vậy là thị trường đã chính thức xác nhận uptrend trên tất cả các chỉ số. Nếu nói theo phân đoạn thị trường từ lý thuyết sóng Elliott thì thị trường đã hoàn thiện sóng tăng số 1. Với sự dẫn dắt của nhóm Bank và BCs, uptrend này được kỳ vọng sẽ rất mạnh mẽ và thông thường, sóng tăng tiếp theo sau điều chỉnh là sóng dài nhất.
Từ bây giờ, thị trường sẽ chuyển động theo mô hình của uptrend, tăng mạnh điều chỉnh nhẹ và trước khi nhóm dẫn dắt chủ đạo của thị trường lộ diện thì chuyển động của thị trường khá hỗn loạn với việc có thể bất ngờ tăng mạnh ở một số mã. Đây là thời điểm không có lợi cho việc trading ngắn hạn.
Do đó, tôi cho rằng chúng ta nên giữ nguyên danh mục, tránh đảo hàng không cần thiết, hạn chế mua mới và sẵn sàng đợi sóng điều chỉnh sắp đến.
 
Bắt đầu bởi Ngân hàng - kết thúc bởi Ngân hàng, đây được coi là câu thành ngữ trong thị trường chứng khoán, tuy nhiên, ở VN, dường như chỉ có năm 2010-2011 với đợt sóng ngân hàng được khởi đầu và dẫn dắt bởi thương vụ thâu tóm STB. Hiện tại, nhóm bank đang có dấu hiệu một lần nữa nghiệm chứng câu thành ngữ trên.
Việc thị trường được đẩy nhanh qua đỉnh rất bất ngờ với MBB CTG dẫn dắt đã khẳng định vai trò dẫn dắt số một của nhóm bank, ý nghĩa của điểm số không còn quá ý nghĩa nên đây là lúc chúng ta cần lưu ý vì các mốc mục tiêu của chỉ số có thể cán đích rất nhanh chỉ trong vài phiên. Vùng mục tiêu điều chỉnh của sóng 1 có thể nằm ở 603-620 với VNI và 92-93 của HNX.
Do đó, tôi đề xuất 02 chiến lược giao dịch chính trong giai đoạn này:
1. Chiến lược an toàn: tiếp tục nắm giữ danh mục cổ phiếu đợi dấu hiệu điều chỉnh, không trading. Dấu hiệu điều chỉnh có thể là sự kết hợp của cả giá mục tiêu và khối lượng giao dịch, cũng có thể là khi nhóm Bank đảo chiều.
2. Chiến lược mạo hiểm: tập trung toàn lực vào nhóm Bank
 
Thị trường vẫn tiếp tục đang thực hiện quá trình điều chỉnh đi ngang với trụ cột là nhóm bank. Chúng ta còn nốt phiên ngày mai, khi VCB được cởi trói khỏi lực bán từ quỹ ETFs, để xác định xem thị trường có bật lên mạnh như kỳ vọng (vùng 602-620 điểm) hay sẽ điều chỉnh. Cho nên, chiến lược chung vẫn không thay đổi, giữ nguyên danh mục đợi thứ 6.
Với các bác lướt sóng, có 03 nhân tố mới xuất hiện ngày hôm nay. Thứ nhất là nhóm bank phân hóa nhẹ, MBB hấp thụ rất tốt lực bán chốt lãi do phiên break out 11 triệu cổ hàng về. Thứ hai, nhóm CK cũng có phân hóa rất rõ với các mã đầu bảng. Thứ ba, nhóm PV cũng phân hóa và dường như đã tách khỏi ảnh hưởng của giá dầu thế giới. Như vậy, chiến lược mạo hiểm hơn được đề xuất là tái cơ cấu danh mục theo hướng tập trung vào nhóm Bank, một số cổ phiếu nhóm PV và một số nhóm Chứng khoán.
 
Như vậy, phiên giao dịch được chờ đợi nhiều nhất trong tháng 6 đã kết thúc không có quá nhiều biến động như kỳ vọng. Nhóm Chứng khoán chững lại, nhóm PV đi ngang tích lũy. Và dòng tiền vẫn tiếp tục giành sự ưu ái nhất cho nhóm Bank.
Động lượng của thị trường được củng cố dù không mạnh mẽ như kỳ vọng do nhóm BCs có sự phấn hóa khá lớn, không hỗ trợ được nhóm Bank. Xu hướng tăng giá tiếp tục được duy trì. Do đó, tôi đề xuất điều chỉnh chiến lược trading, tái cơ cấu danh mục theo hướng tập trung vào các nhóm ưu tiên của chúng ta theo thứ tự:
1. Bank: Nhóm này có ưu điểm là rất dễ bùng nổ bất ngờ, đặc biệt là giai đoạn cuối
2. BCs tích lũy đẹp: Xu hướng tăng giá khởi động sẽ ưu tiên các mã BCs nổi trội trước.
Ngoài ra, các nhóm khác về cơ bản sẽ còn phải tích lũy khá lâu để đợi chờ cơ hội nhịp sau trong uptrend. Các bác cân nhắc chi phí cơ hội để xem xét việc phân bổ danh mục.
 
Thị trường đã có một phiên giao dịch bùng nổ thực sự khi nhóm BlueChip đã tham gia hỗ trợ nhóm Bank. Chúng ta đang có một Uptrend rất mạnh mẽ trong dài hạn. Thị trường đang ủng hộ Mua và Nắm giữ. Tuy nhiên, tôi xin phép được nhắc lại lưu ý, chúng ta chưa có một nhịp điều chỉnh rõ riệt nào nên vẫn đang nằm trong sóng tăng điểm thứ nhất. Đặc trưng của sóng này là SỰ HỖN LOẠN.
Trước mắt, VNI có đích đến trong vùng 602 - 621 tùy theo các nhân tố tác động ngắn hạn để thực hiện cú điều chỉnh đầu tiên. Hiện nay, chúng ta đã đứng trước 02 vấn đề có thể tác động rất mạnh đến thị trường trong thời gian tới:
Thứ nhất, TPA sẽ được bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ hôm nay. Nếu được thông qua (tỷ lệ thành công được đánh giá rất cao) thì có thể có đơt bùng phát mạnh mẽ đưa VNI đến thẳng 620 và ngược lại, phản ứng của thị trường rất khó lường.
Thứ hai, cơ cấu lệnh và cách đi tiền của toàn thị trường đã có sự biến động mạnh trong phiên hôm nay khi dòng tiền đổ về một số BCs (chứ ko phải toàn bộ) và rất nhiều mã Penny, hàng nóng bị bán mạnh.
Điều này đưa chúng ta đến 02 kịch bản cơ bản.
Kịch bản 1: Thị trường phát triển mạnh mẽ theo đúng lý thuyết truyền thống - Penny tăng sau khi BCs chững lại để kết thúc sóng. Kịch bản này có thể được hỗ trợ bởi thông tin TPA được thông qua và dòng tiền thực sự rồi rào. Và chiến thuật tương ứng của chúng ta là lập tức bán dần BCs và vào ngay Penny trong phiên giật đầu tiên
Kịch bản 2: Thị trường đi ngược lý thuyết truyền thống do dòng tiền không thực sự ổn định. Như vậy, việc rút tiền từ penny để chuyển sang BCs như đang diễn ra hôm nay sẽ được coi như "những nguồn tiền cuối cùng". Đó là lúc chúng ta chuẩn bị rút lui.
Tính chất nhạy cảm của thị trường giai đoạn này khá cao nên tôi có đề xuất các bác chịu khó giành thời gian cho bảng điện. Tuy chúng ta đang có chút nghiêng sang kịch bản 2 nhưng mọi thứ đều có thể xảy ra trên thị trường chứng khoán.
 
Thị trường giao dịch giằng co và trong trạng thái khá hỗn loạn giữa kịch bản 1 và 2 của chúng ta. Tuy chỉ số SmallCap tăng điểm phiên hôm nay những đó lại là những nỗ lực vào phút cuối. Các mã Penny và hàng nóng tăng giảm trái chiều, không thống nhất. Do vậy, tôi vẫn thiên về kịch bản 2 hơn. Tuy nhiên, diễn biến hỗn loạn như trên có thể kéo dài thời gian hơn dự kiến.
Do timming - xác định thời điểm - lúc này gần như không khả thi nên tôi đề xuất chúng ta cũng tạm thời chuẩn bị cho kịch bản 2: không mua thêm, sẵn sàng bán.
 
Nhóm Bank đã chững lại làm khả năng điều chỉnh của thị trường đang tăng lên. Dòng tiền không phát triển mạnh nhưng cũng chưa có dấu hiệu rút ra khỏi thị trường . Các chỉ số đang có các ngưỡng hỗ trợ dày đặc ở ngay sát bên dưới (VNI @ 580-587) nên khả năng điều chỉnh cũng không quá mạnh. Đây là thời điểm xuất hiện những mã hàng nóng tăng trưởng bất ngờ do dòng tiền không đủ sức kéo toản thị trường sẽ chuyển sang tập trung ở một số mã cá biệt. Do vậy, tôi đề xuất chúng ta điều chỉnh chiến lược ngắn hạn theo kịch bản số 1 đã trình bày hôm qua.
Với các bác xác định có thể nắm giữ đến hết năm thì có thể chọn giải pháp nằm yên. Với các bác có thể bám bảng điện thường xuyên hoặc có nhu cầu quay vòng vốn nhanh, chúng ta nên cơ cấu danh mục theo hướng giảm dần tỷ trọng Bank và các BCs để chuyển sang các cổ phiếu có khả năng bứt phá. Tỷ trọng margin cũng nên giảm về mức an toàn.
 
Như vậy chúng ta đã có đợt điều chỉnh dài nhất (03 phiên) kể từ đáy VNI@530 đến nay với mức thanh khoản thấp hơn trung bình cho thấy các điều kiện kỹ thuật được thiết lập khá đầy đủ. Và cũng bởi vậy, theo lý thuyết bắt đầu từ phiên ngày mai thị trường sẽ trở lại tăng điểm. Còn dĩ nhiên, trong trường hợp ngược lại, chúng ta sẽ có dấu hiệu cảnh báo đầu tiên về đợt điều chỉnh thực sự của sóng số 1.
Trước mắt, con đường đi của chỉ số chung dày đặc các ngưỡng cản và có vẻ thị trường đã thử qua hầu hết các dòng dẫn dắt và đi đến đồng thuận chỉ có nhóm Bank mới có thể đóng vai trò dẫn dắt thị trường trong thời gian tới.
Do đó, tôi đề xuất chúng ta ngừng mua, sẵn sàng bán cho dù trong điều kiện TT tăng điểm hay điều chỉnh. Với các bác bám bảng điện, nhóm Bank là nhóm duy nhất có thể tiếp tục lướt.
 
Cuối cùng thì thị trường đã lựa chọn đi theo kịch bản 2 mặc dù thông tin nới room có là cho sự phân hóa diễn ra tại một nhóm nhỏ. Tuy nhiên, trước phản ứng của nhóm dẫ dắt Bank và sự yếu ớt bất thường của nhóm ảnh hưởng TPP cho thấy dường như thị trường đã thực sự muốn điều chỉnh để kết thúc sóng tăng thứ nhất.
Có thể thị trường những ngày đầu tuần có giằng co nhưng tôi cho rằng chúng ta vẫn ưu tiên phương án bán giảm danh mục về ngưỡng an toàn để có thể chịu đựng qua đợt điêu chỉnh này. Chúng ta cần chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất khi VNI có thể điều chỉnh về 560-570
 
Khối ngoại quay trở lại mua ròng rất mạnh, đồng loạt các mã BlueChip cho thấy có vẻ nhưng những ngày cuối cùng của tháng sáu chốt sổ giữa năm nên có khá nhiều giao dịch "ảo diệu" gây nhiễu loạn thị trường. Nhìn chung, thị trường vẫn tiếp tục trong trạng thái mong manh của quá trình điều chỉnh (thể hiện rõ nét trên chỉ số HNX). Tuy nhiên, nhóm Bank đã trở lại khá thuyết phục và một lần nữa chứng tỏ rằng nó vẫn là ứng cử viên tốt nhất cho vị trí dẫn dắt thị trường.
Xu hướng tăng giá chung của thị trường tiếp tục duy trì và do đó, chiến lược chung của chúng ta vẫn là theo chiều MUA/ nắm giữ nhưng cần cẩn trọng với đợt điều chỉnh này nên tôi cho rằng chúng ta cần duy trì tỷ trọng danh mục ở ngưỡng an toàn, tránh dùng margin càng tốt và nếu có dùng margin thì chỉ dùng khi có 50% danh mục là Bank. Cơ hội lướt sóng cũng bắt đầu lộ diện ở một số mã, và lưu ý, nó chỉ giành cho các bác nhanh tay nhanh mắt.
 
Khối ngoại hối hả mua vào nhóm BCs trong những phiên cuối cùng của tháng 6 (kỳ chốt sổ nhạy cảm) tiếp tục gây ra những nhiễu động rất mạnh trên thị trường. Quá trình điều chỉnh vẫn được thể hiện rõ nét trên chỉ số HNX và hôm qua gần như đã thể hiện độ căng tâm lý khi MBB bị bán ra mạnh từ một nguồn cung quen thuộc đã đè nén MBB suốt 1 năm qua.
Phiên giao dịch hôm qua không cung cấp thêm nhiều tín hiệu vì thời điểm nhạy cảm của nó. Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật, HNX đã đạt đến độ nén momentum mạnh nhất và có thể bật trở lại kết thúc quá trình điều chỉnh trong tối đa 2 phiên tới.
Hôm nay, số lượng rất lớn cổ phiếu của nhóm "nới room" sẽ về và phản ứng của thị trường sẽ quyết định quá trình điều chỉnh kết thúc khi nào. Nếu thị trường hấp thụ tốt lượng cổ phiếu này thì thị trường bật lại ngay, và ngược lại, chúng ta phải đợi đến phiên tiếp theo. Do tính chất nhạy cảm của phiên ngày mai, tôi cho rằng chúng ta tiếp tục giữ quan điểm thận trọng. Với các bác bám bảng điện được thì sẵn sàng canh thời điểm mua tốt nếu kịch bản tích cực diễn ra.
 
Khối ngoại và ETFs tiếp tục mua vào trên các mã BCs gây nhiễu loạn trên chỉ số VNI. Nếu tạm coi HNX đại diện cho thị trường chung thì chúng ta đã có một phiên test khá thành công, động lượng tăng trở lại ngay phiên hôm qua.
Điều đáng lưu ý là nhóm cổ phiếu bùng nổ trong phiên có tin "nới room" với khối lượng lớn đã trải qua phiên T+3 khá vững vàng, rõ nét nhất trên HCM SSI TCM khi lực bán ra chỉ chiếm 1/2 số lượng cổ phiếu được khớp đã về và không hề có khớp giá đỏ. Cá biệt có những cổ phiếu thanh khoản kém như BMP còn tăng giá rất mạnh.
Như vậy, đã có những cơ sở cho việc thị trường chấm dứt quá trình điều chỉnh. Tôi cho rằng chúng ta có thể tiếp tục gia tăng tỷ trọng cổ phiếu. Trước mắt, số cổ phiếu có tín hiệu tốt khá nhiều và hầu hết đều chưa rõ nét nên tô đề xuất chúng ta áp dụng chiến lược mua rải thử nghiệm trên diện rộng và sau đó tùy theo tình hình diễn biến để thu hẹp, tập trung vào các cổ phiếu dẫn đầu.
 
Thị trường này tôi cũng chẳng biết nhận xét gì nữa rồi. Nó đã chạm đến ngưỡng có thể bùng phát một cơn "điên loạn" bất cứ lúc nào. Trung tâm của các cơn điên thường xuất phát điểm ở nhóm Chứng khoán và BDS. Tuy nhiên, với kiểu tăng điểm như hôm nay, tôi đề xuất điều chỉnh chiến lược cho trading ngắn hạn theo hướng: ngừng mua mới, giữ cổ phiếu để đợi chờ tín hiệu bán.
 
Thị trường tiếp tục đặt thêm một bước tiến vào vùng "điên loạn" với sự trỗi dậy mạnh mẽ của SSI HCM cũng như lực mua mạnh mẽ của ETFs với BCs. Một số mã cổ phiếu nóng đã bắt đầu phản ứng theo dù chưa thực sự rõ nét.
Nhóm Bank đã tiến quá nhanh làm nguy cơ điều chỉnh tăng cao đẩy thị trường vào vùng xám - rất khó đoán định. Tuy nhiên, uptrend của chúng ta vẫn đang rất vững vàng nên chiến lược chung Mua/ năm giữ vẫn không cần thay đổi nhiều. Chiến lược ngắn hạn được chia thành các lựa chọn như sau:
1. Với các bác thận trọng nên bán dần trong 02 phiên tới, giảm hết phần margin để tránh bị động nếu điều chỉnh diễn ra ngoài dự kiến. Theo như diên biến của ETFs, chúng ta có ít nhất 02 phiên được khối ngoại nâng đỡ các BlueChip.
2. Với các bác chấp nhận mạo hiểm, chúng ta có thể tập trung trading nhanh, quay vòng liên tục để tận dụng cơ hội từ "cơn điên loạn" đang hình thành.
 
Cơn điên trên thị trường bắt đầu bất chấp ảnh hưởng tiêu cực từ khu vực (Trung Quốc) và thế giới. Đến thời điểm này có thể nói thị trường thuần túy chạy theo tâm lý và một phần là lực cầu từ khối ngoại tiếp tục gom cổ phiếu Blue Chip. Nói chung, các phân tích logic lúc này đều vô nghĩa. Các bác tùy khả năng chịu đựng áp lực của mình để cân nhắc danh mục. Tôi chỉ đưa ra khuyến nghị dừng không mua mới, nắm giữ hàng và đợi chờ.
 
Thị trường vẫn co giật như cũ và chiến lược của chúng ta cũng như hôm qua. Bác nào có tiền sử cao huyết áp hoặc tim mạch thì rút danh mục, cut hết margin nhé. Còn bác nào cảm thấy đủ sức chịu đựng thì cắn răng ôm tiếp. Nhưng nói gì thì nói, không mua thêm.
 
Tình hình thị trường ko có thay đổi mang tính quyết định nào nên tôi đề xuất giữ chiến lược cũ: bán giảm margin và hạn chế mua mới.
 
Thị trường vẫn đang dao động rất mạnh trong vùng "đỉnh tạm thời" với phần rủi ro đã tăng lên khá cao. Tuy nhiên, trong phiên hôm nay nhóm cổ phiếu BlueChip đã thể hiện rất tốt, đặc biệt, nhóm chứng khoán lại đồng loạt xuất hiện cầu NGOẠI ở hầu như tất cả các mã. Đây là một hiện tượng khá đặc biệt và chúng tôi chưa đánh giá được bản chất của nó.
VNI đã test đỉnh 633 điểm và dường như các nhà đầu tư đang kỳ vọng test lại đỉnh 645. Với nền tảng động lượng rất mạnh sau đợt tăng giá dài vừa rồi thì mọi chuyện đều có thể xảy ra do yếu tố tâm lý đặc biệt nhạy cảm (tích cực). Do đó, tôi đề xuất chúng ta vẫn giữ quan điểm thận trọng như cũ - nắm giữ hàng đợi bán, đưa tỷ lệ margin về mức an toàn.
 
Back
Top