Khủng hoảng Tài chính: Nhìn lại bài học kinh nghiệm

Lượng người dính bẫy ít nhưng bình quân tiền trên đầu người bị dính bẫy rất cao. Tổng nợ BĐS gấp nhiều lần tiền nợ của VNS đó bác.

Tất nhiên đã mưa thì làm sao không ướt, cha làm sai thằng con phải chịu, nhưng tính mức độ thôi, nếu bản thân người dân bị nợ thì ngân hàng nó có tha không? (*vụ NV đòi nợ xiết nhà ở HN), còn nợ nhà nước thì đành chịu hiiiiiiii
 
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA KHỦNG HOẢNG

Tâm lý ỷ lại của Tổ chức tài chính

Từ đầu thập niên 1990, tự do hóa tài chính được tiến hành với nhịp độ từ từ ở hầu hết các nền kinh tế Đông và Đông Nam Á. Mặc dù vậy, việc chính phủ can thiệp trong phân bổ tín dụng vẫn tồn tại ở nhiều nước như Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia và Đài Loan. Khi tín dụng được chỉ định thì cơ chế giám sát và các quy định về hoạt động thận trọng thường được coi nhẹ.

Hơn thế nữa, khi các ngân hàng cho vay theo chỉ đạo của chính phủ thì luôn tồn tại một giả định ngầm rằng chính phủ sẽ bảo lãnh và cứu giúp nếu khoản vay đó không đòi được. Thậm chí ngay cả ở một số nền kinh tế như Thái Lan, nơi chính phủ ít có can thiệp hơn vào phân bổ tín dụng, thì những người cấp vốn cho các công ty tài chính vẫn tin rằng mình sẽ được bảo đảm khi tính tới những mối quan hệ chính trị mà chủ sở hữu của các tổ chức tài chính này có được.

Chính vì vậy, mặc dù không hề có sự bảo lãnh chính thức của chính phủ, nhưng các tổ chức tài chính ở Đông Á, đặc biệt là các ngân hàng nhà nước hay ngân hàng lớn, luôn coi mình là “quá lớn nên không thể thất bại”. Krugman (1998) đưa ra quan điểm cho rằng cuộc khủng hoảng Đông Á bắt nguồn chính từ tâm lý ỷ lại trong hệ thống tài chính: các tổ chức tài chính được bảo lãnh ngầm “có động cơ không chỉ thực hiện các hoạt động đầu tư rủi ro, mà còn theo đuổi tất cả các dự án có suất sinh lợi kỳ vọng thấp nếu các dự án này được lợi lớn trong trường hợp thành công”
 
Tình hình ở Malaysia tệ đến nỗi ngày 19/8/1998, thủ tướng Mahathir lại một lần nữa lên tiếng báo động rằng các thế lực bên ngoài đang lợi dụng cơn khủng hoảng kinh tế để mua cổ phần hầu nắm chủ quyền các công ty Malaysia, và ông đe dọa rằng lần này chính phủ Malaysia không còn cách gì hơn là sẽ cho áp dụng những biện pháp "cực kỳ bất thường" để cứu vãn tình thế.

Buồn cười nhất là hồi đấy thủ tướng của Malaysia - tiến sĩ Mahathir Mohamad còn đăng đàn công khai chửi Soros là thằng thần kinh, bệnh hoạn. Ông này cũng đòi treo cổ hết mấy chú làm đầu cơ tiền tệ. Sau đấy Malaysia ra tuyên bố kiểm soát vốn, ngắt hết các dòng vốn nóng và neo đồng ringit vào USD (3,8 ringit ăn 1 USD). Bọn các quỹ shock vãi đái luôn vì không hiểu sao lại có một thằng dám liều mạng shut down cả hệ thống kinh tế như này.

P/s: Làm sao để file attached nó hiện lên các bác nhỉ?
 
Lượng người dính bẫy ít nhưng bình quân tiền trên đầu người bị dính bẫy rất cao. Tổng nợ BĐS gấp nhiều lần tiền nợ của VNS đó bác.

Vì vậy tôi mới đề xuất hướng mở quỹ BDS, cho nước ngoài mua đặc biệt là căn hộ cao cấp building là để gỡ cho họ, cũng là AE mình đỡ hơn. Lúc này là lúc cần tiền để bung kte hoàn toàn theo thị trường mà (*nhà nước có chính sách CPH hơn 550 Dn nữa, thì xiền ?) hiiiiiiiiiii
 
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA KHỦNG HOẢNG

Tâm lý ỷ lại của Tổ chức tài chính

Từ đầu thập niên 1990, tự do hóa tài chính được tiến hành với nhịp độ từ từ ở hầu hết các nền kinh tế Đông và Đông Nam Á. Mặc dù vậy, việc chính phủ can thiệp trong phân bổ tín dụng vẫn tồn tại ở nhiều nước như Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia và Đài Loan. Khi tín dụng được chỉ định thì cơ chế giám sát và các quy định về hoạt động thận trọng thường được coi nhẹ.

Hơn thế nữa, khi các ngân hàng cho vay theo chỉ đạo của chính phủ thì luôn tồn tại một giả định ngầm rằng chính phủ sẽ bảo lãnh và cứu giúp nếu khoản vay đó không đòi được. Thậm chí ngay cả ở một số nền kinh tế như Thái Lan, nơi chính phủ ít có can thiệp hơn vào phân bổ tín dụng, thì những người cấp vốn cho các công ty tài chính vẫn tin rằng mình sẽ được bảo đảm khi tính tới những mối quan hệ chính trị mà chủ sở hữu của các tổ chức tài chính này có được.

Chính vì vậy, mặc dù không hề có sự bảo lãnh chính thức của chính phủ, nhưng các tổ chức tài chính ở Đông Á, đặc biệt là các ngân hàng nhà nước hay ngân hàng lớn, luôn coi mình là “quá lớn nên không thể thất bại”. Krugman (1998) đưa ra quan điểm cho rằng cuộc khủng hoảng Đông Á bắt nguồn chính từ tâm lý ỷ lại trong hệ thống tài chính: các tổ chức tài chính được bảo lãnh ngầm “có động cơ không chỉ thực hiện các hoạt động đầu tư rủi ro, mà còn theo đuổi tất cả các dự án có suất sinh lợi kỳ vọng thấp nếu các dự án này được lợi lớn trong trường hợp thành công”

Các nhóm lợi ích với các thế lực chính trị đứng sau ở Việt Nam đã rơi vào tình trạng này, để rồi hôm nay ngậm ngùi nhìn tài sản của mình bốc hơi. Đám Ngân hàng đang dật dẹo ở VN đều có những đại ca lớn đứng sau với tâm lý mình chẳng bao giờ chết được. Ngày hôm nay kết quả thế nào đã rõ.

Bàn thêm về 3 chú Ngân hàng mới sát nhập, quan hệ chính trị của nó là khá tốt. Nhưng khi đã mất khả năng tồn tại, thì việc phải bán mình là chuyện đương nhiên, ko ai đỡ nổi cả.
 
Cái này may mắn cho Việt Nam do đặc thù nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN nên ít bị ảnh hưởng hơn do DN Việt Nam vay nước ngoài không dễ và cơ chế tự do tài chính chưa được khuyến khích. Nhưng việc đi vay ngắn hạn đầu tư dài hạn là khá phổ biến...

THể hiện lợi thế này là hồi 2008-2009, tiền nước ngoài rút ra rút vào VN (*dtu CK) cả 10 tỷ USD nhưng do kiểm soát nên bà con không thấy gì, chứ tự do thì chắc bị như thai rồi
 
Buồn cười nhất là hồi đấy thủ tướng của Malaysia - tiến sĩ Mahathir Mohamad còn đăng đàn công khai chửi Soros là thằng thần kinh, bệnh hoạn. Ông này cũng đòi treo cổ hết mấy chú làm đầu cơ tiền tệ. Sau đấy Malaysia ra tuyên bố kiểm soát vốn, ngắt hết các dòng vốn nóng và neo đồng ringit vào USD (3,8 ringit ăn 1 USD). Bọn các quỹ shock vãi đái luôn vì không hiểu sao lại có một thằng dám liều mạng shut down cả hệ thống kinh tế như này.

P/s: Làm sao để file attached nó hiện lên các bác nhỉ?

CHính trị là thủ đoạn mà, "thà ta phụ người....: tào mạnh đức", nhờ cú thất tín đó mà malaysia ngày nay ngon nhất Asean. nghĩ lại thấy nó ngon, vài chục năm mới thất hứa một lần còn mình ......!!!
 
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA KHỦNG HOẢNG

Dòng vốn nước ngoài

Một trong những nguyên nhân gây ra khủng hoảng 1997 là dòng vốn nước ngoài. Do bó hẹp về cơ chế nên Việt Nam tạm thời ít ảnh hưởng so với các nước trong khủng hoảng 1997 trước đây. Tuy vậy em vẫn cập nhật nội dung để mọi người có cái nhìn toàn vẹn.

Những yếu tố dẫn đến khủng hoảng ở Đông Á không chỉ bó hẹp trong phạm vi nội địa mà còn cả từ bên ngoài. Từ năm 1990 đến 1997, lượng vốn tư nhân chảy vào các nước đang phát triển tăng 5 lần từ 42 tỷ USD lên 256 tỷ USD. Đông Á là nơi thu hút một lượng lớn dòng vốn này, chiếm tới 60% trong nửa đầu thập niên 90 (theo NHTG 1998).

Suất sinh lợi thấp ở các nền kinh tế phát triển và sự thần kỳ trong tăng trưởng của Đông Á là những động lực thúc đẩy dòng vốn dịch chuyển từ Nhật Bản, Hoa Kỳ và EU tới các nền kinh tế Đông Á. Chênh lệch lãi suất giữa các nền kinh tế Đông Á và các trung tâm tiền tệ quốc tế luôn ở mức dương.

Dòng vốn tư nhân càng được thúc đẩy vào giữa thập niên 90 với chính sách tiền tệ mở rộng ở Hoa Kỳ, nới lỏng kiểm soát tài chính ở châu Âu và tình trạng bong bóng đồng yên ở Nhật Bản. Thêm vào đó, một số chính phủ Đông Á (ví dụ như Hàn Quốc) đã tự do hóa tài khoản vốn theo hướng khuyến khích dòng vốn nước ngoài ngắn hạn. Cụ thể, chính sách của Hàn Quốc là hạn chế đầu tư nước ngoài dài hạn dưới dạng FDI hay đầu tư chứng khoán, trong khi chỉ cho phép các ngân hàng được vay ngắn hạn nước ngoài.

Tỷ giá hối đoái cố định mà nhiều chính phủ Đông Á duy trì cũng là yếu tố khuyến khích dòng vốn nước ngoài do rủi ro tỷ giá được loại bỏ. Lãi suất nước ngoài thấp hơn lãi suất nội địa trong khi tỷ giá được cố định rõ ràng là một khuyến khích cho các tổ chức kinh doanh và tài chính nội địa đi vay vốn nước ngoài.

Tâm lý ỷ lại cũng xuất hiện đối với dòng vốn nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài khi cho các tổ chức tài chính trong nước vay cũng ngầm giả định rằng khoản cho vay của mình sẽ được chính phủ nước sở tại bảo lãnh khi nhìn thấy quan hệ gần gũi giữa chính phủ với các ngân hàng nội địa. Khi kinh tế tăng trưởng khá, lượng vốn nước ngoài chảy vào nhiều thì không ai nghĩ rằng lại có thể không đảo được nợ hay vay mới khi các khoản vay trước đây
đến kỳ đáo hạn.

Dòng vốn chảy vào đã tạo nên sự bùng nổ tín dụng trong khu vực. Trong thập niên 1990, tín dụng ngân hàng cấp cho khu vực tư nhân tăng lên nhanh chóng. Tới cuối năm 1996, tổng giá trị nợ tài chính của khu vực tư nhân trên GDP lên tới hơn 140% ở Hàn Quốc và Thái Lan. Mức cung tiền M2 ở Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Indonesia tăng gần 20%/năm trong năm 1996 và 1997.
 
Last edited by a moderator:
Dòng vốn nước ngoài:

Một điểm đáng lưu ý nữa là hàng loạt các khoản vay nước ngoài ngắn hạn được đầu tư dài hạn. Thái Lan vay nước ngoài chủ yếu thông qua các ngân hàng và công ty tài chính. Ngân hàng Hàn Quốc cũng vay nước ngoài. Trong trường hợp của Indonesia, các doanh nghiệp vay nước ngoài trực tiếp trên thị trường vốn “hải ngoại”(NHTG 1998).
Chỉ có hai nước Malaysia và Philippines trong số năm nước chịu khủng hoảng là có dự trữ ngoại tệ cao hơn nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn nước ngoài cao hơn dự trữ ngoại tệ có nghĩa là trong thời gian ngắn nền kinh tế sẽ không có khả năng chi trả.

Một tỷ trọng lớn vốn cho vay của ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng được tập trung vào khu vực bất động sản. Ở Indonesia, các khoản cho vay khu vực bất động sản tăng 37%/năm trong giai đoạn 1992-95 (trong khi tổng tín dụng ngân hàng chỉ tăng 22%/năm). Ở Thái Lan, các khoản cho vay bất động sản của những công ty tài chính tăng 41%/năm trong giai đoạn 1990-95 (trong khi tổng tín dụng chỉ tăng 33%/năm). Ở Hàn Quốc, các khoản cho vay của ngân hàng được tập trung chủ yếu vào các tập đoàn lớn (Chaebol)
 
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA KHỦNG HOẢNG

Bong bóng giá tài sản


Một hệ quả của tâm lý ỷ lại và đầu tư rủi ro là tăng giá tài sản. Tâm lý ỷ lại khuyến khích các tổ chức tài chính gia tăng đầu tư cho dù các dự án có suất sinh lợi kỳ vọng thấp. Nếu đầu tư được tập trung vào các tài sản có mức cung cố định (ví dụ như bất động sản mà hầu hết các công ty tài chính ở Thái Lan đầu tư vào), thì giá tài sản sẽ gia tăng. Một kỳ vọng theo kiểu xoay vòng phát sinh.

Mọi người đầu tư vào bất động sản vì kỳ vọng giá bất động sản sẽ tăng lên. Khi lượng đầu tư tăng làm tăng cầu thì giá bất động đúng là đi lên như kỳ vọng. Bong bóng giá cả hình thành. Các tổ chức tài chính khi cho vay để đầu tư vào bất động sản cũng sẵn sàng tiếp tục cho vay vì thấy “quá an toàn” (tức là khi đất được dùng làm tài sản thế chấp và giá đất lại tăng lên). Sau đây là ví dụ minh họa.

Giá đất hiện là 100$. Công ty tài chính huy động 100$ để đầu tư với bảo lãnh ngầm của chính phủ. Ba tình huống có thể xảy ra (với xác suất ngang bằng nhau): (i) tình huống tốt, giá đất tăng lên 127$; (ii) tình huống bình thường, giá đất vẫn là 100$; và (iii) tình huống xấu, giá đất chỉ có 73$. Giá kỳ vọng của đất bằng đúng 100.

Vì được bảo đảm ngầm, nên khi tình huống xấu xảy ra và bị lỗ 27$, những công ty tài chính không phải chịu (chính phủ sẽ bù 27$). Vậy, lợi nhuận kỳ vọng sẽ là: (1/3)*(27 + 0 + 0) = 9$. Với lợi nhuận kỳ vọng như vậy, mọi nhà đầu tư sẽ cạnh tranh mua đất và giá đất sẽ bị đẩy lên: 100 + 9 = 109$.

Với giá đất bị đẩy lên 109$, công ty tài chính vẫn sẵn sàng bỏ ra 109$ để đầu tư. Vì nếu tình huống tốt xảy ra thì vẫn lãi 18$ (=127-109), còn trong hai tình huống kia thì đã được bù lỗ. Lợi nhuận kỳ vọng là: (1/3)*(18 + 0 + 0) = 6$. Mọi người tiếp tục cạnh tranh mua đất và giá đất sẽ không phải là 109$ mà là 115$ (=109+6).
Với giá đất là 115$, công ty tài chính tiếp tục đầu tư. Nếu tính huống tốt xảy ra thì lãi thu được là 12$ (=127-115), còn trong hai tình huống kia thì đã có chính phủ bù lỗ. Lợi nhuận kỳ vọng là: (1/3)*(12 + 0 + 0) = 4$. Cạnh tranh mua đất làm giá đất trở thành 119$ (=115+4).

Giá đất tăng đến khi nào? Ta thấy rằng chừng nào tình huống tốt xảy ra và vẫn còn có lợi nhuận (tức là giá nhỏ hơn 127$) thì người ta tiếp tục đầu tư và giá đất tiếp tục tăng. Khi giá đất bằng 127$ thì lợi nhuận kỳ vọng bằng 0 và giá đất không tăng nữa. Vậy, nếu không có tâm lý ỷ lại thì giá đất là 100$. Khi có tâm lý ỷ lại, giá đất trở thành 127$.

Nói một cách khác, đất được định giá như thể là chỉ có tình huống tốt xảy ra.

Bong bóng giá cả phình ngày một lớn thì sẽ đến lúc bị vỡ; tức là đến khi các nhà đầu tư bắt đầu nhận thấy có lẽ tình hình thực tế xả ra không đúng với kỳ vọng. Một quá trình ngược lại với quá trình trên diễn ra. Mọi người bán tài sản vì kỳ vọng giá tài sản sẽ giảm. Tài sản được bán ra ồ ạt nên giá tài sản đúng là giảm xuống. Các ngân hàng nhận thấy giá trị tài sản thế chấp giảm xuống nên không cho vay nữa và đòi những khoản cho vay cũ về. Các nhà đầu tư, do phải hoàn trả nợ vay, nên càng phải đẩy mạnh việc bán tài sản. Giá tài sản vì vậy sụp đổ, và thường giảm xuống dưới cả mức cân bằng đầu tiên
 
Last edited by a moderator:
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA KHỦNG HOẢNG

Bong bóng giá tài sản


Một hệ quả của tâm lý ỷ lại và đầu tư rủi ro là tăng giá tài sản. Tâm lý ỷ lại khuyến khích các tổ chức tài chính gia tăng đầu tư cho dù các dự án có suất sinh lợi kỳ vọng thấp. Nếu đầu tư được tập trung vào các tài sản có mức cung cố định (ví dụ như bất động sản mà hầu hết các công ty tài chính ở Thái Lan đầu tư vào), thì giá tài sản sẽ gia tăng. Một kỳ vọng theo kiểu xoay vòng phát sinh.

Mọi người đầu tư vào bất động sản vì kỳ vọng giá bất động sản sẽ tăng lên. Khi lượng đầu tư tăng làm tăng cầu thì giá bất động đúng là đi lên như kỳ vọng. Bong bóng giá cả hình thành. Các tổ chức tài chính khi cho vay để đầu tư vào bất động sản cũng sẵn sàng tiếp tục cho vay vì thấy “quá an toàn” (tức là khi đất được dùng làm tài sản thế chấp và giá đất lại tăng lên). Sau đây là ví dụ minh họa.

Giá đất hiện là 100$. Công ty tài chính huy động 100$ để đầu tư với bảo lãnh ngầm của chính phủ. Ba tình huống có thể xảy ra (với xác suất ngang bằng nhau): (i) tình huống tốt, giá đất tăng lên 127$; (ii) tình huống bình thường, giá đất vẫn là 100$; và (iii) tình huống xấu, giá đất chỉ có 73$. Giá kỳ vọng của đất bằng đúng 100.

Vì được bảo đảm ngầm, nên khi tình huống xấu xảy ra và bị lỗ 27$, những công ty tài chính không phải chịu (chính phủ sẽ bù 27$). Vậy, lợi nhuận kỳ vọng sẽ là: (1/3)*(27 + 0 + 0) = 9$. Với lợi nhuận kỳ vọng như vậy, mọi nhà đầu tư sẽ cạnh tranh mua đất và giá đất sẽ bị đẩy lên: 100 + 9 = 109$.

Với giá đất bị đẩy lên 109$, công ty tài chính vẫn sẵn sàng bỏ ra 109$ để đầu tư. Vì nếu tình huống tốt xảy ra thì vẫn lãi 18$ (=127-109), còn trong hai tình huống kia thì đã được bù lỗ. Lợi nhuận kỳ vọng là: (1/3)*(18 + 0 + 0) = 6$. Mọi người tiếp tục cạnh tranh mua đất và giá đất sẽ không phải là 109$ mà là 115$ (=109+6).
Với giá đất là 115$, công ty tài chính tiếp tục đầu tư. Nếu tính huống tốt xảy ra thì lãi thu được là 12$ (=127-115), còn trong hai tình huống kia thì đã có chính phủ bù lỗ. Lợi nhuận kỳ vọng là: (1/3)*(12 + 0 + 0) = 4$. Cạnh tranh mua đất làm giá đất trở thành 119$ (=115+4).

Giá đất tăng đến khi nào? Ta thấy rằng chừng nào tình huống tốt xảy ra và vẫn còn có lợi nhuận (tức là giá nhỏ hơn 127$) thì người ta tiếp tục đầu tư và giá đất tiếp tục tăng. Khi giá đất bằng 127$ thì lợi nhuận kỳ vọng bằng 0 và giá đất không tăng nữa. Vậy, nếu không có tâm lý ỷ lại thì giá đất là 100$. Khi có tâm lý ỷ lại, giá đất trở thành 127$.

Nói một cách khác, đất được định giá như thể là chỉ có tình huống tốt xảy ra.

Hiện thực này xảy ra trong quá trình đánh giá tài sản thế chấp và cho vay ở Việt Nam khi các NH trước đây định giá quá cao tài sản BDS. Hiện tại, khi giá đất sụt giảm, thậm chí giá trị tài sản một số món vay đã thấp hơn khoản cho vay thì các NH thực sự lúng túng
 
Dòng vốn nước ngoài:

Chỉ có hai nước Malaysia và Philippines trong số năm nước chịu khủng hoảng là có dự trữ ngoại tệ cao hơn nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn nước ngoài cao hơn dự trữ ngoại tệ có nghĩa là trong thời gian ngắn nền kinh tế sẽ không có khả năng chi trả.

NẾu bình thường, bạn bảo đất nước phải có dự trữ ngoại tệ cao, thì sẽ có rất nhiều thiến sỹ...chửi vào đầu là "óc heo", vì nếu có tiền dự trữ thì tại sao phải đi vay ? đó là nghịch lý của việc dự trữ và đang đi vay

Cũng may là dạo này các leader của ta đã kịp hiểu ra, và dự trữ tăng lên (*không biết có thật không)

NB: khi vay Nh thì thường phải vay thêm, hoặc phải có một nguồn phụ trợ để phòng khi nguồn thu trả ngân hàng bất ngờ thất thu thì còn có nguồn bù vào
Đất nước cũng vậy, vay thì phải trả, chưa kể các rủi ro bất thường là thiên tai, War, khủng khoảng..dự trữ là khoản dự phòng, bao gồm cho cả khoản này, và các khoản dự cho SX trong nước bị đình đốn
 
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA KHỦNG HOẢNG

Mất cân đối vĩ mô:


Từ năm 1996, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Á bắt đầu chững lại. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của các nước Đông Á ở mức 19-21% trong năm 1995-95 giảm xuống 4% trong năm 1996.

Nguyên nhân làm chững lại xuất khẩu bao gồm:
(i) tăng trưởng thương mại toàn cầu suy giảm;
(ii) đồng yên mất giá;
(iii) tỷ giá hối đoái thực hiệu dụng của các nước Đông Á lên giá;
(iv) lượng cầu và giá của các mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là điện tử, suy giảm.

Dấu hiệu rõ nhất là ở Thái Lan. Việc đồng baht được gắn cố định với đồng đô la Mỹ đã làm cho tỷ giá hối đoái thực lên giá (khi đồng đô la lên giá liên tục so với đồng yên). Thâm hụt tài khoản vãng lai của Thái Lan vào năm 1996 lên tới 8% GDP, trong khi con số của bốn nước còn lại ở trong khoảng 3,4-4,8%. Mực thâm hụt này tiếp tục được tài trợ bởi dòng vốn vay ngắn hạn nước ngoài chảy vào
 
Last edited by a moderator:
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA KHỦNG HOẢNG

Mất cân đối vĩ mô:


Từ năm 1996, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Á bắt đầu chững lại. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của các nước Đông Á ở mức 19-21% trong năm 1995-95 giảm xuống 4% trong năm 1996.

Nguyên nhân làm chững lại xuất khẩu bao gồm:
(i) tăng trưởng thương mại toàn cầu suy giảm;
(ii) đồng yên mất giá;
(iii) tỷ giá hối đoái thực hiệu dụng của các nước Đông Á lên giá;
(iv) lượng cầu và giá của các mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là điện tử, suy giảm.

Trong trường hợp khủng hoảng nợ công châu Âu xảy ra, việc tụt giảm sản lượng xuất khẩu của Việt Nam là được nhìn thấy trước. Vậy điều gì sẽ xảy ra?
 
Trong trường hợp khủng hoảng nợ công châu Âu xảy ra, việc tụt giảm sản lượng xuất khẩu của Việt Nam là được nhìn thấy trước. Vậy điều gì sẽ xảy ra?

Theo kiến thức vĩ mô em tích cóp được trong mấy năm học đại học, thì là lại phải phá giá anh ơi....
 
Trong trường hợp khủng hoảng nợ công châu Âu xảy ra, việc tụt giảm sản lượng xuất khẩu của Việt Nam là được nhìn thấy trước. Vậy điều gì sẽ xảy ra?
Nếu nói không ảnh hưởng thì không đúng, nhưng cơ cấu hàng Vn chủ yếu thuỷ sản, may mặc..hàng thiết yếu giá rẻ (*có khi còn tăng hiiiiiiiii)
 
Nếu nói không ảnh hưởng thì không đúng, nhưng cơ cấu hàng Vn chủ yếu thuỷ sản, may mặc..hàng thiết yếu giá rẻ (*có khi còn tăng hiiiiiiiii)

Vì khi khủng hoảng thì chi tiêu hạn chế, các nước quay lại bảo vệ nền sản xuất nội địa, dẫn tới ngăn sông cấm chợ. Lúc đó dù ít dù nhiều sẽ bị tụt giảm về sản lượng chứ khó lòng tăng được.

Bạn nhìn lại cú sốc 2008 đi, các cty xuất khẩu VN lúc đó phải nằm thở oxy mất mấy tháng.

DN thủy sản thì tồn kho hàng đống. May mặc thì đầu có việc làm. Hiện tại, do đã được chích thuốc ngừa sốc nên sẽ ko có cú rơi đột ngột như vậy, nhưng khó khăn thì vẫn khó khăn.
 
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA KHỦNG HOẢNG

Quản lý Ngân hàng lỏng lẻo


Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế tại Singapore vào những năm 1985-1986, một trong những lý do đã góp phần đưa đến sự sụp đổ của nhiều công ty lớn là cái mà tôi gọi là cách tài trợ mang hình thức "mìn nổ chậm". Họ đã dùng tiền vay ngắn hạn để tài trợ cho những công trình dài hạn.

Đây là một hình thức vay nợ ngân hàng rất thông dụng lúc bấy giờ, căn bản kéo dài bảy năm. Một nhà đầu tư mua một khách sạn khoảng 150 phòng với giá 60 triệu USD, ông ta sẽ trả 20 triệu và vay ngân hàng 40 triệu trong thời hạn bảy năm. Trong hai năm đầu ông ta chỉ cần trả tiền lãi và từ năm thứ ba trở đi, cứ mỗi ba tháng, ngoài tiền lãi lại phải trả ngân hàng thêm 2 triệu USD tiền vốn cho vay.

Đây là một cái bẫy sập rất lớn. Trong hai năm đầu, tiền hoạt động khách sạn đủ để trả tiền lãi ngân hàng. Nhưng từ năm thứ ba trở đi, không thể nào với số tiền kinh doanh khách sạn người chủ có thể dùng để trả được thêm 2 triệu USD mỗi ba tháng. Nếu đi vay 40 triệu USD để xây một loạt 100 ngôi nhà chẳng hạn, thì có thể cứ bán dần các ngôi nhà để trả nợ. Đằng này lại là một khách sạn, có ai mang đi bán một ít phòng hoặc một vài tầng khách sạn để trả nợ?

Cứ tưởng tượng cả thị trường Sigapore lúc bấy giờ đầy rẫy những "mìn nổ chậm" và bắt đầu nổ khắp nơi. Ngân hàng bắt đầu siết nợ khiến các công ty đâm hoảng, đổ cả của cải, bất động sản ra bán tống bán tháo để trả nợ. Cứ thế cả thị trường náo loạn...

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế của thập niên 1980, hình thức cho vay như trên đã biến mất trên thị trường Singapore. Mọi người cho rằng chính việc đòi hỏi trả nợ dần dần như trước đã đưa các công ty đến chỗ khó khăn nên các ngân hàng đã thay thế bằng một hình thức mới, người vay chỉ cần hoàn trả số nợ một lần vào khi hết hạn cho vay, tuy nhiên thời hạn cho vay nay rút xuống còn năm năm.

Từ đó trên thị trường Singapore lại xuất hiện loại nợ thông dụng dài năm năm và chỉ đòi hỏi phải trả trọn một lần khi đáo hạn. Hình thức này có cái tên là "viên đạn năm năm" (5-year bullet loan - có ý nói rằng chỉ trả nợ một lần cũng như bắn một phát đạn năm năm sau) thực sự cũng không giải quyết được vấn đề một cách lâu dài.

Trở lại việc tài trợ dự án xây cất hay mua một khách sạn. Nếu chỉ trông vào tiền kinh doanh hoạt động khách sạn, trung bình phải mất từ 20 tới 30 năm mới hoàn vốn. Trên thị trường Bắc Mỹ, thường để tài trợ những công trình dài hạn tương tự, người ta phải dựa vào việc cho phát hành các trái phiếu có thời hạn từ 20 tới 30 năm. Trong khi đó, ở Châu Á, điều này hầu như rất hiếm xảy ra

Vậy làm sao các nhà đầu tư dài hạn vào các công trình lớn có thể trả nợ được? Tâm lý của họ rất là giản đơn. Nói vắn tắt, họ hy vọng trong thời gian năm năm sẽ kịp bán đi công trình với giá cao hơn để trả nợ, và mặc cho người mua lo vay nợ mới. Cùng lắm sau năm năm họ lại yêu cầu ngân hàng cho tái tài trợ thêm năm năm nữa, hoặc là đi đến một ngân hàng khác để vay một món nợ năm năm mới để trả món nợ cũ.

Thật ra, không phải chỉ các nhà đầu tư có lỗi trong phương thức đi vay "lấy ngắn nuôi dài" đầy rủi ro này. Họ muốn vay dài hạn lắm chứ nhưng các ngân hàng nào có chịu cho vay quá năm năm! Sở dĩ điều này chưa thể có tại hầu hết các nước Châu Á là vì thị trường tài chính đã hình thành cả trăm năm qua với các hình thức cho vay, đầu tư thiên hình vạn trạng, đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng. Nói nôm na cũng như khi bước vào một tiệm bách hóa lâu đời ở Bắc Mỹ, ta có thể tìm mua áo quần đủ mọi kích cỡ vòng bụng, vòng cổ, chiều dài quần áo, tay áo khác nhau... để mọi người từ mập ốm, cao thấp ai cũng mặc được gọn đẹp. Trong khi đó tại một bách hóa châu Á, người ta chỉ mua được áo quần có hai cỡ là hết, mặc có rộng hay chật gì cũng... ráng chịu.

Do vậy, các nhà đầu tư ở châu Á chịu nhiều rủi ro hơn. Họ phải làm gì nếu chẳng may cần tái tài trợ vào lúc tình hình làm ăn khó khăn, kinh tế khủng hoảng? Đây chính là vấn đề mà các công ty trong vùng đang phải đương đầu trong mấy tháng qua. Đối với Indonesia chẳng hạn, để giải quyết vấn đề, 13 ngân hàng quốc tế đã nhóm họp với các công ty lớn. Ngày 4-6 vừa qua các ngân hàng này đã quyết định cho triển hạn tổng số nợ tư nhân 80 tỉ USD. Số tiền này sẽ được trả trong vòng tám năm, trong đó ba năm đầu chỉ trả tiền lãi.

Dĩ nhiên các ngân hàng không còn cách gì khác hơn là phải kéo dài thời gian trả nợ, vì siết nợ cũng không ai trả được. Điều này vẫn chưa giải quyết được vấn đề một cách triệt để. Chỉ khi nào thị trường tài chính trong vùng phát triển hơn nữa với khả năng cung ứng đầy đủ sản phảm tài chính và kinh nghiệm quản lý, cấu trúc của cơ sở kinh tế trong vùng mới có thể gọi là quân bình được.

Có thể có cảm tưởng rằng trong vòng hai thập niên vừa qua, vùng châu Á - Thái Bình Dương đã phát triển quá nhanh trong việc tạo thành của cải (assets) bề ngoài, nhưng những tiến bộ về mặt tài chính cũng như về quản lý đi kèm không đủ để bắt kịp và đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của một thế giới thương mại quốc tế hiện đại.
 
Mới xem qua thì hình thức MÌN NỔ CHẬM và VIÊN ĐẠN NĂM NĂM đều có ở Việt Nam.

Hình thức này tồn tại ở cả công việc làm về sản xuất lẫn đầu tư BDS. Lúc thị trường xuôi chèo mát mái chưa sao, lúc khó khăn thế này sẽ thấy nhiều ông sao trên trời quá...
 
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA KHỦNG HOẢNG

Quản lý Ngân hàng lỏng lẻo


Khi đồng bath được thả nổi ở Thái Lan vào tháng 7/1997 thì Indonesia vẫn "bình chân như vại" và tình hình hầu như không có một dấu hiệu gì đáng quan tâm cả. Ai cũng cho rằng sự sụp đổ của đồng bath là chuyện riêng của Thái Lan và không thể nào xảy ra ở Indonesia được.

Tuy nhiên, ngay sau đó đồng rupiah bắt đầu trượt giá và guồng máy kinh tế Indonesia dần dần sa lầy trầm trọng cho đến nỗi ngày 12/01/1998, chính Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong, đã phải tuyên bố rằng cuộc khủng hoảng kinh tế tại Indonesia là mối đe dọa lớn nhất cho ASEAN kể từ Đệ nhị thế chiến. Điều gì đã đánh gục nền kinh tế của Indonesia một cách đột ngột như vậy?

Khi đồng rupiah vừa bắt đầu trượt giá, chính phủ Indonesia đã cố tìm nguyên nhân hầu kịp thời cứu chữa nhưng có thể nói rằng ban đầu, không ai rõ căn nguyên xuất phát từ đâu. Có lẽ một trong những dấu hiệu quan trọng được phát hiện vào khoảng tháng 7 và tháng 8/97 tại các thị trường tiền tệ trong vùng là việc có rất nhiều công ty tư nhân bắt đầu mua đô-la Mỹ để trả nợ trước cuối năm. Nhu cầu mua đô-la Mỹ không những chỉ từ các công ty Indonesia mà cũng từ Thái Lan, Malaysia và Hàn Quốc.

Nhiều người bắt đầu cho rằng tương tự như ở Thái Lan và Hàn Quốc, các công ty tư nhân của Indonesia có thể đã vay nợ nước ngoài quá nhiều và phần lớn các số nợ này đều là nợ ngắn hạn nên chính sự cạnh tranh đồng loạt để mua đô-la Mỹ đã làm đồng rupiah mất giá. Tuy nhiên, điều này không được kiểm chứng ngay chỉ vì một lý do rất đơn giản là chính phủ Indonesia... không có sẵn các thống kê về tổng số nợ nước ngoài.

Mãi đến ngày 18/11/1997, Bộ trưởng Tài chính của Indonesia, ông Muhammad lần đầu tiên mới tiết lộ về những con số này. Ông cho biết tổng số nợ nước ngoài của Indonesia vào cuối tháng 9/1997 là 117 tỉ USD, trong đó số nợ của chính phủ đã bớt đi còn 52 tỉ USD nhưng số nợ của công ty tư nhân đã lên đến 65 tỉ USD. Đồng thời ông lên án các công ty tư nhân là đã tranh nhau mua đô-la Mỹ để trả nợ khiến đồng rupiah trượt giá. Tuy ông không cho biết lịch trình trả nợ nhưng qua một tài liệu sau đó của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (Bank of International Settlement) thì trong số 65 tỉ USD nợ của công ty tư nhân có tới 34,2 tỉ USD là nợ ngắn hạn, phải trả trong vòng 18 tháng, và gồm 20 tỉ USD phải trả trong vòng từ tháng 7/1997 đến tháng 5/1998. Như vậy thì đây chính là thủ phạm và cái "hỏa diệm sơn" này đã bùng nổ để đưa đến những sụp đổ dây chuyền khác.

Tại sao chính phủ Indonesia lại có thể để cho tình trạng tư nhân vay nợ trở nên tệ hại đến như vậy? Nói chung tất cả đều bắt nguồn từ những năm đầu của thập niên 1980 khi chính phủ Indonesia thay đổi chính sách và khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân nắm vai trò chủ động trong guồng máy kinh tế quốc gia. Điều này đã đưa đến những kết quả ngoài dự tính và mức thu nhập của Indonesia đã dần dần vượt quá 1.000 USD. Nức lòng với những thành quả rực rỡ này, đến tháng 10/1998, chính phủ quyết định thả lỏng khu vực ngân hàng. Chỉ trong vòng hai năm sau đó, hơn 40 ngân hàng mới của tư nhân được cấp giấy phép hoạt động và tổng số tiền ký thác ngân hàng tăng vọt từ 10 tỉ USD lên đến 30 tỉ USD. Với tiền ngân hàng cho vay thừa thãi, các hoạt động kinh tế tư nhân lại càng bốc lên như diều gặp gió.

Tuy nhiên, nhược điểm của chính sách này là ở chỗ trong khi rất cẩn thận trong việc vay mượn để tài trợ các công trình quốc gia thì hầu như chính phủ Indonesia lại quá thả lỏng trong việc quản lý các công ty tư nhân vay nợ nước ngoài. Có thể là chính phủ đã nghĩ rằng càng vay nước ngoài được nhiều chừng nào thì càng tốt cho đất nước chừng nấy và cứ để mặc cho các công ty tư nhân mạnh ai nấy vay. Do đó hầu hết các món nợ này đều do các công ty tư nhân của Indonesia thương lượng trực tiếp với các ngân hàng nước ngoài của mình! Với sự thiếu thông tin, trong khoảng thời gian này rất nhiều tin đồn thất thiệt đã lan tràn khiến dân chúng hoang mang và tranh nhau rút tiền ra khỏi ngân hàng để mua đô-la Mỹ. Để tấn an, chính phủ cho phát động rầm rộ chương trình "Hãy yêu đồng rupiah" và đài truyền hình liên tục phát hình ảnh những nhân vật quan trọng trong chính quyền mang đô-la Mỹ ra ngân hàng đổi lấy tiền rupiah. Tuy nhiên dân chúng tỏ ra mỉa mai và nghi ngờ về dụng ý của chính phủ. Tại khắp các thành phố lớn mọi người tiếp tục đổ xô đi mua trữ các nhu yếu phẩm vì sợ giá cả sẽ gia tăng khi đồng rupiah trượt giá.

Ngày 8/10/1997, chính phủ Indonesia quyết định theo gót Thái Lan và Hàn Quốc yêu cầu IMF "trợ giúp kỹ thuật". Tổng thống Suharto trấn an mọi người rằng Indonesia đã có những biện pháp riêng để cứu vãn nền kinh tế và chỉ nhờ IMF cho ý kiến về những chương trình ấy chứ thực sự thì Indonesia không cần tiền của IMF. Nói thì vậy nhưng chính Tổng thống Suharto cũng đã nhận thức rằng Indonesia thực sự chưa đủ nội lực để bước vào thị trường thế giới. Ông nói: "Chúng ta hãy lấy cái kinh nghiệm đắng cay này làm bài học để tiếp tục công việc xây dựng đất nước. Chúng ta cần phải cố gắng nâng cao hiệu năng quốc gia (national efficiency) bởi vì chỉ với sức mạnh đó ta mới có thể mở cửa rộng hơn và hòa nhập vào nền kinh tế thế giới"
 
Back
Top