Khủng hoảng Tài chính: Nhìn lại bài học kinh nghiệm

TA của bác Giailang

.......

Mọi người là 1. VC.vn in the one.

Xin bác! Tui nhà quê ngu muội, đâu dám mang cái biển to vật như thế. Nhưng mừ hiểu T= Threatening thì cũng tàm tạm, gần giống tui. Còn Technical thì tui không dám qua mặt rất nhiều người ở đây.
 
Để có cái nhìn toàn diện hơn về những biến động vĩ mô trong thời gian qua, chúng ta cùng nhau xem lại nguyên nhân, diễn biến, con đường đi qua khủng hoảng của các quốc gia châu Á và Nam Mỹ thời gian 1999 -2002.

Em sưu tầm một số nội dung liên quan đến khủng hoảng tài chính và cập nhật để mọi người cùng đọc và nhìn nhận đối chiếu với những gì Việt Nam đang mắc phải. Hy vọng chúng ta sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về vấn đề này.

Chú bàn hay đó, anh thực sự rất khó tính nhưng không thể phủ nhận chú viết được, cả về nội dung và cách dẫn dắt. Anh thích nhất là cái liên hệ thực tế.

Các chú Tiêm la thực sự bị hấp diêm theo bài bạo lực: trói căng chân tay vào giường sắt là định chế của chính các chú, mà thực sự là các chú tự trói. Nếu như các chú ấy lật lọng, thắt chặt tiền tệ và kiểm sóat TTCK từ 1996, chặn đứng chuyển giá và đảo lỗ của mấy quỹ thì ông cậu đô la G.S. đã không làm được gì. Khổ nỗi trước đó media tòan thế giới bơm các chú là một trong các con hổ phương đông, nghe người nói nhiều đâm mất cảnh giác, nghĩ hổ thì không ai thịt được.

Mấy năm sau, khi cơn bão lắng xuống, anh qua Tiêm la du lịch, thấy các công trình hạ tầng đường xá xây dở dang rồi bỏ, thật xót. Bây giờ nghĩ xứ mình chưa bị thế, mà bị quả cao ốc, biệt thự, xây rồi bỏ hoang có khi thiệt hại cũng chẳng kém Tiêm la.

Cố lên chú, bài học đắng lòng luôn bổ ích hơn lời tâng bốc, nhất là nó được viết khách quan, không mang sắc màu cảm xúc cá nhân.
 
Xin bác! Tui nhà quê ngu muội, đâu dám mang cái biển to vật như thế. Nhưng mừ hiểu T= Threatening thì cũng tàm tạm, gần giống tui. Còn Technical thì tui không dám qua mặt rất nhiều người ở đây.

Đại hội tuy có FA,TA, Bảng điện rùi nhưng vẫn chưa tiến hành được vì còn thiếu thành phần BBX (Bà bán xôi)...hix !
 
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG

Trong phần trước, chúng ta đã bàn về những ảnh hưởng của cơn sốt bất động sản trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Có thể nói rằng sự gia tăng trị giá cổ phiếu của các công ty châu Ấ trong những năm vừa qua cũng đã đóng một vai trò quan trọng không kém trong cuộc khủng hoảng này. Lấy một thí dụ cụ thể, vào cuối năm 1985 giá 1 cổ phiếu của một công ty bất động sản lớn nhất Singapore yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) là 1,50 SGD. Với khoảng 600 triệu cổ phiếu lưu hành trên thị trường, tất cả cổ đông của công ty này nắm trong tay tài sản trị giá 900 triệu SGD. Chỉ hơn mười năm sau, vào khoảng đầu năm 1997 giá cổ phiếu này đã lên đến 15 SGD, tức các cổ đông của công ty lúc ấy có trong tay trị giá 9 tỉ SGD. Thử tưởng tượng nếu họ mang hết tất cả cổ phiếu này ra làm thế chấp thì ngân hàng đã cho họ vay đến 6,3 tỉ SGD (70% trị giá). Và thử tưởng tượng nếu toàn bộ số tiền này được đổ vào các hoạt động kinh tế khác thì ảnh hưởng sẽ lớn đến chừng nào!

Nơi "đổ máu" trước nhất

Dĩ nhiên không hẵn cổ đông nào cũng mang hết cổ phiếu của mình làm thế chấp để đi vay như trên, nhưng những tác động "gián tiếp" vào nền kinh tế cũng không kém gì. Nếu bạn là chủ nhân của 100.000 cổ phiếu đã mua từ 10 năm trước với giá 150.000 SGD, thì giờ đây tuy không mang những cổ phiếu ấy đi vay nợ, bạn sẽ làm gì khi cảm thấy mình bỗng trở thành một triệu phú, đang có trong tay của cải trị giá 1,5 triệu SGD? Cảm thấy giàu hơn, chắc hẳn bạn sẽ mua sắm, tiêu xài nhiều hơn, có thể bạn sẽ tự thưởng mình bằng cách làm một chuyến du lịch thế giới hoặc mua một chiếc Mercedes mới toanh...?

Tương tự như cơn sốt nhà đất, "cơn sốt chứng khoán" cũng đã đưa đến sự hình thành những nhà giàu mới và những tập đoàn khổng lồ. Thành công đến quá dễ dàng khiến phần đông trở nên bất cẩn, sẵn tiền trong tay họ bèn bước vào những ngành hoạt động hoàn toàn xa lạ hoặc mạo hiểm qua những thị trường mới mà cứ nghĩ rằng hễ "đánh đâu là thắng đó".

Điểm khác biệt giữa bất động sản và cổ phiếu là ở chỗ nhờ có TTCK, người ta có thể biết trị giá cổ phiếu ngay lập tức, trong khi đó những biến đổi về giá trị bất động sản khó xác định nhanh chóng. Cũng vì thế mà hễ có biến động kinh tế lớn thì TTCK là nơi "máu đổ" trước nhất. Nếu bạn đã dùng cổ phiếu làm thế chấp vay nợ, cam đoan là nếu có dao động mạnh khiến cổ phiếu của bạn mất giá trên TTCK, thì chỉ trong vòng một hay hai tuần ngân hàng của bạn sẽ điện đến "hỏi thăm sức khỏe" ngay.

Trở lại vấn đề, trong vòng một năm qua (đoạn 1998), đồng thời với cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á, giá trị tất cả cổ phiếu trên các TTCK trong vùng đã đột ngột rớt xuống một cách thê thảm. Lấy giá cổ phần của một công ty bất động sản làm thí dụ thì từ 15 SGD chẳng hạn, nó tụt xuống chỉ còn 3,5 SGD vào giữa tháng 8/1998. Cứ thế mà suy ra thì một số lượng giá trị tài sản khổng lồ của cả nền kinh tế Singapore, cũng như của cả vùng châu Á trong thoáng chốc đã vụt biến mất. Và việc phải đến đã đến, các ngân hàng bắt đầu làm cái công việc mà họ không mấy thích là... "xiết nợ". Người đi vay buộc phải nộp thêm thế chấp, nếu không thì ngân hàng sẽ mang bán các cổ phiếu cầm chứng ấy để giảm bớt số tiền cho vay. Càng cố gắng tống các cổ phiếu ấy đi nhiều chừng nào thì giá các cổ phiếu ấy càng sụt đi nhanh chừng ấy. Người có tiền trong tay thì không dám mua trong khi người muốn bán ngày càng nhiều. Cứ như thế mà giá cổ phiếu trên TTCK sụp đổ nhanh chóng khiến trị giá thế chấp cho nhiều món nợ sụt hẳn đi, đưa các công ty đến tình trạng phá sản.

Tình hình ở Malaysia tệ đến nỗi ngày 19/8/1998, thủ tướng Mahathir lại một lần nữa lên tiếng báo động rằng các thế lực bên ngoài đang lợi dụng cơn khủng hoảng kinh tế để mua cổ phần hầu nắm chủ quyền các công ty Malaysia, và ông đe dọa rằng lần này chính phủ Malaysia không còn cách gì hơn là sẽ cho áp dụng những biện pháp "cực kỳ bất thường" để cứu vãn tình thế. Một là chính phủ sẽ bỏ tiền ra mua lại trên thị trường các cổ phiếu đang bị sụt giá thảm hại để tìm cách giữ giá. Hai là chính phủ sẽ cấm không cho ngân hàng mang các cổ phiếu thế chấp ra bán! Lời tuyên bố này đã làm các ngân hàng và giới đầu tư quốc tế bàng hoàng!

Có thể nói rằng nhìn dưới góc cạnh nói trên thì bất động sản và cổ phiếu đã góp phần không nhỏ để đưa đến cái gọi là "phép lạ kinh tế châu Á", cũng chính sự sụp đổ của bất động sản và cổ phiếu đã làm lung lay những lâu đài kinh tế đã được xây dựng từ suốt hơn 20 năm qua ở châu Á.
 
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG



Nơi "đổ máu" trước nhất

Dĩ nhiên không hẵn cổ đông nào cũng mang hết cổ phiếu của mình làm thế chấp để đi vay như trên, nhưng những tác động "gián tiếp" vào nền kinh tế cũng không kém gì. Nếu bạn là chủ nhân của 100.000 cổ phiếu đã mua từ 10 năm trước với giá 150.000 SGD, thì giờ đây tuy không mang những cổ phiếu ấy đi vay nợ, bạn sẽ làm gì khi cảm thấy mình bỗng trở thành một triệu phú, đang có trong tay của cải trị giá 1,5 triệu SGD? Cảm thấy giàu hơn, chắc hẳn bạn sẽ mua sắm, tiêu xài nhiều hơn, có thể bạn sẽ tự thưởng mình bằng cách làm một chuyến du lịch thế giới hoặc mua một chiếc Mercedes mới toanh...?

.

Chúng ta đã chứng kiến thời kỳ tiền dễ ở Việt Nam. Sau cơn sốt chứng khoán, bất động sản là những đại gia mới nối xuất hiện. Thật buồn cười khi một nước nghèo nhưng Roll Royce, Bentley chạy nhông nhông ngoài đường. Kiếm tiền ở VN quá dễ...Người ta giàu và tự cho mình quyền được hưởng thụ những sản phẩm xa xỉ hạng nhất. Nhưng liệu nó có bền ko?
 
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG


Nơi "đổ máu" trước nhất


Điểm khác biệt giữa bất động sản và cổ phiếu là ở chỗ nhờ có TTCK, người ta có thể biết trị giá cổ phiếu ngay lập tức, trong khi đó những biến đổi về giá trị bất động sản khó xác định nhanh chóng. Cũng vì thế mà hễ có biến động kinh tế lớn thì TTCK là nơi "máu đổ" trước nhất. Nếu bạn đã dùng cổ phiếu làm thế chấp vay nợ, cam đoan là nếu có dao động mạnh khiến cổ phiếu của bạn mất giá trên TTCK, thì chỉ trong vòng một hay hai tuần ngân hàng của bạn sẽ điện đến "hỏi thăm sức khỏe" ngay.

Trở lại vấn đề, trong vòng một năm qua (đoạn 1998), đồng thời với cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á, giá trị tất cả cổ phiếu trên các TTCK trong vùng đã đột ngột rớt xuống một cách thê thảm. Lấy giá cổ phần của một công ty bất động sản làm thí dụ thì từ 15 SGD chẳng hạn, nó tụt xuống chỉ còn 3,5 SGD vào giữa tháng 8/1998. Cứ thế mà suy ra thì một số lượng giá trị tài sản khổng lồ của cả nền kinh tế Singapore, cũng như của cả vùng châu Á trong thoáng chốc đã vụt biến mất. Và việc phải đến đã đến, các ngân hàng bắt đầu làm cái công việc mà họ không mấy thích là... "xiết nợ". Người đi vay buộc phải nộp thêm thế chấp, nếu không thì ngân hàng sẽ mang bán các cổ phiếu cầm chứng ấy để giảm bớt số tiền cho vay. Càng cố gắng tống các cổ phiếu ấy đi nhiều chừng nào thì giá các cổ phiếu ấy càng sụt đi nhanh chừng ấy. Người có tiền trong tay thì không dám mua trong khi người muốn bán ngày càng nhiều. Cứ như thế mà giá cổ phiếu trên TTCK sụp đổ nhanh chóng khiến trị giá thế chấp cho nhiều món nợ sụt hẳn đi, đưa các công ty đến tình trạng phá sản.

Rất nhiều người trong chúng ta đã nhìn thấy thị trường rơi lệ trong những năm tháng gần đây, dù bài học kinh nghiệm đã có từ lâu nhưng cách nó lặp lại dù dễ đoán nhưng hầu như ai cũng vấp.
 

Sốt bất động sản và khủng hoảng kinh tế châu Á


+ Phất lên nhờ nhà đất, điêu đứng cũng vì nhà đất

Đoạn 1:
Để thấy rõ những diễn biến của cơn sốt nhà đất tại Singapore, hãy xem thêm một ví dụ khác. Vào khoảng giữa thập niên 1970, có một cặp vợ chồng người Singapore đứng ra thành lập một công ty phát triển bất động sản với số vốn 200.000 SGD (lúc bấy giờ chỉ vào khoảng gần 80.000 USD). Họ đi vay ngân hàng được 80.000 SGD để mua một mảnh đất xây 30 ngôi nhà. Công trình xây cất chưa xong nhưng gặp lúc giá nhà đất bắt đầu phất lên, ngân hàng định giá lại và cho biết trị giá công trình của họ từ 1 triệu SGD đã tăng lên đến 3 triệu SGD. Ngân hàng sẵn sàng tái tài trợ số nợ cũ, từ 800.000 SGD (nghĩa là 80% của 1 triệu) nay lên đến 2,4 triệu SGD (80% của 3 triệu), tức là cho họ vay thêm 1,6 triệu SGD nữa.
Với số tiền "từ trên trời rơi xuống" này, họ mua một khách sạn 60 phòng với giá 6 triệu SGD, dùng 1,6 triệu SGD làm vốn và vay một ngân hàng khác 4,4 triệu SGD đã vay trước đây, còn lại trong tay 3,6 triệu SGD. Nên nhớ là cho đến lúc này, họ vẫn làm chủ 30 ngôi nhà mới xây xong đang cho thuê và một khách sạn.

Bổn cũ soạn lại, với 3,6 triệu SGD trong tay, họ mua thêm một khách sạn thứ hai trị giá 20 triệu SGD. Và chỉ vài năm tiếp tục vay đi trả lại như thế, cuối cùng họ có trong tay 20 triệu SGD, và dựa vào đó vay thêm 40 triệu SGD mua một khách sạn thứ ba trị giá 60 triệu SGD ở phố Orchard sang trọng.

Đoạn 2:
Cơn sốt nhà đất tại Singapore đột ngột chấm dứt với cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ giữa thập niên 1980. Trong những năm kế tiếp cũng như hầu hết các công ty khác ở Singapore, công ty bất động sản của cặp vợ chồng này đã phải trải qua một giai đoạn vô cùng điêu đứng. Họ đã phải lần lượt bán hết 30 ngôi nhà và hai khách sạn đầu tiên để trả nợ, nhưng vẫn gồng mình để giữ được khách sạn thứ ba với số tiền vay nợ ngân hàng ngày càng chồng chất.

.


Đoạn 1 đã có ở Việt Nam, đoạn 2 sắp đến, đang đến hay đã đến...
 
BÀI HỌC NHÌN LẠI

Làm ngân hàng thời nay không dễ

Và một khi rút lại được tiền nợ, những ngân hàng này đã chạy béng đi mất không còn dám tiếp tục cho vay, mở chứng từ để khách hàng có thể mua bán làm ăn. Việc các ngân hàng tranh nhau... "đòi lại dù" do đó cũng là một yếu tố khiến cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng.

Hiện trạng giống Việt Nam hiện tại, hầu như các Ngân hàng dừng giải ngân hoặc giải ngân rất hạn chế do nguồn tiền yếu kém, nợ xấu gia tăng
 
KHủng khoảng 98, sự giống và khác nhau của thai và việt nam:
1/ Giống nhau:
1.1/Cái gốc của vấn đề là sự lạc quan tiếu của người dân, dẫn đến lan toả sang ngân hàng, và giới lãnh đạo, ai cũng công nhận là thu nhập của mình tăng. ví sau 25 năm một người VN bính quân từ chỗ có 100 nay có 1300$/năm. tất nhiên họ sẽ có tư duy cấp số cộng, là mười năm sau ta sẽ có 5000$/năm. và NH thì nhanh lém sẽ tính dùm một bảng trả góp mua nhà hàng tháng đóng 5T VND/15 năm chẳng hạn. thằng dân thì có nhà ở, thằng NH thì sau 10-15 năm cho vay 01 căn thu về hai ba căn (*lãi hai, ba lần) làm sao không ham
1.2/ Phải có sự tham gia của ngân hàng, thì mức độ vay mượn mới cao, cái này tạo con dao trong tịch tà kiếm phổ (**tự cung) là CUT LOSS như CK vậy hiiiiiii
1.3/ có sự tiếp tay của tây ba lô, đừng nghĩ đám này ghê gớm có thể nó hơn mình chút, nhưng nói chung nó cũng bị tiêm thuốc bởi những con cáo thực sự núp ở phố wall ....đã bơm tiền vào local qua đầu tư trực tiếp, GIÁn TIẾp
2/ Khác nhau:
2.1/ thai lan nguy hơn là vì:
+ THu nhập người thai đã cao, lên khoản tín dụng BDS sẽ up theo cấp số cao hơn (*** bên Mỹ thì còn cao hơn nữa)
+ Đầu tư gián tiếp quá cao, và thanh khoản cao, đồng baht có mức chuyển đổi cao >> tạo ra dòng chảy vào mạnh, ra nhanh (*** gọi là bạo phát bạo tàn), và đây là chỗ nguy hiểm nhất, xui hơn là gặp phải Lão Soros đệ nhất ma đầu về đầu cơ tung chưởng, nên chết là khó tránh
+ Là người gặp phải rủi ro BDS đầu tiên, trong xu thế lạc quan tiếu của á châu, nên lãnh đạo đất nước không biết, không nghe, không thấy vì đám lợi ích nó đưa Gips nhiều quá. kết quả khi hiểu ra thì đã quá muộn
3/ VN nguy hơn:
+ Đó là sự đầu tư mạnh mẽ của đầu tư công vào BDS, núp bóng CTY nhà nước, địa phương, TW, nên như bác Arrow nói tỷ lệ đầu tư BDS của khu công quá nhiều
TUy nhiên, có thể tác hại không lớn vì:
3.1 VN đã có kinh nghiệm về loại khủng khoảng này từ thai, tất nhiên lãnh đạo Vn khi cần thì rất mạnh mẽ, sau khi dư luận về khủng khoảng BDS có thể xảy ra đầu năm 2010, leader đã nhanh chóng ngăn dòng tiền vào BDS, từ cửa tử đó là NH, Cut bớt nguy hại của con dao tự cung từ ngân hàng
Siết tín dụng, chủ yếu ngăn tiền vay vào BDS, với lãi trên trời
3.2 Vì đầu tư gián tiếp chưa cao, sự chuyển đổi VN chưa có (*VND peg (*neo) vô USD) mệnh lệnh hành chính vẫn mạnh, nên có thể cut được nguy cơ của một ma đầu như Mr.Soros
3.3 NHư Ô NGhĩa nói, vì thu nhập VN còn thấp, số lượng người thu nhập cao ít, vì vậy rủi ro diện rộng nhỏ, có bị cut loss thì cũng tiểu số, cái này là cái may trong cái tủi VN là nước nghèo, mới thoát ăn xin
3.4 DTU BDS phần không nhỏ dtu công nên việc cut loss sẽ chậm, nhiều CTy sẽ lỗ vài năm thay vì đóng cửa, nhiều CEO lên đường
3.5 NH dính vô BDS từ cho vay nhảy qua đầu tư thì sẽ có nhiều NH có nguy cơ phá sản vì BDS, quá trình tái cơ cấu xảy ra có thể mạnh, và nhiều hơn ta tưởng
Tóm lại: KHủng khoảng BDS VN do đã được người dân biết trước, LD cũng biết ...lại xảy ra sớm, do vậy khả năng ngăn chặn thành công là cao, có điều bệnh thì vẫn là bệnh, tuy mạng có thể không mất, như di chứng thì không nhỏ: hậu quả là nhiều NH phá sản, CTY BDS phá sản (*tất nhiên theo hướng bán rẻ gọi mỹ từ là sát nhập...) làm vậy lợi đôi đường thằng đầu tư mới thì có khoản bở, nhà đầu tư cũ thì vẫn còn tiền, mà còn tiền thì còn cơ hội có thể sau 10 năm quay lại lợi hại hơn xưa.
khủng khoảng đợt này chưa trầm trọng vì VN nghèo, lượng người dính bẫy ít
 
Last edited by a moderator:
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG

Tình hình ở Malaysia tệ đến nỗi ngày 19/8/1998, thủ tướng Mahathir lại một lần nữa lên tiếng báo động rằng các thế lực bên ngoài đang lợi dụng cơn khủng hoảng kinh tế để mua cổ phần hầu nắm chủ quyền các công ty Malaysia, và ông đe dọa rằng lần này chính phủ Malaysia không còn cách gì hơn là sẽ cho áp dụng những biện pháp "cực kỳ bất thường" để cứu vãn tình thế. Một là chính phủ sẽ bỏ tiền ra mua lại trên thị trường các cổ phiếu đang bị sụt giá thảm hại để tìm cách giữ giá. Hai là chính phủ sẽ cấm không cho ngân hàng mang các cổ phiếu thế chấp ra bán! Lời tuyên bố này đã làm các ngân hàng và giới đầu tư quốc tế bàng hoàng!

Có thể nói rằng nhìn dưới góc cạnh nói trên thì bất động sản và cổ phiếu đã góp phần không nhỏ để đưa đến cái gọi là "phép lạ kinh tế châu Á", cũng chính sự sụp đổ của bất động sản và cổ phiếu đã làm lung lay những lâu đài kinh tế đã được xây dựng từ suốt hơn 20 năm qua ở châu Á.

Hiện tại có rất nhiều thương vụ M&A hoành tráng với nguồn tiền có nguồn gốc bí ẩn. Nó cũng hệt như những gì xảy xa ở Malay, chỉ khác là nguồn tiền vào Malay minh bạch hơn ở Việt Nam.

Không lâu nữa, chúng ta sẽ là nhân chứng cho những cuộc mua bán sát nhập lớn nhất từ trước đến giờ tại Việt Nam. Những con mồi đều là những thương hiệu tên tuổi...
 
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG

NGUYÊN NHÂN SÂU XA: HAI CHỮ "TRỊ GIÁ"

Đi sâu vào vấn đề này, trong cái gọi là "trò chơi" chứng khoán hay bất động sản thì tất cả đều bắt nguồn từ hai chữ "trị giá". Trị giá của cổ phiếu từ đâu mà ra? Tại sao trị giá cổ phiếu lại có thể lên cao vọt để rồi sụp đổ một cách kinh khủng trong một thời gian ngắn như vậy?

Theo đúng sách vở thì giá trị của cổ phiếu dựa trên khả năng hoạt động có hiệu quả của công ty. Nếu ta nghĩ rằng công ty A thành công lớn nhờ sản xuất ra một sản phẩm được nhiều người ưa chuộng, cuối năm tiền lãi sẽ gia tăng và từ đó suy ra rằng họ sẽ phải trả cổ tức nhiều hơn, thì ta nên mua ngay cổ phiếu công ty này vì sẽ có lãi hơn. Nhiều người cũng nghĩ như thế, sẽ tranh nhau đòi mua cho được cổ phiếu công ty A và do đó giá cổ phiếu này gia tăng.

Than ôi, thực tế không đơn giản như vậy! Nếu người ta đã từng đâm đầu vào cơn sốt trứng cút, thì rồi đây cũng dữ có những cơn sốt chứng khoán tương tự. Nếu người ta đã không hề đặt câu hỏi rằng trứng cút thực sự có béo bổ gì không, thì sẽ có lúc người ta cũng chẳng cần tìm hiểu xem cái công ty mà họ mua cổ phiếu thực sự làm ăn có hiệu quả hay không? Lo chi cho mệt khi vật ra mua sẽ có kẻ đòi mua lại với giá cao hơn. Rồi cứ thế mà TTCK dần dần biến thành một sòng bạc khổng lồ lúc nào không biết.

Một khi TTCK được mở rộng cho các nhà đầu tư quốc tế vào tham gia thì những biến động lại càng mãnh liệt vô cùng. Phải nói rằng ngay cả tại các TTCK tương đối gọi là phát triển trong vùng như ở Singapore, Malaysia thì những "sòng bài" TTCK địa phương này còn quá nhỏ cho những tay chơi quốc tế. Để tránh không để cho họ "khuynh đảo thị trường" và tiến đến việc nắm chủ quyền của các công ty trong nước, chính phủ các nước trong vùng thường hạn chế số cổ phần mà người nước ngoài có thể nắm trong những công ty thuộc những lĩnh vực quan trọng như ngân hàng, báo chí, truyền thông, năng lượng... để giữ "sân chơi" cho các công ty và người đầu tư trong nước.

Trở về vấn đề "trị giá", tóm tắt là giá trị của bất cứ vật gì cũng đều tùy thuộc vào người mua và người bán. Hễ có người mua và có người bán là vật ấy có giá. Tuy nhiên, cũng như cơn sốt trứng cút, đến một lúc nào đó người ta sẽ chợt thức tỉnh để nhận thức được sự điên rồ của mình. Nếu thay thế hai chữ "trứng cút" bằng "cổ phần", hay "bất động sản" thì bạn sẽ hiểu ngay những gì đã và đang xảy ra tại các nước trong vùng.

Từ chuyện trị giá cổ phần được xác định bởi kẻ mua người bán, có rất nhiều mánh khóe mà các tay đầu cơ chứng khoán (cũng như các tay lái trứng cút trước đây) đã dùng để làm tăng giá cổ phần một cách giả tạo mà có lẽ trong một dịp khác chúng ta sẽ đề cập đến. Mục đích của bài viết này là chỉ để điểm qua vài nét chính về tác động của cơn sốt chứng khoán trong cuộc khủng hoảng kinh tế trong vùng. Đồng thời cũng để cho ta thấy rằng việc điều hành một TTCK không phải chuyện dễ. Làm sao để phát triển những tác động tốt của TTCK và đồng thời tránh không để những kẻ lợi dụng biến nó thành một sòng bạc khổng lồ khiến nền kinh tế quốc gia bấp bênh. Đó là một thách đố lớn lao.
 
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG

NGUYÊN NHÂN SÂU XA: HAI CHỮ "TRỊ GIÁ"

Đi sâu vào vấn đề này, trong cái gọi là "trò chơi" chứng khoán hay bất động sản thì tất cả đều bắt nguồn từ hai chữ "trị giá". Trị giá của cổ phiếu từ đâu mà ra? Tại sao trị giá cổ phiếu lại có thể lên cao vọt để rồi sụp đổ một cách kinh khủng trong một thời gian ngắn như vậy?

Theo đúng sách vở thì giá trị của cổ phiếu dựa trên khả năng hoạt động có hiệu quả của công ty. Nếu ta nghĩ rằng công ty A thành công lớn nhờ sản xuất ra một sản phẩm được nhiều người ưa chuộng, cuối năm tiền lãi sẽ gia tăng và từ đó suy ra rằng họ sẽ phải trả cổ tức nhiều hơn, thì ta nên mua ngay cổ phiếu công ty này vì sẽ có lãi hơn. Nhiều người cũng nghĩ như thế, sẽ tranh nhau đòi mua cho được cổ phiếu công ty A và do đó giá cổ phiếu này gia tăng.

Than ôi, thực tế không đơn giản như vậy! Nếu người ta đã từng đâm đầu vào cơn sốt trứng cút, thì rồi đây cũng dữ có những cơn sốt chứng khoán tương tự. Nếu người ta đã không hề đặt câu hỏi rằng trứng cút thực sự có béo bổ gì không, thì sẽ có lúc người ta cũng chẳng cần tìm hiểu xem cái công ty mà họ mua cổ phiếu thực sự làm ăn có hiệu quả hay không? Lo chi cho mệt khi vật ra mua sẽ có kẻ đòi mua lại với giá cao hơn. Rồi cứ thế mà TTCK dần dần biến thành một sòng bạc khổng lồ lúc nào không biết.

Một khi TTCK được mở rộng cho các nhà đầu tư quốc tế vào tham gia thì những biến động lại càng mãnh liệt vô cùng. Phải nói rằng ngay cả tại các TTCK tương đối gọi là phát triển trong vùng như ở Singapore, Malaysia thì những "sòng bài" TTCK địa phương này còn quá nhỏ cho những tay chơi quốc tế. Để tránh không để cho họ "khuynh đảo thị trường" và tiến đến việc nắm chủ quyền của các công ty trong nước, chính phủ các nước trong vùng thường hạn chế số cổ phần mà người nước ngoài có thể nắm trong những công ty thuộc những lĩnh vực quan trọng như ngân hàng, báo chí, truyền thông, năng lượng... để giữ "sân chơi" cho các công ty và người đầu tư trong nước.

Trở về vấn đề "trị giá", tóm tắt là giá trị của bất cứ vật gì cũng đều tùy thuộc vào người mua và người bán. Hễ có người mua và có người bán là vật ấy có giá. Tuy nhiên, cũng như cơn sốt trứng cút, đến một lúc nào đó người ta sẽ chợt thức tỉnh để nhận thức được sự điên rồ của mình. Nếu thay thế hai chữ "trứng cút" bằng "cổ phần", hay "bất động sản" thì bạn sẽ hiểu ngay những gì đã và đang xảy ra tại các nước trong vùng.

Từ chuyện trị giá cổ phần được xác định bởi kẻ mua người bán, có rất nhiều mánh khóe mà các tay đầu cơ chứng khoán (cũng như các tay lái trứng cút trước đây) đã dùng để làm tăng giá cổ phần một cách giả tạo mà có lẽ trong một dịp khác chúng ta sẽ đề cập đến. Mục đích của bài viết này là chỉ để điểm qua vài nét chính về tác động của cơn sốt chứng khoán trong cuộc khủng hoảng kinh tế trong vùng. Đồng thời cũng để cho ta thấy rằng việc điều hành một TTCK không phải chuyện dễ. Làm sao để phát triển những tác động tốt của TTCK và đồng thời tránh không để những kẻ lợi dụng biến nó thành một sòng bạc khổng lồ khiến nền kinh tế quốc gia bấp bênh. Đó là một thách đố lớn lao.

Mức độ tác hại của một cuộc khủng khoảng quan trọng hơn việc nó xảy ra hay không? khi biết được ta sẽ có cách hành động đúng.
.
bài này của bác phần nào thể hiện một dòng tư tưởng phòng thủ của XH, về sự ngăn chặn đầu tư , nhất là gián tiếp từ nước ngoài qua CK.
.
NHưng bình tâm lại, ta sẽ thấy cùng một vấn đề cách giải quyết nhiều khi là ngược nhau 180 độ.
.
Vì VN là nước nghèo, dtu BDS chủ yếu là từ nhà nước, NH. Tóm lại sẽ thiếu hai thứ:
1/ Tiền đầu tư (*vì nghèo như con mèo), việc này thể hiện qua TTCK vì không tiền nên Index không thể ngóc lên được, chưa kể công cuộc cổ phần hoá còn đang dang dở mà quốc dân hết xiền
2/ Cần tiền để nuốt cái đám BDS lỡ làm rồi kia với giá phải chăng, lúc này không kêu gọi nước ngoài nó mua dùm thì còn lúc nào (*xin hỏi lúc này ai sẽ là người mua BDS cao cấp, hay mua nguyên dự án?)
3/ trên hết Vn vẫn lạc hậu, thà để nước ngoài lắm một phần DN (30%) để nó đem đến công nghệ, việc làm...làm tăng thu nhập người dân nên. còn hơn để những CTY trong nước đã dình chưởng chờ phá sản, hay KD kém hiệu quả
.....
Cứu khủng khoảng lần này là thời gian (*kéo dài, chờ nội lực trong nước hồi phục) & và nguồn lực từ bên ngoài (** theo tôi qua kênh CK có kiểm soát là ngon nhất, vì đám này nó không cáo bằng mấy thằng tây xịn đầu tư dự án lớn)
NB: tất nhiên phải kiểm soát được vì có thể nó là cứu tinh hôm nay nhưng lại là mầm hoạ sau này
 
Last edited by a moderator:
Đại hội tuy có FA,TA, Bảng điện rùi nhưng vẫn chưa tiến hành được vì còn thiếu thành phần BBX (Bà bán xôi)...hix !

Là sao hả bác? Cô bán xôi thì nghe hấp dẫn hơn chứ? không thì có Mẹ bán bưởi (MBB) cũng tạm, lên đến bà thì HÌ HÌ, chắc bác tụt giày cặp nách phi thân qua cửa sổ dông mất tiêu...
 
Chúng ta đã đi một vòng trong phần khai cuộc: DIỄN BIẾN THỰC TRẠNG KHI KHỦNG HOẢNG XẢY RA

Tiếp theo đây chúng ta sẽ đi theo góc nhìn: NGUYÊN NHÂN GÂY RA KHỦNG HOẢNG
với một số bài phân tích đã được quy chuẩn về khủng hoảng châu Á.
 
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA KHỦNG HOẢNG

Sự yếu kém của hệ thống Ngân hàng:

Một trong những nguyên nhân chính yếu của khủng hoảng tài chính là khủng hoảng ngân hàng (banking crisis). Khi người dân mất niềm tin vào hệ thống ngân hàng, thì họ thường rút tiền một cách ồ ạt. Với lượng dự trữ hạn hẹp, các ngân hàng có thể nhanh chóng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên, khủng hoảng theo kiểu rối loạn ngân hàng ở Anh Quốc trong thế kỷ 19 có thể được đề phòng bằng vai trò người cho vay cuối cùng của ngân hàng trung ương (tái cấp vốn, cho vay không hạn chế).

Khủng hoảng trở nên nghiêm trọng hơn khi các ngân hàng đổ vốn cho vay vào các dự án rủi ro cao, không hiệu quả. Trục trặc thường nảy sinh khi các quy định kinh doanh tài chính thận trọng không có hoặc không được thực thi và các khoản cho vay được ngầm bảo đảm. Do vậy, tâm lý ỷ lại xuất hiện và làm các ngân hàng cho vay bất cẩn. Kết cục là tỷ lệ nợ xấu gia tăng, ngân hàng mất vốn và rơi vào tình trạng phá sản.

Khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng ngân hàng có thể đi liền với nhau, cái nọ dẫn tới cái kia và tạo nên cái gọi là khủng hoảng kép (twin crisis). Khi đó, khủng hoảng tài chính trở nên rất trầm trọng và có thể dẫn tới khủng hoảng về kinh tế - xã hội. Như trường hợp Đông Á cho thấy, các đợt tấn công đầu cơ vào đồng baht xảy ra vào tháng 7 năm 1997 đã làm chính phủ Thái Lan phải bảo vệ đồng tiền của mình bằng cách sử dụng dự trữ ngoại tệ. Khi dự trữ ngoại tệ gần cạn kiệt, Thái Lan buộc phải thả nổi tỷ giá. Khủng hoảng nhanh chóng lan ra các nước Đông Á khác. Đồng nội tệ của Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia và Philippines đều chịu sức ép.

Sự phá giá đồng nội tệ ở các nước này cùng với lãi suất gia tăng đã làm nhiều doanh nghiệp trước đây vay nợ bằng ngoại tệ không còn khả năng chi trả. Khó khăn của doanh nghiệp nhanh chóng trở thành khó khăn của các tổ chức tài chính và khủng hoảng ngân hàng xảy ra. Một cách giải thích phổ biến nhất về khủng hoảng tập trung vào những trục trặc trong nội tại các nền kinh tế, đặc biệt là trong hệ thống tài chính.

Cơ chế phân bổ tín dụng theo chỉ định (với các khoản vay được chính phủ ngầm bảo đảm), mặc dù tỏ ra thành công trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, đã dẫn tới đầu tư quá mức, tham nhũng và hiệu quả sử dụng vốn ngày càng xuống thấp. Chủ nghĩa tư bản theo kiểu quan hệ gia đình, bạn bè (crony capitalism) ở Đông Á cũng góp phần làm biến dạng cơ chế phân bổ tín dụng.

Đi liền với những yếu kém trong hệ thống tài chính nội địa là các yếu tố từ bên ngoài. Tự do hóa tài chính được đẩy mạnh, bắt đầu từ việc nâng lãi suất nội địa, rồi tiến đến xóa bỏ kiểm soát trong khi không tăng cường cơ chế giám sát, và mở cửa tài khoản vốn. Những chính sách này, cùng với chính sách duy trì tỷ giá hối đoái cố định, đã khuyến khích dòng vốn nước ngoài chảy vào, mà chủ yếu là vốn ngắn hạn. Các ngân hàng trong nước, nhận được vốn từ nước ngoài một cách dễ dàng, tiếp tục đẩy mạnh cho các doanh nghiệp trong nước vay vốn. Kết quả là hàng loạt doanh nghiệp vay nợ với tỷ lệ cao, kỳ hạn ngắn, nhưng lại đầu tư vào các dự án dài hạn nhiều rủi ro. Hệ thống tài chính ngày càng trở nên dễ bị tổn thương.
 
Last edited by a moderator:
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA KHỦNG HOẢNG

Sự yếu kém của hệ thống Ngân hàng:

Một trong những nguyên nhân chính yếu của khủng hoảng tài chính là khủng hoảng ngân hàng (banking crisis). Khi người dân mất niềm tin vào hệ thống ngân hàng, thì họ thường rút tiền một cách ồ ạt. Với lượng dự trữ hạn hẹp, các ngân hàng có thể nhanh chóng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên, khủng hoảng theo kiểu rối loạn ngân hàng ở Anh Quốc trong thế kỷ 19 có thể được đề phòng bằng vai trò người cho vay cuối cùng của ngân hàng trung ương (tái cấp vốn, cho vay không hạn chế).

Khủng hoảng trở nên nghiêm trọng hơn khi các ngân hàng đổ vốn cho vay vào các dự án rủi ro cao, không hiệu quả. Trục trặc thường nảy sinh khi các quy định kinh doanh tài chính thận trọng không có hoặc không được thực thi và các khoản cho vay được ngầm bảo đảm. Do vậy, tâm lý ỷ lại xuất hiện và làm các ngân hàng cho vay bất cẩn. Kết cục là tỷ lệ nợ xấu gia tăng, ngân hàng mất vốn và rơi vào tình trạng phá sản.


Cơ chế phân bổ tín dụng theo chỉ định (với các khoản vay được chính phủ ngầm bảo đảm), mặc dù tỏ ra thành công trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, đã dẫn tới đầu tư quá mức, tham nhũng và hiệu quả sử dụng vốn ngày càng xuống thấp. Chủ nghĩa tư bản theo kiểu quan hệ gia đình, bạn bè (crony capitalism) ở Đông Á cũng góp phần làm biến dạng cơ chế phân bổ tín dụng.

.

Những nguyên nhân này giống điển hình về đầu tư công, đầu tư bất động sản và trường hợp chết chìm của Vinashin, và có thể một số DNNN đang hoạt động kém hiệu quả khác.
 
khủng khoảng đợt này chưa trầm trọng vì VN nghèo, lượng người dính bẫy ít
Lượng người dính bẫy ít nhưng bình quân tiền trên đầu người bị dính bẫy rất cao. Tổng nợ BĐS gấp nhiều lần tiền nợ của VNS đó bác.
 
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA KHỦNG HOẢNG

Sự yếu kém của hệ thống Ngân hàng:

Sự phá giá đồng nội tệ ở các nước này cùng với lãi suất gia tăng đã làm nhiều doanh nghiệp trước đây vay nợ bằng ngoại tệ không còn khả năng chi trả. Khó khăn của doanh nghiệp nhanh chóng trở thành khó khăn của các tổ chức tài chính và khủng hoảng ngân hàng xảy ra. Một cách giải thích phổ biến nhất về khủng hoảng tập trung vào những trục trặc trong nội tại các nền kinh tế, đặc biệt là trong hệ thống tài chính.

Đi liền với những yếu kém trong hệ thống tài chính nội địa là các yếu tố từ bên ngoài. Tự do hóa tài chính được đẩy mạnh, bắt đầu từ việc nâng lãi suất nội địa, rồi tiến đến xóa bỏ kiểm soát trong khi không tăng cường cơ chế giám sát, và mở cửa tài khoản vốn. Những chính sách này, cùng với chính sách duy trì tỷ giá hối đoái cố định, đã khuyến khích dòng vốn nước ngoài chảy vào, mà chủ yếu là vốn ngắn hạn. Các ngân hàng trong nước, nhận được vốn từ nước ngoài một cách dễ dàng, tiếp tục đẩy mạnh cho các doanh nghiệp trong nước vay vốn. Kết quả là hàng loạt doanh nghiệp vay nợ với tỷ lệ cao, kỳ hạn ngắn, nhưng lại đầu tư vào các dự án dài hạn nhiều rủi ro. Hệ thống tài chính ngày càng trở nên dễ bị tổn thương.

Cái này may mắn cho Việt Nam do đặc thù nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN nên ít bị ảnh hưởng hơn do DN Việt Nam vay nước ngoài không dễ và cơ chế tự do tài chính chưa được khuyến khích. Nhưng việc đi vay ngắn hạn đầu tư dài hạn là khá phổ biến...
 
Back
Top