Khủng hoảng Tài chính: Nhìn lại bài học kinh nghiệm

NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA KHỦNG HOẢNG

Quản lý Ngân hàng lỏng lẻo


Tại sao chính phủ Indonesia lại có thể để cho tình trạng tư nhân vay nợ trở nên tệ hại đến như vậy? Nói chung tất cả đều bắt nguồn từ những năm đầu của thập niên 1980 khi chính phủ Indonesia thay đổi chính sách và khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân nắm vai trò chủ động trong guồng máy kinh tế quốc gia. Điều này đã đưa đến những kết quả ngoài dự tính và mức thu nhập của Indonesia đã dần dần vượt quá 1.000 USD. Nức lòng với những thành quả rực rỡ này, đến tháng 10/1998, chính phủ quyết định thả lỏng khu vực ngân hàng. Chỉ trong vòng hai năm sau đó, hơn 40 ngân hàng mới của tư nhân được cấp giấy phép hoạt động và tổng số tiền ký thác ngân hàng tăng vọt từ 10 tỉ USD lên đến 30 tỉ USD. Với tiền ngân hàng cho vay thừa thãi, các hoạt động kinh tế tư nhân lại càng bốc lên như diều gặp gió.

Hề hề, Việt Nam mình mở thêm Ngân hàng cũng nhiều đấy chứ. Sau đó là nguồn tiền rẻ được bơm vô độ ra thị trường và hôm nay lại phải tái cấu trúc Ngân hàng...
 
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA KHỦNG HOẢNG

Quản lý Ngân hàng lỏng lẻo


Tuy nhiên, nhược điểm của chính sách này là ở chỗ trong khi rất cẩn thận trong việc vay mượn để tài trợ các công trình quốc gia thì hầu như chính phủ Indonesia lại quá thả lỏng trong việc quản lý các công ty tư nhân vay nợ nước ngoài. Có thể là chính phủ đã nghĩ rằng càng vay nước ngoài được nhiều chừng nào thì càng tốt cho đất nước chừng nấy và cứ để mặc cho các công ty tư nhân mạnh ai nấy vay. Do đó hầu hết các món nợ này đều do các công ty tư nhân của Indonesia thương lượng trực tiếp với các ngân hàng nước ngoài của mình! Với sự thiếu thông tin, trong khoảng thời gian này rất nhiều tin đồn thất thiệt đã lan tràn khiến dân chúng hoang mang và tranh nhau rút tiền ra khỏi ngân hàng để mua đô-la Mỹ. Để tấn an, chính phủ cho phát động rầm rộ chương trình "Hãy yêu đồng rupiah" và đài truyền hình liên tục phát hình ảnh những nhân vật quan trọng trong chính quyền mang đô-la Mỹ ra ngân hàng đổi lấy tiền rupiah. Tuy nhiên dân chúng tỏ ra mỉa mai và nghi ngờ về dụng ý của chính phủ. Tại khắp các thành phố lớn mọi người tiếp tục đổ xô đi mua trữ các nhu yếu phẩm vì sợ giá cả sẽ gia tăng khi đồng rupiah trượt giá.

Ngày 8/10/1997, chính phủ Indonesia quyết định theo gót Thái Lan và Hàn Quốc yêu cầu IMF "trợ giúp kỹ thuật". Tổng thống Suharto trấn an mọi người rằng Indonesia đã có những biện pháp riêng để cứu vãn nền kinh tế và chỉ nhờ IMF cho ý kiến về những chương trình ấy chứ thực sự thì Indonesia không cần tiền của IMF. Nói thì vậy nhưng chính Tổng thống Suharto cũng đã nhận thức rằng Indonesia thực sự chưa đủ nội lực để bước vào thị trường thế giới. Ông nói: "Chúng ta hãy lấy cái kinh nghiệm đắng cay này làm bài học để tiếp tục công việc xây dựng đất nước. Chúng ta cần phải cố gắng nâng cao hiệu năng quốc gia (national efficiency) bởi vì chỉ với sức mạnh đó ta mới có thể mở cửa rộng hơn và hòa nhập vào nền kinh tế thế giới"

Indo rất thận trọng trong việc vay mượn nước ngoài để tài trợ công trình quốc gia mà còn toi. Mình thì đầu tư vô tội vạ kiểu Vinashin thì làm sao giờ kêu khó được.

Câu này chắc là hay nhất: "Chúng ta cần phải cố gắng nâng cao hiệu năng quốc gia (national efficiency) bởi vì chỉ với sức mạnh đó ta mới có thể mở cửa rộng hơn và hòa nhập vào nền kinh tế thế giới".

Hị hị. Họ nhìn thấy điều đó trước mình 12 năm rồi. Mình thì giờ đây mới thấy lờ mờ...
 
Mãi đến ngày 18/11/1997, Bộ trưởng Tài chính của Indonesia, ông Muhammad lần đầu tiên mới tiết lộ về những con số này. Ông cho biết tổng số nợ nước ngoài của Indonesia vào cuối tháng 9/1997 là 117 tỉ USD, trong đó số nợ của chính phủ đã bớt đi còn 52 tỉ USD nhưng số nợ của công ty tư nhân đã lên đến 65 tỉ USD. Đồng thời ông lên án các công ty tư nhân là đã tranh nhau mua đô-la Mỹ để trả nợ khiến đồng rupiah trượt giá. Tuy ông không cho biết lịch trình trả nợ nhưng qua một tài liệu sau đó của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (Bank of International Settlement) thì trong số 65 tỉ USD nợ của công ty tư nhân có tới 34,2 tỉ USD là nợ ngắn hạn, phải trả trong vòng 18 tháng, và gồm 20 tỉ USD phải trả trong vòng từ tháng 7/1997 đến tháng 5/1998. Như vậy thì đây chính là thủ phạm và cái "hỏa diệm sơn" này đã bùng nổ để đưa đến những sụp đổ dây chuyền khác.
.............
Đây là câu trả lời tại sao VN không trả khoản vay 60t$ của VNS cho xong, đó là tình trạng DNNN, CQ cấp dưới có biểu hiểu "tự do" vay tiền, mà không xin ý kiến cấp trên. việc không trả VNS thí nguyên nhân chính là cái này
 
Indo rất thận trọng trong việc vay mượn nước ngoài để tài trợ công trình quốc gia mà còn toi. Mình thì đầu tư vô tội vạ kiểu Vinashin thì làm sao giờ kêu khó được.

Câu này chắc là hay nhất: "Chúng ta cần phải cố gắng nâng cao hiệu năng quốc gia (national efficiency) bởi vì chỉ với sức mạnh đó ta mới có thể mở cửa rộng hơn và hòa nhập vào nền kinh tế thế giới".

Hị hị. Họ nhìn thấy điều đó trước mình 12 năm rồi. Mình thì giờ đây mới thấy lờ mờ...

Sao bác không nói luôn thằng Korea trước, nó chết là vì cái tôi dân tộc, với đầu tư lớn kiểu chebol mà kém hiệu quả
VNS cũng là hơi hướng của chebol korea hiiiiiiiii
 
Last edited by a moderator:
Indo rất thận trọng trong việc vay mượn nước ngoài để tài trợ công trình quốc gia mà còn toi. Mình thì đầu tư vô tội vạ kiểu Vinashin thì làm sao giờ kêu khó được.

Câu này chắc là hay nhất: "Chúng ta cần phải cố gắng nâng cao hiệu năng quốc gia (national efficiency) bởi vì chỉ với sức mạnh đó ta mới có thể mở cửa rộng hơn và hòa nhập vào nền kinh tế thế giới".

Hị hị. Họ nhìn thấy điều đó trước mình 12 năm rồi. Mình thì giờ đây mới thấy lờ mờ...

KHông phải mình chậm hiểu mà đây là quy trình (*bản chất) của đầu tư, dễ làm trước khó làm sau, từ chiều rộng qua chiều xâu
Nhưng cuối cùng vẫn phải đầu tư bằng chất xám
 
Indo rất thận trọng trong việc vay mượn nước ngoài để tài trợ công trình quốc gia mà còn toi. ...

Hị hị. Họ nhìn thấy điều đó trước mình 12 năm rồi. Mình thì giờ đây mới thấy lờ mờ...

Những bài học lớn thường không thể học bằng lý thuyết được mà chỉ có thể có được bằng trả giá.

Cũng như một trader, khi không đủ số giờ ngồi trade thật thì khi đọc sách, chỉ cảm nhận rất lờ mờ về khái niệm sốc thị trường kiểu như Flash Crash (còn gọi là splash crash). Chỉ khi ngồi nhìn thấy lệnh vào đúng mà vẫn mất tiền vì cơ chế requote/ circuit breaker, trader mới thực thụ hiểu lần sau nên thế nào. Với người lý thuyết xuông sẽ không thể quyết đoán trong các trạng thái cực đoan của thị trường

Với policy maker, không có tầm nhìn đủ để chấp nhận bài học thị trường, người ta có thể phải trả giá đắt hơn. Ví như ông Mubarak, mấy chục năm là đồng minh của Hoa kỳ, làm sao ông có thể nghĩ một ngày kia Mỹ hối thúc ông ra đi. Hay ông Quadafi, liên minh chặt chẽ với hoa lục, được sự hậu thuẫn của cả hoa lục và Nga, Đức, Anh, rồi họ cũng quay lưng với ông?

Vì vậy, không có lý thuyết thì như người mù đi trên đường, chết lúc nào không biết. Chỉ có lý thuyết mà không có can đảm xông pha thì là anh gàn, không chết nhưng chẳng được tích sự gì.
 
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA KHỦNG HOẢNG

Điều hành yếu kém


Để tìm hiểu về số nợ nước ngoài, chính phủ Indonesia cho thành lập Ủy ban Thanh toán nợ nước ngoài do ông Radius Prawiro làm chủ tịch. Tuy nhiên mãi đến đầu tháng 2/1998, sau hơn sáu tháng làm việc thì ủy ban này mới công bố kết quả chính thức của cuộc nghiên cứu - xác định một điều mà hầu như mọi người đã đoán trước.

Theo báo cáo này thì tổng số nợ nước ngoài của Indonesia là 137,42 tỉ USD trong đó có 63,46 tỉ USD là nợ của chính phủ. Phần 73,96 tỉ còn lại là nợ của các công ty tư nhân tuy nhiên trong đó chỉ có 23,07 tỉ USD là nợ của các công ty Indonesia và gần 51 tỉ USD là nợ vay bởi các công ty liên doanh hoặc công ty nước ngoài tại Indonesia. Đây thực sự là một tin mừng rất lớn cho Indonesia, chỉ tiếc rằng nếu thông tin quan trọng này được công bố sớm hơn vài tháng thì tình hình có lẽ đã biến chuyển khá hơn.

Tuy nhiên sau khi đồng rupiah đã bị tấn công tan tác thời giờ đây chính phủ có tuyên bố gì cũng chẳng còn ai tin cả. Có nhiều tin đồn lại cho rằng tổng số nợ nước ngoài của Indonesia thực sự có thể lên tới 200 tỉ USD bởi vì nhiều món nợ đã không được ghi trong bản báo cáo đó! Chưa hết, sau khi bổ nhiệm thống đốc mới đến ngày 31/3 thì ngân hàng Trung ương lại cho công bố một loạt những con số hơi khác về tổng số nợ nước ngoài! Lại một lần nữa mọi người đều bối rối tự hỏi tại sao nhà nước lại có thể "tính toán lầm" con số nợ quốc gia như thế được?

Việc Indonesia sau đó đành chọn con đường "cầu viện" IMF trong khi nước láng giềng Malaysia quyết định tự cứu lấy mình là một vấn đề sẽ bàn tới trong một dịp khác. Chỉ biết rằng công trình hơn 30 năm xây dựng kinh tế của Indonesia đã sụp đổ trong thoáng chốc. Mức tăng trưởng kinh tế từ 8% đã tụt xuống... âm 15%, và lợi tức bình quân của Indonesia đã từ 1.000 USD đổ xuống dưới 300 USD.

Để đến khi cơ cấu kinh tế sụp đổ thì chuyện đã quá trễ. Làm sao để tránh cho khỏi đổ vỡ mới là điều quan trọng. Vấn đề quản lý việc vay nợ nước ngoài của các công ty tư nhân là một điều cần lưu ý. Về điểm này ta có thể nhìn vào Philippines. Từ cuối thập niên 1970, khi nền kinh tế Philippines bắt đầu cất cánh và các tập đoàn tư nhân bắt đầu vươn ra thị trường quốc tế để vay mượn thì Chính phủ Philippine đã kiểm soát khá chặt chẽ. Không những thế hàng năm Ngân hàng Trung ương Philippines thường đi vay những số nợ cực kỳ lớn, lên đến hàng tỉ đô-la Mỹ, gọi là Jumbo Loan, để rồi cho các công ty trong nước vay lại từ số tiền đó. Nhờ vay qua một cửa như vậy nên lãi suất ngân hàng luôn thấp hơn là nếu để cho các công ty tư nhân tự đi vay lấy, bớt được thất thoát ngoại tệ. Và điều lợi thứ hai nữa là lịch trình trả nợ được phân phối đều hơn, phù hợp với khả năng thanh toán của các công ty đi vay.

Riêng về mặt thông tin kinh tế, khi gặp hỏa mù thì cách hay nhất để trấn an thị trường là cần có nhiều thông tin và càng rõ chừng nào càng tốt chừng nấy. Nếu tự mình không thuyết phục được thì cách hay nhất là để cho chuyên gia nước ngoài làm công việc này. Đó chính là phương sách mà Malaysia đã áp dụng. Ngày 10/9/1998, Thủ tướng Mahathir đã chính thức công bố việc chọn công ty Salomon Smith Barney (SSB), một trong những tập đoàn tài chính lớn nhất tại Mỹ, làm cố vấn cho Malaysia về việc sửa đổi lại hệ thống ngân hàng và lập chương trình giúp họ ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính. Chỉ bốn ngày sau đó, công ty SSB đã cho phát hành một tập tài liệu 17 trang với đầy đủ số liệu kể cả nợ nước ngoài, ngắn hạn và dài hạn. SSB cho biết trong trường hợp cực kỳ khó khăn nhất thì Malaysia cũng có đủ khả năng trả hết số nợ nước ngoài đáo hạn trong năm tới và đồng thời họ tuyên bố rằng nền kinh tế Malaysia có thể sẽ vượt qua trở ngại và tăng trưởng trở lại trong vòng 12 tháng tới.

Tuy nhiên tốt hơn hết là nên cung cấp những thông tin này đều đặn ngay từ đầu chứ đừng chờ cho đến khi "nước đến chân mới nhảy" thì đã quá muộn. Có như vậy mới giữ được lòng tin của mọi giới, từ người ký thác tiền tại ngân hàng, thương gia trong nước cho đến người đầu tư nước ngoài. Và như vậy mới tránh được những tin đồn thất thiệt làm mất lòng tin, yếu tố căn bản của mọi hoạt động tài chính và thương mại trên thế giới. Phòng bệnh hơn chữa bệnh.
 
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA KHỦNG HOẢNG

Điều hành yếu kém


Để tìm hiểu về số nợ nước ngoài, chính phủ Indonesia cho thành lập Ủy ban Thanh toán nợ nước ngoài do ông Radius Prawiro làm chủ tịch. Tuy nhiên mãi đến đầu tháng 2/1998, sau hơn sáu tháng làm việc thì ủy ban này mới công bố kết quả chính thức của cuộc nghiên cứu - xác định một điều mà hầu như mọi người đã đoán trước.

Theo báo cáo này thì tổng số nợ nước ngoài của Indonesia là 137,42 tỉ USD trong đó có 63,46 tỉ USD là nợ của chính phủ. Phần 73,96 tỉ còn lại là nợ của các công ty tư nhân tuy nhiên trong đó chỉ có 23,07 tỉ USD là nợ của các công ty Indonesia và gần 51 tỉ USD là nợ vay bởi các công ty liên doanh hoặc công ty nước ngoài tại Indonesia. Đây thực sự là một tin mừng rất lớn cho Indonesia, chỉ tiếc rằng nếu thông tin quan trọng này được công bố sớm hơn vài tháng thì tình hình có lẽ đã biến chuyển khá hơn.

Tuy nhiên sau khi đồng rupiah đã bị tấn công tan tác thời giờ đây chính phủ có tuyên bố gì cũng chẳng còn ai tin cả. Có nhiều tin đồn lại cho rằng tổng số nợ nước ngoài của Indonesia thực sự có thể lên tới 200 tỉ USD bởi vì nhiều món nợ đã không được ghi trong bản báo cáo đó! Chưa hết, sau khi bổ nhiệm thống đốc mới đến ngày 31/3 thì ngân hàng Trung ương lại cho công bố một loạt những con số hơi khác về tổng số nợ nước ngoài! Lại một lần nữa mọi người đều bối rối tự hỏi tại sao nhà nước lại có thể "tính toán lầm" con số nợ quốc gia như thế được?

Hị hị. Hơi khác một tí vì DN Việt Nam ít vay nợ nước ngoài do bị hạn chế.
Có ai biết con số chính xác của dư nợ BDS, vì để lách luật, NH và DN đã vẽ ra vạn hình thức để hợp thức khoản vay dưới dạng sản xuất.
Có ai biết chính xác số nợ xấu của Ngân hàng? Vì những dự án ko trả được nợ đều được các cty Mua bán Nợ xử lý rồi.

Đến 3 chú NH vừa bị sát nhập, bản chất là phá sản, mà báo cáo còn đẹp rạng ngời...Chả thấy chú nào lỗ cả. Hơ hơ, ko bị làm sao tại sao phải sát nhập?

Chỉ mong việc tái cấu trúc sớm. Vì nếu cứ để tình trạng uncertainty thì niềm tin sẽ mất dần rồi..mất hết...
 
Những bài học lớn thường không thể học bằng lý thuyết được mà chỉ có thể có được bằng trả giá.

Cũng như một trader, khi không đủ số giờ ngồi trade thật thì khi đọc sách, chỉ cảm nhận rất lờ mờ về khái niệm sốc thị trường kiểu như Flash Crash (còn gọi là splash crash). Chỉ khi ngồi nhìn thấy lệnh vào đúng mà vẫn mất tiền vì cơ chế requote/ circuit breaker, trader mới thực thụ hiểu lần sau nên thế nào. Với người lý thuyết xuông sẽ không thể quyết đoán trong các trạng thái cực đoan của thị trường

Với policy maker, không có tầm nhìn đủ để chấp nhận bài học thị trường, người ta có thể phải trả giá đắt hơn. Ví như ông Mubarak, mấy chục năm là đồng minh của Hoa kỳ, làm sao ông có thể nghĩ một ngày kia Mỹ hối thúc ông ra đi. Hay ông Quadafi, liên minh chặt chẽ với hoa lục, được sự hậu thuẫn của cả hoa lục và Nga, Đức, Anh, rồi họ cũng quay lưng với ông?

Vì vậy, không có lý thuyết thì như người mù đi trên đường, chết lúc nào không biết. Chỉ có lý thuyết mà không có can đảm xông pha thì là anh gàn, không chết nhưng chẳng được tích sự gì.

Bác nói cái gì cũng chuẩn hiiiiiiiiiiiii
Bản chất của kte thị trường là thị trường, thương trường là chiến trường do mỹ làm ra
Nghĩa là: một nước nghèo nông nghiệp như VN chẳng hạn thì Mỹ sẽ dắt tay để trở thành thị trường tiêu thụ : cấp TRung bình là ô tô, tàu bè, cấp cao là vi tính , điện thoại, máy bay..., và cấp cuối cùng là cụ giựt mất quyền điều hành
tương ứng là các bẫy thu nhập trung bình thấp, trung bình, thu nhập cao
TRong đó em korea là em có diễm hưởng bẫy thu nhập cao ..hiiiiiiiiii khi năm 98 em quá say XD và phát triển...bằng con dao tự cung (*vay mượn) không bình tĩnh dừng lại điểm binh, kết quả hàng loạt cty lớn bị mỹ mua CP chi phối, điển hình là em daew0o đã bị GM mua đứt.
Đúng là cả dân tộc còm cõi nhịn ăn đầu tư để khi gần đến bình minh thì ...mất hiiiiiiiiiii
 
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA KHỦNG HOẢNG

Điều hành yếu kém


.. ...........................................

Riêng về mặt thông tin kinh tế, khi gặp hỏa mù thì cách hay nhất để trấn an thị trường là cần có nhiều thông tin và càng rõ chừng nào càng tốt chừng nấy. Nếu tự mình không thuyết phục được thì cách hay nhất là để cho chuyên gia nước ngoài làm công việc này. Đó chính là phương sách mà Malaysia đã áp dụng. Ngày 10/9/1998, Thủ tướng Mahathir đã chính thức công bố việc chọn công ty Salomon Smith Barney (SSB), một trong những tập đoàn tài chính lớn nhất tại Mỹ, làm cố vấn cho Malaysia về việc sửa đổi lại hệ thống ngân hàng và lập chương trình giúp họ ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính. Chỉ bốn ngày sau đó, công ty SSB đã cho phát hành một tập tài liệu 17 trang với đầy đủ số liệu kể cả nợ nước ngoài, ngắn hạn và dài hạn. SSB cho biết trong trường hợp cực kỳ khó khăn nhất thì Malaysia cũng có đủ khả năng trả hết số nợ nước ngoài đáo hạn trong năm tới và đồng thời họ tuyên bố rằng nền kinh tế Malaysia có thể sẽ vượt qua trở ngại và tăng trưởng trở lại trong vòng 12 tháng tới.

Tuy nhiên tốt hơn hết là nên cung cấp những thông tin này đều đặn ngay từ đầu chứ đừng chờ cho đến khi "nước đến chân mới nhảy" thì đã quá muộn. Có như vậy mới giữ được lòng tin của mọi giới, từ người ký thác tiền tại ngân hàng, thương gia trong nước cho đến người đầu tư nước ngoài. Và như vậy mới tránh được những tin đồn thất thiệt làm mất lòng tin, yếu tố căn bản của mọi hoạt động tài chính và thương mại trên thế giới. Phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Hề hề. Chú Malay này xử lý được. Chỉ tiếc do Việt Nam không và không thể minh bạch nên giờ này đang tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng với các chuyên gia của NHNN được đào tạo từ Liên Xô nên cách làm hơi khác.

Cũng có thể được mà có thể không được. Chưa biết thế nào cả.

Tư vấn Tái cấu trúc Ngân hàng cũng có sự tham gia của mấy Công ty nội địa. Chắc mấy chú đó sau thành Tập đoàn Tài chính lớn nhất Việt Nam mất...
 
Những bài học lớn thường không thể học bằng lý thuyết được mà chỉ có thể có được bằng trả giá.

Cũng như một trader, khi không đủ số giờ ngồi trade thật thì khi đọc sách, chỉ cảm nhận rất lờ mờ về khái niệm sốc thị trường kiểu như Flash Crash (còn gọi là splash crash). Chỉ khi ngồi nhìn thấy lệnh vào đúng mà vẫn mất tiền vì cơ chế requote/ circuit breaker, trader mới thực thụ hiểu lần sau nên thế nào. Với người lý thuyết xuông sẽ không thể quyết đoán trong các trạng thái cực đoan của thị trường

Với policy maker, không có tầm nhìn đủ để chấp nhận bài học thị trường, người ta có thể phải trả giá đắt hơn. Ví như ông Mubarak, mấy chục năm là đồng minh của Hoa kỳ, làm sao ông có thể nghĩ một ngày kia Mỹ hối thúc ông ra đi. Hay ông Quadafi, liên minh chặt chẽ với hoa lục, được sự hậu thuẫn của cả hoa lục và Nga, Đức, Anh, rồi họ cũng quay lưng với ông?

Vì vậy, không có lý thuyết thì như người mù đi trên đường, chết lúc nào không biết. Chỉ có lý thuyết mà không có can đảm xông pha thì là anh gàn, không chết nhưng chẳng được tích sự gì.

Đại ca, thế mà đại ca ko làm nhà quản lý nhở?

Việt Nam mình có mỗi lợi thế: đó là đi sau, đại ca ợ. Nói chung ổ gà ổ voi trên đường thì kiểu gì cũng vấp, dẫu biết là trên đường có ổ. Dưng mà đi sau thì cố gắng né lấy một số ổ, chứ cái hố nào cũng dẫm vào thì thiệt thòi quá.

Hay là do mình đi tắt đón đầu nên nhong nhong chạy, sợ thằng khác vượt mặt...Chà chà, thế là xuống hố...

Thực ra từ 2008 nếu mình xử lý sớm thì thiệt hại sẽ ít hơn bây giờ. Rất nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh báo về việc thay đổi tư duy kinh tế vào thời điểm đó nhưng mình vẫn làm ẩu, đánh mất cơ hội để ổn định vĩ mô.

Nhìn lại thằng Indo mấy bữa trước tự tin phát biểu sẽ vươn lên đứng trong Top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới mà cay cay. Mình chả có tham vọng số má nhưng giờ xuống hố thì ko đáng.

Giật mình ngoảnh lại, mới nghe Sờ nát thảng thốt: " Mịa cái thằng Indo làm éo gì mà nó khiếp thế nhỉ?"
 
Last edited by a moderator:
Thực ra từ 2008 nếu mình xử lý sớm thì thiệt hại sẽ ít hơn bây giờ. Rất nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh báo về việc thay đổi tư duy kinh tế vào thời điểm đó nhưng mình vẫn làm ẩu, đánh mất cơ hội để ổn định vĩ mô.

Nhìn lại thằng Indo mấy bữa trước tự tin phát biểu sẽ vươn lên đứng trong Top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới mà cay cay. Mình chả có tham vọng số má nhưng giờ xuống hố thì ko đáng.

Giật mình ngoảnh lại, mới nghe Sờ nát thảng thốt: " Mịa cái thằng Indo làm éo gì mà nó khiếp thế nhỉ?"

Không trả giá không được chú à... VN đang trả giá cho niềm tin 2008. Indo đã trả giá cho 1998. Khủng hoảng giúp người ta nhìn lại bản thân, và với một dân tộc, thời gian 2 thập kỷ chưa phải là nhiều. Trong quá trình nghiên cứu, nhiều lần anh đã đọc được sự mừng rỡ của một số quốc gia do không kịp đua với thế giới mà thoát được bong bóng- cái bẫy giết chết một ngành xương sống, sau đó loang ra giết toàn bộ nền kinh tế...

Riêng anh cũng đã phải trả giá bằng bài học xương máu của mình...
 
Em thì em lại nghi nghi. Vớ vẩn có khi đại ca mình là nhà quản lý thật. Đợt ở forum cũ xem quẻ Lôi Thiên Đại Tráng thấy thế mà. Chỉ tội cái quẻ ấy động đúng hào 5 biến quẻ mới đau. Trình mình còi không sao dịch hết được.

Mấy hôm trước ngồi tán phét lại nghe có một số nhà quản lý vấn hay lướt qua các diễn đàn tài chính. Ở đó là chỗ phản ánh rõ nét nhất cái nhìn của người dân về chính sách thời điểm này.

Mình lại càng nghi ngờ thêm.

Trước đây bên Vietstock có một nick tên tuổi mà mãi sau này mình mới biết là quan chức NN. Chà chà, vớ vẩn vụ đại ca mình khó nghĩ rồi đây. Có nên tung đồng xu một lần nữa ko nhỉ???
 
Last edited by a moderator:
hé hé... Anh có cái duyên là cứ đi xem bói thì thầy không có duyên tuyền bói nhầm. Chú cứ thử gieo quẻ đi anh nghe xem nào...

Hề hề. Em đã nói là em học Dịch để học đạo thôi, ko được lạm dụng xem xét.

À, vụ mở forum hôm nọ xem quả Thiên Hỏa Đồng Nhân, thấy có kẻ phá hoại. Y như rằng khoảng 2 tuần nay hacker ở đâu vào phá tùm lum. Đại ca cho cao kiến xử lý cái.
 
À, vụ mở forum hôm nọ xem quả Thiên Hỏa Đồng Nhân, thấy có kẻ phá hoại. Y như rằng khoảng 2 tuần nay hacker ở đâu vào phá tùm lum.

Rồi sẽ qua... Quan trọng là các chú min mod thế nào... Anh em mình cứ viết bài, kệ chúng nó...
 
NHỮNG TRANG BÊN LỀ

Cuộc chiến tài chính


ĐẦU CƠ TIỀN TỆ VÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG

Do Việt Nam chưa có đầu cơ tiền tệ nên em tạm xếp mục này vào Những trang bên lề

Trong những bài trước chúng ta đã phân tích về các sự kiện đã làm suy yếu cơ cấu kinh tế các nước trong vùng. Như một đoàn lữ hành lạc lối, đuối dần với từng bước đi mà trên đầu có một đàn diều hâu bay vờn, chờ đợi... nền kinh tế của những nước này dần biến thành mồi ngon cho những nhóm đầu cơ tiền tệ (ở đây xin mạn phép ví là... đàn diều hâu)! Những con "diều hâu" đã làm cách nào để tấn công đồng tiền các nước này chớp nhoáng như vậy? Để tìm hiểu vấn đề, chúng ta hãy bắt đầu bằng một thí dụ nhỏ.

Bán trước, giao sau: Chiến thuật của các "diều hâu"

Nếu là một nhà buôn, công việc của bạn là mua đi bán lại để kiếm lãi và điều quan trọng nhất đối với bạn là làm sao đoán biết giá hàng trong tương lai. Nếu nghĩ rằng giá năm tới sẽ lên thì chỉ cần áp dụng nguyên tắc "mua rẻ, bán đắt". Bạn đổ tiền ra mua thật nhiều hàng để sang năm tung ra bán.

Nhưng nếu bạn nghĩ rằng giá hàng năm tới sẽ xuống thì làm sao để kiếm lãi? Trong trường hợp này, bạn chỉ cần đảo ngược nguyên tắc trên thành "bán đắt, mua rẻ" và áp dụng phương thức "bán khống" còn có thể gọi là "bán trước, giao sau" (sell short). Chẳng hạn, một lái buôn gạo tính rằng năm tới gạo sẽ xuống giá. Tuy chưa có gạo trong tay, anh ta sẽ ký một hợp đồng "bán khống", giả dụ như bán 10.000 tấn gạo vào năm tới cho công ty A với giá 400 USD/tấn. Đến hạn giao hàng, nếu lúc ấy giá gạo xuống tỷ dụ như còn 300 USD/tấn, anh ta sẽ đến công ty B đặt mua ngay 10.000 tấn gạo với giá 3 triệu USD và buộc họ chuyển thẳng đến công ty A. Sau khi nhận 4 triệu USD từ công ty A theo hợp đồng, anh lái sẽ trả 3 triệu USD cho công ty B và bỏ túi 1 triệu USD tiền lãi. Đại khái nguyên tắc là như vậy, nhưng dĩ nhiên trên thực tế thì vấn đề sẽ phức tạp hơn vì cần qua trung gian của công ty môi giới, ngân hàng để tài trợ và cần ký kết các hợp đồng hầu bảo vệ quyền lợi và xác định bổn phận của hai bên.

Điểm cần nhớ trong ví dụ này là muốn kiếm lãi khi hàng xuống giá thì "bán khống" mặt hàng đó. Phương thức "bán khống" này nghe thật giản dị nhưng chính là chiến thuật mà các "diều hâu" đã dùng và là đầu mối đưa đến cuộc khủng hoảng tiền tệ trong vùng.

Từ chuyện lúa gạo bước sang lĩnh vực tiền tệ. Thị trường tiền tệ nói nôm na chỉ là một cái "chợ" mà hàng hóa bày bán là tiền bạc các nước. Nếu bạn là một nhà buôn cần đô-la Mỹ để trả cho một lô hàng nhập thì chỉ cần mang nội tệ đến "chợ tiền tệ" (các ngân hàng) mua số đô-la Mỹ cần thiết. Ngược lại một công ty nước ngoài cần nội tệ để trang trải các chi phí dịch vụ, mua bán trong nước, sẽ mang ngoại tệ của họ đến "chợ" để mua nội tệ về xài. Vấn đề đơn giản chỉ có thế.

Nhưng vì giá ngoại tệ biến động bất thường, tuy biết giá đô-la Mỹ hôm nay nhưng nếu bạn nhập hàng và trong 3 tháng nữa cần phải trả một số tiền đô-la Mỹ, lúc bấy giờ rủi mà đô-la lên giá thì... tử! Không riêng gì bạn mà nhiều nhà buôn khác trong hoàn cảnh này đều ước muốn có thể "mua trước" đô-la Mỹ với giá nhất định, tuy có đắt hơn giá hôm nay chút đỉnh nhưng dầu sao cũng yên tâm hơn. Vì có nhu cầu cho nên sau đó tại "chợ" này xuất hiện một cửa hàng chuyên bán một "sản phẩm" mới. Tại đây bạn có thể dùng nội tệ để mua đô-la Mỹ nhưng thay vì nhận ngay đô-la Mỹ, bạn sẽ nhận một hợp đồng bảo đảm là cửa hàng sẽ giao cho bạn đúng số tiền đô-la Mỹ đó trong 3 tháng tới.

Ngược lại, lấy ví dụ một công ty nước ngoài bán sản phẩm của họ tại Indonesia và tính rằng họ sẽ nhận được 3 tỉ rupiah trong 6 tháng tới chẳng hạn. Nếu đổi số tiền ấy với hối suất 3.000 rupiah/USD thì họ được 1 triệu USD. Nhưng nếu chờ 6 tháng sau, tỷ dụ như khi ấy chẳng may đồng rupiah xuống còn 6.000 rupiah/USD, mang 3 tỉ rupiah đi đổi thì chỉ được 500.000 USD mà thôi! Dĩ nhiên là nếu đồng rupiah lên giá thì họ có lãi. Nhưng vì là công ty chuyên sản xuất hàng hóa, họ không muốn liều lĩnh để có thể mất tiền vào những chuyện ngoài phạm vi hoạt động của mình như vậy. Để yên tâm hơn, công ty này sẽ đến "chợ tiền tệ" để "bán trước, giao sau" 3 tỉ rupiah này với một hối suất mà đôi bên đồng ý vào hôm ấy.

Kể từ đó "chợ" tiền tệ được phân ra thành hai chợ nhỏ: một bên chuyên thanh toán theo lối "tiền trao cháo múc" gọi là "chợ hiện tại" (spot market) và bên kia thì mua bán tiền tệ theo lối giao sau, gọi là "chợ tương lai" (future market). Hoạt động căn bản của thị trường tiền tệ thật ra chỉ đơn giản như vậy nhưng giờ đây bỗng xuất hiện một nhóm người chuyên mua bán tiền tệ. Không như những nhà buôn hàng hóa chỉ "đi chợ" khi cần ngoại tệ để thanh toán các dịch vụ xuất nhập khẩu, các "lái buôn tiền tệ" chuyên nghiệp này hàng ngày kiếm sống bằng cách mua đi bán lại ngoại tệ!

Tương tự như các công ty trên, tỷ dụ như lái buôn này đến ngân hàng để rao bán 10 tỉ rupiah trong 1 tháng và tỷ dụ ngân hàng đồng ý sẽ trả 1 triệu USD (hối suất 10.000 rupiah/USD) khi anh ta giao rupiah. Để bảo đảm là anh lái sẽ có 10 tỉ rupiah để giao cho ngân hàng, cách hay nhất là ngân hàng cho anh ta vay trước số rupiah đó. Giả dụ chỉ số thế chấp (magin) là 20%, ngân hàng sẽ bắt anh ta bỏ ra 2 tỉ rupiah và cho vay thêm 8 tỉ rupiah với phân lãi tỷ dụ như 1%/tháng (12%/năm) cho đủ số. Thế là lái buôn có trong tay hợp đồng và ngân hàng cũng yên lòng vì ít ra đã có 2 tỉ rupiah làm thế chấp.

Qua tháng sau, tỷ dụ như đồng rupiah trượt giá còn 12.000 rupiah/USD như anh lái tiên đoán. Đến ngân hàng, anh ta dùng 10 tỉ rupiah đã vay để giao cho ngân hàng và nhận 1 triệu USD theo hợp đồng, trích ra 830.000 USD để mua 10 tỉ rupiah, trả nợ ngân hàng 8 tỉ rupiah vay tháng trước lấy lại 2 tỉ rupiah. Tất cả những việc này đều xảy ra cùng lúc cho nên có thể nói rằng không cần phải mua bán số tiền rupiah mà ngân hàng chỉ trả cho anh ta số tiền sai biệt là 170.000 USD. Và sau khi trừ đi 8.000 USD tiền lãi đi vay thì anh lái lãi 162.000 USD. Dĩ nhiên là nếu hối suất không thay đổi thì anh lái chỉ lỗ 8.000 USD tiền lãi vay nợ. Và nếu đồng rupiah lên giá thì lái buôn sẽ lỗ nặng vì phải mua rupiah trên thị trường với giá đắt để trả nợ ngân hàng. Tương tự như thí dụ về gạo nói trên, muốn kiếm lãi khi giá tiền tệ xuống thì "bán trước, giao sau" đồng tiền đó. Và sở dĩ lái buôn thực hiện được hợp đồng là nhờ ngân hàng đã cho vay trước số nội tệ đó. Đây là điểm đầu tiên cần lưu ý vì sau này ta sẽ thấy là chính phủ sẽ nhắm vào hai yếu tố chỉ số thế chấp và phân lãi để chống lại "diều hâu".

Tại "chợ cổ phiếu" (thị trường chứng khoán - TTCK), một hình thức buôn bán giống như đã đề cập ở phần đầu của bài cũng xuất hiện. Một phía chợ mua bán cổ phiếu thanh toán ngay còn một phía mua bán theo lối sẽ nhận hay giao cổ phiếu trong tương lai.
 
NHỮNG TRANG BÊN LỀ

Cuộc chiến tài chính


CÂU CHUYỆN VỀ ĐẦU TƯ

Giả dụ như tại thị trường chứng khoán Hồng Kông, một lái buôn tiên đoán rằng cổ phiếu của công ty ABC sẽ xuống giá. Qua trung gian của một công ty môi giới chứng khoán, anh ta ký một hợp đồng bán khống 1 triệu cổ phiếu của công ty ABC với giá 6 HKD/cổ phiếu sẽ giao vào tháng tới. Công ty môi giới sẽ tìm một người sẵn sàng mua 1 triệu cổ phiếu ấy với giá 6 triệu HKD vào tháng tới. Khi nhận mua như vậy, người này không nghĩ như lái buôn mà tin rằng cổ phiếu ABC sẽ lên giá. Tỷ dụ như nếu giá lên đến 7 HKD/cổ phiếu vào tháng tới mà chỉ mua có 6 HKD/cổ phiếu thì anh ta sẽ lãi 1 triệu HKD. Riêng đối với công ty môi giới khi nhận cổ phiếu từ lái buôn, họ sẽ giao cho người mua rồi nhận tiền hoàn lại cho lái buôn và hoàn toàn đứng trung lập. Vai trò của họ chỉ là giới thiệu kẻ mua người bán để ăn huê hồng từ cả hai phía.

Tuy nhiên cũng như trong thí dụ về tiền tệ nói trên, nếu tháng tới giá cổ phiếu ABC lên cao và lái buôn chuồn mất không giao 1 triệu cổ phiếu ấy thì sao? Công ty môi giới đó cần một ngân hàng bảo đảm về mặt này trước khi ký hợp đồng với lái buôn. Vì ngân hàng đang "cầm giữ" nhiều cổ phiếu ABC do các khách hàng khác nộp làm thế chấp vay nợ, họ có thể dàn xếp cho lái buôn vay trước 1 triệu cổ phiếu ABC trong 1 tháng. Tương tự như thí dụ vay nội tệ nói trên, nếu 1 triệu cổ phiếu lúc ấy đáng giá 6 triệu HKD, ngân hàng dựa vào chỉ số thế chấp, thí dụ là 20% bắt anh ta phải bỏ ra 1,2 triệu HKD rồi cho vay thêm 4,8 triệu HKD với phân lãi tỷ dụ như 1%/tháng (12%/năm) cho đủ số. Thế là anh lái chỉ bỏ ra 1,2 triệu HKD mà vay được 1 triệu cổ phiếu ABC để "đầu cơ"! Sau khi dàn xếp với ngân hàng, công ty môi giới xúc tiến hợp đồng "bán khống" với lái buôn.

Giả dụ như tháng sau, giá cổ phiếu ABC sụt xuống còn 5 HKD/cổ phiếu. Lái buôn đến ngân hàng bắt giao 1 triệu cổ phiếu đã vay cho công ty môi giới để nhận 6 triệu HKD theo hợp đồng, chuyển cho lái buôn số tiền lãi 1 triệu HKD và cùng lúc, dùng 5 triệu HKD còn lại để mua 1 triệu cổ phiếu trên TTCK trả lại cho ngân hàng, thanh toán số nợ và lấy lại số tiền 1,2 triệu HKD vốn ban đầu. Công ty môi giới chuyển 1 triệu cổ phiếu cho người mua, nhận lại 6 triệu HKD. Công việc mua bán chuyển đổi cổ phiếu nói trên nghe qua thì phức tạp nhưng trên thực tế sau khi đã cấn qua cấn lại thì chỉ có số tiền là di chuyển. Tương tự như trên, điểm quan trọng cần nhớ trong thí dụ này là, muốn kiếm lãi khi giá cổ phiếu xuống thì "bán khống" cổ phiếu đó. Và sở dĩ lái buôn thực hiện được hợp đồng là nhờ ngân hàng đã cho vay trước số cổ phiếu đó. Đây là trọng điểm thứ nhì mà chính phủ sẽ nhắm vào để chống lại "diều hâu".

Sau khi đã biết nguyên tắc kiếm tiền khi giá xuống là "bán khống", hay nói một cách khác "vay trước vật ấy khi giá cao, và trả lại vật ấy khi giá thấp". Hãy nhìn vào cách hoạt động của các quỹ đầu tư. Nói chung, trên thị trường quốc tế từ lâu đã xuất hiện những quỹ đầu tư (investment funds) mà mọi người chung tiền giao cho những nhà đầu tư chuyên nghiệp quản lý với mục đích kiếm lãi. Những quỹ này có rất nhiều hình thức khác nhau và hoạt động bằng cách bỏ tiền mua bán những "sản phẩm" như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, vàng bạc, nông khoáng sản... Phương thức hoạt động của họ ngày càng tinh xảo với những "sản phẩm" mới trên thị trường như "chỉ số chứng khoán trong tương lai"... Trong phạm vi bài viết này, ta tạm phân biệt hai nhóm đầu tư và đầu cơ như sau:

Khi "đầu tư" (mua chủ quyền) một thứ gì (chẳng hạn như 30% cổ phần của một khách sạn được xây dựng tại Việt Nam) thì nhà đầu tư nào cũng phải nghĩ tới "đầu ra". Nếu năm năm tới, cổ phần khách sạn này được yết trên TTCK thì là điều lý tưởng vì họ có thể mang cổ phần đến "chợ chứng khoán" để bán dễ dàng. Không có TTCK, họ sẽ tìm cách bán lại cho người khác với giá cao hơn. Đây là hình thức đầu tư mà mọi quốc gia đều ưa chuộng. Lý do là vì các quỹ đầu tư này có cùng mục đích mong sao cho "vật đầu tư" (cổ phiếu của khách sạn trong thí dụ nói trên) ngày càng tăng giá để đôi bên cùng có lợi.
 
NHỮNG TRANG BÊN LỀ

Cuộc chiến tài chính


VÀ CÂU CHUYỆN VỀ ĐẦU CƠ

Ngược lại là hình thức "đầu tư" của những tay đầu cơ (speculators) hoặc những quỹ hedge funds của George Soros (nhân vật gây nên cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á). Các "quỹ đầu cơ" này không được nhiều người thích vì những con "diều hâu" này chỉ sống nhờ vào... xác chết của con mồi! Một khi đã nhắm "đầu cơ" vào vật nào rồi thì "diều hâu" không những cầu mong, mà sẽ làm đủ cách cho vật ấy... xuống giá để kiếm lãi. Lực lượng "diều hâu" này ngày càng hoạt động tinh vi hơn. Họ dùng đủ mọi kỹ thuật cao cấp để nghiên cứu và dự đoán khả năng tự vệ của các "con mồi" và tùy từng thị trường mà áp dụng những đòn phép tinh xảo khác nhau. Nhìn vào các nước Đông Nam Á, "diều hâu" từ lâu đã thấy một nhược điểm rất lớn là vấn đề cán cân thương mại suy thoái. Năm nào cũng nhập nhiều hơn xuất, nghĩa là đô-la Mỹ thu vào thì ít mà chi ra thì nhiều; nhu cầu mua đô-la Mỹ cứ gia tăng mãi thì nội tệ rồi phải mất giá. Tuy nhiên cơ hội tấn công chưa đến được vì hàng năm nước ngoài vẫn tiếp tục đầu tư, mang nhiều đô-la Mỹ đổ vào, hoặc nếu có thiếu ngoại tệ thì chính phủ trong vùng vẫn còn vay được trên thị trường quốc tế.

Tại các nước này, đồng tiền đầu tư quý báu ấy thay vì đổ vào những công trình phát triển nông nghiệp, công kỹ nghệ, để sản xuất ra những sản phẩm có ích cho đất nước, thì lại nướng vào bất động sản và cổ phiếu! Sau khi mất tiền vào những cơn sốt nhà đất và cổ phiếu thì giới đầu tư nước ngoài hốt hoảng rút lui, đồng thời cái đà "nhập nhiều hơn xuất" cứ tiếp tục, lại cộng thêm nợ ngắn hạn phải trả... Cứ thế mà đô-la Mỹ trở nên cực kỳ khan hiếm. "Diều hâu" chỉ chờ đợi có thế và lập tức sà xuống tấn công.

Tại Indonesia, vào khoảng tháng 7 và tháng 8/1997, đoán trước được áp lực trên đồng rupiah do nhu cầu mua đô-la Mỹ trả nợ nước ngoài quá lớn, sau khi đã "làm thịt" con mồi Thái Lan, "diều hâu" bèn đổ vào tấn công Indonesia. Phương thức hoạt động của những diều hâu này thông thường là cùng lúc "đổ quân" vào hai mặt trận tiền tệ và TTCK. Họ nhào vào "bán khống" nội tệ và cổ phiếu theo đúng bài bản và chỉ trong vòng 6 tháng, cả đồng rupiah lẫn chỉ số của TTCK Jakarta rớt xuống một cách thảm hại, kéo theo sự sụp đổ toàn bộ của cả nền kinh tế Indonesia.

Trong cuộc khủng hoảng tiền tệ này, nhân vật George Soros đã được nhắc đến rất nhiều. Thật ra thì không ai xa lại vì Soros đã được biết tiếng từ ngày đồng bảng Anh phá giá năm năm trước đó. Năm 1992, đoán rằng đồng bảng Anh sẽ phá giá vì những áp lực chính trị và kinh tế trong nước, Soros đã đầu cơ bằng cách vay hàng tỉ bảng Anh và đổi ra đồng mark Đức. Khi đồng bảng phá giá vào ngày 16/9, mang tiền Mark về trả nợ cũ bằng Bảng với hối suất mới, quỹ đầu tư Quantum của Soros kiếm lãi hơn 1 tỉ bảng Anh. Khi được hỏi về những hậu quả mà nhóm đầu cơ mang lại, ông Soros đã trả lời: "Kết quả cuối cùng là sự sụp đổ, mất thăng bằng và những hậu quả xấu cho nền kinh tế. Mức độ lớn như thế nào thì chúng tôi không biết, nhưng có thể là vô cùng, vô cùng tệ hại...". Ông nói tiếp: "Tôi không chút hối hận khi đã kiếm lãi nhờ sự phá giá của đồng bảng Anh. Biết đâu sự phá giá ấy lại là một điều tốt cho nước Anh. Nhưng vấn đề chính là: Tôi đã không đầu cơ vào đồng bảng để giúp nước Anh. Tôi đầu cơ là để làm tiền!".

Theo thống kê quốc tế, số lượng ngoại tệ mua bán mỗi ngày hiện nay đã lên đến khoảng hơn 20 lần số tiền cần dùng để thanh toán cho các dịch vụ thương mại quốc tế. Riêng tại Mỹ đã có hơn 2.000 quỹ đầu cơ với số vốn khoảng 100 tỉ USD. Và chính Quỹ Tiền Tệ Quốc tế cũng đã ước lượng rằng các quỹ này có thể huy động từ 600 tỉ USD đến 1.000 tỉ USD để hoạt động. Như thế ta cũng đủ thấy sức mạnh của đàn diều hâu so sánh với tầm vóc nhỏ bé của thị trường khu vực.
 
NHỮNG TRANG BÊN LỀ

Cuộc chiến tài chính


CUỘC CHIẾN VỚI NHÓM ĐẦU CƠ TIỀN TỆ

Như đã biết, hầu hết các nước Châu Á từ lâu đều cố gắng duy trì nội tệ của họ ở một hối suất tương đối cố định so với đô-la Mỹ hay so với một "rổ tiền" (basket of currencies) của những nước bạn hàng quan trọng. Chính sách này có ưu điểm là giữ cho nội tệ tương đối vững giá khiến mọi người yên tâm làm ăn và công ty nước ngoài mạnh dạnh đầu tư. Tuy nhiên, qua những diễn biến đã ghi nhận trong những bài trước, với những thay đổi sâu xa từ cả trong lẫn ngoài thì cơ cấu kinh tế của các nước trong vùng đã bắt đầu có những vết rạn nứt lớn. Lợi dụng cơ hội, nhóm đầu cơ tiền tệ đã nhào vào tấn công. Phản ứng thông thường của chính phủ là cố gắng bảo vệ đồng tiền của mình bằng cách sẵn sàng mang ngoại tệ trong quỹ dự phòng ra ứng chiến với "diều hâu".

Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc... đầu hàng vô điều kiện


Nếu áp lực kéo dài thì chính phủ sẽ lập tức gây khó khăn cho "diều hâu" bằng những phương cách sau đây:

+ Tăng lãi suất ngân hàng. Ngày 10/7/1997 Malaysia cho tăng lãi suất ngắn hạn từ 9% lên 50% với mục đích làm cho việc đi vay để "bán khống" trở nên tốn kém hơn. Tuy nhiên phương sách này không thể duy trì lâu dài vì lãi suất cao sẽ gây khó khăn cho các công ty trong nước và đưa đến những hậu quả xấu cho nền kinh tế.

+ Tăng chỉ số thế chấp. Đây cũng là một biện pháp tương tự nhằm mục đích tăng chi phí vay tiền để đầu cơ.

+ Cấm ngân hàng không cho người nước ngoài vay để đầu cơ. Thay vì áp dụng hai phương thuốc trên thì tiện nhất là cấm ngân hàng không cho giới đầu cơ vay. Đây là biện pháp mà Ngân hàng Trung ương Thái Lan đưa ra ngày 16/5/1997.

+ Hạn chế người nước ngoài bán nội tệ nếu không có nhu cầu thanh toán thương mại. Ngày 3/7/1997, ngân hàng Maylaysia công bố không cho người nước ngoài vay quá 2 triệu USD nếu không có nhu cầu thanh toán các dịch vụ thương mại.

+ Cấm "bán khống". Ngày 28/8/1997, Chính phủ Malaysia cám ngân hàng không được cho vay cổ phiếu của 100 công ty lớn để "bán khống".

Trên đây chỉ là những phương thức căn bản để cố gắng tái lập trật tự trên thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán (TTCK). Tuy nhiên trong cuộc khủng hoảng vừa qua thì những biện pháp này hầu như đã không mang lại kết quả mong muốn. Một trong những lý do chính là vì cục diện chiến trường giờ đã đổi khác. Lấy thí dụ của Malaysia, tính ra thì chỉ có 5% lượng tiền ringgit của họ là được mua bán trong nước còn thì phần lớn cuộc chiến đã xảy ra tại các thị trường quốc tế ở New York, London, Tokyo, Singapore... nghĩa là ngoài vòng kiểm soát của Chính phủ! Tương tự, các cổ phiếu của Malaysia từ lâu cũng đã đồng thời được yết bán tại một "chợ nhỏ" thuộc TTCK Singapore và chính đây là nơi các nhóm đầu cơ đã tha hồ thao túng!

Tại Thái Lan, sau 6 tháng... anh dũng chiến đấu, ngày 19/6/1997 Bộ trưởng Tài chính Amunay Virvan đệ đơn từ chức, sau khi Chính phủ đã mất 6 tỉ USD để cố gắng cứu đồng baht một cách vô hiệu. Tân Bộ trưởng Thanon Bidaya năm hôm sau đích thân đến Ngân hàng Trung ương và đòi xem cho được chi tiết các con số lâu nay vẫn được tuyệt đối giữ bí mật. Ông ta khám phá ra rằng hầu hết số lượng ngoại tệ dự trữ khoảng 30 tỉ USD đều đã được đổ vào mua baht từ các hợp đồng "bán khống", và quỹ ngoại tệ của Thái Lan lúc ấy chỉ còn hơn 1 tỉ USD, hay nói vắn tắt là Thái Lan đã... hết đạn! Đúng một tuần lễ sau, Chính phủ Thái Lan giương cờ trắng đầu hàng, tuyên bố thả nổi đồng baht. Nhìn thấy cuộc chiến đấu tuyệt vọng của Thái Lan, thay vì "vứt... đô-la Mỹ qua cửa sổ", ngày 14/8/1997 Indonesia quyết định thả nổi đồng rupiah. Sau đó, đến ngày 21/10/1997, Ngân hàng Trung ương Hàn quốc cũng công bố ngưng mọi hoạt động trợ giá đồng won.
 
Back
Top