NHỮNG TRANG BÊN LỀ
Cuộc chiến tài chính
CUỘC CHIẾN VỚI NHÓM ĐẦU CƠ TIỀN TỆ
Hồng Kông chiến đấu đến cùng!
Thị trường tài chính Hồng Kông đã phát triển từ lâu nên có nhiều sản phẩm tinh xảo hơn, thí dụ như tại đây người ta có thể "đánh cá" vào "chỉ số chứng khoán tương lai - CSTL" (stock - index futures), và đây là mặt trận thứ ba mà "diều hâu" cũng đã đổ vào tấn công ngoài hai mặt trận tiền tệ và chứng khoán.
Chiến thuật cổ điển của "diều hâu" lại một lần nữa được mang ra áp dụng. Trước hết, họ cho "bán khống" cổ phiếu và các hợp đồng CSTL, và kế đó thì họ "bán khống" đồng đô-la Hồng Kông (HKD). Làm như vậy "diều hâu" hy vọng chính quyền Hồng Kông sẽ lâm chiến và để giữ hối suất cố định với đô-la Mỹ, sẽ cho gia tăng lãi suất ngân hàng. Khi lãi suất gia tăng thì những người thường vay tiền để mua cổ phiếu nay vì quá tốn kém nên phải đổ bớt cổ phiếu ra bán trả nợ. Khi có nhiều người muốn bán thì cổ phiếu sẽ lại sụt giá, giúp "diều hâu" mua lại cổ phiếu vì các hợp đồng CSTL với giá rẻ hơn để giao trả các hợp đồng "bán khống" trước đây và có lãi. Thêm vào đó cứ tiếp tục "pháo kích" thì có thể đồng HKD sẽ mất giá và "diều hâu" lại đại thắng ở mặt trận tiền tệ. Trong khoảng thời gian này, những nhóm đầu cơ đã lớn tiếng khoe khoang rằng đối với họ, Hồng Kông không khác gì... một máy rút tiền tự động, hễ nhấn nút là có tiền nhanh chóng, dễ dàng!
Thế nhưng Hồng Kông nào phải tay vừa! Ngày 14/8/1998, cho rằng sự việc đã đi quá đà, chính quyền Hồng Kông bèn "tung độc chưởng"! Với một lượng tiền khổng lồ, họ tung quân xông vào chiến trường làm ba đợt để ổn định mặt trận tiền tệ, thay vì cho tăng lãi suất, Chính phủ đổ đô-la Mỹ ra mua nội tệ của "diều hâu". Đợt hai, họ tràn vào TTCK và hễ "diều hâu" muốn bán bao nhiêu cổ phiếu thì chính quyền Hồng Kông đổ tiền ra mua bấy nhiêu. Sau cùng để gây thương tích tối đa cho những "diều hâu" đã bán khống các hợp đồng CSTL mong TTCK sụt giá, chính quyền ào ạt mua cổ phiếu khiến giá cổ phiếu tăng vùn vụt. Đây là một đòn tối hậu, hiếm khi được mang ra áp dụng và đã mang lại kết quả tức khắc. Chỉ số Hang Seng tăng vọt lên 8,5% ngay trong ngày đầu giao chiến và liên tục gia tăng sau đó chứ không giảm đi như "diều hâu" đã mong muốn. Bàng hoàng, lũ "diều hâu" đành phải mua nội tệ và cổ phiếu với giá cao hơn để giao trả các hợp đồng bán khống nên bị lỗ nặng. Họ đồng loạt lớn tiếng xỉ vả chính quyền Hồng Kông là đã không tôn trọng... luật chơi tư bản (!) mà đã xía vào thị trường! Cuộc chiến kéo dài hai tuần lễ và tính ra thì chính quyền Hồng Kông đã đổ ra hơn 15 tỉ USD, tức là 15% quỹ ngoại tệ dự phòng để phản công thắng lợi.
Đài Loan... không thèm đánh
Trong những nước châu Á thì Đài Loan được xếp vào hạng "cọp lớn" với quỹ dự phòng lên tới 100 tỉ USD, xếp hạng 3 thế giới. Nói chung thì Đài Loan có đủ khả năng tài chính để "tổng phản công" như Hồng Kông đã làm. Tuy nhiên, họ đã chọn chiến thuật bỏ ngỏ, chỉ chống đỡ... qua loa để bảo vệ đồng tiền của mình. Có thể nói rằng một trong những biện pháp tương đối khác thường mà Đài Loan đã đưa ra là tạm thời cấm không cho ngân hàng mang vật thế chấp ra bán để đòi nợ, được ban hàng vào tháng 8/1998 trong lúc cuộc chiến giữa Hồng Kông và "diều hâu" bước vào giai đoạn quyết liệt.
Giới quan sát cho rằng chiến thuật thả nổi nội tệ là một đòn độc của Đài Loan, cố ý để dành ngoại tệ dự phòng và muốn để sản phẩm của mình rẻ hơn hầu tạo áp lực khiến Hồng Kông phải phá bỏ mức hối suất cố định, làm cho Trung Quốc mất mặt!
Cuộc chiến tài chính
CUỘC CHIẾN VỚI NHÓM ĐẦU CƠ TIỀN TỆ
Hồng Kông chiến đấu đến cùng!
Thị trường tài chính Hồng Kông đã phát triển từ lâu nên có nhiều sản phẩm tinh xảo hơn, thí dụ như tại đây người ta có thể "đánh cá" vào "chỉ số chứng khoán tương lai - CSTL" (stock - index futures), và đây là mặt trận thứ ba mà "diều hâu" cũng đã đổ vào tấn công ngoài hai mặt trận tiền tệ và chứng khoán.
Chiến thuật cổ điển của "diều hâu" lại một lần nữa được mang ra áp dụng. Trước hết, họ cho "bán khống" cổ phiếu và các hợp đồng CSTL, và kế đó thì họ "bán khống" đồng đô-la Hồng Kông (HKD). Làm như vậy "diều hâu" hy vọng chính quyền Hồng Kông sẽ lâm chiến và để giữ hối suất cố định với đô-la Mỹ, sẽ cho gia tăng lãi suất ngân hàng. Khi lãi suất gia tăng thì những người thường vay tiền để mua cổ phiếu nay vì quá tốn kém nên phải đổ bớt cổ phiếu ra bán trả nợ. Khi có nhiều người muốn bán thì cổ phiếu sẽ lại sụt giá, giúp "diều hâu" mua lại cổ phiếu vì các hợp đồng CSTL với giá rẻ hơn để giao trả các hợp đồng "bán khống" trước đây và có lãi. Thêm vào đó cứ tiếp tục "pháo kích" thì có thể đồng HKD sẽ mất giá và "diều hâu" lại đại thắng ở mặt trận tiền tệ. Trong khoảng thời gian này, những nhóm đầu cơ đã lớn tiếng khoe khoang rằng đối với họ, Hồng Kông không khác gì... một máy rút tiền tự động, hễ nhấn nút là có tiền nhanh chóng, dễ dàng!
Thế nhưng Hồng Kông nào phải tay vừa! Ngày 14/8/1998, cho rằng sự việc đã đi quá đà, chính quyền Hồng Kông bèn "tung độc chưởng"! Với một lượng tiền khổng lồ, họ tung quân xông vào chiến trường làm ba đợt để ổn định mặt trận tiền tệ, thay vì cho tăng lãi suất, Chính phủ đổ đô-la Mỹ ra mua nội tệ của "diều hâu". Đợt hai, họ tràn vào TTCK và hễ "diều hâu" muốn bán bao nhiêu cổ phiếu thì chính quyền Hồng Kông đổ tiền ra mua bấy nhiêu. Sau cùng để gây thương tích tối đa cho những "diều hâu" đã bán khống các hợp đồng CSTL mong TTCK sụt giá, chính quyền ào ạt mua cổ phiếu khiến giá cổ phiếu tăng vùn vụt. Đây là một đòn tối hậu, hiếm khi được mang ra áp dụng và đã mang lại kết quả tức khắc. Chỉ số Hang Seng tăng vọt lên 8,5% ngay trong ngày đầu giao chiến và liên tục gia tăng sau đó chứ không giảm đi như "diều hâu" đã mong muốn. Bàng hoàng, lũ "diều hâu" đành phải mua nội tệ và cổ phiếu với giá cao hơn để giao trả các hợp đồng bán khống nên bị lỗ nặng. Họ đồng loạt lớn tiếng xỉ vả chính quyền Hồng Kông là đã không tôn trọng... luật chơi tư bản (!) mà đã xía vào thị trường! Cuộc chiến kéo dài hai tuần lễ và tính ra thì chính quyền Hồng Kông đã đổ ra hơn 15 tỉ USD, tức là 15% quỹ ngoại tệ dự phòng để phản công thắng lợi.
Đài Loan... không thèm đánh
Trong những nước châu Á thì Đài Loan được xếp vào hạng "cọp lớn" với quỹ dự phòng lên tới 100 tỉ USD, xếp hạng 3 thế giới. Nói chung thì Đài Loan có đủ khả năng tài chính để "tổng phản công" như Hồng Kông đã làm. Tuy nhiên, họ đã chọn chiến thuật bỏ ngỏ, chỉ chống đỡ... qua loa để bảo vệ đồng tiền của mình. Có thể nói rằng một trong những biện pháp tương đối khác thường mà Đài Loan đã đưa ra là tạm thời cấm không cho ngân hàng mang vật thế chấp ra bán để đòi nợ, được ban hàng vào tháng 8/1998 trong lúc cuộc chiến giữa Hồng Kông và "diều hâu" bước vào giai đoạn quyết liệt.
Giới quan sát cho rằng chiến thuật thả nổi nội tệ là một đòn độc của Đài Loan, cố ý để dành ngoại tệ dự phòng và muốn để sản phẩm của mình rẻ hơn hầu tạo áp lực khiến Hồng Kông phải phá bỏ mức hối suất cố định, làm cho Trung Quốc mất mặt!