Mua bán nợ là chủ đề khá hấp dẫn và có thể là miếng bánh khó nhằn nhất trong thời buổi này.
Các cụ có thể xem bài viết này, khá hấp dẫn.
Mua bán nợ, sức hút của thị trường 80.000 tỷ đồng.
http://nhipcaudautu.vn/article.aspx?page=1&id=10933
Trong đoạn này, có một số quỹ huy động nguồn vốn để tập trung vào thị trường này. Ngay cả Cty Quản lý quỹ của Vietinbank cũng đầu tư khá nhiều vào sector này. Cách đây 2 tháng thì nhân sự chủ chốt của quỹ này còn đi huy động thêm vốn ở Anh và Mỹ nữa. Nếu biết chọn lựa đúng, lúc này là thời cơ mua được nhiều cty giá rẻ. Kế hoạch của Cty là mua lại nợ xấu của Vietinbank nhưng em cũng ko chắc là với đống bầy nhầy ấy thì ôm vào có đặng ko nhở?
Việc thâu tóm những công ty có nền tảng và hoạch định lại chiến lược phát triển, quy trình quản trị là việc làm khó, nhưng hấp dẫn và có thể đem lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, thị trường nhân sự cấp cao ở VN thường xuyên thiếu hụt những người quản lý giỏi, vì vậy quá trình triển khai hoạch định DN luôn vấp phải khó khăn về mặt nhân sự.
Ngoài ra, cách tính toán về lợi ích của VN hơi khác người nên trước đây đã có một số vụ mua bán sát nhập trên thị trường nhưng hiệu quả đem lại cho DN ko nhiều. Có thể kể mấy câu chuyện như KInh Đô và Tribeco, Alphanam và Cáp Thăng Long....
Rất nhiều dự án bất động sản do ko có tiền phải gán lại cho Ngân hàng. Nó được chuyển qua các cty AMC nhưng nếu thị trường BDS tiếp tục đi xuống hoặc đóng băng thì sao nhỉ? Giờ đây Ngân hàng mới chính là chủ đầu tư của đống tài sản im lìm đó, ko hiểu minh bạch hóa cái này theo kiểu nào đây?