Hiện trạng vĩ mô và kinh tế Việt Nam

Red Line nghĩa là như thế nào hả bác ?

Theo em hiểu thì khả năng chính sách sẽ nghiêng về cửa thúc đẩy tăng trưởng hơn là kìm chế lạm phát, tỉ lệ win/loss là 80/20
 
Bác nhìn lên phía trên có dòng chữ: Room to easy fiscal and moneytary policy. Điều đó có nghĩa mình còn rất ít dư địa để thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Chính sách tiền tệ và tài khoá buộc phải thắt chặt trong một số năm.

Điều đó sẽ gây tác động ngược lại với nền kinh tế. Nếu hệ thống DN thích nghi nhanh, có nguồn lực tốt thì sự điều chỉnh diễn ra nhanh, nếu thích nghi chậm thì điều chỉnh kéo dài.

Điều đó giải thích tại sao NHNN rất thận trọng trong việc giảm lãi suất, dù chúng ta đã có môt số điều kiện cơ bản...

Về mặt điều hành em cho rằng NHNN đã làm đúng. Lộ trình chính sách cho đến thời điểm này hợp lý trong bối cảnh Việt Nam. Khi nào có điều kiện em sẽ viết bài dài hơn đề cập đến vấn đề này.

Nhận định của cá nhân em thôi nhé, thì thời gian điều chỉnh VN sẽ kéo dài vì đặc thù nền kinh tế VN. Do vậy TTCK sẽ gặp khó khăn nhiều hơn...
 
Last edited by a moderator:
Bác nhìn lên phía trên có dòng chữ: Room to easy fiscal and moneytary policy. Điều đó có nghĩa mình còn rất ít dư địa để thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Chính sách tiền tệ và tài khoá buộc phải thắt chặt trong một số năm.

Điều đó sẽ gây tác động ngược lại với nền kinh tế. Nếu hệ thống DN thích nghi nhanh, có nguồn lực tốt thì sự điều chỉnh diễn ra nhanh, nếu thích nghi chậm thì điều chỉnh kéo dài.

Điều đó giải thích tại sao NHNN rất thận trọng trong việc giảm lãi suất, dù chúng ta đã có môt số điều kiện cơ bản...

Về phía cá nhân em thôi nhé, thì thời gian điều chỉnh VN sẽ kéo dài vì đặc thù nền kinh tế VN. Do vậy TTCK sẽ gặp khó khăn nhiều hơn...

Keke, vậy là em có cửa win roài, nhảy phát cho nó máu th_banana_with_turbath_banana_with_turbath_banana_with_turba
 
Red Line nghĩa là như thế nào hả bác ?

Red alert

At the other extreme, Egypt, India and Poland have the least room for a stimulus. Argentina, Brazil, Hungary, Turkey, Pakistan and Vietnam are also in the red zone. Unfortunately, this suggests a mismatch. Some of the really big economies where growth has slowed quite sharply, such as Brazil and India, have less monetary and fiscal firepower than China, say, which has less urgent need to bolster growth. India’s Achilles heel is an overly lax fiscal policy and an uncomfortably high rate of inflation. The Reserve Bank of India has sensibly not yet reduced interest rates despite a weakening economy. In contrast, Brazil’s central bank has ignored the red light and reduced interest rates four times since last August. In its latest move on January 18th, the bank signalled more cuts ahead. That will support growth this year but at the risk of reigniting inflation in 2013. Desirable as it is to keep moving, ignoring red lights is risky.
 
Keke, vậy là em có cửa win roài, nhảy phát cho nó máu th_banana_with_turbath_banana_with_turbath_banana_with_turba

Chú đừng có mừng vội.

Tín hiệu về TPCP gần đây cho biết, khả năng co hẹp chính sách tài khoá là thấp. Điều đó có nghĩa đầu tư công vẫn được duy trì ổn định. Xét về logic, các tập đoàn, tổng công ty đã quen nhận việc từ chính sách chi tiêu của chính phủ. Họ không thể chết, vì thế đầu tư công chỉ có thể thắt từ từ, không thể thắt đột ngột. Dòng tiền có thể vẫn ra thị trường và hoàn toàn có thể có cơn bốc đầu TTCK một lần nữa. Đó là lý do đầu năm anh nhận định sẽ rất khó đoán những con sóng năm nay, nó sẽ đi ngoài quy luật cũ, do yếu tố nội tại của nó có nhiều điểm đối nghịch, mâu thuẫn và phức tạp. Bản thân dòng tiền năm nay cũng rất phức tạp và khó đoán.

Tuy nhiên, bài toán dài hạn như vậy sẽ khá nan giải. Lạm phát không được giải quyết triệt để, kinh tế luôn trồi sụt, mất ổn định, SME sẽ bị delete nhiều hơn, biến động xã hội phát sinh cũng lắm.

Có vẻ NHNN đã chấp nhận bài toán hy sinh để làm mới nhưng Chính phủ thì chưa có sự đồng thuận cần thiết. Đấy là điểm hạn chế của mình...
 
Last edited by a moderator:
@arrowhanoi

Bài này nó cảnh báo về về khả năng chống chọi của 27 nước mới nổi khi Âu, Mỹ có sự có chứ nhỉ
Nếu tình hình Âu, Mỹ khả quan thì ổn thui

VN chọn con đường tăng trưởng bền vững 6-6.5% thay vì giấc mơ 10% như trước đây !
Vậy cũng phải có chút $ bỏ vào để duy tri thanh khoản của TT vốn chứ nhỉ ???
 
@arrowhanoi

Bài này nó cảnh báo về về khả năng chống chọi của 27 nước mới nổi khi Âu, Mỹ có sự có chứ nhỉ
Nếu tình hình Âu, Mỹ khả quan thì ổn thui

VN chọn con đường tăng trưởng bền vững 6-6.5% thay vì giấc mơ 10% như trước đây !
Vậy cũng phải có chút $ bỏ vào để duy tri thanh khoản của TT vốn chứ nhỉ ???

Nó dựa vào thống kê, đưa ra biểu đồ và phân tích dựa trên biểu đồ đó. Em dùng biểu đồ để đề cập đến việc áp dụng chính sách tương ứng, chứ ko lấy nội dung bài viết.

Mô hình dự báo mới nhất mà quốc tế dùng chỉ đưa ra kết quả tăng trưởng VN tụt xuống khoảng 5,5% năm 2012. Em nghĩ đó là con số phù hợp với hiện trạng bây giờ. Không thể bình ổn tỷ giá, chống lạm phát song hành với thúc đẩy tăng trưởng được.
 
Bác nhìn lên phía trên có dòng chữ: Room to easy fiscal and moneytary policy. Điều đó có nghĩa mình còn rất ít dư địa để thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Chính sách tiền tệ và tài khoá buộc phải thắt chặt trong một số năm.

Điều đó sẽ gây tác động ngược lại với nền kinh tế. Nếu hệ thống DN thích nghi nhanh, có nguồn lực tốt thì sự điều chỉnh diễn ra nhanh, nếu thích nghi chậm thì điều chỉnh kéo dài.

Điều đó giải thích tại sao NHNN rất thận trọng trong việc giảm lãi suất, dù chúng ta đã có môt số điều kiện cơ bản...

Về mặt điều hành em cho rằng NHNN đã làm đúng. Lộ trình chính sách cho đến thời điểm này hợp lý trong bối cảnh Việt Nam. Khi nào có điều kiện em sẽ viết bài dài hơn đề cập đến vấn đề này.

Nhận định của cá nhân em thôi nhé, thì thời gian điều chỉnh VN sẽ kéo dài vì đặc thù nền kinh tế VN. Do vậy TTCK sẽ gặp khó khăn nhiều hơn...

The art of long view :)
Điểm thay đổi về chất của VN cũng được thể hiện qua điểm này.
Hơn 20 năm qua, VN tăng trưởng bằng đầu tư công, tăng trưởng tín dụng (easy money), định hướng xuất khẩu và khai thác tài nguyên. Mô hình này đã bị trả giá từ 2007 đến năm 2011.
Mô hình mới sẽ dựa trên các thế mạnh của VN được cụ thể hoá qua vài định hướng: ổn định vĩ mô, tạo đà tăng trưởng (được hiểu là duy trì đà tăng trưởng GDP > 5%, phần còn lại để cho NON-SOEs lo), giải phóng khu vực kinh tế tư nhân và nước ngoài, an sinh xã hội.
Với mô hình này thì không cần nới lỏng tiền tệ. Tiếp theo đó là bóp khối DNNN lại bằng cách cắt giảm đầu tư, công khai KQKD, áp chỉ tiêu kinh doanh và để quốc hội - nhân dân giám sát, cổ phần hoá, ... Lạm phái có tính chu kỳ ở VN là do nhóm này góp phần khá nhiêu :(
VNI & HNX sẽ được đưa lên 1 mặt bằng P/E mới rồi sau đó sẽ sideway để đợi hiệu quả thực tế của các chính sách này.
Động thái của Tây thời gian gần đây là phần thưởng dành cho sự nhất quán trong chính sách điều hành kinh tế của Gov từ Nghị quyết 11 vào tháng 2/2011 đến giờ :D
 
Túm cái váy lại, mười ngày trước đây chưa thấy gì sáng sủa cho nền kinh tế VN nói chung và TTCK VN nói riêng hết, nhưng hôm nay thì ai cũng thấy đâu có đến nỗi nào. Để xem đến bao giờ thì hết một chu kỳ nhé :-)
 
Cẩn trọng với dự báo tốt lành từ khối ngoại
http://cafef.vn/2012022309331162CA31/can-trong-voi-du-bao-tot-lanh-tu-khoi-ngoai.chn

Nhận định “tốt lành” của khối ngoại đã “giúp sức” cho đà tăng của TTCK, nhưng liệu có ẩn ý gì đằng sau những nhận định đầy lạc quan này?

Cuối tuần trước, chuyên gia tại HSBC Hồng Kông dự báo NHNN sẽ hạ lãi suất vào cuối quý I/2012. Tiếp đó, giám đốc quỹ đầu tư nước ngoài lớn nhất nhì Việt Nam cũng dự báo, thị trường sẽ tăng điểm bền vững trong quý II và quý III/2012.

Quỹ này còn nhấn mạnh, TTCK Việt Nam, mặc dù tăng điểm cao thứ 3 tại châu Á từ đầu năm 2012 đến nay, nhưng vẫn còn rẻ và có thể tăng điểm mạnh trong 2 quý tới. Trả lời phỏng vấn của Hãng CNBC ngày 17/2, David Roes, CEO của Asean Investment Management nhận định, TTCK Việt Nam đang được định giá thấp nhất so với giá trị thực tại khu vực Đông Nam Á.

Ông cho rằng, thị trường đang hồi phục và sẽ tăng gấp đôi, thậm chí là hơn thế trong vòng 2 năm tới. Roes đặc biệt lưu ý tới cổ phiếu của các ngân hàng, CTCK, công ty bất động sản và công ty xây dựng. Ông nhận định, nhà đầu tư đổ tiền vào các lĩnh vực này sẽ có “siêu lợi nhuận” với mức tăng giá 400 - 800% trong vòng 36 tháng tới…


Mới nhất, Standard Chartered dự báo, lạm phát của Việt Nam sẽ tiếp tục giảm từ tháng 2/2012 và sẽ trở về mức 1 con số vào cuối quý II/2012. Chuyên gia của Standard Chartered kỳ vọng, NHNN sẽ điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn từ 15% xuống 12% vào cuối quý II và còn 11% vào quý III/2012.

Cuối năm 2011, thị trường xôn xao trước thông tin về áp lực thoái vốn của các quỹ đầu tư ngoại. Tuy nhiên, điều bất ngờ là thống kê giao dịch của khối ngoại từ đầu năm đến nay cho thấy, khối này mới chỉ rút được hơn 800 tỷ đồng trên thị trường niêm yết. Cụ thể, khối ngoại đã bán ròng 1.222,368 tỷ đồng trên HOSE, mua ròng 203,46 tỷ đồng trên HNX và mua ròng 218,65 tỷ đồng trên UPCoM.

Quan sát TTCK từ 2 tháng trở lại đây, cuộc leo dốc của chứng khoán lần này mang đậm “dấu ấn” của khối ngoại. Ngay sau kỳ nghỉ Tết, các nhà đầu tư nước ngoài đã tích cực đặt mua. Tuy nhiên, xu hướng mua này đang chậm lại khi thống kê chung cho thấy, lực bán của khối ngoại đã lấn lướt lực mua và trạng thái hiện thời của khối ngoại là bán ròng.

Thị trường đang có dấu hiệu tích cực hơn, nhưng khó khăn nội tại của nền kinh tế, của TTCK vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể nào. Nhiều ý kiến cho rằng, sự tăng nóng bất thường của TTCK mang nhiều ẩn số. Nhiều người nghi ngờ những dụng ý đằng sau các báo cáo lạc quan mang nhân tố nước ngoài.

Thị trường thực sự tốt trong con mắt nhà đầu tư ngoại, hay việc tung ra những nhận định tốt chỉ là tác động nền đẩy thị trường sôi động hơn để thoái vốn? Câu trả lời sẽ lộ diện trong các số liệu thống kê giao dịch thời gian tới trên TTCK Việt Nam.

Theo Việt Hà
ĐTCK
 
Hôm nay có một điều rất lạ là khi tôi đi gửi tiền vào ngân hàng các em từ chối khéo vì đã có quá nhiều tiền rồi, mời tôi sang chi nhánh khác gứi. Bực mình sang ngân hàng khác cũng xảy ra hiện tượng này, mà tôi thấy cũng có khá nhiều người rút tiền ra nhưng không được chèo kéo gửi lại như trước đây nữa. Không hiểu chuyện gì đang diễn ra vậy ta???
 
Hôm nay có một điều rất lạ là khi tôi đi gửi tiền vào ngân hàng các em từ chối khéo vì đã có quá nhiều tiền rồi, mời tôi sang chi nhánh khác gứi. Bực mình sang ngân hàng khác cũng xảy ra hiện tượng này, mà tôi thấy cũng có khá nhiều người rút tiền ra nhưng không được chèo kéo gửi lại như trước đây nữa. Không hiểu chuyện gì đang diễn ra vậy ta???

anh deal ls với tụi nó hay sao mà bị từ chối ạ???
 
Một chút chú thích về CPI tháng 2: bản chất CPI tháng 2 thực tế cao hơn mức công bố. Tuy nhiên, để vẽ lại đồ thị CPI thì mức thấp hơn sẽ có lợi. Phần còn lại sẽ được bù sang tháng 3. Theo quy luật, CPI tháng sau Tết (tháng 3) sẽ giảm khá do dư lực tăng giá từ Tết đã hết, nhưng khi bù vào sẽ rơi vào cỡ 0,9% hoặc suýt soát 1%.

Chính sách media ồn ào về lãi suất thực chất là đòn đánh vào những bank cuối cùng đang gồng mình ko chịu sát nhập. Những khách hàng doanh nghiệp còn lại ít ỏi của họ sẽ dịch chuyển dần sang Ngân hàng lớn khiến thanh khoản của họ vốn đã khó khăn còn khó khăn hơn. Lúc đó thì muốn hay ko bank đó cũng phải chịu áp lực sát nhập.

Thực tế thanh khoản của NH ko tốt lên nhanh như vậy. Tôi có đọc bài báo " Ngân hàng cổ phẩn đầu tiên hạ lãi suất". Cười tí té ghế. Thằng đó đang cho DN vay 21,5 %/năm, bây giờ bớt 1,5% cho DN trong diện ưu tiên, thì có nghĩa DN ưu tiên sẽ được vay 20%/năm.

Tuy nhiên, yếu tố tích cực là quá trình tái cấu trúc Ngân hàng vẫn đi đúng lộ trình và không gây sốc cho nền kinh tế. Hãy chờ xem điều gì ở phíat trước, nhưng trong ngắn hạn, ít nhất là chứng đang được hưởng lợi..
 
Back
Top