Rảnh rỗi đọc chơi:
Có điều cho dù là nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp hay nguyên nhân sâu xa thì đó chỉ là bề ngoài, là những gì media muốn hướng suy nghĩ của người ta tới đó. Nguyên nhân cốt lõi của việc giá dầu thô sập trong thời gian vừa qua nằm ở chỗ khác. Nó là một phần của cuộc đấu giữa Wall Street và FED. Chỉ có dựa vào nguyên nhân cốt lõi thì chúng ta mới lên được kịch bản giá dầu sắp tới. Còn cứ nghe media chém ró về OPEC tăng sản lượng thì sẽ bị rơi vào tình trạng thấy cây mà không thấy rừng.
Wall Street rất muốn nhìn thấy lãi suất giảm. Năm 2019 DJ tăng 20% trongkhi lợi nhuận của các doanh nghiệp chỉ tăng 2%. Sự bất cân xứng đó đã khiến chỉ số P/E tăng cao ngất ngưởng lên 30. Nếu DJ không tăng tiếp thì lãnh đạo các tập đoàn và doanh nghiệp giữ ghế cũng còn khó chứ đừng nói tới tăng lương thưởng. Vướng phải dịch cúm Vương Miện Vũ Hán, cửa tăng lợi nhuận trong năm 2020 sẽ rất khó khăn.
Muốn tăng giá cổ phiếu trong khi lợi nhuận tăng không đáng kể, cách làm dễ nhất là hạ lãi suất. Khi đó cũng thuận hơn cho các chuyên gia muốn đưa ra dự báo hợp lí để rồi kết quả hoạt động từng quí của doanh nghiệp đều vượt mức đã đoán, như vậy sẽ làm giá cổ phiếu và DJ đều tăng dù giá trị tuyệt đối của lợi nhuận doanh nghiệp vẫn giảm đi. Và muốn hạ lãi suất thì có hai việc cần làm. Thứ nhất là đạp chỉ số DJ xuống. Khi đó mr trump thì bắn tweet chê bai, còn các doanh nghiệp khóc lóc vang trời nhắm ép buộc FED. Việc thứ hai cần làm là cấp cho FED lí do giảm lãi suất, ít nhất thì cũng như cái lá nho che đi chỗ xấu. Tức là phải đạp CPI xuống.
Thật vô lí nếu như CPI cao ngất ngưởng mà lại hạ lãi suất. Lúc đó tiền gửi tiết kiệm trong ngân hàng sẽ chịu lỗ. Không phải người nào cũng có khả năng mua bán cổ phiếu hay đầu tư. Bảo người cao tuổi mang lương hưu của họ lên sàn giao dịch thì trước sau xã hội cũng sẽ loạn.
Vậy là lần thứ nhất chúng ta chứng kiến giá dầu bị đạp thủng 50 và đang tiến về ngưỡng 40. Điều đó đã khiến tác động lan tỏa dẫn đến chỉ số CPI lõi tháng trước giảm từ 1.4 về 1.2. Chỉ chờ có vậy, ngay lập tức FED họp khẩn cấp và giảm lãi suất 50 điểm, khiến lãi suất chuẩn dao động trong khoảng 1.0-1.25. Chính vì biết rõ tác động việc đạp giá dầu như vậy đã khiến cho Goldman Sachs từ bỏ vai trò Vua Bìm bịp để quay sang làm Chim lợn chúa, dẫn đầu đội sọc giá dầu. Còn hành động nhanh chóng hạ lãi suất của FED vào ngày 3/3 chứ không thể chờ tới ngày hợp thường kì là 18/3 cho thấy bản thân FED cũng sợ giá dầu lại tăng trước kì họp, đâm ra khó bỏ phiếu hạ lãi suất. Vậy là FED gấp rút hạ 50 điểm
Sau khi FED hạ lãi suất quá dễ dàng như vậy, đội sọc được voi lại đòi Hai Bà Trưng, chúng liền nâng cao mục tiêu. Thế là DJ và giá dầu tiếp tục bị đạp. Dầu thô có lúc thủng 30, còn DJ thủng luôn ngưỡng 24.000 điểm. Một lần nữa FED giơ cờ trắng khi tuyên bố bơm thêm 1500 tỉ USD vào đêm thứ 5 12/3. Nhưng cũng ngay đêm đó DJ lại chịu cú đạp lịch sử và đầy kinh hoàng khi bị mất thêm 2300 điểm. Điều đó cho thấy tham vọng của đội sọc được tăng lên hết cỡ .Đây cũng chính là cơ sở để chúng ta đưa ra kịch bản.
Mục tiêu tiếp theo của đội sọc rất đơn giản : ép FED đưa lãi suất về mo. Muốn như vậy, trước hết phải đạp dầu thô xuống sao cho nó kéo các loại chi phí khác xuống, giá dịch vụ, khám chữa bệnh, giải trí, du lịch …. Nếu giá nhiên liệu giảm, đương nhiên chi phí các dịch vụ trên đều ít hơn và CPI sẽ thấp hơn.
Vậy là sẽ có lúc dầu thô bị đạp thủng sâu dưới 30 thêm một lần nữa. Thời điểm đạp được tính toán sao cho nó hạ CPI về bằng không, tức là loanh quanh ngày lấy mẫu chỉ số CPI. Khả năng nữa là đạp giá dầu ngay sát trước ngày FED họp . Vậy là trước ngày 18/3 hay 28/4 đều có thể chứng kiến giá dầu bị đạp xuống dưới 30. Chúng ta có 3 thời điểm giá dầu thô sẽ có khả năng thủng 30.
Trước 18/3 hay 28/4 cũng là thời điểm có thể khiến DJ sẽ bị đạp dã man con ngan. Mỗi phiên DJ có thể mất hàng ngàn điểm. Mà giữa 2 phiên này, chúng ta thiên về cuộc đạp rơi vào trước 18/3 tức 2 ngày đầu tuần sau lại có thể thấy DJ về còn 19.000 điểm. Thực sự ái ngại cho các bác bắt đáy phiên hôm qua