Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

“Sếp uống chai rượu 2 triệu, công nhân ăn khoai sáng đi làm!”

Sau buổi tiếp xúc cử tri quận 1 vào sáng 17/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và tổ Đại biểu Quốc hội gồm ông Trần Du Lịch, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM; ông Hoàng Hữu Phước, Tổng giám đốc Công ty Doanh thương Mỹ Á, tiếp tục có buổi tiếp xúc cử tri quận 3 vào chiều 17/10.
Ngoài ra, vấn đề cử tri quận 3 quan tâm nhất là tình hình kinh tế đất nước. Cử tri Võ Thị Nguyệt Ánh chia sẻ: “Báo chí nói nhiều về các đại gia ăn chơi nhậu nhẹt, uống 1 chai rượu hết 1 – 2 triệu, ngủ với người mẫu hết 5 – 7 triệu/lần. Trong khi đó, tôi đọc báo thấy có cô công nhân mỗi sáng phải ăn 1 củ khoai lang rồi uống nước vào cho nó nở ra để no bụng. Tại sao người ta làm ăn chân chất, kiếm đồng tiền chân chính lại khó khăn đến vậy?”.
Trước đó, cử tri Đặng Quốc Hùng, Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp quận 1 cũng đã than thở về tình hình kinh tế khó khăn, doanh nghiệp điêu đứng vì hàng làm ra khó bán, tài chính nặng gánh vì lãi suất nợ quá hạn, giá thuê đất tại nhiều địa phương lại tăng cao (Đồng Nai tăng 8 lần, Bình Định tăng 3,5 lần…) khiến chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng theo… Theo ông thì tất cả các yếu tố trên khiến doanh nghiệp khó duy trì sản xuất, khó đảm bảo công ăn việc làm cho công nhân.
Về vấn đề này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đại diện Tổ Đại biểu Quốc hội ghi nhận và cho biết: “Chính phủ đã thấy tình hình nghiêm trọng của vấn đề, nhiều doanh nghiệp đã “chết”, đời sống công nhân khó khăn. Dù năm qua, chúng ta đã đạt được thành tựu trong kiềm chế lạm phát nhưng vẫn còn nhiều khó khăn khác cần phải giải quyết”.
Chủ tịch nước khẳng định: “Trong kỳ họp sắp tới, Quốc hội sẽ thảo luận nhiều vấn đề kinh tế xã hội, tập trung tháo gỡ nợ xấu, hàng tồn kho, phục hồi sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn trong sản xuất… Chúng ta phải tập trung tháo gỡ vấn đề này, làm sao để kinh tế năm 2013 phải tốt hơn năm 2012, đảm bảo an sinh xã hội”.
 
VNDS được yêu cầu tạm ngưng ký mới hợp đồng giao dịch ký quỹ trong thời hạn 60 ngày.
Bên cạnh, yêu cầu việc chấm dứt HTĐT của FNM với khách hàng của VNDS.
Đồng thời VNDS phải báo cáo DS khách hàng có sử dụng MG và số dư MG kèm theo.

Thế là một số thành viên trên một vài diễn đàn lợi dụng tin này để chim lợn.
Liệu ảnh hưởng của tin này với VND nói riêng và TT nói chung?

Có thể nói trong thời gian tới, nếu VNDS thật sự làm theo yêu cầu trên, một số cổ mua từ HTĐT với FNM sẽ được giải phóng -> tăng cung.
Cùng thời điểm này, một khi UBCK dòm ngó tới, bán khống sẽ tạm ngưng
 
Norodom Sihanouk, vị quốc vương ngả nghiêng cùng thăng trầm lịch sử
Nghe (16:59)
Thêm vào danh mục của tôi
Tải về
Embed

Thi hài cựu hoàng Sihanouk tại Phnom Penh
Thi hài cựu hoàng Sihanouk tại Phnom Penh
REUTERS/Samrang Pring
Lưu Tường Quang / Tú Anh

Ngày 17/10/2012, thi hài của cựu hoàng Norodom Sihanouk đã từ Trung Quốc trở về xứ Chùa Tháp. Buổi lễ tiễn đưa giản dị tại Bắc Kinh đánh dấu đoạn kết một trong những giai đoạn lịch sử bi thảm từ chính trị, ngoại giao đến quân sự kéo dài hơn nửa thế kỷ tại Á châu mà Cam Bốt phải trả giá rất cao bằng xương máu và đổ vỡ.

Phát ngôn viên chính phủ Phnom Penh khẳng định có hơn 100 ngàn dân Cam Bốt đã ra tận phi trường đón tiếp thi hài « vua cha của dân tộc » trong chiếc quan tài phủ lá cờ vương quốc. Tuy hai lần liên kết với Khmer Đỏ nhưng Norodom Sihanouk vẫn được phần đông dân chúng xem là biểu tượng « thời huy hoàng của Cam Bốt độc lập » trước và sau ác mộng diệt chủng của chế độ Pol Pot, đàn em của Bắc Kinh.

Mang biệt danh là « thái tử đỏ », ông hoàng bí ẩn Sihanouk đã có một thời truy đánh phe cộng sản Khmer nổi dậy trong thập niên 1960. Đến khi bị lật đổ vào năm 1970 trong một vụ đảo chính tướng do tướng Lon Nol cầm đầu với đèn xanh của Washington, hoàng thân Sihanouk ngã theo Trung Quốc và chọn Bắc Kinh làm nơi trú ẩn. Tuy Mao Trạch Đông không yêu mến gì thành phần vương giả nhưng đã cưu mang ông hoàng Cam Bốt một cách rộng rãi và tặng cho một ngôi nhà sang trọng : sứ quán cũ của Pháp , « mẫu quốc » cũ của vương quốc Cao Miên.

Thái độ nồng hậu của Trung Quốc có một cái giá rất đắt. Chính miệng quốc vương Sihanouk sau này phải nhìn nhận, là đã « liên kết với với ác quỷ » Khmer đỏ. Cộng sản Campuchia là lá bài của Bắc Kinh trong chiến tranh Đông dương khi Maxtcơva đã nắm được Hà Nội và Vientiane.

Ngày 17/04/1975, quân Pol Pot chiếm Phnom Penh. Vào thời điểm này, có lẽ không một ai từ Sihanouk đến lãnh đạo Trung Quốc có thể dự đoán là một chính sách diệt chủng đang được chuẩn bị tại xứ Chùa Tháp.

Sau năm năm lưu vong tại Bắc Kinh, ông hoàng Sihanouk trở về Phnom Penh, không phải để lấy lại ngai vàng, mà là để bảo vệ chiếc ghế thành viên Liên Hiệp Quốc của Cam Bốt. Nửa năm sau, Khmer đỏ hiện nguyên hình, chiếc bẩy sập xuống, hoàng thân Sihanouk biến thành “tù nhân của Khmer đỏ” như ông ghi lại trong tập hồi ký cùng tên.

Theo báo chí Trung Quốc thì nhờ Chu Ân Lai đích thân can thiệp nên Pol Pot mới tha mạng cho cựu hoàng. Sự thực không phải là như vậy. Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã qua đời vào năm 1976. Theo lời kể của chính Norodom Sihanouk, thì vào năm 1978, phu nhân của cố thủ tướng Chu Ân Lai là bà Đặng Dĩnh Siêu đến viếng Phnom Penh và đòi gặp thượng khách của chồng mình. Khmer Đỏ miễn cưỡng chấp thuận, cho Sihanouk ngồi trong một chiếc xe hơi cũ, chạy ngang cửa sổ nhà khách để phu nhân cố thủ tướng Trung Quốc nhìn thấy từ xa.

Pol Pot hiểu thông điệp của Bắc Kinh là không được giết vua. Đổi lại, cựu hoàng biết mình sẽ phải trả món “nợ sinh tử” với Trung Quốc. Pol Pot trả thù bằng cách hạ sát 5 người con trong số 14 người con của Sihanouk.

Ngày 07/01/1979, chế độ Khmer đỏ sắp bị sụp đổ. Bắc kinh đưa một chiếc máy bay sang Pnom Penh, khẩn cấp “bốc” Sihanouk sang Bắc Kinh vào lúc bộ đội Hà Nội đã tiến đến ngoại thành thủ đô Cam Bốt.

Trong bối cảnh chiến tranh lạnh đi vào giai đoạn gai gốc nhất trước khi chung cuộc, hoàng thân Sihanouk một lần nữa liên kết với Khmer đỏ chống lại đoàn quân chiếm đóng của Việt Nam.

Năm 1991, hiệp định hòa bình Paris được ký kết. Sihanouk chiếm lại ngai vàng cùng với Hun Sen, một chính trị gia thế lực, xuất thân từ hàng ngũ Khmer đỏ ly khai, đồng minh của Việt Nam, làm thủ tướng.

Nhưng tại một bệnh viện Trung Quốc, cựu vương đã trút hơi thở sau cùng vào ngày 15/10/2012 vừa qua vài tuần trước ngày sinh nhật 90 tuổi .

Cố quốc vương Cam Bốt tự cho mình là con người “tâm cơ khó đoán”? Đây cũng là nhận xét của giới phóng viên quốc tế và ngoại giao. Người dân Cam Bốt tha thứ cho ông đã liên minh với Khmer Đỏ. Nhưng liệu Cam Bốt có bị nạn diệt chủng và về chiến lược địa lý chính trị, liệu ngày nayTrung Quốc có “thọc sâu” bàn tay vào Đông Nam Á nếu trong quá khứ ông Sihanouk trung lập thực sự?
 
Lập lại trật tự thị trường tài chính Việt Nam
Thursday, October 18, 2012 7:27:25 PM



Trần Vinh Dự

(Nguồn: VOA)



Sau cú sốc tâm lý hồi cuối Tháng Tám liên quan đến vụ bắt giữ ông Nguyễn Ðức Kiên và bắt giữ và/hoặc khởi tố một loạt các cá nhân có liên quan (như ông Lý Xuân Hải, và gần đây là ông Trần Xuân Giá), thị trường tài chính Việt Nam dần dần đã lấy lại được sự ổn định.

Khách hàng rút tiền tại ngân hàng ACB ở Hà Nội. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/GettyImages)

Sau ba tuần biến động khá mạnh, một sự cân bằng mới đã được thiết lập, tuy còn khá mong manh. Thị trường chứng khoán giảm về mốc tham chiếu mới, quanh ngưỡng 390 điểm.

Mốc này tuy có thấp hơn mốc hồi giữa Tháng Tám (khoảng 430 điểm), nhưng không quá lớn, chỉ thấp hơn khoảng 9%. Các ngân hàng thương mại đã bắt đầu tăng cho vay trở lại, mặc dù thái độ thận trọng hơn trong các khoản vay lớn vẫn phổ biến so với hồi giữa Tháng Tám.

Thị trường có xảy ra hiện tượng trú ẩn ngắn hạn vào các tài sản “an toàn” hơn nhưng vẫn có thanh khoản cao như vàng và đô la, tuy không nhiều. Giá vàng có tăng mạnh nhưng phần nhiều đó là do các biến động kinh tế quốc tế, đặc biệt là việc Quỹ Dự Trữ Liên Bang Mỹ quyết định nới lỏng định lượng không giới hạn lần thứ 3, khiến cho thị trường tiền tệ quốc tế hình thành kỳ vọng rằng đồng đô la sẽ tiếp tục bị mất giá.

Xu hướng trú ẩn tài sản dài hạn cũng không có chuyển biến mạnh, mặc dù về mặt tâm lý, nhiều người giàu ở Việt Nam quan tâm nhiều hơn đến chuyện đa dạng hóa các hình thức giữ tài sản, trong đó bao gồm cả việc nắm các tài sản ở nước ngoài như bất động sản. Tuy nhiên, xu hướng này đã có từ lâu, và là một xu hướng khá tự nhiên ở các nền kinh tế mới nổi.

Dư luận quốc tế đang quan tâm nhiều hơn đến Việt Nam, đặc biệt là sau sự kiện một số nhân vật có tiếng tăm trong lĩnh vực tài chính của Việt Nam bị bắt giữ phục vụ điều tra về một số sai phạm. Các tờ báo lớn như New York Times, Wall Street Journal, Bloomberg, và Asia Sentinel liên tục đăng các bài viết về Việt Nam với những quan ngại rõ ràng về sự ổn định của hệ thống tài chính và tương lai ngắn và trung hạn của nền kinh tế Việt Nam.

Có lẽ đây là lần đầu tiên báo chí quốc tế dùng khái niệm “crony capitalism” (chủ nghĩa tư bản thân hữu) (New York Times) và “economic meltdown” (sụp đổ kinh tế) khi nói về Việt Nam (New York Times). Có lẽ đây cũng là lần đầu tiên trong nhiều năm báo chí quốc tế đặt vấn đề Việt Nam có thể phải vay của IMF để giải cứu kinh tế (Bloomberg) và lần đầu tiên báo chí quốc tế nói về bất ổn chính trị ở Việt Nam và sự mối nguy mà người lãnh đạo chính phủ ở Việt Nam đang phải đối mặt (Asia Sentinel).

Báo NewsWeek trong một bài viết có tựa “từ hổ thành mèo, nền kinh tế Việt Nam đã đi sai đường như thế nào” thậm chí còn nói mỉa mai rằng Việt Nam giờ đây đã trở thành tấm gương mà các nền kinh tế cải cách sau như Miến Ðiện KHÔNG nên đi theo.

Kéo theo làn sóng phê bình của truyền thông là làn sóng hạ điểm xếp hạng tín dụng của các hãng xếp hạng tín dụng lớn trên thế giới. Hồi cuối tháng 9 vừa qua, Moody's đã hạ điểm xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam xuống mức B2, là mức thấp nhất mà công ty này dành cho Việt Nam từ trước đến nay. Moody's cũng hạ điểm xếp hạng của tám ngân hàng thương mại của Việt Nam gồm ACB, BIDV, MB, SHB, Sacombank, Techcombank, Vietinbank và VIB. Tất cả đều bị hạ một bậc trong xếp hạng khả năng tín dụng độc lập từ E+ xuống E. Tệ hơn nữa, theo BBC trích lời của ông Matt Hildebrandt, kinh tế gia từ JPMorgan Chase Bank ở Singapore, cho rằng Việt Nam sẽ còn bị hạ bậc ít nhất một lần nữa trong sáu đến chín tháng tới.



Môi trường đầu tư sau Tháng Tám



Ðối với các nhà đầu tư trong nước, môi trường kinh doanh và thực trạng hoạt động của thị trường những năm qua có một đặc trưng là hệ thống luật pháp cùng các cơ chế giám sát rất không hoàn chỉnh và lỏng lẻo. Ðiều này dẫn tới thực tế là nhiều hoạt động được coi là bình thường nhưng nhìn dưới lăng kính của pháp luật hay của nhà quản lý thì có thể có vấn đề. Thí dụ điển hình là câu chuyện ngân hàng huy động tiền gửi vượt trần lãi suất quy định của Ngân Hàng Nhà Nước. Những chuyện như vậy là những chuyện ai cũng biết, ai cũng thấy, và không ai bị xử lý, mặc dù trên nguyên tắc, đều vi phạm pháp luật.

Thực trạng đó dẫn đến việc về nguyên tắc nhiều doanh nhân làm ăn ở Việt Nam có thể vướng vào vòng lao lý bất kỳ lúc nào. Các sự kiện hồi cuối Tháng Tám vừa qua giống như một hồi chuông nguyện hồn, làm tất cả bừng tỉnh và nhận ra tình trạng bấp bênh của mình. Vì thế, thị trường hình thành một tâm lý (không hẳn là phổ biến) là thu hẹp bớt các khoản đầu tư ở Việt Nam, chuyển tiền và tài sản ra nước ngoài, chuyển gia đình ra nước ngoài để giảm bớt rủi ro.

Các quỹ đầu tư nước ngoài đã đầu tư ở Việt Nam đang đứng trước áp lực buộc phải thoái vốn theo mệnh lệnh của nhà đầu tư (những người đưa tiền cho các quỹ đầu tư này kinh doanh). Nhiều quỹ đầu tư lớn đều sẽ có đại hội các nhà đầu tư trong quý 4 này và các nhà đầu tư đứng đằng sau các quỹ này sẽ quyết định liệu có nên tiếp tục giữ các danh mục đầu tư ở Việt Nam hay là thoái vốn để rút tiền về nước. Áp lực thoái vốn là một vấn đề lớn, làm nhiều người lo ngại. Tuy nhiên, một điểm rất tệ, nhưng giờ đây lại trở thành điểm mạnh, của thị trường chứng khoán Việt Nam trong việc ngăn cản dòng vốn chảy ngược ra nước ngoài, là tính thiếu thanh khoản của thị trường.

Thiếu thanh khoản làm cho việc thoái vốn của các quỹ đầu tư đang hoạt động ở Việt Nam trở nên không khả thi. Nếu các quỹ đầu tư lớn thoái vốn, họ sẽ không tìm được người mua, ít ra là không thể tìm được trong thời gian này. Nếu họ bán trực tiếp trên sàn giao dịch thì sẽ làm giá cổ phiếu của họ sập mà vẫn không có lực hấp thụ. Có lẽ vì thế mà một số quỹ như Vietnam Equity Holding (“VEH”) và Vietnam Property Holding (“VPH”) thuộc công ty quản lý quỹ Saigon Asset Management, sau một giai đoạn dài đắn đo cuối cùng đã quyết định không thoái vốn vào đầu tháng này.

Thiếu thanh khoản làm cho khả năng rút vốn ồ ạt khỏi thị trường Việt Nam có vẻ như là một kịch bản khó xảy ra. Thế nhưng điều chắc chắn mà ai cũng nhìn thấy là dòng vốn mới sẽ không vào nữa, hoặc nếu có vào thì cũng vào với sự cẩn trọng gấp đôi. Nhiều công ty và các quỹ nước ngoài đang cân nhắc đầu tư vào Việt Nam hiện nay cũng tạm ngừng lại để quan sát. Ðối với họ, không phải là việc bắt giữ một vài cá nhân khiến lọ họ ngại, mà có hai lý do lớn:

Thứ nhất, các vụ bắt giữ này có phải là một dấu hiệu của sự bất ổn chính trị hay không. Ổn định chính trị từ trước tới nay vẫn được coi là một lợi thế lớn của Việt Nam và trong khi các thông tin chính thức còn chưa được công bố thì các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có lý do để lo ngại về nền tảng của sự ổn định này đang bị thử thách.

Thứ hai, các vụ bắt giữ này cho thấy nhiều hơn các vấn đề tồn đọng trong hệ thống tài chính và doanh nghiệp của Việt Nam, vì thế đánh giá của họ về thực trạng cũng như tiềm năng ngắn và trung hạn của nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng theo hướng bi quan hơn, mặc dù các nhìn nhận về tiềm năng phát triển dài hạn vẫn không thay đổi.
 
CPI tháng 10 tại Hà Nội tăng 0,37%
Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 của Hà Nội tăng 0,37% so với tháng trước và tăng 6,75% so với cùng kỳ năm 2011.

Ngoại trừ nhóm bưu chính viễn thông vẫn tiếp tục giữ nguyên so với tháng trước, thì 10 nhóm hàng còn lại đều có chỉ số giá tăng rõ rệt.

Dẫn đầu trong các nhóm hàng là nhóm nhà ở, chất đốt và vật liệu xây dựng với mức tăng 1,17% so với tháng trước, xếp sau là các nhóm: văn hóa, giải trí và du lịch; giao thông; giáo dục với mức tăng lần lượt là 0,82%; 0,78% và 0,63%.

Những nhóm hàng còn lại như may mặc, mũ nón, giày dép; đồ uống và thuốc lá; thiết bị và đồ dùng gia đình; hàng ăn và dịch vụ ăn uống; thuốc và dịch vụ y tế; hàng hóa khác đều có mức tăng dao động từ 0,07% đến 0,41%.

Nhận xét về CPI tháng 10 của Thủ đô, các chuyên gia kinh tế cho rằng hầu hết các nhóm hàng có chỉ số giá tăng so tháng trước, tuy nhiên chỉ số tăng không đáng kể. Trong 11 nhóm hàng, chỉ có nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng trên 1% do nguyên nhân giá gas lại tiếp tục tăng với mức giá 16.000 đồng/bình 12kg. Cụ thể, hiện giá gas trên thị trường giá dao động từ 420.000-460.000 đồng/bình tùy hãng.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có chỉ số giá tăng nhẹ 0,07% là do các mặt hàng lương thực giảm nhẹ 0,02%, còn giá thực phẩm tương đối ổn định, không có biến động nhiều so tháng trước. Cụ thể, tháng này giá gạo khang dân từ 11.000-12.000 đồng/kg, gạo xi dẻo 12.500-13.000 đồng/kg, gạo tám Hải Hậu 18.000-19.000 đồng/kg; giá thịt lợn giảm 3.000-5.000 đ/kg, các mặt hàng thịt bò, thịt gà, cá, hải sản, các loại rau... giá ổn định.

Cũng trong tháng 10, giá vàng biến động theo chiều tăng liên tục, dẫn đến chỉ số giá vàng tăng tới 4,52% so tháng trước, tuy vẫn giảm 1,29% so cùng kỳ năm 2011. Trái với giá vàng, chỉ số giá của đôla Mỹ tháng này tăng nhẹ 0,05% và tăng 0,26% so cùng kỳ năm trước./.
 
http://vneconomy.vn/2012101908520270...t-dong-san.htm

VinaCapital sẽ “không đầu tư mới” vào bất động sản
► VinaCapital sẽ không đầu tư mới vào bất động sản nhưng sẽ tiếp tục "cuộc chơi" ở thị trường tài chính...Một dự án bất động sản đã hoàn thành của VinaCapital tại Đà Nẵng.
Xem nhiều

“Sóng” giảm giá địa ốc lan từ Nam ra Bắc
Hòa Phát giảm rất mạnh giá căn hộ Mandarin Garden
Thay đổi quan trọng về nguyên tắc định giá đất
Vỡ mộng vì săn biệt thự “mác ngoại”
Góc nhìn độc giả: Kinh nghiệm mua nhà Hà Nội
ANH MINH In bài viết Chia sẻ Bình luận0 Những điểm chính trong chiến lược sắp tới của VinaCapital đã được lãnh đạo tập đoàn này tiết lộ với giới đầu tư tại hội nghị đầu tư VinaCapital, được tổ chức trong hai ngày 19-20/10 tại Hà Nội.

Theo đánh giá của VinaCapital, xét về tỉ lệ hệ số giá trên thu nhập (P/E), nhiều tài sản tại Việt Nam đang được định giá ở mức thấp hơn so với nhiều thị trường trong khu vực. P/E năm 2012 là 9,8 lần so với mức trung bình 13-14 lần tại nhiều thị trường. Nhiều tài sản tư nhân cũng trở nên hấp dẫn hơn vì có thể mua được ở mức giá “hời” 20-30%.

Trong bối cảnh đó, chiến lược của quỹ đại chúng VOF sẽ là giữ vững tỷ lệ lợi nhuận 25%/năm qua các khoản đầu tư trung hạn, dài hạn và thu lợi nhuận khi thích hợp.

VinaCapital cho biết, giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ VOF đã tăng trưởng 147,4% so với lúc thành lập và đây là quỹ bảo toàn NAV ở mức tốt nhất so với các quỹ tương tự trong giai đoạn kinh tế khó khăn.

Tính đến ngày 16/10, quỹ VOF đã thực hiện kế hoạch mua vào 32,8 triệu cổ phiếu quỹ, trị giá 51,1 triệu USD, nhằm góp phần giảm mức chiết khấu.

Cũng theo VinaCapital, trong thời gian tới, chiến lược đầu tư của VOF là tập trung vào những cổ phiếu có mức chiết khấu cao nhưng có tiềm năng tăng trưởng mạnh, những tài sản bị định giá dưới giá trị thực và các cơ hội mua bán sáp nhập (M&A). Quỹ cũng sẽ chủ động tìm kiếm cơ hội thoái vốn cho các tài sản khi đạt mức giá thị trường cao.

Đối với quỹ bất động sản VNL, hiện danh mục đầu tư của quỹ đã bao gồm 36 khoản đầu tư, bao gồm nhiều lĩnh vực như khách sạn, khu nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại, khu phức hợp, nhà ở và các khu đô thị. Chưa kể, quỹ cũng đã thoái vốn hoàn toàn tại 10 dự án và thoái vốn một phần tại một dự án khác.

Tuy nhiên, trong thời gian tới, VinaCapital cho biết quỹ VNL sẽ không đầu tư thêm dự án mới mà sẽ hiện thực hóa vốn và thu hồi vốn, đồng thời cắt giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận và hoàn vốn cho nhà đầu tư.

● VinaCapital hiện quản lý 3 quỹ đầu tư VOF, VNL, VNI quy mô và đồng quản lý quỹ DFJ VinaCapital L.P.
● Đến cuối tháng 9/2012, VOF có NAV đạt 725,3 triệu USD, quỹ VNL có quy mô 540,3 triệu USD, quỹ VNI có quy mô 203,6 triệu USD.
● VOF, VNL và VNI là quỹ đóng hiện đang niêm yết tại thị trường chứng khoán London.
Nguồn: VinaCapital

Trong khi đó, đối với quỹ hạ tầng cơ sở VNI, đến thời điểm hiện nay, hơn 357,6 triệu USD đã được đầu tư vào các lĩnh vực chính, bao gồm cả các dự án mới, dự án đình trệ và các tài sản đang khai thác.

VinaCapital cho biết, quỹ VNI sẽ tiếp tục phát triển và tập trung đầu tư vào thị trường vốn với mục tiêu tăng NAV thêm 30%, đồng thời tiếp tục mua các cổ phiếu blue-chip, cổ phiếu có tỷ lệ P/E thấp,… trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.

Đối với viễn thông, VNI sẽ tiếp tục mua lại các trạm BTS. Trong năm 2012, quỹ đã đầu tư thêm 13 triệu USD để tăng cổ phần sở hữu tại Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng VNC-55, đơn vị chuyên doanh về các trạm thu phát sóng (BTS).

Tính đến nay, VNI đã sở hữu trên 2.000 trạm BTS trên khắp cả nước thông qua hoạt động đầu tư này và các khoản đầu tư trước đó tại các công ty khác như Global Infrastructure Investment Ltd. (GII), Mobile Infrastructure Development Company (MIDC), và Mobile Information Services (MIS).

Trong khi đó, quỹ cũng tiếp tục thúc đẩy hoạt động thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, mua và liên kết với các nhà máy thủy điện nhỏ.
 
Đa số chết do tham,chú nào cũng coi là mình nhanh nhạy nhất,thích chén vài chục %.
Tớ ăn chắc,chỉ cần lãi 15-20% mà bảo toàn được vốn là tớ vô.
Muốn nhanh thì phải từ từ!!!
 
Mỹ gởi hàng không mẫu hạm nguyên tử đến vùng Biển Đông
Hàng không mẫu hạm USS George Washington (Reuters)
Hàng không mẫu hạm USS George Washington (Reuters)
Thanh Phương

Theo hãng tin AP, hôm nay, 20/10/2012, Hoa Kỳ đã điều một hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng nguyên tử đi ngang qua vùng Biển Đông, nơi đang trở thành tâm điểm của thế đối đầu chiến lược Mỹ-Trung tại châu Á. Hải quân Hoa Kỳ vẫn thường xuyên mở các chuyến tuần tra ở vùng châu Á-Thái Bình Dương và đối với USS George Washington, đây là chuyến đi thứ hai của hàng không mẫu hạm này qua khu vực ngoài khơi bờ biển Việt Nam.

Một chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai của Mỹ, USS John C. Stennis, hiện cũng đang tiến hành các chiến dịch ở vùng Tây Thái Bình Dương, theo tin từ Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.

Chuyến hải hành lần này của hàng không mẫu hạm USS George Washington chắc chắc sẽ khiến Bắc Kinh bực tức, nhưng hành động này được coi là nhằm tái khẳng định sự yểm trợ của Hoa Kỳ đối với các quốc gia Đông Nam Á đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông.

Hãng tin AP trích dẫn nhận định của ông Denny Roy, một nhà nghiên cứu cao cấp ở Trung tâm Đông – Tây tại Hawai, cho rằng « Trung Quốc sẽ xem hành động này như là biểu hiện mới cho ý muốn của Mỹ duy trì thế thượng phong ở khu vực. Về phần mình, Hoa Kỳ cũng muốn nhắn gởi các nước trong khu vực rằng họ sẽ hiện diện lâu dài ở đây và muốn yểm trợ cho việc tuân thủ công pháp quốc tế ».

Theo AP, Việt Nam hài lòng nhận sự trợ giúp từ quốc gia cựu thù Hoa Kỳ như một rào chắn trước láng giềng khổng lồ Trung Quốc. Hà Nội đã phản ứng giận dữ khi Bắc Kinh thành lập một đơn vị quân sự đồn trú trên quần đảo Hoàng Sa, mà Việt Nam tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. Washington cũng đã chỉ trích hành động này của Bắc Kinh.

Mặc dù đa số các nhà phân tích nghĩ rằng sẽ khó mà bùng nổ xung đột quân sự ở Biển Đông, nhưng theo họ, căng thẳng ở vùng này sẽ gia tăng do Trung Quốc tiếp tục xác quyết chủ quyền biển đảo và tăng cường lực lượng hải quân của họ.
 
tuần tới sẽ có cú bull. Nếu nó vượt 400 (đã hai lần với tới trong 4 phiên gần nhất nhưng đã ko níu được) , rồi 405 (cái chóp bên trái ngayf 17/9) thì tốt.
Ngược lại, không qua được 400 thì hãy tránh xa CK, nghỉ ngơi một thời gian.
Nếu qua được 400 thì hãy thận trọng với mốc 405. Và nếu mốc 405 lần này không vượt nổi (là lần thứ 3) thì có lẽ nghĩ chơi đến hết năm
 
Đầu tuần các bác đang nắm giữ sẽ chịu áp lực đấy, đừng sợ nếu đầu tư khoảng 2 tuần thì yên tâm nắm giữ lời khá đấy
Sàn là không bao giờ có vì tin này đưa ra lỗ vàng có chủ ý mục đích từ hậu cung
Lực mua ACB thời gian tới lớn đấy ( thông tin 100% ) nhưng đừng mơ ACB lên ngay nhé !!!
Đáng ra tin này sẽ ra sau ngày 25/11 khi ACB hoàn tất hết các khoản về vàng nhưng thằng em EIB lại .... Buộc lòng các bác ấy phải kìm cương con ngựa bất khang ACB là ra tin...........chứ để nó chạy thì khó lòng ............
Sóng tới là sóng Bank nhưng phải chờ thêm các bác ấy gom đủ cơ số đã
EIB .... đã xong còn ACB và HSB là chưa đủ nên 2 sàn luôn đi ngược nhau và tin ra rập HNX liên tục.
Theo thông tin trên thì ACB giá này không phải lo lắng. Tới xem các CP ngân hàng diễn nhé các bác.
 
ãy chọn những cty sẽ vượt được qua khủng hoảng mặc dù rất chậm. Cái gì đến rồi cũng sẽ phải đến thôi.
Mất 1 năm rưỡi nữa cho việc kết thúc quá trình tạo đáy ở giai đoạn cuối và TTCK sẽ bước vào một chu kỳ mới từ quý 3 năm 2014 trở đi. Đó sẽ là điểm khởi đầu trở lại cho ngành tài chính nói chung và chứng khoán nói riêng.
 
Trên đường phố Sài Gòn, có thể nói chuối luộc vốn là một trong những món quà ăn vặt bán rong được phụ nữ ưa thích nhất.

Từ các em nữ sinh, các bà cụ xách giỏ đi chợ cho đến các cô nhân viên văn phòng, cả những bà chủ sạp vải, chủ tiệm vàng cũng ít khi từ chối khi những người bán chuối luộc bưng mâm đến mời. Trước hết là do món ăn vặt này giá khá rẻ: một nải chuối luộc (khoảng 10 trái) có giá 15,000- 16,000 đồng, nhiều trái hơn thì 20,000 – 25,000 đồng. Kế đó là dù giá rẻ bèo nhưng nếu đúng là loại chuối sáp (nhỏ trái) hay chuối dong (lớn trái hơn một chút) và luộc đúng cách thì người ăn sẽ rất hài lòng khi cảm nhận cái vị ngon ngọt đặc trưng, vừa dẻo vừa bùi của trái chuối.

Theo kinh nghiệm dân gian, làm món chuối luộc đúng cách thì phải chọn những trái còn đang xanh. Khi luộc, xếp chuối vào nồi, cho nước lạnh vào ngập trái, bỏ thêm chút muối và chút đường (để dung hòa với độ đường trong chuối, chuối mới không nứt vỏ). Khi đun thì không đậy nắp, vừa sôi dở nắp ra và trở chuối trên xuống dưới. Nấu độ 10 phút nữa với lửa vừa vừa. Thấy đầu chuối nứt và chuối ngã sang màu vàng là chín, lúc này sẽ tắt bếp, đậy nắp laị. Mười phút sau vớt chuối ra để ráo. Chuối luộc nên ăn lúc còn hơi nóng là ngon nhất, bùi nhất.
Bán chuối luộc ở Sài Gòn.(Photo VB)
Khi luộc ăn ở nhà, có thể màu mè hơn là kiểu trước khi luộc, cắt từng trái ra khỏi nải, rồi cắt bỏ 2 đầu và tước bỏ bớt vỏ xanh đi. Kế đó, cho chuối vào chậu nước có chút muối để rửa sạch và sẽ đỡ bị thâm vỏ. Chuối được cắt gọn 2 đầu thì khi ăn, trông trái chuối đẹp mắt hơn.

Theo trang web VNExpress, ở miền Tây còn có món chuối tá quạ luộc ăn rất lạ miệng. Là đặc sản của vùng Cầu Kè (Trà Vinh), chuối tá quạ cho ít trái (trái rất to) nên nông dân chỉ trồng vài cây trong vườn để làm món ăn vặt khi buồn miệng chứ ít khi mang ra chợ bán.

Chuối tá quạ dẻo ngọt, thơm ngon nên có thể chế biến nhiều món ăn rất hấp dẫn như: nấu ca-ri, nấu lẩu... Nhưng món ăn được người lớn lẫn trẻ em ưa thích là chuối tá quạ chín luộc. Phải luộc chuối khoảng 1 tiếng đồng hồ, dùng đũa xom thử thấy chuối mềm mới là chín. Chuối tá quạ vốn to trái, khi thưởng thức nên dùng dao bén xắt từng miếng cho vừa miệng mới ngon. Giá tại Cần Thơ là 10,000 đồng một trái.
 
Các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất thép trong nước đang đối mặt với hai sức ép lớn: sức mua thị trường giảm mạnh và thép giá rẻ nhập khẩu tràn lan.

Theo Sắtthép.net, những năm gần đây cả nước mọc lên nhiều nhà máy sản xuất thép, đưa tổng công suất thiết kế toàn ngành lên gần 12 triệu tấn/năm, cao gấp nhiều lần so với trước. Hiện tượng “trương phình” đó là do giá điện cung cấp cho doanh nghiệp sản xuất cán, luyện thép còn được bao cấp nên rẻ, và nhiều tập đoàn nước ngoài đã tận dụng cơ hội này nhảy vào đầu tư xây dựng nhà máy thép ở VN. Mặt khác, VN trở thành nơi thu hút được nhiều dự án sản xuất thép là do sản xuất thép gây ô nhiễm khá nặng, những nước phát triển tìm cách “tẩy chay” các dự án loại này, khiến nhiều tập đoàn thép đổ sang đầu tư ở các nước mới nổi và VN.

Đầu tư ồ ạt, công suất tăng nhanh, trong khi sức mua thị trường chững lại, nên các doanh nghiệp sản xuất thép phải cạnh tranh quyết liệt để giành thị phần, dẫn đến thua lỗ kéo dài. Đặc biệt, trong 2 năm qua, do khủng hoảng kinh tế nên vốn đầu tư xây dựng giảm mạnh, các doanh nghiệp phải tiết giảm sản xuất, nhiều nơi còn đóng cửa một số phân xưởng, cho công nhân giảm giờ làm, sản lượng giảm đi nhưng tiêu thụ vẫn khó khăn.
Ở thị trường trong nước, dù giá bán đã giảm nhưng sắt thép nội vẫn ế vì thép nhập giá thấp hơn.(Photo VB)
Theo số liệu của Hiệp hội Thép VN, ước tính đến hết tháng 9-2012, tổng lượng tiêu thụ thép xây dựng chỉ đạt 3.24 triệu tấn, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính cả năm nay, thị trường chỉ tiêu thụ khoảng 4.5 triệu tấn, tức chỉ hơn 1/3 so với tổng công suất toàn ngành.

Trong khi thị trường tiêu thụ yếu thì thép từ Trung Quốc và một số nước trong khối ASEAN nhập về tràn lan với giá rẻ, tạo nên sức ép lớn đối với các doanh nghiệp thép trong nước. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy trong 8 tháng, cả nước nhập khẩu gần 5 triệu tấn thép các loại, trong đó nhập từ Trung Quốc gần 1.4 triệu tấn.

Bởi các sức ép nêu trên, các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước lâm vào tình trạng đình đốn sản xuất. Đến hết tháng 9, toàn ngành tồn kho đến 320,000 tấn thép thành phẩm.

Theo một số chuyên gia, khi cơn khủng hoảng kinh tế thế giới và trong nước chưa chấm dứt thì sức mua thị trường vẫn yếu, thép nhập khẩu giá rẻ vẫn đổ vào VN, khiến tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước vẫn tiếp tục điêu đứng.
 
chuyện Việt Nam. Khi các nền kinh tế cường thịnh mà còn gặp nạn như vậy thì mình có thể rút tỉa được bài học gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ta trở về chuyện đi vay, và câu hỏi đi vay để làm gì với ba trường hợp đã nói ở trên. Vì nhà nước sai lầm trong chính sách quản lý vĩ mô, các tiểu doanh thương cần đòn bẩy cho yêu cầu kinh doanh thì khó đi vay và không trả nổi tiền lãi. Trong khi ấy, người có quan hệ tốt với chính quyền lại dễ đi vay để đầu cơ, hoặc với tính toán chụp giựt và xù nợ. Vì vậy mà sản xuất không tăng mà người ta lại thổi lên bong bóng. Khi bóng bể, các ngân hàng vỡ nợ làm kinh tế suy sụp và đa số dân chúng bị điêu đứng trong khi thiểu số đại gia có thể lách qua hệ thống lỏng lẻo hiện nay vẫn kiếm lời rất cao rồi bỏ chạy. Các nước tiên tiến mà còn gãy đòn bẩy và bị lao đao nhiều năm liền thì Việt Nam khó tránh nổi kịch bản đáng sợ ấy.

KBC nước ngoài mua 74000
ITA nó chỉ mua 5700

rành rành ra đó mà không nhận ra, đi canh ACB
he he
thiệt là ... cao siêu ...
 
bạn em bên HCM nó nói là nhà đầu tư Nhật Bản và một số tổ chức Nhật Bản mở tài khoản và Múc KBC thôi. Không hiểu thế nào.
Nhưng theo lập luận của em thì chắc do em nó KBC nắm nhiều khu công nghiệp có vị trí thuận lợi ở Việt Nam. Mà đợt rồi một số nhà máy của Nhật Bản tại Trung Quốc bị phá nên Nhật Bản đang có xu hướng chuyển các nhà máy tại Trung Quốc sang Việt Nam. Chính vì vậy mà nhà đầu tư Nhật Bản nắm bắt thời cơ mua KBC. ….
 
Back
Top