Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

Quỹ VEIL và VGF của Dragon Capital không giải thể
http://vietstock.vn/2012/10/quy-veil...830-241938.htm

Dragon Capital dự báo GDP Việt Nam sẽ tăng 5% trong năm nay và 5.5% vào năm 2013
Tất cả các nghị quyết tại Đại hội Nhà đầu tư thường niên 2012 ngày 5/10 tại TPHCM của VEIL và VGF đã được thông qua, bao gồm phủ quyết việc giải thể quỹ và gia hạn thêm thời gian giữa hai lần biểu quyết về hoạt động của quỹ.
* Quỹ đầu tư: Những kỳ Đại hội không yên ả
* Hai Quỹ VEH, VPH của S.A.M sẽ tiếp tục hoạt động
Cụ thể, quỹ VGF được gia hạn thêm thời gian giữa hai lần biểu quyết về hoạt động của quỹ từ 2 năm lên 3 năm và VEIL từ 2 năm lên 5 năm.
Hai quỹ của Dragon Capital đã đạt tỷ lệ biếu quyết thông qua là 58.7% cho VEIL và 74.1% cho VGF.
Ông Hartmut Giesecke, Chủ tịch của Quỹ VEIL cho biết: “Việc biểu quyết tiếp tục hoạt động của quỹ và đồng ý gia hạn thêm thời gian giữa hai lần biểu quyết về hoạt động của quỹ được nâng lên từ 2 đến 5 năm cho thấy rõ các nhà đầu tư của chúng tôi rất lạc quan về những triển vọng phát triển của thị trường Việt Nam”.
Ông Marc Faber, Chủ tịch của Quỹ VGF, cho biết thêm: “Chúng tôi đã rất nỗ lực để đáp ứng
các mục tiêu đề ra của nhà đầu tư và nay chúng tôi rất vui mừng khi các nhà đầu tư đã biểu
quyết tiếp tục ủng hộ sự phát triển của quỹ bằng một chiến lược đầu tư dài hạn”.
Ông Dominic Scriven, Tổng Giám Đốc của Quản lý quỹ Dragon Capital, chia sẻ thêm: “Hiện tại, Việt Nam được xem là một trong những thị trường rẻ nhất trong khu vực. Kiên trì triệt để trong việc thực hiện những cải cách sẽ củng cố nền tảng của thị trường và làm tăng định giá của cổ phiếu".
Với kỳ vọng lạc quan về triển vọng phát triển này, các quỹ cũng đưa ra dự báo GDP Việt Nam sẽ tăng 5% trong năm nay và 5.5% vào năm 2013. Đồng thời, các nhà đầu tư cũng mong đợi Chính phủ sẽ thực hiện các chính sách thuyết phục trong việc thiết lập lại mô hình kinh tế của đất nước với nỗ lực nhằm đảm bảo tăng trưởng bền vững trong tương lai.
Quỹ VEIL và VGF đang niêm yết trên Sở GDCK Ireland (ISE).
VEIL (Vietnam Enterprise Investments Limited) ra đời tháng 7/1995 với quy mô tính đến ngày 27/09/2012 là 387.55 triệu USD, NAV là 15.72 USD/ccq.
Top 5 cổ phiếu trong danh mục của VEIL là VNM, MSN, ACB, REE và HAG.

VGF (Vietnam Growth Fund Limited) được thành lập vào tháng 10/2004 với quy mô tính đến ngày 27/09/2012 là 203.45 triệu USD, NAV là 2.23 USD/ccq.
Top 5 cổ phiếu trong danh mục của VGF là VNM, MSN, Olympus, HAG và REE.
 
Một lính Bắc Triều Tiên hạ sát hai sĩ quan để vượt tuyến sang Hàn Quốc
Lính Bắc Triều Tiên đi tuần tại vùng biên giới.
Lính Bắc Triều Tiên đi tuần tại vùng biên giới.
Reuters
Tú Anh

Quân đội Hàn Quốc cho biết một binh sĩ Bắc Tiều Tiên đã vượt giới tuyến và đang được bảo vệ . Binh sĩ này khẳng định là phải hạ sát hai sĩ quan chỉ huy trước khi chạy sang miền nam. Vụ vượt tuyến xảy ra trong bối cảnh khá nhạy cảm.

Vụ vượt tuyến của một binh sĩ Bắc Triều Tiên xảy ra vào ngày hôm nay, thứ Bảy 06/10/2012. Theo tường thuật của một phát ngôn viên quân đội Hàn Quốc với báo chí thì sau khi nghe sáu tiếng súng , binh sĩ biên phòng của Hàn Quốc phát hiện một người lính Bắc Triều Tiên đang vượt làn ranh vùng phi quân sự. Khi biết binh sĩ này tỏ ý muốn chạy sang miền nam, biên phòng Hàn Quốc đưa anh đến một nơi an toàn và được bảo vệ.

Trong cuộc thẩm vấn sơ khởi, người lính vượt tuyến khai là đã phải bắn chết trung đội trưởng và đại đội trưởng của đơn vị mình trước khi đào thoát.

Theo AFP, chưa có một nguồn tin độc lập nào xác nhận câu chuyện của người lính miền bắc . Nhưng một sĩ quan cao cấp Hàn Quốc xin giấu tên xác nhận với hãng Yonhap là có thấy hai quân nhân Bắc Triều Tiên « nằm trên đất ».

Bắc Triều Tiên chưa có phản ứng nhưng vụ vượt tuyến xảy ra trong bối cảnh khá tế nhị : Seoul và Bình Nhưỡng lên án nhau có hành động khiêu khích trong khi Hàn Quốc đang ở giai đoạn chuẩn bị bầu tổng thống ngày 19/12 tới.

Biện pháp vượt vĩ tuyến 38 tìm tự do hiếm khi xảy ra, đây là vụ thứ tư trong vòng 10 năm gần đây. Thông thường người Bắc Triều Tiên đi sang Trung Quốc rồi sau đó tìm đường đến Bắc Kinh chạy vào sứ quán Hàn Quốc xin tị nạn. Trong những năm gần đây, nhiều người đã xuyên qua Trung Quốc đến tận các nước Đông Nam Á để cầu cứu với Liên Hiệp Quốc.

Từ khi chiến tranh kết thúc, hơn 23.000 dân Bắc Triều Tiên đã thành công tới được Hàn Quốc. Những người kém may mắn nếu không bị bắn chết trên đường vượt biên giới thì cũng đang bị trừng phạt trong số 200.000 tù nhân ở các trại tù bí mật
 
Khủng hoảng ngân hàng Việt Nam nhìn từ Singapore
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu - ACB
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu - ACB
Reuters
Trọng Thành

Về Việt Nam, báo Singapore « The Straits Times » có bài « Các ngân hàng Việt Nam rõ ràng đang bê bối » chú ý đến thực trạng tồi tệ của khu vực ngân hàng tại Việt Nam.

Bài viết mở đầu bằng một câu hỏi : « Các vấn đề trong hệ thống ngân hàng Việt Nam nghiêm trọng đến đâu ? ». «The Straits Times» cho rằng, hiện nay không ai biết rõ được thực trạng này và niềm tin vào lĩnh vực ngân hàng đã bị lay chuyển kể từ khi ông trùm ngân hàng Nguyễn Đức Kiên bị bắt giữ, vì các cáo buộc tham nhũng.

Báo Singapore mô tả, nhiều ngân hàng Việt Nam bị nghi là phải gánh các khoản nợ xấu. Tuy nhiên, khó mà đánh giá được việc này. Theo các dữ liệu của Ngân hàng Trung ương Việt Nam, các khoản tiền cho vay không có hiệu quả chiếm gần 5% của tổng số tín dụng vào thời điểm cuối tháng 5/2012, tức là tăng gần 2% so với con số 3,07% vào cuối năm ngoái 2011. Con số của Ngân hàng trung ương cho thấy thực tế nghiêm trọng hơn là theo báo cáo của các ngân hàng địa phương.

Về tỷ lệ tín dụng không hiệu quả trên tổng số tiền cho vay, công ty thẩm định tài chính Fitch Ratings còn bi quan hơn, với ước tính khoảng 15% tổng số tín dụng là nợ xấu. Trong khi đó, báo cáo mới đây của ngân hàng Anh Barclays thì đưa ra con số cao hơn là 20%. Một bài viết trên Wall Street Journal cũng đồng ý với ước tính này, với nhận định lĩnh vực ngân hàng Việt Nam hiện nay có tới 16 tỷ đô la tiền nợ xấu, tương đương với 12% GDP. Mà ở mức độ như vậy, thì việc phải nhờ đến bàn tay của Quỹ Tiền tệ Quốc tế là điều khó tránh khỏi.

Thứ sáu tuần trước 28/09, công ty thẩm định tài chính Moody đã hạ điểm tín nhiệm của Việt Nam, vì tình trạng nợ xấu. Tình hình có phần không rõ ràng, khi một công ty thẩm định khác Standard & Poor vẫn giữ nguyên vị trí của các ngân hàng Việt Nam, với lý do tình trạng đã được cải thiện.

« The Straits Times » nhắc đến thực trạng nhiều dự án xây dựng bị đình lại hay bị hủy bỏ tại nhiều vùng đô thị, đặc biệt là tại Sài Gòn và Hà Nội. Nhiều nhà đầu tư địa ốc đã phải chấp nhận hạ giá để bán được hàng. Tình trạng phá sản doanh nghiệp nhìn chung tăng lên, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp luyện kim địa phương và các cửa hàng bán lẻ, trước áp lực cạnh tranh của các dây chuyền nước ngoài.

Sau nhiều năm lạm phát nặng nề và tín dụng cấp tràn lan, Việt Nam hiện nay rơi vào tình trạng mà nhiều ngân hàng từ chối cho vay, khiến các doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư. Kết quả là tăng trưởng chậm lại, và điều này lại khiến cho các doanh nghiệp càng khó có tiền để trả nợ. Trong những tuần gần đây, lãi suất liên ngân hàng tăng lên liên tục hàng ngày tiếp theo làn sóng rút tiền gửi. The Straits Times cũng ghi nhận, cho đến nay chưa hề có trường hợp người rút tiền ồ ạt khiến ngân hàng sụp đổ.
 
Bất động sản tồn đọng: 7 năm có “xài” hết 70.000 căn hộ?

Núi hàng tồn kho bất động sản đang nằm ngoài mức dự đoán. Thông tin gây sốc từ Dragon Capital cho biết, 2 đầu tàu kinh tế Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có tới 70.000 căn hộ sẵn sàng để bán. Để tiêu hết lượng hàng này, tối thiểu cần khoảng thời gian 7 năm nữa.

140.000 tỷ đồng "chôn” cùng bất động sản

Giải pháp cứu thị trường bất động sản đang trong cảnh chạm đáy như hiện nay vẫn đang là một bài toán khó, khiến cả nhà quản lý lẫn các doanh nghiệp đau đầu. Mấu chốt vấn đề vẫn nằm ở nguồn vốn. Nhưng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế kéo dài, khi cả người mua lẫn nhà đầu tư không còn mặn mà với bất động sản thì thị thì trường này chỉ còn cách bất động.

Vốn đâu để cứu bất động sản, khi nơi đây cũng là nơi chôn vốn kinh hoàng nhất. Theo tính toán với 70.000 căn hộ này, nếu mỗi căn hộ có giá là 1 tỷ đồng, thì lượng bị tồn kho ở đây đã lên đến 70.000 tỷ đồng, còn nếu mức giá là 2 tỷ đồng thì số vốn bị "chôn” lên tới 140.000 tỷ đồng. Tuy nhiên đây cũng chỉ mới là thống kê tại 2 đầu tàu kinh tế, trong khi đó, hàng nghìn dự án khác tại các thành phố khác chưa được nhắc tên. Do vậy, trên thực tế, số vốn bị găm tại bất động sản còn ghê gớm hơn rất nhiều. Và gây hệ lụy nghiêm trọng đến các ngành nghề khác, trong đó, tác động trực tiếp tới ngân hàng – nhà đầu tư lớn nhất, đổ tiền nhiều nhất vào bất động sản.

Cũng theo bản báo cáo Dragon Capital đưa ra tại diễn đàn kinh tế mùa thu 2012, nếu thống kê sơ bộ từ 69 công ty bất động sản niêm yết cho thấy, đến quý 4 – 2011, các công ty này đang gánh một khoản nợ vay khoảng 67.000 tỷ đồng và chi phí lãi vay mỗi năm là 13.400 tỷ đồng. Song đáng báo động là trong cơ cấu nợ vay, khoản vay ngắn hạn trong quý 4 đã tăng lên 26.400 tỷ đồng. Cũng có nghĩa, các công ty này phải có 39.800 tỷ đồng để trả nợ vay đến hạn và lãi vay trong năm 2012. Nhưng lượng tiền mặt còn lại tại 69 công ty chỉ đủ để trả 1/4 số nợ trên và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước lãi vay và thuế chỉ bằng 1/3 chi phí lãi vay mỗi năm. Mối tương quan này cho phép xác định lượng nợ xấu thực rất lớn, đang và sẽ tiếp tục đè nặng lên các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và hệ thống ngân hàng.

Trước đó, vào hồi đầu tháng 8, ông Trần Kim Chung, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cũng khẳng định, kinh doanh bất động sản lợi nhuận không đủ để trả lãi vay. Dù thị trường đóng băng nhưng các doanh nghiệp bất động sản vẫn đang phải trả 40 ngàn tỷ đồng tiền lãi ngân hàng mỗi năm.

Trả giá

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh chia sẻ, tồn kho hiện đang là rào cản khiến doanh nghiệp khó phục hồi sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, mấu chốt của tồn kho không phải là tồn kho hàng hóa mà là tồn kho bất động sản. Nếu tính cả bất động sản vào hàng tồn kho thì con số tồn kho trong nền kinh tế sẽ đáng sợ hơn nhiều. Phần lớn tài sản thế chấp tại các ngân hàng là bất động sản. Khi tồn kho bất động sản nhiều, thị trường èo uột thì nợ xấu, trong đó nợ xấu bất động sản lại tăng cao.

Vậy, giải quyết vấn đề tồn kho này thế nào? ông Ánh cho biết, cần quyết liệt hơn nữa, có thể hạ giá, chấp nhận bán lỗ để thu hồi vốn, kích thích sức mua... Cũng theo nhận định Dragon Capital nếu không có giải pháp để kích cầu mua căn hộ, có lẽ cần ít nhất 7 năm mới tiêu thụ hết lượng căn hộ tồn kho hiện nay. Nghĩa là thời điểm đích cho việc giải quyết nợ xấu bất động sản vẫn còn khá xa.

Thực ra, mọi sự bất ổn bất động sản đều bắt đầu từ đầu năm 2011, khi đó kinh doanh bất động sản nóng như rang. Làn sóng đầu tư ồ ạt vào bất động sản với số lượng doanh nghiệp kinh doanh hàng năm đều đặn tăng 20-50%. Không chỉ các doanh nghiệp trong ngành mà cả các đơn vị ngoài ngành cũng dồn vốn và tham gia vào lĩnh vực này với quy mô vốn muôn hình vạn trạng. Nguyên lãnh đạo của Bộ Tài nguyên &Môi trường, nguyên thứ trưởng Đặng Hùng Võ trao đổi: Hiện cơ cấu loại hình sản phẩm bất động sản không cân xứng. Trong khi nhà thương mại, chung cư cao cấp đang thừa quá nhiều thì nhà thu nhập thấp, căn hộ giá trung bình vẫn có sức mua. Bản thân toàn ngành bất động sản cần phải cơ cấu lại.

Ông Võ cho rằng, nếu muốn nhanh chân đẩy tồn kho thì các doanh nghiệp phải chấp nhận lỗ, bán dưới giá.
 
Phải thay đổi tư duy về nợ công và doanh nghiệp nhà nước

Chủ nhật 07/10/2012 06:05




Phải thay đổi tư duy một cách triệt để về nợ công và doanh nghiệp nhà nước nếu muốn đất nước phát triển lành mạnh. Những nghiên cứu quốc tế và trong nước gần đây cung cấp bằng chứng đầy thuyết phục cho sự không thể đứng vững của quan điểm "khu vực kinh tế nhà nước là chủ đạo".

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đang diễn ra của Đảng Cộng sản Việt Nam nên bàn kỹ để có quyết định khẩn cấp về thay đổi tư duy liên quan đến 2 lĩnh vực quan trọng này.

C. M. Reinhart và K. S. Rogoff- hiện là hai giáo sư nổi tiếng của Đại học Harvard- trong cuốn sách xuất bản năm 2009 và hàng loạt bài nghiên cứu sau đó của họ, đã làm sáng tỏ mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng, lạm phát, khủng hoảng ngân hàng...

Họ phân tổng nợ dưới 30% GDP là mức thấp; từ 30 đến 60% GDP là mức vừa; từ 60 đến 90% GDP là mức cao; và trên 90% GDP là mức rất cao.

Họ phân tích chuỗi số liệu thống kê của 70 nước (cả đã phát triển và đang phát triển và chiếm 90% GDP [tổng sản phẩm quốc nội] của thế giới) trong thời gian từ 1800 đến 2011 và rút ra những kết luận đáng chú ý.

Dựa trên số liệu từ năm 1946 đến 2009 của 20 nền kinh tế tiên tiến, họ thấy mức tăng trưởng GDP trung bình là 3,7%/năm khi mức nợ công [nợ bên ngoài và nội địa của chính phủ] thấp, 3%/năm khi mức nợ vừa; 3,4% khi mức nợ cao; và - 0,3% khi mức nợ rất cao. Có ngưỡng rõ ràng ở mức nợ 90% GDP.

Đối với các nền kinh tế mới nổi, ngưỡng nhỏ hơn đáng kể: Phân tích số liệu từ năm 1946 đến 2009 của 24 nền kinh tế mới nổi, họ thấy mức tăng trưởng trung bình hằng năm là: 4,3% cho nhóm nợ công thấp; 4,8% cho nhóm vừa; 4,1% cho nhóm cao; và 1,3% cho nhóm rất cao. Với các thị trường mới nổi thì lạm phát tăng rất mạnh khi nợ công gia tăng.

Vì các nền kinh tế mới nổi thường phụ thuộc nhiều vào nợ nước ngoài, các tác giả cũng xem xét riêng nợ bên ngoài (của chính phủ và tư nhân): Ngưỡng đối với nợ nước ngoài là thấp hơn đáng kể so với ngưỡng của tổng nợ công, tăng trưởng giảm đáng kể khi mức nợ bên ngoài đạt 60% GDP. Với 20 nền kinh tế mới nổi trong khoảng từ năm 1970-2009 cho thấy, tăng trưởng trung bình là 5,4% khi nợ thấp; 5% khi vừa; 2,4% khi nợ cao; và -0,2% khi nợ rất cao.

Phân tích số liệu từ năm 1800-2010, cũng hai tác giả trên đã phát hiện hình mẫu chung rất không may trong các cuộc khủng hoảng tài chính, khủng hoảng ngân hàng, tiền tệ, nợ và lạm phát. Các triệu chứng dẫn đến khủng hoảng là: Dòng vốn chảy vào lớn; giá cổ phiếu tăng mạnh; giá nhà đất tăng mạnh; quỹ đạo tăng trưởng hình chữ V ngược; nợ nần tăng đáng kể.

Các tác động khuếch đại gồm: Các chính sách kinh tế vĩ mô thuận chu kỳ; nợ bị che giấu; đồng tiền bị định giá cao; điều tiết kém; giám sát kém; sự lừa đảo trắng trợn; đánh giá tín nhiệm tín dụng thiển cận.

Hậu quả của khủng hoảng là nợ công tăng cao sau khủng hoảng (tăng khoảng 86% trong các tình huống khủng hoảng sau Chiến tranh thế giới II), thất nghiệp kéo dài và người dân chịu vô vàn thống khổ.

Dưới ánh sáng của những kết quả đáng chú ý trên, hãy ngó qua tình hình nợ công của Việt Nam.

Theo bản tin nợ nước ngoài số 6 của Bộ Tài chính, tổng nợ nước ngoài của chính phủ và được Chính phủ bảo lãnh theo thứ tự từ năm 2006 đến 2009 là 15,64 tỉ USD (31,4% GDP); 19,25 tỉ USD (32,5% GDP); 21,82 tỉ USD (29,8% GDP); 27,93 tỉ USD (39% GDP); và đến 30.6.2010 là 29 tỉ USD. Lưu ý rằng, nợ nước ngoài đã tăng gần 2 lần (1,85 lần) trong vòng 3,5 năm (mức tăng trung bình khoảng 19%/năm).

Báo cáo kinh tế Việt Nam 2012 của Uỷ ban Kinh tế Quốc hội dẫn số liệu của Bộ Tài chính cho thấy, nợ nước ngoài của Việt Nam từ năm 2010 và 2011 là 42,2 và 41,5% GDP. Theo đà này thì 4-5 năm, nếu không phải sớm hơn nhiều, sẽ đến ngưỡng nguy hiểm cho các nền kinh tế mới nổi. Trong khi đó, tổng nợ công từ năm 2009 đến 2011 là 52,6; 57,3; và 54,6% GDP.

Đấy là những số liệu chính thức. Số liệu thực tế có thể cao hơn nhiều. Số nợ công trên chỉ là số của chính phủ trung ương, nếu tính số nợ của các chính quyền địa phương nữa, thì con số sẽ lớn hơn rất nhiều. Bài tuần trước đã nói đến món nợ hơn 91 ngàn tỉ của các chính quyền địa phương đã quá hạn (tổng nợ có thể lớn hơn nhiều lần số quá hạn). Theo kinh nghiệm quốc tế về nợ nội địa trong thời gian từ năm 1900-2006, nợ công nội địa của 64 nước chiếm khoảng 2/3 tổng nợ công. Và nếu ở Việt Nam cũng thế thì mức nợ công đã vượt quá ngưỡng 90% GDP rồi!

Đó là chưa nói đến nợ của các doanh nghiệp nhà nước, mà cuối cùng cũng sẽ làm tăng đáng kể nợ công. Theo Bộ Tài chính, tổng nợ phải trả của các tập đoàn và tổng công ty nhà nước lên đến 1.043.890 tỉ đồng - bằng cỡ 40% tổng dư nợ của nền kinh tế và khoảng 50% GDP. Chính vì thế, giới hạn nợ công bằng 65% GDP mà Bộ Tài chính đưa ra phải được xem xét lại một cách nghiêm túc.

Đáng ngại hơn, theo Đinh Tuấn Minh cho biết, tại Diễn đàn kinh tế mùa thu vừa qua tại Bà Rịa - Vũng Tàu, nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước lên đến 200.000 tỉ đồng - chiếm đến 70% nợ xấu của toàn hệ thống, trong đó phần lớn (153 ngàn tỉ đồng) là "công trạng" của các tập đoàn và tổng công ty nhà nước! Như thế, tổng nợ xấu lên đến 285,7 ngàn tỉ đồng (cỡ 13,6 tỉ USD ~ 10% GDP). Các ngân hàng quốc doanh cũng dẫn đầu về mức nợ quá hạn (gấp đôi mức của các ngân hàng thương mại tư nhân) và nợ xấu.

Không chỉ Nhà nước phải lo giải quyết các tập đoàn như Vinashin và Vinalines, mà chuyện "cay đắng ximăng: Tập đoàn đổ nợ cho Chính phủ" là chuyện sẽ còn xảy ra.

Cả lý thuyết và thực tiễn quốc tế cũng như Việt Nam cho thấy khu vực kinh tế nhà nước chính là vấn đề của nền kinh tế, chứ không thể giữ vai trò chủ đạo.
http://laodong.com.vn/Kinh-doanh/Pha...nuoc/86799.bld
 
Vừa qua, trong quá trình tái cấu trúc, bằng cách triển khai hoạt động thanh tra giám sát, các nội dung về lợi ích nhóm đã được phơi bày.

Có những ngân hàng chỉ do 1, 2 cổ đông hoặc 1 nhóm cổ đông chi phối, dư nợ ngân hàng có đến 70 - 90% phục vụ cho nhóm cổ đông đó. Nhóm cổ đông này sử dụng vốn không hiệu quả gây thất thoát vốn ngân hàng, buộc ngân hàng phải tái cơ cấu.

Phần lớn các tổ chức tín dụng này và các cổ đông đã nhận thức được vấn đề và phối hợp với NHNN để xử lý.
Nhưng cũng có 1 nhóm cổ đông hoặc cá nhân chống đối dưới hình thức trước mặt cơ quan quản lý thì phải chấp nhận, nhưng bên ngoài thì cấu kết với những phần tử xấu đưa ra những thông tin thất thiệt, bôi nhọ những cán bộ lãnh đạo, bóp méo thực tế tái cấu trúc ngân hàng, gây hoang mang trong dư luận, đề làm cơ quan quản lý chùn bước trong hoạt động tái cơ cấu, từ đó gây ra những tin đồn ngoài thị trường về lợi ích nhóm trong quá trình tái cơ cấu.

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/9162...gan-hang-.html
 
CIA lấy được kho tài liệu mật về chương trình hạt nhân Iran

Cập nhật lúc :8:02 AM, 06/10/2012
(ĐVO) Theo debkafile, việc CIA hiện có trong tay một kho phim ảnh về các cơ sở hạt nhân bí mật của Iran quả là một thảm họa đối với chính quyền Tehran.

Nhà quay phim Hassan Golkhanban và các tướng lĩnh Lực lượng
Vệ binh cách mạng Iran. Ảnh radiozamaneh.com

Các nguồn tin tình báo của debkafile cho biết nhà quay phim riêng của Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad, ông Hassan Golkhanban, đã mang theo một kho phim ảnh về các vụ đi thăm các cơ sở hạt nhân và tên lửa nhạy cảm và bí mật nhất của lãnh đạo Iran, khi đào ngũ ở New York ngày 1/10/2012.

Nhà quay phim Hassan Golkhanban, ngoài 40 tuổi, hiện đang ở một địa điểm được các nhân viên CIA bảo vệ nghiêm ngặt.

Ông này đã đào tẩu, khi Tổng thống Ahmadinejad cùng đoàn tùy tùng 140 người rời New York, sau khi phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Trong nhiều năm qua, Golkhanban không chỉ là nhà quay phim có đặc quyền ghi lại các chuyến thăm của Tổng thống Ahmadinejad và lãnh tụ tinh thần tối cao Ayatollah Ali Khamenei đến các cơ sở hạt nhân tối mật và các căn cứ của Lực lượng Vệ binh cách mạng Iran.

Khi rời Iran, hành lý của nhà quay phim Golkhanban không hề bị lục soát. Do đó, ông ta đã mang theo 2 vali chứa đầy phim ảnh và chuyển giao cho CIA trong khi chạy trốn ở New York.

Nhà quay phim Hassan Golkhanban đã cung cấp cho CIA những hình ảnh mới nhất về các căn cứ quân sự và cơ sở hạt nhân bí mật nhất ở Iran, trong đó có các cơ sở mà các thanh tra hạt nhân quốc tế chưa hề biết đến. Trong số tài liệu này có những băng video quay cảnh bên trong tổ hợp hạt nhân Natanz, nhà máy dưới lòng đất làm giàu uranium Fordo, tổ hợp quân sự Parchin tối mật… Một số video ghi lại cảnh các tướng lĩnh Vệ binh cách mạng giới thiệu chi tiết cho lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei và Tổng thống Ahmadinejad về nguyên tắc hoạt động của các thiết bị bí mật, cả hình lẫn tiếng.

Vụ đào tẩu của Hassan Golkhanban đã được lên kế hoạch từ trước. Cuối tháng 9/2012, Golkhanban đã đưa vợ con khỏi Iran với cái cớ thăm thân quyến ở Thổ Nhĩ Kỳ. Rất có thể, vợ con của ông ta hiện đang ở Mỹ.

Hassan Golkhanban từng nhiều năm tham gia lực lượng dân quân Bassij trung thành với chế độ. Ông này đã nhận được sự tín nhiệm tuyệt đối của các lực lượng an ninh Iran và được chọn làm quay phim riêng của hai nhà lãnh đạo hàng đầu Iran là Đại giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei và Tổng thống Ahmadinejad. Ông này có nhiệm vụ ghi lại hình ảnh những chuyến viếng thăm tối mật của hai nhà lãnh đạo nói trên.

Đây là lần thứ hai Golkhanban đến New York. Trong lần đến New York lần thứ nhất, CIA đã kịp thời móc nối với Golkhanban và thuyết phục được ông này đào tẩu với các tài liệu vô giá, khi có điều kiện thuận lợi.

Mặc dù vụ đào tẩu của nhà quay phim Hassan Golkhanban đã được thông báo cách đây vài ngày, nhưng Tehran vẫn chưa hề đưa ra lời bình luận nào./.
Hassan Golbankhan and Rev Guards chiefs
Minh Bích (theo dekafile)
 
Nếu muốn tăng tỷ lệ sở hữu lên trên 49%, NĐT nước ngoài buộc phải mua hết toàn bộ số cổ phần còn lại để năm 100% vốn điều lệ công ty.
Ngoài ra, để có thể sở hữu công ty chứng khoán 100% vốn đầu tư nước ngoài, công ty chứng khoán phải chuyển sang hình thức công ty TNHH một thành viên.
Đó là ý kiến trao đổi thêm của bà Nguyễn Thị Thục Anh – Phó Ban quản lý kinh doanh (UBCKNN) tại buổi tập huấn các văn bản hướng dẫn thi hành Luật chứng khoán do UBCKNN tổ chức.
Theo quy định mới Nghị định 58/2012/NĐ-CP, nhà đầu tư nước ngoài có thể mua để sở hữu tại nhiều mức tỷ lệ đến 49% vốn của tổ chức kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên, để nâng tỷ lệ sở hữu này lên trên 49%, nhà đầu tư buộc phải mua hết toàn bộ số cổ phần còn lại để nắm 100% vốn điều lệ của công ty, các tỷ lệ từ 50-99% sẽ không được chấp thuận.
Như vậy, theo quy định mới này, nhà đầu tư nước ngoài chỉ có 2 lựa chọn, hoặc nắm giữ từ 0-49% hoặc sở hữu hoàn toàn 100% vốn của tổ chức kinh doanh chứng khoán. Trong trường hợp mua hết 100% vốn, công ty phải chuyển sang hình thức TNHH một thành viên.
Ngoài phương thức góp vốn mua cổ phần, tổ chức nước ngoài có thể được thành lập mới công ty kinh doanh chứng khoán 100% vốn nước ngoài.
Tuy nhiên, dù thành lập theo phương thức nào thì bắt buộc phải đáp ứng điều kiện cổ đông nước ngoài đó phải đang hoạt động tại nước sở tại có ký kết thỏa thuận song/đa phương với UBCKNN Việt Nam.


ngay mai ban gia tran con SSI cho cac chu mua choi...
 
Thống đốc tuyên chiến với lợi ích nhóm ngân hàng
Ông Nguyễn Văn Bình cho rằng có những ngân hàng chỉ do một, hai cổ đông hoặc một nhóm cổ đông chi phối, dư nợ ngân hàng có đến 70 - 90% phục vụ cho nhóm cổ đông đó.



Trong chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời" phát sóng ngày 7/10, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã trao đổi về vấn đề lợi ích nhóm và xung quanh những tin đồn về một số lãnh đạo nhà băng trong thời gian qua.

Là người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Văn Bình thừa nhận, hệ thống văn bản để quản lý hệ thống ngân hàng không theo kịp tốc độ, trình độ phát triển của các ngân hàng cổ phần dẫn đến gây nhiều lỗ hổng. Ông Bình nhấn mạnh: "Hoạt động thanh tra giám sát không phát huy hiệu quả. Từ chỗ hệ thống phát triển nhanh, nóng, công tác chưa hiệu quả nên có nhiều hệ lụy đặt ra trong ngày hôm nay".

Một trong những hệ lụy mà ông Bình nhắc đến là vấn đề lợi ích nhóm trong hệ thống ngân hàng. "Có những ngân hàng chỉ do một, hai cổ đông hoặc một nhóm cổ đông chi phối, dư nợ ngân hàng có đến 70 - 90% phục vụ cho nhóm cổ đông đó. Đặc biệt, các nhóm cổ đông này sử dụng vốn không hiệu quả, gây nên thất thoát vốn, buộc ngân hàng phải tái cơ cấu", ông Bình lý giải.

Thống đốc cũng kết luận: "Lợi ích nhóm là rào cản lớn nhất trong quá trình tái cơ cấu. Nó có thể thao túng ngân hàng và ảnh hưởng đến cả hệ thống".

Trong lần đăng đàn trả lời dân chúng, ông Bình cũng khẳng định quyết tâm của Ngân hàng Nhà nước trong cuộc chiến chống lợi ích nhóm trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, ông Bình cho rằng, ngoài một số bộ phận các ngân hàng nhận thức và cùng phối hợp với ngân hàng Nhà nước, vẫn có một số bộ phận, nhóm cổ đông của các nhà băng câu kết với các phần tử trong nước, phần tử phản động nước ngoài. "Họ câu kết với nhau để đưa ra những thông tin bóp méo thực tế tái cấu trúc ngân hàng để gây hoang mang dư luận để làm cơ quan quản lý chùn bước trong việc xử lý vấn đề này", ông Bình nói.

Về cuộc chiến chống lợi ích nhóm, ông Bình thông tin thêm, qua đợt kiểm điểm, tự phê bình, ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước đã kiểm điểm sâu sắc về vấn đề này. "Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng ghi nhận không có lợi ích nhóm trong ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước cũng như từng cá nhân trong ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước", ông Bình cho biết và khẳng định sẽ "kiên quyết không lùi bước" trong việc đấu tranh với lợi ích nhóm để xử lý các ngân hàng yếu kém, mang lại sự lành mạnh cho tổ chức tín dụng.

Cũng tại cuộc trao đổi này, ông Nguyễn Văn Bình cho biết, không nên cho rằng việc các doanh nghiệp gặp khó khăn như hiện nay là do chính sách tiền tệ quá thắt chặt của chúng ta. "Không thể nói chính sách tiền tệ quá chặt mà là được điều hành một cách chặt chẽ, linh hoạt. Việc một số doanh nghiệp gặp khó khăn thì là hệ lụy đã lường đón trước được. Đó là giá phải trả để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và chủ trương tái cấu trúc ngân hàng Việt Nam", ông Bình phân tích.
 
Ngân Hàng Thế Giới cảnh báo kinh tế Châu Á sẽ thêm trì trệ
Monday, 08 October 2012 16:41
- Hôm thứ hai 8/10 một cảnh báo mạnh mẽ từ Ngân Hàng Thế Giới là nền kinh tế của châu Á sẽ tiếp tục trì trệ thêm nữa và tin này đã làm giá dầu hỏa sụt giảm trên thị trường thế giới.

World Bank ghi nhận là “tình trạng kinh tế Trung Quốc bị thụt lùi rất rõ ràng” và các nền kinh tế khác của châu Á cũng không sáng sủa gì hêt. Ngay lập tức, giá dầu thô giảm 74 cents/thùng, còn 89.14 đô la/thùng trên thị trường New York.
Chủ tịch World Bank, ông Jim Yong Kim. Photo courtesy: Reuters

World Bank cho hay là kinh tế TQ thay vì có mức phát triển 8.2% như thông báo vào tháng 5 năm nay, nay tỉ lệ này đã giảm còn 7.7%. Nhìn chung toàn vùng Châu Á-Thái Bình Dương có tỉ lệ phát triển kinh tế từ 7.6% hồi tháng 5 đã bị giảm còn 7.2%
Nhưng tuy giá dầu hỏa giảm, người dân Mỹ, đặc biệt là cư dân California, đã phải trả thêm rất nhiều tiền cho việc đổ xăng. Đến thứ hai 8/10 giá xăng trung bình ở California là 4.668 đô la/gallon và có nhiều người đã phải trả hơn 5 dô la cho mỗi gallon xăng rồi.
Các chuyên gia tin là giá xăng trung bình của California còn gia tăng thêm đến 4.85 đô la/gallon trước khi bắt đầu hạ nhiệt. Thống Đốc Jerry Brown đã ra lệnh cho loại xăng rẻ hơn dành cho mùa đông phải được bán ra sớm 3 tuần ở California.
Thượng Nghị Sĩ Dianne Feinstein đã kêu gọi phải có một cuộc điều tra liên bang về vụ giá xăng tăng bất ngờ quá cao vào cuối tuần qua vì bà tin là “không hề có chuyện cung và cầu mất cân bằng ở đây”
 
TOÀN BỘ GÁI MD SẼ ĐƯỢC TRẢ TỰ DO

Gái mại dâm đang bị quản lý tại Trung tâm Giáo dục lao động xã hội TP HCM sẽ được trả tự do theo Luật Xử lý vi phạm hành chính. Cơ quan chức năng lo ngại tệ nạn mại dâm tại Sài Gòn bùng phát.
> 'Cứ bắt lại thả thì vô tình thừa nhận nghề mại dâm' / 'Hoa hậu, diễn viên bán dâm vì đua đòi'

Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Ngọc Thạch, Trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Sở LĐ-TB&XH TP HCM) cho biết, hiện Trung tâm Giáo dục lao động xã hội vẫn còn quản lý 79 gái mại dâm. Những người này đã bị phạt hành chính nhiều lần và đang được dạy nghề tại trung tâm.

"Thời gian tới họ sẽ được trả về theo Luật Xử lý vi phạm hành chính", ông Thạch nói và bày tỏ quan ngại, nếu thả hết gái mại dâm ra, không biết họ sẽ đi về đâu và làm gì, bởi phần lớn đều lang thang, không nơi ở và không có trình độ học vấn.

Trong khi, hiện vẫn chưa có quy định cụ thể về việc giúp đỡ gái mại dâm tái hòa nhập cộng đồng. Đặc biệt, trong số những người sắp được thả có tới 8% bị nhiễm HIV, gây nguy cơ lây lan căn bệnh thế kỷ cho xã hội.

Theo Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội TP HCM cần tước danh hiệu và chấm dứt hành nghề một thời gian đối với hành vi bán dâm của người mẫu, hoa khôi, nghệ sĩ. Ảnh: P.V.
Cũng theo ông Thạch, Luật Xử lý vi phạm hành chính vừa được Quốc hội thông qua có nhiều đổi mới quan trọng, trong đó bỏ quy định áp dụng biện pháp quản lý, giáo dục tại địa phương và đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm để thể hiện tính nhân văn của pháp luật đối với những người sa vào tệ nạn mại dâm. Vì vậy, từ đầu tháng 7, người bán dâm chỉ bị áp dụng biện pháp hành chính (phạt tiền 300.000 đồng lần đầu và 5 triệu đồng nếu tái phạm), sau đó chính quyền địa phương có trách nhiệm tạo điều kiện để người bán dâm hòa nhập cộng đồng.

Tuy nhiên, ông Chi cục trưởng lại cho rằng, sau khi Luật Xử lý vi phạm hành chính được thông qua, tệ nạn mại dâm trên địa bàn thành phố có dấu hiệu gia tăng. Khi bị bắt quả tang bán dâm, họ sẵn sàng nộp phạt và sau đó tiếp tục hoạt động vì biết không bị áp dụng biện pháp quản lý, giáo dục tại địa phương và đưa vào cơ sở chữa bệnh như trước.

Ngoài ra, theo ông này, tội phạm liên quan đến gái mại dâm (bảo kê, chăn dắt và đường dây, ổ nhóm hoạt động mại dâm) cũng lợi dụng sự thông thoáng của pháp luật để mở rộng quy mô hoạt động. Thanh thiếu niên thấy việc quan hệ sinh lý dễ dàng, chỉ cần bỏ tiền là được thỏa mãn tình dục thì giá trị tốt đẹp của tình yêu và hôn nhân sẽ bị xem nhẹ. Còn các cô gái trẻ, không nghề nghiệp sẽ dễ bị lôi kéo vào con đường mại dâm vì lợi nhuận cao mà không bị xử lý mạnh.


Một "phố chân dài" nhộn nhịp sau 0h trên địa bàn quận 1. Ảnh: H.C.
Trước tình hình đó, Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội TP HCM kiến nghị Chính phủ và các Bộ ngành, bên cạnh việc quan tâm, giáo dục nâng cao nhận thức đối với người bán dâm cần có những biện pháp cứng rắn hơn.

Cụ thể, những người có công việc, thu nhập ổn định nhưng vì đua đòi mà vi phạm tệ nạn mại dâm "như những người đoạt giải các cuộc thi sắc đẹp, người mẫu, nghệ sĩ thì phải tước danh hiệu và cấm hành nghề". Những người có nơi cư trú, ngoài việc xử phạt hành chính và gửi hồ sơ về địa phương để giúp họ hoàn lương, còn bị kiểm điểm trước tổ dân phố nếu tái phạm. Còn những người lang thang sẽ vận động, giúp đỡ đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc như đối với người ăn xin...

Bên cạnh đó, Chi cục cũng kiến nghị ngoài xử lý vi phạm hành chính cần có hình thức tăng nặng hình thức xử lý đối với người mua dâm như đối với cán bộ, công chức, người thuộc lực lượng vũ trang nếu vi phạm về phòng chống mại dâm cơ quan xử phạt phải thông báo ngay cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức để quản lý, giáo dục ngăn chặn tái phạm. Còn những người khác, sau khi bị phạt sẽ thông báo về địa phương để giáo dục. Nếu tái phạm thì bị họp kiểm điểm tại tổ dân phố hoặc đoàn thể, nghề nghiệp mà người đó là thành viên để thức tỉnh.

Hữu Nguyên
 
Chủ nghĩa tư bản thân hữu (phần 3)




Ba loại chủ nghĩa tư bản thân hữu

Theo Kang, trong trường hợp hệ thống doanh nghiệp tập trung vào một nhóm nhỏ có quyền lực chi phối, và hệ thống nhà nước cũng mạnh, thì đất nước rơi vào tình trạng cả hai phe phái cùng là con tin của nhau.
Trong trường hợp này, các doanh nghiệp mạnh trực tiếp đàm phán với nhà nước về cách thức và cơ chế chia sẻ lợi ích khi cấu kết với nhau. Do không bên nào có thể ép được bên nào, quyền lợi được chia đều hơn, mức độ tham nhũng vì thế chỉ ở mức vừa phải.
Ðây là mô hình xuất hiện ở Hàn Quốc dưới thời Park Chung-Hee. Ðặc trưng của nó vẫn là một dạng chủ nghĩa tư bản thân hữu, tuy nhiên mức độ tham nhũng không quá nghiêm trọng. Thêm nữa, do hai bên doanh nghiệp và chính quyền có thể dễ dàng chia sẻ thông tin và lập trường (doanh nghiệp dễ đề đạt nguyện vọng và nhà nước cũng có quyền lực để quyết định nhanh), chi phí giao dịch trong trường hợp này thấp đáng kể. Ðây làm một lợi điểm mà theo Kang, không phải là do Park Chung-Hee cố tình tạo ra mà đơn giản là một kết quả ngẫu nhiên khi ông này thực hiện tập trung quyền lực cả về chính trị và kinh tế.
Trong trường hợp nhà nước mạnh nhưng hệ thống doanh nghiệp lại phân tán, không hình thành được các quyền lực đối trọng với nhà nước, thì theo Kang, nhà nước biến thành một dạng “nhà nước thợ săn” - theo đó các quan chức nhà nước nắm trong tay quyền lực lớn, tự tung tự tác, và không gặp phải sự kháng cự đáng kể từ khối các doanh nghiệp nên thỏa sức thu rent dưới mọi hình thức. Doanh nghiệp sẽ phát triển khó khăn, tham nhũng lớn, và theo mô hình từ trên xuống (quan chức đi thu tô).
Trường hợp cuối cùng, là nhà nước không tập trung quyền lực, nhưng khối doanh nghiệp lại tập trung trong một số ít các doanh nghiệp lớn. Trong trường hợp này, quyền lực của kinh doanh lấn át quyền lực chính trị. Các đại gia có thể can thiệp để nâng người này, hạ người kia trong hệ thống chính trị. Các doanh nghiệp đầy quyền lực này sẽ thỏa sức thao túng, vô hiệu hóa các chính sách của nhà nước, vận động hành lang để tạo ra các chính sách bóp méo để thu rent. Tham nhũng trong các nền kinh tế thuộc dạng này cũng rất lớn, nhưng theo mô hình từ dưới lên (doanh nghiệp vận động chính sách để lấy rent).
Theo Kang, Philippines khác với Hàn Quốc ở chỗ đây là đất nước mà quan hệ doanh nghiệp - chính trị (Kang gọi là “chính trị tiền bạc” - money politics) đảo như một con lắc giữa hai thái cực - từ chỗ nhà nước yếu, doanh nghiệp mạnh và tham nhũng từ dưới lên vào những năm 1946 đến 1972 khi đất nước còn trong giai đoạn dân chủ - sang trạng thái nhà nước độc tài thiết quân luật dưới chế độ của Marcos từ năm 1972 trở đi, khi mà Marcos cũng các thân hữu của ông đã trấn áp tất cả các thế lực khác, kể cả hệ thống doanh nghiệp, và biến nền kinh tế từ chỗ một xã hội tìm kiếm rent sang một xã hội với nhà nước thợ săn. Theo Kang, Philippines đã đánh mất đi cơ hội chuyển từ xã hội tìm kiếm rent sang xã hội cùng là con tin (giống như ở Hàn Quốc dưới thời Park Chung-Hee) vì Marcos đã không biết tự tiết chế quyền lực của mình và chung sống hòa bình với các doanh nghiệp mạnh.

Hàn Quốc và Philippines trong khủng hoảng 1997

Mô hình chính trị tiền bạc ở Hàn Quốc và Philippines như mô tả ở trên tồn tại trong vài thập kỷ trước thập kỷ 90 và đem lại sự khác biệt to lớn cho hai quốc gia. Trong khi cấu trúc “cùng là con tin” ở Hàn Quốc giúp cho nước này phát triển mau chóng, thì việc đảo qua đảo về giữa hai thái cực xã hội tìm kiếm rent và xã hội nhà nước thợ săn khiến cho Philippines chìm đắm trong nghèo đói và lạc hậu.
Tuy nhiên, theo Kang, các cấu trúc chính trị tiền bạc này ở hai nước có sự thay đổi lớn vào nửa sau của thập kỷ 80. Ở Hàn Quốc, cuộc chuyển đổi sang dân chủ hồi năm 1987 làm suy yếu quyền lực của nhà nước. Các chính đảng phải cạnh tranh quyết liệt với nhau để dành quyền lực qua lá phiếu và vì thế sức đề kháng của nhà nước trước các đòi hỏi của xã hội và các doanh nghiệp cũng bị kém đi nhiều. Một số nhỏ các đại công ty của Hàn Quốc, không chịu sự kiểm soát của các quy luật thị trường vì quy mô quá lớn của họ, đã theo đuổi các quyết định ngày càng rủi ro hơn.
Nói cách khác, Hàn Quốc đã chuyển từ cấu trúc “cùng là con tin” sang cấu trúc “tìm kiếm rent”. Vì thế, dân chủ “quá nhiều” kết hợp với mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp - nhà nước đã đẩy tới việc xuất hiện nhiều chính sách không hiệu quả. Và cuộc khủng hoảng năm 1997 đã đưa tất cả các ung nhọt này ra ánh sáng.
Trong khi đó, theo Kang, sự tan hoang của đất nước Philippines dưới thời Ferdinand Marcos đã dẫn tới cao trào “Quyền lực của Dân” (People Power) vào năm 1986 và sự phát triển mới này đã san phẳng sân chơi của nhà nước và doanh nghiệp. Khi Philippines dần dần hồi phục, cả doanh nghiệp và nhà nước đều có ít quyền lực hơn. Philippines phải trải qua một cuộc tái cấu trúc đầy đau đớn trong những năm đầu của thập kỷ 90 để chuyển sang một cấu trúc mới “kinh tế tự do”. Sự ra đi của Marcos đã khiến các quan hệ “thân hữu” giữa nhà nước và doanh nghiệp bị xóa bỏ. Philippines đã thực hiện được việc cải cách chính sách và tăng cường các luật lệ giám sát về tài chính. Kết quả là, khi cuộc khủng hoảng năm 1997 xuất hiện, Philippines đã có sức chịu đựng tốt hơn. Theo Kang, triển vọng của Philippines sau cuộc khủng hoảng 1997 cũng có vẻ như sáng sủa hơn với một cấu trúc chính trị tiền bạc lành mạnh hơn, ít mang tính “thân hữu” hơn.

Kết luận

Lý thuyết của David C. Kang về chủ nghĩa tư bản thân hữu, ra đời cách đây cả 10 năm, mặc dù khá đơn giản, nhưng cũng đem lại một cách giải thích khá thuyết phục cho cả hai “bí ẩn” về các nền kinh tế mới nổi ở Ðông và Ðông Nam Á: Tại sao cũng là chủ nghĩa tư bản thân hữu nhưng có những nước phát triển tốt hơn (như Hàn Quốc) và có những nước phát triển kém hơn hẳn (như Philippines), và tại sao cũng là chủ nghĩa tư bản thân hữu nhưng một số nước lại chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng 1997 hơn các nước khác.
Ðương nhiên đây chỉ là một góc nhìn được đơn giản hóa chứ không phải là một sự giải thích rốt ráo về lịch sử phát triển cũng như nguyên nhân của khủng hoảng ở các nước này. Tuy nhiên, dẫu sao, nó cũng đem lại một góc nhìn sâu sắc hơn về khái niệm “chủ nghĩa tư bản thân hữu” và các ngụ ý của nó đối với các nước đi sau như Việt Nam cũng đáng để suy ngẫm
 
Vinashin về lại mái nhà xưa
Nếu được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) sẽ trở lại trực thuộc Bộ Giao thông - Vận tải, với quy mô doanh nghiệp thành viên ở mức dưới 13 đầu mối.

Trong số nhóm “bộ tứ” tập đoàn, tổng công ty 91 hoạt động trong lĩnh vực giao thông đang được Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) kiến nghị chuyển cho bộ này quản lý, Vinashin là cái tên đáng chú ý nhất. Cụ thể, cùng với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước tại Vinashin sẽ được Bộ GTVT tiếp nhận và vận hành như đối với các tổng công ty do bộ này thành lập.

Theo lý giải của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, đề xuất trên là hết sức cần thiết để tăng cường vai trò, trách nhiệm của bộ quản lý ngành đối với doanh nghiệp.

Hiện chưa rõ việc Vinashin có giữ lại được “mác” tập đoàn hay không, cũng như cơ chế quản lý, giám sát hoạt động của tập đoàn này trong trường hợp được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, nhưng quá trình tái cơ cấu đơn vị này theo hướng thu gọn đầu mối là không thể đảo ngược.

Trong khi đó, thông tin từ Bộ GTVT cho biết, hiện Đề án Tái cơ cấu bước 2 về mô hình tổ chức và hoạt động của Vinashin đã được thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, Vinashin sẽ chỉ giữ lại các nhà máy, công ty thực hiện có tiềm lực về đóng mới, sửa chữa tàu biển có khả năng phát triển trong tương lai. Đối với các đơn vị thành viên được giữ lại sẽ được chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần. Trong đó, Công ty mẹ sẽ duy trì là công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước để quản lý phần vốn đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết.

Theo ông Nguyễn Ngọc Sự, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Vinashin, Tập đoàn đề xuất Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho giữ lại Công ty mẹ, 12 doanh nghiệp đóng tàu và Viện Khoa học công nghiệp tàu thủy. Đây là mục tiêu khá nặng, bởi điều đó có nghĩa là, Vinashin sẽ phải tiếp tục thoái vốn triệt để tại ít nhất 30 doanh nghiệp thành viên, nếu đơn vị này đã thành công trong việc cắt giảm 216 đầu mối như mục tiêu tại Đề án Tái cơ cấu bước 1.

Hiện chưa rõ việc bán tài sản tại 3 đơn vị, bán 13 doanh nghiệp, chuyển nhượng phần vốn góp tại 32 công ty cổ phần mà Vinashin đưa ra hồi quý II/2012 đã được triển khai như thế nào, song trong bối cảnh thị trường tài chính ảm đạm như hiện nay, đây thật sự là mục tiêu rất khó khăn.

Điều đáng lo ngại là, do thị trường đóng tàu vẫn chưa thoát khỏi chu kỳ đi xuống, nên dù đã cố hết sức đi tìm “nguồn”, nhưng việc có thêm các đơn hàng mới trong năm 2013 và các năm tiếp theo của Vinashin là không khả quan. Nhiều chủ tàu cũng đến trao đổi, tìm hiểu, đưa ra giá thăm dò, nhưng ở mức rất thấp, nên Tập đoàn chưa thể ký hợp đồng.

“Dự báo vài ba năm nữa thị trường vận tải biển mới phục hồi. Đóng tàu cũng cần độ trễ do nhu cầu đóng mới chậm hơn tốc độ phục hồi của thị trường vận tải. Với công nghệ, năng suất hiện hữu, ngay cả khi chỉ giữ 7 - 8 nhà máy đóng tàu, thì việc ổn định sản xuất cũng hết sức khó khăn”, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công dự báo.
 
Chứng khoán sẽ là một trong những ưu tiên phát triển theo thứ tự như sau: 1. Ổn định ngành TCNH 2. Phục hồi BĐS 3. Cứu các DN sắp chết 4. Chống giá cả leo thang. ..... 1001. Ưu tiên phát triển chứng khoán!
 
by Colaido_VC View Post
Hi bác,

Tôi chỉ mua khi có người đưa tiền để mua. Sinh lời và được hưởng từ kết quả lao động đó.
Tiền tôi làm ra thì mang về nhà mua sắm đồ và phục vụ các nhu cầu của cuộc sống.

Tiền mồ hôi nước mắt khó nhọc không bao giờ để mua giấy bác ạ.

Điều này tôi đã chia sẽ với các bác Vc cách đây lâu rồi.


mẹ ơi , thì ra cô lái làm nghề của diệu cái , mua bán ủy thác đầu tư , em sợ lắm , dù có tài cũng tai ương gần kề ....

em thì tiền em em chơi , không bao giờ dùng tiền người khác ....

dù cho cô có giỏi vô địch thiên hạ em vẫn chon cách số 2 , an toàn là số 1.
 
Không nên mua 2 ngày cuối tuần, theo 90% mua 2 ngày cuối tuần là hoàn toàn thất bại, mai hết trụ vững. Thứ 4-5 tuần sau hãy nhanh vào
 
Back
Top