Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

Trích bài đăng ngày 8.9.2009 trong "Chủ đề: Phân tích cơ bản - Back to BASIC - Kinh nghiệm thương trường":

Cẩn thận* với cty mà lâu lâu các thành viên ban điều hành hay ban quản trị gây sốc cho dư luận bằng cách chơi ngông (kiểu phạm húy ngày xưa vậy). Trong một số trường hợp thì đối với nhà đầu tư Châu Âu, Mỹ, Nhật? là chuyện bình thường (mua máy bay, du thuyền, xe hơi thứ dữ?), nhưng chơi ngông ở VN nhiều khi chết không có đất chôn (thương nhau thì củ ấu cũng tròn, mà đã ghét nhau rồi thì chuyện bé xé ra to ngay). Nếu cái gì quá không bình thường hay quá đặc biệt sẽ trở thành bất thường thì nên ?ouốn lưỡi 7 lần? trước khi bỏ tiền ra**.

Bài viết ngày 13.5.2010 trên topic part 2 bình lựng chuyện Hưng lùn có đoạn:

"Có mang họa vào thân thì hãy tự mình oán mình chứ đừng oán người khác. Hàn Phi Tử có viết trong thuyết nan rằng “con rồng có cái vảy ngược, làm gì cũng được nhưng chớ có đụng vào cái vảy ngược đó. Đụng vào là nó giết ngay”.

Bài học của các đại gia chết vì tội “hiểu biết quá giới hạn cần thiết” từ 1990 đến nay nhiều vô kể"


Kiên bạc chết cũng không có gì ngạc nhiên vì phạm húy nhiều quá.
 
TPHCM: Thêm 200.000 tỉ đồng cho sản xuất cuối năm

Văn Nam
Thứ Bảy, 27/10/2012, 14:03 (GMT+7)









TPHCM: Thêm 200.000 tỉ đồng cho sản xuất cuối năm
Văn Nam
Dự kiến các doanh nghiệp TPHCM sẽ có thêm gói tín dụng 200.000 tỉ đồng trong 3 tháng tới - Ảnh: Văn Nam
(TBKTSG Online) - Từ đầu tháng 11-2012 đến hết tháng 1-2013, các ngân hàng thương mại ở TPHCM sẽ bơm thêm một gói tín dụng khoảng 200.000 tỉ đồng cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố vay phục vụ sản xuất.
Phát biểu tại buổi họp về tình hình kinh tế xã hội 10 tháng đầu năm 2012 sáng nay (27-10), ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TPHCM, cho biết NHNN và các ngân hàng thương mại thành phố vừa thống nhất gói tín dụng trên nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất hàng hóa cung ứng Tết Nguyên đán.
"200.000 tỉ đồng này chủ yếu tập trung cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường, doanh nghiệp xuất khẩu và lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, lãi suất cho vay vào khoảng 13%", ông Minh cho Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online biết bên lề cuộc họp nói trên.
Theo ông Minh, trong 3 tháng vừa qua, từ đầu tháng 7-2012 đến hết tháng 10-2012, các ngân hàng thương mại tại thành phố đã cho doanh nghiệp vay 76.494 tỉ đồng; trong đó, khối doanh nghiệp vừa và nhỏ vay 43.829 tỉ đồng, nông nghiệp nông thôn 12.829 tỉ đồng, doanh nghiệp xuất khẩu 14.900 tỉ đồng và doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ 4.836 tỉ đồng.
Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online bên lề cuộc họp, ông Phạm Ngọc Hưng, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM, cho biết những tháng gần đây thì việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp có phần dễ dàng hơn.
"Lúc trước thì doanh nghiệp tìm ngân hàng, vào thời điểm này thì ngân hàng lại đi tìm doanh nghiệp. Hầu hết các buổi sinh hoạt của hội ở quận huyện đều có mặt ngân hàng đến giới thiệu chương trình cho vay, đây là tín hiệu vui", ông Hưng nói.
Tuy nhiên, ông Hưng cho biết thêm thời gian qua, chỉ có những doanh nghiệp "khỏe mạnh", chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước mới tiếp cận vốn dễ dàng với lãi suất thấp. Còn các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang khó khăn, tài chính không lành mạnh, không có tài sản thế chấp thì ngân hàng vẫn không cho vay, hoặc có cho vay đi nữa thì lại thỏa thuận lãi suất rất cao, 15-17%. Như vậy mỗi tháng riêng TPHCM bơm gần 70000 tỷ
 
Khi giá bất động sản xuống dưới 50%, nợ xấu ngân hàng sẽ tăng gấp 3 lần hiện nay vì 67% dư nợ của ngân hàng dựa trên thế chấp bất đống sản.
Các con nợ thường ngưng trả tiền vay khi tài sản họ mất có trị giá thấp hơn tổng số tiền vay.

Nếu bong bóng bất động sản không nổ vì bất cứ lý do gì, sự trì trệ cho nền kinh tế sẽ kéo dài ít nhất 8 năm nữa.
Số lượng căn hộ tồn kho và các căn hộ đang xây dở dang phải mất đến 10 năm mới thanh lý hết.

"Tin vào chánh phủ và các công ty bất động sản? Nếu đây là “tử huyệt” như vài chuyên gia nhận định, thì “tử” là cái chắc. "
Alan Phan"


Những dự án đáng trì trệ, đang treo nên hủy bỏ hoặc chuyển sang mục đích sử dụng khác ( như làm nông nghiệp, sản xuất ...). Đừng cứu theo kiểu đổ tiền ra sông ra biển !
 
-Báo tài chính của Mỹ Bloomberg hôm Thứ Năm vừa qua có một bài ký sự khá dài về một trong những người giàu có nhất tại Việt Nam hiện nay mà tờ báo nói có trị giá tài sản ròng ước lượng $1.3 tỉ USD.

Ông Phạm Nhật Vượng, 44 tuổi, chủ tịch tập đoàn Vincom được mô tả là một trong những người giàu nhất Việt Nam có số tài sản ròng lên tới $1.3 tỉ USD. (Hình: Blomberg)
Ở một xứ sở nghèo khó, lợi tức đầu người trung bình chỉ có $1,300 USD/năm ông Phạm Nhật Vượng, 44 tuổi, từ đầu thập niên 2000 đến nay đổ tiền đầu tư vào các dự án xây dựng những khu nghỉ dưỡng, chung cư và thương xá trung và cao cấp. Giá bán một mét vuông ở những nơi đó rẻ thì từ $1,800 USD đến $2,500 và cao cấp ở trung tâm Sài Gòn (khu Eden cũ trên đường Tự Do gần trụ sở Quốc Hội cũ) bán với giá $8,000 USD.
Ông Vượng, theo các chi tiết ở trên báo chí trong nước cũng như trên Bloomberg khởi nghiệp từ sản xuất mì gói hiệu (Mivina), khoai bột và hơn một trăm sản phẩm thực phẩm khô khác tại Ukraina xuất cảng đi khắp nơi sau khi tốt nghiệp kỹ sư tại Nga.
Năm 2010, ông bán lại công ty LLC Technocom cho tập đoàn Nestle SA với giá bao nhiêu không được tiết lộ. Nhưng Bloomberg ước lượng thương vụ của công ty này, khi bán lại, khoảng $100 triệu USD/năm nên phỏng định trị giá công ty ông ta bán khoảng $150 triệu USD.
Tuy mới bán công ty Technocom hai năm nay nhưng ông đã trở về sống tại quê nhà và đầu tư xây dựng từ năm 2001, lập công ty đầu tư xây dựng du lịch khách sạn lấy tên Vinpearl. Từ năm 2002, ông thành lập Vincom chuyên phát triển các dự án bất động sản trung và cao cấp.
Hiện ông Vượng đang thực hiện 8 dự án xây dựng các tòa nhà đa dụng (mix-use) với vốn đầu tư lên đến $4 tỉ USD ở những địa điểm được coi như “đất vàng” ở các thành phố lớn nhất nước như Hà Nội, Hải Phòng, Ðà Nẵng và cả Hưng Yên, rất gần với Hà Nội.
“Người Việt hiện vẫn còn cất giấu rất nhiều vàng.” Ông Vượng nói trong cuộc phỏng vấn của Bloomberg. “Người Việt rất giống người Hoa. Họ không thể giữ vàng ở gầm giường mãi mà sẽ lôi ra để đầu tư. (Nhờ vậy) thị trường địa ốc sẽ bùng phát.”
Thị trường địa ốc tại Việt Nam từ hai ba năm qua được mô tả là “đóng băng” vì bán không được. Nhiều chục ngàn đơn vị chung cư hoặc tòa biệt thự bị bỏ hoang dù đang xây dựng dở dang ở cả Hà Nội và Sài Gòn. Nhiều đại công ty quốc doanh của nhà nước ở nhiều lãnh vực khác nhau đã nhảy vào đầu tư xây dựng thương xá, chung cư, biệt thự, hiện đang khốn đốn vì ế ẩm. Tiền đầu tư xây dựng mượn vốn ngân hàng với lãi suất rất cao, nay bán nhà không xong, không có tiền trả nợ. Ước tính tổng số nợ khó đòi của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam lên hơn 200 ngàn tỉ đồng.
Nhưng theo báo Bloomberg thuật lời một cố vấn đầu tư của công ty cổ phần đầu tư chứng khoán Viet Capital Securties thì lợi thế của ông Vượng là ông ta tập trung được vốn lớn trong một thời gian ngắn để thực hiện dự án nên đã không bị kẹt như nhiều đại gia khác.

“Nếu anh đưa cho tôi $10 tỉ đô la bây giờ, tôi sẽ đổ hết vào xây dựng vì còn rất nhiều nhu cầu.” Ông Vượng nói. “Nhu cầu xây dựng ở Việt Nam còn vô cùng lớn”.
Hai công ty Vinpearl và Vincom sát nhập cuối năm ngoái và ông Vượng trở thành chủ tịch hội đồng quản trị của tập đoàn Vingroup. Ông và bà vợ Phạm Thu Hương nắm giữ số cổ phần ước lượng 50% của tập đoàn này.
Theo các tài liệu và ước tính của Bloomberg, tập đoàn Vingroup có tài sản khoảng $1.7 tỉ USD và đang nợ khoảng $1.3 tỉ USD tính đến cuối năm 2011. Năm 2009, công ty ông đã bán cổ phần lấy $100 triệu USD và tháng 8 vừa qua dự tính bán một số cổ phần trên thị trường chứng khoán Singapore lấy $300 triệu USD để phát triển. Nhưng năm ngoái, công ty của ông đã hủy bỏ kế hoạch niêm yết cổ phần trên thị trường chứng khoán Singapore khi chỉ số chứng khoán nơi đó bị giảm mất 17%.
Theo các con số của Bloomberg đưa ra, tập đoàn của ông Phạm Nhật Vượng đang làm chủ một số diện tích đất rất lớn lên đến 10,200 ha đều là những khu “đất vàng” ở Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Ðà Nẵng, Nha Trang. Giúp cho ông đầu tư và phát triển, ông đã thuê công ty tư vấn McKinsey & Co.


Theo một bản tin của VNExpress ngày 6 tháng 1 năm 2012, vợ chồng ông Vượng và 3 anh chị em khác trong gia đình làm chủ một số cố phiếu trị giá tới 20,141 tỉ đồng.

Tòa nhà đa dụng Vincom ở Hà Nội. (Hình: Bloomberg)
Các con số thống kê của Bloomberg nêu ra nói từ cuối năm 2010 đến đầu năm 2011, tập đoàn Vingroup đã bán được từ 7,000 đến 8,000 đơn vị gia cư dù thời gian này ngành địa ốc ở Việt Nam cũng đang thời kỳ khốn đốn.
Bán những căn chung cư trung cao cấp cho ai?
Theo ước tính của công ty địa ốc thương mại CBRE (Mỹ) có mặt tại Việt Nam, để mua một căn chung cư cao cấp bán với giá $342,000 của tập đoàn Vingroup, người ta phải nhịn ăn nhịn tiêu suốt 242 năm. Nếu chỉ mua căn chung cư trung bình với giá chỉ có $72,000 USD người ta cũng phải nhịn đến 51 năm. Ðấy là với mức lợi tức trung bình của người dân ở Hà Nội và Sài Gòn cao gấp 6 lần so với mức lợi tức trung bình trên cả nước. (T.N.)
 
Phiên giao dịch ngày Thứ Hai là quan trọng để đánh giá xu hướng. Nếu hai chỉ số Index có thể tiếp phiên phục hồi với thanh khoản cải thiện, thị trường sẽ tiếp tục dao động tích lũy. Trong trường hợp ngược lại, thị trường sẽ theo xu hướng giảm điểm. Ngưỡng hỗ trợ gần nhất trong trường hợp này là mốc 385 điểm đối với Vn-Index; 52 điểm đối với HNX-Index.
Chiến lược đầu tư hiện tại có lẽ chỉ thích hợp với việc đầu tư những mã có vốn hóa lớn bên HSX
 
Sẽ có gói tín dụng dành cho người mua nhà

Theo một lãnh đạo của NHNN, để tháo gỡ khó khăn cho thị trường về phía NHNN có chủ trương đưa ra gói tín dụng riêng dành cho người mua nhà.
"Nguồn vốn hiện nay trong hệ thống ngân hàng vẫn còn dư. Tới đây, để kích cầu thị trường, ngân hàng sẽ có gói tín dụng riêng dành cho người mua nhà". Đây là ý kiến của ông Nguyễn Viết Mạnh – Vụ trưởng Vụ tín dụng Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Ông Nguyễn Viết Mạnh cho biết, ngay từ tháng 4, ngành ngân hàng hết sức chủ động đề xuất Chính phủ nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề hàng tồn kho. Phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ công thương, Bộ Tài chính tìm cách giải quyết các vấn đề về vốn, tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp trong đó có nhóm giải pháp hoãn, giãn nợ cho các doanh nghiệp....

Tuy nhiên, vấn đề hiện nay của thị trường đó là tình trạng dư cung lớn trong khi lượng cầu có khả năng thanh toán rất yếu. Cơ cấu rổ hàng hóa lộn xộn, bất động sản cao cấp nhiều trong khi phân khúc dành đại bộ phận người dân có thu nhập trung bình quá ít. Hiện nay trên thị trường gần như không có mua bán vì rổ hàng hóa chưa cân bằng.

"Vì vậy, Ngân hàng nhà nước đang nghiên cứu đưa ra gói tín dụng dành cho người mua nhà. Những cái cam kết của ngân hàng nhà nước, chúng ta sẽ dành nguồn vốn để cho những người mua nhà. Hi vọng, sự hỗ trợ của ngân hàng sẽ giúp thị trường luân chuyển và thị trường sẽ ấm dần lên", ông Mạnh nói.

Nhiều ý kiến cho rằng, mặc dù các ngân hàng thương mại đã công bố mức lãi suất cho vay ở mức 14%/năm tuy nhiên trên thực tế doanh nghiệp vẫn phải đi vay với mức lãi 17-20%/năm. Những chi phí vốn đã chiếm 40% thậm chí 50% giá thành bất động sản.

Về vấn đề này, ông Mạnh nói, nếu lãi suất ngân hàng mà chiếm tới 30-40% giá thành thì không ngân hàng nào dám thẩm định cho vay dự án, cá biệt có thể có một số dự án do tỷ lệ vay quá nhiều, quản lý dự án kém do vậy dự án kéo dài lãi mẹ đẻ lãi con. Còn ngân hàng khi cho vay dựa trên lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Ngân hàng chỉ còn một khoảng magin 2-3%.

Do vậy, lãi suất cao vào thời điểm lãi suất huy động cao thì lãi suất cho vay cũng phải cao. Tuy nhiên, lãi suất giảm xuống thì ngân hàng cũng phải điều chỉnh giảm. Lãi suất ngân hàng là theo thị trường chứ không có chuyện thích điều chỉnh cao là được.

Vấn đề chính sách của ngân hàng trong việc này ông Mạnh cho biết thêm rằng, Ngân hàng nhà nước cho các tổ chức tín dụng sử dụng 30% vốn ngắn hạn để cho vay đầu tư dài hạn. Cho vay nhà ở là đầu tư dài hạn bởi cho vay mua nhà thời gian trung bình 5-10 năm thậm chí 20 năm trong khi đó, lãi suất có thời điểm biến động mạnh thì đa số khách hàng lại chỉ gửi tiền với thời hạn 12 tháng. Đây cũng là bài toán khó của ngành ngân hàng.

Tuy nhiên, ngân hàng nhà nước cũng sẽ tiếp tục nỗ lực để đưa ra nhiều giải pháp. Những gì vượt quá khả năng thì Ngân hàng nhà nước sẽ phối hợp các Bộ ngành liên quan để tìm cách tháo gỡ cho thị trường bất động sản.
Theo VnMedia
 
Hôm nay có 1 cô sang bên CTCK X giao dịch, sau khi nghe chuyện 1 lúc mới ớ ra em trai cô cũng đang làm giám đốc công ty chứng khoán nhỏ. Nhiều người sẽ thắc mắc vì sao cô không giao dịch ở công ty chứng khoán của em trai đang làm giám đốc để được hướng ưu đãi khách VIP. Nhưng khi tôi hiểu rồi thì chợt thoáng một lỗi buồn, buồn vì tư duy lãnh đạo 1 số công ty chứng khoán, buồn vì đạo đức nghề nghiệp, buồn vì cách điều hành và quản lý thị trường đang làm mất niềm tin nhà đầu tư.
 
về vấn đề thuộc nhiệm vụ của Chủ tịch nước.

Việc bổ sung quy định này, theo Ủy ban, là nhằm thực hiện nguyên tắc “kiểm soát” quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đồng thời phù hợp với vị trí, vai trò và thẩm quyền của Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước; người đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ, và căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác.
 
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV (HOSE: BID) công bố báo cáo tài chính riêng lẻ quý 3/2012 với lợi nhuận sau thuế 196 tỷ đồng. Với quy mô vốn điều lệ hơn 23,000 tỷ đồng và tổng tài sản 456,442 tỷ đồng, nhưng BIDV chỉ đạt lợi nhuận 196 tỷ đồng trong quý 3/2012 chủ yếu do phải bù đắp chi phí hoạt động và dự phòng rủi ro tín dụng quá lớn.
 
Thống đốc: Chưa thể hứa gì về xử lý nợ xấu
Thứ Ba, 30/10/2012, 16:19RSSGửi emailIn tin
Tỷ lệ nợ xấu tăng trong những tháng đầu năm, nhưng từ tháng 6 trở lại đây tốc độ tăng đã chậm lại, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết.
Tại phiên họp Quốc hội chiều nay (30/10), có ý kiến của đại biểu phản ánh con số nợ xấu chưa thống nhất. Cụ thể, các tổ chức ngân hàng báo cáo là 4%, tại kỳ họp thứ 3, Thống đốc lại nói 10%, hiện nay Báo cáo của ngân hàng Nhà nước là 8,6%.

Liên quan đến vấn đề này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình cho biết, nợ xấu không phải con số cố định mà là yếu tố biến động theo thời gian. Tiêu chí đánh giá nợ xấu của Việt Nam được đánh giá phù hợp với tiêu chí quốc tế, nhưng ngay cả ở Việt Nam và quốc tế thì cũng không có bộ quy định thống nhất nào về nợ xấu, vì vậy việc đánh giá nợ xấu vừa mang tính định lượng và định tính.

Song, theo Thống đốc, con số xác định nợ xấu của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đó là có giá trị tham khảo nhất, vì vậy, Thống đốc cho rằng, con số xác định nợ xấu mà NHNN đưa ra là con số có cơ sở nhất.

Với con số nợ xấu này, từ đầu năm đến nay, Thống đốc đánh giá diễn biến nợ xấu phù hợp với diễn biến của kinh tế vĩ mô. Tỷ lệ nợ xấu tăng trong những tháng đầu năm, nhưng từ tháng 6 trở lại đây tốc độ tăng đã chậm lại, ông nói.

Về xử lý nợ xấu, người đứng đầu ngành ngân hàng cho rằng, đây là công việc của cả nền kinh tế, có sự phối hợp của các cơ quan. Ví dụ, nếu là nợ xấu của ngân hàng với doanh nghiệp, thì trước tiên ngân hàng phải có trách nhiệm xử lý với doanh nghiệp. Tuy nhiên, riêng hàng tồn kho lớn cũng là nợ xấu.

Có ý kiến đại biểu cho rằng để hàng tồn kho làm tài sản thế chấp, nhưng ngay hàng tồn kho đó cũng là hàng thế chấp với khoản vay đó rồi. Vì vậy, việc xử lý hàng tồn kho sẽ đóng góp quan trọng trong xử lý nợ xấu của ngân hàng. Ngoài ra, xử lý được nợ đọng xây dựng cơ bản (khoảng 90 nghìn tỷ đồng), nợ xấu trong bất động sản thì sẽ góp phần vào xử lý nợ xấu.

Theo Thống đốc, hiện NHNN đã xây dựng xong đề án xử lý nợ xấu và đã liên hệ với Văn phòng Trung ương Đảng để Chính phủ báo cáo đề án này với Bộ chính trị, vì trong đó có rất nhiều nội dung liên quan thẩm quyền Chính phủ nhưng có nội dng liên quan thẩm quyền của Quốc hội và các cơ quan khác.

"Chúng tôi hy vọng cùng đề án này và sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, ban ngành trung ương, địa phương thì chúng ta có cơ sở vững chắc để xử lý được nợ xấu. Còn với tư cách là Thống đốc NHNN, tôi cũng không thể hứa gì về việc xử lý nợ xấu này", Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói.

Ông cho rằng, việc xử lý nợ xấu phải là một quyết tâm chính trị của cả hệ thống. Do vậy, chúng ta không thể đơn phương. Tuy nhiên, theo Quyết định 254, đến năm 2015 sẽ đưa nợ xấu của hệ thống ngân hàng về dưới 3% theo đúng thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
 
Thời cơ đã đến vào hàng thôi bác nào đã có hàng ngồi im bảo đảm cuối tuần mở TK ra tá hỏa vì đã tăng đến 20% giá trị danh mục.

Chú ý: Đến cả vợ e nó cũng còn than vãn a ơi TT chán quá là biết rồi,không xúc là không được đi ngược lời vợ xúc...chỉ báo 100% chính xác
 
Đồng quan điểm với L’Humanité, báo Le Monde, trong bài xã luận đề tựa « Người cha già Ôn Gia Bảo làm suy yếu đảng Cộng sản Trung Quốc », cũng nhận định rằng, các cuộc tranh giành quyền lực ngay trong lòng đảng Cộng sản Trung Quốc, không những thể hiện rõ qua vụ án Bạc Hy Lai, mà còn cho thấy các vụ đấu đá để bảo vệ các lợi ích của những gia đình khác nhau trong giới cầm quyền.

Đối với đại đa số người dân Trung Quốc, ông Ôn Gia Bảo được ví như là người « cha già đáng kính». Ông đã chiếm được cảm tình của người dân vì những mối bận tâm mà ông luôn dành cho những người nghèo khổ nhất.

Kể từ khi lên cầm quyền cách đây mười năm, không một cái Tết nguyên đán nào hay một thảm họa thiên nhiên nào xảy ra mà không có sự có mặt của ông để động viên những người công nhân di cư hay để an ủi các nạn nhân trong vụ các thảm họa thiên nhiên. Giản dị, gần gũi là những gì người dân ghi nhận được từ vị thủ tướng.

Ông Ôn Gia Bảo còn nổi bật với các bài diễn văn kêu gọi chống tham nhũng. Vào năm 2007, ông từng kêu gọi các nhà lãnh đạo cao cấp không nên để các thành viên trong gia đình, bạn bè và người thân của mình lợi dụng ảnh hưởng chính trị để trục lợi.

Thế nhưng, bài điều tra do New York Times đăng tải đã giáng vào ông một đòn chí mạng. Theo Le Monde, bài điều tra đó đã xác nhận những gì mà nhiều người nghi ngờ : gia đình thủ tướng đã lợi dụng vị thế của « cha già » để làm giàu. Tác động của vụ việc thật tàn khốc khi chỉ còn có mười ngày nữa là khai mạc đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 18.

Sự việc cho thấy rõ con cái của giới « quý tộc đỏ » đang nắm giữ khối kinh tế của đất nước. Và chính sách gia đình trị đang làm suy yếu dần đảng Cộng sản Trung Quốc, hiện phải đối mặt với làn sóng bất bình ngày càng dâng cao và phải tìm cách giảm sự bất công ngày càng rõ nét trong lòng xã hội Trung Hoa.

Nếu như vụ án Bạc Hy Lai cho thấy có sự đấu đá trong nội bộ, thông tin tiết lộ trên nhật báo Mỹ cũng giải thích rõ các cuộc chiến đang xảy ra trong lòng nội bộ Đảng Cộng sản Trung Qu ốc chỉ nhằm bảo vệ lợi ích của nhiều gia đình quyền lực khác nhau.

Cuối cùng, bài xã luận nhắc lại lời kết luận của Tưởng Giới Thạch, trước khi bị Mao Trạch Đông đánh bại, về thế khó xử mà giới chính khách Trung Quốc luôn phải đối mặt. Ông nói : Chống tham nhũng thì mất đảng ; nhưng không chống thì mất nước ».

Thủ tướng Trung Quốc phản ứng bài điều tra về tài sản của ông

Cũng theo báo Le Monde, thì Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã lên tiếng phản ứng, phủ nhận mọi lời cáo buộc của tờ New York Times, cho rằng các thành viên trong gia đình ông sở hữu nhiều tài sản với tổng trị giá lên đến 2,7 tỷ đô-la. Le Monde còn cho biết là chính quyền Bắc Kinh trước đó đã cố can ngăn việc đăng nhưng không thành.

Hai ngày sau khi nhật báo Mỹ đăng bài điều tra về tài sản kếch sù của thủ tướng Trung Quốc, hôm thứ bảy 27/10/1012 vừa qua, thủ tướng đã có những phản ứng đầu tiên, thông qua hai vị luật sư của mình.

Theo nội dung bản thông cáo, hai vị luật sư tại Bắc Kinh đã phủ nhận hoàn toàn mọi lời cáo buộc cho là mẹ ông Ôn Gia Bảo đang nắm giữ trong tay số cổ phiếu lớn trị giá khoảng 120 triệu đô-la và phủ nhận vai trò của thủ tướng trong các hoạt động kinh doanh của các thành viên trong gia đình. Cả hai vị luật sư tuyên bố sẽ tiếp tục làm sáng tỏ những lời cáo buộc dối trá đó và có thể sẽ kiện tờ báo ra công lý.

Theo Le Monde, những thông tin tiết lộ trên đã bị kiểm duyệt chặt chẽ tại Trung Quốc. Tuy nhiên, trên các trang mạng xã hội trong nước, các cư dân mạng vẫn tiếp tục bình phẩm và nhắc lại tại Trung Quốc, ai cũng biết chuyện bà thủ tướng phu nhân và con trai của ông đang nắm trong tay những ngành kinh doanh béo bở. Một bài điều tra gây phiền hà cho thủ tướng, người chiếm được nhiều cảm tình của dân chúng, theo như nhận xét của Le Monde.

Tờ New York Times còn tiết lộ rằng chính quyền Bắc Kinh đã cố can ngăn tòa soạn đăng bài viết. Lãnh sự Trung Quốc tại Washington đã đến gặp giám đốc tòa soạn trước khi bài viết được đăng lên. Để biện hộ cho việc đăng bài, và phản đối ý kiến cho là đã bị điều khiển bởi phe chính trị đối lập với Ôn Gia Bảo, David Barboza, thông tín viên tờ báo tại Thượng Hải giải thích rằng ông đã làm việc về chủ đề này từ một năm nay và hàng ngàn trang tài liệu đã được tòa soạn New York Times đặt hàng từ các luật sư chuyên về đăng ký doanh nghiệp.
 
"......bằng chứng của sự thành công là ngân hàng đã mua được 60 tấn vàng từ dân để đưa và số tiền này chạy vào phục vụ nền kinh tế, ngoài ra tỷ giá usd được giữ vững và còn có xu hướng giảm...thuận lợi cho NHNN mua usd , dự trữ ngoại hối tăng..." lược trích theo VTV1 lúc 12h15.
 
Muốn cứu BĐS, NH mà tìm cách móc của dân thì cũng chỉ đến một lúc nào đó thôi. Với bội chi NS thế này đảm bảo với cậu in tiền hết công suất luôn
 
Chủ tịch Quốc hội: 'Có lẽ chưa tăng lương được'






Đề xuất tăng lương 100.000 đồng của Chính phủ không nhận được nhiều ý kiến tán đồng tại nghị trường chiều 31/10 và theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nếu có tăng, chỉ nên chọn lọc với một số đối tượng.

Phiên thảo luận về ngân sách Nhà nước chiều 31/10 tại hội trường Quốc hội, vấn đề tăng lương tối thiểu một lần nữa lại được đặt ra. Nhưng thay vì sự ủng hộ tuyệt đối, đề xuất của Chính phủ về việc điều tiết 20.700 tỷ đồng từ các nguồn khác để chi cho tăng lương, lại vấp phải nhiều ý kiến băn khoăn, lo lắng từ phía đại biểu.
Để có thể đảm bảo tăng lương theo lộ trình lên 1,3 triệu đồng ở thời điểm 1/5/2013, ngân sách nhà nước cần bố trí 60.000 - 65.000 tỷ đồng, chưa kể 29.000 tỷ đồng thực hiện mức lương tối thiểu 1,05 triệu đồng hiện nay và phụ cấp công vụ 25%. Với lý do số tiền này vượt khả năng cân đối ngân sách 2013, đầu kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII, Chính phủ đã đề xuất lùi thời hạn tăng lương.
"Tuy nhiên để đáp ứng nguyện vọng của người hưởng lương, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Thủ tướng chỉ đạo dự kiến trình Quốc hội xem xét phương án tăng lương ngay", Bộ trưởng Vương Đình Huệ trình bày trong phiên thảo luận kinh tế xã hội sáng 31/10.
Phương án đề xuất của Chính phủ có thay đổi so với ban đầu, theo đó tiền lương tối thiểu cho 8 triệu người gồm cán bộ công chức, viên chức, cán bộ nghỉ hưu, người có công sẽ tăng 100.000 đồng một tháng, chứ không phải tăng 250.000 đồng, áp dụng từ 1/7/2013, chậm 2 tháng so với lộ trình. Theo Bộ trưởng, tổng số kinh phí dành cho phương án tăng lương này là khoảng 20.700 tỷ đồng, chủ yếu được điều tiết từ giảm đầu tư công (10.000 tỷ đồng), phát hành trái phiếu Chính phủ, tiết kiệm chi ngân sách trung ương 10% (khoảng 1.600 tỷ đồng), và giảm chi hoàn thuế giá trị gia tăng.
Chia sẻ với VnExpress.net, Bộ trưởng Tài chính - Vương Đình Huệ so sánh ngân sách nhà nước như một tấm chăn, “co đầu này thì đầu kia sẽ thiếu”. Do vậy, việc thu, chi, giảm chi đều phải hết sức căn cơ.
"Dường như sức ép từ phía công chúng khiến Chính phủ phải thay đổi ý kiến của mình, từ chỗ ngừng tăng lương theo đúng lộ trình lên 1,3 triệu đồng rồi chuyển thành chỉ tăng lên 1,15 triệu đồng và lùi thời gian thực hiện hai tháng. Nhưng quả thật ngân sách khó khăn thế này, nguồn đâu mà tăng lương", lãnh đạo một ủy ban của Quốc hội chia sẻ với VnExpress.net bên hành lang chiều 31/10. Theo vị này, nếu Chính phủ điều tiết từ nguồn đầu tư phát triển cho tăng lương hoặc thậm chí phải dùng biện pháp vay nợ để tăng lương, thì vi phạm các quy định về chi tiêu ngân sách.
Tại hội trường, nhiều đại biểu cũng chung quan điểm. Đại biểu Trần Quang Chiểu cho rằng vốn đầu tư phát triển 180.000 tỷ đồng cho năm 2013 đã là mức thấp nhất trong các năm và phần lớn chưa nhìn tới mục tiêu trung dài hạn, nay nếu cắt tiếp sẽ không thể đảm bảo phát triển kinh tế xã hội.
"Trong điều kiện cân đối ngân sách hết sức khó khăn, Quốc hội cần tính toán, xử lý hài hoà, tuy nhiên quan trọng hơn phải đảm bảo cân đối ngân sách trong ngắn và trung hạn. Xử lý hỗ trợ có trọng tâm trọng điểm", đại biểu Chiểu đề nghị.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đức Kiên cho biết rất vui mừng khi Bộ trưởng Tài chính hứa tăng lương, nhưng ông cũng lo lắng khi nhìn vào thực tế thu chi ngân sách. "Nhìn cân đối trong bảng chi ngân sách, không hiểu chúng ta co kéo từ đâu để có nguồn tăng lương. Nếu co kéo giảm chi đầu tư xuống 130.000-140.000 tỷ đồng sẽ không đủ đầu tư phát triển", ông nói.
Ông đề nghị Chính phủ có báo cáo đánh giá tác động tổng thể việc tăng lương này sẽ ảnh hưởng thế nào tới doanh nghiệp nhất là khi họ đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay, lại phải tăng chi trợ cấp xã hội cho người lao động.
Cùng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, đại biểu Nguyễn Bắc Việt còn lo lắng về nhiều lệ lụy như lương tăng ít giá tăng nhiều, chênh lệch thu nhập giữa các thành phần trong xã hội và lương tăng mà trách nhiệm của công chức với dân, với công việc không tăng tương ứng.
"Nếu vẫn quyết tăng lương thì phải tăng thu, tiết kiệm chi. Không đủ nguồn thì theo tôi chỉ quan tâm tới nhóm đối tượng chính sách và cán bộ xã thôn. Bên cạnh đó, phải nâng tinh thần trách nhiệm của cán bộ công chức trong công việc và phục vụ dân. Đồng thời tăng cường quản lý giá cả thị trường", ông đề xuất.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc hiển cho biết sẽ họp với Chính phủ trong vài ngày tới về kế hoạch tăng lương. Ảnh: N.A
Đại biểu Võ Thị Dung cũng kêu gọi tinh thần gương mẫu trong cả hệ thống chính trị nhằm tiết kiêm chi tiêu, coi đó là một phần trách nhiệm với dân, với nước. Nghẹn giọng kể lại câu chuyện các bệnh nhân ở một bệnh viện địa phương phải sống trong điều kiện khó khăn, chỉ dám ăn 2 bữa một ngày, bà đề nghị nếu có tăng lương chỉ nên tập trung cho những đối tượng khó khăn.
Trước những ý kiến đóng góp của đại biểu, trong phần phát biểu kết luận phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng cần xem xét lại kế hoạch điều chỉnh lương trong năm 201.
"Ngân sách do Quốc hội quyết định, tôi đề nghị có lẽ chúng ta chưa thể tăng lương được. Dù thế nào chúng ta phải tiết kiệm triệt để và dành phần tiết kiệm đó để chi cho các đối tượng khó khăn, số tiền này có thể không tới hai mươi mấy nghìn tỷ để tăng lương như Bộ trưởng Tài chính đề xuất", ông nói.
Cần được tăng lương và phụ cấp nhất lúc này, theo Chủ tịch Quốc hội là những đối tượng chính sách, các cụ hưu trí và một bộ phận công chức thu nhập dưới 2-3 triệu đồng mỗi tháng.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho VnExpress biết Ủy ban sẽ tổng hợp ý kiến từ các đoàn đại biểu và làm việc với Chính phủ trong vài ngày tới để đưa ra phương án hợp lý và trình Quốc hội thông qua vào cuối kỳ họp. “Dù có theo phương án nào thì cũng sẽ phải báo cáo lại với Quốc hội.
Trong phiên thảo luận về kinh tế xã hội buổi sáng, ông Huệ cũng đã thay mặt Chính phủ đề xuất phương án tăng lương tối thiểu trong năm 2013 thêm 100.000 đồng so với mức 1,05 triệu đồng hiện nay. Ngân sách dự kiến sử dụng cho kế hoạch này tương đương 20.700 tỷ đồng, được lấy từ việc giảm chi đầu tư 10.000 tỷ, phát hành trái phiếu và giảm chi thường xuyên. Đây được Chính phủ xem là giải pháp “hợp lý và khả thi nhất” sau khi cho biết không thể bố trí được khoảng 60.000 tỷ đồng để tăng lương lên 1,3 triệu đồng kể từ 1/5 năm sau.
Kết quả thăm dò ý kiến do VnExpress tiến hành từ 15h ngày 31/10 cho thấy, chỉ hơn 5% độc giả tham gia hài lòng với phương án tăng lương tối thiểu và cho rằng tăng lương giúp họ cải thiện thu nhập. Gần 56% cho rằng mức tăng 100.000 đồng như đề xuất của Chính phủ là không đáng kể trong khi hơn 39% còn lại lo ngại tăng lương sẽ khiến vật giá leo thang
 
Lý do khiến chị quay lại cuộc chơi từ bữa đến giờ đã có gì thay đổi chưa ạ?


Chưa em ạ,

Tiền mặt bây giờ còn đúng 1 cửa để Chửa thôi.
Không mua/bán cp từ nay tới 12/2012 thì cũng ko có gì để ăn cơm uống nước hàng ngày. Còn năm sau thì lại chuyện của năm sau ...tính

vàng vật chất thì không hợp với chị, vả lại muốn tham gia hiệp hội thì phải tìm được Tấn tiền giấy để xin được Bảo hộ vì chị không có quan hệ giai tầng tương xứng để thảo luận bàn tròn hợp tác.
 
Trogn bài PV của bác Tâm hôm ở nghị trường thấy bác khoe bác chỉ nợ hơn 500 triệu, trong khi VĐL (hoặc thậm chí VCSH) của 2 tập đoàn của bác ấy là gần 20k tỷ

trong khi soi lại và thông tin 1 số báo đưa bác ấy nợ hơn 500 triệu usd thật, trong khi VĐL cugnx chỉ tương đương, trong khi 2 cty này của bác ấy đều đang lỗ lũy kế (âm VCSH)

Link: http://vinacorp.vn/news/tong-hop-co-...-kbc/ct-535810

thế là sao nhể, bác ấy nói nhầm hay báo nge nhầm ?
 
Một số bị can đã khai nhận từ đầu đến giữa năm 2011, từ khoản tiền có được do tham ô, họ có trích ra gần 220 triệu đồng để bồi dưỡng cho 15 cán bộ chủ chốt tại ViettinBank Việt Nam, trong đó có Chủ tịch HĐQT Phạm Huy Hùng, Tổng giám đốc Nguyễn Văn Thắng và bốn Phó tổng giám đốc, lần lượt là các ông: Nguyễn Văn Du, Bùi Như Ý, Võ Minh Tuấn và Trần Kiên Cường.

Anh Hùng nổ nguy rồi!

Lại phải để râu giống anh Tâm rồi
 
Trung Quốc: Tình cảnh đáng sợ của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới



Dù đã liên tục phát triển với một tốc độ rất cao, nhanh chóng vượt mặt những cường quốc như Anh, Đức, Nhật để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng không thể ngờ rằng đến nay, hơn một nửa số gia đình của đất nước này đang lâm vào cảnh “không một xu dính túi”.

Vực sâu ngày càng sâu

Tại diễn đàn kinh tế quốc tế vừa diễn ra tại thành phố Thành Đô, Trung Quốc hôm 13/10 vừa qua, giáo sư Cam Lê, chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu và điều tra tài chính hộ gia đình Trung Quốc, kiêm Viện trưởng Viện Kinh tế học thuộc trường ĐH Tây Nam đã tiết lộ một thông tin khiến gần như toàn bộ các đại biểu tham dự phải choáng váng: Khoảng gần 10% số gia đình thuộc tầng lớp thượng lưu Trung Quốc đang nắm giữ tới hơn 75% số của cải của toàn xã hội Trung Quốc.

Bên cạnh những người ngày càng giàu lên, số người bị bần cùng hóa ở Trung Quốc cũng đang gia tăng với tốc độ chóng mặt.

Nhưng đó chưa phải là điều tồi tệ nhất. Bản báo cáo mang tên “Điều tra tài chính của các gia đình Trung Quốc” do giáo sư Cam trình bày tại hội nghị đã “giáng một cú đấm” chí tử nữa vào cái gọi là sự phồn vinh của xã hội Trung Quốc và sức mạnh của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Báo cáo cho biết, tính đến hết năm 2011, khoảng 55% số hộ gia đình Trung Quốc hầu như không có chút của cải tích trữ nào. Nếu so sánh với con số 10%-17% vừa nói ở trên, không khó để tất cả cùng nhận ra rằng Trung Quốc đang lâm vào một tình thế khá nguy hiểm: Sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra quá nhanh và sâu sắc đủ để nhấn chìm quốc gia này vào những hệ lụy khó có thể lường trước, thậm chí là sự đổ vỡ không gì cứu vãn nổi.

Sẽ có những người lên tiếng phản biện rằng chuyện phân hóa giàu nghèo ở khoảng cách xa như vậy không phải là hiếm trên thế giới. Thậm chí người ta còn chưa quên phong trào “Chiếm phố Wall” hồi năm 2011 của những người được cho là đại diện cho 99% dân số Mỹ nhưng chỉ nắm giữ gần 10% của cải của đất nước này. Có điều, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo thì nước Mỹ vẫn còn phải “ngả mũ chào thua” Trung Quốc hiện nay. Theo thống kê đến cuối năm 2011, 19% số gia đình được coi là giàu, chiếm 50,5% tổng mức của cải của nước Mỹ hay 20% số gia đình giàu của nước Mỹ đã chiếm giữ 85% tổng mức của cải của toàn xã hội. Thêm vào đó, sự chênh lệch và khoảng cách giàu nghèo ở Trung Quốc khác hẳn Mỹ với những ẩn chứa nguy hiểm.

Cừu phú và cừu quan

Mới đây, tờ Sankei (Nhật) đã đăng tải bài phân tích của tiến sỹ Thạch Bình, nhà nghiên cứu người Nhật gốc Hoa về hệ quả của sự phân hóa giàu nghèo ở Trung Quốc.

Theo tiến sỹ Thạch Bình, xét về mặt kinh tế thì nhu cầu trong nước vốn được coi là lực hấp dẫn của tăng trưởng kinh tế sẽ khó có cơ hội phát triển ở Trung Quốc trong những năm tiếp theo. Đây là điều dễ nhận thấy bởi các nhà kinh tế hay doanh nghiệp sẽ chẳng dám mong đợi nhiều ở một nền kinh tế mà ở đó có tới 55% số hộ gia đình “không một xu dính túi” trong khi 10% số gia đình giàu có, nắm giữ 75% số của cải lại đang có xu hướng tiêu dùng số của cải ấy ra nước ngoài.

Một tổng kết mới đây trên tờ Thời báo Hoàn cầu cho thấy người giàu nước Mỹ bỏ rất nhiều tiền làm từ thiện, trong khi người giàu ở Trung Quốc lại bỏ tiền ra để… chạy ra nước ngoài.

Người giàu nước Mỹ có khuynh hướng kiếm được càng nhiều tiền thì càng tự giác trả lại xã hội. Nhiều người giàu có ở Trung Quốc hiện nay sợ đến một ngày tỷ lệ chênh lệch giàu-nghèo sẽ được san bằng, nên lũ lượt tìm cách di chuyển ra nước ngoài.

Theo điều tra mới đây của Viện nghiên cứu chất lượng tài sản Trung Quốc, 67% tầng lớp giàu có ở Trung Quốc đang dự tính mua hoặc đã mua bất động sản ở nước ngoài. Chỉ cần nhìn vào con số này người ta cũng có thể thấy “huyền thoại tăng trưởng kinh tế bền vững” của Trung Quốc sắp sửa trở thành một câu chuyện cổ tích.

Nhưng, tác động kinh tế chỉ là một khía cạnh. Những hệ lụy xã hội bất ổn mới là điều nguy hiểm mà các nhà lãnh đạo thuộc thế hệ sắp tới của Trung Quốc đang phải rất đau đầu tìm cách hóa giải. Khi sự phân hóa giàu nghèo ngày càng gay gắt thì sự xung đột giữa các nhóm dân cư vì thế cũng gia tăng một cách đáng kể. Trong những năm gần đây, xã hội Trung Quốc đã xuất hiện một “thuật ngữ” mới: Cừu phú (kẻ thù là những người giàu). Nó cho thấy một phần lớn những người thuộc nhóm 55% kia đang coi những nhà giàu là kẻ thù của họ và họ sẵn sàng “chiến đấu không khoan nhượng” để đòi lại chút “công bằng”.

Bài viết của tiến sỹ Thạch Bình cho biết, tâm lý căm ghét kẻ có tiền của đang dần trở nên phổ biến và lây lan rất nhanh trong xã hội Trung Quốc. Tại các cuộc biểu tình bài Nhật hồi tháng trước liên quan đến căng thẳng giữa 2 quốc gia quanh vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, những chiếc xe hơi Nhật đã bị đập phá một cách không thương tiếc. Nhìn bề ngoài, người ta cho đó là sự giận dữ của người Trung Quốc với Nhật Bản nhưng thực tế, có một lý do sâu xa hơn là sự bất mãn lên đến đỉnh điểm và bùng nổ của những người nghèo đối với tầng lớp giàu có, những kẻ đang hưởng thụ sự xa xỉ được mua ở những siêu thị hàng hóa Nhật Bản.

Bên cạnh “cứu phú”, người Trung Quốc còn sáng tạo thêm một cụm từ nữa là “cừu quan” với ý nghĩa tương tự. Với người dân Trung Quốc, các quan chức giàu có chủ yếu nhờ vào sự tham nhũng, hối lộ và lạm quyền để làm giàu cũng là kẻ thù của họ. Cuộc điều tra mới đây của chính tờ Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc) về tình trạng tham nhũng, 70% số người trả lời đã cho rằng “tham nhũng ở nhóm quan chức có quyền hành ở Trung Quốc là vô cùng nghiêm trọng” và có tới 87% tỏ thái độ căm ghét với hành vi lạm dụng chức quyền để làm giàu cá nhân hay gia đình riêng.

Những thực trạng đáng sợ này đang khiến các nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc lo sợ. Cách đây 10 năm, ông Hồ Cẩm Đào đã giương cao biểu ngữ “Xây dựng một xã hội Trung Quốc hài hòa” nhưng những con số lạnh lùng này cho thấy kế hoạch của ông chủ tịch Trung Quốc đã hoàn toàn phá sản.

Liệu chính phủ sắp tới của Trung Quốc ra đời sau Đại hội 18 vào ngày 8/11 tới đây có phép thần nào để hóa giải mối nguy này hay không?
 
Back
Top