Dệt may - con đường nhiều thách thức

vinatex

Well-Known Member
DỆT MAY VIỆT NAM, CÂU CHUYỆN EM KỂ

Loay hoay với con thoi, khung cửi ấy thế cũng ngót chục năm ròng. Kể thời gian trôi đi nhanh quá là nhanh. Nghề dệt may này không biết có gì để kể không, chứ gần đây thấy mấy anh đầu tư cứ xoăn xoe trông ngó. Em thì ngày này qua ngày khác loanh quanh từ đầu xưởng đến cuối xưởng, chả biết ở ngoài thiên hạ đang làm gì, nên cũng chả thấy có gì hay lắm. Cái nghề này cắm mặt xuống là thấy mông công nhân mà ngửng lên giời ôi thôi toàn bụi vải. Sáng thì tất bật đi làm, mà làm thì cày ngang cuốc dọc, đặc biệt lúc có đơn hàng chậm tiến độ thì trợn mắt lên như máy ủi. Hết tăng ca, tăng kíp chạy kịp ngày, lại còn ôm thêm bao chuyện giời ơi đất hỡi, cái kim, sợi chỉ cũng phải lo...Thấy nó cứ chán chán là...

Từ ngày có mấy anh áo trắng, quần tây, có mác là nhà đầu tư hay quỹ gì đó đến, em mới thấy cuộc đời ở ngoài có nhiều điều mới lạ. Giờ em mới biết là tại sao cái nhà máy tầm thường của em lại có người quan tâm đến thế. Có cái TPP gì đó khá to tát, mở đường cho ngành của em mai này lên hương đời mới. Tiếp chuyện với các anh ấy, mới thấy cả một chân trời sáng bừng trước mặt. Từ đó, sau giờ làm vất vả, em cặm cụi lò mò trên Google để trả lời câu hỏi tại sao lại thế. Thế là cả không gian, thế giới xoay vần, em như trở thành một người mới háo hức đi tìm cả kho kiến thức bên ngoài. Cuộc sống không còn giới hạn quanh bốn bức tường và các cô công nhân ngày ngày lụi hụi may với vá. Bên ngoài là cuộc sống toàn cầu, đang phẳng dần đến từng ngõ ngách.

Và cũng nhờ các anh ấy, em biết đến chứng khoán. Nói thì hơi ngượng với các bác, chứ em còn mới ti toe, chả biết gì mấy, nhưng hàng ngày vào đây hóng cũng thấy vui vui. Nhờ Internet đến mọi nhà, từng con điện thoại, em cũng tập tành đặt lệnh rồi lên diễn đàn nghe ngóng. Cũng ăn được tí, rồi cũng bị thị trường vùi dập, nhưng thấy nó rất hay, hay hơn cái xưởng ồn ào, bụi bặm của em nhiều. Các bác trên đây rất vui tính, chứ không dùi đục như xưởng em. Về độ nhí nhảnh con cá cảnh có khi còn hơn mấy cô công nhân trẻ...Hóng nhờ các bác mãi, rồi một hôm nghĩ lại, em cũng phải kể cái gì để làm quà cho mọi người. Chả có gì, thì cứ đem câu chuyện của mình ra để kể, biết đâu lại vui tai với một số bác..

Câu chuyện của em là câu chuyện của ngành dệt may, một ngành nhiều năm nay luôn cố gượng lên vượt qua bụi cỏ, nhưng vẫn ôm giấc mơ hóa rồng bay cao ngày nào đó...
 
Last edited by a moderator:
Sức mạnh của Trung Quốc

Hi hi, nói đến Khựa thì không thích lắm, và em biết có nhiều bác cũng không thích như em. Nhưng vòng qua vòng lại, vẫn phải thừa nhận sự thật là sức mạnh của họ lớn nhất trong ngành dệt may toàn cầu. Hic hic, thích hay không thì nó cũng chẳng ảnh hưởng đến thực tế. Em nói các bác chả tin, lại có người còn cật vấn nhưng Tàu thì món này mạnh lắm. Trong các thương hiệu thời trang tên tuổi của thế giới, hiếm có thể định vị được cái tên nào của Trung Quốc, nhưng nói đến sản xuất, sức ảnh hưởng toàn ngành của họ vô cùng lớn.

Câu chuyện đầu tiên em được bắt đầu kể về hàng hiệu. Hàng hiệu là oai lắm đấy. Mấy anh áo trắng cổ cồn, hồi mới xuống nhà máy em cũng có tí trịnh trọng. Quần áo cũng Lacoste, giày Prada gì gì đó. Ở ngoài chắc oách xà loách vì nghe nói nó mắc tiền. Mà dân mình thị trọng của cải, cứ thấy kêu đắt, chẳng biết có giá trị gì hay không cũng thấy người cao thêm vài thước, nói năng rõ đĩnh đạc, oai vệ hơn người. Dưng dân trong nghề bọn em thì chả thấy lạ lẫm gì. Đừng nói hàng nhái, hàng xịn luôn, may gia công trong nhà máy em bọn em bốc vác, ném uỳnh uỵch chứ kiêng nể gì mà vuốt ve, động tí là sợ nhàu cái áo hàng hiệu...

Những thương hiệu thời trang nổi tiếng, trong quá trình mở rộng sản xuất, đã đẩy nhanh sản lượng bằng việc thuê gia công tại các nước có nhân công giá rẻ. Làn sóng lần đầu cách đây nhiều năm là gia công may tại các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc. Thời kỳ đó đi qua, giờ đây, các xưởng gia công được chuyển về các nước nghèo, có giá nhân công thấp hơn như Việt Nam, Campuchia, Bangladesh, Pakistan...Những sản phẩm có thương hiệu cũng dần được phổ cập qua nhiều hình thức tại các quốc gia đó. Các chúng dân thành thị ta nhanh chóng được hít hà các mác quần áo có thương hiệu nổi tiếng thế giới và cảm thấy mình oai hơn một tí, dù chả biết đồ thật hay hàng nhái...

Nhưng hàng hiệu không phải loại nhãn mác bán phổ thông ngoài thị trường. Mấy anh bảnh giai ấy, có khi cố công đặt mua hàng tại chính quốc. Hàng chính quốc mới xịn chứ còn cái loại bán lem nhem ở mấy shop Việt Nam thì chả bao giờ sure được nguồn gốc. Len lỏi đi mua hàng, Lacosste thì phải Pháp, Gucci, Prada thì Italy. Bận một tí nhưng mặc lên người mới bõ công, mới thực sự trịnh trọng.

Hi hi, nhưng mà các anh ấy nhầm to. Nếu nghĩ được giá trị con người không ở bộ quần áo thì đâu đến nỗi. Chính vì chỉ nghĩ ngắn nên mới sai. Đừng tưởng hàng hiệu mà không có mặt Trung Quốc. Nghề của em, em biết. Trong đống dữ liệu ngành, sản lượng dệt may của Trung Quốc không chỉ tăng trưởng ở trong nước, mà sản lượng sản xuất ở nước ngoài cũng tăng mạnh. Người Trung Quốc đang làm ăn tốt ở ngay những trung tâm thời trang của thế giới. Theo lý thuyết quen thuộc, sự trỗi dẫy của của kẻ này là sự lụi tàn của kẻ khác, giới chủ xưởng trong ngành thời trang tại bản địa đang dần mất đi. Lý do rât đơn giản, khi người Hoa xuất hiện, hê thống sản phẩm giá rẻ của họ đi theo và dần bóp ngẹt những doanh nghiệp bản địa. Hệ thống đó khi xuất hiện thì lan nhanh như nấm và đẩy mức sản lượng của họ lên nhanh khủng khiếp. Và những bộ quần áo đặt mua chính quốc của các anh, đâu đó vẫn dính đến bàn tay của người Trung Hoa đại lục.

"Người Trung Quốc thì không bị cạnh tranh về giá". Em nghe ai đó nói câu đó. Thử google lại thì phát hiện ra đó là định nghĩa có trên thị trường hàng chục năm nay. Trước thì sông ngăn núi trở nên chất lượng mỗi nơi mỗi khác. Đến giờ, khi những giới hạn về chất lượng đang được họ dẫn gỡ bỏ thì sức ép về mức tiêu thụ của họ trên thị trường cực lớn. Sản phẩm gốc người Hoa sản xuất ngày càng có nhiều hơn trên thị trường dệt may.

Tại châu Âu, khi cơn lũ đầu tư của ngành dệt Khựa tràn qua, những vệt bùn đỏ dài đã xuất hiện. Những chủ xưởng dệt Italy đã chấp nhận thực tế cay đắng là sản phẩm của họ không thể cạnh tranh với mức giá chỉ bằng một phần mấy và lặng lẽ rời cuộc chơi. Bức tranh này được khắc họa rõ nét nhất ở Prato, một thị trấn ngoại ô Florence, nơi tập trung khá nhiều xưởng dệt cung cấp cho ngành thời trang ở Italy. Nó cũng là điển hình cho một thế giới phẳng hay sự cạnh tranh khốc liệt của toàn cầu hóa, khi mà người sản xuất sẽ bị loại bỏ khi chưa trang bị đủ vũ khí cạnh tranh cho chính mình.

Hàng hiệu vẫn là hàng hiệu. Chính quốc vẫn là chính quốc, duy chỉ có ngọn nguồn sản phẩm là có tí khác. Giờ đây, có đến hơn một nửa số doanh nghiệp ở Prato là do người Trung Quốc nắm. Họ đến, và lặng lẽ thâu tóm những doanh nghiệp bản địa với chính sách cạnh tranh giá nghiệt ngã. Với hơn 5000 xưởng, họ đã chính thức trở thành mắt xích quan trọng cho ngành công nghiệp dệt may Italy. Gucci, Prada cũng chả có lựa chọn nào hơn khi tiếp nhận những mắt xích ấy. Với thương hiệu của họ, họ cần dòng chữ " Made in Italy" để đảm bảo cho các khách hàng của mình an tâm khi bỏ ra khoản tiền kha khá để mua hàng. Và họ lại càng hài lòng hơn khi giá thành đầu vào của họ lại được tiết giảm tương đối, đủ đảm bảo mức lợi nhuận hấp dẫn khi sản xuất.

Tại Italy hiện nay, mức sản xuất của các xưởng may người Hoa có thể đạt đến 1 triệu sản phẩm/ngày. Họ đang sản xuất cho cả châu Âu thì phải...chả biết có phải không, nhưng nhìn con số ấy chép miệng nhiều cái rồi đành thừa nhận nó hơi lớn. Hơi lớn thôi đấy nhé, chứ bảo lớn thì người Việt Nam em lại xấu hổ. Thế là người Trung Quốc, hic hic, dù chẳng có tên nhưng lặng lẽ đứng sau những hào quang đó và lượm tiền. Đôi khi buồn tự hỏi sao chẳng phải người Việt mình làm việc đó, nhưng ngẫm lại còn bao nhiêu người chìm đắm trong những cái tên mà tưởng nó đem lại cho mình chút oai phong, đĩnh đạc, và nâng tầm giá trị nhân cách thì lấy đâu ra người đứng sau hào quang lượm tiền bi giờ.
 
Last edited by a moderator:
thật ĐÃ ! :41:
cảm ơn bạn,
hẳn nhiều người có cùng cảm giác như mình lúc này: thòm thèm !
thòm thèm chờ những bài viết nhẹ nhàng mà thấm thía của @vinatex !

*
nền KT của VN đã bj định hướng lệch lạc mấy chục năm, giờ tất cả chúng ta (có cả tôi và bạn) phải nỗ lực đi lại từ đầu, thì mới có cái nhìn đúng về KD, và để hiểu đúng, làm đúng...
khi nhìn thấy cái xác xẹp lép, xấu xí và đáng sợ của những quả bong bóng (BĐS, CK, NH, các ngành KD chụp giật...) chúng ta đành phải quay lại với những công việc thật sự: thay vì cùng nhau thổi những quả bông bóng, chúng ta sẽ phải cần cù nhẫn nại tạo ra những quả cam thật.

TG tiến lên ngày càng nhanh, ta không thể dừng lại/thụt lùi, cũng không thể thay đổi kiểu tà tà "hà lội kg vội được đâu" như trước.
các anh trên cao cũng cần thay đổi, nhưng chuyện này thì chúng ta chỉ có thể... cầu nguyện :63: huhuhu !
 
Hi hi, bác caheo nói làm em ngượng quá. Dân xưởng may chỗ bọn em không mấy khi được khen kiểu nhã nhặn lại có chú dẫn liên quan đến tình hình cả nước. Cũng có tí hoành. Chỗ em tuyền những thứ bỗ bã hay chua ngoa, hoặc ngọt lừ hẳn chứ không được cái không khí trang trọng này. Thú thật tuy ngượng nhưng em đây cũng hơi thinh thích.

Em thì trước giờ chỉ biết về sợi, về chỉ, về dệt, về may vá, không hiểu nhiều về mấy thứ bong bóng kia, hi hi, hơi xa tầm nhìn của người quanh quẩn trong xưởng. Em sẽ cố kể về cái nghề của em, mong các bác thỉnh thoảng khen câu là được rồi. Tâm lý em hơi tự ti một tí, vì cũng chưa quen mạnh miệng phang gió chốn đông người, đâm ra có sao nói vậy thôi, các bác thích là em mừng lắm lắm.
 
Last edited by a moderator:
Loanh quanh chuyện nghề

Cái nghề của em, nếu chỉ nhìn thuần vào đường kim, mũi chỉ thì chưa thật chính xác. Nó có nhiều liên quan hệ, hay móc xích linh tinh tình xoèng tới các ngành nghề như bông sợi, dệt nhuộm, may, và công nghiệp phụ trợ may mặc. Cũng rối rắm ra phết.

Lịch sử cái nghề của em cũng có tí hào hùng. Chả phải kể chuyện từ đời cụ kỵ, chứ thời Pháp thuộc nghề em cũng có nhiều cơ sở mạnh. Nam Định sớm thành cái nôi dệt may của cả nước. Cái nghề này chỉ có cái phức tạp là tập trung quá nhiều chị em, nơi sản xuất hẳn là điếc cái lỗ nhĩ, mà gái Nam Định sau có tiếng chua ngoa chắc cũng có nhiều lý do hợp lý. Có cô nào, bà nào ở Nam Định thì bỏ quá cho em nhé. Hí hí...em thì có mỗi cái hay nói thật.

Sau ngày giải phóng đất nước, dệt may cũng được đầu tư mạnh và dàn trải khắp cả nước. Trong Nam có Dệt Thành Công, Dệt Thắng Lợi, Đà Nẵng có dệt Hòa Thọ, dệt 29-3, ngoài Bắc có cụm dệt 8-3, dệt kim Đông Xuân, dệt Hà Nội và trung tâm dệt Nam Định.

Thời gian thoi đưa, con thoi nào chả mòn, ấy nếu không có sửa chữa thay mới ắt sẽ hỏng. Tưởng nói chơi chơi, thế mà hỏng thật. Trung tâm dệt lớn nhất Việt Nam ở Nam Định đã buộc phải dừng hoạt động, máy móc được thanh lý. Đó là một nốt trầm trong lịch sử ngành dệt, đánh dấu chấm hết cho cung cách làm việc bảo thủ, không hiệu quả và mở ra một thời kỳ làm ăn cạnh tranh mới.

Thời điểm giao thoa đó, các doanh nghiệp dệt may nhà nước vô cùng khó khăn, vì chưa kịp thích nghi với cơ chế thị trường. Tuy nhiên, một lớp chủ xưởng tư nhân đã ra đời trong hoàn cảnh đó và nhanh chóng bứt lên đua tranh với thị trường. Đống máy móc cũ kỹ của dệt Nam Định được bán cho các chủ xưởng Thái Bình và kể từ đó Thái Bình có thương hiệu trên bản đồ dệt của Việt Nam. Các xưởng Thái Bình đi lên từ gian khó, làm kéo sợi và dệt khăn bông, nhưng cũng kịp cho ra đời những tên tuổi sau này trở thành những đại gia lớn trên thị trường Việt Nam.
 
Last edited by a moderator:
Cụ vinatex chắc làm gia công cho nước ngoài à? Dà, cái vụ mặc đồ hiệu ở đây dân tài chính là có nhiều nhiều đấy. Nghe hàng hiệu này cũng hơi nản, chắc quay ra dùng đồ Việt Nam cho yêu nước.
 
Cụ vinatex chắc làm gia công cho nước ngoài à? Dà, cái vụ mặc đồ hiệu ở đây dân tài chính là có nhiều nhiều đấy. Nghe hàng hiệu này cũng hơi nản, chắc quay ra dùng đồ Việt Nam cho yêu nước.
Ấy chết, bác đừng gọi em là cụ. Em thời vẫn còn trẻ, lên lão sớm e tổn thọ quá. Vả lại, em phận nữ nhi thì lại càng không thích già, chỉ thích mình trẻ.

Thời trang thì hơi phức tạp bác ợ. Thị trường dệt may giờ mở rộng toàn cầu nên sản xuất nó chuyên môn hóa thì sẽ thế. Nếu hàng Tàu đạt chất lượng mà có ưu thế cạnh tranh thì vẫn chọn thôi. Còn người tiêu dùng hàng hiệu là thị trường ngách nên cũng sẽ ít thay đổi. Hàng Việt nam không đẩy được chất lượng và thay đổi công tác bán hàng thì chắc khó tiếp cận thị trường lém.
 
Cứ nhìn cái cung cách mà mấy anh Khựa dẫm đạp thị trường dệt may, em đồ rằng anh ý chẳng cần đánh đấm ai cả. Mấy hôm rồi nghe bà con nhao nhác vụ có cái dàn khoan gì đó, em thấy cũng sờ sợ. Bọn em quanh năm ở xưởng, cũng chả hiểu cái mô tê gì cao xa. Dưng ngồi ngẫm kỹ theo nghề của mình thì thấy có những logic có thể phỏng đoán nếu hành động thì mấy anh đó sẽ lấy mục đích gì làm chủ. Toàn cầu hóa đang cho một lợi thế rất lớn cho những kẻ có vị thế kinh tế và nguồn lực cạnh tranh.

Em có đọc đâu đó trên báo Tuổi Trẻ về loạt bài nói về hoạt động đầu tư và khai thác của Trung Quốc tại Phi Châu, nay xin tạm dẫn ở đây để các bác cùng nghiền ngẫm:
Trung Quốc tung hoành Châu Phi
http://tuoitre.vn/The-gioi/Ho-so/334063/trung-quoc-tung-hoanh-chau-phi--ra-di-toan-cau.html
 
2 sòng cũng có khá khá các doanh nghiệp dệt may
Bác vinatex có thể đánh giá 1 vài doanh nghiệp tiêu biểu đang niếm yết được không? Em cho vào watche list tìm sóng :cungly:
Múc cái ngành này, hưởng cổ thức = sản phẩm nghe chừng cũng sướng hơn so với họ nhà đạm :D
 
Vả lại, em phận nữ nhi thì lại càng không thích già, chỉ thích mình trẻ.

Thêm một bóng hồng trên VC, dự là topic này sẽ sớm hot :D

Của đáng tội, mình chả biết gì về dệt may nên không dám bi bô, lót dép hóng em @vinatex vậy (gọi em cho trẻ, nhỉ ;) )
 
hơi lạc đề chút, nhân chủ thớt @vinatex dẫn bài viết về tay thưc dân mới TQ :D
có một bài khác cùng mạch rất hay, để hiểu thêm về "bạn vàng"
Bài trên fb không puplic, ace đọc tạm ở đây vậy.

thấy rõ bạn vàng vì lợi riêng, bất chấp thủ đoạn và hậu quả... đúng là tai họa của loài người !
rồi chợt ớ ra: sao mà VN giống hệt vậy ! huhu

*
1 Bài viết rất đáng đọc để hiểu căn cốt người TQ, của GS Trần Nhật Vượng, nhà nghiên cứu TQ miệt mài, từng dạy tại ĐH Bắc Kinh:
“Trung Quốc mộng” và căn tính sói
Còn đây là bài viết của 1 người TQ viết cho người TQ: vì sao TG nhìn TQ như Con khủng long bạo chúa mới trỗi dậy (nhưng 2 chân bằng đất sét).
 
Last edited by a moderator:
BẠN vinatex con trẻ mà viết hay quá,tôi cũng là dân ngành dệt,gắn bó 20 năm có nhiều trăn trở với nghề ,giờ thì nghỉ cũng lâu rồi ko nắm nhiều thông tin nhưng chỉ biết là VN mình kho,nhiều d. cạnh tranh với TQ trong lĩnh vực này vì nhiều lý do lắm:
1) quy mô của mình nhỏ nên giá nhập nguyên liệu bao giờ cũng phải cao hơn họ nhiều có nhiều đơn hàng đắt hơn họ tới 30%.
2) CN cơ khi của mình còn thua kém họ quá nhiều chưa tự chế tạo được máy sợi dệt toàn phải nhập,trong khi TQ nhái hàng nhanh lắm họ tự SX ĐƯƠC nhiều loai máy sợi dệt khá hiện đại và VN mình hiện nay phải nhập máy từ họ khá nhiều nên chi phí khấu hao của minh đương nhiên cao hơn họ nhiều.
3) về nguyên liệu mình cũng phải nhập khẩu gần như 100% trong khi họ tự SX đươc nhiều loại nguyen liệu từ cotton,PE.Acrylic.. vậy là gia thành lại hạ hơn mình nhiều.
phụ liêu cho ngành may là ngành đang được coi là mang lại kim nghạch XK cao cho VN mình cũng gần như nhâp ngoại 100%..
4) Chất lượng vải thành phẩm của VN ko cao .nen ngành may o sử dụng được vải VN mà phải dùng vải nhập từ TQ RẤT NHIỀU.
giờ tôi lại bận mất rồi,hẹn lúc khác sẽ viết thêm về đề tài này nhé..
 
2 sòng cũng có khá khá các doanh nghiệp dệt may
Bác vinatex có thể đánh giá 1 vài doanh nghiệp tiêu biểu đang niếm yết được không? Em cho vào watche list tìm sóng :cungly:
Múc cái ngành này, hưởng cổ thức = sản phẩm nghe chừng cũng sướng hơn so với họ nhà đạm :D
Haizz, cái món oánh giá DN này cũng hơi khó nhằn, vì nghe TPP thì hấp dẫn dưng có xèng hay không thì chưa rõ. Giá mà em biết môn bấm độn em sẽ gieo thử một quẻ xem thế nào. Nay em cứ tà tà kể chuyện ngành, biết đâu khơi gợi được ý tưởng đầu tư gì cho bác nhể
 
Last edited by a moderator:
Loanh quanh chuyện nghề

Chuyện kể về ngành sợi

Câu chuyện của nghề dệt may bắt đầu từ cây bông, cọc sợi. Đây là điểm đầu trong chuỗi sản xuất của ngành dệt may, có chút lợi thế và cũng nhiều bất lợi cho nghề này, hic, sao Việt Nam mình không cố một tí nhỉ...cứ cố có khi sẽ có thay đổi.

Sau khi hội nhập, với lợi thế nhân công giá rẻ, Việt Nam hòa mình vào chuỗi sản xuất sản phẩm dệt may toàn cầu. Sản lượng ngành dệt sợi theo đó cũng tăng trưởng nhanh chóng. Trong vòng mười năm, sản lượng sợi tăng vọt, từ hơn 100.000 tấn lên trên 400.000 tấn. Nghe cũng nở mặt nở mày. Nhưng cười chưa kịp tươi lại có tí héo. Song hành với tăng trưởng ngành sợi, sản lượng bông trong nước tụt nhanh không kém. Từ mức có sản lượng 12.000 tấn (đáp ứng 20% nhu cầu ngành sợi), sau quãng thời gian đó, sản lượng bông của Việt Nam tụt xuống chỉ đạt 3500-4000 tấn/năm (còn 1,3-1,5% nhu cầu ngành sợi). Lúc này, ngành dệt sợi nước nhà, ô hô ai tai, lo cạnh tranh bằng nguồn liệu đi nhập từ nước ngoài, trong đó sản lượng bông từ Mỹ chiếm 30% lượng bông nhập khẩu.

Dính líu tới ngành nông nghiệp, hic hic, không chỉ ở Việt Nam mà ở khắp nơi trên thế giới, khi có sự lựa chọn khả dĩ hơn, bà con nông dân rất nhanh tay cơ cấu lại cây trồng. Do đó sản lượng nông sản biến động cũng kha khá. Cái đấy mới là cái đau đầu cho mấy nhà sản xuất các bác ạ. Làm nhà máy mà nguyên vật liệu nay tăng, mai giảm là mệt lém.

Kỷ niệm chả êm đềm cho ngành dệt sợi là những năm 2009, 2010 là vào năm chuối củ đó, giá hàng hóa trên thị trường thế giới lên ầm ầm. Cộng thêm vào đó bông không được mùa, đẩy giá bông nguyên liệu lên gấp đôi. Trong 20 năm, chưa có vụ nào oanh liệt như vậy. Hic hic, em còn nhớ mấy bác cả ngành sợi lúc nào mặt cũng tái mét, vì nguyên liệu tăng ầm ầm, mua liệu về làm cho khách cứ làm là lỗ. Khách thì cũng làm cầm chừng vì ko biết diễn biến đi đến đâu.

Các cụ nhà mình trước giờ làm kiểu quê, ra chơi biển lớn thấy ngợp ngay. Hồi đó thấy bảo có món hedging gì đó bổ béo, biết xơi thì ko lỗ. Em cũng chả biết mô tê gì, dưng giờ tham gia VC mới biết là có thị trường giao dịch hàng hóa, dùng nghiệp vụ hedging để đảm bảo an toàn giá. Giá hồi đó có một vài cao thủ đầu không tí mủ nào của VC giúp sức, thì mấy bác nhà em có khi đỡ ( vẫn để xác suất cháy tài khoản nhé). Thế mới biết giờ đây kinh doanh khó lắm, không có kiến thức tồn tại nào được mấy hôm. VC nhà mình có khi cũng có tí quan trọng đấy, chỉ là chưa được dùng đúng việc thôi..

Sau cơn khát ấy, bà con trên thế giới nhé (không phải ở Việt Nam), đổ xô đi trồng bông giống phong trào trồng cafe, nuôi tôm, nuôi cá ở quê mình các bác ợ. Sản lượng bông tăng vọt, trong khi kinh tế toàn cầu đối mặt với nợ công châu Âu, lại bước vào thời kỳ u ám. Cũng giống nhà mình, các bác trồng bông lại nhe răng trắng nõn, à quên, trắng nhởn. Tồn kho bông tăng cao, giá bông sụt mạnh. Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ bông số 1, có lúc tồn kho tăng gấp 3 lần so với 2 năm sốt nóng, dẫn đến tình trạng ngành sợi Trung Quốc chịu áp lực nặng nề, có khả năng phá sản. Năm 2012, giá bông tuột dốc, có lúc chạm đáy của 10 năm, tạo nên sự ngắc ngoải, u ám cho toàn ngành bông sợi. Có rất nhiều hợp đồng mua bông bị hủy, tạo nên những tranh cãi pháp lý liên miên giữa các bên. Vẫn là hedging, lúc này các cụ nhà mình có thì quý biết bao nhiêu. Nhưng sự thực tiếc là không có.

Ngành sợi trong nước những năm tháng ấy lao đao thật nhiều. Lãi suất trong nước thời cao, tín dụng thời khó khăn. Thị trường thì bấp bênh, gánh nặng cả đầu ra lẫn đầu vào. Nhìn lại mới thấy là cạnh tranh trong thời kỳ mới không hề dễ tí nào. Trung Quốc cũng như khắp ngành sợi thế giới đều trải qua khó khăn, khắc nghiệt. Đấy, các bác thấy đấy nhé, đừng tưởng bấp bênh chỉ mình Việt Nam có, thế giới phẳng nên khó khăn cũng phẳng rất đều. Đừng tưởng làm lôm côm chỉ có mỗi nhà mình, em nghĩ đây là thời bản lề chuyển hóa sản xuất, nên còn rất nhiều nơi chưa thích nghi thực sự môi trường này.
 
Last edited by a moderator:
Loanh quanh chuyện nghề


Ngành sợi trong nước những năm tháng ấy lao đao biết bao nhiêu. Lãi suất trong nước thời cao, tín dụng thời khó khăn. Thị trường thì bấp bênh, gánh nặng cả đầu ra lẫn đầu vào. Nhìn lại mới thấy là cạnh tranh trong thời kỳ mới không hề dễ tí nào. Trung Quốc cũng như khắp ngành sợi thế giới đều trải qua khó khăn, khắc nghiệt. Đấy, các bác thấy đấy nhé, đừng tưởng bấp bênh chỉ mình Việt Nam có, thế giới phẳng nên khó khăn cũng phẳng rất đều. Đừng tưởng làm lôm côm chỉ có mỗi nhà mình, em nghĩ đây là thời bản lề chuyển hóa sản xuất, nên còn rất nhiều nơi chưa thích nghi thực sự môi trường này.

Bác viết hay gớm... chi tiết cuối em góp ý tý thôi... anh sản xuất thi ít khi hedging bởi cái giá NL biến động so với giá bán SP không lớn, nhất là với ngành hàng tiêu dùng. Anh thương mại thì thích dùng hedging vì lợi nhuân biên thấp, giá trị gia tăng không có gì, không hedging thì dễ chết lém. Tuy nhiên hedging là tốn tiền, luôn phải có tiền mặt trong tài khoản. Mà cái đấy thì anh thương mại nào cũng thiếu. Vậy nói có hedging thì quý cũng chưa hẳn...

Tks again vì bài viết bổ ích...
 
Bác viết hay gớm... chi tiết cuối em góp ý tý thôi... anh sản xuất thi ít khi hedging bởi cái giá NL biến động so với giá bán SP không lớn, nhất là với ngành hàng tiêu dùng. Anh thương mại thì thích dùng hedging vì lợi nhuân biên thấp, giá trị gia tăng không có gì, không hedging thì dễ chết lém. Tuy nhiên hedging là tốn tiền, luôn phải có tiền mặt trong tài khoản. Mà cái đấy thì anh thương mại nào cũng thiếu. Vậy nói có hedging thì quý cũng chưa hẳn...

Tks again vì bài viết bổ ích...
Vậy hả bác. Em cũng còn đang tìm hiểu món này nên không rõ lắm. Nhưng ngành sợi những tháng ngày ấy lao đao quá, hết lên rồi lại xuống. Có lẽ việc giao dịch quốc tế của mình kém nên việc chốt giá cũng kém, lại không có công cụ hỗ trợ nên đợt ấy nhiều doanh nghiệp khó khăn lắm. Em cũng mới tham gia VC mình, nghe đồn bác rất giỏi môn này, sao bác không đứng ra tư vấn cho các doanh nghiệp như bọn em nhể. Những năm rồi làm chật vật mà thiệt hại nhiều quá.
 
Vậy hả bác. Em cũng còn đang tìm hiểu món này nên không rõ lắm. Nhưng ngành sợi những tháng ngày ấy lao đao quá, hết lên rồi lại xuống. Có lẽ việc giao dịch quốc tế của mình kém nên việc chốt giá cũng kém, lại không có công cụ hỗ trợ nên đợt ấy nhiều doanh nghiệp khó khăn lắm. Em cũng mới tham gia VC mình, nghe đồn bác rất giỏi môn này, sao bác không đứng ra tư vấn cho các doanh nghiệp như bọn em nhể. Những năm rồi làm chật vật mà thiệt hại nhiều quá.

Bác pm cho em nhé... em chả tin bác làm nguyên liệu, nói hedging mà lại không biết làm nào .... em luôn luôn muốn tư vấn cho các bác gái...
 
Bác pm cho em nhé... em chả tin bác làm nguyên liệu, nói hedging mà lại không biết làm nào .... em luôn luôn muốn tư vấn cho các bác gái...
Dạ, cám ơn bác nhiều. Khi nào em sẽ PM hỏi bác cụ thể. Em thời không làm nguyên liệu bác ạ, em làm may gia công thôi. Nhưng ngành sợi cũng là ngành có nhiều quan hệ với ngành em nên kể câu chuyện cho chi tiết và đầy đủ.
 
Đúng là làm SX THÌ IT KHI HEDGING nhũng mà o biết chút nào thì cũng gay go lắm,như ban Vinatex đã viết ở tren ,khi giá cả biến động các DN lao đao lắm ,tôi trước đây cũng từng làm trưởng phòng KD của một DN nghành dệt ,phải nhập khẩu nguyên liệu 100%,MA CÓ BIẾT gỉ đến hedging đâu,sau hơn 10 năm xa nghành,theo tôi biết chưa có nhiều DN biết vụ này,mà với ngành dệt giá thành nguyên liệu chiếm tỷ trọng cao trong giá thành,vì vậy nếu biết vê hedging thi chắc sẽ giảm thiểu nhiều thiệt hại. đấy bác CACO ạ.
 
Đúng là làm SX THÌ IT KHI HEDGING nhũng mà o biết chút nào thì cũng gay go lắm,như ban Vinatex đã viết ở tren ,khi giá cả biến động các DN lao đao lắm ,tôi trước đây cũng từng làm trưởng phòng KD của một DN nghành dệt ,phải nhập khẩu nguyên liệu 100%,MA CÓ BIẾT gỉ đến hedging đâu,sau hơn 10 năm xa nghành,theo tôi biết chưa có nhiều DN biết vụ này,mà với ngành dệt giá thành nguyên liệu chiếm tỷ trọng cao trong giá thành,vì vậy nếu biết vê hedging thi chắc sẽ giảm thiểu nhiều thiệt hại. đấy bác CACO ạ.

Vâng, tại vì nếu làm thương mại nguyên liệu, 100 đồng doanh thu thì đến 98 đồng giá vốn, còn 2 đồng chi phí quản lý với lợi nhuận. Trong khi 1 ngày giá có thể biến động 10% (10 đồng). Nên cần hedging.

Sản xuất thì ổn định, có KH đầu ra tương đối ngon lành (KH ký HĐ trước) nên đầu vào cũng chủ động được 1 phần lớn. Phần còn lại thì có thế không nhập khẩu trực tiếp mà đi mua từ cty thương mại cho linh động. Vậy chỉ hedging 1 phần thôi. Chưa kể bên SX thì nguyên liệu chỉ chiếm khoảng 70% (?) là cao rồi. Nên việc hedging cũng không quan trọng lắm đâu ạ (vì bản chất của nó là chỉ hedging nhưng cái không lường trước)- trừ các DN rứt lớn... theo chủ quan suy nghĩ của em.
 
Back
Top