Dệt may - con đường nhiều thách thức

Không kể chuyện dệt, kể chuyện may có được ko các cụ? Nghề may nghe thì quen quen, thường thường, chứ thực ra của em rất chi là thú vị đấy, đặc biệt là với các bác ngành chứng...
quá ổn ấy, như trên sàn có mấy đám TCM, TNG, KMR, từ cái hồi treo củ cà rốt TPP, sóng sánh lượn lên lượn xuống ko biết bao nhiêu lần
 
Chuyện nghề may

Lâu quá ko tám thêm được thứ gì. Hĩ hĩ...Thực ra chuyện nghề may của em có hay thì chưa hẳn liên quan đến sóng sánh từ TPP đâu. Nó hay theo cách cực riêng, thêm huyền nữa thành riềng. Cái này chỉ hợp với thịt chó, mắm tôm chả hạn...hị hị...đặc thù mà lị.

Nghề may bắt đầu sáng cửa từ những năm đầu thập kỷ 90, khi Liên Xô và Đông Âu mới tan rã, kéo theo nhu cầu hàng tiêu dùng giá rẻ tăng cao và xuất hiện một lớp thương nhân chuyên kinh doanh hàng may mặc cho thị trường này. Sau đó là những xưởng may hàng Đông Âu, rồi những đầu lậu chuyên nhận hàng phân về các hộ may gia công. Từ những điểm sáng đấy, quy mô gia công hàng được mở rộng hơn và dần dần, Việt Nam lại trở thành điểm đến cho các đơn hàng gia công ở cấp cao hơn và phạm vi thị trường cũng mở rộng hơn trước. Hic.. Em đồ rằng có cả một lứa chuyên đi làm gia công may Đông Âu thời đó trở nên giàu sụ đấy các cụ...tiền đồ cho lớp đại gia Việt Nam sau này..

Ban đầu là những nhóm thương nhân từ Hồng Kong, Đài Loan sang VN tìm thị trường gia công mới sau khi giá nhân công của Trung Quốc ko còn hấp dẫn nữa. Sau đó là các hãng may châu Âu sang mở văn phòng đại diện. Thị trường may gia công Việt Nam lớn dần lên do giá nhân công rẻ,lại thuận tiện tuyến đường chuyên chở quốc tế. Các công ty trong nước nhận may gia công, sau đó là các nhà đầu tư nước ngoài đến bỏ tiền đầu tư các xưởng may. Từ Hồng Kong, Đài Loan, rồi Hàn Quốc...những xưởng may dần mọc lên trên khắp các Khu Cn của Việt Nam.\

Hic hic. Nghĩ đến ngành mình mà thương. Lúc mới ra thị trường, lớp doanh nghiệp làm gia công sống nhờ giá nhân công rẻ mạt. Vì yếm thế, vì trình độ còn hạn chế nên chỉ làm việc với đối tác có văn phòng đại diện ở Việt Nam. Thực sự là mình còn lơ ngơ, không dám làm trực tiếp với đối tác nước ngoài vì luôn sợ bị lừa. Mấy công ty Đài Loan, Hồng Kong toàn đứng trung gian ăn phế nên ép giá ác. hic...Nhà ta quay sang ép công nhân thôi, lương thấp, điều kiện lao động kém, tuyển mùa vụ nhiều, trốn tránh bảo hiểm và các chi phí cho trách nhiệm.

Đoạn sau thời có khá hơn, nhóm các công ty Đài Loan, Hàn quốc sang Việt Nam mở xưởng, trình độ làm việc có lên nên các doanh nghiệp có nhiều đối tác trực tiếp. Chẹp chẹp...Điều kiện làm việc có khá hơn một chút, nhà xưởng đàng hoàng hơn, nhưng lương bổng vẫn rẻ mạt và điều kiện khác vẫn còn ở mức rất thấp. Nhưng như thế cũng đủ để tạo làn sóng thu hút nhân công trẻ thất nghiệp ở nông thôn đổ về các nhà máy may xin việc.

Hĩ hĩ. Các doanh nghiệp may nhà nước cũng nhờ độ này mà thay da đổi thịt. Như chú may Đức Giang, trước kia chả có gì, nhờ có gia công nước ngoài mà được đối tác giúp đầu tư hạ tầng đâu đấy, rồi cả quy trình, quy định làm việc ngon nghẻ. May 10, Viettien nhờ tư duy quản lý tốt hơn nên có bước tiến dài. Những doanh nghiệp may địa phương cũng có nhiều thay đổi về hạ tầng. Chỉ tiếc là chỉ đi được có một bước, muốn vươn ra nữa thì cần nhiều thứ ở nguyên liệu mà nền sản xuất Việt Nam chưa có.
 
Last edited by a moderator:
Chuyện nghề may (tiếp)

Đi vào thời kỳ đại trà, các doanh nghiệp may mọc như nấm ở khắp các địa phương. Hic hic, lúc này mới lộn xộn. Công nhân doanh nghiệp này ngó xem điều kiện chỗ kia có ổn không còn lo nhảy việc. Lúc vào vụ bị ép tiến độ, doanh nghiệp khát nhân công khủng khiếp. Lúc này mới thấy cung cách làm ăn chộp giật khổ sở thế nào. Công ty này câu người của công ty kia, các công ty chòng chành với việc bù đắp nhân sự để đảm bảo tiến độ
 
Back
Top