@TTN :
Cập nhật ĐHCĐ VGG
- Doanh thu tiếp tục duy trì tăng trưởng ở mức 7% so với 2015( khá thận trọng vì thị trường Nhật đăng tăng trưởng tốt). Doanh Thu cụ thể vào khoản 6700 tỷ( chưa hợp nhất).
- Lợi nhuận 2016 giữ nguyên nhưng xét tình thế thật ra là có tăng trưởng do chi phí BHXH mới tăng khoản 50 tỷ rồi . Số cụ thể cho công ty mẹ khoản 305 tỷ LNTT
- Điểm nhấn là cơ cấu lại thị trường nội địa với mức tập trung cao khi lập ra 6 phòng ban để thực thi kế hoạch này như Nhận Diện Thương hiệu mới, Cơ cấu lại các cửa hang yếu kém, Tăng chính sách khuyến mãi chiết khấu, mở rộng phân khúc quần áo nữ và trẻ em đang bị bỏ ngõ và tiềm năng lớn.
- Tiếp tục phát triển thương hiệu cao cấp như Mahattan và San SCIARO vì biên lợi nhuận gộp cao. Thừa nhận nhận dạng thương hiệu còn chưa tốt và bằng Mattana của May nhà bè( trao đổi riêng).
- Tiếp tục gia tăng tỷ trọng hang ODM và FOB( biên lợi nhận cao hơn và BLD không tiết lộ mức cụ thể)
- Tăng cường đầu tư MMTB để nâng cao năng suất lao động. ( phần này ghi kỹ trong báo cáo thường niên 2015 có thể tham khảo trực tiếp) .
- Tỷ trọng xuất khẩu vẫn chiếm đa số với mức tương đối khoản 80%.
- Đang cố gắng nâng mức tăng trưởng thị trường nội địa lên khoản 15% năm( trao đổi trực tiếp với anh Minh Công Phó tổng chứ không public tại hội nghị)
- Đầu tư khu liên hợp may mặt tại Gò Công qui mô lớn tầm 1500 tỷ với giai đoạn 1 đang thẩm định dự án và khởi công trong quí 3 năm nay . Chọn gò công vì diện tích đất rộng, giá nhân công hợp lý, huy động được nhân lực lớn. Được ưu đãi về chi phí thuê, thuế … Là dự án trọng điểm được ban lãnh đạo kì vọng khá lớn.
- Đã chuẩn bị kỹ và được sự hỗ trợ của Vinatex mẹ về nguồn nguyên liệu xuất sứ từ sợi trở đi( yarn forward) để đáp ứng TPP cũng như FTAs.
- Không tiết lộ kết quả kinh doanh quí một và cổ tức 2016 tối thiếu 2500.
- Trái phiếu chuyển đổi sẽ giao dịch quanh đầu tháng 5.
- Chưa có kế hoạch chuyển sàn cũng như nâng room vì room vẫn còn hơn 20%.
- Không có chủ trương tăng vốn vì năng lực tài chính và thặng dư vốn vẫn đang tốt! Đủ sức đầu tư dự án lớn và cân đối nguồn tốt giữ vốn tự có và đi vay.
Đánh giá chủ quan
- VGG tiếp tục duy trì vị thế số 1 về đầu ngành may mặc với đơn hàng lớn, khách hàng trọng tâm cũng như đón đầu tốt sự tăng trưởng các thị trường mới nhờ các hiệp định thương mại song phương đa phương, Thị trường Nhật tăng trưởng mạnh nhất nhờ 2 đối tác cũng là cổ đông chiến lượt của công ty là South Island và Tung Shin, ngoài ra dự đoán đơn hàng từ Hàn Quốc cũng sẽ tăng thêm trong các quý còn lại nhừ FTA Việt Nam và Hàn Quốc đã đi vào thực thi và nguyên tác từ vải trở đi thoáng hơn cho VGG xuất khẩu sang đây, dự kiến mặc hàng chủ lực vẫn là sơ mi.
- Chi phí đầu vào năm nay tăng mạnh do các chính sách về BHXH mới cũng như khấu hao cho 2 nhà máy mới là MIVIKI 1 và 2, tuy nhiên vẫn giữ được mức lợi nhuận như cũ chứng tỏ BLD cũng đã dự phóng được phần thu bù chi rồi. Triển vọng tăng trưởng LN vẫn còn sáng và dự phóng chủ quan lợi nhuận có thể tăng thêm khoản 10% so với kế hoạch được đưa ra tại ĐHCD.
- Cần quan sát thêm sự định vị và thay đổi chiến lượt nhận diện thương hiệu của các cửa hàng nội địa . Đây là thị trường tiềm năng chưa được khai phá đúng cách và đúng sức. Việc lập ra 6 phòng ban cho thấy quyết tâm cao của ban lãnh đạo .
- Quỹ phúc lợi quá cao ( 20%) sẽ làm giảm EPS theo chuẩn TT 200 của VGG. Tuy nhiên xét giải trình của ban giám đốc cũng khá hợp lý khi 10k công nhân cũng chỉ nhận về tầm 4,8 triệu/ người/ năm.
- ĐHCĐ có khoản 150 người tham dự, trong đó 3 tổ chức nắm hết 70%. Một số quĩ có cử chuyên viên tham dự như Dragon Cap, SGI… Lượng cổ phiếu cổ đông lớn khá cô đặc. Có lẻ vì vậy mà thanh khoản VGG vẫn duy trì ở mức thấp trên Upcom.
- Chốt lại mức giá quanh vùng 60 vẫn khá hấp dẫn cho mức định giá hiện tại của VGG.