Bình luận Bình luận giao dịch hàng ngày 2016 ( cuộc chiến tiếp diễn....)

Status
Not open for further replies.
Hôm nay mình mua hết đòn của một TK mini. TK chính thì chưa dùng đến đòn.
Đợt này không ngờ lại diễn ra đúng hết như trù liệu, nhưng vì nó khớp quá nên đâm ra sợ chỉ dám big bet cho TK mini mà thôi.
oạch anh Tican lại chơi hàng 1 đồng ròi
bái phục
 
Khen (nâng bi) ra tiền với hàng nhiều người làm lắm đâu riêng anh ý:24:
Ờ hờ... chí phải chí phải...
Nhân tri sơ tỉnh bổn bất thiện... Thấy lợi tìm đến thấy hại bỏ đi...
Thầy nhớ lời em chém trên bàn nhậu đấy nhé, thời LOẠN chứ méo phải thời BÌNH... Đức trị thì chỉ có mà đi ăn mứt... ôi nhớ Thiết tướng quân quá cơ... :24:
 
nay cụ nào sờ được điểm G đám VCG HUT PVS lúc 1 giờ chiều thì sáng thứ 2 lên đỉnh với 3 em nó
thêm em hàng chuyển sàn SCR nữa :)))
 
:24: ý bác là đừng đẩy em vào chỗ hoàng thượng à
dạ kg , em kg có ý xa xôi như các anh lúc phím hàng
em chỉ buồn cười. chết còn phải tạ ơn thôi.
Nhưng nghĩ cũng có lý, Hoàng thượng bạn cho chén rươu uống xong tạch ngay còn hơn bị đánh gẫy hết xương lại còn chu di tam cửu tộc như trong Dạ Yến thì hãi lắm . nên tạ ơn là phải
 
Mình rất thích đọc bài của bạn Đức Hoàng - xin giới thiệu 1 bài viết hay.
https://www.facebook.com/hoangfaver?fref=ts
--------------------
Ai bỏ phiếu cho Trump?
Đêm thứ Tư, giờ Mỹ, tôi đứng trong một quán bar chật kín những người ủng hộ đảng Dân chủ ở Hạt Orange, bang North Carolina.
Những người xung quanh ôm đầu nhìn màn hình TV, hay thẫn thờ ngồi trên ghế, không biết nói gì với nhau. Không ai tin những gì đã diễn ra. North Carolina là một “bang chiến trường” quan trọng. Ngay trước thềm ngày bầu cử, cả hai ứng viên Donald Trump và Hillary Clinton đều tổ chức các cuộc vận động thực địa lớn tại đây.

Tôi dự cả hai cuộc. Clinton đến vào đúng nửa đêm cùng với Lady Gaga, Bon Jovi và Bill Clinton, biến khuôn viên của trường đại học bang North Carolina thành một festival khổng lồ. Cả chục nghìn người không thể chen vào. Trời đêm rất lạnh, màn hình ngoài sân vận động nhỏ xíu, và họ vẫn đứng đó, bày tỏ sự ủng hộ cho “Madame tổng thống”.

So với sự kiện đó, buổi diễn thuyết cuối cùng của Trump ở North Carolina nhỏ hơn rất nhiều. Khoảng hơn 10 nghìn người tới, khán phòng nhiều chỗ trống. Đám đông của Trump thì luôn kích động, nhưng hôm đó tôi vẫn dễ dàng chen đến gần bục phát biểu để chụp ảnh ông. Dù sự kiện được tổ chức ban ngày. Gần như tất cả những kênh thông tin trước giờ G đều cho thấy bức tranh ấy. Clinton thắng thế.

Từ các kênh truyền thông lớn nhất đất nước tại New York và Washington DC, cho đến những cuộc thăm dò ý kiến được thực hiện bởi hàng loạt tổ chức độc lập, cả những người tôi đã gặp tại Hạt Orange từ 2 ngày nay đều tỏ ra tự tin về một chiến thắng dễ dàng cho Clinton. Nhưng rồi trong đêm thứ Tư, họ bỗng nhiên trở thành một chấm xanh lam nhỏ bé giữa một vùng đỏ rực trên bản đồ chính trị Mỹ.

North Carolina đã chọn Trump. Nước Mỹ, cũng đã chọn Donald Trump để trở thành tổng thống mới của họ.

Điều gì đã thực sự diễn ra? Sẽ không thể hỏi hơn 100 triệu cử tri đã bỏ phiếu để biết điều gì đã diễn ra. Nhưng có một điều rất dễ nhận thấy nếu bạn nói chuyện với nhiều người Mỹ những ngày này: có rất nhiều người ngầm ủng hộ Trump, nhưng không dám nói. Bởi vì ứng viên của đảng Cộng hòa đã bị gắn mác “phân biệt chủng tộc”, “phân biệt giới”, “dối trá” bởi nhiều kênh truyền thông lớn, nên nhiều người ngại ngần. Họ sợ rằng khi mình nói ra, cũng sẽ bị người xung quanh gắn những mác ấy.

Báo Philly Voice ở bang Pensylvania trước thềm bầu cử có một bài rất dài về những người như thế, mà họ gọi là “người ủng hộ câm lặng”. Trong đó, những người ủng hộ câm này thú nhận rằng họ rất sợ khi phải trả lời rằng mình ủng hộ Trump. Họ có thể là những người Mỹ chăm chỉ, không giàu có nhưng được học hành tử tế. Họ có thể là những người đã làm lụng xây dựng nước Mỹ trong nhiều thập kỷ, nhưng rồi bỗng nhiên cảm thấy mình bị bỏ rơi. Họ thèm khát một sự thay đổi. Họ ủng hộ Trump, không có nghĩa là họ ủng hộ một lối sống hoang dã hay một thứ tiếng Anh chắp vá. Trump thực tế đề xuất rất nhiều chính sách cụ thể. Cho dù chúng có thể rất cực đoan – nhưng cho nhiều người hy vọng.

Phải đứng trong đám đông ấy, khi Trump bắt nhịp cho tất cả cùng đồng thanh, “Hãy làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”, mới thấy được rằng đó là một khao khát chính đáng, từ những công dân bình thường. Và thực tế thì, với tất cả những The New York Times, The Washington Post, Politico hay đủ loại kênh thông tin chuyên nghiệp tưởng rằng đã kỹ “đến tận chân răng” mà đại đa số vẫn một mực nói rằng “Clinton sẽ thắng đậm” thì rõ ràng là, đã có rất nhiều người không có đủ tiếng nói; có nhiều người cảm thấy mình bị bỏ rơi.

Nếu có điều gì rút ra chung từ cuộc bầu cử này, thì có lẽ đó là về việc lắng nghe ý kiến của người dân. Lắng nghe ý kiến của người dân không bao giờ là đủ. Hàng trăm cơ chế lắng nghe chuyên nghiệp và tốn kém của nước Mỹ hóa ra phản ánh không chính xác ý nguyện của đa số nhân dân Mỹ. Phải đến khi họ bước vào phòng kín, với chiếc bút và tờ phiếu, tiếng nói ấy mới trở nên rõ ràng.

Và ngay cả việc lựa chọn Trump rồi, thì cuộc bày tỏ ý kiến của người dân Mỹ vẫn sẽ không vì thế mà kết thúc. Chỉ trong vòng 2 năm tới, thông qua cuộc bầu cử Hạ viện, người dân Mỹ sẽ lại một lần nữa thay đổi kết cấu quyền lực thượng tầng – và cũng rất có thể đó sẽ là một kết quả bất ngờ.

Donald Trump có trở thành một tổng thống tốt và làm nước Mỹ trở lại vĩ đại hay không, lịch sử sẽ phán xét. Hoặc nói như George W.Bush, lúc lịch sử phán xét thì “chúng ta đều đã chết cả rồi”, chằng có ở đó mà biết. Nhưng kết quả của cuộc bầu cử này, tạo ra nhiều bài học không chỉ cho riêng nước Mỹ.
 
Last edited:
DONALD TRUMP vs Hillary Clinton chưa phân tranh xong.
Nhưng dù sao anh ấy cũng đã có một chiến lược truyền thông rất hay và vô cùng hiệu quả với tag-line làm nức lòng hàng trăm triệu người Mỹ: Make America Great Again!
Còn chị gái thì chán vãi vì chả rõ vì nó không tag-line. Sục sạo mãi mới thấy một cái tag-line rất là nhạt: “Stronger Together - I'm With Her”
Anh Donald thành công ở chỗ tiêu rất ít tiền song tiếng tăm vang dội so với chị Hillary.
Song anh Trump thất bại ở chỗ tiền anh tiêu trong chiến dịch chủ yếu từ túi anh, còn chị Hillary thành công ở chỗ tiền chi tiêu rất nhiều song lại chủ yếu do chị huy động được.


( nguồn: sưu tầm )
Chiến dịch truyền thông của chị HI thất bại hoàn toàn vào đêm quyết định.
 
Thắng làm vua, thua làm giặc. Giờ thì Trump đúng mọi bề, hay mọi lẽ :)
Đừng nhìn cách họ tranh cử, hãy chờ xem cách họ hành xử khi làm tổng thống. Biết đâu sau này nhìn lại thấy Trump là một tổng thống xuất sắc của Mỹ thì sao.
 
Last edited:
dạ kg , em kg có ý xa xôi như các anh lúc phím hàng
em chỉ buồn cười. chết còn phải tạ ơn thôi.
Nhưng nghĩ cũng có lý, Hoàng thượng bạn cho chén rươu uống xong tạch ngay còn hơn bị đánh gẫy hết xương lại còn chu di tam cửu tộc như trong Dạ Yến thì hãi lắm . nên tạ ơn là phải
cũng giống tâm lý lúc cổ mình cầm nó xuống đành tìm lý do tdtt.
 
một doanh nhân bất động sản bỏ tiền túi 1 triệu USD và vay 99 triệu USD để mua và phát triển một dự án qua công ty của mình. Khi dự án thất bại, ông vẫn nợ 99 triệu USD. Nhưng vào thập niên 90, các nhà băng thường xóa các khoản nợ bất động sản do làm ăn thất bại, để tránh làm rối rắm bảng cân đối kế toán.

Vấn đề là luật khi đó lại cho phép doanh nhân này báo cáo lỗ cả 100 triệu USD với dự án này, dù ông ta chỉ bỏ 1 triệu USD tiền túi. Bên cạnh đó, dù những người khác có thể nợ thêm thuế thu nhập với khoản nợ bị xóa đó, doanh nhân bất động sản lại không.

Khoản tiền đi vay này tạo ra 3 lợi ích lớn. Doanh nhân không phải trả thuế trên khoản vay. Ông ta được phép khấu trừ bất kỳ khoản lãi nào phải trả thêm số tiền vay. Và nợ bị xóa sẽ tạo ra khoản lỗ lớn, có thể bù đắp thu nhập chịu thuế sau này. Vì thế, người này sẽ được giảm, hoặc thậm chí không phải nộp thuế trong nhiều năm tới.


http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-...rump-lo-gan-1-ty-usd-ma-van-giau-3478455.html

Cái này VN mình gọi là lách luật và sẽ xử nặng !
 
No no, em ơi dân Mỹ ko hề quan tâm đến chính chị chính em Tổng Thống nào lên cũng có 1 ekip chuyên nghiệp và 1 bộ khung luật lệ cực ràng buộc bởi hạ viện và thượng viện bỏ phiếu thi hành; họ chiến thắng do chiến dịch vận động thắng lợi + đạo diễn tài năng = ekip thành công.
Chẳng phải vậy chị ơi! Người dân Mỹ trong lòng họ muốn có sự thay đổi.:1:
 
Chính trị ở đâu cũng chỉ là một sân khấu diễn tuồng mị dân thôi, đợt bầu bán này các diễn viên diễn sâu quá... A Trung hay chị Tân lên cũng ko khác nhau là mấy, người mỹ vốn chất cowboy nên chọn a Trung vì chán ngấy 8 năm anh Ba lãnh đạo đất nước ẻo lả quá, họ sợ chị Tân cũng thế nên chọn người bặm trợn hơn :)
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top